Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI

CHẾ THỊ CẨM HỒNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYỂN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Hoàn Thiện Công Tác
Tuyển Dụng Và Đào Tạo Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Tập
Đoàn Tân Mai” do Chế Thị Cẩm Hồng, sinh viên khóa 32, ngành Quản Trị Kinh
Doanh Tổng Họp đã bảo vệ thành công truớc hội đồng ngày……………….

NGUYỄN VIẾT SẢN
Người hướng dẫn

Ngày……tháng… năm 2010

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày…..tháng…. năm 2010

Ngày…..tháng…. năm 2010


LỜI CẢM TẠ
Thời gian trôi qua thật nhanh, mới ngày nào tôi còn bỡ ngỡ khi bước vào ngôi
trường Nông Lâm, ngôi trường đại học mà tôi đã theo học trong suốt quãng đời sinh
viên của mình. Bốn năm ngồi trên ghế của giảng đường đại học không phải là một thời
gian quá dài trong cuộc đời, nhưng đối với tôi nó là một khoảng thời gian vô cùng quý
báu. Nó đã giúp tôi trưởng thành hơn trên nhiều phương diện. Và để có được những sự
tiến bộ đó tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của mọi người.
Lời cảm ơn đầu tiên cho phép tôi được nói với ba mẹ và gia đình tôi. Những
người đã sinh thành, nuôi dưỡng, chăm lo dạy bảo tôi từ khi còn bé cho đến lúc trưởng
thành. “Con xin cảm ơn ba mẹ đã động viên con trong thời gian qua, luôn ủng hộ và
tạo điều kiện để con có thể hoàn thành khoá luận này”
Đồng thời tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến: Quý thầy cô trong trường ĐH Nông
Lâm TP. HCM nói chung và trong khoa Kinh Tế nói riêng, những người đã cung cấp
cho tôi rất nhiều kiến thức trong chuyên môn cũng như trong cuộc sống. Đặc biệt, tôi
xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Viết Sản, người thầy đã hết lòng
hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này.
Tôi cũng bày tỏ lòng cảm ơn đến Ban Giám Đốc, các Cô Chú và các Anh Chị ở
các phòng ban trong Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian tôi thực tập ở đây.
Và cuối cùng tôi xin cảm ơn những người bạn luôn động viên, giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập cũng như trong cuộc sống.
Một lần nữa cho tôi gửi lời cảm ơn và chúc phúc đến tất cả mọi người.
Xin chân thành cảm ơn!


Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2010
Chế Thị Cẩm Hồng


NỘI DUNG TÓM TẮT
CHẾ THỊ CẨM HỒNG. Tháng 07 năm 2010. “Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng
Và Đào Tạo Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân
Mai”.
CHE THI CAM HONG. July 2010. “Perfect Recruitment And Training Of Human
Resources Development At Tan Mai Group Joint Stock Company”.
Khoá luận tìm hiểu về tình hình công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại
Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai thông qua việc nghiên cứu quy trình tuyển dụng,
tình hình tuyển dụng của Công ty trong năm 2009, các nguồn tuyển dụng của công ty,
chi phí tuyển dụng, tình hình thực hiện đào tạo tại công ty qua việc thu thập các số liệu
từ các phòng ban trong công ty. Đồng thời khoá luận thực hiện khảo sát nhân viên qua
phiếu thăm dò ý kiến nhân viên để hiểu rõ hơn về công tác tuyển dụng và đào tạo nhân
viên của công ty. Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này tại công
ty.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii


Danh mục các hình

ix

Danh mục phụ lục

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu


2

1.4. Cấu trúc của khoá luận

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai

4

2.2. Vị trí địa lý

4

2.3. Quá trình hình thành và phát triển

4

2.3.1. Các mốc thời gian quan trọng trong lịch sử phát triển của công ty

4

2.3.2. Các giải thưởng và thành tích nổi bật

5


2.4. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh

5

2.5. Cơ cấu tổ chức

6

2.6. Sản phẩm của Công ty

9

2.7. Chiến lược của Công ty

10

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

12

3.1. Cơ sở lý luận

12

3.1.1. Khái niệm và vai trò của nguồn nhân lực

12

3.1.2. Các nguồn ứng viên và các hình thức thu hút nguồn nhân lực


13

3.1.3. Quá trình tuyển dụng

16

3.1.4. Đào tạo và phát triển

21

3.2. Phương pháp nghiên cứu

25
v


3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

25

3.2.2. Phương pháp phân tích

25

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

26

4.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2009


26

4.2. Tình hình lao động của Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai năm 2009

28

4.2.1. Tình hình biến động lao động của Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai năm
2009

28

4.2.2. Kết cấu lao động tại Công ty năm 2009

29

4.3.

Thực trạng công tác tuyển dụng nhân viên tại Công ty cổ phần Tập đoàn Tân

Mai

31

4.3.1. Nội dung, quy chế tuyển dụng của Công ty

31

4.3.2. Đánh giá về công tác tuyển dụng nhân sự của Công ty


35

4.4. Thực trạng công tác đào tạo nhân viên tại Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai 44
4.4.1. Quy định và chính sách của công ty về công tác đào tạo nhân viên

44

4.4.2. Tình hình đào tạo tại Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai

47

4.4.3. Đánh giá của nhân viên về công tác đào tạo của Công ty cổ phần Tập đoàn Tân
Mai

50

4.5. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo tại Công ty cổ
phần Tập đoàn Tân Mai

55

4.5.1. Về công tác tuyển dụng

55

4.5.2. Về công tác đào tạo

63

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


66

5.1. Kết luận

66

5.2. Kiến nghị

67

5.2.1. Đối với cơ quan Nhà nước

67

5.2.2. Đối với Công ty

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

69

PHỤ LỤC

70

vi



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP: Cổ phần
HĐKD: Hoạt động kinh doanh
TC – HC: Tổ chức – hành chánh
HĐLĐ: Hợp đồng lao động
THPT: Trung học phổ thông
THCS: Trung học cơ sở
TDLĐ: Tuyển dụng lao động
LLLĐ: Lực lượng lao động
LĐPT: Lao động phổ thông
CMND: Chứng minh nhân dân
PV: Phỏng vấn
SXKD: Sản xuất kinh doanh
CNKT: Công nhân kỹ thuật
ĐT – TTTH: Điều tra – tính toán tổng hợp
ĐH: Đại học
CĐ: Cao đẳng
TGĐ: Tổng Giám Đốc
QLTT: Quản lý thông tin
TT: Trung tâm
GD – ĐT: Giáo dục – đào tạo
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
SX: Sản xuất
TP: Trưởng phòng
PP: Phó phòng
QĐ: Quản đốc
SGGP: Sài Gòn Giải Phóng
CB: Cán bộ
CB.CNV: Cán bộ công nhân viên


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty

26

Bảng 4.2 Sự Biến Động Lao Động của Công Ty năm 2009

28

Bảng 4.3 Kết Cấu Lao Động trong năm 2009 của Công Ty

30

Bảng 4.4 Tình Hình Tuyển Dụng qua 2 năm 2008 – 2009

36

Bảng 4.5 Nguồn Cung Ứng Lao Động của Công Ty

36

Bảng 4.6 Chi Phí Tuyển Dụng của Công Ty năm 2008 – 2009

38

Bảng 4.7 Số Lượng Hồ Sơ Ứng Viên Nộp Vào Công Ty năm 2008 – 2009


38

Bảng 4.8 Tỷ Lệ Ứng Viên Đáp Ứng Yêu Cầu Tuyển Dụng

39

Bảng 4.9 Kết Quả Công Tác Tuyển Dụng Lao Động năm 2008

40

Bảng 4.10 Kết Quả Công Tác Tuyển Dụng Lao Động năm 2009

40

Bảng 4.11 Tình Hình Nghỉ Việc Của Nhân Viên Mới năm 2008 – 2009

41

Bảng 4.12 Đánh Giá của Nhân Viên về Công Tác Tuyển Dụng của Công Ty

42

Bảng 4.13 Mức Độ Hài Lòng của Nhân Viên Về Công Việc Tại Công Ty

43

Bảng 4.14 Tình Hình Đào Tạo Tại Công Ty trong năm 2009

49


Bảng 4.15 Đánh Giá của Nhân Viên về Nội Dung Các Khoá Đào Tạo

51

Bảng 4.16 Đánh Giá của Nhân Viên về Cách Truyền Đạt của Giảng Viên

52

Bảng 4.17 Đánh Giá của Nhân Viên về Mức Độ Hữu Ích của Các Khoá Đào Tạo

52

Bảng 4.18 Đánh Giá của Nhân Viên về Công Tác Đào Tạo Tại Công Ty

54

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.5 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai

7

Hình 3.1 Quá Trình Tuyển Dụng

17


Hình 4.3 Nguồn Cung Ứng lao Động của Công Ty

36

Hình 4.4 Đánh Giá của Nhân Viên về Công Tác Tuyển Dụng của Công Ty

42

Hình 4.5 Mức Độ Hài Lòng của Nhân Viên Về Công Việc tại Công Ty

43

Hình 4.6 Nhu Cầu Cần Được Đào Tạo của Nhân Viên

48

Hình 4.7 Đánh Giá của Nhân Viên về Nội Dung Các Khoá Đào Tạo

51

Hình 4.8 Đánh Giá của Nhân Viên về Cách Truyền Đạt của Giảng Viên

52

Hình 4.9 Đánh Giá của Nhân Viên về Mức Độ Hữu Ích của Các Khoá Đào Tạo

53

Hình 4.10 Đánh Giá của Nhân Viên về Công Tác Đào Tạo Tại Công Ty


54

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phiếu thăm dò ý kiến nhân viên
Phụ lục 2. Thông báo tuyển dụng

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Theo giáo sư tiến sĩ Letter C. Thurow – Nhà kinh tế và nhà quản trị học thuộc

viện công nghệ kĩ thuật Matsachuset (MIT): “Điều quyết định cho sự tồn tại và phát
triển của công ty là những con người mà công ty đang có. Đó phải là những người có
học vấn cao, được đào tạo tốt, có đạo đức, có văn hoá và biết cách làm việc có hiệu
quả”. Vì vậy, trong tất cả các công việc của nhà quản trị, quản trị con người là nhiệm
vụ trung tâm và quan trọng nhất vì tất cả các vấn đề khác đều phụ thuộc vào thành
công của quản trị nguồn nhân lực. Đội ngũ lãnh đạo chuyên nghiệp, nhân viên giỏi
chuyên môn, thành thạo công việc là những yếu tố quan trọng giúp công ty gặt hái
những thành công. Việc tuyển được đúng người, đúng việc là vấn đề vô cùng quan
trọng mà bất cứ công ty nào cũng muốn làm tốt. Nhưng làm thế nào để có một đội ngũ
nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của công ty, giúp công ty thực hiện tốt công

việc và tăng doanh số cho công ty. Nó phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách thu hút
và tuyển chọn nhân viên của công ty.
Để có được những nhân viên hoàn hảo, các doanh nghiệp ngoài việc thu hút,
tuyển chọn còn phải biết đào tạo họ. Trong nền kinh tế thị trường phát triển như vũ
bão hiện nay, không học hỏi đồng nghĩa với việc thụt lùi. Tuy nhiên lâu nay các doanh
nghiệp Việt Nam thường xem hoạt động đào tạo như một lựa chọn cần quan tâm xem
xét. Phần lớn các doanh nghiệp chưa có chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực kể cả ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với mục tiêu phát triển của mình. Đã đến lúc
các doanh nghiệp cần đổi mới suy nghĩ của mình về công tác đào tạo. Đó không còn là
một khoản chi phí mà là một khoản đầu tư thu về trong tương lai. Hoạt động đào tạo
luôn đem lại khá nhiều lợi ích, nó tác động lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của
nguồn nhân lực công ty.


Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyển dụng và đào tạo phát triển
nguồn nhân lực, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào
tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai” làm luận văn tốt
nghiệp đại học của mình. Trong quá trình thực hiện đề tài do kiến thức và thời gian có
hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong được sự đóng
góp ý kiến của quý thầy cô, các bạn và quý anh chị trong công ty để đề tài được hoàn
thiện hơn.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển
dụng và đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tình hình nhân sự tại công ty.

- Tìm hiểu thực trạng công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực của công
ty.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị giúp công ty hoàn thiện và nâng cao hiệu
quả công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực.
1.3.

Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Khâu tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ

phần Tập đoàn Tân Mai.
Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần Tập đoàn Tân
Mai, khu phố 1, phường Thống Nhất, thành phố Biên Hoà, Đồng Nai.
Phạm vi thời gian: Các số liệu thu thập năm 2008 – 2009, thời gian nghiên cứu từ
29/03/2010 đến 30/06/2010.
1.4.

Cấu trúc của khoá luận
Chương 1: Mở đầu
Chương này trình bày lý do, sự cần thiết của đề tài, và các mục tiêu nghiên cứu

mà đề tài muốn đạt được, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của luận văn.

2


Chương 2: Tổng quan
Chương này giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai về lịch sử
hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, lĩnh vực sản xuất kinh doanh và các chiến
lược công ty đưa ra.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Trình bày các cơ sở lý luận làm nền tảng cho đề tài nghiên cứu và các phương
pháp nghiên cứu sẽ được sử dụng để thực hiện đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày các kết quả nghiên cứu theo mục tiêu nghiên cứu đề ra ở chương 1 là
tìm hiểu về tình hình nhân sự, thực trạng công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân
lực và từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị giúp công ty thu hút nguồn nhân lực
giỏi,củng cố nguồn nhân lực hiện có và tăng thêm nguồn nhân lực mạnh,đủ năng lực
và chuyên môn phục vụ cho nhu cầu phát triển ngày càng mạnh của công ty.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Từ mục tiêu nghiên cứu đặt ra từ chương 1 và kết quả nghiên cứu của chương 4
đưa ra các kết luận và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo phát
triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.

Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI
Tên tiếng Anh: TAN MAI GROUP JOINT STOCK COMPANY (GTM)
Địa chỉ: Khu phố 1, phường Thống Nhất, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại: 061.3822257 – 3827856.
Fax: 061.3824915.
E-mail:
Website: www.tanmaipaper.com
Tổng tài sản: 2.756 tỷ đồng

Tổng số CB.CNV: 1.954 người

2.2.

Vị trí địa lý
Cách quốc lộ 15 khoảng 600m về phía Bắc.
Cách nhánh sông Đồng Nai 400m về phía Nam.
Phía Đông và phía Bắc là trường công nhân Kỹ thuật và Nhà máy gỗ Đồng Nai.
Cách Tp. Hồ Chí Minh khoảng 30km và ga Biên Hoà 3km.

2.3.

Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai được thành lập vào ngày 14/10/1958 với

tên gọi công ty kỹ nghệ Giấy Việt Nam (Cogivina).
Sau ngày 30/04/1975 công ty được Uỷ ban công quản tiếp thu nguyên vẹn và
trở thành xí nghiệp quốc doanh trực thuộc Bộ Công Nghiệp với tên gọi chính thức là
Nhà máy Giấy Tân Mai, đóng tại phường Thống Nhất, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng
Nai.
2.3.1. Các mốc thời gian quan trọng trong lịch sử phát triển của công ty:
Năm 1958: Được thành lập với tên gọi Công ty kỹ nghệ Giấy Việt Nam.


Năm 1963 – 1975: Công ty Kỹ nghệ Giấy Tân Mai.
Năm 1975 – 1989: Nhà máy Giấy Tân Mai.
Năm 1989 – 1991: Xí nghiệp liên hiệp Giấy Tân Mai.
Năm 1992: Xí nghiệp liên hiệp Giấy Tân Mai đổi tên thành Công ty Giấy Tân
Mai, tên giao dịch COGITA.
Ngày 01/06/2005 Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ký quyết định số 1934/QĐ –

TCCB về việc sáp nhập công ty Giấy Bình An và các xí nghiệp Nguyên liệu Giấy tại
Đông Nam Bộ, Đăklăk, Lâm Đồng vào Công ty Giấy Tân Mai.
Từ 01/01/2006 công ty Giấy Tân Mai hoạt động theo mô hình công ty cổ phần,
Công ty cổ phần giấy Tân Mai.
Ngày 10/10/2008, Công ty cổ phần Giấy Tân Mai và Công ty cổ phần Giấy
Đồng Nai đã hợp nhất trở thành Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai.
2.3.2. Các giải thưởng và thành tích nổi bật:
Giải thưởng “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn từ
năm 2007 đến nay.
Giải thưởng “Sao vàng đất Việt” năm 2003 – 2004 – 2006 – 2008.
Giải thưởng “Thương hiệu mạnh” năm 2004 – 2006.
Giải thưởng “Doanh nghiệp uy tín – chất lượng” năm 2005 – 2006 – 2007 –
2008.
Giải thưởng “Cúp vàng thương hiệu Việt” năm 2006 – 2007.
Giải thưởng “Chất lượng Việt Nam” năm 2007.
Giải thưởng “Cúp vàng chất lượng sản phẩm giấy ram hội nhập WTO năm
2007.
2.4.

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại giấy, Cellulose, các sản phẩm từ

giấy, nguyên liệu giấy, dăm mảnh, bột giấy, hóa chất (riêng hóa chất phải thực hiện
theo thông tư số 12/2006/TT-BCN ngày 22/12/2006 của Bộ Công nghiệp), vật tư, thiết
bị, phụ tùng ngành giấy.
Trồng rừng nguyên liệu giấy, trồng cây cao su và các loại cây công nghiệp, cây
lâm nghiệp khác, sản xuất cây giống, khảo sát và thiết kế lâm sinh.
Dịch vụ tư vấn kỹ thuật về giấy và lâm sinh.
5



Kinh doanh bất động sản.
Đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng khu dân
cư, cho thuê văn phòng.
Đào tạo nghề (công nghệ bột giấy, giấy).
Sản xuất kinh doanh hơi nước công nghiệp.
Gia công in ấn các loại tập vở, sách, tạp chí, bao bì nhãn hiệu.
Gia công, sửa chữa, lắp ráp cơ điện.
Làm đại lý ký gửi, mua bán hàng hóa.
San lấp mặt bằng.
Kinh doanh cảng sông, kho bãi, bến bãi.
Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, khu du lịch sinh thái. Dịch vụ du lịch lữ hành
nội địa. Cơ cấu tổ chức:
a.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai

6


Hình 2.5 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai

Đạihội
hộiđồng
đồng
đông
Đại
cổcổ
đông
Ban kiểm soát

Hội đồng Quản trị

Tổng giám đốc

Ban chuyên gia

P.
Tài
chính

Ban
QLDA
Quảng
Ngãi

P.
Quản

kỹ
thuật

Ban
QLDA
Miền
Đông

P.
An
toàn
Môi

trường

Ban
QLDA
Lâm
Đồng

P.
QH
đất
&
PT
LN

P.
Lâm
sinh

Ban
QLDA
Kon
tum

Ban
Quản

dự án

Ban
QLDA

Trường
TC nghề
Tân Mai

Ban trợ lý TGĐ

P.
Kế
toán

P.
Tổ
Chức
Hành
Chính

Ban
Lâm
Nghiệp
Quảng
Ngãi

NMG
Tân
Mai

NMG

Bình
An


NMG
Đồng
Nai

P.
Kế
Hoạch

XN
Hơi
nước
Công
nghiệp

XN
NLG
Lâm
Đồng

P.
Quản lý
Thông
tin

XN
NLG
Đak
Lak


XN
NLG
Đông
Nam
Bộ

XN
CN &
DV
TM
TH
Nam
Việt

Nguồn: Phòng TC - HC
7


b.

Chức năng của một số phòng ban chính:

Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản
trị, Tổng Giám Đốc, Ban Kiểm soát.
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực có thẩm quyền cao nhất của công
ty. Đại hội cổ đông họp thường niên hoặc bất thường, ít nhất mỗi năm họp một lần.
Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày kết thúc
năm tài chính.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty
để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty trừ những vấn đề thuộc

thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Ban Kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông
bầu ra. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tổng điều hành
hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty.
Tổng Giám Đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu
trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được
giao.
Phòng tổ chức – hành chính: quản trị hành chính văn phòng; quản lý sử dụng
thiết bị văn phòng; xây dựng kế hoạch trang bị hệ thống thiết bị văn phòng; tổ chức
thực hiện công tác lễ nghi, khánh tiết; quản lý nguồn nhân lực.
Phòng kế hoạch: giúp việc cho Tổng Giám Đốc trong công tác kế hoạch sản
xuất kinh doanh. Đồng thời xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiến độ sản xuất
từng kỳ, tháng, năm theo nhu cầu tiêu thụ; kế hoạch giá thành sản xuât, giá bán sản
phẩm; xây dựng, tổng hợp kế hoạch kinh tế - kỹ thuật; thống kê, phân tích báo cáo tình
hình thực hiện kế hoạch sản xuất.
Phòng kế toán: tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán; thanh toán lương;
kiểm soát ngân quỹ, thu chi công nợ; hạch toán, khai báo thuế.
Phòng tài chính: quản lý tài chính về vốn, nguồn vốn; phân tích hoạt động kinh
tế, tài chính toàn công ty theo định kỳ, lập kế hoạch tài chính cho các hoạt động đầu
tư, sản xuất kinh doanh của công ty.

8


Phòng quản lý thông tin: xây dựng kế hoạch hoạt động và quản lý hệ thống
thông tin nội bộ; thu thâp, tổng hợp và phân tích thông tin; lưu trữ,bảo mật thông tin;
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thông tin; giúp đơn vị sử dụng hiệu quả phương tiện thông
tin.
Phòng quản lý kỹ thuật: lập kế hoạch nghiên cứu phát triển công nghệ; ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật và tổ chức triển khai nghiên cứu đề tài; xây dựng quy trình công

nghệ, thí nghiệm, kiểm nghiệm nguyên vật liệu; quản lý công tác môi trường; tổ chức
kiểm tra nguyên vật liệu nhập kho, chất lượng sản phẩm; thông tin cập nhật khoa học
kỹ thuật.
Phòng an toàn – môi trường: lập kế hoạch huấn luyện về an toàn lao động, kiểm
tra thực hiện công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Quản lý các phương
tiện phòng cháy chữa cháy. Lập kế hoạch đăng kiểm máy móc thiết bị. Quản lý các
phương tiện, xây dựng các phương án phòng chống cháy nổ và mạng lưới an toàn của
phân xưởng; kiểm tra định kỳ các tiêu chuẩn vệ sinh lao động. Lập biên bản và tham
gia điều tra các tai nạn lao động, cháy nổ và các sự cố máy móc thiết bị.
Phòng lâm sinh: chịu trách nhiệm về nguồn nguyên liệu và kế hoạch phát triển
rừng nguyên liệu.
2.5.

Sản phẩm của công ty
Sản phẩm chính của công ty bao gồm: giấy in báo, giấy in thông dụng, giấy in

cao cấp, giấy in màu, giấy photocopy, giấy bao gói xi măng, giấy bao bì carton và giấy
lót kính.
Trong đó giấy in báo là mặt hàng chiến lược chiếm ưu thế trên thị trường trong
nước, tỷ lệ 50 – 60% tổng sản lượng của công ty.
Sản phẩm được sản xuất dưới hai dạng cuộn và ram:
Dạng cuộn có khổ cuộn: 420mm, 650mm, 700mm, 790mm, 840mm, 860mm,
1060mm, 1300mm; đường kính cuộn: 100 + 1cm; đóng gói theo tiêu chuẩn của Tân
Mai, lõi cuộn được sản xuất bằng nguyên liệu ngoại nhập đạt tiêu chuẩn châu Âu.
Dạng ram có kích thước: A0, A1, A2, A3, A4 hay theo yêu cầu của khách hàng.
Tân Mai còn mở rộng loại giấy phục vụ cho văn phòng như giấy in, photocopy:
80ISO, 82ISO, 90ISO, 95ISO với các định lượng 58g/m2, 60g/m2, 70g/m2, 80g/m2.

9



2.6.

Chiến lược của công ty
Chiến lược của Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai là đạt được thế mạnh trong

việc dẫn đầu về thị phần giấy trong cả nước và tối đa hoá sản lượng nhằm tăng doanh
thu và giảm chi phí để sản phẩm có được lợi thế cạnh tranh cao, để hội nhâp vào thị
trường trong khu vực, sẵn sàng đáp ứng và làm thoả mãn yêu cầu của khách hàng với
phương châm “Cung cấp cho khách hàng sản phẩm tốt nhất với giá cạnh tranh”. Liên
kết tạo nguồn, nâng cao năng lực sản xuất, chi phối thị trường truyền thống, kiến tạo
thị trường mới và kênh phân phối mới, giữ bình ổn thị trường trên địa bàn phụ trách;
quản lý mục tiêu và nâng cao hiệu suất, áp dụng các sáng kiến, tiến bộ khoa học kỹ
thuật để tăng năng suất lao động, giảm mức tiêu thụ vật tư và các loại chi phí, hạ giá
thành sản phẩm, hoàn thành các chỉ tiêu tài chính, đảm bảo duy trì mức thu nhập cho
cán bộ công nhân viên.
Công ty đã đưa ra các chiến lược dài hạn như tập trung và quy mô hoá sản xuất
cụ thể là xây dựng nhà máy Giấy Tân Mai miền Đông, nhà máy bột giấy Tân Mai –
Lâm Đồng, nhà máy bột giấy và giấy Tân Mai – Quảng Ngãi, Tân Mai – Kon Tum.
Đặc biệt, với dự án xây dựng trường Trung cấp nghề Tân Mai nhằm đào tạo nguồn
nhân lực cho ngành công nghiệp giấy và các ngành phụ trợ khác nói chung và đáp ứng
cho nhu cầu của công ty nói riêng. Bên cạnh đó, việc mở rộng thị trường ra nước
ngoài, tiến tới đưa sản phẩm xuất khẩu đến các thị trường thế giới sẽ là mục tiêu phấn
đấu của Giấy in/photocopy Tân Mai trong tương lai.
Bên cạnh đó với những kế hoạch trung hạn là luôn củng cố, giữ vững và mở
rộng thị trường giấy in/photocopy trong nước, mở rộng các hệ thống tiêu thụ sản phẩm
giấy in/photocopy văn phòng, phát triển dòng sản phẩm mới Giấy Tráng Phấn (giấy
Couche) lần đầu tiên được sản xuất và tiêu thụ tại Việt Nam vào đầu quý 03 năm 2006.
Kết hợp với chiến lược tiếp thị nhằm giới thiệu sản phẩm mới đồng thời củng cố và
phát triển các nhà phân phối chính nhằm đưa các sản phẩm mới tới tay người tiêu

dùng, tạo cho người tiêu dùng có thói quen tiêu dùng và sử dụng những sản phẩm mới
này. Đồng thời công ty đã cổ phần hoá thành công vào năm 2006.
Với kế hoạch ngắn hạn thì vẫn tiếp tục duy trì và nâng cao năng suất sản xuất
giấy để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Theo đó, công ty sẽ cố gắng kinh
doanh tăng trưởng và hiệu quả. Trong đó, mức tăng trưởng sản xuất bột giấy hàng năm
10


từ 5% đến 78%; mức tăng trưởng sản xuất giấy hàng năm từ 3% đến 52%, mức tăng
trưởng sản xuất hơi công nghiệp từ 14% đến 40%, mức tăng trưởng Lâm sinh hàng
năm từ 10% đến 236% diện tích rừng trồng.
Ngoài ngành giấy chủ lực, trong những năm sắp tới đây, Công ty cổ phần Tập
đoàn Tân Mai còn đầu tư vào các dự án như:
Dự án khu du lịch sinh thái hồ Kala tại Di Linh – Lâm Đồng: Khai thác rừng tự
nhiên và rừng trồng do công ty quản lý để kinh doanh du lịch sinh thái và các loại hình
dịch vụ giải trí khác. Kết nối với các dự án du lịch khác, thực hiện các chương trình du
lịch nội địa khu vực miền Đông và Tây Nguyên. Chuyển đổi một phần đất rừng sang
đất xây dựng công trình du lịch dịch vụ.
Dự án khu công nghiệp – Khu Resort – Trang trại tại Vĩnh Cửu Đồng Nai:
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất hiện đang trồng rừng nguyên liệu giấy, một số đất
khác khoảng 1040ha phù hợp với quy hoạch tại địa phương. Lập các dự án cho 1040ha
đất trên, bao gồm: khu công nghiệp, khu resort, khu trang trại tập trung…
Dự án trung tâm thương mại và dịch vụ Tân Mai – Biên Hoà: chuyển đổi mục
đích sử dụng quỹ đất hiện có tại nhà máy giấy Tân Mai sau khi di dời, bổ sung thêm
phần đất đúng ô thửa của quy hoạch chi tiết 1/2000 phường Thống Nhất đã được phê
duyệt đến khoảng 30,3ha. Khai thác, kinh doanh trên phần đất này theo quy hoạch của
Tp. Biên Hoà, tạo vốn di dời nhà máy, phát triển kinh doanh dịch vụ. Triển khai dự án
từng bước, theo các ô thửa phù hợp quy hoạch của thành phố và tiến độ giải phóng mặt
bằng.


11


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.

Cơ sở lý luận

3.1.1. Khái niệm và vai trò của nguồn nhân lực
a.

Khái niệm nguồn nhân lực

Về cơ bản nguồn nhân lực của một quốc gia hay của một tổ chức là tổng thể
những tiềm năng lao động của con người có trong một thời kỳ nhất định phù hợp với
kế hoạch và chiến lược phát triển (có thể là 1 năm, 5 năm hay 10 năm). Tiềm năng đó
bao gồm thể lực, trí lực, tâm lực của người lao động có thể đáp ứng một cơ cấu lao
động cho nền kinh tế - xã hội nhất định hay một tổ chức nào đó.
Khái niệm này mở rộng hơn khái niệm “lực lượng lao động” mà trước đây
chúng ta thường sử dụng chỉ nói đến những người trong độ tuổi lao động – chỉ tính số
lao động hiện hữu mà không chú ý đến số lao động tiềm năng – chỉ chú ý về số lượng
mà ít quan tâm đến chất lượng (thể lực, trí lực, tâm lực) của người lao động.
b.

Vai trò của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Nguồn nhân lực của một tổ chức được hình thành trên cơ sở các cá nhân có vai
trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định. Nguồn nhân

lực khác với các nguồn lực khác của doanh nghiệp do chính bản chất của con người.
Tại một doanh nghiệp, nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng vào sự
thành công của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp có nguồn nhân lực dồi dào, phát
triển cả về thể lực và trí lực thì sự thành công của doanh nghiệp đã được quyết định.
Thực tế đã chứng minh, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thành công
của các tập đoàn, các doanh nghiệp ở các nước châu Âu, Nhật Bản,…là nguồn nhân
lực và chiến lược sử dụng nguồn nhân lực của họ. Đó là chiến lược biết sử dụng đúng
người đúng việc đồng thời không ngừng bồi dưỡng vốn con người của doanh nghiệp,


tạo điều kiện cho họ phát huy được tài năng, tính sáng tạo, phục vụ cho doanh nghiệp
và nhất là cho chính họ
3.1.2. Các nguồn ứng viên và các hình thức thu hút nguồn nhân lực
a.

Nguồn ứng viên từ trong nội bộ doanh nghiệp

Tuyển người theo cách này thường được gọi là tuyển nhân viên hiện hành,
nghĩa là nhân viên đang làm việc trong công ty. Hình thức tuyển các nhân viên từ
trong nội bộ doanh nghiệp thường được ưu tiên hàng đầu do có các ưu điểm sau đây so
với việc tuyển ứng viên từ bên ngoài:
- Nhân viên của doanh nghiệp đã được thử thách về lòng trung thành, thái độ
nghiêm túc, trung thực, tinh thần trách nhiệm và ít bỏ việc.
- Nhân viên thấy công ty luôn luôn tạo cơ hội để họ được thăng tiến và do đó
họ gắn bó với công ty hơn và làm việc tích cực hơn.
- Nhân viên của doanh nghiệp sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn trong việc thực hiện
công việc, nhất là trong thời gian đầu ở cương vị trách nhiệm mới. Họ đã làm quen,
hiểu được mục tiêu của doanh nghiệp, do đó mau chóng thích nghi với điều kiện làm
việc mới và biết tìm ra cách thức để đạt được mục tiêu đó.
- Hình thức tuyển trực tiếp từ các nhân viên đang làm việc cho doanh nghiệp

cũng sẽ tạo ra sự thi đua rộng rãi giữa các nhân viên đang làm việc; kích thích họ làm
việc tích cực, sáng tạo và tạo ra hiệu suất cao hơn.
- Ngoài ra việc tuyển nhân viên từ trong nội bộ ít tốn kém nên tiết kiệm được
chi phí cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên hình thức tuyển trực tiếp nhân viên từ nội bộ doanh nghiệp cũng gây
ra một số khó khăn:
Việc tuyển nhân viên vào một chức vụ trống trong doanh nghiệp theo kiểu
thăng chức nội bộ có thể gây hiện tượng chai lỳ, xơ cứng do các nhân viên được thăng
chức đã quen với cách làm việc của cấp trên trước đây và họ sẽ rập khuôn lại theo cách
làm việc đó, thiếu sáng tạo, không dấy lên được bầu không khí thi đua mới. Điều này
rất nguy hiểm nếu doanh nghiệp đang ở trong tình trạng trì trệ, hoạt động kém hiệu
quả.
Trong doanh nghiệp dễ hình thành các nhóm “ứng viên không thành công”, họ
là những người ứng cử vào một chức vụ nào đó còn trống nhưng không được tuyển
13


chọn, từ đó có tâm lý không phục lãnh đạo, bất hợp tác với lãnh đạo mới, dễ chia bè
phái, mất đoàn kết, khó làm việc.
b.

Nguồn ứng viên từ bên ngoài doanh nghiệp

Một số nguồn từ bên ngoài chính:
-

Bạn bè của nhân viên: các nhân viên trong doanh nghiệp khi biết doanh

nghiệp đang tuyển nhân viên họ thường giới thiệu bạn bè, người thân vào đăng ký dự
tuyển. Tuy nhiên, hình thức này có khả năng dẫn tới sự thiên vị hoặc cảm tưởng không

tốt trong nhân viên khi một người bạn hoặc họ hàng của họ không được chấp nhận vào
làm việc.
- Nhân viên cũ: là việc tuyển lại những nhân viên đã rời bỏ công ty để làm cho
các hãng khác hoặc để giải quyết việc riêng. Tuy nhiên, việc nhận lại số nhân viên này
sẽ gây cho tất cả các công nhân viên có ý tưởng rằng họ có thể rời công ty bất cứ khi
nào họ muốn, và một khi trở lại họ không bị mất mát gì.
- Ứng viên tự nộp đơn xin việc: những người tự ý đến công ty để nộp đơn xin
việc được coi như các ứng viên tự nguyện vì công ty không đăng quảng cáo tìm người.
- Nhân viên của các hãng khác: tuyển nhân viên có sẵn tay nghề của một hãng
khác, của các cơ quan Nhà nước, của các trung tâm nghiên cứu… là con đường ngắn
nhất và hiệu quả nhất vì công ty không phải chi phí cho nghiệp vụ đào tạo và gần như
không phải qua thời kì tập sự.
-

Các trường đại học và cao đẳng: là việc tuyển nguồn nhân lực từ các sinh

viên ở các trường Đại học và Cao đẳng.
-

Người thất nghiệp: họ thất nghiệp có thể vì công ty phá sản, bị cạnh tranh

phải giảm bớt nhân viên, hoặc bị hãng khác sáp nhập lại, cũng có thể họ bị cho nghỉ vì
cá tính xung khắc với cấp trên hoặc họ chán phong cách quản trị, chính sách của công
ty… Nếu biết khai thác nguồn này, công ty có thể tuyển được người giỏi vào làm việc.
-

Người làm nghề tự do: cũng là một nguồn có tiềm năng, họ có thể sẽ là

những ứng viên trong những công việc đòi hỏi kỹ thuật, chuyên môn.
c.


Các hình thức thu hút nguồn nhân lực



Quảng cáo: Quảng cáo là hình thức thu hút ứng viên rất hữu hiệu, đặc

biệt là đối với các doanh nghiệp lớn. Để nâng cao chất lượng quảng cáo, nên chú ý:

14


+

Mức độ quảng cáo: Số lần xuất hiện, khi nào xuất hiện quảng cáo và nên

quảng cáo theo hình thức nào,… phải căn cứ vào số lượng ứng viên cần tuyển, chức vụ
và loại công việc yêu cầu cần tuyển.
+ Nội dung quảng cáo: Nên nhấn mạnh vào nội dung, yêu cầu của công việc
và tiêu chuẩn nghề nghiệp, phát triển tính hứng thú của công việc và khả năng có thể
thoả mãn yêu cầu của ứng viên như cấp học bổng, cho đào tạo tiếp, khả năng thăng
tiến trong nghề nghiệp… Cuối cùng trong quảng cáo nên có những câu khuyến khích
người nghe hoặc đọc quảng cáo mau chóng có hành động liên lạc với tổ chức doanh
nghiệp.


Văn phòng dịch vụ lao động: Sử dụng văn phòng dịch vụ lao động có ích

lợi là giảm được thời gian tìm kiếm lao động, phỏng vấn, chọn lựa ứng viên và thường
được áp dụng trong các trường hợp sau:

+ Doanh nghiệp không có phòng nhân sự riêng, do đó gặp khó khăn trong việc
tuyển nhân viên mới.
+

Doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc thực hiện không có hiệu quả việc tuyển

nhân viên mới hoặc có những yêu cầu bất thường đối với ứng viên.
+

Doanh nghiệp cần tuyển gấp số lượng đông lao động là phụ nữ, lao động

chưa có trình độ lành nghề.
+ Doanh nghiệp muốn thu hút một số lao động đang làm việc cho các doanh
nghiệp là đối thủ cạnh tranh trên thị trường.


Tuyển sinh viên tốt nghiệp từ các trường Đại học: Các doanh nghiệp

thường chọn một số trường Đại học được cho là nơi thích hợp để cung cấp các ứng
viên phù hợp cho mình. Khi đó các doanh nghiệp thực hiện việc trao giải thưởng, quà
tặng, tài trợ cho một số dự án, chương trình nghiên cứu khoa học của sinh viên trong
trường. Đồng thời doanh nghiệp cũng cung cấp các thông tin nhu cầu tuyển nhân viên
mới, các bản mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc giúp cho việc tuyển chọn những
sinh viên tốt nghiệp đạt kết quả tốt.


Các hình thức khác: Trong thực tế các doanh nghiệp có thể tuyển ứng

viên từ bên ngoài theo giới thiệu của chính quyền, của nhân viên trong doanh nghiệp,
do ứng viên tự đến xin việc hoặc gần đây là qua hệ thống Internet.


15


×