Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP QUY NHƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.22 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP QUY NHƠN

ĐOÀN THÙY DUNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường
Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP QUY NHƠN”, tác giả
ĐOÀN THÙY DUNG, SINH VIÊN KHÓA 32, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày

.

LÊ VĂN LẠNG
Người hướng dẫn

Ngày
Chủ Tịch Hội Đồng Chấm Thi

Ngày tháng



năm

tháng

năm
Thư Ký Hội Đồng Chấm Thi

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên xin ghi ơn ba mẹ và gia đình tôi đã sinh dưỡng và là chỗ dựa tinh thần
cho tôi vượt qua mọi khó khăn.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm đã
trang bị vốn kiến thức cho tôi. Đặc biệt xin cảm ơn thầy Lê Văn Lạng, người thầy đã
truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này
với cả trách nhiệm và lòng tận tụy.
Xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị công ty Lâm Nghiệp Quy Nhơn, đặc biệt
là các cô chú, anh chị trong phòng Kế toán, phòng Kế hoach – Vật tư đã tận tình giúp
đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực tập.
Cảm ơn những người bạn đã luôn quan tâm, ủng hộ, động viên tôi.

Sinh viên
ĐOÀN THÙY DUNG



NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐOÀN THÙY DUNG, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Tháng
7 năm 2010 “ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY
LÂM NGHIỆP QUY NHƠN”.
ĐOÀN THÙY DUNG, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Tháng
7 năm 2010 “ AN ANALYSIS OF ECONOMIC EFFICIENCY IN QUY NHƠN
FOREST COMPANY”.
Bằng số liệu thu thập được từ sổ sách, báo cáo của công ty Lâm nghiệp Quy Nhơn,
đề tài tập trung phân tích các chỉ tiêu hiêu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty qua hai năm 2009-2010. Từ đó đưa ra một số
giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Để
tiến hành phân tích, đề tài sử dụng các phương pháp thu thập và xử lý số liệu, phương
pháp phân tích chi tiết, so sánh, thay thế liên hoàn. Kết quả phân tích cho thấy năm
2010 hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm so với năm 2009. Do doanh thu giảm nên làm
cho lợi nhuận giảm. Bên cạnh đó việc sử dụng tài sản cố định và máy móc thiết bị,
quản lý sử dụng vốn chưa hợp lý ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của
công ty.


MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................... vii
Danh mục các bảng .................................................................................................... viii
Danh mục các sơ đồ....................................................................................................... ix
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3
1.4. Sơ lược cấu trúc của luận văn...............................................................................3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ...........................................................................................4

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty .......................................................4
2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty ....................................................................5
2.2.1. Chức năng ......................................................................................................5
2.2.2. Nhiệm vụ .......................................................................................................5
2.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh ở công ty.................................................6
2.3.1. Quy trình tạo ra sản phẩm .............................................................................6
2.3.2. Tổ chức sản xuất ở Công ty ...........................................................................7
2.4. Đặc điểm quản lý tại Công ty ...............................................................................7
2.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty .............................................................7
2.4.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: ........................................................9
2.5. Kết quả sản xuất kinh doanh chung của công ty ................................................10
2.5.1. Tình hình vốn sản xuất kinh doanh của công ty ..........................................10
2.5.2. Tình hình nguyên vật liệu ............................................................................11
2.5.3. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu năm 2008-2009......................................11
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................13
3.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................13
3.1.1. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh ....................................................13
3.1.2. Vai trò của phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh....................................14
3.1.3. Nhiệm vụ của phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh ...............................14
3.1.4. Các chỉ tiêu phân tích ..................................................................................14


3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................17
3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ........................................................17
3.2.2. Phương pháp phân tích ................................................................................17
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................20
4.1. Phân tích các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh tổng hợp .............................20
4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận .................................................21
4.3. Phân tích tình hình doanh thu .............................................................................23
4.3.1. Tình hình doanh thu.....................................................................................23

4.3.2. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh thu .....................24
4.4. Tình hình sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh .................................................26
4.5. Phân tích tình hình tiêu thụ.................................................................................27
4.6. Phân tích các chỉ tiêu sử dụng các yếu tố sản xuất.............................................30
4.6.1 Phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố lao động – tiền lương ............................31
4.6.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định .................................................34
4.6.3. Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu ...............................................38
4.7. Phân tích tình hình vốn .......................................................................................41
4.7.1. Kết cấu vốn ..................................................................................................41
4.7.2. Hiệu quả sử dụng vốn ..................................................................................43
4.7.3. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động ...............................................................44
4.8. Phân tích tình hình thanh toán ............................................................................45
4.8.1. Phân tích các khoản phải thu .......................................................................45
4.8.2. Phân tích các khoản phải trả ........................................................................47
4.9. Đánh giá chung ...................................................................................................48
4.9.1.Những tồn tại ................................................................................................48
4.9.2. Nguyên nhân những tồn tại yếu kém...........................................................49
4.10. Một số giải pháp ...............................................................................................49
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................52
5.1. Kết luận ..............................................................................................................52
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................55

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HQSXKD:

Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh


TSCĐ:

Tài Sản Cố Định

BQ:

Bình Quân

NVL:

Nguyên Vật Liệu

VLĐ:

Vốn Lưu Động

MMTB:

Máy Móc Thiết Bị

PTVT:

Phương Tiện Vận Tải

GTSX:

Giá Trị Sản Xuất

NSLĐ:


Năng Suất Lao Động

LN:

Lợi Nhuận

DT:

Doanh Thu

CP:

Chi Phí

QLDN:

Quản Lý Doanh Nghiệp

SXHH:

Sản Xuất Hàng Hóa

TTHH:

Tiêu Thụ hàng Hóa

KT-TV:

Kế Toán – Tài Vụ


UBND:

Ủy Ban Nhân Dân

DNNN:

Doanh Nghiệp Nhà Nước

QLBVR:

Quản Lý Bảo Vệ Rừng

TNHH:

Trách Nhiệm Hữu Hạn

DNTN:

Doanh Nghiệp Tư Nhân

XN:

Xí Nghiệp

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 : Tình Hình Vốn Của Công Ty Qua 2 Năm 2008-2009....................................10

Bảng 2 : Một Số Chỉ Tiêu Về Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty ..............11
Bảng 3 : Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Qua Hai Năm 2008-2009 ...........................20
Bảng 4 : Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận .....................................................22
Bảng 5 : Tình Hình Doanh Thu Của Công Ty Qua 2 Năm 2008-2009 ........................23
Bảng 6: Doanh Thu Nội Địa ..........................................................................................23
Bảng 7 : Ảnh Hưởng Của Sản Lượng Đến Doanh Thu ................................................25
Bảng 8 : Ảnh Hưởng Của Giá Đến Doanh Thu ............................................................26
Bảng 9 : Tình Hình Biến Động Giá Thành Sản Phẩm Năm 2008-2009 .......................27
Bảng 10 : Tình Hình Sản Xuất – Tiêu Thụ Sản Phẩm Từ Sản Xuất .............................28
Bảng 11 : Tình Hình Lao Động Của Công Ty Qua 2 Năm 2008-2009 ........................31
Bảng 12 : Hiệu Quả Sử Dụng Lao Động .......................................................................32
Bảng 13 : Cơ Cấu TSCĐ Dùng Cho Sản Xuất ..............................................................35
Bảng 14 : Tình Trạng Kỹ Thuật Của TSCĐ Dùng Cho Sản Xuất Năm 2009 ..............36
Bảng 15 : Hiệu Quả Sử Dụng Tài Sản Cố Định ............................................................37
Bảng 16 : Tình Hình Cung Cấp Và Sử Dụng Nguyên Vật Liệu ...................................39
Bảng 17 : Hiệu Suất Sử Dụng Nguyên Vật Liệu...........................................................41
Bảng 18 : Tình Hình Kết Cấu Vốn ................................................................................42
Bảng 19: Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Vốn................................................................43
Bảng 20 : Tốc Độ Luân Chuyển Vốn Lưu Động ..........................................................44
Bảng 21 : Các Khoản Phải Thu .....................................................................................45
Bảng 22 : Các Khoản Phải Trả ......................................................................................47

viii


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1 :

Quy trình sản xuất tại Cty ............................................................................6


Sơ đồ 2 :

Tổ chức sản xuất ...........................................................................................7

Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy quản lý ....................................................................................8

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Đất nước ta đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, nhu cầu vốn cho nền kinh tế và cho từng công ty đang là một
vấn đề bức xúc. Hơn thế nữa, trong nền kinh tế thị trường, sức cạnh tranh của nền kinh
tế cũng như của từng công ty phụ thuộc phần lớn vào hoạt động kinh doanh, nhất là
trong điều kiện hiện nay khi mà chúng ta đã trở thành một thành viên của ASEAN và
trong tương lai không xa, ASEAN sẽ trở thành một khối mậu dịch tự do. Do đó, làm
thế nào để có thể huy động được nguồn ngân quỹ với chi phí thấp nhất, cùng với
những điều kiện thanh toán thuận lợi nhất đã đang và sẽ là vấn đề rất nóng bỏng để
nghiên cứu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh của công
ty.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sản xuất hàng hóa phát triển với tốc độ
ngày càng cao và hoạt động sản xuất kinh doanh là cơ sở để doanh nghiệp tồn tại và
phát triển. Hoạt động này trải qua nhiều giai đoạn và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
khác nhau tác động đến với những nguyên nhân khách quan và chủ quan của nó. Mỗi
doanh nghiệp để tồn tại được trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị
trường thì phải luôn luôn tìm ra phương án kinh doanh có hiệu quả cao nhất và tùy

theo tình trạng của doanh nghiệp mà có thể đặt ra những mục tiêu khác nhau nhưng
mỗi doanh nghiệp đều không ngừng phát huy sáng tạo, không ngừng phát triển khoa
học kĩ thuật, nâng cao trình độ, cải tiến phương thức sản xuất nhằm nâng cao năng suất
lao động. Điều đó đòi hỏi con người phải có nhận thức đầy đủ, kịp thời và chính xác
để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.


Trong những năm qua do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau nên
diện tích, trữ lượng rừng cũng như nguồn gen thực vật rừng nhiệt đới bị suy giảm
mạnh, khiến cho khả năng phòng hộ và cung cấp gỗ, lâm sản cho quá trình phát triển
kinh tế – xã hội bị hạn chế. Vì vậy phải đẩy mạnh công tác xây dựng vốn rừng, trồng
rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hướng tới đóng cửa rừng tự nhiên. Chuyển
hướng từ sử dụng lâm sản rừng tự nhiên sang sử dụng lâm sản khai thác từ rừng trồng,
đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện
đại hóa nông nghiệp nông thôn, giải quyết việc làm, ổn định đời sống của người dân.
Dự án 5 triệu ha rừng, một nhiệm vụ quan trọng của ngành Lâm nghiệp đang nỗ lực
thực hiện, ngoài mục tiêu kinh tế thì các mục tiêu về bảo vệ môi trường sinh thái, phục
hồi hệ sinh thái rừng, bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển các loài cây bản địa là đặc
biệt có ý nghĩa quan trọng. Nhiều loài cây bản địa đã được đưa vào trồng rừng và cũng
có những loài cây đang được nghiên cứu triển khai có nhiều triển vọng.
Công ty Lâm Nghiệp Quy Nhơn là một doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh
doanh sản phẩm giống cây trồng, kinh doanh tổng hợp lâm – nông – ngư – công
nghiệp và dịch vụ, vừa hoạt động công ích, xây dựng rừng phòng hộ theo dự án trồng
mới 5 triệu ha và các dự án môi trường cảnh quan của tỉnh bằng nguồn vốn cấp. Vì thế
công tác phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là điều cần thiết
nhằm nắm bắt được tình hình công ty, nhìn nhận những tiềm năng, hạn chế và nguyên
nhân của nó. Từ đó có những biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh cho công ty mình.
Với sự cần thiết và tầm quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong
công tác quản trị của công ty nên tôi tiến hành thực hiện đề tài : “Phân tích hiệu quả

sản xuất kinh doanh tại Công ty Lâm Nghiệp Quy Nhơn.”
1.2. Mục đích nghiên cứu
-Tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
-Phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất của công ty.
-Tìm hiểu những ưu điểm và hạn chế trong quá trình thực hiện mục tiêu của
doanh nghiệp.
-Đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công
ty, giữ vững vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
2


1.3. Phạm vi nghiên cứu
-Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty lâm nghiệp. Thông qua
các phòng ban của công ty, tôi đã cố gắng thu thập thông tin, số liệu và tổng hợp hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm 2008-2009.
-Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ 3/2010-6/2010.
1.4. Sơ lược cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 5 chương :
Chương 1 : Đặt vấn đề
Chương 2 : Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứa
Chương 3 : Tổng quan
Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5 : Kết luận và kiến nghị

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Ngày 12 tháng 07 năm 1977 Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Nghĩa Bình nay là tỉnh
Bình Định ra quyết định số 1445/QĐ-UB về việc thành lập Lâm trường trồng rừng
Quy Nhơn trên nền tảng vườn ươm cây giống lâm nghiệp xã Quy Nhơn được hình
thành từ sau ngày giải phòng 30/4/1975. Nhiệm vụ chủ yếu là trồng rừng và chăm sóc
rừng phòng hộ phủ xanh đất trống đồi núi trọc chắn gió chống cát bay cho vùng đồi
núi và cát di động ven biển thành phố Quy Nhơn.
Sau nhiều lần sắp xếp chuyển đổi, đến năm 1986 do yêu cầu sắp xếp lại hệ
thống lâm trường trên toàn quốc, 31/1/1986 UBND tỉnh Nghĩa Bình đã có quyết định
số 340/QĐ-UB sáp nhập hai lâm trường Quy Nhơn và lâm trường Phước Vân lấy tên
là Lâm trường Quy Nhơn trụ sở chính đóng tại xã Nhơn Phú nay là phường Nhơn Phú
thành phố Quy Nhơn.
Năm 1992 thực hiện nghị định số 388/HĐBT ngày 20/12/1991 của Hội đồng
Bộ trưởng (nay là chính phủ)về việc sắp xếp và thành lập lại các doanh nghiệp nhà
nước.
Ngày 31-12-1992 UBND tỉnh Bình Định có quyết định số 2675/QĐ-UB về việc
thành lập lại DNNN lâm trường Quy Nhơn. Ngày 7/12/2006 UBND tỉnh Bình Định có
quyết định số 830/QD-UBND về việc phê duyệt phương án chuyển Lâm trường Quy
Nhơn thành Công ty Lâm nghiệp Quy Nhơn.
-Tên doanh nghiệp: Công ty Lâm nghiệp Quy Nhơn.
-Tên viết tắt: Q.F.C (Quy Nhơn forest company)
-Địa chỉ trụ sở chính: Đường Hùng Vương, phường Nhơn Phú TP.Quy Nhơn, tỉnh
Bình Định.


-Số điện thoại: 056.848557 – 748260 fax: 056.848911
-Ngành nghề kinh doanh:
+ Trồng, chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý bảo vệ và khai thác rừng.
+ Kinh doanh tổng hợp lâm - nông - ngư - công nghiệp và dịch vụ.
+ Kinh doanh du lịch sinh thái cây hoa - cảnh.

+ Làm dịch vụ về vật tư, kỹ thuật, giống cây trồng.
+ Đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp trong và ngoài nước.
-Vốn điều lệ: 7.282.140.502 đ
2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
2.2.1. Chức năng
- Tổ chức sản xuất kinh doanh lâm nghiệp
- Trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý bảo vệ rừng và khai thác rừng sản xuất
nhằm mục đích chế biến và cung ứng nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp trong và
ngoài tỉnh.
-Kinh doanh tổng hợp-lâm-ngư-công nghiệp và dịch vụ sản xuất nhằm sử dụng có
hiệu quả đất đai, lao động, góp phần cải tạo môi trường sinh thái.
- Kinh doanh du lịch sinh thái.
- Kinh doanh cây hoa -cảnh.
- Làm dịch vụ hai đầu cho hộ thành viên về vật tư, kỹ thuật, giống cây trồng.
- Đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp dưới các hình thức liên doanh liên kết, mua cổ
phần … trên các lĩnh vực sản xuất, chế biến và dịch vụ nông-lâm nghiệp trong và
ngoài nước.
2.2.2. Nhiệm vụ
- Tiếp nhận vốn dự án troâng mới 5 triệu ha rừng để triển khai đến hộ nhận khoán
về trồng, chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh, quản lý bảo vệ, xây dựng các mô hình trình
diễn về giống, cây trồng và cơ sở hạ tầng lâm nghiệp.
- Nhận trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng phòng hộ theo quyết định 661/TTG
và trồng rừng môi trường cảnh quan theo đơn đặt hàng hoặc kế hoạch của nhà nước
giao. Đồng thời gắn mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng với nhiệm vụ an ninh quốc
phòng là các xã đảo nơi có vị trí phòng thủ quan trọng.
5


- Thực hiện nhiêm vụ công ích có hệ thống sổ sách kế toán và khuôn dấu riêng.
2.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh ở công ty

2.3.1. Quy trình tạo ra sản phẩm
Công ty lâm nghiệp Quy Nhơn là một doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh
sản phẩm giống cây trồng
Sơ đồ 1 : Quy trình sản xuất tại Cty
Túi bầu

Cây mô

Hạt giống

Hỗn hợp ruột bầu

Ra cây mô

Xử lý hạt

Đóng bầu

Cấy

Gieo

Luống bầu

Chăm sóc

Phân loại

Xuất vườn


6


2.3.2. Tổ chức sản xuất ở Công ty
Sơ đồ 2 : Tổ chức sản xuất
Công ty

Đội sản xuất

Bộ phận SX gián tiếp

Bộ phận SX trực tiếp

Tổ
SX
Số 1

Tổ
SX
Số 2

Tổ
SX
Số 3

Tổ
SX
Số 4

Cán

bộ kỹ
thuật
chỉ
đạo

* Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận sản xuất:
- Bộ phận sản xuất gián tiếp : Có nhiệm vụ chỉ đạo, quản lý sản xuất cũng như tài
sản tại vườn ươm kip thời phát hiện sai sót trong quá trình thực hiện sản xuất … Giải
quyết các vấn đề liên quan nhằm đề ra những biện pháp hữu hiệu tiết kiệm chi phí đầu
vào, góp phần hạ giá thành,nâng cao và đảm bảo chất lượng giống cây trồng.
- Bộ phận sản xuất trực tiếp : Là nơi trực tiếp sản xuất ra sản phẩm,cũng là nơi có số
lượng lao động đông của công ty, gồm các tổ 1,2,3... theo sự chỉ đạo của cán bộ kỹ
thuật.
2.4. Đặc điểm quản lý tại Công ty
2.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty
- Tổ chức chỉ đạo sản xuất của Công ty hiện đang hoạt động theo mô hình kết hợp
trực tuyến-tham mưu. Các bộ phận tham mưu bao gồm: Phòng kỹ thuật và quản lý bảo
vệ rừng, phòng kế hoạch, phòng tài vụ, phòng tổ chức hành chính.
7


- Các đơn vị trực tuyến bao gồm: Một đội gieo ươm sản xuất cây giống, hai đội
trồng rừng, hai tiểu khu bảo vệ rừng và một tổ bảo vệ rừng trực thuộc. Mô hình được
thể hiện qua sơ đồ sau đây:
Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy quản lý
Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng tổ chức

hành chính

Đội
SX
gieo
ươm
cây
giống

Phòng
tài vụ

Đội
SX số
3

Phòng
Kế hoạch

Tiểu
khu

Mông

Đội
SX số
4

Phòng kỹ thuật
và bảo vệ rừng


Tiểu
khu
Nhơn
Hội

Tiểu
khu
Sông
Ngang

Ghi chú:

Quan hệ trực tuyến
phối ty
hợp
Bộ máy quảnQuan
lý củahệCông
tổ chức
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo hướng trực tuyến, Giám đốc có

quyền quyết định tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh với sự giúp sức của ban
tham mưu gồm : Một Phó giám đốc và các phòng ban chức năng như : phòng kế
hoạch, kế toán…
Bộ máy quản lý của công ty gồm các bộ phận sau :
- Ban giám đốc: Gồm có 1 giám đốc và 1 phó giám đốc
- Phòng ban chức năng: Có 4 phòng:
+ Phòng tổ chức hành chính
8



+ Phòng kế hoạch
+ Phòng kế toán
+ Phòng kỹ thuật QLBVR
- Đội sản xuất: gồm 3 đội
+ Đội gieo ươm cây giống
+ Đội 3 Long Mỹ
+ Đội 4 bắc sơn
- Tiểu khu bảo vệ rừng: gồm 3 tiểu khu
+ Tiểu khu Nhơn Hội
+ Tiểu khu Sông Ngang
+ Tiểu khu Cù Mông
2.4.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Giám đốc : Là người lãnh đạo cao nhất và chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty trước pháp luật về quá trình điều hành quản lý và sản
xuất. Giám đốc có quyền chủ động sản xuất kinh doanh theo phương pháp hợp lý nhất,
phân công bố trí nhiệm vụ cho từng phòng ban, tham khảo ý kiến của các cán bộ
phòng ban chức năng để giải quyết kịp thời các vấn đề có liên quan đến Công ty.
- Phó giám đốc : Là người tổ chức công tác chỉ đạo kế hoạch về tiến độ sản xuất
cho tung bộ phận, bố trí và điều phối lao động cho hợp lý nhằm đảm bảo hoàn thành
nhiệm vụ sản xuất, Phó giám đốc đồng thời có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc xây
dựng kế hoạch sản xuất. Phó giám đốc có thể chỉ đạo và thay Giám đốc giải quyết
công việc những lúc cần thiết.
- Phòng tổ chức hành chính : Quản lý và tổ chức cán bộ, quản lý hồ sơ, giải quyết
chế độ chính sách, quản lý đào tạo nghiệp vụ cho công tác bảo vệ rừng, xây dựng hệ
thống định mức lao động tiền lương.
- Phòng kế hoạch : chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc, lập kế hoạch sản
xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính cho Công ty. Phòng kế hoạch có các nhiệm vụ
sau:
+ Quy định nhiệm vụ kế hoạch cho từng đội sản xuất.

+ Lập kế hoạch công việc hàng tháng và tiến hành đièu độ sản xuất.
9


+ Cung cấp vật tư … cho các đội sản xuất.
+ Phụ trách công tác tổ chức thuê khoán, khai thác trồng rừng … đối với các lực
lượng công nhân theo hợp đồng.
- Phòng tài vụ : Có nhiệm vụ tổ chức hoạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh hàng ngày hàng ngày.ngoài ra còn theo dõi về công tác tài chính, về tình hình thu
chi, sản xuất nhập tồn của doanh nghiệp một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời. Phòng
tài vụ phải theo dõi và nắm được cụ thể giá trị tài sản cố định, số lượng giá trị nguyên
vật liệu tồn kho chưa dùng, theo dõi số lượng giá trị sản phẩm đã nhập kho phản ánh
các nghiệp vụ tăng giảm, theo dõi các khoản thu chi của đơn vị với khách hàng, theo
dõi các khoản phải thu phải trả, thanh toán nội bộ, tập hợp chi phí để tính toán giá
thành sản phẩm.
- Phòng kỹ thuật thiết kế :
+ Lập duyệt các thiết kế khai thác, trồng rừng và nghiệm thu rừng trồng.
+ Lập quy hoạch thiết kế, phân chia đất rừng và rừng trồng cho các hộ thành viên
tham gia trồng rừng và bảo vệ rừng.
- Ban quản lý bảo vệ rừng : Có nhiệm vụ quản lý, thi công, bảo vệ, giám sát và
kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh rừng.
- Đội sản xuất gieo ươm cây giống :Làm nhiệm vụ sản xuất dịch vụ giống, ươm cây.
2.5. Kết quả sản xuất kinh doanh chung của công ty
2.5.1. Tình hình vốn sản xuất kinh doanh của công ty
Để duy trì các hoạt động của công ty được ổn định, bền vững thì không thể
không xét đến yếu tố vốn. Với một số vốn nhất định công ty mới có thể chủ động trong
sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất.
Bảng 1 : Tình Hình Vốn Của Công Ty Qua 2 Năm 2008-2009
ĐVT : 1.000 đồng
Chỉ tiêu


Năm 2008

Năm 2008

Chênh lệch
±Δ

Vốn lưu động

%

31.699.963

28.748.602

- 2.951.361

-9,31

Vốn cố định

2.332.655

1.901.112

- 413.543

-17,72


Tổng cộng

34.032.618

30.649.714

- 3.382.904

-9,94

Nguồn : Phòng KT – TV
10


Nhìn chung tổng vốn của công ty giảm qua các năm. Năm 2009 tổng vốn sản
xuất kinh doanh giảm 3.382.904 nghìn đồng tương ứng 9,94 %. Trong đó vốn lưu
động giảm 9,31 %, vốn cố định giảm 17,72 %.
2.5.2. Tình hình nguyên vật liệu
Nguồn nguyên liệu của công ty chủ yếu theo yêu cầu của đơn đặt hàng, các
nguyên vật liệu được mua về từ các cở sở sản xuất gần công ty. Các nguyên vật liệu
như :thanh tre, dây nhựa dùng cho sản xuất chính (trồng rừng nhận khoán), hạt giống
phân lân, túi bầu dùng cho sản xuất phụ – gieo ươm và nhiều loại nguyên vật liệu
khác.
2.5.3. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu năm 2008-2009
Kết quả sản xuất kinh doanh là điều mong đợi của mọi doanh nghiệp. Nó không
phản ánh được doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không nhưng là cơ sở để ta
xác định xem công ty hoạt động có hiệu quả không và là động lực của toàn thể công ty
để sản xuất kinh doanh cho kỳ sau.
Bảng 2 : Một Số Chỉ Tiêu Về Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty
ĐVT:1.000 đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Chênh lệch
±∆

%

Giá trị sản xuất

11.392.702 10.215.131 - 1.177.571

-10,33

Tổng doanh thu

16.365.377 13.624.243 - 2.741.134

-16,74

Giá vốn hàng bán

11.306.185 10.114.827 - 1.191.358

-10,53

Chi phí QL & BH


1.408.545

1.516.654

108.109

7,67

Lợi nhuận thuần từ ĐKD

2.183.404

1.535.992

- 647.412

-29,65

Lợi nhuận thuần từ ĐTC

963.543

274.469

- 689.074

-71,51

3.146.948


1.810.461

-1.336.487

-42,46

708.926

249.011

- 459.915

-64,87

2.438.021

1.561.450

- 876.571

-35,95

Lợi nhuận trước thuế
Thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế

Nguồn : Phòng KT – TV
So sánh các chỉ tiêu qua 2 năm 2008-2009 chúng tôi nhận thấy trong năm 2009
các chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất, tổng doanh thu, giá vốn hàng bán đều giảm, chi phí

quản lý và bán hàng tăng làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh
11


giảm. Ngoài ra lợi nhuận từ hoạt động tài chính của công ty cũng giảm làm cho tổng
lợi nhuận của công ty giảm nhiều so với năm 2008.
Tóm lại năm 2009 hiệu quả kinh doanh giảm làm cho lợi nhuận giảm xuống so
với năm 2008.

12


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp của nền kinh tế để thực hiện các mục tiêu
đề ra.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là kết quả đầu ra tối đa thu được trên chi phí đầu
vào tối thiểu.
HQSXKD = Error!
Ý nghĩa : Cho biết một đơn vị chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đơn vị kết quả.
Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu : giá trị sản xuất, doanh thu, lợi
nhuận…Chi phí đầu vào bao gồm : lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, vốn
kinh doanh…
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, là điều kiện sống còn của doanh nghiệp để đối đầu với sự
cạnh tranh và quy luật đào thải của cơ chế thị trường.

Cùng với tầm quan trọng của hiệu quả sản xuất kinh doanh, việc phân tích hiệu
quả sản xuất kinh doanh là cần thiết đối với các doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả sản
xuất kinh doanh là đi vào nghiên cứu nội dung, kết cấu và mối quan hệ giữa các số liệu
biểu diễn kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng phương pháp khoa học
để thấy được chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh và tiềm năng của doanh
nghiệp. Từ đó đề ra phương hướng và biện pháp khắc phục.


3.1.2. Vai trò của phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm đánh giá, xem xét việc thực hiện
các chỉ tiêu kinh tế như thế nào, những mục tiêu đặt ra được thực hiện đến đâu, rút ra
những tồn tại, tìm nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục để
tận dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả sản xuất
kinh doanh không chỉ là điểm kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh mà còn là điểm
khởi đầu của một chu kỳ mới. Kết quả phân tích và những dự đoán trong phân tích của
thời kỳ sản xuất kinh doanh đã qua là những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp có thể
hoạch định chiến lược phát triển và phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò quan trọng cho mọi doanh
nghiệp trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Phân tích hoạt động sản xuất
kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng khả năng phát triển của
doanh nghiệp, đồng thời tìm ra những hạn chế của doanh nghiệp mình. Chính trên cơ
sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược có hiệu
quả.
3.1.3. Nhiệm vụ của phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Đánh giá và kiểm tra khái quát giữa kết quả đạt được so với mục tiêu kế
hoạch, dự toán đã đặt ra để khẳng định tính đúng dắn của các chỉ tiêu được xây dựng
trên một số mặt chủ yếu của quá trình hoạt động kinh doanh.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu và tìm ra nguyên nhân gây
nên mức độ ảnh hưởng đó. Do đó phải xác định các trị số của các nhân tố và tìm ra
nguyên nhân gây biến động của các trị số đó.

-Từ cơ sở nhận thức các vấn đề trên , xác định các tiềm năng cần khai thác và
những chỗ còn tồn tại, yếu kém nhằm đề xuất giải pháp phát huy thế mạnh và khắc
phục tồn tại ở doanh nghiệp của mình.
3.1.4. Các chỉ tiêu phân tích
3.1.4.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp
- Kết quả sản xuất kinh doanh được xác định là : LN = Doanh thu - Chi phí
-Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu : Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu tạo
được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

14


Như vậy kết quả sản xuất kinh doanh ảnh hưởng bởi các yếu tố doanh thu và
chi phí sản xuất. Doanh thu phụ thuộc vào sản lượng và giá tiêu thụ. Chi phí sản xuất
bao gồm chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao TSCĐ… Các
yếu tố này có đạt được như mục tiêu hay không còn phụ thuộc vào:
- Tỷ suất lợi nhuận /vốn sản xuất kinh doanh : Chỉ tiêu này cho biết một đồng
vốn bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Tỷ suất lợi nhuận/chi phí : Chỉ tiêu này cho biết khi bỏ ra một đồng chi phí thì
thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
3.1.4.2. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất
Việc phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất có nhiều ý nghĩa. Bổ sung
cân đối và nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp là hoạt động quan trọng chuẩn
bị cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đó mới chỉ là bước đưa các yếu tố sản xuất vào
hoạt động. Hoạt động tốt hay không tốt, sử dụng có hiệu quả hay không hiệu quả, khai
thác hết hay không hết khả năng của năng lực sản xuất phụ thuộc vào việc sử dụng các
yếu tố sản xuất trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh là đánh giá khả năng tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Vì kết quả sử dụng từng yếu tố sản xuất và sử dụng tổng hợp các yếu tố

sản xuất tạo ra được nhiều sản phẩm có chất lượng cao, chi phí sản xuất thấp, giá
thành hạ là nhờ các quyết định của lãnh đạo và các nghiệp vụ chuyên môn của doanh
nghiệp.
Thông qua phân tích sử dụng từng yếu tố sản xuất sẽ quan sát được mối quan hệ
giữa yếu tố sản xuất với kết quả hoạt động kinh doanh sẽ biết được nguyên nhân nào
đã ảnh hưởng tích cực đến việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố, những nguyên nhân
nào còn hạn chế. Từ đó có thể tìm được giải pháp thích hợp để khai thác tiềm năng
trong năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
3.1.4.2.1. Hiệu quả sử dụng lao động
- Năng suất lao động
Năng suất lao động = Error!
Ý nghĩa : Chỉ tiêu này cho biết trung bình một lao động tạo ra được bao nhiêu
đồng giá trị sản xuất trong kỳ.
15


Việc trang bị kỹ thuật cho lao động nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
năng suất lao động, đến khả năng tăng sản lượng. Dể phân tích vấn đề này thường
dùng các chỉ tiêu sau :
- Mức trang bị chung TSCĐ = Error!
- Mức trang bị kỹ thuật = Error!
Ý nghĩa : Chỉ tiêu này cho biết mỗi công nhân được trang bị bao nhiêu đồng
trong tổng giá trị TSCĐ sản xuất và trong tổng giá trị TSCĐ.
3.1.4.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ
Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Error!
Ý nghĩa : Chỉ tiêu này cho biết một đồng TSCĐ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng trong
tổng giá trị sản lượng.
- Chỉ tiêu mức sinh lời của TSCĐ
Hệ số sinh lời của TSCĐ = Error!

Ý nghĩa : Chỉ tiêu này cho biết một đồng TSCĐ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận.
Hai chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao
3.1.4.2.3. Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu
- Hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu
Hiệu suất sử dụng NVL = Error!
Ý nghĩa : Cho biết giá trị sản xuất đạt được trên một đơn vị chi phí nguyên vật
liệu.
- Mức tiêu hao nguyên vật liệu
Mức tiêu hao = Error!
Ý nghĩa : Cho biết để tạo ra một đồng giá trị sản xuất phải tiêu tốn bao nhiêu
đồng nguyên vật liệu.
3.1.4.2.4. Hiệu quả sử dụng vốn
- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn
Hiệu suất sử dụng vốn = Error!
Tỷ suất sinh lời của tổng vốn = Error!
16


×