Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN TÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.42 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ
TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN TÂN TÂN

DƯƠNG NGỌC TRUNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Phân tích tình hình tiêu
thụ sản phẩm tại thị trường nội địa của công ty cổ phần Tân Tân ” do Dương Ngọc Trung,
sinh viên khóa 32, ngành quản trị kinh doanh tổng hợp, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày ___________________ .

Người hướng dẫn,
(Chữ ký)
________________________
Ngày
tháng
năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký
Họ tên)

(Chữ ký
Họ tên)

Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên con xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ, người đã nuôi dưỡng và dạy dỗ
con được như ngày hôm nay. Xin cảm ơn các anh chị đã giúp đỡ, động viên để em yên
tâm vững bước vào đời. Tôi xin cảm ơn những người bạn đã luôn sát cánh bên tôi trong
quá trình học tập cũng như trong khoảng thời gian tôi thực hiện luận văn. Tôi xin chân
thành cảm ơn đến các thầy, các cô trong trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh đã giảng dạy và cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt những năm học vừa qua,
một trong những yếu tố quyết định cho kết quả của chuyên đề tốt nghiệp cũng như trong

thực tế sau này của tôi. Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô Đỗ Minh
Hoàng, người đã hướng dẫn và chỉ dạy tôi rất tận tình và chu đáo để tôi hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám đốc công ty, chị Phương Thảo và các chị
trong phòng kinh doanh nội địa cùng các phòng ban khác trong công ty đã tận tình hướng
dẫn và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi trong suốt thời gian thực tập.
Một lần nữa tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến tất cả mọi
người.

TP.HCM, ngày…….tháng……..năm 2010
Sinh viên
Dương Ngọc Trung

ii


NỘI DUNG TÓM TẮT
DƯƠNG NGỌC TRUNG. Tháng 7 năm 2010. “Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản
Phẩm Tại Thị Trường Nội Địa của Công Ty Cổ Phần Tân Tân”.
DƯƠNG NGỌC TRUNG. July 2010. “Analysing The Product Consume Situations At
Domestic Market of Tan Tan Joint Stock Corporation”.
Khóa luận tìm hiểu về tình hình tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa của công
ty cổ phần Tân Tân qua 2 năm 2008-2009.
Qua đó, phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo cơ cấu mặt hàng qua 2 năm
2008-2009 của công ty, phân tích tình hình tiêu thụ theo khu vực và tại các hệ thống kênh
phân phối của công ty, cùng với những nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản
phẩm: nhân tố thuộc môi trường bên trong như đối thủ cạnh tranh và khách hàng; nhân tố
thuộc về môi trường bên ngoài như: môi trường kinh tế, môi trường pháp luật, môi trường
dân số, nhân tố khoa học công nghệ và nguồn cung cấp,tìm hiểu các chiến lược Marketing
của công ty,phân tích ma trận SWOT. Trên cơ sở đó, đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn

thiện công tác tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa, cùng với những thuận lợi và khó
khăn trong việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa của công ty.

iii


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

xi

Danh mục phụ lục

xii

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề

1

1.2.Mục đích của việc nghiên cứu


2

1.2.1.Mục tiêu chung

2

1.2.2.Mục tiêu cụ thể

2

1.3.Phạm vi nghiên cứu

2

1.4.Cấu trúc của luận văn

2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1.Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan

4

2.2.Tổng quan về công ty cổ phần Tân Tân

4

2.2.1.Quá trình hình thành


4

2.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần Tân Tân

6

2.2.3.Lĩnh vực và quy mô hoạt động của công ty cổ phần Tân Tân

7

2.2.4.Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các cấp,

8

phòng ban
2.2.5.Các nhãn hiệu sản phẩm của công ty cổ phần Tân Tân

13

2.2.6.Định hướng phát triển thị trường tiêu thụ của công ty

13

cổ phần Tân Tân

iv


CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Cơ sở lí luận


15

3.1.1.Tiêu thụ và ý nghĩa của việc nghiên cứu tình hình tiêu thụ

15

3.1.2.Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình tiêu thụ sản phẩm

16

3.1.3. Các chỉ tiêu dùng để đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm

17

3.1.4.Các chiến lược tác động tới việc tiêu thụ sản phẩm

17

3.1.5.Các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm

21

3.1.6.Bán lẻ và bán buôn

24

3.1.7.Đại lý của nhà sản xuất

24


3.2. Phương pháp nghiên cứu

24

3.2.1.Phương pháp thu thập số liệu

24

3.2.2.Phương pháp xử lí số liệu

25

3.3. Các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh

25

3.3.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả

25

3.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

25

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1.Phân tích tình hình thực hiện kết quả sản xuất kinh doanh của

26


công ty cổ phần Tân Tân
4.2. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh

27

4.3.Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa của

29

công ty
4.3.1.Phân tích tình hình tiêu thụ theo khu vực

33

4.3.2.Phân tích tình hình tiêu thụ tại các hệ thống kênh phân

35

phối của công ty
4.4.Những nhân tố ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ sản phẩm

39

4.3.1.Nhân tố thuộc về môi trường bên trong

39

4.3.2.Nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài

44


4.5.Các chiến lược Marketing của công ty

47

4.5.1.Chiến lược sản phẩm

47

4.5.2.Chiến lược giá cả

50

4.5.3.Chiến lược phân phối

51
v


4.5.4.Chiến lược chiêu thị cổ động

53

4.6.Phân tích ma trận SWOT

54

4.7.Thuận lợi và khó khăn trong việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ

57


sản phẩm của công ty
4.7.1.Thuận lợi

57

4.7.2.Khó khăn

57

4.8.Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tại thị

58

trường tiêu thụ nội địa của công ty cổ phần Tân Tân
4.8.1.Đối với kênh phân phối qua nhà phân phối

58

4.8.2.Đối với kênh phân phối qua hệ thống siêu thị

58

4.8.3.Đối với kênh phân phối khác

59

4.8.4.Một số giải pháp khác

59


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1.Kết luận

62

5.2.Kiến nghị

63

5.2.1.Đối với công ty

63

5.2.2.Đối với nhà nước và cơ quan chủ quản

63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

65

PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CB-CNV


Cán bộ, công nhân viên

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

KDQT

Kinh doanh quốc tế

KDNĐ

Kinh doanh nội địa

QLCL

Quản lí chiến lược

TC-KT

Tài chính-kinh tế

DVKH

Dịch vụ khách hàng

PTTTQT

Phát triển thị trường quốc tế


HCQT

Hành chính quản trị

LNST

Lợi nhuận sau thuế

DT

Doanh thu

DTT

Doanh thu thuần

LN

Lợi nhuận

VKD

Vốn kinh doanh

CP

Chi phí

VCSH


Vốn chủ sở hữu

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh của Công Ty Qua

25

Hai Năm 2008-2009
Bảng 4.2. Chỉ tiêu Kết Quả Kinh Doanh

28

Bảng 4.3. Kết Quả Sản Lượng Tiêu Thụ Nội Địa Theo Cơ Cấu Mặt Hàng

29

Đậu Năm 2009
Bảng 4.4.Kết Quả Doanh Thu Tiêu Thụ Nội Địa Theo Cơ Cấu Mặt Hàng

30

Đậu Năm 2009
Bảng 4.5. Kết Quả Sản Lượng Tiêu Thụ Nội Địa Theo Cơ Cấu Mặt Hàng

31


Bánh Năm 2009
Bảng 4.6. Kết Quả Doanh Thu Tiêu Thụ Nội Địa Theo Cơ Cấu Mặt Hàng

31

Bánh Năm 2009
Bảng 4.7. Doanh Thu Tiêu Thụ Theo Khu Vực Qua Hai Năm 2008-2009

33

Bảng 4.8. Bảng Kê Số Lượng Nhà Phân Phối Theo Khu Vực

36

Bảng 4.9. Các Loại Sản Phẩm và Mức Chiết Khấu của Công Ty Cho

37

Các Nhà Phân Phối
Bảng 4.10. Bảng Tổng Hợp về Đối Thủ Cạnh Tranh của Nhãn Hiệu

40

Thạch Rau Câu
Bảng 4.11. Bảng So Sánh Giá Bán Sản Phẩm Thạch Rau Câu 500gr Có

40

Giá Cao Nhất và Thấp Nhất
Bảng 4.12. Bảng Tổng Hợp về Đối Thủ Cạnh Tranh của nhãn hiệu Snack


41

Bảng 4.13. Bảng Tổng Hợp về Đối Thủ Cạnh Tranh của nhãn hiệu Bánh

42

Bảng 4.14. Chỉ Tiêu GDP Việt Nam Qua Các Năm

45

Bảng 4.15. Chủng Loại Sản Phẩm của Công Ty

48

Bảng 4.16. Đơn Giá Một Số Sản Phẩm của Công Ty Năm 2009

51

Bảng 4.17. Chi Phí Dành Cho Chiêu Thị Cổ Động

53

Bảng 4.18. Ma Trận SWOT

56

viii



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Cấu Trúc Công Ty

5

Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Kinh Doanh Nội Địa của Công Ty

10

Hình 3.1.Sơ Đồ Chu Kì Sống của Sản Phẩm

18

Hình 3.2.Kênh Phân Phối Truyền Thống Trong Thị Trường Tiêu Dùng

20

Hình 4.1.Biểu Đồ Doanh Thu Tiêu Thụ Theo Khu Vực Qua

35

Hai Năm 2008-2009
Hình 4.2.Sơ Đồ Tổ Chức Kênh Phân Phối của Công Ty Cổ Phần Tân Tân

35

Hình 4.3.Tổng Hợp Phân Tích Ý Kiến Khách Hàng Nhà Phân Phối

43


Năm 2008

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Nguyên Tắc Hoạt Động của Nhà Phân Phối
Phụ lục 2. Kí Quỹ, Định Mức Bán Hàng, Thanh Toán

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không
những có nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm mà còn có nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ số sản
phẩm đó trên thị trường. Thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm các doanh nghiệp mới hoàn
thành các quá trình sản xuất kinh doanh, mới đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được
thường xuyên và liên tục. Tiêu thụ là quá trình đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng
thông qua hình thức mua bán, là khâu cuối cùng của vòng chu chuyển vốn. Tiêu thụ có
ý nghĩa vô cùng quan trọng quyết định thành bại và là quá trình thực hiện lợi nhuận:
mục tiêu duy nhất của doanh nghiệp.
Đứng trước thềm hội nhập, nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150
của tổ chức thương mại thế giới WTO, điều đó đã mở ra rất nhiều cơ hội và thách thức
đối với nền kinh tế Việt Nam, xu thế hội nhập đã tạo cơ hội lớn giúp doanh nghiệp mở
rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiếp thu công nghệ và kỹ năng quản lí mới…nhưng
cũng kèm theo nhiều thách thức. Thách thức lớn nhất chính là năng lực cạnh tranh còn
ở mức thấp trước sức ép của hàng ngoại, cùng với nhu cầu ngày càng cao của người

tiêu dùng trong và ngoài nước. Do đó, các nhà sản xuất cần phải chú trọng đầu tư cho
công tác tiêu thụ và quảng bá sản phẩm vì yếu tố này là quan trọng và quyết định sự
tồn tại của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần Tân Tân là một trong những doanh nghiệp hàng đầu, có uy tín
về lĩnh vực sản xuất kinh doanh và chế biến thực phẩm tại thị trường nội địa và thị
trường xuất khẩu rộng lớn trên thế giới như: Nga, Nhật, Ba Lan, Úc…Chất lượng sản
phẩm của công ty đã được mọi người công nhận và tin tưởng. Tuy nhiên, không vì thế
mà công ty không chú trọng đến chiến lược tiêu thụ sản phẩm, nhất là chiến lược tiêu
thụ sản phẩm tại thị trường nội địa đầy tiềm năng này. Công ty đang có kế hoạch hoàn
thiện hệ thống tiêu thụ sản phẩm của công ty trong phạm vi cả nước, mở rộng thêm

1


nhà phân phối ở các địa phương và thâm nhập vào các siêu thị cao cấp tại thành phố
Hồ Chí Minh.
Xuất phát từ những lí do trên tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Phân tích
tình hình tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa của công ty cổ phần Tân Tân”.
Do giới hạn về thời gian thực tập và do kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi
những sai sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy cô
khoa kinh tế trường đại học Nông Lâm và các anh chị phòng kinh doanh nội địa của
công ty cổ phần Tân Tân. Đây sẽ là hành trang vô giá cho tôi trong quá trình hòa nhập
vào thực tiễn.
1.2. Mục đích của việc nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ Phần Tân Tân
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua 2 năm 2008-2009
- Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty

- Tìm hiểu một số chiến lược Marketing của công ty
- Phân tích ma trận SWOT
- Đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của công ty
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu:thời gian nghiên cứu từ 03/2010-06/2010
- Không gian nghiên cứu:đề tài được nghiên cứu tại công ty Cổ Phần Tân Tân
1.4. Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Mở đầu
Khái quát lí do lựa chọn đề tài nghiên cứu trong phạm vi giới hạn về không
gian và thời gian cùng với cấu trúc luận văn.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu tổng quan tài liệu tham khảo về tình hình tiêu thụ sản phẩm.Đồng
thời mô tả tổng quát về công ty Cổ Phần Tân Tân từ quá trình hình thành và phát triển,
các nhãn hiệu sản phẩm của công ty cho đến cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của
các phòng ban.
2


Chương 3: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Chương này đưa ra các lý thuyết liên quan đến đề tài như vai trò của việc tiêu
thụ sản phẩm, các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ sản phẩm, tầm quan trọng
cũng như chức năng của khâu tiêu thụ sản phẩm và các yếu tố liến quan. Từ đó, nêu ra
những phương pháp thu thập và xử lí số liệu để hiểu rõ hơn về tình hình tiêu thụ và
hiệu quả của hoạt động tiêu thụ.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận:
Phân tích chung về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đồng
thời tìm hiểu cụ thể về tình hình tiêu thụ sản phẩm theo sản lượng, theo thị trường,
theo giá trị… phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm tại
công ty. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tiêu thụ sản
phẩm.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm lược kết quả nghiên cứu, đưa ra một vài kết luận về tình hình tiêu thụ sản
phẩm tại công ty và đề xuất một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm
tại công ty Cổ Phần Tân Tân.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2003): phân phối giúp
chuyển giá trị thương hiệu từ nhà sản xuất sang người tiêu dùng. Một hệ thống phân
phối hiệu quả sẽ giúp khách hàng thuận lợi trong mua sắm và làm tăng doanh thu cũng
như lợi nhuận cho công ty. Vì vậy, các công ty phải thiết lập, duy trì và phát triển mối
quan hệ có chất lượng cao giữa công ty và kênh phân phối. Tác giả đã giới thiệu các
mô hình kênh phân phối truyền thống trong thị trường tiêu dùng và trong thị trường
công nghiệp, các khái niệm về bán lẻ, bán buôn và các yếu tố của dịch vụ bổ sung
trong hoạt động bán hàng.
2.2. Tổng quan về công ty cổ phần Tân Tân
2.2.1. Quá trình hình thành
» Bối cảnh lịch sử
Công ty được xây dựng từ năm 1984 với xuất phát điểm là một cơ sở chế biến
sản phẩm đậu phộng chiên, Tân Tân đã không ngừng học hỏi, cải tiến và nâng cao chất
lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Năm 1997 đánh dấu một cột mốc quan trọng:
- Xây dựng nhà máy mới tại tỉnh Bình Dương với diện tích trên 45,000m² với
hơn 800 nhân viên.
- Mở rộng quy mô kinh doanh với mô hình họat động năng động hơn với 100

nhà phân phối và 40,000 điểm bán lẻ, hầu hết các siêu thị, trung tâm thương mại trên
cả nước chiếm hơn 80 % thị phần của cả nước.
CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN TÂN (TRỤ SỞ CHÍNH)
Địa chỉ:32 C Ấp Nội Hóa, xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Điện thoại: (84 - 650) 3781 968 - Fax: (84 - 650) 3781 928.
Email:


» Cấu trúc công ty
Hình 2.1. Sơ Đồ Cấu Trúc của Công Ty
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG
GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SÓAT
VÀ TQM

CÁC PHÓ
TỔNG GIÁM

THƯ KÍ TGĐ

KHỐI
NNL

KHỐI
QLCL


KHỐI
NMSX

KHỐI
KDNĐ

KHỐI
KDQT

KHỐI
HẬU
CẦN

KHỐI
MK

KHỐI
TC-KT
KHỐI
ĐT
VÀ DA
Nguồn: Phòng nhân sự

5


» Sứ Mệnh
- Là sự lựa chọn đầu tiên của khách hàng trong tất cả các loại sản phẩm đậu
phộng và bánh quy.
- Cung cấp chất lượng tuyệt hảo và giá cả hợp lý trong tất cả các sản phẩm của

Tân Tân.
» Tầm nhìn
Tạo dựng thương hiệu sản phẩm chế biến từ nông sản Việt Nam với chất lượng
hàng đầu trên toàn thế giới.
» Giá trị
Giá trị gia đình đích thực: quan tâm, đoàn kết, tương trợ, cùng phát triển.
Đối xử công bằng với tất cả mọi người.
Giúp nhân viên cải thiện cuộc sống bản thân và gia đình.
» Cam kết
Áp dụng trang thiết bị hiện đại bậc nhất, sản xuất những sản phẩm đạt chất
lượng cao nhất và luôn luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tin tưởng và khuyến khích nhân sự có tài có đức đảm nhiệm các vị trí phù hợp,
được giao đúng và đủ quyền hạn và trách nhiệm để thực hiện công việc hiệu quả.
Kiên quyết xử lý các trường hợp tiêu cực gây mất đoàn kết , ảnh hưởng đến uy
tín và thương hiệu Tân Tân.
Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trên tinh thần tin tưởng, tôn trọng và
bình đẳng vì sự thịnh vượng chung của các đối tác với Tân Tân.
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần Tân Tân
» Chức năng
Công ty cổ phần Tân Tân là công ty chuyên chế biến thực phẩm, hiện đang chế
biến các sản phẩm từ đậu gồm: đậu phộng, đậu Hà Lan chiên sấy khô cùng nhiều sản
phẩm không chiên sấy như đậu phộng muối, đậu phộng cay, đậu phộng tôm chua
cay… cho cả khách hàng trong nước và ngoài nước. Công ty được quyền xuất khẩu
các sản phẩm chế biến của mình ra nước ngoài
Bên cạnh đó, công ty đã và đang hợp tác với các đối tác chiến lược trong một số
lĩnh vực như liên doanh sản xuất, bao tiêu sản phẩm trong và ngoài nước, kinh doanh

6



bất động sản, đầu tư tài chính, xây dựng khu liên hợp nhà ở cho cán bộ nhân viên công
ty, đầu tư xây dựng khu du lịch cao cấp.
» Nhiệm vụ
Thực hiện các nhiệm vụ nhà nước giao, chấp hành đầy đủ các chính sách kinh
tế và pháp luật của nhà nước.
Kinh doanh các mặt hàng theo đúng ngành hàng, đúng mục đích mà công ty đã
đăng kí với nhà nước.
Đảm bảo hạch toán đúng và đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan lãnh đạo. Đồng
thời, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước.
Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn được cung cấp, cũng như
vốn vay nhằm thực hiện tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sao cho
ngày càng có hiệu quả.
Trang bị và đổi mới trang thiết bị, đầu tư xây dựng - nâng cao cung cấp cơ sở
hạ tầng để không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, đồng thời tạo ra môi trường làm
việc thuận lợi cho cán bộ công nhân viên của công ty.
Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo và không ngừng cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ cho
toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty.
Thực hiện bảo vệ công ty, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an
toàn xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng mà nhà nước đã giao cho.
2.2.3. Lĩnh vực và quy mô hoạt động của công ty cổ phần Tân Tân
» Lĩnh vực hoạt động
Đến nay sau nhiều lần tiến hành bổ sung chức năng hoạt động và tăng vốn điều
lệ thì công ty Tân Tân hiện hoạt động với những chức năng sau:
- Kinh doanh hàng công nghệ phẩm, thực phẩm công nghệ…
- Sản xuất kinh doanh lương thực, thực phẩm chế biến
- Mua bán hương liệu, thực phẩm đã chế biến. sản xuất các loại bánh kẹo.
- Cho thuê nhà xưởng
- Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
- Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ ngành chế biến thực phẩm.


7


» Quy mô hoạt động
Năm 1997 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc xây dựng nhà máy
và văn phòng mới tại tỉnh Bình Dương với diện tích trên 45,000 m² và mở rộng bộ
máy nhân sự hơn 800 nhân viên. Cũng từ đó, công ty đã mở rộng quy mô kinh doanh
trong nước với hơn 140 nhà phân phối, hơn 40,000 điểm bán lẻ, ở hầu hết các siêu thị
và trung tâm thương mại chiếm 80 % thị phần trong cả nước.
Bên cạnh đó, Tân Tân xuất khẩu thành công đến thị trường của hơn 20 quốc gia
trên thế giới như Mỹ, Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Thụy Điển, Đài Loan,
Hongkong, Cộng hòa Czech, Ukraine, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia, Nigeria, Nam
Phi và Campuchia.
Trong những năm qua, Tân Tân không ngừng đầu tư cải tiến quy trình sản xuất
với công nghệ hiện đại theo dây chuyền công nghệ tiên tiến từ các nước Ý, Mỹ,
Malaysia, Tây Ban Nha, Thái Lan, Nhật và Trung Quốc và nâng cao chất lượng sản
phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Đặc biệt đầu năm 2006, Tân Tân tiến hành ký hợp đồng hợp tác chiến lược với
Công ty Cổ phần Tan’s và trở thành nhà phân phối độc quyền các sản phẩm bánh của
Tan’s. Tân Tân và Tan’s đã không ngần ngại đầu tư hơn 10 triệu USD vào dây chuyền
sản xuất với công nghệ hiện đại nhất thế giới được nhập từ Ý và hệ thống nhà xưởng
với diện tích 45,000m2.
2.2.4. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các cấp, phòng ban
» Tổ chức bộ máy quản lý
Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, thực hiện
chế độ một thủ trưởng. Đứng đầu là Tổng Giám Đốc sẽ điều hành toàn bộ chiến lược
hoạt động của công ty. Tham mưu cho Tổng Giám Đốc là các Phó Tổng Giám Đốc,
các Giám Đốc điều hành và Trưởng các phòng ban.
» Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp lãnh đạo

- Tổng Giám Đốc: là người điều hành và chịu trách nhiệm chung về toàn bộ
hoạt động của công ty trước cơ quan chủ quản và trước pháp luật. Tổng Giám Đốc là
người ra quyết định sau cùng cho các vấn đề phức tạp trong công ty. Tất cả vấn đề
quan trọng trong công ty đều phải trình lên cho Tổng Giám Đốc phê duyệt.

8


- Các Phó Tổng Giám Đốc: là những người hỗ trợ cho Tổng Giám Đốc trong
các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các lĩnh vực chuyên môn. Các Phó Tổng Giám
Đốc chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về các phần việc được ủy nhiệm, đồng
thời chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về các hành vi của mình.
- Các Giám Đốc điều hành : sẽ chỉ đaọ trực tiếp các bộ phận riêng biệt trong
công ty, giúp Tổng Giám Đốc trong việc điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh
doanh.
- Trưởng các phòng ban: giúp các Giám Đốc điều hành và chỉ đạo trực tiếp các
hoạt động của các phòng ban.
- Các Giám Đốc xí nghiệp : giúp Tổng Giám Đốc điều hành và chỉ đạo trực tiếp
từng xí nghiệp.
» Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban
Phòng Kinh Doanh
Phòng kinh doanh được chia thành 2 nhóm: nhóm kế hoạch thị trường nội địa,
nhóm kế hoạch và thị trường xuất khẩu.
Chức năng, nhiệm vụ của phòng kinh doanh:
- Tìm kiếm khách hàng, nhận đơn đặt hàng và thông tin khách hàng thực hiện
đàm phán kí kết hợp đồng, thông tin kiểm tra và báo cáo kết quả của cuộc đàm phán.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tình hình của công ty trước Giám Đốc.
- Đề xuất và triển khai thực hiện các biện pháp khắc phục, phòng ngừa sau mỗi
lần kiểm tra.
- Lập kế hoạch khai thác phụ liệu, sản xuất, tổ chức thực hiện và giao hàng theo

đúng kế hoạch đã được duyệt và chuyển giao cho các bộ phận có liên quan.
- Lập đơn hàng, thiết kế tạo mẫu mã mới, phát triển sản phẩm mới.
- Tiếp nhận thông tin để lập hợp đồng cho bộ phận thực hiện hợp đồng và
chuyển giao cho bộ phận có liên quan.
- Tổ chức tham gia hội chợ, quảng cáo…

9


Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Kinh Doanh Nội Địa của Công Ty
Trưởng phòng
Đỗ Thị Phương Thảo

Phụ trách
Khu vực
MT

Phụ trách
Khu vực
GT

Khu vực
Đông Nam
Bộ

Khu vực
Miền Tây

Khu vực
Miền Bắc


Khu vực
Tây
Nguyên

Khu vực
Miền
Trung

Khu vực
Hồ Chí
Minh

Nguồn:Phòng Kinh Doanh Nội Địa
Phòng Tổ Chức Lao Động
Có nhiệm vụ tuyển dụng, sắp xếp, bố trí lao động, bồi dưỡng CB-CNV, xây
dựng các quy chế về tuyển dụng, phân bố tiền lương, tiền thường, giải quyết mọi thủ
tục giấy tờ về nhân sự, lập chiến lược dài hạn về bộ máy quản lý cũng như hành chính.
Phòng IT
- Nghiên cứu đề xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm, hàng năm
về phát triển ứng dụng CNTT theo phê duyệt của Tổng Giám Đốc.
- Xây dựng quy chế, quy định liên quan đến các hoạt động CNTT, ứng dụng
CNTT theo đúng các quy định của pháp luật, các quy định của công ty và thực hiện

10


giám sát, đánh giá, kiến nghị với các đơn vị có liên quan về việc tuân thủ quy định,
quy chế về hoạt động và ứng dụng CNTT đã được pháp luật ban hành.
- Lập kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động CNTT, ứng dụng CNTT

trong trường theo phê duyệt của Tổng Giám Đốc.
- Thực hiện việc thu thập, lưu trữ, xử lý và đảm bảo an toàn thông tin phục vụ
sự chỉ đạo, điều hành của công ty.
- Tổ chức, triển khai, xây dựng các điều kiện kỹ thuật để đảm bảo khả năng liên
thông giữa các quy trình công việc ở các đơn vị thuộc công ty, phục vụ cho việc tối ưu
hoá các quy trình công việc đòi hỏi có sự phối hợp của nhiều đơn vị.
- Xây dựng công cụ và đảm bảo điều kiện để các đơn vị chức năng, ban… duy
trì hoạt động, cập nhật kịp thời thông tin trên các trang thông tin điện tử của công ty,
của các đơn vị thuộc công ty.
Phòng Marketing
Marketing là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong việc phát triển thương
hiệu và cách thức bảo vệ thương hiệu thông qua các nghiệp vụ marketing, truyền
thông và quảng cáo. Marketing sẽ là điểm tạo kết dính giữa khách hàng và doanh
nghiệp.
- Định hướng chiến lược các hoạt động Marketing tại công ty.
- Xây dựng chiến lược và các hoạt động Marketing cụ thể cho từng thương
hiệu.
- Sáng tạo các hình thức Marketing phù hợp với đặc tính của thương hiệu.
- Phối hợp với bộ phận kinh doanh để theo dõi hiện trạng từng nhãn hiệu của
công ty.
- Lên kế hoạch các hoạt động PR và lập ngân sách các chiến lược ngắn hạn và
dài hạn của công ty.
- Tổ chức các sự kiện (họp báo, hội thảo, soạn thông cáo báo chí, cung cấp
thông tin ra bên ngoài.
- Xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ với các cơ quan truyền thông.
- Đánh giá kết quả truyền thông dựa trên khảo sát.
- Chăm sóc website, đưa tin bài lên website.

11



- Thu thập các ý kiến đóng góp trong nội bộ, bên ngoài và chuyển lên bộ phận
có liên quan giải quyết.
- Xây dựng, triển khai, kiểm soát các chương trình hỗ trợ cho tất cả các kênh
phân phối như khuyến mãi cho các kênh phân phối, trưng bày tại các điểm bán ( siêu
thị, nhà phân phối).
- Đảm bảo mục tiêu của Marketing luôn gắn liền với kinh doanh.
- Cập nhật và đưa ra những phản hối về thị trường và thông tin đối thủ cạnh
tranh, đề xuất những hoạt động phản ứng lại đối thủ cạnh tranh nhằm chiếm ưu thế
trên thị trường.
- Phối hợp với bộ phận kinh doanh đưa ra chiến lược phát triển kênh phân phối
mới.
Phòng Kế Toán
Theo dõi quản lý nguồn tài chính của công ty, cân đối nguồn vốn, theo dõi và
hạch toán kinh tế toàn bộ các HĐSXKD, phân tích hoạt động kinh tế, tính toán hiệu
quả và thực hiện các chỉ tiêu giao nộp ngân sách nhà nước, chịu trách nhiệm trước Phó
Giám Đốc tài chính về toàn bộ công tác kế toán, thống kê và quản lý tài chính.
Phòng Kỹ Thuật-Công Nghệ
Có trách nhiệm kiểm soát hệ thống kỹ thuật, thiết kế dây chuyền sản xuất, giải
quyết các vấn đề kỹ thuật sản phẩm, tính toán và quyết định các thông số kỹ thuật của
sản phẩm, giải quyết các thắc mắc về kỹ thuật của công ty. Kết hợp với phòng kinh
doanh đàm phán với khách hàng để nắm rõ các yêu cầu về kỹ thuật và để ra hướng giải
quyết, lập các tiêu chuẩn kĩ thuật, hướng dẫn cho công nhân khi có sự thay đổi về mẫu
mã sản phẩm.
Phòng Hành Chính Quản Trị
Tổ chức việc quản lý hành chính, văn thư, tổ chức đội bảo vệ an ninh trật tự của
công ty, phụ trách công tác chuẩn bị hội họp, hội nghị, tiếp khách, phụ trách tổ chức
bếp ăn tập thể chăm lo đời sống cho lãnh đạo và CB-CNV trong công ty.
Phòng Kế Hoạch Điều Độ Xuất-Nhập Khẩu
Ký kết và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng , thực hiện các nghiệp vụ xuất

nhập khẩu sản phẩm, máy móc thiết bị cho sản xuất, xin giấy phép xuất nhập khẩu, lập
định mức cho từng sản phẩm, duyệt hàng mẫu, thanh toán nguyên phụ liệu sau sản
12


xuất do khách hàng cung cấp, thanh lý hợp đồng với hải quan. Thiết lập, điều độ kế
hoạch sản xuất toàn công ty.
Phòng Đảm Bảo Chất Lượng QA+KCS
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và mạng lưới kiểm soát quá trình sản
xuất nhằm hạn chế tối đa sản phẩm không chất lượng. Có nhiệm vụ xây dựng và duy
trì hệ thống chất lượng ISO 9002.
Phòng Bảo Vệ Quân Sự
Giám sát việc ra vào công ty, phòng chống cháy nổ, đảm bảo an ninh cho công
ty.
2.2.5. Các nhãn hiệu sản phẩm của công ty cổ phần Tân Tân
Hiện nay sản phẩm của công ty cổ phàn Tân Tân đang tiêu thụ trên thị trường
gồm có:
- Đậu: đậu phộng dừa, đậu phộng cafe, đậu phộng muối, đậu phộng Amero, đậu
phộng sôcôla, đậu phộng rau cải, đậu thập cẩm Funmix, đậu Hòa Lan, đậu Wasabi,
hạt điều, hạnh nhân sôcôla.
- Snacks: snacks nutri và snacks thịt nướng Kanji.
- Bánh: bánh quy sôcôla Nice Sweet, bánh quy bơ dừa, bánh Soda Cracker,
bánh quy bơ Nice Sweet, bánh thú bơ sữa Kizoo.
- Ngũ Phúc: đậu thập cẩm “Ngũ Phúc”, Snacks và đậu thập cẩm “Ngũ Phúc”
- Loại khác: rau câu trái cây, sôcôla thập cẩm.
2.2.6. Định hướng phát triển thị trường tiêu thụ của công ty cổ phần Tân Tân
» Đối với thị trường xuất khẩu
Thị trường chính:
- Khu vực châu Á: chiếm 33 % ( Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia).
- Khu vực châu Âu: chiếm 60 % (Nga, Ba Lan, Hungary).

- Khu vực khác: chiếm 1 % (Úc, Canada).
Phải giữ vững thị trường đã có bằng cách:
- Linh hoạt giá cả, đảm bảo chất lượng và tiến độ giao hàng.
- Sử dụng linh hoạt các loại Quota được cấp.
- Phân tích lựa chọn khách hàng và có chính sách ưu đãi đối với từng loại khách
hàng.
13


Phát triển thị trường mới bằng cách:
- Tăng cường công tác tiếp thị, tham gia các triển lãm, hội chợ quốc tế, hội
thảo…
- Coi trọng thị trường ASEAN để tận dụng các ưu thế khi gia nhập
- Tiếp tục mở rộng thị trường Nga và các thị trường Free Quota.
- Có chính sách ưu đãi đối với sản phẩm mang nhãn hiệu Tân Tân ra thị trường
thế giới.
» Đối với thị trường nội địa
- Hoàn thiện qui chế cho hệ thống nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm của công ty
trên phạm vi cả nước.
- Mở rộng thêm các nhà phân phối ỏ các địa phương có tiềm năng phát triển
kinh tế như khu vực phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, đi đôi với chính sách cho
từng khu vực.
- Nghiên cứu, chế thử và hoàn thiện thông số sản phẩm cho phù hợp với khách
hàng.
- Duy trì hội nghị khách hàng, tham gia các hội chợ hàng Việt Nam chất lượng
cao. Đẩy mạnh quảng cáo, tiếp thị, tăng cường công tác hướng dẫn thị trường và người
tiêu dùng, có chính sách hậu mãi sau bán hàng.
- Nâng cao tỉ trọng tiêu thụ nội địa từ 30 % đến 50 % trong tổng doanh thu.

14



×