Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG NƯỚC CỐT DỪAĐÓNG LON TẠI CÔNG TY CỔPHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ INTERFOOD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.52 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG
NƯỚC CỐT DỪA ĐÓNG LON TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THỰC PHẨM QUỐC TẾ INTERFOOD

HỒNG MINH NHỰT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
XUẤT KHẨU MẶT HÀNG NƯỚC CỐT DỪA ĐÓNG LON TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ INTERFOOD” do HỒNG MINH NHỰT, sinh viên
khoá 32, ngành Kinh Doanh Nông Nghiệp, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày ___________________.

Th.S NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯƠNG
Giáo viên hướng dẫn,

Ngày

tháng


năm 2010

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng

năm 2010

tháng

năm 2010


LỜI CẢM TẠ
Lời chân thành đầu tiên tôi xin gửi lời biết ơn đến ba mẹ, là người luôn ở bên
tôi chăm lo, động viên, khuyến khích, giúp cho tôi từng bước trưởng thành và có được
như ngày nay.
Xin cảm ơn các thầy cô khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm TpHCM đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu. Đó là hành trang hết sức cần thiết
để tôi có thể bước vào đời một cách vững chắc, không biết làm gì hơn ngoài lời cảm
ơn và tôi sẽ cố gắng phấn đấu phát huy những gì mà thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy.
Và đặc biệt hơn nữa, xin gửi lòng biết ơn đến cô Nguyễn Thị Bích Phương, người đã
hướng dẫn tôi thật tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Cảm ơn đến toàn thể công nhân viên Công ty cổ phần thực phẩm quốc tế

Interfood, đặc biệt là các anh chị ở phòng xuất khẩu và chú Dan S. Giang – giám đốc
xuất khẩu của công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học hỏi, làm việc và hoàn
thành đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn bè của tôi, những người bạn thân thiết đã cùng
tôi học tập và vui chơi đó là khoảng thời gian để lại những dấu ấn tốt đẹp nhất thời
sinh viên dưới mái trường Đại Học Nông Lâm.
Cuối cùng, xin chúc các thầy cô sức khỏe thật dồi dào, bạn bè tôi luôn thành
công và Công ty cổ phần thực phẩm quốc tế Interfood luôn phát triển.
Xin chân thành cảm ơn !

Tp Hồ Chí Minh, Tháng 07/2010
Hồng Minh Nhựt


NỘI DUNG TÓM TẮT
HỒNG MINH NHỰT,. Tháng 07 năm 2010. “Phân tích tình hình xuất khẩu
mặt hàng nước cốt dừa đóng lon tại công ty cổ phần thực phẩm quốc tế
Interfood”.
HONG MINH NHUT. July 2010. “Analysis on Export Situation of Coconut
Milk Can at Interfood Shareholding Company”.
Trên cơ sở nguồn số liệu thu thập được từ công ty, khóa luận đã tìm hiểu, đánh
giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu nước cốt dừa đóng lon của công ty
Interfood và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này.
Kết quả quá trình nghiên cứu cho thấy công ty đã đạt được một số thành quả
như: thị trường sản phẩm này ngày càng mở rộng, kim ngạch xuất khẩu ngày càng
tăng, chất lượng sản phẩm của công ty đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng, giá
cả phù hợp với khách hàng. Bên cạnh những thành quả thì vẫn tồn tại một số hạn chế
như: hoạt động phân phối và xúc tiến xuất khẩu còn kém.
Khóa luận cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh xuất khẩu nước cốt dừa đóng lon của công ty như: đầu tư máy

móc thiết bị để nâng cao năng suất sản xuất, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường,
thay đổi phương thức giao hàng, hoàn thiện chiến lược marketing-mix cho sản phẩm
này.
Các phương pháp được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu như: Phương pháp thu
số liệu, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh tổng
hợp, phương pháp phân tích tài chính, phương pháp nghiên cứu marketing.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1


1.1. Sự cần thiết của đề tài

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

2

1.4. Cấu trúc khóa luận

2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu


4

2.2. Giới thiệu về công ty cổ phần thực phẩm quốc tế Interfood

4

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

4

2.2.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý

6

2.2.3. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban của xí nghiệp

6

2.2.4. Nguồn nhân lực

9

2.2.5. Cơ sở vật chất

9

2.2.6. Tài sản và nguồn vốn kinh doanh

10


2.2.7. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

11

2.2.8. Thuận lợi và khó khăn

12

2.3. Tổng quan ngành sản xuất kinh doanh xuất khẩu nước cốt dừa đóng lon .13
2.3.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu nước cốt dừa đóng lon ở
Việt Nam

13

2.3.2. Thị trường xuất khẩu nước cốt dừa trên thế giới

14

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
v

15


3.1. Cơ sở lý luận

15

3.1.1. Nước cốt dừa và những lợi ích của nó


15

3.1.2. Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu

15

3.1.3. Quy trình xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp kinh doanh
xuất khẩu

18

3.1.4. Dung lượng thị trường xuất khẩu và các yếu tố ảnh hưởng

19

3.1.5. Marketing-Mix

22

3.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả xuất khẩu

23

3.2. Phương pháp nghiên cứu

24

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

24


3.2.2. Phương pháp phân tích

24

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

26

4.1. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh nước cốt dừa đóng lon của công ty
26
4.1.1. Sản lượng và doanh thu tiêu thụ

26

4.1.2. Hình thức thu mua nguyên liệu

27

4.1.3. Phân tích cơ cấu chi phí

29

4.1.4. Phân tích tình hình xuất nhập tồn kho

30

4.2. Phân tích tình hình xuất khẩu nước cốt dừa đóng lon của công ty
4.2.1. Tình hình chung


31
31

4.2.2. Sản lượng xuất khẩu nước cốt dừa đóng lon của công ty theo
thị trường

33

4.2.3. Doanh thu xuất khẩu nước cốt dừa đóng lon của công ty theo
thị trường

37

4.2.4. Lợi nhuận xuất khẩu nước cốt dừa đóng lon của công ty theo
thị trường

38

4.2.5. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh xuất khẩu nước cốt dừa
đóng lon của công ty

39

4.3. Tình hình vận dụng marketing-mix của công ty đối với sản phẩm nước
cốt dừa đóng lon

40

4.4. Cách thức tổ chức hoạt động xuất khẩu của công ty


45

vi


4.4.1. Hình thức kinh doanh

45

4.4.2. Phương thức giao hàng

45

4.4.3. Phương thức thanh toán

46

4.4.4. Nghiên cứu thị trường tìm đối tác và lập phương án kinh doanh 47
4.4.5. Giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng

47

4.4.6. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu

48

4.5. Phân tích môi trường ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nước cốt dừa
đóng lon của công ty

50


4.5.1. Môi trường bên ngoài

50

4.5.2. Môi trường bên trong

56

4.6. Thành quả và hạn chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu nước
cốt dừa đóng lon của công ty

59

4.6.1. Thành quả

59

4.6.2. Hạn chế

60

4.7. Một số giải pháp để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu nước
cốt dừa đóng lon của công ty

60

4.7.1. Mục tiêu xuất khẩu của công ty trong những năm tới

60


4.7.2. Ma trận các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu nước cốt
dừa đóng lon của công ty

61

4.7.3. Giải pháp

63

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

69

5.1. Kết luận

69

5.2. Kiến nghị

69

5.2.1. Đối với Nhà nước

69

5.2.2. Đối với công ty

71


TÀI LIỆU THAM KHẢO

72

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH-HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
ĐVT

Đơn vị tính

D/P

Document against payment
( Phương thức nhờ thu trả tiền ngay đổi chứng từ)

HACCP

Hazard Analysis and Critical Control Points
(Hệ thống phân tích mối nguy hiểm và kiểm soát trọng yếu)

IFPI

Công ty công nghiệp chế biến thực phẩm quốc tế

IMF


International Monetary Fund (Quỹ tiền tệ quốc tế)

L/C

Letter of Credit
Thư tín dụng

LN

Lợi nhuận

LNHĐ

Lợi nhuận hoạt động

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TQM

Total Quality Management (Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện)

T/T


Telegraphic Transfer Remittance (Chuyển tiền bằng điện)

XKNS

Xuất khẩu nông sản

WTO

World Trade Organization (Tổ Chức thương mại thế giới)

DTxk

Doanh thu xuất khẩu

Cxk

Chi phí xuất khẩu

Rxk

Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Số Lượng Lao Động của Công Ty

9


Bảng 2.2 Cơ Cấu Tài Sản và Nguồn Vốn Kinh Doanh của Công Ty

10

Bảng 2.3 Kết Quả Hoạt Dộng Kinh Doanh của Công Ty trong Năm 2008- 2009

11

Bảng 2.4 Khối Lượng Xuất Khẩu Nước Cốt Dừa của Một Số Nước Trên Thế Giới 14
Bảng 4.1 Sản Lượng và Doanh Thu Tiêu Thụ Sản Phẩm Nước Cốt Dừa của
Công Ty Năm 2008 và 2009

26

Bảng 4.2 Cơ Cấu Chi Phí

29

Bảng 4.3 Sản Lượng Xuất Nhập Tồn Kho

30

Bảng 4.4 Giá Trị Xuất Nhập Tồn Kho

30

Bảng 4.5 Vòng Quay Hàng Tồn Kho

31


Bảng 4.6 Cơ Cấu Doanh Thu Tiêu Thụ Nước Cốt Dừa Đóng Lon của Công Ty

32

Bảng 4.7 Tình Hình Xuất Khẩu Nước Cốt Dừa Qua Từng Thị Trường

34

Bảng 4.8 Doanh Thu Xuất Khẩu Qua Từng Thị Trường

37

Bảng 4.9 Lợi Nhuận Xuất Khẩu Nước Cốt Dừa Đóng Lon

38

Bảng 4.10 Tỷ Suất Lợi Nhuận Trên Doanh Thu

39

Bảng 4.11 Tỷ Suất Lợi Nhuận Trên Chi Phí

39

Bảng 4.12 Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Kinh Doanh của Công Ty

40

Bảng 4.13 Tỷ suất Ngoại Tệ Xuất Khẩu


40

Bảng 4.14 Giá Xuất Khẩu

43

Bảng 4.15 Giá Xuất Khẩu của Các Đối Thủ Cạnh Tranh Trên Thế Giới

55

Bảng 4.16 Hệ Số Khả Năng Thanh Toán Hiện Hành của Công Ty

58

Bảng 4.17 Hệ Số Khả Năng Thanh Toán Nhanh của Công Ty

58

Bảng 4.18 Mục Tiêu Doanh Thu, Lợi Nhuận Xuất Khẩu Nước Cốt Dừa
Đóng Lon Trong Những Năm Tới

61

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Cơ Cấu Bộ Máy Quản Lý của Công Ty

Hình 4.1 Quá Trình Thu Mua Nguyên Liệu Của Công Ty

6
28

Hình 4.2 Cơ Cấu Doanh Thu Tiêu Thụ Nước Cốt Dừa Đóng Lon của Công Ty
Trong Năm 2008 - 2009

32

Hình 4.3 Tình Hình Xuất Khẩu Qua Từng Thị Trường

34

Hình 4.4 Quy Trình Vận Chuyển Sản Phẩm

46

Hình 4.5 Quy Trình Tổ Chức Thực Hiện Hợp Đồng Xuất Khẩu

48

Hình 4.6 Tỷ Giá USD/VND Từ Năm 2006 Đến Năm 2009

53

x


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Quy Cách Tiêu Chuẩn

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết của đề tài
Ngày nay, hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc
gia, mỗi nền kinh tế trên thế giới. Thông qua xuất khẩu, các quốc gia có thể khai thác
được lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế, tạo ra nguồn thu ngoại tệ
quan trọng, góp phần không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Đối với
Việt Nam, một nền kinh tế non trẻ đang trên đà phát triển, hoạt động xuất khẩu trở nên
có ý nghĩa thực sự quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Do đó, trong
chính sách phát triển kinh tế của mình, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định vai trò
quan trọng đặc biệt của xuất khẩu, đã xem xuất khẩu là một trong những yếu tố quan
trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội, nâng cao đời
sống của người dân.
Đặc biệt, Việt Nam là nước nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, 80%
dân số làm nông nghiệp nên các sản phẩm nông nghiệp khá dồi dào. Nếu các doanh
nghiệp kinh doanh xuất khẩu nước ta thực hiện tốt việc xuất khẩu sản phẩm nông
nghiệp ra thị trường thế giới sẽ góp phần nâng cao thu nhập tạo nhiều công ăn việc làm
cho người nông dân và cải thiện cán cân thanh toán của nền kinh tế, tạo cơ hội cho nền
kinh tế tăng trưởng. Chính vì vậy mà hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản có vai
trò rất lớn trong việc nối kết nền kinh tế Việt Nam và các nước trên thế giới.
Đối với công ty cổ phần thực phẩm quốc tế Interfood, với quy mô lớn chuyên
hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các sản phẩm chế biến từ nông sản; do
nhận ra được tiềm năng, nhu cầu của sản phẩm nước cốt dừa mà công ty đã tập trung
đầu tư nghiên cứu thị trường một cách bài bản khoa học để đẩy mạnh xuất khẩu sản

phẩm này. Nhờ đó hiện nay Interfood đã trở thành công ty dẫn đầu trong lĩnh vực chế
biến và xuất khẩu nước cốt dừa đóng lon tại Việt Nam. Nhưng bên cạnh những kết quả


đã đạt được thì công ty còn gặp nhiều khó khăn như: trong việc tìm đối tác, trong việc
chuẩn bị hàng hoá, kiểm tra chất lượng, quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng còn chưa
chặt chẽ. Vì vậy để giúp công ty hiểu rõ thực trạng xuất khẩu nước cốt dừa và có
những giải pháp phù hợp để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh này, đồng thời trang bị
thêm cho mình những kiến thức thực tiễn về lĩnh vực xuất khẩu nói riêng, em đã quyết
định chọn đề tài: “Phân tích tình hình xuất khẩu mặt hàng nước cốt dừa đóng lon
tại công ty cổ phần thực phẩm quốc tế Interfood” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động xuất khẩu nước cốt dừa đóng lon ở công
ty Interfood, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng
này.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu sản phẩm nước cốt dừa đóng lon của
công ty.

-

Tìm hiểu thị trường mặt hàng nước cốt dừa đóng lon trong và ngoài nước, quy
trình xuất khẩu và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty
đối với sản phẩm này.

-


Đánh giá tình hình xuất khẩu nước cốt dừa, những thành quả và những hạn chế
của công ty trong hoạt động này.

-

Đưa ra một số giải pháp thích hợp để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng nước cốt
dừa đóng lon của công ty.

1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi không gian: công ty cổ phần thực phẩm quốc tế Interfood. Địa chỉ: 41
Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
Phạm vi thời gian: 29/03/2010 – 07/05/2010
1.4. Cấu trúc khóa luận
Chương 1: Đặt vấn đề
Trình bày lý do chọn đề tài, ý nghĩa, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Tổng quan

2


Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của công ty, một số kết quả mà
công ty đã đạt được trong quá trình hoạt động kinh doanh xuất khẩu nước cốt dừa
đóng lon.
Khái quát về tình hình sản xuất và xuất khẩu nước cốt dừa đóng lon ở Việt Nam
và một số nước trên thế giới.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
Nêu rõ những cơ sở lý luận về xuất nhập khẩu nông sản, các nhân tố ảnh hưởng
đến nó, cũng như những phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Dựa vào việc phân tích kết quả xuất khẩu mà công ty đã đạt được trong những

năm qua để nhận diện, đánh giá những mặt tích cực cũng như những hạn chế mà công
ty còn tồn tại và đề xuất giải pháp xuất khẩu cho công ty.
Chương 5: Kết luận
Đưa ra kết luận về hoạt động xuất khẩu nước cốt dừa của công ty trong thời
gian qua. Đồng thời đưa ra những kiến nghị góp phần giúp công ty phát triển và có
những bước tiến xa hơn trong thời gian tới.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Nước cốt dừa là loại thực phẩm được biết đến từ lâu và khá quen thuộc với mọi
người. Trên thế giới đã có nhiều hội thảo, chuyên đề về sản phẩm này:
- Báo cáo về cách thức pha chế và đặc tính có trong thành phần nước cốt dừa
của giáo sư Ekasit Onsaard ở Thái Lan năm 2005
- Hội thảo về những tác hội của nước cốt dừa đối với người béo phì của Bô
Nông Nghiệp Mỹ năm 2008.
- Nghiên cứu sản xuất nước cốt dừa đóng hộp của tiến sĩ Hoàng Kim Anh ở
viện sinh học nhiệt đới năm 2008
- Bài nghiên cứu về những lợi ích từ nước cốt dừa của giáo sư Bruce Fife ở
Hiệp Hội Y Khoa người Anh được công bố vào cuối năm 2009.
Nhưng hầu như tất cả những nghiên cứu đó đều tập trung nghiên cứu về công
nghệ chế biến nước cốt dừa, kem dừa đóng lon, hoặc phân tích các thành phần có
trong nước cốt dừa, cũng như tác dụng và tác hại của nó. Các nghiên cứu về hoạt động
sản xuất, kinh doanh xuất khẩu của mặt hàng này ở Việt Nam hầu như là chưa có. Đề
tài này sẽ tập trung nghiên cứu về vấn đề trên.
2.2. Giới thiệu về công ty cổ phần thực phẩm quốc tế Interfood

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
− Tên gọi công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ
− Tên giao dịch đối ngoại: INTERFOOD SHAREHOLDING COMPANY
− Tên viết tắt: INTERFOOD
− Địa chỉ: Lô 13 Khu Công nghiệp Tam Phước, Long Thành, Đồng Nai
− Điện thoại: (84.61) 511 138 Fax: (84.61) 512 498
− Email:


− Website:
Công ty Cổ phần Thực phẩm Quốc tế, tiền thân là công ty Công nghiệp Chế
biến Thực phẩm Quốc tế (IFPI), được thành lập ngày 16/11/1991 theo Giấy phép đầu
tư số 270/GP của bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tổng vốn đầu tư ban đầu là 1.140.000 USD.
Năm 1994, công ty mở rộng kinh doanh bằng việc thâm nhập vào thị trường
bánh bích qui. Năm 2003, công ty được phép sản xuất các sản phẩm nước trái cây có
gaz và nước trái cây có độ cồn nhẹ; vốn đầu tư của công ty tăng lên 23.000.000 USD.
Đầu năm 2005, công ty được phép sản xuất thêm sản phẩm nước tinh khiết và chai
PET; tổng vốn đầu tư tăng lên 30.000.000 USD.
Năm 2003, Nghị định 38/2003/NĐ – CP của Chính phủ về việc chuyển đổi một
số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ
phần được ban hành. IFPI là một trong sáu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
đầu tiên nộp hồ sơ chuyển đổi lên Bộ Kế hoạch Đầu tư và được chấp thuận. Từ ngày
09/08/2005, Công ty Công nghiệp Chế biến Thực phẩm Quốc tế được chuyển thành
Công ty Cổ phần Thực phẩm Quốc tế (Interfood) theo Giấy phép số 270 CPH/GP của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Giấy phép điều chỉnh số 270 CPH/GPDC1 ngày 6 tháng 2
năm 2006 đã cho phép Công ty chuyển trụ sở tới Lô 13, Khu Công nghiệp Tam Phước,
huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Vốn điều lệ trước khi phát hành: 206.336.000.000 đồng
Vốn điều lệ của công ty sau khi phát hành và niêm yết: 242.841.600.000 đồng.
− Phạm vi lĩnh vực hoạt động của Công ty bao gồm:

Chế biến nông sản thủy sản thành sản phẩm đóng hộp, sấy khô, ướp đông, muối,
ngâm dấm.
Sản xuất các loại bánh, thức ăn nhẹ;
Chế biến nước trái cây có ga, nước trái cây có độ cồn thấp (5%), nước tinh lọc
đóng chai.
Sản xuất chai PET phục vụ sản xuất của Công ty.

5


2.2.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý
a) Cơ cấu tổ chức
Trụ sở chính của công ty cổ phần quốc tế Interfood được đặt ở Long Thành.
Bên cạnh đó, công ty còn có một nhà máy tại Long Thành chuyên sản xuất nước giải
khát và thực phẩm đóng hộp, một nhà máy ở Biên Hòa chuyên sản xuất bánh kẹo.
Có 5 chi nhánh nằm ở các tỉnh: thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Cần
Thơ và Nha Trang.
b) Cơ cấu bộ máy quản lý công ty
Hình 2.1. Cơ Cấu Bộ Máy Quản Lý của Công Ty
Đại Hội Cổ Đông
Ban Kiểm Soát
Hội Đồng Quản Trị

Tổng Giám Đốc
Trợ Lý
Phó Tổng Giám Đốc

Hành

Sản


chính-

xuất

Kho

nhân sự

Bánh

Đồ

Bảo

kẹo

hộp

trì

Thu

Thiết

Mua

Kế

Marketing


Tài

Tin

chính/

học

kế toán

Nội
địa

Điều
R&D

phối
hàng

Xuất
khẩu

Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự
2.2.3. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban của xí nghiệp
Đại hội đồng Cổ đông: Theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty, Đại hội
đồng Cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty. Đại hội đồng Cổ đông quyết

6



định cơ cấu tổ chức hoặc giải tán công ty, quyết định các kế hoạch đầu tư dài hạn và
chiến lược phát triển, cơ cấu vốn, bổ nhiệm Hội đồng Quản trị.
Hội đồng Quản trị: Là cơ quan điều hành công ty, có đầy đủ quyền hạn để
thay mặt công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu và lợi ích của công ty,
ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đại hội đồng Cổ đông.
Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra. Vai trò của
Ban kiểm soát là đảm bảo các quyền lợi của cổ đông, giám sát các hoạt động của công
ty.
Tổng Giám đốc: Hội đồng Quản trị có quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm Tổng
Giám đốc. Tổng Giám đốc điều hành các hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm
trước Hội đồng Quản trị về các nhiệm vụ và quyền hạn được giao phó.
Bộ phận sản xuất: Lập kế hoạch sản xuất; phân tích tình hình sản lượng, các
biến động và sự hao hụt theo ngày, tháng, năm và kiểm tra việc áp dụng các tiêu chuẩn
vào quá trình sản xuất. Bộ phận sản xuất kiểm soát chất lượng sản phẩm theo những
thông số do bộ phận R&D cung cấp và việc áp dụng các nguyên tắc theo HACCP (Hệ
thống phân tích mối nguy hiểm và xác định kiểm soát trọng yếu); bảo trì máy móc
theo kế hoạch; nhập các máy móc, công cụ, phương tiện bảo hộ; phối hợp với bộ phận
nhân sự trong các vấn đề liên quan tới nhu cầu của nhân viên, thăng tiến và kế hoạch
đào tạo.
Bộ phận Hành chính, nhân sự: Thi hành các chính sách của công ty liên quan
đến lương, phúc lợi, đưa đón nhân viên; phối hợp với tổ chức công đoàn trong công ty
trong các vấn đề liên quan; xây dựng chính sách lao động và quy chế hành chính nhân
sự cho nhà máy và các chi nhánh. Bộ phận hành chính cũng phối hợp với các bộ phận
liên quan tổ chức đưa đón nhân viên, tổ chức ca làm việc và xây dựng kế hoạch đào
tạo nhân viên.
Bộ phận marketing: Thực thi các chiến lược đối với thị trường trong nước,
nước ngoài, tham vấn Ban giám đốc về việc giới thiệu sản phẩm mới hoặc ngưng sản
phẩm cũ; hợp tác với bộ phận thiết kế và bộ phận nghiên cứu phát triển để phát triển
sản phẩm mới, xây dựng kế hoạch sản xuất; hợp tác với bộ phận vận chuyển trong các

công việc liên quan tới kế hoạch xuất khẩu, phân phối hàng hóa; xây dựng kế hoạch

7


xúc tiến sản phẩm và chiến lược quảng cáo; tham gia các nghiên cứu về sản phẩm của
công ty, đối thủ cạnh tranh và thị trường.
Bộ phận kế toán tài chính: Xây dựng các kế hoạch tài chính của nhà máy, trụ
sở chính và các chi nhánh trong các nội dung liên quan đến hoạt động sản xuất hiện tại,
dự án mới và kế hoạch nộp thuế; đảm bảo báo cáo đúng hạn lên Ban lãnh đạo, xây
dựng báo quản trị định kỳ; dự trù nguồn ngân sách và phân bổ tài chính; đánh giá các
dự án và kiểm tra việc thực hiện; đảm bảo việc tuân thủ các nguyên tắc kế toán và hệ
thống quy tắc của công ty; thực hiện các giao dịch ngân hàng.
Bộ phận tin học: Xây dựng các kế hoạch liên quan đến tình hình hệ thống
thống thông tin hành chính hiện tại và yêu cầu trong tương lai cho nhà máy, các chi
nhánh; thực hiện kiểm tra việc trao đổi thông tin, chính sách bảo mật thông tin; thực
hiện và kiểm tra các phần mềm mới của công ty; đảm bảo hệ thống thông tin nội bộ
hoạt động hiệu quả; thực hiện lưu giữ dữ liệu an toàn.
Bộ phận thiết kế: Bộ phận này có trách nhiệm phân tích các mẫu mã sản phẩm
hiện tại, giới thiệu các mẫu mã mới; phối hợp với người tiêu thụ, bộ phận sản xuất và
các công ty in ấn để xây dựng chính sách liên quan đến giá cả, chất lượng, số lượng
của các mẫu mã hiện tại và mẫu mã mới; phối hợp với bộ phận marketing, nghiên cứu
phát triển, thu mua và bộ phận sản xuất nhằm sử dụng tối đa nguyên vật liệu và giảm
chi phí.
Bộ phận nghiên cứu phát triển: Hỗ trợ bộ phận marketing, bộ phận thu mua
và bộ phận sản xuất trong việc phân tích chất lượng của các sản phẩm hiện tại và giới
thiệu sản phẩm mới; thực hiện các hoạt động kiểm tra, nghiên cứu và giới thiệu
nguyên liệu, công thức, thành phần mới và dòng đời sản phẩm; phát triển sản phẩm
mới; kiểm tra các khiếm khuyết của sản phẩm, sản phẩm bị loại bỏ và cung cấp các dữ
liệu cho ban lãnh đạo ra quyết định.

Bộ phận thu mua: Chuyên phụ trách việc lên kế hoạch cho nhu cầu nhập
nguyên vật liệu bao gồm giá cả, số lượng, chất lượng; xây dựng hệ thống quy tắc nhập
nguyên vật liệu; phối hợp với nhà cung cấp và ban lãnh đạo nhằm đảm bảo đủ nguyên
vật liệu cho hoạt động sản xuất; phối hợp với ban lãnh đạo để dự trù chi phí nguyên
vật liệu; kiểm tra việc thực thi; phối hợp với bộ phận quản lý kho trong việc lưu kho và
giao hàng.
8


Bộ phận quản lý kho: Thực thi các chính sách đối với hệ thống và quy trình
lưu kho; phối hợp với bộ phận điều phối hàng hóa trong việc phân phối và nhập hàng;
báo cáo cho ban lãnh đạo các số liệu về hàng tồn kho, những mặt hàng lưu chuyển
chậm, hàng bị hỏng hoặc bị trả lại; phối hợp với bộ phận tin học và bảo vệ để đảm bảo
nhập và giao hàng đúng.
Bộ phận điều phối hàng hóa: Thi hành việc quản lý phương tiện vận tải, lịch
bảo dưỡng phương tiện vận tải để đảm bảo tuân thủ luật pháp; phối hợp với các đơn vị
vận tải bên ngoài công ty; quản lý các lái xe trong việc vận chuyển và giao hàng hóa.
2.2.4. Nguồn nhân lực
Do công ty không ngừng mở rộng quy mô hoạt động, bổ sung nguồn nhân lực
để đáp ứng theo sự thay đổi của nhu cầu thị trường cho nên số lượng nhân viên của
công ty ngày một tăng. Đến năm 2009 thì số lượng lao động của công ty đã lên đến
1516 nhân viên
Bảng 2.1. Số Lượng Lao Động của Công Ty
Trình độ

Số lượng (người)

Độ tuổi

Tỷ lệ (%)


Nam

Nữ

trung bình

Trên đại học

8

6

40

0,9

Đại học

42

30

35

4,7

Cao đẳng

39


35

30

4,9

Trung cấp

114

24

26

9,1

Lao động phổ thông

658

560

22

80,3
Nguồn: Phòng nhân sự

2.2.5. Cơ sở vật chất
Trong thời gian qua, công ty không ngừng đầu tư, đổi mới công nghệ để nâng

cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm. Máy móc thiết bị của Interfood được bảo trì
6 tháng 1 lần để đảm bảo hiệu quả sản xuất và an toàn thực phẩm. Interfood đã đầu tư
trên 3 triệu USD trong năm 2005 và đầu tư thêm 2 triệu USD năm 2006. Việc đầu tư
này nhằm để có được các dây chuyền sản xuất tiến tiến và nâng cấp dây chuyền sản
xuất hiện tại nhằm duy trì và cải tiến chất lượng sản phẩm, tao ra năng suất sản xuất
cao hơn và kỹ thuật đóng gói tiên tiến phù hợp với việc áp dụng hệ thống HACCP tại
công ty.
9


2.2.6. Tài sản và nguồn vốn kinh doanh
Bảng 2.2. Cơ Cấu Tài Sản và Nguồn Vốn Kinh Doanh của Công Ty
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

240.884

Chênh lệch
±U

%

173.685

-67.199


-27,9

7.012

3.943

-3.069

-43,8

Các khoản phải thu ngắn hạn

55.835

33.906

-21.929

-39,3

Hàng tồn kho

174.679

122.196

-52.483

-30,0


3.358

13.640

10.282

306,2

723.731

1.006.461

282.730

39,1

426.313

931.967

505.654

118,6

Tài sản dài hạn khác

297.418

74.494


-222.924

-75,0

Tổng cộng tài sản

964.615

1.180.146

215.531

22,3

Nợ phải trả

583.447

1.016.978

433.531

74,3

Nợ ngắn hạn

558.187

986.630


428.443

76,8

Nợ dài hạn

25.261

30.348

5.087

20,1

Vốn chủ sở hữu

375.651

144.844

-230.807

-61,4

964.615

1.180.146

215.531


22,3

Tài sản ngắn hạn
Tiển và các khoản tương đương tiền
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn khác
Tài sản dài hạn
Các khoản phải thu dài hạn
Tài sản cố định
Bất động sản đầu tư
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

Nguồn kinh phí và quỹ khác
Tổng cộng nguồn vốn

Nguồn: Phòng tài chính – kế toán
Qua bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn cho thấy: tổng giá trị tài sản và nguồn
vốn của xí nghiệp đã tăng 215.531 triệu đồng với tỷ lệ tương ứng là 22,3%. Nguyên
nhân chính của việc tăng tài sản này là do cuối năm 2008, đầu năm 2009 công ty đã
đầu tư để xây dựng nhà máy sản xuất lon cho nên đã làm cho tài sản cố định tăng cao
505.654 triệu đồng (118,6%). Nguồn vốn công ty tăng 215.531 triệu đồng cũng chính

10


nguyên nhân đầu tư trên, đã làm cho công ty phải vay nợ nhiều hơn làm tăng khoản nợ
phải trả của công ty trong năm 2009 cao hơn năm 2008 tới 433.531 triệu đồng (74,3%).
2.2.7. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng 2.3. Kết Quả Hoạt Dộng Kinh Doanh của Công Ty trong Năm 2008-2009

ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

887.753

Chênh lệch
±U

%

967.441

79.688

9,0

-55.994

-55.411

583

-1.0

Doanh thu thuần


831.759

912.030

80.271

9.7

Giá vốn hàng bán

-789.509

-705.032

84.477

-10.7

42.250

206.997

164.747

389.9

12.917

6.779


-6.138

-47.5

Chi phí tài chính

-61.273

-42.346

18.927

-30.9

Chi phí bán hàng

-68.918

-72.866

-3.948

5.7

Chi phí quản lý doanh nghiệp

-56.297

-32.433


23.864

-42.4

-131.321

66.131

197.452

-150.4

-172.714

38.770

211.484

-122.4

-304.035

27.361

331.396

-109.0

-38.059


1.617

39.676

-104,2

-265.976

25.744

291.720

-109.7

Tổng doanh thu hoạt động
kinh doanh
Các khoản giảm trừ doanh
thu

Lợi nhuận gộp
Doanh thu hoạt động tài
chính

Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
(Lỗ)/ Thu nhập khác
Tổng (lỗ)/ lợi nhuận kế toán
trước thuế
Chi phí thuế TNDN hiện
hành

(Lỗ)/ Lợi nhuận sau thuế
TNDN

Nguồn: Phòng tài chính - kế toán
Kết quả kinh doanh năm 2008 có thể nói là tệ nhất từ trước đến nay trong lịch
sử công ty với mức lợi nhuận -265.976 triệu đồng. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến việc này là:
11


- Trong quí 4 năm 2008, công ty gặp phải sự cố liên quan đến một số sản phẩm
bánh có hàm lượng chất melamine vượt quá mức độ cho phép. Tuy nhiên do thông tin
sai lệch từ các cơ quan và phương tiện thông tin đại chúng liên quan đã gây ảnh hưởng
khá nghiêm trọng đối với việc sản xuất và kinh doanh bánh kẹo, công ty phải thu hồi
toàn bộ các sản phẩm từ thị trường đối với 14 mẫu sản phẩm nghi có hàm lượng chất
melamine vượt quá mức độ cho phép, đồng thời giảm sản lượng sản xuất và tiêu thụ
đối với các sản phẩm này.
- Bên cạnh đó, chi phí nguyên vật liệu và một số chi phí có liên quan đến việc
tiêu thụ sản phẩm đều tăng cao trong năm 2008 đã góp phần làm cho doanh thu công
ty bị sụt giảm nghiêm trọng.
- Cũng trong năm 2008, do chính sách thắt chặt tiền tệ tại Việt Nam và khủng
hoảng kinh tế toàn cầu không thể huy động được nguồn tài chính để tiếp tục các dự án
đang dở dang mở rộng sang lĩnh vực bao bì tại miền Bắc và miền Nam. Đối với dự án
đầu tư tại miền Bắc công ty đã ứng tiền mua máy móc thiết bị và đặt cọc tiền thuê đất
trị giá khoảng gần 10 triệu đô la Mỹ. Tuy nhiên, cũng do tình hình tài chính khó khăn
công ty buộc phải ngưng dự án và chịu lỗ cho các khoản đã ứng cho nhà cung cấp do
vi phạm hợp đồng.
Đến năm 2009, mặc dù tình hình kinh doanh của công ty có vẻ khả quan hơn;
nhưng do những ảnh hưởng nặng nề từ năm 2008 nên lợi nhuận cuối năm 2009 của
công ty chỉ đạt ở mức 27.361 triệu đồng.

2.2.8. Thuận lợi và khó khăn
a) Thuận lợi
Trong những năm tới, kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng khá mạnh
(khoảng 5% theo IMF và Ngân hàng Thế Giới). Ngoài ra, tỷ lệ tăng dân số và tỷ lệ đô
thị hóa ở Việt Nam cũng tăng cao. Đây là các yếu tố giúp kích thích sự phát triển của
thị trường tiêu dùng và đặc biệt là ngành thực phẩm và nước giải khát.
Sở hữu thương hiệu mạnh WONDERFARM, là thương hiệu đang dẫn đầu về
mức độ tin dùng và yêu thích của người tiêu dùng Việt Nam đối với sản phẩm nước
giải khát.

12


Sản phẩm WONDERFARM đang được bán tại hơn 110.000 địa điểm bán lẻ
trên toàn quốc và công ty vẫn tiếp tục phát triển và mở rộng mạng lưới phân phối để
bảo đảm sự thâm nhập hơn nữa vào thị trường.
Có mối quan hệ đối tác chiến lược bền vững với các nhà cung cấp, đảm bảo
được nguồn nguyên liệu ổn định đáng tin cậy với giá cạnh tranh nhất trên thị trường.
Công ty đầu tư liên tục để hiện đại hóa thiết bị sản xuất, công nghệ và tiếp tục
cải tiến năng suất sản xuất và giảm thiểu chi phí sản xuất chung. Công ty tiếp tục kiểm
soát cấu trúc chi phí để đưa ra những giá sản phẩm hợp lý nhất để đối mặt với cạnh
tranh ngày càng tăng của thị trường.
b) Khó khăn
Lạm phát cao làm cho chi phí nguyên vật liệu đầu vào, bao bì và nhiên liệu tăng
cao.
Chi phí nhân công tăng cao do ảnh hưởng chính sách tiền lương Chính phủ.
Biến động tăng về giá xăng dầu làm cho các chi phí liên quan đến vận chuyển
tăng cao.
Chi phí sản xuất tăng do giá nhiên liệu tăng.
Lãi suất ngân hàng cho các khoản vay tăng cao làm chi phí tiền lãi tăng. Biến

động tỉ giá ngoại tệ làm chi phí vay ngân hàng và chi phí nguyên vật liệu có nguồn gốc
nhập khẩu tăng.
2.3. Tổng quan ngành sản xuất kinh doanh xuất khẩu nước cốt dừa đóng lon
2.3.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu nước cốt dừa đóng lon ở Việt Nam
Với lợi thế nguồn nguyên liệu dừa dồi dào, các sản phẩm từ dừa đang được các
công ty Việt Nam không ngừng khai thác. Trong đó mặt hàng nước cốt dừa được đánh
giá là mặt hàng có tiềm năng, có nhu cầu tiêu thụ rất lớn cả đối với thị trường nội địa
lẫn thị trường xuất khẩu. Vì vậy nếu như vài năm trước đây chỉ có công ty Interfood
tham gia sản xuất mặt hàng này thì bây giờ bắt đầu xuất hiện những công ty khác như:
công ty TNHH Định Phú Mỹ, công ty Vietfood, công ty Bestfood. Ngoài ra tỉnh ủy
Bến Tre cũng đang đẩy mạnh việc nghiên cứu sản xuất nước cốt dừa để trong tương lai
mặt hàng này có thể trở thành một trong những mặt hàng chủ lực và đem lại giá trị
kinh tế cao cho tỉnh.

13


Mặc dù ở thị trường nội địa cũng có vài công ty sản xuất nước cốt dừa đóng lon
như đã nói ở trên, tuy nhiên nếu nói đến thị trường xuất khẩu thì chỉ có nước cốt dừa
đóng lon của Interfood đạt được tiêu chuẩn trong vấn đề này. Theo khảo sát của công
ty, sản phẩm nước cốt dừa đóng lon của những thương hiệu nội địa khác đều không đạt
tiêu chuẩn xuất khẩu, đồng nghĩa là không đạt tiêu chuẩn nước cốt dừa đóng lon tương
đương với các thương hiệu có mặt trên thị trường thế giới. Do đó có thể nói, số lượng
xuất khẩu nước cốt dừa đóng lon của Việt Nam chỉ dựa trên số lượng của công ty.
Những thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng nước cốt dừa đóng lon:
- Châu Á: Singapore, Hồng Kông, Brunei, Nhật Bản, Hàn Quốc
- Châu Âu: Anh, Hà Lan, Đức, Pháp.
- Châu Mỹ: Mỹ, Canada, Brazil
2.3.2. Thị trường xuất khẩu nước cốt dừa trên thế giới
Trên thế giới, cây dừa được trồng tập trung nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á

và Nam Á. Ở các nước này các sản phẩm có nguồn gốc từ dừa đã trở nên gắn bó với
người dân nơi đây, không những vậy chúng còn đem lại giá trị kinh tế cao khi được
xuất khẩu sang các nước khác. Đặc biệt là nước cốt dừa – một sản phẩm đang được
nhiều nước trên thế giới ưa chuông không chỉ vì nó mang đến hương vị hấp dẫn cho
các món ăn mà còn kèm theo đó là các lợi ích về sức khỏe. Chính vì vậy, khối lượng
xuất khẩu của mặt hàng này không ngừng liên tục tăng trong những năm gần đây. Các
nước xuất khẩu nước cốt dừa nhiều nhất trên thế giới là: Thái Lan, Sri Lanka,
Philippines, Malaysia, Indonesia…
Bảng 2.4. Khối Lượng Xuất Khẩu Nước Cốt Dừa của Một Số Nước Trên Thế
Giới
ĐVT: Tấn
Quốc gia

Năm 2008

Năm 2009

Mức tăng (%)

Thái Lan

11.235

11.968

6,52 %

Indonesia

9.425


9.762

3,57 %

Sri Lanka

4.762

4.296

-9,78%

Philippines

1.310

1.932

47,48%

Nguồn: Hiệp hội dừa Châu Á – Thái Bình Dương

14


×