Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

PHÂN TÍCH NHU CẦU NHÀ Ở CỦA NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP TẠI QUẬN 10 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH NHU CẦU NHÀ Ở CỦA NGƯỜI CÓ THU NHẬP
THẤP TẠI QUẬN 10 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐÀM MAI PHƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Nhu Cầu
Nhà Ở của Người có Thu Nhập Thấp tại Quận 10 Thành Phố Hồ Chí Minh”, do
Đàm Mai Phương sinh viên khóa 2006 - 2010, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi
Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ______________________

TS. NGUYỄN VĂN NGÃI
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày


Tháng

Năm

Tháng

Năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Đối với mỗi sinh viên, khóa luận tốt nghiệp là cơ hội để tổng kết và áp dụng vào
thực tế những kiến thức đã tiếp thu được trên giảng đường đại học. Trong thời gian
thực hiện khóa luận, em đã tiếp thu được nhiều kiến thức mới và những kinh nghiệm
thực tế quý báu, làm hành trang cho con đường tương lai. Để hoàn thành cuốn khóa
luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ hết sức tận tình từ
nhiều phía.
Trước hết, con xin gởi những dòng tri ân đến Ba Mẹ và gia đình, những người đã
sinh thành, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho con có được ngày hôm nay.
Xin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, đặc
biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho em những kiến thức quý báu
trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Văn Ngãi đã tận tình

hướng dẫn trong suốt thời gian em làm khóa luận.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn của em, những người đã
chung vai sát cánh với em trong suốt những ngày ngồi giảng đường.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên
ĐÀM MAI PHƯƠNG


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐÀM MAI PHƯƠNG. Tháng 07 năm 2010. “Phân Tích Nhu Cầu Nhà Ở của
Người có Thu Nhập Thấp tại Quận 10 Thành Phố Hồ Chí Minh”.
DAM MAI PHUONG. July 2010. “Analyzing Housing Need of Low Income
Groups in 10 District, Ho Chi Minh City”.
Khóa luận nghiên cứu nhu cầu nhà ở của người có thu nhập thấp tại quận 10 –
TP.HCM, trên cơ sở số liệu thứ cấp từ các cơ quan có liên quan và số liệu sơ cấp từ
phỏng vấn 90 hộ dân có thu nhập thấp hiện đang thuê nhà trên địa bàn quận 10, đã mô
tả được thực trạng cầu nhà ở hiện nay đối với người có thu nhập thấp.
Với nguồn số liệu từ cuộc điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 90 hộ thu nhập thấp
trên địa bàn quận 10, đề tài đã xây dựng được mô hình đường cầu nhà ở đối với cả nhu
cầu thuê nhà và mua nhà của người dân dưới dạng hàm tuyến tính như sau: Q = 5,415
– 0,012*P + 0,757*TN + 1,513*SN (đối với nhu cầu thuê nhà) và Q = 12,403 –
0,784*P + 0,274*TN + 3,357*SN (đối với nhu cầu mua nhà). Hai hàm cầu này được
sử dụng để phân tích tác động biên cho thấy được sự tác động của các yếu tố đến
lượng cầu nhà ở đối với việc thuê và mua nhà.
Bên cạnh đó, dựa vào số liệu thu thập được về tiết kiệm của hộ và giá nhà hiện
tại tiến hành so sánh khả năng mua nhà của người thu nhập thấp đối với nhà thông
thường và nhà dành riêng cho người thu nhập thấp.
Thông qua phân tích về thực trạng nhà ở, mô hình đường cầu, khóa luận đã đề
xuất một số hướng góp phần giải quyết tình hình cầu vượt quá mức cung nhà ở hiện
nay.



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................................... x
DANH MỤC PHỤ LỤC ........................................................................................................ xi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 3
1.3.1. Phạm vi không gian.............................................................................................. 3
1.3.2. Phạm vi thời gian.................................................................................................. 3
1.4. Cấu trúc khóa luận ...................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN .................................................................................................. 4
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu ............................................................................. 4
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu............................................................................. 5
2.2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................ 5
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội....................................................................................... 7
2.3. Đánh giá khái quát chung ........................................................................................ 11
2.3.1. Thuận lợi.............................................................................................................. 11
2.3.2. Khó khăn ............................................................................................................. 11
2.4. Tổng quan về tình hình nhà ở tại quận 10 ............................................................. 12
2.4.1. Thực trạng các chung cư trên địa bàn quận 10 ............................................... 12
2.4.2. Những giải pháp của quận 10 trong việc thực hiện chương trình nhà ở trên
địa bàn quận trong thời gian ................................................................................................. 13
2.4.3. Chương trình phát triển nhà ở của quận 10 giai đoạn 2007 – 2010 ............. 13

2.5. Người thu nhập thấp ở quận 10............................................................................... 14
2.6. Thực trạng cung nhà ở cho người thu nhập thấp hiện nay .................................. 16
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU ........................ 18
3.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................. 18
3.1.1. Một số lý thuyết về nhà ở .................................................................................. 19
v


3.1.2. Khái niệm người có thu nhập thấp ................................................................... 23
3.1.3. Một số lý luận cơ bản về cầu ............................................................................ 25
3.2. Cơ sở pháp lý ............................................................................................................ 30
3.2.1. Cơ chế thực hiện dự án nhà ở thu nhập thấp................................................... 30
3.2.2. Quỹ đất dành để xây dựng nhà ở thu nhập thấp ............................................. 31
3.2.3. Tiêu chuẩn thiết kế, giá bán, cho thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp ........ 31
3.2.4. Ưu đãi đầu tư đối với chủ đầu tư dự án nhà ở thu nhập thấp........................ 32
3.2.5. Các đối tượng, điều kiện được mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp .. 33
3.2.6. Trình tự, thủ tục xác định đối tượng và thực hiện việc mua, thuê, thuê mua
nhà ở thu nhập thấp. ............................................................................................................... 33
3.2.7. Phương thức và biện pháp quản lý quỹ nhà ở thu nhập thấp ........................ 34
3.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 34
3.3.1. Phương pháp phân tích hồi quy ........................................................................ 34
3.3.2. Phương pháp xây dựng đường cầu nhà ở ........................................................ 35
3.3.3. Phương pháp thu thập số liệu............................................................................ 37
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 37
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................... 38
4.1. Đặc điểm của mẫu điều tra ...................................................................................... 38
4.1.1. Quy mô của hộ dân ............................................................................................ 38
4.1.2. Đặc điểm về độ tuổi ........................................................................................... 39
4.1.3. Trình độ học vấn................................................................................................. 39
4.1.4. Thu nhập của hộ dân .......................................................................................... 40

4.2. Thực trạng về nhà ở .................................................................................................. 41
4.2.1. Loại hình nhà ở ................................................................................................... 41
4.2.2. An ninh ................................................................................................................ 42
4.2.3. Môi trường .......................................................................................................... 42
4.2.4. Điện, nước ........................................................................................................... 43
4.3. Mô hình ước lượng hàm cầu nhà ở......................................................................... 43
4.3.1. Mô hình ước lượng hàm cầu thuê nhà ............................................................. 44
4.3.1.1. Kết quả ước lượng các thông số của mô hình ......................................... 44
4.3.1.2. Kiểm định mô hình ..................................................................................... 45
4.3.1.3. Nhận xét và đánh giá mô hình .................................................................. 46
4.3.2. Mô hình ước lượng hàm cầu mua nhà ............................................................ 48
4.3.2.1. Kết quả ước lượng các thông số của mô hình ......................................... 49
4.3.2.2. Kiểm định mô hình ..................................................................................... 49
vi


4.3.2.3. Nhận xét và đánh giá mô hình .................................................................. 50
4.4. So sánh khả năng mua nhà thông thường và nhà dành cho người thu nhập thấp
của người dân.......................................................................................................................... 53
4.5. Một số đề xuất ........................................................................................................... 54
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 57
5.1. Kết luận ...................................................................................................................... 57
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................... 60
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TNT

Thu nhập thấp

UNDP

Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc

CLB

Câu lạc bộ

VAT

Thuế giá trị gia tăng

DA

Dự án

Cty


Công ty

CP

Cổ phần

TB

Trung bình

CC

Chung cư

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TM

Thương mại

XD

Xây dựng

ĐT

Đầu tư


XNK

Xuất nhập khẩu

KCN

Khu công nghiệp

KTĐC

Khu tái định cư

KDC

Khu di cư

HTX

Hợp tác xã

CB – CC

Cán bộ công chức

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang 


Bảng 2.1. Bảng Tổng Hợp Hộ Thu Nhập Thấp tại Quận 10 ............................................ 16 
Bảng 3.1. Bảng Quy Định Phân Cấp Nhà Ở....................................................................... 23 
Bảng 3.2. Bảng Chi Tiêu của các Nhóm Người tại TP.HCM Năm 2008 ....................... 24 
Bảng 3.3. Kỳ Vọng Dấu cho Hệ Số của Mô Hình Ước Lượng........................................ 36 
Bảng 4.1. Quy Mô của Hộ Dân ............................................................................................ 19 
Bảng 4.2. Tổng Thu Nhập của Hộ ....................................................................................... 41 
Bảng 4.3. Phân Loại Nhà Ở .................................................................................................. 41 
Bảng 4.4. An Ninh ................................................................................................................. 42 
Bảng 4.5. Môi Trường ........................................................................................................... 42 
Bảng 4.6. Tình Hình Sử Dụng Nước ................................................................................... 43 
Bảng 4.7. Các Thông Số Ước Lượng của Mô Hình Đường Cầu Thuê Nhà ................... 44 
Bảng 4.8. Kiểm Tra Lại Dấu các Thông Số Ước Lượng ................................................. 45 
Bảng 4.9. Các Thông Số Ước Lượng của Mô Hình Đường Cầu Mua Nhà .................... 49 
Bảng 4.10. Kiểm Tra Lại Dấu các Thông Số Ước Lượng ................................................ 50 
Bảng 4.11. So Sánh Khả Năng Mua Nhà Thông Thường và Nhà Thu Nhập Thấp của
Người Thu Nhập Thấp Hiện Nay ......................................................................................... 54 

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang 

Hình 2.1. Bản Đồ Địa Giới Hành Chính Quận 10 ............................................................... 5 
Hình 2.2. Chung Cư Lê Thị Riêng ......................................................................................... 9 
Hình 2.3. Trung Tâm Văn Hóa Quận 10 ............................................................................. 11 
Hình 2.4. Một trong những Chung Cư đã Xuống Cấp tại Quận 10 ................................. 12 
Hình 2.5. Người Thu Nhập Thấp ......................................................................................... 15 
Hình 3.1. Đường Cầu ............................................................................................................. 26 
Hình 3.2. Đường Tổng Cầu .................................................................................................. 27 

Hình 3.3. Đàn hồi dọc theo đường cầu ................................................................................ 29 
Hình 3.4. Đường cầu thẳng đứng và đường cầu nằm ngang ............................................ 29 
Hình 4.1. Độ Tuổi .................................................................................................................. 39 
Hình 4.2. Trình Độ Học Vấn ................................................................................................ 40 
Hình 4.3. Đường Cầu Thuê Nhà Dạng Tuyến Tính........................................................... 47 
Hình 4.4. Đường Cầu Thuê Nhà theo Thu nhập Dạng Tuyến Tính ................................ 48 
Hình 4.5. Đường Cầu Mua Nhà Dạng Tuyến Tính ........................................................... 52 
Hình 4.6. Đường Cầu Mua Nhà theo Thu nhập Dạng Tuyến Tính ................................. 53 
Hình 4.7. Căn Hộ cho Người TNT Diện Tích Tối Đa 70m2, 400 Triệu Đồng............... 56 

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. Kết xuất Eviews mô hình đường cầu nhà thuê nhà chạy bằng phương
pháp OLS
PHỤ LỤC 2. Kết xuất kiểm định White mô hình đường cầu thuê nhà chạy bằng
phương pháp OLS
PHỤ LỤC 3. Kết xuất các mô hình hồi quy phụ
PHỤ LỤC 4. Bảng giá trị thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến lượng cầu thuê
nhà
PHỤ LỤC 5. Kết xuất Eviews mô hình đường cầu mua nhà chạy bằng phương pháp
OLS
PHỤ LỤC 6. Kết xuất kiểm định White mô hình đường cầu mua nhà chạy bằng
phương pháp OLS
PHỤ LỤC 7. Kết xuất các mô hình hồi quy phụ
PHỤ LỤC 8. Bảng giá trị thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến lượng cầu nhà ở
theo giá nhà thị trường
PHỤ LỤC 9. Các kiểm định giả thiết cho mô hình
PHỤ LỤC 10. Kiểm Tra Các Vi Phạm Giả Thiết trong Mô Hình

PHỤ LỤC 11. Bảng Giá Đất Quận 10 TP.HCM năm 2010
PHỤ LỤC 12. Một Số Dự Án Chung Cư cho Người thu nhập thấp tại TP.HCM
PHỤ LỤC 13. BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Nhà ở là một tài sản có giá trị đặc biệt đối với đời sống mỗi con người, mỗi gia
đình. Nhà ở cũng là một bộ phận quan trọng cấu thành nên bất động sản, là một trong
các lĩnh vực luôn luôn giành được sự quan tâm lớn và sự quan tâm hàng đầu của xã
hội. Nhà ở là một trong những nhu cầu cơ bản không thể thiếu của mỗi con người, mỗi
gia đình và xã hội.
Ở nước ta, cùng với quá trình đô thị hóa phát triển nền kinh tế thị trường thì nhu
cầu nhà ở đang diễn ra ngày càng sôi động và nhà ở đã trở thành một trong những vấn
đề bức xúc nhất đang được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Từ hơn 10 năm nay,
cùng với công cuộc đổi mới, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước đã tạo
điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể xây dựng nhà ở đã được triển khai ở hầu hết
các tỉnh trong cả nước. Tuy nhiên, việc chăm lo, tạo điều kiện cho người có thu nhập
thấp (TNT) để họ có được nhà ở vẫn là bài toán hết sức khó khăn. Vấn đề đáp ứng nhu
cầu nhà ở cho đô thị đang đặt ra cho các nhà quản lý đô thị phải đứng trước những thử
thách, những khó khăn phức tạp. Nhiều hiện tượng xã hội phức tạp đã nảy sinh trong
lĩnh vực nhà ở: việc làm, thu nhập, lối sống, tệ nạn xã hội. Những hiện tượng đó gây
không ít khó khăn trong vấn đề quản lý đô thị.
Thực tế các nước cho thấy rằng, để đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa cùng với quá
trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì vấn đề nhà ở đặc biệt là nhà ở cho
những người có mức TNT phải được giải quyết đúng đắn kịp thời. Ở nước ta, trong

những năm qua Đảng và Nhà nước đã cố gắng quan tâm, chăm lo, tạo điều kiện từng
bước đáp ứng yêu cầu bức xúc về nhà ở cho người có TNT, nhiều chương trình, dự án
(DA) đề cập đến phát triển nhà ở cho người có TNT và được xác định là vấn đề ưu
tiên.


TP.HCM là trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước với dân số khoảng gần 10
triệu người. Sự phát triển nhanh chóng của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa trong
những năm qua của thành phố đã góp phần thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển, nâng
cao mức sống của người dân. Tuy nhiên, quá trình này cũng kéo theo sự tập trung dân
cư ngày càng cao làm gia tăng nhu cầu nhà ở của người dân, đặc biệt là người có TNT
do nguồn cung nhà ở quá thấp so với cầu làm giá không ngừng tăng lên rất cao gây
khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu nhà ở của người TNT. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ
của Nhà nước đối với lĩnh vực này chưa thật sự hiệu quả, thủ tục hành chính còn nhiều
vướng mắc làm cho các nhà đầu tư chưa có hứng thú trong việc tham gia vào thị
trường nhà ở cho người có TNT.
Quận 10, một trong những quận trung tâm của TP.HCM, có kinh tế khá phát
triển, dân cư đông nên nhu cầu về nhà ở của người dân nơi đây là vấn đề rất được quan
tâm, đặc biệt là nhà ở cho người có TNT. Nhu cầu về nhà ở ở đây rất cao cả về số
lượng và chất lượng. Do đó, phân tích nhu cầu nhà ở của người dân có TNT tại quận
10 là việc làm cần thiết để tìm hểu rõ thực trạng nhà ở của người TNT trong quận như
thế nào? Tình hình cung cầu nhà ở của người TNT trong quận ra sao? Những nhân tố
nào ảnh hưởng đến lượng cầu nhà ở của người TNT cũng như những hướng nhằm giải
quyết nhu cầu nhà ở cho người TNT hiện nay?
Được sự chấp thuận của khoa kinh tế trường Đại học Nông Lâm TP.HCM và sự
hướng dẫn của thầy Nguyễn Văn Ngãi, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân Tích
Nhu Cầu Nhà Ở của Người có Thu Nhập Thấp tại Quận 10 Thành Phố Hồ Chí
Minh” để tìm lời đáp cho những câu hỏi trên.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung

Phân tích nhu cầu nhà ở của người có thu nhập thấp tại quận 10, TP.HCM.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích thực trạng nhà ở của người thu nhập thấp tại quận 10.
Xây dựng đường cầu nhà ở của người thu nhập thấp hiện nay.
So sánh khả năng mua nhà của người thu nhập thấp đối với nhà ở thông thường
và nhà ở dành cho người có thu nhập thấp.
2


Đề xuất một số giải pháp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhà ở cho người thu
nhập thấp.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn quận 10, TP.HCM, tại một số phường trong
quận.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài được nghiên cứu từ 01/03/2010 đến 02/07/2010.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Chương 1 trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và cấu trúc của luận văn.
Chương 2 giới thiệu tổng quan về tài liệu tham khảo; tổng quan về địa điểm
nghiên cứu bao gồm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, tình hình nhà ở và người thu
nhập thấp của quận 10, thực trạng cung nhà ở cho người thu nhập thấp hiện nay.
Chương 3 trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu, các chỉ tiêu sử
dụng và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4 mô tả tình hình nhà ở của người thu nhập thấp tại quận 10. Xây dựng
đường cầu nhà ở của người thu nhập thấp tại quận 10 (bao gồm nhu cầu mua nhà và
thuê nhà). So sánh khả năng mua nhà của người thu nhập thấp đối với nhà ở thông
thường và nhà ở dành cho người thu nhập thấp. Cuối cùng, rút ra kết luận và đề xuất
giải pháp.

Chương 5 tóm lược kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị góp phần
giải quyết nhu cầu nhà ở của người thu nhập thấp tại quận 10.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

Chương này giới thiệu tổng quan về tài liệu tham khảo; tổng quan về địa điểm
nghiên cứu bao gồm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, tình hình nhà ở và người thu
nhập thấp của quận 10, thực trạng cung nhà ở cho người thu nhập thấp hiện nay.
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu về nhu cầu nhà ở của người có TNT nhìn chung không còn là
hướng nghiên cứu mới nhưng rất cần thiết đối với khu vực quận 10. Trong quá trình
thực hiện nghiên cứu này, tôi có tham khảo các đề tài trước đây như sau
Lê Tấn Đức, 2007 nghiên cứu về thực trạng và giải pháp xây dựng, phát triển
chung cư cho người thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và Đỗ Mỹ Linh,
2003 nghiên cứu về thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào nhà ở
cho người có thu nhập thấp. Cả hai đề tài đều sử dụng phương pháp thống kê mô tả để
đánh giá hiện trạng và đề xuất những giải pháp cho tình hình trên. Tuy nhiên chỉ dừng
lại ở mức độ mô tả mà chưa xác định và lượng hóa được sự tác động của các nhân tố
lên cầu nhà ở của người TNT.
Vũ Thị Như, 2009 nghiên cứu về yếu tố cung cầu ảnh hưởng tới thị trường nhà
ở tại TP.HCM. Đề tài đi sâu vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu thị
trường nhà ở nói chung và một số quy trình thẩm định bất động sản. Tuy đề tài không
đi sâu vào phân tích nhu cầu nhà ở của người TNT nhưng cũng là một tài liệu quan
trọng để tôi có cơ sở xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cầu nhà ở của người TNT.
Các nghiên cứu trên là tư liệu tham khảo đáng quý để thực hiện đề tài này.
Cùng nghiên cứu về nhà ở cho người TNT nhưng cách tiếp cận không hoàn toàn giống

nhau. Và điểm khác biệt của đề tài này so với những nghiên cứu trước là đi sâu vào
xem xét tác động của các yếu tố chính lên lượng cầu nhà ở của người TNT và thông


qua phương pháp phân tích hồi quy đã xác định và lượng hóa được sự tác động của các
nhân tố lên cầu nhà ở của người TNT.
Với mục tiêu và phạm vi đã trình bày ở chương 1, tài liệu nghiên cứu của đề tài
không chỉ gói gọn ở một mặt nhất định nào đó mà được tổng hợp từ nhiều nguồn khác
nhau. Chúng bao gồm các tài liệu thu thập từ các bài báo, internet về điều kiện tự
nhiên – kinh tế xã hội của quận, về chính sách nhà ở cho người TNT, về các yếu tố ảnh
hưởng đến nhu cầu nhà ở.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài có tham khảo các tài liệu liên quan đến
chuyên ngành kinh tế tài nguyên môi trường cũng như tham khảo các luận văn tốt
nghiệp của các sinh viên khoa Kinh tế - Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Hình 2.1. Bản Đồ Địa Giới Hành Chính Quận 10

Nguồn : UBND quận 10, 2010
Quận 10 có tổng diện tích tự nhiên 571,81 ha (theo số liệu bản đồ địa chính)
nằm chếch về phía Tây Nam của trung tâm TP.HCM và chiếm 0,24% diện tích đất đai
5


toàn Thành phố. Dân số của Quận 10 tính đến thời điểm 31/12/2005 là 237.459 người,
mật độ dân số trung bình là 41.527 người/km2.
Quận 10 được chia thành 5 khu với tổng số 15 Phường lớn nhỏ không đều nhau,
chênh lệch giữa Phường lớn nhất (Phường 12) và Phường nhỏ nhất (Phường 3) là
119,14 ha tương ứng 12,8 lần. Địa bàn Quận 10, có giáp ranh như sau: Phía Bắc giáp

Quận Tân Bình, giới hạn bởi đường Bắc Hải; Phía Nam giáp Quận 5, giới hạn bởi
đường Hùng Vương và đường Nguyễn Chí Thanh; Phía Đông giáp Quận 3, giới hạn
bởi đường Cách mạng tháng 8, Điện Biên Phủ và đường Lý Thái Tổ; Phía Tây giáp
Quận 11, giới hạn bởi đường Lý Thường Kiệt.
b. Địa hình và địa chất công trình
Địa hình Quận 10 tương đối bằng phẳng. Toàn bộ địa hình Quận 10 nằm trên
cao độ +2.00 (lấy theo hệ Mũi Nai). Đặc điểm địa chất công trình của loại đất này đa
phần là thuộc khối phù sa cổ, cường độ chịu tải của đất là R³ 1,7 kg/cm2.
c. Khí hậu
Khí hậu Quận 10 mang đặc trưng của khí hậu Nam Bộ, chịu ảnh hưởng tính
chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ: cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình 28oC, nhìn chung tương
đối điều hòa trong năm. Nhiệt độ cao nhất là 39oC và thấp nhất là 25,7oC.
Ẩm độ: trung bình cả năm vào khoảng 75%.
Mưa: với vị trí là quận nội thành nên lượng mưa nhiều hơn ở các khu vực khác
(trung bình 2.100 mm). Mưa tập trung từ tháng 6 đến tháng 11, các tháng khác hầu
như không có mưa.
Gió: hướng gió thay đổi nhiều trong năm, chủ yếu là gió Tây Nam và Đông Đông Nam. Tốc độ gió trung bình là 3 m/s, mạnh nhất là 22,6 m/s. Hầu như không có
bão (nếu có chỉ có gió cấp thấp do ảnh hưởng bão từ nơi khác đến).
Bức xạ: tổng bức xạ mặt trời tương đối lớn là 368 Kcal/cm2.
Độ bốc hơi: Trung bình: 3,7 mm/ngày; cao tuyệt đối: 13,8 mm/ngày
d. Thủy văn
Trên địa bàn Quận 10 không có kênh, rạch. Ngoài hồ Kỳ Hòa và một số hồ nhỏ
khác, Quận 10 hầu như không có nơi nào chứa nước mặt. Thoát nước chính của Quận
6


10 trong mùa mưa là chảy qua Quận 3, ra rạch Nhiêu Lộc, qua Quận 5 ra kênh Bến
Nghé, một phần nhỏ chảy qua Quận 11 ra rạch Lò Gốm.

2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Sau ngày giải phóng 30/4/1975, Quận 10 là một Quận nghèo không có các cơ
sở kinh tế lớn, chỉ có một số cơ sở kinh tế vừa ít về số lượng, vừa nhỏ bé về quy mô,
đại bộ phận dân cư là công chức và nhân dân lao động nghèo, tỷ lệ thất nghiệp trên
20%, mật độ dân số cao, hệ thống phúc lợi xã hội không đáng kể với 17 trường học
các cấp của tư nhân tập trung ở các khu vực có đường giao thông lớn, các khu tập
trung mua bán; cơ sở y tế cộng đồng chỉ có một y viện, 2 nhà bảo sanh, 4 chẩn y viện,
1 phòng khám phụ khoa với 4 bác sĩ, một nha sĩ cao cấp, 4 nữ hộ sinh, 10 y tá và 33
điều dưỡng viên.
Từ điểm xuất phát đó, Đảng bộ và nhân dân Quận 10 với quyết tâm của toàn hệ
thống chính trị đã nỗ lực vượt qua những khó khăn, thử thách, nhanh chóng ổn định
kinh tế - xã hội, tiến hành cải tạo xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội với những
thành tựu sau.
Đầu tiên là việc thiết lập, xây dựng và bảo vệ vững chắc chính quyền nhân dân,
củng cố kiện toàn hệ thống chính trị vững mạnh cùng với việc khẩn trương bắt tay vào
xây dựng và phát triển kinh tế. Mặc dù còn nhiều khó khăn do cơ chế quản lý kinh tế
bao cấp, kế hoạch hóa tập trung chưa cho phép phát huy tối đa nguồn lực trong nhân
dân nhưng với quyết tâm cao, Quận 10 đã nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh
và đời sống nhân dân, không để phát sinh nạn đói; khôi phục các ngành nghề truyền
thống như sản xuất đồ gỗ, nhôm, nhựa, cơ khí; khai thác được thế mạnh về kinh doanh
thương mại - dịch vụ cùng với việc tập trung đầu tư phát triển mạnh kinh tế quốc
doanh và kinh tế hợp tác, hình thành và phát triển nhiều công ty, xí nghiệp quốc doanh
trên lĩnh vực sản xuất và kinh doanh, nhiều mô hình mới mang tính đột phá đã được
hình thành, ngày càng phát triển như: Khu vui chơi giải trí Kỳ Hòa, Công ty sản xuất
may mặc xuất nhập khẩu Legamex, Công ty Điện - Điện tử (TIE), Công ty Thương
mại - dịch vụ (Tenimex), Công ty xây dựng & dịch vụ nhà đất (Conresco). Đến nay,
Quận đã hoàn tất tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước theo Chỉ thị 500 của Thủ
tướng Chính phủ, các đơn vị hoạt động với quy mô lớn được chuyển về Thành phố
quản lý. Một chặng đường dài, các doanh nghiệp nhà nước của Quận không bị thua lỗ
7



nghiêm trọng, không thất thoát vốn, tiền, tài sản phải xử lý bằng pháp luật. Đây là
thắng lợi to lớn nói lên sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ và quản lý điều hành sâu sát
của chính quyền, từ đó đã cùng các thành phần kinh tế phát huy được vai trò là đầu tàu
trong sản xuất, lưu thông hàng hóa, giải quyết việc làm, ổn định đời sống nhân dân,
phát triển một số mô hình tốt tạo nên những tiền đề vật chất quan trọng để Quận
chuyển đổi cơ chế quản lý trong giai đoạn đổi mới (1986 đến nay) với nhiều thành quả
tương đối toàn diện và vững chắc, đưa Quận 10 trở thành một trong những Quận trung
tâm về kinh tế và văn hóa của thành phố.
a. Kinh tế
Đại hội Đảng bộ Quận 10 lần 7 năm 1996 đã xác định cơ cấu kinh tế của Quận
là “Thương mại, dịch vụ, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp” với mức độ tăng
trưởng kinh tế của Quận hàng năm luôn đạt ở mức trên 10%; sản xuất công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hàng năm khoảng 10,5%. Đến Đại hội Đảng bộ
Quận lần 8 (2000-2005), với phương châm “Đoàn kết, tăng tốc, hiệu quả” để thực hiện
mục tiêu chung là “Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội tạo môi trường
thuận lợi để khơi dậy và phát huy mạnh mẽ các nguồn lực trong nhân dân vào đầu tư
và phát triển, chuyển nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại - dịch vụ - sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghệp, đảm bảo kinh tế phát triển ổn định và hiệu quả
hơn”. Quận 10 đã duy trì được mức độ tăng trưởng kinh tế trên lĩnh vực sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bình quân hàng năm luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra
(14,58%), riêng trong 9 tháng đầu năm 2004, giá trị tổng sản lượng công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp tăng 15,55% so với cùng kỳ năm 2003 và đạt 77,94% Kế hoạch năm;
hoạt động thương mại - dịch vụ có sự khởi sắc, đạt nhịp độ tăng 36,9% hàng năm
trong giai đoạn 1990-1995 và 5 năm (1999-2004) tăng bình quân hàng năm là 16,98%,
doanh số bán ra từ mức 213 tỷ đồng năm 1991 lên 3.200 tỷ ở năm 1995, năm 2000 là
4.622 tỷ đồng và 9 tháng đầu năm 2004 đạt mức 7.989,013 tỷ đồng với các trung tâm
thương mại lớn của Quận như Trung tâm thương mại Lý Thường Kiệt, chợ điện tử
Nhật Tảo, các khu chuyên doanh đồ gỗ đường Ngô Gia Tự, vật liệu xây dựng ở

phường 14 cùng sự ra đời và phát triển của hệ thống siêu thị trên tuyến đường 3/2 và
Tô Hiến Thành. Bên cạnh đó, sự phát triển của các thành phần kinh tế ngoài quốc
doanh với nhiều loại hình hoạt động phong phú, đa dạng của hàng chục ngàn doanh
8


nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh cá thể, có tỉ lệ tăng trưởng khá cao và chiếm tỷ
trọng tăng trưởng khá lớn trên tổng doanh số bán ra hàng năm đã đảm bảo cho kinh tế
của Quận tiếp tục phát triển.
b. Xây dựng cơ bản
Quận đã tập trung đầu tư cho các công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm tạo
điều kiện cho sự phát triển chung của Quận với việc đầu tư quy hoạch, cải tạo và xây
dựng mới hệ thống đường sá, cống rãnh, điện nước, khu CC như: tuyến đường Sư Vạn
Hạnh, Lê Hồng Phong, Hồ Bá Kiện, Bắc Hải nối dài, các công trình nhà ở đã được xây
dựng và mới đưa vào sử dụng như CC Lê Hồng Phong, CC 88 căn, 96 căn, CC 601
phường 15 Q10, CC C9, CC Trần Văn Kiểu, CC Lê Thị Riêng, khu nhà ở VK92, khu
Z73, Z756, E657 cùng các dự án đang được triển khai thực hiện như lô D CC Ngô Gia
Tự, lô S, Q CC Nguyễn Kim, CC Thành Thái đã làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt đô
thị của Quận 10 ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn.
Hình 2.2. Chung Cư Lê Thị Riêng

Nguồn: UBND quận 10, 2010
c. Văn hóa xã hội
Cùng với sự phát triển của kinh tế và hạ tầng cơ sở, lĩnh vực văn hóa xã hội
cũng luôn được Quận quan tâm với nhiều chủ trương, biện pháp để đời sống của người
dân Quận từng bước được cải thiện tốt. Năm 2003, Quận đã được thành phố công nhận
cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chí của thành phố và hiện đang phấn đấu nâng
chuẩn thu nhập của các hộ nghèo theo tiêu chí giai đoạn 2005 -2010; công tác Đền ơn
9



đáp nghĩa cũng được sự quan tâm sâu sắc và thường xuyên của Đảng bộ, chính quyền
và nhân dân Quận 10, được duy trì nề nếp và được Nhà nước khen thưởng các danh
hiệu cao quý.
Trên các lĩnh vực giáo dục - y tế - văn hóa - xã hội, Quận 10 cũng đã có những
bước phát triển đáng khích lệ. Đầu năm học 1988 -1989, toàn Quận 10 có 35 điểm
trường Mẫu giáo, Nhà trẻ; 22 trường Phổ thông cấp 1, 2; về Bổ túc văn hoá có trường
Bổ túc tập trung và 3 trường Dân chính ban đêm với số học sinh 38.000 em trong các
cấp học, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân lúc bấy giờ. Đội ngũ
giáo viên trưởng thành cả về số lượng và chất lượng, với trên 2.600 giáo viên đã được
đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng lý luận chính trị; 100% trường học có tổ
chức Đoàn thanh niên Cộng sản và Công đoàn, một số trường đã có Đảng viên và Chi
bộ Đảng. Công tác quản lý Nhà nước về giáo dục và công tác quản lý ngành từng bước
được đổi mới.
Mạng lưới y tế của Quận với một Trung tâm y tế cấp Quận đủ trang thiết bị y tế
cần thiết hiện đại, được xây dựng mới; cùng với 15 trạm y tế tại 15 phường và đội ngũ
cán bộ y tế gồm 224 người đã giúp cho công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân của
Quận ngày càng tốt hơn như tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 33,3% năm 1990 giảm
xuống còn 16,13% vào năm 1995 và hiện nay ở mức 11,127%; khắc phục hoàn toàn
tình trạng tai biến sản khoa và uốn ván rốn; khống chế được các dịch bệnh như dịch
hạch, tả, bại liệt; tỷ lệ tiêm chủng mở rộng luôn trên mức 92%.
Trên lĩnh vực hoạt động văn hóa - nghệ thuật - thể dục thể thao, thời gian qua,
Quận 10 đã xây dựng cơ sở vật chất mới cho ngành văn hóa - nghệ thuật - thể dục thể
thao như Nhà hát Hòa Bình, Trung tâm văn hóa, Nhà văn hóa các phường, Trung tâm
Thể dục thể thao, CLB bơi lặn Nguyễn Tri Phương, Nhà thi đấu Nguyễn Tri Phương,
Hội quán Thể dục thể thao. Nhà hát Hòa Bình là nhà hát cấp Quận nhưng cơ sở vật
chất, chất lượng buổi diễn, vở diễn đều mang tính nghệ thuật cao, hiện đại mang tính
truyền thống và đậm đà bản sắc dân tộc hiện đại phục vụ cho nhân dân thành phố và
khu vực. Trung tâm văn hóa và Trung tâm thể dục thể thao, Nhà thiếu nhi của Quận đã
không ngừng xây dựng và tổ chức các nội dung hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục

thể thao như các CLB Hát ru, thơ, mỹ thuật, phong trào rèn luyện thân thể, các CLB
năng khiếu để phục vụ cho việc xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư, hiện nay
10


toàn Quận có 53 khu phố đăng ký xây dựng khu phố văn hóa, một ký túc xá văn hóa, 4
phường đã tổ chức lễ đăng ký xây dựng phường đạt chuẩn phường văn hóa (phường 4,
5, 3 và phường 8), có 6 nhà văn hóa cấp phường (phường 1, 2, 3, 10, 11, 13).
Hình 2.3. Trung Tâm Văn Hóa Quận 10

Nguồn: UBND quận 10, 2010
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn của Quận đã được
giữ vững với phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, phòng chống tội phạm
nên các tệ nạn xã hội từng bước được khống chế có hiệu quả, đã góp phần tích cực vào
sự phát triển chung của Quận 10, năm 2003, Quận 10 được thành phố công nhận là
Quận cơ bản không còn tệ nạn ma tuý.
2.3. Đánh giá khái quát chung
2.3.1. Thuận lợi
Quận 10 là một trong những quận nội thành của TP.HCM có nhiều điều kiện
thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội với các quận trung tâm và ngoại
thành, là cơ hội để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của quận trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.3.2. Khó khăn
Kinh tế quận 10 so với tình hình phát triển chung của thành phố cũng như so
với các quận trung tâm kế cận vẫn còn những điểm yếu kém nhất định như: Sự phân
bố các trung tâm kinh doanh chưa cân đối, thiếu quy hoạch tổng thể, thiếu gắn kết
11


chỉnh trang đô thị, phát triển dân cư với quy hoạch phát triển kinh tế. Một số khu

chuyên doanh theo đường phố phát triển nhưng còn có yếu tố tự phát, cần thiết phải
sắp xếp, tổ chức hoạt động kinh doanh, đảm bảo tuân theo các quy định trật tự văn
minh đô thị và văn minh thương mại.
2.4. Tổng quan về tình hình nhà ở tại quận 10
2.4.1. Thực trạng các chung cư trên địa bàn quận 10
Địa bàn Quận 10 có 45 lô chung cư với 5.319 căn hộ, phần lớn được xây dựng
trong giai đoạn 1969 – 1970 với kết cấu bán kiên cố như khung sườn thép, sàn bê tông
giả, mái bằng fibro xi măng, cùng với 43 nhà tập thể với 276 hộ nên điều kiện ở, sinh
hoạt của người dân tại các lô chung cư cũ và các nhà tập thể có diện tích rất nhỏ (36 –
40m2), mật độ xây dựng chung cư trên các lô đất trên 65% nên không có công trình
công cộng phục vụ chung, thiếu công viên cây xanh, môi trường sống chưa được đảm
bảo tốt.
Hình 2.4. Một trong những Chung Cư đã Xuống Cấp tại Quận 10

Nguồn: Việt Hoa, 2010
Với tình hình hiện trạng trên, UBND Quận 10 đã tổ chức kiểm định chất lượng
còn lại của các lô chung cư xuống cấp nhanh chủ yếu thuộc các địa bàn Phường 2, 3, 7
với kết quả kiểm định chất lượng còn lại của tất cả các lô chung cư này đều dưới 50%.
12


Do vậy, việc đẩy mạnh thực hiện chương trình phát triển nhà ở dành cho việc tái định
cư nhân dân tại các lô chung cư phải giải tỏa cần đi đôi với việc tạo chỗ ở cho người
có thu nhập thấp và đội ngũ cán bộ, công chức của Quận là nhiệm vụ rất quan trọng và
cấp bách hiện nay của Đảng bộ và chính quyền Quận.
2.4.2. Những giải pháp của quận 10 trong việc thực hiện chương trình nhà ở trên
địa bàn quận trong thời gian
Từ năm 1999 đến nay, với nhiều cố gắng, nỗ lực trong việc tạo nguồn vốn và
quỹ đất, Quận 10 đã xây dựng được lô R chung cư Nguyễn Kim – Phường 7 với 123
căn hộ, chung cư Lê Thị Riêng – Phường 15 với 228 căn hộ, chung cư Trần Văn Kiểu

– Phường 14 với 138 căn hộ, 31 căn hộ chung cư Hòa Bình. Tổng giá trị đầu tư cho 3
chung cư và 31 căn hộ chung cư Hòa Bình là 68.581 tỷ đồng. Hiện nay đang tiến hành
xây dựng mới lô D chung cư Ngô Gia Tự – Phường 3, Lô S chung cư Nguyễn Kim –
Phường 7, tổ chức đấu thầu và triển khai thi công lô Q chung cư Nguyễn Kim –
Phường 7. Ngoài ra, Quận cũng đã di dời các hộ dân lô E, lô C chung cư Ngô Gia Tự,
lô P chung cư Nguyễn Kim để bảo đảm an toàn cho người dân trong quá trình thi công
các lô chung cư mới.
2.4.3. Chương trình phát triển nhà ở của quận 10 giai đoạn 2007 – 2010
a. Thời gian từ 2007 – 2008
Dự án lô D chung cư Ngô Gia Tự – Phường 3: quy mô 15 tầng, 336 căn hộ.
Đơn vị chủ đầu tư: Công ty Dịch vụ đô thị & Quản lý nhà Quận 10. Đơn vị thi công:
Công ty cổ phần xây dựng số 5 – Tổng công ty xây dựng 1 – Bộ Xây dựng. Công trình
lô D chung cư Ngô Gia Tự thi công từ ngày 27/11/2006 và dự kiến hoàn thành trong
tháng 1/2008 để phục vụ bố trí tái định cư cho các hộ dân lô C, E.(Gồm 88 hộ lô E,
152 hộ lô C cung cư Ngô Gia Tự – P3 và 96 hộ thuộc các dự án nhà ở khác.
Dự án lô S chung cư Nguyễn Kim – Phường 7: quy mô xây dựng 12 tầng, 187
căn hộ. Đơn vị chủ đầu tư: Công ty Dịch vụ đô thị & Quản lý nhà Quận 10. Đơn vị thi
công: Công ty cổ phần xây dựng số 5 – Tổng công ty xây dựng 1 – Bộ Xây dựng.
Công trình lô S chung cư Nguyễn Kim đã thi công từ ngày 27/10/2006 và dự kiến
hoàn thành vào cuối tháng 12/2007 để phục vụ bố trí tái định cư cho các hộ dân lô P
(gồm 144 hộ lô P và 43 hộ thuộc các dự án nhà ở khác).
13


Dự án lô Q chung cư Nguyễn Kim – Phường 7: quy mô 12 tầng với 88 căn hộ.
Đơn vị chủ đầu tư: Công ty Dịch vụ đô thị & Quản lý nhà Quận 10. Dự kiến tổ chức
đấu thầu và thi công trong tháng 08/2007, thời gian xây dựng công trình là 14 tháng,
dự kiến hoàn thành tháng 12/2008.
b. Thời gian từ năm 2009-2010
Chung cư Thành Thái: Dự án chung cư Thành Thái – Phường 14 với quy mô 18

tầng gồm 3 lô A, B, C; 416 căn hộ (có siêu thị và l tầng hầm), tổng giá trị đầu tư là 338
tỷ. Dự kiến công trình hoàn thành vào tháng 05/2009.
Chung cư Tô Hiến Thành: Đơn vị chủ đầu tư: Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn.
Chung cư Tô Hiến Thành tại địa chỉ 157/R8 Tô Hiến Thành có diện tích 2.800 m2.
Quy mô 15 tầng với 183 căn hộ. Tổng giá trị đầu tư dự kiến 72,2 tỷ, hoàn thành công
trình vào tháng 09/2009.
Lô B chung cư Ngô Gia Tự – Phường 3: Dự kiến công trình hoàn thành vào
năm 2010, với quy mô 15 tầng và l tầng hầm, 336 căn hộ.
Quy hoạch khu chung cư Kỳ Hòa – Phường 14: Trên diện tích 18.400 m2 thuộc
khu C.30 của Tổng Cty Bưu chính viễn thông, dự kiến khoảng 750 căn hộ.
Dự kiến công trình hoàn thành vào tháng 11/2010.
Quy hoạch khu chung cư Phường 7: Ngày 01/02/2007 Sở Quy hoạch Kiến trúc
Thành phố đã có văn bản về kết quả thẩm định nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng
đô thị tỷ lệ 1/2000 khu dân cư Phường 7. UBND Quận đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án
Quận 10 chủ đầu tư công trình và các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn chỉnh quy
hoạch 1/500 thẩm định phê duyệt theo quy định chi tiết 1/2000. Song song UBND
Quận sẽ liên hệ với công ty Cổ phần Địa ốc 10 để triển khai thực hiện dự án đầu tư
gồm 850 căn hộ, dự kiến hoàn thành hồ sơ và tổ chức di dời dân vào tháng 10/2010.
2.5. Người thu nhập thấp ở quận 10
Hiện nay chưa có cuộc điều tra cụ thể nào cho kết quả chi tiết về thông tin
người TNT tại quận 10, nhưng theo kết quả điều tra về mức sống hộ gia đình của cục
thống kê thành phố cho thấy họ là những người nghèo, phần lớn cán bộ công chức (CB
– CC) nhà nước trẻ ăn lương, công nhân trong các KCN, sinh viên, hộ buôn bán nhỏ
lẻ, gia đình chính sách, người già neo đơn, hộ giải tỏa có mức đền bù thấp, những
14


×