Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY THANH LONG VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH THANH LONG VIETGAP Ở XÃ HÀM THẠNH, HUYỆN HÀM THUẬN NAM, TỈNH BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (805.73 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY THANH LONG VÀ
HƯỚNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH THANH LONG VIETGAP Ở
XÃ HÀM THẠNH, HUYỆN HÀM THUẬN NAM,
TỈNH BÌNH THUẬN

BÙI THỊ THÙY LOAN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/ 2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp Đại học, khoa Kinh tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh
Tế Cây Thanh Long và Hướng Phát Triển Mô Hình Thanh Long VietGAP ở Xã
Hàm Thạnh, Huyện Hàm Thuận Nam, Tỉnh Bình Thuận” do BÙI THỊ THÙY
LOAN, Khóa 32, ngành Kinh tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước Hội đồng
ngày…………………………………………

Th.s Trần Đức Luân
GV Hướng Dẫn

Ngày......Tháng......Năm 2010



Chủ Tịch Hội đồng chấm báo cáo

Ngày......Tháng......Năm 2010

Thư Ký Hội đồng chấm báo cáo

Ngày......Tháng......Năm 2010


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên, con xin khắc ghi công ơn cha mẹ đã sinh thành, nuôi nấng, yêu
thương và dạy dỗ con nên người, tạo cho con niềm tin, sức mạnh, chỗ dựa vững chắc
để con có được ngày hôm nay, con vô cùng yêu thương và biết ơn cha mẹ. Cảm ơn
anh, chị, em, cùng người thân trong gia đình đã luôn chung vai sát cánh, động viên tôi
vượt qua bao khó khăn trong cuộc sống, cho tôi những tình cảm chân thành và ấm áp.
Xin tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu, quý thầy cô của trường Đại Học Nông
Lâm TP.Hồ Chí Minh, nhất là quý thầy cô trong Khoa Kinh Tế đã tận tâm tận sức dạy
dỗ, dìu dắt, truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, những tình
cảm yêu thương nhiệt thành ấy sẽ mãi sánh bước cùng tôi trên đường đời.
Tôi xin gửi lời vô cùng biết ơn đến thầy Trần Đức Luân, người đã truyền đạt
nhiều kiến thức, giúp đỡ và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình ngiên cứu và
hoàn thành khóa luận. Thầy đã luôn hòa đồng và gần gũi như một người bạn, người
anh, người thầy giúp tôi mạnh dạn và tự tin hơn trong cuộc sống, vững vàng hơn trong
cách làm việc. Xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến thầy cùng gia đình.
Xin cảm ơn các cô chú, anh chị của UBND xã Hàm Thạnh đã nhiệt tình giúp đỡ
tôi trong quá trình thực tập khóa luận, xin gửi lời chúc sức khõe và hạnh phúc đến gia
đình cô chú, anh chị.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người bạn đã đồng
hành, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt chặng đường dài đã qua. Đặc biệt là các bạn

sinh viên lớp DH06KT, chúc các bạn sớm thực hiện được những mơ ước của mình.
TP. Hồ Chí Minh Tháng 07/2010


NỘI DUNG TÓM TẮT
BÙI THỊ THÙY LOAN, Khoa Kinh tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh, Tháng 7 năm 2010. Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Cây Thanh Long và Hướng
Phát Triển Mô Hình Thanh Long VietGAP ở Xã Hàm Thạnh, Huyện Hàm Thuận Nam,
Tỉnh Bình Thuận.
BUI THI THUY LOAN, Faculty of Economics, Nong Lam University, Ho Chi
Minh City. July-2010. Economic Efficiency Appraisal of Dragon Fruit Production and
Orientation to develop Dragon Fruit Model toward VietGAP at Ham Thanh
Commune, Ham Thuan Nam District, Binh Thuan Province.
Hiệu quả kinh tế và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông sản
đang là vấn đề cấp thiết trong xã hội ngày nay, khi mà nguồn thực phẩm gia súc gia
cầm đang bị cảnh báo mức độ cao về mức độ an toàn.
Đề tài thực hiện nhằm phân tích hiệu quả kinh tế cây Thanh long đi đôi với tìm
kiếm mô hình đạt cả hai tiêu chí kinh tế và phúc lợi xã hội. Khóa luận là kết quả của
quá trình phân tích số liệu sơ cấp từ điều tra 60 nông hộ trồng Thanh long tại địa
phương và số liệu thứ cấp tại các phòng, ban, sách báo, mạng internet và quá trình
quan sát thực tế. Bằng phương pháp mô tả và giải thích những số liệu đã được tổng
hợp, xử lý bằng phương pháp thống kê, chạy phần mềm trên excel độ nhạy một chiều,
hai chiều, phân tích tình huống ba chiều và phần mềm Crystal Ball nhằm phân tích rủi
ro trong sản xuất Thanh long.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình Thanh long truyền thống có thời gian
hoàn vốn là 4,86 năm, suất nội hoàn là 32,65%, tốt hơn mô hình Thanh long VietGAP
có thời gian hoàn vốn lâu hơn 0,05 năm, và có suất nội hoàn bằng 32,56%. Tuy nhiên,
mô hình Thanh long VietGAP có hiện giá ròng là 51.537.500 đồng,cao hơn rất nhiều
so với mức hiện giá ròng 32.003.010 đồng của dự án mô hình Thanh long truyền
thống, mặt khác, tỷ suất lợi ích/ chi phí của mô hình Thanh long VietGAP là 1,66 lần,

trong khi của mô hình Thanh long thường là 1,45 lần, đề tài đi đến kết luận mô hình
Thanh long VietGAP là mô hình được chọn ở địa phương.
i


Qua phân tích một số ưu điểm, khó khăn, thuận lợi của mô hình Thanh long
VietGAP, đề tài cũng đã đưa ra một số giải pháp, một số kiến nghị cho địa phương và
các cấp chính quyền trong thời gian tới nhằm hướng tới nông nghiệp bền vững.

ii


MỤC LỤC

NỘI DUNG TÓM TẮT ....................................................................................................i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ vii
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................. viii
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................ 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài .............................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu đề tài ......................................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ..................................................................................................... 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3
1.3 Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3
1.5 Cấu trúc đề tài .......................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................ 5
2.1 Tổng quan về xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam.......................................... 5

2.1.1 Vị trí địa lý............................................................................................................ 5
2.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng ............................................................................................ 5
2.1.3 Đặc điểm khí hậu và thời tiết................................................................................ 7
2.1.4 Thủy văn, nguồn nước .......................................................................................... 7
2.1.5 Đặc điểm kinh tế xã hội ........................................................................................ 8
2.2 Hiện trạng sử dụng các loại đất ............................................................................14
2.3 Công tác khuyến nông ...........................................................................................14
2.4 Đánh giá chung về tổng quan ................................................................................15
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................16
3.1 Cơ sở lý luận ..........................................................................................................16
3.1.1 Hiệu quả kinh tế..................................................................................................16
3.1.2 Khái niệm mô hình .............................................................................................16
3.1.3 Vai trò của mô hình sản xuất trong kinh tế hộ ...................................................17
3.1.4 Kênh phân phối sản phẩm ..................................................................................17
3.1.5 Tiêu chuẩn VietGAP ..........................................................................................18
3.1.6 Phát triển nông nghiệp bền vững ........................................................................18
3.1.7 Đặc điểm sinh thái học của Thanh long .............................................................19
3.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................23
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................23
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................23
3.2.3 Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế ............................................................23
3.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế .................................................23
3.4 Các tiêu chí đánh giá dự án ...................................................................................24
3.4.1 Hiện giá ròng NPV .............................................................................................24
3.4.2 Suất nội hoàn IRR ..............................................................................................25
iii


3.4.3 Phân tích tỷ số B/C .............................................................................................26
3.4.4 Thời gian hoàn vốn PP .......................................................................................26

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................27
4.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp tại địa phương ..................................................27
4.2 Thực trạng sản xuất Thanh long tại địa phương ....................................................28
4.2.1 Loại hình và quy mô sản xuất Thanh long .........................................................28
4.3 Phân tích kết quả điều tra hộ ................................................................................31
4.3.1 Đặc điểm nông hộ ...............................................................................................31
4.3.2 Tình hình tiếp cận thông tin của các hộ điều tra ................................................35
4.3.3 Tham gia hoạt động khuyến nông .....................................................................37
4.3.4 Nhu cầu vốn cho sản xuất ...................................................................................38
4.4 Chi phí sản xuất .....................................................................................................39
4.4.1 Chi phí đầu tư cơ bản cho 1.000 m2 Thanh long ................................................39
4.4.2 Chi phí sản xuất bình quân trên 1.000 m2 Thanh long .......................................40
4.5 Sản lượng và doanh thu sản xuất Thanh long .......................................................41
4.5.1 Sản lượng Thanh long trên diện tích 1.000 m2 ..................................................41
4.5.2 Tình hình giá bán Thanh long tại nhà vườn .......................................................42
4.5.3 Kết quả - hiệu quả sản xuất Thanh long trên diện tích 1.000 m2 ......................43
4.5.4 Kênh phân phối Thanh long tại xã Hàm Thạnh ................................................45
4.6 Kết quả - Hiệu quả của Thanh long VietGAP .......................................................47
4.6.1 Phân tích kết quả - hiệu quả đầu tư mô hình Thanh long VietGAP ...................47
4.6.2 Lợi ích xã hội của mô hình Thanh long VietGAP.............................................48
4.6.3 Phân tích thuận lợi và khó khăn thường gặp của người dân xã Hàm Thạnh khi
sản xuất Thanh long theo VietGAP ...............................................................................51
4.7 Phân tích rủi ro khi sản xuất Thanh long...............................................................52
4.7.1 Biến rủi ro ...........................................................................................................52
4.7.2 Phân tích rủi ro ...................................................................................................53
4.8 Một số giải pháp đề xuất cho nhà làm chính sách ................................................59
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .......................................................................60
5.2 Kiến nghị ...............................................................................................................60
5.2.1 Đối với người dân ...............................................................................................60
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương ........................................................................61

5.2.3 Đối với Nhà nước ...............................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................62
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 1

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NN và PTNT
TT NCPTTL
TT – TTTH
CCKL-PQL
QĐ – SNN
CNQSDĐ
VSATTP
ASEAN
UBND
BVTV
THCS
KVA
BCH
GAP
NPV
NCF
IRR
B/C
ĐH

KN
NN

LN
DT
CP
TN
PP
PV
FAO
MARR

Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Trung tâm nghiên cứu phát triển Thanh long
Thu thập – Tính toán tổng hợp
Chi cục kiểm lâm – Phòng quản lý
Quyết định – Sở Nông Nghiệp
Chứng nhận quyền sử dụng đất
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Ủy Ban Nhân Dân
Bảo vệ thực vật
Trung học cơ sở
Đơn vị tính điện (KiloVon Ampe)
Ban chỉ huy
Thực hành nông ngiệp tốt (Good Agricultural Practices)
Hiện giá ròng (Net Present Value)
Ngân lưu ròng (Net Cash Flow)
Suất nội hoàn (Internal Rate of Return)
Lợi ích/ chi phí (Benefit/Cost)
Đại học
Cao đẳng
Khuyến nông

Nông nghệp
Lợi nhuận
Doanh thu
Chi phí
Thu nhập
Thời gian hoàn vốn (Pay back Period)
Giá trị hiện tại (Present Value)
Tổ chức Lương Nông của Liên hợp quốc ( Food and
Agriculture Oganization of the United Nations)
Suất sinh lời tối thiểu (Minimum Attractive Rate of
Return)

v


DANH MỤC CÁC BẢNG13

B ảng 2.1: Số Liệu Hộ Nghèo của Xã Hàm Thạnh ......................................... 10
Bảng 2.2: Danh Sách Các Tuyến Đường của Xã Hàm Thạnh ........................ 11
Bảng 2.3 Cơ Cấu Diện Tích Các Loại Đất Chính của Xã Hàm Thạnh, 2009 . 13
Bảng 3.1:Một Số Dưỡng Chất trong Quả Thanh long Ruột Trắng (Bình Thuận) ............ 20
Bảng 3.2:Tóm Lược Quy Trình Sản Xuất Thanh Long VIETGAP ................. 22
Bảng 4.1: Tình Hình Sản Xuất Trồng trọt của Xã hàm Thạnh ...................... 28
Bảng 4.2: Loại Hình và Quy Mô Sản Xuất NN của Xã Hàm Thạnh ............... 29
Bảng 4.3: Tình Hình Tham gia VietGAP của Xã Hàm Thạnh ........................ 30
Bảng 4.4:Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ ...................................................... 31
Bảng 4.5: Độ Tuổi của Nhân Khẩu và Lao Động trong Xã ............................ 32
Bảng 4.6:Trình Độ Học Vấn của Lao Động .................................................. 33
Bảng 4.7: Thu Nhập Bình Quân của Nông Hộ .............................................. 34
Bảng 4.8: Nguồn Cập Nhật Thông Tin của Các Hộ Điều Tra ........................ 36

Bảng 4.9: Tình Hình Tham Gia Tập Huấn Khuyến Nông .............................. 37
Bảng 4.10:Tình Hình Vay Vốn và Nhu Cầu Vay của Nông Hộ...................... 38
Bảng 4.11:Chi Phí Đầu Tư Bình Quân Cho 1.000 m2 Thanh long ................. 39
Bảng 4.12:Chi Phí Sản Xuất Bình Quân trên 1.000 m2 Thanh long ............... 40
Bảng 4.13: Sản Lượng Bình Quân 1.000 m2 Thanh Long Tính Theo Vòng Đời ............ 41
Bảng 4.14: Kết Quả - Hiệu Quả Sản Xuất 1000 m2 Thanh Long .................... 43
Bảng 4.15: Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất Thanh Long Tính Theo Vòng Đời .............. 44
Bảng 4.16: Các Tiêu Chí Đánh Giá Kết Quả Sản Xuất Thanh Long Theo Vòng
Đời 12 Năm ................................................................................................. 44
Bảng 4.17: Kết Quả - Hiệu Quả Sản Xuất trên 1.000 m2 Thanh long VietGAP
Theo Vòng Đời ............................................................................................ 47
Bảng 4.18: So Sánh Một Số Tiêu Chí của Dự Án Thanh Long Thường và
Thanh Long VietGAP .................................................................................. 47
Bảng 4.19.a Phân Tích Các Chỉ Tiêu Liên Quan Đến Mô Hình Thanh Long VietGAP .... 49
Bảng 4.19.b Phân Tích Các Chỉ Tiêu Liên Quan Đến Mô Hình Thanh Long
VietGAP (tiếp theo) ..................................................................................... 50
Bảng 4.20: Ảnh Hưởng của Giá Bán Đến NPV và IRR ................................. 53
Bảng 4.21a: Ảnh Hưởng Giá Bán và Suất Chiết Khấu Đến NPV của Mô Hình
Thanh Long VietGAP .................................................................................. 54
Bảng 4.21b: Ảnh Hưởng Giá Bán và Suất Chiết Khấu Đến NPV của Mô Hình
Thanh Long Thường .................................................................................... 54
Bảng 4.22a: Ảnh Hưởng Giá Bán và Suất Chiết Khấu Đến IRR của Mô Hình
Thanh Long VietGAP .................................................................................. 55
Bảng 4.22b: Ảnh Hưởng Giá Bán và Suất Chiết Khấu Đến IRR của Mô Hình
Thanh Long Thường .................................................................................... 55
Bảng 4.23: Phân Tích Tình Huống Xem Xét Sự Thay Đổi của NPV ............. 55
Bảng 4.24: Kết Quả Phân Tích Dữ Liệu Giá Bán .......................................... 56

vi



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cơ Cấu Các Loại Đất của Xã Hàm Thạnh ............................................13
Hình 2.2: Cơ Cấu Các Loại Đất Nông Nghiệp Xã Hàm Thạnh.............................14
Hình 4.1:Cơ cấu thu nhập của nông hộ ..................................................................35
Hình 4.2: Tình hình cập nhật thông tin của nông hộ .............................................36
Hình 4.3:Năng Suất của Cây Thanh long Tính theo Vòng Đời .............................42
Hình 4.4:Biến Động Giá Bán Thanh Long Tại Vườn............................................42
Hình 4.5:Sơ Đồ Kênh Phân Phân Phối Sản Phẩm Thanh long ..............................45
Hình 4.6: Tấm Bảng Phân Lô Mô Hình Thanh Long VietGAP của Hộ Dân ........48
Hình 4.7: Kho Chứa Dụng Cụ Lao Động và Phân Thuốc Theo VietGAP ............51
Hình 4.8: Dạng Hàm Phân Phối Xác Suất của Giá Bán ........................................57
Hình 4.9: Kết Quả Chạy Mô Phỏng Crystal Ball Với Biến Rủi Ro là Giá Bán ....57
Hình 4.9a. Mô Phỏng Xác Suất để NPV Thanh Long VietGAP dương ................57
Hình 4.9b. Mô Phỏng Xác Suất để NPV Thanh Long Thường dương ..................58
Hình 4.9c. Mô Phỏng Xác Suất để NPV Thanh Long VietGAP Cao Hơn NPV
Thanh Long Thường................................................................................58

vii


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng câu hỏi phỏng vấn nông hộ
Phụ lục 2: Kết quả phân tích độ nhạy 3 chiều
Phụ lục 3: Kết quả chạy mô phỏng Crystal Ball

viii



CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Sự cần thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, thị trường xuất - nhập khẩu nông sản thế giới được
kiểm soát bởi hệ thống đại siêu thị, tập đoàn đa quốc gia với các tiêu chuẩn gắt gao về
chất lượng cũng như VSATTP. Nắm bắt được những khó khăn trên, từ năm 2006, các
nước Đông Nam Á (ASEAN) đã công bố bảng quy trình GAP (Good Agricultural
Practices: Thực hành nông nghiệp tốt) chung cho các thành viên. Năm 2008, Việt Nam
cũng ra mắt tiêu chuẩn riêng của mình có tên viết tắt là VietGAP. Đây là chương trình
kiểm tra VSATTP xuyên suốt quá trình sản xuất nông sản từ khâu chọn giống, canh
tác đến khâu thu hoạch, sau thu hoạch, tồn trữ và các yếu tố liên quan như: môi trường,
chất hóa học, phân bón, thuốc BVTV, bao bì, điều kiện làm việc…
Từ khi tiêu chuẩn VietGAP được triển khai, một số mô hình sản xuất theo tiêu
chuẩn VietGAP, GlobalGAP trên rau, quả, chè đã bước đầu được thị trường trong và
ngoài nước chấp nhận, góp phần quảng bá và nâng cao uy tín cho nông sản Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một thực trạng là VietGAP chưa được nhận thức đầy đủ,
nông dân thực hiện còn lúng túng, chưa đồng bộ, và Thanh long VietGAP ở tỉnh Bình
Thuận là một ví dụ điển hình.
Bình Thuận là vùng đất nổi tiếng với Thanh long nhiều và ngon nhất, đặc biệt là xã
Hàm Thạnh. Điều kiện tự nhiên và kinh nghiệm nhiều năm sản xuất giống cây trồng
này là lợi thế giúp cây Thanh long đứng vững và ngày càng được nhân rộng trên địa
bàn toàn xã. Mặc dù có hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống người dân rất nhiều
nhưng đầu ra của trái Thanh long vẫn còn là một vấn đề nan giải. Do nhiều nước đã
bảo hộ mậu dịch bằng việc dựng lên các hàng rào kỹ thuật, kiểm soát ngày càng chặt
hơn về VSATTP, đầu năm 2009, nhiều thị trường lớn Đài Loan, Trung Quốc đã tạm
ngừng nhập khẩu Thanh long do chất lượng chưa được kiểm soát, 6 tháng đầu năm


2009, xuất khẩu trái cây này đã có sự giảm sút so với cùng kỳ (sản lượng xuất khẩu là

8.267,7 tấn, đạt kim ngạch 5,727 triệu USD, đạt 67,55% so với cùng kỳ và 27,72% so
với kế hoạch năm 2009).
Mùa vụ Thanh long 2008, trung tâm khuyến nông Bình Thuận triển khai mô hình
sản xuất Thanh long theo hướng an toàn VietGAP. Mô hình này nhằm đưa ra chỉ dẫn
địa lý cho trái Thanh long Bình Thuận, được thực hiện theo quy trình kỹ thuật trồng
và chăm sóc Thanh long an toàn được ban hành theo quyết định 176/2008/QĐ – SNN
ngày 4/6/2008 của Sở NN và PTNT Bình Thuận. Nhưng do quá trình nghiệm thu,
chứng nhận còn nhiều chậm trễ nên mùa vụ năm 2009 người dân còn phải chịu cảnh
bấp bênh về giá cả, và sản phẩm vẫn chưa có chỉ dẫn địa lý để xuất khẩu, chỉ có một số
ít hộ trồng vụ nghịch mới có được tem VietGAP nhưng giá bán cũng chỉ cao hơn 500
đồng/kg so với Thanh long thường.
Do mô hình này còn mới nên đa phần nông dân còn lạ lẫm, chưa hiểu rõ VietGAP
là gì, lợi ích thuộc về ai và hiệu quả như thế nào.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu: “Đánh
Giá Hiệu Quả Kinh Tế Cây Thanh Long và Hướng Phát Triển Mô Hình Thanh
Long VietGAP ở Xã Hàm Thạnh, Huyện Hàm Thuận Nam - Bình Thuận” để thấy
được hiệu quả từ cây Thanh long xã Hàm Thạnh và đầu tư nhiều hơn nữa nhằm phát
huy tiềm năng hiện có của địa phương này.
1.2 Mục tiêu đề tài
Đề tài này nhằm vào mục tiêu phân tích hiệu quả kinh tế của cây Thanh long và
thực trạng phát triển mô hình Thanh long theo hướng VietGAP. Trong đó, khóa luận
tập trung phân tích về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, sức khỏe, kiến thức, kỹ
thuật và kinh nghiệm làm Thanh long. Nhận dạng những ưu điểm, nhược điểm của mô
hình Thanh long thường và Thanh long VietGAP. Mặt khác, kết quả nghiên cứu được
kỳ vọng sẽ giúp cho người dân, chính quyền địa phương và Nhà nước cũng có cách
nhìn khách quan hơn về thực trạng sản xuất Thanh long hiện tại và đưa ra thêm nhiều
biện pháp cải tiến trong tương lai.

2



1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kinh tế của cây Thanh long ở xã Hàm Thạnh và nhận dạng
những ưu điểm - nhược điểm của mô hình sản xuất Thanh long (theo và không theo
tiêu chuẩn VietGAP).
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng trồng Thanh long trên địa bàn xã Hàm Thạnh.
Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình Thanh long.
Tìm hiểu mô hình Thanh long theo hướng VietGAP và nhận dạng ưu-nhược điểm
của hai mô hình trồng Thanh long: không theo VietGAP và theo hướng VietGAP.
Phân tích một số yếu tố rủi ro trong sản xuất Thanh long và dự báo những kết quả
có khả năng gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của người dân.
Đưa ra một số kiến nghị cho chính quyền địa phương và người dân để có định
hướng sản xuất Thanh long trong thời gian tới.
1.3 Ý nghĩa của đề tài
Cây Thanh long ở xã Hàm thạnh có nhiều lợi thế song vẫn chưa phát huy hết tiềm
năng, do đó đề tài nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về những điểm mạnh điểm yếu
của mô hình, hiểu được lợi nhuận thực sự từ việc kinh doanh sản xuất của mình là bao
nhiêu.
Mô hình nông sản VietGAP hiện nay còn khá mới mẻ đối với những người dân ở
vùng sâu, vùng xa, những nơi mà cơ sở thông tin liên lạc còn thấp, chương trình
khuyến nông và tập huấn kỹ thuật còn chưa đủ mạnh để giúp người dân tiếp xúc gần
hơn với những mô hình mới, tiến bộ. Do đó, đề tài bám chặt vào những mục tiêu đã
đặt ra.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng: Phân tích mùa vụ kinh doanh năm 2009, Thanh long ruột trắng theo
và không theo mô hình VietGAP.
Về không gian: Tập trung phỏng vấn, điều tra trên địa bàn xã Hàm Thạnh, gồm 4
thôn: Dân Cường, Dân Hòa, Dân Thuận, Ba Bàu.
Về thời gian: Quá trình soạn thảo đề cương đến thu thập, xử lý số liệu, viết đề tài

được thực hiện từ tháng 03/2010 đến tháng 07/2010.
3


1.5 Cấu trúc đề tài
Đề tài Thực hện gồm 5 chương:
Chương 1 Đặt Vấn Đề: Lý giải nguyên nhân chọn đề tài, mục tiêu, ý nghĩa của đề
tài. Phạm vi đối tượng, không gian, thời gian nghiên cứu và viết kết quả.
Chương 2 Tổng Quan: Khái quát điều kiện kinh tế xã hội, vị trí địa lý, đặc điểm tự
nhiên và hiện trạng cơ sở hạ tầng tại xã Hàm Thạnh. Qua đó đánh giá sơ bộ một số khó
khăn thuận lợi của địa bàn nghiên cứu.
Chương 3 Nội Dung và Phương Pháp Nghiên Cứu: Định nghĩa, nội dung của một
số lý thuyết có sử dụng trong nghiên cứu nhằm tạo tiền đề trong quá trình nghiên cứu.
Bên cạnh đó cũng đưa ra các phương pháp thu thập và xử lý số liệu điều tra.
Chương 4 Kết Quả Nghiên Cứu và Thảo Luận: Đưa ra kết quả về thực trạng sản
xuất nông nghiệp tại địa phương. Tình hình trồng Thanh long thường và Thanh long
VietGAP, cộng với phân tích đặc điểm nông hộ để thấy được mức sống của họ, qua đó
đánh giá kết quả, hiệu quả kinh doanh và sản xuất của nông hộ. Từ đó tìm ra mô hình
sản xuất phù hợp nhất với nông hộ.
Chương 5 Kết Luận: Đưa ra kết luận cuối cùng của đề tài nghiên cứu, khẳng định
được đề tài đáp ứng được mục tiêu, ý nghĩa đã đề ra trước đó. Một số khuyến cáo đối
với người dân, kiến nghị đối với chính quyền địa phương và nhà nước.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam

2.1.1 Vị trí địa lý
Hàm Thạnh là xã miền núi của huyện Hàm Thuận Nam, có tổng diện tích tự nhiên
là 11.294,50 ha. Vị trí địa lý của xã tiếp giáp như sau:
Phía Bắc giáp xã Hàm Cần và Mỹ Thạnh.
Phía Nam giáp xã Hàm Kiệm, Mương Mán và Hàm Cường.
Phía Đông giáp huyện Hàm Thuận Bắc.
Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Tánh Linh.
Với vị trí địa lý như vậy, xã Hàm Thạnh không có nhiều lợi thế trong việc giao
thương buôn bán, vận chuyển hàng hóa.
2.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng
Địa hình
Địa hình của xã thấp dần từ Tây sang Đông, chia cắt phức tạp. Có thể phân chia
thành 3 dạng địa hình chính. Trước tiên là vùng đồng bằng, vùng này có diện tích
khoảng 7.355 ha, chiếm 65,73% tổng diện tích tự nhiên của xã, độ cao từ 40 – 60 m so
với mặt nước biển, có độ dốc từ 0 – 80. Tiếp theo là vùng núi thấp, vùng này có diện
tích khoảng 2.740,25 ha, chiếm 24,26% tổng diện tích tự nhiên của xã, có độ cao trung
bình từ 60 – 70 m so với mặt nước biển, độ dốc từ 8-200. Cuối cùng là vùng núi cao,
nơi này có diện tích 556,45 ha, chiếm 4,93% tổng diện tích tự nhiên của xã, tập trung
nhiều ở phía Tây với độ cao từ 80 m trở lên so với mặt nước biển, độ dốc trên 25 độ.
Thổ nhưỡng
Nhóm đất phù sa
Có diện tích 2.181,36 ha, chiếm 19,31% tổng diện tích tự nhiên của toàn xã. Phân
bố tập trung dọc theo các triền sông, suối của hệ thống sông Cái, sông Móng, sông
5


Linh và sông Bà Bích trên nền địa hình bằng phẳng. Nhóm đất này chia thành 3 đơn
vị:
Đất phù sa trung tính ít chua có diện tích là 963,52 ha, chiếm 6,60% tổng
diện tích tự nhiên và chiếm 34,18 % diện tích đất phù sa.

Đất phù sa có tầng đốm rỉ có diện tích 940,17 ha, chiếm 8,32% tổng diện
tích tự nhiên và chiếm 43,10% diện tích đất phù sa.
Đất phù sa có kết von có diện tích 277,67 ha, chiếm 2,46% tổng diện tích
tự nhiên và chiếm 12,73% diện tích đất phù sa.
Do phân bố ở địa hình bằng phẳng, có các tính chất lý, hóa học tốt và gần các khu
dân cư, điều kiện thủy lợi tương đối thuận tiện nên phần lớn đất phù sa hiện đang được
sử dụng để trồng lúa nước và các loại cây ăn quả. Đất phù sa có hàm lượng dinh
dưỡng nên cần ưu tiên các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao.
Nhóm đất mới biến đổi
Có diện tích 947,99 ha, chiếm 8,39% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố dọc theo khu
vực sông Cái. Đất mới biến đổi có nguồn gốc phù sa hết thời kì non trẻ đã bắt đầu
phân hóa. Nhóm đất này có 2 đơn vị: đất mới biến đổi bão hòa và không bão hòa.
Đất mới biến đổi bão hòa: Có diện tích 477,47 ha, chiếm 4,23% tổng diện
tích tự nhiên và chiếm 50,37% diện tích đất mới biến đổi.
Đất mới biến đổi không bão hòa: có diện tích 470,52 ha, chiếm 4,17%
tổng diện tích tự nhiên và chiếm 49,63% diện tích đất mới biến đổi. Thành phần
cơ giới nhẹ hơn đất mới biến đổi bão hòa do hình thành trên mẫu chất là đá granit
và đá sét. Hiện nay nhóm đất này đang được sử dụng để trồng cây lương thực và
rau màu, trồng cây ăn quả.
Đất mới biến đổi bão hòa có nhiều ưu điểm, nên trong quá trình canh tác cần ưu
tiên các loại cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao. Riêng đất mới biến đổi không bão
hòa, do hạn chế tầng đất và có nhiều đá lẫn nên không thích hợp cây lâu năm và cây ăn
quả, chỉ thích hợp trồng các loại cây ngắn ngày.
Nhóm đất xám
Có diện tích 5.958,41 ha, tập trung ở khu vực phía Bắc và phía Tây của xã; phân bố
trên nhiều dạng địa hình khác nhau, từ đất bằng thấp ven hợp thủy đến các bậc thềm
khá bằng phẳng, từ các dạng đồi thấp thoải đến sườn núi.
6



Nhìn chung đất xám thoát nước tốt, tầng đất thay đổi theo nguồn gốc hình thành và
địa hình, phần lớn phân bố ở địa hình cao, độ dốc nhỏ thích hợp với nhiều loại cây
trồng. Tuy nhiên do địa hình cao, khả năng cung cấp nước còn nhiều khó khăn nên
việc sử dụng loại đất này còn nhiều hạn chế. Thích hợp trồng những loại cây không
kén đất, ưa chua, chịu được hạn, chịu nhiệt như điều, bắp, khoai, mì và cây công
nghiệp ngắn ngày.
Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá
Có diện tích 1.631,95 ha; phân bố tập trung chủ yếu ở khu vực phía Tây và Tây
Nam của xã, trên nền địa hình dốc. Đất được hình thành do sự xói mòn, rửa trôi trong
thời gian dài ở vùng khí hậu nhiệt đới có lượng mưa tương đối lớn và khi lớp phủ thực
vật đã bị phá hủy. Thích hợp trồng các loại cây lấy gỗ.
2.1.3 Đặc điểm khí hậu và thời tiết
Nhiệt độ bình quân hàng năm vào khoảng 26-270. Nhiệt độ trung bình tháng thấp
nhất là 24,70 (tháng 1), nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là từ 30-310. Số giờ nắng
trung bình hàng năm vào khoảng 2.878 giờ/năm. Vào mùa khô số giờ nắng trung bình
vào khoảng 8-9 giờ/ngày, mùa mưa số giờ nắng trung bình từ 6-7 giờ/ngày. Tháng 3
có số giờ nắng cao nhất là 316 giờ, tháng 9 có số giờ nắng thấp nhất là 134 giờ. Lượng
mưa trung bình hàng năm dao động từ 1.050 – 1.250 mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5
và kết thúc vào tháng 10 trong năm, chiếm phần lớn tổng lượng mưa trong cả năm. Xã
Hàm Thạnh chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính là: Gió mùa Đông Bắc, thường
hoạt động từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau; gió mùa Tây Nam thường hoạt động từ
tháng 6 đến tháng 9. Độ ẩm tương đối trung bình năm vào khoảng 80%, độ ẩm tương
đối thấp nhất là vào tháng 1 và tháng 12. Nhìn chung năm 2009, xã Hàm Thạnh có
hiện tượng thời tiết bất thường gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của nhân
dân.
2.1.4 Thủy văn, nguồn nước
Trong địa phận xã Hàm Thạnh không có sông suối lớn chảy qua, chỉ có một số
sông suối nhỏ chảy qua đó là sông Bà Bích, sông Đá Mài, sông Móng, sông Cái, sông
Linh bắt nguồn từ Mỹ Thạnh, Hàm Cần và đổ về ranh giới xã Mương Mán với tổng
chiều dài 43,9 km thường khô cạn vào mùa khô.Có suối nhỏ nằm về phía Bắc là suối

Thị. Trên địa bàn xã có 2 hồ chứa nước là hồ Suối Thị và hồ Ba Bàu.
7


Nguồn nước mặt trong xã còn nhiều hạn chế, chất lượng nước còn thấp chưa đảm
bảo cho nhân dân sinh hoạt.
2.1.5 Đặc điểm kinh tế xã hội
2.1.5.1 Tăng trưởng kinh tế - chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội 5 năm 2001 - 2005 cho thấy
nền kinh tế của xã có bước phát triển khá. Tổng sản phẩm GDP tăng khá, tốc độ tăng
trưởng bình quân hằng năm tăng 13,30%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng
hướng.
Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Nông nghiệp
Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp trong điều kiện thời tiết không thuận
lợi, nắng hạn kéo dài, dịch bệnh, sâu rầy đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, song nhờ
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển diện tích lúa không chủ động được nước tưới
sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Hoạt động khuyến nông, ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất ngày càng mở rộng. Khai thác có hiệu quả các công
trình thủy lợi, đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, bước đầu hình thành một số trang trại
chăn nuôi và trồng trọt. Do đó năng suất, sản lượng các loại cây trồng hằng năm đều
tăng.
Các loại cây trồng có lợi thế, phù hợp với điều kiện đất đai của địa phương như
Thanh long, cây điều, bắp lai, mì cao sản,… đã tạo ra hàng hóa nông sản phục vụ nhu
cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đem lại thu nhập cao; người dân đã áp dụng
các loại giống lúa mới vào trồng trọt đã mang lại hiệu quả, năng suất lúa từ 25 tạ/ha
tăng lên đến 36 tạ/ha.
Chăn nuôi
Hiện nay tổng đàn trâu bò toàn xã: 3.120 con (trâu: 120 con; bò: 3.000 con). Đàn
dê: 195con; tổng đàn lợn: 1.100 con, đàn gia cầm: 10.800 con. Chăn nuôi gặp nhiều

khó khăn do dịch bệnh tràn lan, nhưng chỉ tổ chức tiêm Vacxin lỡ mồm long móng cho
đàn gia súc trên địa bàn toàn xã năm 2009 là được 2.700 liều, tổng số gia súc gia cầm
giảm đi nhiều.

8


Lâm nghiệp
Thực hiện Công văn số 1085/CCKL-PQL ngày 16/8/2007 của Chi cục Kiểm
lâm Bình Thuận về việc rà soát tình hình sử dụng đất lâm nghiệp theo quy hoạch. Mùa
khô năm 2008-2009. Kiểm lâm địa bàn tham mưu cho UBND xã xây dựng Phương án
chống phá rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, đã thành lập 04 tổ phòng cháy chữa
cháy. Phạt cảnh cáo đối tượng đưa xe vào cửa rừng trái phép. Đồng thời tổ chức phối
hợp lực lượng thành lập một BCH châm 4 tại chổ. Trong năm không có cháy, nổ xảy
ra trên địa bàn, việc vận chuyển gỗ lậu ở các vùng cao đi qua địa bàn vẫn còn.
Công tác bảo vệ rừng thường xuyên được triển khai, phối hợp với huyện mở nhiều
đợt truy quét và xử lý các đối tượng vào rừng đốn củi than. Tuy nhiên, công tác bảo vệ
và phát triển rừng còn bộc lộ nhiều yếu kém. Công tác tuyên truyền giáo dục ý thức
bảo vệ rừng trong người dân còn chưa thường xuyên, tình trạng vận chuyển lâm sản
trái phép còn diễn ra, chưa ngăn chặn triệt để.
Tiểu thủ công nghiệp- dịch vụ
Toàn xã có 62 máy cày kéo, có 11 thùng tuốt lúa, nhìn chung công tác cơ giới hoá
phục vụ sản xuất nông nghiệp còn thiếu, chưa đáp ứng kịp nhu cầu của nông dân.
Ngoài ra, toàn xã có 10 cơ sở đại lý bán vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, 03 cửa
hàng kinh doanh xăng dầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
2.1.5.2 Dân số - lao động
Theo số liệu thống kê năm 2009, toàn xã có 1.487 hộ; 6.761 nhân khẩu, trong đó
gồm 3.517 nam và 3.244 nữ. Năm 2009, xã Hàm Thạnh có 4.270 người trong độ tuổi
lao động. Lực lượng lao động hầu hết đang làm việc trong các ngành kinh tế nông
nghiệp, công nghiệp, thương mại – dịch vụ. Nguồn lao động của xã tương đối dồi dào,

là điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, lực lượng lao động
có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp nên việc phát kiến sản xuất, ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật còn chậm.

9


2.1.5.3 Công tác xóa đói giảm nghèo
Bảng 2.1: Số Liệu Hộ Nghèo của Xã Hàm Thạnh
Địa bàn
Thôn Ba Bàu
Thôn Dân Hòa
Thôn Dân Cường
Thôn Dân Thuận
Tổng hộ nghèo

Đầu năm 2009
Số hộ
Số khẩu
22
62
8
26
12
30
13
39
55
157


Đầu năm 2010
Số hộ
Số khẩu
18
50
7
23
14
39
20
52
59
164

So sánh
(hộ)
-4
-1
+2
+7
+4

Nguồn: UBND xã Hàm Thạnh

Theo số liệu trên bảng 2.1 cho thấy tổng số hộ nghèo tăng lên 4 hộ, trong đó thôn
Ba Bàu và Dân hòa giảm được 5 hộ, thôn Dân Cường và Dân Thuận tăng lên 9 hộ.
Tuy nhiên chênh lệch giàu nghèo giữa các hộ trong các thôn có khoảng cách ngày
càng lớn. Số hộ thoát nghèo 8 hộ, 26 khẩu; Tái nghèo 45 hộ, 127 khẩu; Phát sinh mới
12 hộ, 37 khẩu.
Số liệu hộ cận nghèo: 49 hộ, 175 khẩu, trong đó: Thôn Ba Bàu 28 hộ, 105 khẩu;

Thôn Dân Hoà 2 hộ, 11 khẩu; Thôn Dân Cường 7 hộ, 23 khẩu; Thôn Dân Thuận 12
hộ, 36 khẩu.
Xây dựng 10 nhà tình thương cho 10 hộ nghèo có giá trị 144.000.000 đ. Cho thấy
công tác xóa đói giảm nghèo có nhiều tiến bộ nhưng chưa đồng bộ.
2.1.5.4 Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn
Hàm Thạnh có 4 thôn là thôn Ba Bàu, Dân Hòa, Dân Cường và Dân Thuận, dân cư
ở đây sống tập trung chủ yếu dọc theo các trục đường chính trong xã. Nhìn chung dân
cư sống tập trung tương đối ổn định nên thuận lợi cho việc phát triển và xây dựng cơ
sở hạ tầng.
Cơ sở hạ tầng
Xây dựng cơ bản: Xây dựng trụ sở thôn Dân Cường diện tích 70 m2, xây dựng
nhà vệ sinh trường THCS,đổ bêtông các trường: Trường tiều học Hàm Thạnh 1, phân
hiệu Dân Thuận diện tích 300m2, trường Mẫu giáo diện tích 60m2. Sửa chữa 2 tuyến
đường giao thông nông thôn (Dân Thuận, Ba Bàu).
10


Giao thông: Đa số là đường đất đã xuống cấp, nhất là đường trong khu nông thôn,
mùa mưa lầy lội, mùa nắng bụi nhiều. Dưới đây là danh sách các tuyến đường giao
thông của xã Hàm Thạnh:
Bảng 2.2: Danh Sách Các Tuyến Đường của Xã Hàm Thạnh
TT

Tuyến đường

1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Đường vào nghĩa trang
Đường đi rẫy
Đường đi 15 căn
Đường dọc kênh Ba Bàu
Nghĩa địa nhóm 1
Đường khu dân cư nhóm 1
Đường đi Dốc dầu nhóm 2
Đường đi Nà Soài nhóm 4
Đường đi qua khu kinh tế nhóm 3
Đường đi sông Linh nhóm 3
Giao thông Nông Thôn
Giao thông Nông Thôn
Giao thông Nông Thôn
Giao thông nội đồng
Cầu Suối thị
Cầu Nà Mè

Chiều dài (m)

1.000
1.500
2.000
600
400
900
300
500
300
400
1.500
1.000
2.000
4.000
15
8
Nguồn: UBND xã Hàm Thạnh

Hệ thống thông tin liên lạc: Được phát triển ngày càng nhiều và rộng khắp có
1.320 máy điện thoại của tập thể và cá nhân hộ gia đình phục vụ cho việc thông tin
liên lạc trên địa bàn, bình quân có 1,1 hộ có 01 máy điện thoại.
Hệ thống đường dây điện lưới: Hiện nay rãi khắp các tuyến giao thông trong xã,
số điện kế là 1,155 hộ; có 21 trạm biến áp với tổng công suất 957,5 KVA, ngoài ra để
phục vụ chong đèn sản xuất Thanh long trái vụ, các hộ dân còn hợp đồng với điện lực
hạ 196 trạm biến áp với tổng công suất 9.800KVA (196 trạm x 50KVA = 9.800KVA).
Thủy lợi: Trên địa bàn xã Hàm Thạnh có 2 hồ chứa nước lớn là Ba Bàu và Suối
Thị. Nhưng nhìn chung hệ thống thủy lợi của xã còn yếu kém và hạn chế, hệ thống
kênh mương nội đồng không đáp ứng được cho nhu cầu tưới và tiêu nước phục vụ sản
xuất nông nghiệp trong xã. Do đó đã làm hạn chế phần nào sự chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, vật nuôi trong xã.

Công tác giáo dục: Kết thúc năm học 2008 - 2009 toàn xã có 1430 học sinh (Trong
đó: 106 học sinh đang theo học từ lớp 10 đến 12 tại các Trường phổ thông trung học
Phan Bội Châu, Trường trung học Bán Công, Trường trung học Chuyên Trần Hưng
11


Đạo, Lương Thế Vinh và Hàm Thuận Nam; 469/15 lớp học sinh THCS; 622/27 lớp
học sinh Tiểu học và 233/07 lớp Mẫu giáo). Tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng toàn xã đạt
83,4%, trong đó tỷ lệ học sinh đạt khá - giỏi là 39%. Đội ngũ giáo viên có nhiều cố
gắng trong công tác, tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Về công tác Phổ cập
giáo dục THCS: Giữ chuẩn Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi phổ cập và THCS
năm 2009.
Công tác y tế- DSKHHGĐ: Toàn xã chỉ có 1 trạm y tế. Các chương trình y tế quốc
gia đã tuyên truyền rộng rãi về dịch cúm HJ1N1, HIV (AIDS), triển khai tuyên truyền
về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng chống sốt rét, sốt xuất huyết, phòng
chống lao. Trong năm qua, trạm đã khám và chữa bệnh cho 10.021 lượt người.
2.1.5.5 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp
Theo số liệu thống kê năm 2009, toàn xã có 11.294,50 ha đất tự nhiên, chiếm
10,74% so với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, bình quân diện tích tự nhiên trên
đầu người đạt gần 1,76 ha. Trong 11.294,50 ha đất tự nhiên toàn xã có 10.947,50 ha
đất đang được sử dụng theo các mục đích khác nhau (chiếm 96,93% tổng diện tích đất
tự nhiên), còn lại 347 ha là đất chưa sử dụng (chiếm 3,07% tổng diện tích đất tự
nhiên).

12


Bảng 2.3 Cơ Cấu Diện Tích Các Loại Đất Chính của Xã Hàm Thạnh, 2009
Cơ cấu
(%)


11.294,50

Thay đổi diện tích
so với năm 2008
(ha)
0

Diện tích đất nông nghiệp

8.807,14

3

78,00

Đất sản xuất nông nghiệp
Diên tích cây hàng năm
Diện tích lúa

4.679,89
2.285,69
687,47

18
146,3
-110,8

41,44
20,24

6,09

2

Cây hàng năm còn lại

1.598,22

-35,5

14,15

II
1
2

Diện tích cây lâu năm
Cây điều
Cây ăn quả
Thanh long

2.394,20
142
1.952,2
1.150,2

164,3
0
173,6
173,6


21,20
1,26
17,28
10,18

3

Cây lâu năm còn lại

300

-9,3

2,66

4.123,25
4
2.138,36
347

-15
0
24
-27

36,51
0,04
18,93
3,07


Loại đất

Diện tích
(ha)

Diện tích tự nhiên
A
A1
I
1

TT

A2
A3
B
C

Đất lâm nghiệp
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất chưa sử dụng

100,00

Nguồn: Ban Nông Nghiệp Xã
Hình 2.1: Cơ Cấu Các Loại Đất của Xã Hàm Thạnh

18,93%


3,07%

Đất NN
Đất phi NN
Đất chưa sử dụng
78,00%

Nguồn: Ban Nông Nghiệp Xã

13


2.2 Hiện trạng sử dụng các loại đất
Đất nông nghiệp
Toàn xã hiện có 8.809,14 ha đất nông nghiệp, chiếm 77,99% tổng diện tích đất tự
nhiên. Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người đạt 1,30 ha. Đất Lâm nghiệp chiếm
phần lớn diện tích vì khu vực này tài nguyên rừng vẫn còn dồi dào, chủ yếu là cây gỗ
thấp và rừng tre gai.
Hình 2.1 cho thấy diện tích trồng Thanh long chiếm tỷ trọng không nhỏ trong diện
tích đất Nông nghiệp của xã (13,06 %), cho thấy kinh tế của xã phụ thuộc rất nhiều
vào cây Thanh long. Cây hàng năm chủ yếu là lúa, đậu, sắn, mè, bí đỏ.
Hình 2.2: Cơ Cấu Các Loại Đất Nông Nghiệp Xã Hàm Thạnh

Lúa
0,05%
46,82%

7,81%
18,15%


Cây hàng năm
khác
Cây điều
Thanh long

1,61%
3,41%

9,11%

13,06%

Cây ăn quả
khác
Cây lâu năm
còn lại
Đất lâm
nghiệp
Đất NN khác

Nguồn: Ban Nông Nghiệp Xã
2.3 Công tác khuyến nông
Thực hiện chỉ thị 40 về sản xuất Thanh long an toàn ra ngày 13/3/2008, cộng với
sự tập huấn kỹ thuật của TTNCPTTL Bình Thuận, Hội Khuyến nông xã thường xuyên
tổ chức tập huấn kỹ thuật và các lớp học về an toàn lao động cho người dân, cụ thể là
trong năm 2009 thực hiện tập huấn được cho 1007/1129 hộ, trong đó: thôn Ba Bàu là
được 232/272 hộ/3 buổi, thôn Dân Hòa là 191/202 hộ/1 buổi, thôn Dân Cường là
315/334 hộ/2 buổi, thôn Dân Thuận là 269/321 hộ/3 buổi.
14



×