Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

TÌM HIỂU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU MÃNG CẦU NÚI BÀ ĐEN TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.96 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

TÌM HIỂU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
MÃNG CẦU NÚI BÀ ĐEN TÂY NINH

CAO THỊ ÁNH HỒNG

LUẬN VĂN CỬ NHÂN
NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2010

i


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “TÌM HIỂU NHỮNG
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU MÃNG
CẦU NÚI BÀ ĐEN TÂY NINH” do CAO THỊ ÁNH HỒNG, sinh viên khóa 32, ngành
Kinh Doanh Nông Nghiệp, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

.

Th.s Lê Vũ
Người hướng dẫn

Ngày



tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

năm.

Ngày tháng năm.

ii


LỜI CẢM TẠ
Thấm thoát bốn năm đại học đã trôi qua với biết bao nhiêu là kỹ niệm buồn vui
cùng thầy cô và bạn bè với bao kiến thức tích lũy để làm hành trang bước vào đời. Nay
đã đến lúc chấm dứt khoảng thời gian mộng mơ để bước vào cuộc sống bộn bề lo toan
mà còn biết bao nhiêu điều chưa dám nói mà một trong những lời chưa dám nói đó là
lời cảm ơn. Nay thông qua bài luận văn này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
những người mà suốt đời này tôi không bao giờ quên.
Lời cám ơn đầu tiên con xin gửi đến ba mẹ những người đã không quản bao
gian lao, vất vã sinh thành và dưỡng dục, luôn động viên và an ủi để con đạt được ước
mơ của mình. Xin cảm ơn gia đình là chiếc nôi tình cảm đã nuôi dưỡng tâm hồn và

cho tôi tình yêu thương vô bờ bến.
Em có được ngày hôm nay không thể thiếu được công ơn dạy dỗ của thầy cô
những người đã cho em hành trang tri thức bước vào đời. Em xin gửi lời cám ơn đến
thầy Lê Vũ người đã tận tình dìu dắt, dạy bảo và động viên em trong suốt quá trình
hoàn thành khoá luận tốt nghiệp lời cảm ơn sâu sắc nhất!
Và để làm được khóa luận này em xin gửi lời cám ơn đến các cô chú trong sở
khoa học và công nghệ, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh. Đặc
biệt con xin gửi lời cám ơn đến chú Tĩnh đã tận tình giúp đỡ con trong suốt quá trình
thực tập và xin cảm ơn đến các cô chú những người sản xuất và kinh doanh mãng cầu
đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian qua.
Và tôi cũng không quên gửi lời cám ơn đến những người bạn luôn kề vai sát
cánh cùng tôi, luôn động viên, giúp đỡ tôi trong những khi vui cũng như buồn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người.
Xin chân thành cảm ơn!


NỘI DUNG TÓM TẮT

CAO THỊ ÁNH HỒNG. Tháng 06 năm 2010. “Tìm Hiểu Những Nhân Tố Ảnh
Hưởng Tới Quá Trình Xây Dựng Thương Hiệu Mãng Cầu Núi Bà Tây Ninh”.

CAO THỊ ÁNH HỒNG. June 2010:“Studying Many Factors Effect to Creat
tradename Progressing of Baden Mountain Custard – apple in Tay Ninh
Province”.

Thương hiệu đã trở thành sự quan tâm lớn không chỉ đối với doanh nghiệp mà
còn đối với người tiêu dùng và xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, sản phẩm nào
không có thương hiệu thì khó có thể tìm được chỗ đứng trên thị trường và hàng nông
sản cũng không ngoại lệ. Vì thế mà mãng cầu Tây Ninh đang trên quá trình xây dựng
thương hiệu mang chỉ dẫn địa lý cho mình. Đó không chỉ là niềm tự hào của địa

phương có trái cây đặc sản mà còn là niềm tự hào của cả nước và nó giúp cải thiện đời
sống của người dân nơi đây rất nhiều.
Mặt dù ai cũng biết giá trị của thương hiệu, nhưng để xây dựng được thương
hiệu cho sản phẩm thì không phải là việc dễ mà nó đòi hỏi rất nhiều yêu tố. Vì thế mà
hơn 5 năm qua mãng cầu Tây Ninh vẫn chưa xây dựng được thương hiệu cho mình.
Vì thế qua khảo sát điều tra 40 hộ sản xuất và tiêu thụ mãng cầu tôi hy vọng tìm
được biện pháp đẩy mạnh quá trình xây dựng thương hiệu đặc sản cho tỉnh nhà.
Do hạn chế về thời gian, kinh phí, và phạm vi nghiên cứu, cho nên việc nghiên
cứu chưa được đầu tư mạnh. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của tất cả quý Thầy
Cô, và toàn thể các bạn sinh viên. Xin chân thành cám ơn!


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. ix
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... xii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... xiii
DANH MỤC PHỤ LỤC .............................................................................................. xii
Phụ lục 1. Bảng phỏng vấn điều tra nông hộ sản xuất mãng cầu. ................................ xii
Phụ lục 2. Bảng phỏng vấn điều tra các hộ kinh doanh và tiêu thụ mãng cầu. ............ xii
CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu ................................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung...............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2
1.4. Cấu trúc khoá luận ................................................................................................2
CHƯƠNG 2 .....................................................................................................................3
TỔNG QUAN..................................................................................................................3

2.1. Giới thiệu chung về Núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh ...................................................3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..........................................................................................3
a. Vị trí địa lý-địa hình. ............................................................................................3
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội .....................................................................................5
2.2. Khái quát về cây mãng cầu ta ...............................................................................6
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển cây mãng cầu.............................................6
2.2.2. Đặc điểm cây và quả mãng cầu .....................................................................7
2.2.3. Một số giống mãng cầu đang trồng ................................................................8
2.2.4. Lịch thời vụ - Tập quán canh tác ...................................................................8
2.2.5. Vấn đề thu hoạch bảo quản và đóng gói ........................................................8
2.3. Đánh giá chung ...................................................................................................10
v


2.3.1. Thuận lợi ......................................................................................................10
2.3.2. Khó khăn ......................................................................................................11
2.4. Tầm quan trọng và hiệu quả kinh tế cây mãng cầu ............................................11
CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................13
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................13
3.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................13
3.1.1. Sơ lược về thương hiệu ................................................................................13
3.1.2. Định nghĩa về chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ hàng hóa, tên thương mại ....14
3.1.3. Cách phân biệt thương hiệu với nhãn hiệu ..................................................15
3.1.4. Cấu tạo và thành phần của thương hiệu .......................................................16
3.1.5. Lợi ích và giá trị thương hiệu.......................................................................17
3.1.6. Tiến trình xây dựng thương hiệu..................................................................20
3.1.7. Thương hiệu trong tiến trình hội nhập kinh tế .............................................21
3.1.8. Ý nghĩa việc đẩy mạnh quá trình xây dựng thương hiệu .............................21
3.1.9. Chiến lược định vị cho thương hiệu.............................................................22
3.1.10. Chiến lược sản phẩm ..................................................................................22

3.1.11. Chiến Lược phân phối ................................................................................23
3.1.12. Chiêu thị cổ động trong nền kinh tế thị trường ..........................................24
3.1.13. Các hình thức chiêu thị cổ động.................................................................25
3.1.14. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiêu thị cổ động .............................................26
3.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ...............................................................27
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................27
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................27
CHƯƠNG 4 ...................................................................................................................28
KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................................................28
4.1. Thực trạng công tác xây dựng thương hiệu ở Việt Nam ....................................28
4.2. Khái quát thị trường trái cây Việt Nam ..............................................................29
4.2.1. Thực trạng ....................................................................................................29
4.2.2. Thị trường trái cây Việt Nam .......................................................................29
4.2.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm mãng cầu.......................................................31
a. Thị trường trong nước ........................................................................................31
vi


4.3. Tình hình sản xuất cây mãng cầu ta tại Núi Bà Tây Ninh ..................................31
4.3.1. Quy mô sản xuất...........................................................................................31
4.3.2. Hiệu quả sản xuất cây mãng cầu ta qua những năm gần đây ......................34
4.3.3. Hệ thống phân phối mãng cầu Tây Ninh .....................................................37
4.3.4. Mô hình kênh phân phối ..............................................................................38
4.3.5. Một số nét về sản phẩm mãng cầu Núi Bà Tây Ninh ..................................39
4.4. Thông tin về nông hộ sản xuất mãng cầu ...........................................................40
4.4.1. Độ tuổi của chủ hộ điều tra ..........................................................................40
4.4.2. Trình độ học vấn của chủ hộ ........................................................................41
4.4.3. Kinh nghiệm sản xuất ..................................................................................42
4.4.4. Quy mô diện tích canh tác canh tác .............................................................43
4.5. Thông tin về chủ vựa mãng cầu ..........................................................................43

4.5.1. Độ tuổi của những hộ kinh doanh và tiêu thụ mãng cầu .............................43
4.5.2. Thời gian kinh doanh của các hộ kinh doanh và tiêu thụ mãng cầu ............44
4.6. Thực trạng về công tác xây dựng thương hiệu ...................................................48
4.6.1. Logo thương hiệu về mãng cầu Núi Bà Tây Ninh .......................................48
4.6.2. Tình hình triển khai thực hiện ......................................................................51
4.6.3. Dự kiến vùng quy hoạch trồng mãng cầu tương ứng với CDĐL “Bà Đen”.
................................................................................................................................52
4.6.4. Quá trình thành lập Hiệp hội/ HTX mãng cầu Bà Đen ................................54
4.6.5. Khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu.................................................55
4.6.6. Các loại hình quảng bá thương hiệu được áp dụng......................................57
4.6.7. Đánh giá chương trình thúc đẩy thương hiệu ..............................................57
4.7. Nhận xét ý kiến và giải pháp đề nghị .................................................................59
4.7.1. Nhận xét .......................................................................................................59
4.7.2. Giải pháp .......................................................................................................59
CHƯƠNG 5 ...................................................................................................................61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................61
5.1. Kết luận ...........................................................................................................61
5.2. Kiến Nghị ............................................................................................................62
5.2.1. Đối với nhà nước ..........................................................................................62
vii


5.2.2. Đối với địa phương ......................................................................................63
5.2.3. Đối với người dân địa phương .....................................................................63

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TP


Thành Phố

ĐTTH

Điều tra tổng hợp

HTPP

Hệ thống phân phối

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

TTTH

Thu thập tổng hợp

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

DN

Doanh nghiệp

NTD

Người Tiêu Dùng


CTCĐ

Chiêu Thị Cổ Động

ĐHNL

Đại học Nông Lâm

VN

Việt Nam

KH&CN

Khoa học và công nghệ

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

UBND

Ủy ban nhân dân

SHTT

Sở hữu trí tuệ

HTX


Hợp tác xã

VPLS

Văn phòng luật sư

NHTT

Nhãn hiệu tập thể

CDĐL

Chỉ dẫn địa lý

XK

Xuất khẩu

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Tây Ninh (GDP theo giá cố
định 1994)

5

Bảng 3.1. Bảng so sánh thương hiệu với nhãn hiệu


15

Nhờ thương hiệu sản phẩm, khách hàng có thể biết xuất xứ sản phẩm.

17

Bảng 4.1. Diện tích cây ăn quả của tỉnh Tây Ninh 1999 - 2000

32

Bảng 4.2. Diện tích và cầu theo quận, huyện (từ 2005 – 2008)

34

Bảng 4.3. Sản Lượng Cây ăn quả 2000 - 2009

35

Bảng 4.4. Sản lượng mãng cầu Tây Ninh

37

Bảng 4.5. Bảng đặc điểm, tên gọi , tỷ lệ và quy cách phân loại mãng cầu

39

Bảng 4.6. Bảng hệ số chênh lệch giá và thị trường tiêu thụ theo loại quả

40


Bảng 4.7. Độ Tuổi của chủ hộ điều tra

41

Bảng 4.8. Trình Độ Học Vấn Của Chủ Hộ

42

Bảng 4.9. Kinh nghiệm sản xuất của các hộ điều tra

42

Bảng 4.10. Quy mô diện tích canh tác của các hộ điều tra

43

Bảng 4.11. Độ tuổi của những hộ kinh doanh và tiêu thụ mãng cầu

43

Bảng 4.12. Thời gian kinh doanh của các hộ kinh doanh và tiêu thụ mãng cầu 44
Bảng 4.13. Hiệu quả kinh tế sản xuất mãng cầu năm 1, 2, 3

45

Bảng 4.14. Hiệu quả kinh tế sản xuất mãng cầu từ năm 4 - 7

46


Bảng 4.15. Hiệu quả kinh tế sản xuất mãng cầu từ năm 8 - 10

47

Bảng 4.16. Diện tích mãng cầu trong vùng quy hoạch của tỉnh tương ứng với
CDĐL “Bà Đen”

53

Bảng 4.17. Tình hình tham gia HTX của những người sản xuất, kinh doanh và
tiêu thụ mãng cầu

55

xii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Sơ Đồ Thành Phần của Thương Hiệu

Trang
17

Hình 3.3. Sơ đồ một số kênh phân phối và các cấp trung gian

23

Hình 3.3. Sơ Đồ các Quyết Định Chính trong Quảng Cáo

25


Hình 4.1. Biểu đồ Tỷ lệ diện tích cây ăn quả tỉnh Tây Ninh 1999 & 2009

32

Hình 4.3. Biểu đồ biến động diện tích mãng cầu từ 1999-2009

33

Hình 4.4. Biểu đồ biến động sản lượng mãng cầu 2000 - 2009.

35

Hình 4.5. Biểu đồ sản lượng cây ăn quả tỉnh Tây Ninh 2000

36

Hình 4.5. Mô hình kênh phân phối mãng cầu Tây Ninh

38

Hình 4.6. Logo mãng cầu Bà đen hiện tại

49

Hình 4.7. Logo dự kiến của Mãng cầu Bà Đen.

50

xiii



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng phỏng vấn điều tra nông hộ sản xuất mãng cầu.
Phụ lục 2. Bảng phỏng vấn điều tra các hộ kinh doanh và tiêu thụ mãng cầu.

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Cây mãng cầu ta hay còn được gọi là cây na là loại cây ăn quả có giá trị dinh
dưỡng cao được trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới trên thế giới. Ở Việt Nam cây
mãng cầu được trồng phổ biến từ Bắc vào Nam.
Nhưng vùng có diện tích trồng mãng cầu lớn nhất, trồng chuyên canh, quy mô
tập trung và chất lượng quả ngon nhất phải kể đến là tỉnh Tây Ninh, với tên gọi là
mãng cầu Bà Đen. Do mãng cầu được trồng tập trung chủ yếu ở chân núi Bà Đen và
chỉ trồng ở đây mới có hương vị ngọt thanh và thịt quả dầy và dai hơn những nơi
khác.Và nó đã trở thành cây trồng truyền thống của người dân quanh khu vực núi Bà
Tây Ninh.
Trong những năm gần đây mãng cầu Tây Ninh không chỉ có mặt trên thị trường
trong nước mà còn xuất hiện ở nước ngoài như Úc, Trung Quốc, Canada… mang lại
nguồn thu nhập đáng kể cho người dân và nó đã trở thành nguồn thu nhập chính cho
người dân quanh chân núi Bà giúp đời sống nhân dân cải thiện rất nhiều và mang về
nguồn ngoại tệ cho quốc gia.
Mãng cầu Tây Ninh tuy nỗi tiếng không ai là không biết. Ai đã từng đến Tây
Ninh ngoài thưởng thức và mua về làm quà biếu đặc sản muối ớt và bánh tráng Tây
Ninh ra thì cũng không thể quên mua về một ít mãng cầu Núi Bà về làm quà cho người

thân. Thế nhưng trên mười năm nay dự án xây dựng thương hiệu mãng cầu Núi Bà
Tây Ninh lại chưa được xây dựng thương hiệu xong điều này gây trở ngại đáng kể cho
việc xuầt khẩu sang Châu Âu. Lý do vì sao tiến trình xây dựng thương hiệu lại diễn ra
chậm thế đó là nguyên nhân nhiều bà con nông dân ở đây bức xúc và cũng chính là lý
do để tôi chọn đề tài “Thúc đẩy quá trình xây dựng thương hiệu mãng cầu Bà Đen Tây
Ninh”.


1.2. Mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu tiến trình xây dựng thương hiệu mãng cầu Tây Ninh và tìm biện pháp
thúc đẩy quá trình xây dựng thương hiệu Mãng cầu Bà Đen Tây Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể


Đánh giá thị trường tiêu thụ mãng cầu.



Thực trạng việc xây dựng thương hiệu mãng cầu Bà Đen Tây Ninh.



Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng thương hiệu.



Tìm biện pháp thúc đẩy quá trình xây dựng thương hiệu mãng cầu Bà Đen
Tây Ninh.


1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Không gian: Các hộ trồng Mãng cầu quanh núi bà Tây Ninh, sở nông
nghiệp Tây Ninh và sở khoa học công nghệ tỉnh Tây Ninh.
1.3.2. Thời gian: Đề tài được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 03 đến
tháng 06.
1.4. Cấu trúc khoá luận
1.4.1. Chương 1: Mở Đầu
Trình bày cơ sở chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
1.4.2. Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về điều kiện tự nhiên,kinh tế, xã hội và đặc điểm cây mãng cầu.
1.4.3. Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
1.4.4. Chương 4: kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày những cơ sở lý luận về việc xây dựng thương hiệu, tầm quan trọng
của việc xây dựng thương hiệu, các chiến lược thúc đẩy quá trình xây dựng thương
hiệu.
1.4.5. Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Nêu lên các kết quả của quá trình nghiên cứu để từ đó đưa ra các kiến nghị
nhằm giải quyết các mặt còn hạn chế giúp quá trình xây dựng thương hiệu diễn ra
được nhanh hơn.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu chung về Núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý-địa hình.
Quần thể Núi Bà Đen thuộc địa giới hành chính xã Ninh Sơn – Thị Xã Tây

Ninh cách trung tâm Thị Xã Tây Ninh 11km về hướng Bắc. Quần thể Núi Bà có diện
tích 2,4km2, núi được cấu tạo chủ yếu bởi đá Granit, đỉnh núi nhọn, độ dốc cao với 3
đỉnh:
- Núi Bà: cao 986m là ngọn núi cao nhất vùng Đông Nam Bộ và Nam Bộ.
- Núi Phụng cao 372m và núi Heo cao 335m là hai ngọn núi nằm trong quần thể
núi Bà Đen.
Tọa độ vùng núi Bà Đen :
- Từ 106007’41” đến 106011’06” kinh độ Đông.
- Từ 11021’06” đến 11024’ độ vĩ Bắc.
Núi Bà Đen là di tích lịch sử văn hóa và danh thắng được Bộ Văn Hóa Thông
Tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa tại QĐ số 100/VH – QĐ ngày 21 tháng 01
năm 1989.
b. Thổ nhưỡng.
Đất xung quanh khu vực Núi Bà là đất xám trên nền phù sa cổ có cấu tạo chủ
yếu là đá granite và cát macma acid, thành phần chính chiếm 75% là SiO2, giàu K2O
với 4,7%. Tại vùng đất quanh núi Bà Đen, thiên nhiên đã ưu đãi cung cấp các loại
khoáng, trung vi lượng do đá núi bị phân hóa từ nhiều triệu năm trước, thích hợp để
trồng các vườn cây trái lưu niên trong đó có mãng cầu.
Với độ cao từ 50 m đến 60 m so với mực nước biển và độ dốc dạng gò đồi lượn
sóng theo hướng Đông Bắc- Tây Nam. Dãi bình nguyên xung quanh núi đều có thể
thiết kế vườn trồng mãng cầu. Tuy nhiên, vùng đất thuộc các xã phía Đông Nam Núi


Bà, chân đất thấp hơn dễ bị ngập úng nên diện tích đất trồng mãng cầu không nhiều so
với đất trồng lúa hoặc các cây công nghiệp ngắn ngày khác như mía, khoai mì.
c. Khí hậu và thời tiết
Quanh khu vực Núi Bà Đen luôn có khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình trong
ngày/năm ở Tây Ninh là 27,2OC. Ban ngày có trung bình khoảng 7 giờ nắng/ngày.
Thời gian tối ở khu vực Núi Bà khoảng từ 10 - 12 giờ. Độ ẩm tối cao trung bình
tháng là 90% lại gặp nhiệt độ thấp nên hầu như ngày nào cũng có sương.

Biên độ chênh lệch nhiệt độ ngày/đêm khu vực Núi Bà khoảng 8 - 10OC với sự
chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm khoảng 1,5 – 3OC.
Tây Ninh có tốc độ gió trung bình là 1.7m/s – 2.3m/s. Vào mùa mưa có gió Tây
- Tây Nam. Vào mùa khô có gió Bắc - Đông Bắc.
Sự ổn định về khí hậu của nhiều mùa trong năm là cơ sở để mãng cầu Bà Đen
có thể ra hoa kết trái quanh năm không phụ thuộc vào mùa vụ như những khu vực
trồng mãng cầu ở các tỉnh khác.
d. Các nguồn tài nguyên.
Š Tài nguyên nước
Nguồn nước ở Tây Ninh chủ yếu dựa vào hệ thống kênh rạch trên địa bàn toàn
tỉnh và chủ yếu dựa vào 2 sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông và công
trình thủy lợi lớn nhất nước hồ Dầu Tiếng.
Tổng diện tích ao, hồ có khả năng khai thác, nuôi trồng thuỷ sản khoảng 1.680
ha, trong đó đã sử dụng nuôi trồng thuỷ sản khoảng 490 ha.
Tây Ninh có nguồn nước ngầm khá phong phú, phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh.
Š Tài nguyên khoáng sản
Chủ yếu thuộc nhóm khoáng sản phi kim loại như: than bùn, đá vôi, cuội, sỏi,
cát, sét và đá xây dựng. Than bùn có trữ lượng 16 triệu tấn, phân bố rải rác dọc theo
sông Vàm Cỏ Đông dùng để chế biến phân vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp để
cải tạo đất. Đá vôi có trữ lượng khoảng 100 triệu tấn. Cuội, sỏi, cát có trữ lượng
khoảng 10 triệu m3. Đất sét dùng để sản xuất gạch ngói có trữ lượng khoảng 16 triệu
m3. Đá laterit có trữ lượng khoảng 4 triệu m3 và đá xây dựng các loại có trữ lượng vào
khoảng 1.300 – 1.400 triệu m3.

4


Rừng Tây Ninh phần lớn là rừng thứ sinh do bị tàn phá trong chiến tranh trước
đây, đại bộ phận rừng thuộc dạng rừng thưa khô, rừng hỗn giao tre nứa và cây gỗ.
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội

a. Thực trạng phát triển kinh tế
Tây Ninh là một trong những cửa ngõ giao lưu quốc tế quan trọng giữa Việt
Nam với các nước láng giềng như Campuchia, Thái Lan…Tây Ninh cũng là tỉnh có vị
trí quan trọng trong mối giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Tây Ninh
(GDP theo giá cố định 1994)
Năm

1986-

1996-

2001-

2005-

2006-

2007-

1995

2000

2005

2006

2007


2008

14.02

17.87

Tốc độ tăng trưởng bình
quân hằng năm

8.98

13.5

17.00

13.98

Nguồn: Niên Giám thống kê 2009 tỉnh Tây Ninh
Cơ cấu kinh tế (theo giá so sánh 1994) chuyển dịch nhanh, đúng hướng qua các
năm, các thời kỳ.
Trong lĩnh vực thương mại và du lịch, đã triển khai các dự án thuộc khu thương
mại trong nước và khu thương mại quốc tế tạo điều kiện cho cư dân biên giới hai nước
trao đổi, buôn bán hàng hóa. Tập trung phát triển khu kinh tế để thu hút đầu tư vào lĩnh
vực công nghiệp.
Tiếp tục mở rộng giao lưu buôn bán, tăng cường trao đổi thông tin với Thái Lan
và Campuchia, xây dựng các khu kinh tế thành một đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa.
Trên cơ sở mở rộng mạng lưới thương mại, đẩy mạnh các hoạt động du lịch và từng
bước xây dựng cơ sở vật chất cho ngành du lịch - dịch vụ, tạo liên kết phát triển các
điểm du lịch núi Bà Đen, Ma Thiên Lãnh, Căn cứ TW Cục, hồ Dầu Tiếng, Vườn Quốc

gia Lò Gò - Xa Mát.

5


b.Cơ sở hạ tầng
Tây Ninh phát triển giao thông đường bộ và đường thủy.
Đường bộ có các tuyến quốc lộ 22A, 22B và các tỉnh lộ Quốc lộ 22A là tuyến
đường xuyên Á mới mở từ TP.Hồ Chí Minh qua Trảng Bàng, Gò Dầu, Tây Ninh tới
cửa khẩu Mộc Bài. Quốc lộ 22B từ Gò Dầu qua Thị Xã Tây Ninh đi cửa khẩu Xa Mát.
c. Dân số, lao động, tôn giáo
Tây Ninh có dân số trung bình: 1.058.526 người (năm 2008), mật độ dân số
262,31 người/km2. Về tôn giáo, ở Tây Ninh có đạo Phật, đạo Cao Đài, đạo Công giáo,
đạo Hồi, đạo Tin Lành và một số tôn giáo khác...
Riêng khu vực Núi Bà Đen đất rộng, người thưa có cư dân bản địa là người
khơmer. Hiện nay, khu vực thị xã Tây Ninh và Núi Bà Đen có nhiều dân tộc, trong đó
chủ yếu là người Kinh, Chăm, Hoa …mà người Kinh chiếm tới 98% dân số.
d.Tình hình nông nghiệp nông thôn.
Ở Tây Ninh các thành phần kinh tế có sự thay đổi lớn, lao động nông nghiệp sẽ
chuyển dần và tăng cường cho lĩnh vực công nghiệp dịch vụ. Vì vậy, lao động trong
lĩnh vực nông nghiệp ngày càng khan hiếm hơn.
Ngành nông nghiệp đã quy hoạch các vùng cây công nghiệp ngắn ngày và dài
ngày. Đi đôi với phát triển trồng trọt, ngành chăn nuôi có bước phát triển khá, đã tạo
nhiều giống vật nuôi có năng suất cao đưa vào sản xuất đại trà.
2.2. Khái quát về cây mãng cầu ta
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển cây mãng cầu
Về mặt phân loại thực vật, nhóm cây mãng cầu gồm nhiều loài như mãng cầu
ta, mãng cầu xiêm, nê, bình bát, …Trong đó mãng cầu ta (Annona squamosa miền Bắc
còn gọi là cây na) và mãng cầu xiêm (Annona maricata) được trồng phổ biến và có giá
trị kinh tế cao, còn nê và bình bát hầu như không được trồng mà chỉ là cây dại.

Cây mãng cầu ta có nguồn gốc ở vùng Caribê, Châu Mỹ nhiệt đới, sau đó lan
sang các vùng nhiệt đới khác. Cây mãng cầu ta có vị ngon, ngọt và tương đối dễ trồng
nên được trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới và bán nhiệt đới như Thái Lan, Ấn Độ,
Braxin, Trung Quốc, Cu Ba,… Và cây na đã theo chân người Việt đi khai khẩn đất
hoang, mở mang bờ cõi về phương Nam từ thế kỷ 18 - 19.

6


Tên gọi mãng cầu ban đầu có thể gọi loại trái hình cầu lớn. Ở thời bấy giờ có
thể do nhầm lẫn về nguồn gốc xuất xứ mà chúng ta gọi mãng cầu gai là mãng cầu
Xiêm, từ tên gọi nước Tiêm La hay nước Xiêm. Và như vậy để phân biệt với mãng cầu
gai, quả na được gọi thành mãng cầu ta, và miền Bắc chỉ gọi là Na theo âm cuối của
tên khoa học Annona.
Ở Việt Nam cây mãng cầu ta được trồng từ Bắc vào Nam, nhưng chỉ được
trồng rải rác ở miền Bắc và trồng tập trung ở miền Nam.
2.2.2. Đặc điểm cây và quả mãng cầu
Cây mãng cầu ta thuộc họ Na (Annona ceae), là loại cây gỗ nhỏ, cao trung bình
3 - 5m, thân tròn, vỏ nhẵn, phân cành nhiều, lá đơn, hình bầu dục, dài, đuôi nhọn, mặt
trên xanh tươi, mặt dưới hơi mốc bạc, gân phụ có 6 - 7 cặp.
Hoa có 6 cánh nhưng chỉ có 3 cánh ngoài phát triển, màu xanh vàng, mọc đối
với lá, có cuống dài 2 - 3cm.

Hình 2.1. Cây mãng Cầu

Quả na là loại quả phức hợp (quả kép) gồm
nhiều múi đính trên một cái trục chung gọi là lõi
quả, trong đó mỗi múi là một quả đơn. Quả nào thụ
phấn tốt thì quả đó có hạt, nếu không thụ phấn thì
không có hạt tức là múi lép. Quả có nhiều múi lép

thì bị méo mó, mã quả xấu.
Hạt có màu đen , đường kính quả trung bình
5 - 10cm có tính độc đối với nhiều loại côn trùng có
thể sử dụng làm thuốc trừ sâu. Trọng lượng quả
trung bình đạt 150g - 350g.
Quả có vị ngọt được nhiều người ưa thích. Phần thịt quả chủ yếu là glucose
(trên 70% các chất), là loại đường dễ hấp thu ngoài ra còn có tinh bột, protit, một số
chất khoáng và vitamin.
Nạc trái mãng cầu Bà Đen còn gọi là cơm, thịt trái có màu trắng ngà, các múi
dính liền nhau, dai, ráo.
Tỷ lệ nạc trái trên quả 66 - 69%. Độ Brix nạc trái 22 - 25%.

7


2.2.3. Một số giống mãng cầu đang trồng
Mãng cầu ta có rất nhiều loại như mãng cầu bở, mãng cầu thanh long, mãng cầu
tím, mãng cầu dai, mãng cầu giấy, mãng cầu da cóc….nhưng được trồng phổ biến nhất
là mãng cầu dai do cây dễ trồng, năng xuất cao, chất lượng quả ngon, dễ tiêu thụ hơn
những giống mãng cầu khác. Mãng cầu bở dường như đã không còn được trồng nữa
do khó tiêu thụ, khó bảo quản, thịt bở, quả không ngon. Mãng cầu thanh long là giống
mới quả ngon, ít hạt nhưng năng xuất lại không cao nên người dân cũng ít trồng. Hiện
nay khu vực quanh núi Bà Đen hình như 100% số vườn chỉ trồng mãng cầu dai.
2.2.4. Lịch thời vụ - Tập quán canh tác
Trồng ở vùng có khí hậu nhiệt đới và bán nhiệt đới. Cây mãng cầu có đặc tính
lá vàng và rụng vào mùa khô, nắng. Sang mùa mưa, cây bắt đầu đâm chồi cùng với ra
hoa. Người ta đã lợi dụng đặc tính này để cho cây ra hoa kết trái sớm, trái vụ và tăng
vụ.
Mãng cầu ta ra hoa rộ vào tháng 4 - 5 khi bắt đầu có mưa và thu hoạch vào
tháng 6 - 7. Sau đó để đất khô, rồi tuốt hết lá khoảng một tháng, tưới nước và bón phân

cây có thể ra hoa tiếp một vụ vào tháng 8 - 9 thu hoạch tháng 11 - 12.
Nhìn chung, mãng cầu có thể ra hoa nhiều đợt trong năm nếu được đáp ứng các
yêu cầu ngoại cảnh. Kết hợp với yếu tố khí tượng thủy văn đặc thù tại vùng núi Bà
Đen mãng cầu không có mùa vụ thu hoạch rõ rệt.
Khoảng cách giữa các cây trung bình 3 - 4 m (mật độ khoảng 1000 cây /ha),
những năm đầu khi cây còn nhỏ có thể trồng xen cây ngắn ngày như bắp, đậu… để tận
dụng đất trống và tăng hiệu quả kinh tế.
2.2.5. Vấn đề thu hoạch bảo quản và đóng gói
a. Thu hoạch
Thu hoạch đúng độ chín, có thể dựa vào kinh nghiệm là khi quả mở mắt, tức là
khi vỏ ngoài của múi tách dần nhau ra, rãnh giữa các múi dày lên và có màu trắng. Vỏ
quả chuyển màu xanh nhạt, trơn bóng.
Thu hoạch vào những ngày nắng ráo, nếu quả có riệp, nấm, bồ hóng, có thể lau
rửa nhẹ bằng khăn vải, nước lạnh để ráo nước mới cho vào thùng chứa.
Thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào sáng sớm hoặc chiều mát lúc đó màu trái
đẹp, trái tươi lâu và kịp vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
8


Do vỏ trái mãng cầu rất dễ bị tổn thương vì thế khi thu hoạch nên có những vật
liệu để bao trái như giấy báo hoặc giấy xốp chuyên dụng cần phải có dụng cụ để đựng
trái trong quá trình thu hoạch như thùng xốp, thùng mút. Tránh để trái tiếp xúc với đất
vì rất có thể làm sản phẩm bị nhiễm vi sinh làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu
dùng.
b. Bảo quản
Nên chứa trong thùng carton là tốt nhất, nếu là sọt tre cần lót giấy bên trong để
tránh làm xây xát vỏ.
Trái mãng cầu sau khi thu hoạch cần nhanh chóng phân loại theo từng thị
trường tiêu thụ, loại bỏ những trái bị sâu bệnh những trái bị tổn thương.
Do mãng cầu nhanh chín, vỏ trái mỏng dễ bị tổn thương, hư hỏng vì thế chỉ nên

bảo quản mãng cầu sau khi đã thu hoạch không quá 24 giờ.
Không để nơi nóng quá vì nóng sẽ làm vỏ quả bị thâm đen và mau hư hỏng.
Bảo quản ở nhiệt độ thấp chất lượng quả sẽ giữ được lâu.
Điều kiện bảo quản tốt nhất là trong phòng mát ở nhiệt độ 13 - 200C, độ ẩm
không khí 85 - 95%, trong không khí có 10% CO2, đồng thời có Oxy và Ethylen dưới
áp lực thấp.
c. Cách đóng gói
ƒ Thị trường xuất khẩu
Quả sau khi thu hoạch được cắt bỏ cuống, dùng chổi cọ quét rệp sáp, bù hóng
(nếu có).
Tiếp đó được quấn bằng giấy mềm xung quanh và được đóng gói bằng thùng
xốp có lỗ thông hơi, trọng lượng tịnh khoảng 15 Kg/thùng.
ƒ Thị trường trong nước
Quả sau khi thu hoạch được để cuốn gọn, còn vài lá xanh, dùng chổi cọ quét
rệp, sáp bồ hống (nếu có).
Sau đó được đóng gói trong thùng carton hoặc thùng xốp có lót lá chuối xanh
hoặc giấy báo, trọng lượng tịnh khoảng 25 - 35 Kg/thùng.

9


2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Thuận lợi
Khu vực núi Bà Đen luôn có khí hậu ôn hòa, quang kỳ thích hợp bảo đảm cho
hoa mãng cầu phát triển, phát dục tốt, bộ lá quang hợp đầy đủ tích lũy dưỡng chất nuôi
trái.
Là vùng núi, đêm kéo dài, ẩm độ cao, nhiệt độ thấp kích thích hoặc thúc đẩy sự
ra hoa.
Độ ẩm tương đối cao gặp nhiệt độ thấp tạo thành sương, đây là điều kiện lý
tưởng cho sự phân hóa mầm hoa của mãng cầu vào mùa khô.

Sự ổn định về khí hậu giữa các mùa trong năm là cơ sở để mãng cầu Bà Đen ra
hoa kết trái quanh năm không phụ thuộc vào mùa vụ.
Mùa mưa thường gây ngập úng ở Nam Bộ. Nhưng ở vùng chân núi Bà Đen do
có độ cao 40 - 50m so với mực nước biển, đất pha cát thoát thủy tốt, nên mưa lớn cũng
không ngập ở các vườn mãng cầu.
Khu vực núi Bà Đen nằm sâu trong đất liền nên ít bị gió bão, lốc xoáy làm gãy
cành, đổ cây rụng trái mãng cầu.
Vào mùa khô, trời tuy ít mưa nhưng với hệ thống kênh rạch và nguồn nước
ngầm được chi phối ổn định bởi hồ thủy lợi Dầu Tiếng các hộ nhà vườn có thể đảm
bảo nhu cầu nước trong thời kỳ ra hoa kết trái vào mùa khô.
Kỹ thuật canh tác của các hộ nhà vườn khu vực chân núi Bà Đen theo hướng
hiện đại, an toàn, phát triển bền vững.
Tây Ninh là một trong những tỉnh có chăn nuôi bò với tổng đàn bò lớn nhất
nước đây chính là một trong những nguồn cung cấp phân bón dồi dào cho các loại cây
trồng trong đó có mãng cầu.
Diện tích trồng lạc hàng năm thường hơn 20.000ha. Và người dân thường trồng
xen canh với mãng cầu để tăng nguồn thu nhập và dùng thân và vỏ làm phân ủ gốc
mãng cầu.
Các vườn mãng cầu thường được trồng ở ven đường tỉnh lộ, đường hương thôn
và bố trí lối đi hợp lý trong vườn, rất thuận tiện cho các phương tiện cơ giới di chuyển
cung cấp phân bón, chăm sóc, làm cỏ, tưới nước, thu hoạch mãng cầu.

10


2.3.2. Khó khăn
Việc cho ra hoa kết trái tăng vụ trái vụ làm cho tuổi thọ của cây giảm đi, sức
chống lại sâu bệnh biến đổi khí hậu cũng yếu dần.
Việc nhân giống theo hình thức truyền thống bằng cách gieo hạt sẽ dễ dẫn đến
chất lượng không đảm bảo do bị thoái hóa giống.

Tác hại của sâu bệnh ảnh hưởng rất lớn đến năng xuất và chất lượng quả như bọ
ăn lá, rệp sáp phấn làm đen lá và quả, bọ vòi voi ăn hoa… phát sinh gây hại quanh
năm.
Do mãng cầu ta là loại trái có vỏ mỏng, mau chín và rất dễ hư hỏng nên quá
trình bảo quản gặp nhiều khó khăn. Để hạn chế tiến trình chín và mau hư hỏng, người
dân Tây Ninh khắc phục bằng cách xuất khẩu theo đường hàng không vì thế mà chi
phí vận chuyển xuất khẩu rất cao.
Cách sơ chế đóng gói và thiết bị bảo quản còn thô sơ, sơ sài, thủ công làm giảm
chất lượng và phẩm chất của trái mãng cầu, rủi ro trong quá trình tiêu thụ và lưu thông
lớn.
Giá của mãng cầu không ổn định, bấp bênh bên cạnh đó tiến trình xây dựng
thương hiệu diễn ra một cách chậm chạp là nhân tố rất lớn gây khó khăn cho việc tiêu
thụ và xuất khẩu mãng cầu.
Chi phí đầu tư cho mãng cầu ngày càng tăng đặc biệt là giá phân bón và thuốc
bảo vệ thực vật tăng rất nhanh và rất cao, giá mãng cầu không tăng cùng với tỷ lệ đó.
Nông dân trồng mãng cầu không có điều kiện để trực tiếp đưa trái mãng cầu
vào trong các hệ thống siêu thị hay xuất khẩu ra nước ngoài mà phải thông qua các tư
thương và thường bị họ ép giá.
2.4. Tầm quan trọng và hiệu quả kinh tế cây mãng cầu
Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân có nguồn thu nhập cao nhờ một số mô
hình sản xuất mới, nổi bật là mô hình thâm canh nâng cao năng suất, cải thiện chất
lượng mãng cầu ta. Cách trồng và chăm sóc mãng cầu ta không quá khó, lại đầu tư ít.
Người nông dân tuy có bị ép giá nhưng không phải lo đầu ra cho mãng cầu ta, bởi khi
sắp thu hoạch thì đã có thương lái tìm đến hỏi mua và bỏ cọc rồi.
Thời gian cho thu hoạch tương đối sớm, chỉ khoảng 14 tháng sau khi trồng nếu
chăm sóc kỹ và 18 tháng nếu chăm sóc bình thường.
11


Giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn hộ nông đân với hàng chục ngàn lao

động từ trồng trọt, cây giống chăm sóc vườn làm cỏ bón phân tỉa cành tạo tán thu
hoạch buôn bán và tiêu thụ sản phẩm.

12


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Sơ lược về thương hiệu
a. Xuất xứ
Từ thương hiệu (brand) có nguồn gốc từ chữ Brandr theo tiếng Aixơlen có
nghĩa đóng dấu, xuất phát từ thời xa xưa khi những chủ trang trại chăn nuôi muốn
phân biệt đàn cừu mình với những đàn cừu khác, họ đã dùng một con dấu bằng sắt
nung đỏ đóng lên một con vật, thông qua đó khẳng định giá trị hàng hoá và quyền sở
hữu của mình.
b. Khái niệm
Theo định nghĩa của Hiệp Hội Marketing Hoa Kỳ: “Thương hiệu là một cái tên,
một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ, hay tổng hợp tất cả các yếu tố
kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay dịch vụ của một (hay một nhóm) người bán
và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh”.
Trong quyển “Managing Brand Equity”, David A. Aaker đã định nghĩa thương hiệu
như sau:
“Một thương hiệu là một tên được phân biệt (hay biểu tượng như logo, nhãn
hiệu cầu chứng (trade mark) hay kiểu dáng bao bì) có dụng ý xác định hàng hóa hay
dịch vụ, hoặc của một người bán, hay của một nhóm người bán, và để phân biệt các
sản phẩm hay dịch vụ của công ty đối thủ”.
Hiện nay trong các văn bản pháp lý của Việt Nam không có định nghĩa về
thương hiệu. Tuy nhiên, thương hiệu không phải là một đối tượng mới trong sở hữu trí

tuệ, mà là một thuật ngữ phổ biến trong Marketing thường được người ta sử dụng khi
đề cập tới nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt
động kinh doanh, các chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa.


×