Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Lương Tỉnh Thái nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.43 KB, 70 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

MẠ QUỐC TẤN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
“TÌM HIỂU VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ
PHÒNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HUYỆN PHÚ LƯƠNG - TỈNH THÁI NGUYÊN”

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Khuyến Nông

Khoa

: Kinh tế & Phát triển nông thôn

Khóa học

: 2013 - 2017


Thái Nguyên - năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

MẠ QUỐC TẤN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
“TÌM HIỂU VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ
PHÒNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HUYỆN PHÚ LƯƠNG - TỈNH THÁI NGUYÊN”

Hệ đào tạo
Định hướng đề tài
Chuyên ngành
Lớp

: Chính quy
: Hướng ứng dụng
: Khuyến Nông
: 45- KHUYẾN NÔNG

Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn
Cán bộ cơ sở hướng dẫn

: Kinh tế & Phát triển nông thôn

: 2013 - 2017
: ThS. Trần Thị Ngọc
: Phạm Ngọc Vũ ( chuyên viên)

Thái Nguyên - năm 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, giảng viên hướng dẫn ThS. Trần Thị Ngọc,
tôi tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp với tên đề tài: “Tìm hiểu vai trò, chức
năng, nhiệm vụ của cán bộ Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện
Phú Lương - Tỉnh Thái nguyên”.
Luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu lý
luận và tích lũy kinh nghiệm thực tế. Những kiến thức mà các thầy cô giáo truyền
thụ đã làm sáng tỏ những ý tưởng, tư duy của tác giả trong suốt quá trình thực hiện
luận văn này.
Nhân dịp hoàn thành khóa luận tôi xin chân thành cảm ơn ban Giám hiệu
trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và PTNT cùng
các thầy cô giáo trong trường đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn ThS. Trần Thị Ngọc,
người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn anh Phạm Ngọc Vũ cán bộ Phòng Nông nghiệp
và PTNT huyện Phú người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, chỉ ra những thiếu sót và
giúp tôi khắc phục trong quá trình thực tập.
Có được kết quả này, tôi không thể không nói đến công lao và sự giúp đỡ của
Ban lãnh đạo cùng cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Lương, Tỉnh
Thái Nguyên, những người đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ và cung cấp số liệu, tư liệu

khách quan, chính xác giúp đỡ tôi đưa ra những phân tích đúng đắn trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình và
nhóm thực tập đã giúp đỡ tôi lúc khó khăn, vất vả để hoàn thành khóa luận. Tôi xin
chân thành cảm ơn bạn bè đã động viên tạo mọi điều kiện thuận lợi và đóng góp
những ý kiến quý báu để giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5 năm 2017
Sinh viên
MẠ QUỐC TẤN


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3. 1: Tình hình sử dụng đất của huyện Phú Lương trong năm 2016. ............. 14
Bảng 3. 2: Tình hình phát triển của kinh tế tập thể, HTX, Làng nghề trên huyện Phú
Lương. ................................................................................................................... 16
Bảng 3. 3: Phương án sản xuất chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn huyện ................ 25
Bảng 3. 4: Danh sách trích ngang của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú
Lương - Tỉnh Thái nguyên. .................................................................................... 36
Bảng 3. 5: Nhiệm vụ của cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Lương
trong năm 2017...................................................................................................... 40
Bảng 3. 6: Công tác xây dựng mô hình trình diễn về lĩnh vực Trồng trọt của Phòng
NN& PTNT qua các năm 2014-2016. .................................................................... 48
Bảng 3. 7: Kết quả công tác tập huấn của cán bộ nông nghiệp phòng NN&PTNT
huyện Phú Lương trong năm 2016. ......................................................................... 51
Bảng 3. 8: Phát cây giống lâm nghiệp trên đất công và hộ nghèo, cận nghèo tại xã
Phú Đô. ................................................................................................................. 52
Bảng 3. 9: Nhu cầu đào tạo nghề Nông nghiệp cho nông thông trong năm 2017. ... 54



iii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Hình 1: Biểu đồ hành chính huyện Phú Lương ..................................................... 13
Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng NN& PTNT huyện Phú Lương. ................... 38


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tên viết tắt

Tên đầy đủ

BCĐ

Ban chỉ đạo

BVTV

Bảo vệ thực vật

CK

Cùng Kỳ

HTX


Hợp tác xã

KH

Kế hoạch

NN

Nông nghiệp

NTM

Nông thôn mới

PTNT

Phát triển nông thôn

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân


v

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... iv
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập ........................................................... 1
1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2
1.2.1. Về chuyên môn ............................................................................................... 2
1.2.2. Về thái độ ...................................................................................................... 3
1.2.3. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc ................................................................. 3
1.3. Nội dung thực tập và phương pháp thực hiện .................................................... 3
1.3.1. Nội dung thực tập .......................................................................................... 3
1.3.2. Phương pháp thực hiện .................................................................................. 4
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập .......................................................................... 5
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 6
2.1. Về cơ sở lý luận ................................................................................................ 6
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập ......................................... 6
2.1.2. Một số văn bản pháp lý .................................................................................. 7
2.2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................. 8
2.2.1. Kinh nghiệm của các địa phương khác ........................................................... 8
2.2.2. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương ....................................................... 10
PHẦN 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP ........................................................................ 12
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ............................................................................. 12
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Phú Lương ............................ 12
3.1.2. Những thành tựu đã đạt được của cơ sở trong năn 2016 ............................... 17
3.1.3. Những thành tựu, hạn chế của phòng trong năm 2016 .................................. 21
3.1.4. Phương án sản xuất nông - lâm nghiệp 2017 trên địa bàn huyện .................. 23
3.1.5. Các chỉ tiêu chủ yếu đến 2020 ..................................................................... 34
3.1.6. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập ..................... 35
3.2. Kết quả thực tập.............................................................................................. 36



vi
3.3.1. Mô tả nội dung thực tập ............................................................................... 36
3.3.2. Tóm tắt kết quả thực tập .............................................................................. 56
3.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ........................................................... 56
3.3.4. Đề xuất giải pháp ......................................................................................... 58
PHẦN 4 KẾT LUẬN ........................................................................................... 59
4.1. Kết luận .......................................................................................................... 59
4.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 60
4.2.1. Đối với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn ......................................... 60
4.2.2. Đối với Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn .................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 61


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Nông nghiệp là một trong những ngành quan trọng đối với nền kinh tế và đời
sống của đại đa số người dân ở nước ta. Vì vậy sự phát triển của sản xuất nông
nghiệp không chỉ góp phần vào tăng trưởng kinh tế mà còn giải quyết các vấn đề an
sinh xã hội. Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng
cao thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về
chất lượng và chủng loại nên sản xuất nông nghiệp đã cung cấp lương thực thực
phẩm cho nhu cầu của xã hội. Ngoài ra, nông nghiệp còn cung cấp các yếu tố đầu
vào cho phát triển công nghiệp, khu vực đô thị và xuất khẩu. Thông qua công
nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả
năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị trường.
Tỉnh Thái Nguyên gồm có 2 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện, các đơn vị hành
chính này được chia tiếp thành 180 đơn vị hành chính cấp xã (gồm có 30 phường,

10 thị trấn, và 140 xã), trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã
đồng bằng và trung du. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ( GRDP) của tỉnh trong năm
2016 là 12%, trong đó: công nghiệp xây dựng là 15%, dịch vụ là 9% và nông lâm
thủy sản là 4%, GRDP bình quân đầu người là 58 triệu đồng/ người/năm. Giá trị sản
xuất ngành nông lâm nghiệp thủy sản tăng 4,5% so với đầu năm 2016, trong đó: giá
trị ngành chăn nuôi tăng 6%, ngành sản xuất lương thực có hạt là 436 nghìn tấn,
trồng trọt 91 triệu đồng/ ha, trồng rừng trên địa bàn là 3890 ha, trồng chè mới và
trồng lại là 1000 ha.[ 11]
Phú Lương là một huyện trung du miền núi của tỉnh Thái Nguyên, với 14 xã
và 2 thị trấn. Ngành nông nghiệp chiếm trên 40% tổng giá trị sản xuất toàn huyện,
lao động chiếm khoảng 80% tổng số lao động. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm
nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân hàng năm đạt 7,8%. Sản lượng lương thực cây có
hạt năm 2016 đạt 41.315tấn, Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha diện tích đất nông


2

nghiệp năm 2016 ước đạt 79,1 triệu đồng; giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng
bình quân 6,3% tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 9.225 tấn; hàng năm
trồng mới và trồng lại 180 ha chè, 600 ha rừng.[1]
Phòng Nông nghiệp & PTNT có chức năng và nhiệm vụ: tổ chức thực hiện
công tác phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; công tác phòng chống, khắc
phục hậu quả thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh trên địa bàn. Tổ chức thực hiện công tác
khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, và các dự án phát triển nông nghiệp, lâm
nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện. Hướng dẫn
chuyên môn, nghiệp vụ đối với UBND cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông
thôn; về thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp,
lâm nghiệp, thuỷ sản, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâm sản; chế biến nông
sản, lâm sản, thuỷ sản; phát triển ngành, nghề, làng nghề nông thôn. Giúp UBND

cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng
dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức phi Chính phủ trên địa bàn thuộc
các lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định của pháp luật.
Nhận thấy được tầm quan trọng của Phòng Nông nghiệp & PTNT, nên tôi
làm đề tài ứng dụng để “Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ Phòng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Lương - Tỉnh Thái nguyên”.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Về chuyên môn
- Tìm hiểu tổ chức và quản lý cán bộ của phòng Nông nghiệp & PTNT.
- Tìm hiểu sự phối hợp, kết hợp của cán bộ phòng Nông nghiệp & PTNT với
các phòng ban trong huyện và với các xã.
- Tìm hiểu các chức năng cơ bản của đội ngũ cán bộ phòng Nông nghiệp &
PTNT.
- Tìm hiểu vị trí và nhiệm vụ của từng cán bộ phòng Nông nghiệp & PTNT.


3

1.2.2. Về thái độ
- Tạo mối quan hệ thân thiện, hòa nhã với mọi người.
- Có trách nhiệm và nghĩa vụ hoàn thành tốt mọi công việc được giao.
- Chủ động trong các công việc, sẵn sàng trợ giúp, hỗ trợ mọi người để hoàn
thành tốt các công việc chung, bên cạnh đó cũng tự khẳng định được năng lực của
bản thân sinh viên.
1.2.3. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc
* Kỹ năng sống
- Tạo cho sinh viên tác phong nhanh nhẹn, chịu được áp lực cao trong mọi
công việc, có thể tự lập sau khi ra trường.
- Biết lắng nghe và học hỏi từ những lời phê bình của người khác.
* Kỹ năng làm việc

- Rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch và quản lý tổ chức trong công việc.
- Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và quản lý công việc cho sinh viên.
1.3. Nội dung thực tập và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Đánh giá hiện trạng năng lực đội ngũ cán bộ cấp huyện tại Phòng Nông
nghiệp và PTNT huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.
+ Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.
+ Điều kiện tự nhiên.
+ Đặc điểm kinh tế - xã hội.
+ Tổ chức bộ máy quản lý và cách thức điều hành của Phòng Nông nghiệp
và PTNT huyện Phú Lương - Tỉnh Thái nguyên.
+ Tìm hiểu vị trí việc làm ( theo biên chế được giao) và công việc được đảm
nhiệm của cán bộ công chức viên chức Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú
Lương - Tỉnh Thái nguyên.
- Thông tin chung về Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Lương Tỉnh Thái nguyên.


4

+ Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Lương
- Tỉnh Thái nguyên.
+ Những công việc của cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú
Lương - Tỉnh Thái nguyên.
+ Đặc điểm công việc của cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú
Lương - Tỉnh Thái nguyên.
- Tìm hiểu hoạt động của cán bộ nông nghiệp trong một năm tại Phòng
Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Lương - Tỉnh Thái nguyên.
- Tìm hiểu được những kết quả đạt được trong sản xuất nông nghiệp của
huyện trong những năm qua? Phòng NN và cán bộ của phòng thể hiện vai trò của
mình như thế nào để đạt được kết quả đó.

1.3.2. Phương pháp thực hiện
Phương pháp thu thập thông tin
∗ Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Thu thập các thông tin, số liệu có sẵn đó là các báo cáo hoặc các tài liệu
liên quan. Ngoài ra còn được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như sách, Internet,…
∗ Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
+ Phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối với trưởng phòng,
phó phòng và các cán bộ làm việc tại phòng thông qua phiếu điều tra.
+ Quan sát trực tiếp: Quan sát một cách có hệ thống các sự việc, sự vật, sự
kiện với các mối quan hệ và trong một bối cảnh tồn tại của nó.
Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
∗ Phương pháp xử lý thông tin
Những thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp thông qua phần mềm word.
∗ Phương pháp phân tích thông tin
Khi đủ số liệu, tiến hành kiểm tra chéo các thông tin, rà soát và chuẩn hóa lại
thông tin, loại bỏ những thông tin không chính xác, sai lệch. Toàn bộ số liệu thu
thập được tổng hợp và phục vụ cho đề tài.


5

1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: Từ ngày 13 tháng 01 đến ngày 23 tháng 4 năm 2017.
- Địa điểm: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Lương, Tỉnh Thái Nguyên.
- Địa chỉ: Thị trấn Đu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.


6

PHẦN 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Về cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
Khái niệm về nông nghiệp: Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực,
thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ, sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt
những cây trồng chính và chăn nuôi đàn gia súc (nuôi trong nhà). Công việc nông
nghiệp cũng được biết đến bởi những người nông dân, trong khi đó các nhà khoa
học, những nhà phát minh thì tìm cách cải tiến phương pháp, công nghệ và kỹ thuật
để làm tăng năng suất cây trồng và vật nuôi.
Khái niệm Phòng NN& PTNT: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện; tham mưu, giúp Uỷ
ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương về: nông
nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ; kinh tế trang
trại nông thôn; kinh tế hợp tác xã nông, ngư nghiệp, gắn với ngành nghề, làng nghề
ở nông thôn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban
nhân dân huyện và theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự thống nhất quản lý của
ngành, lĩnh vực công tác ở địa phương.
- Khái niệm mô hình trình diễn: Mô hình trình diễn là phương pháp chuyển
giao bằng xây dựng mô hình thực tế để nông dân học tập qua: làm, quan sát, trao
đổi và thảo luận.
- Khái niệm hội thảo đầu bờ: Hội nghị đầu bờ là một cuộc họp của những
nhà khoa học nông nghiệp (nông học) với những người nông dân ngay trên bờ
ruộng để hội thảo, giới thiệu về loại nông sản mới hoặc loại thuốc bảo vệ thực vật
mới hay những phương pháp nông nghiệp mới đang trồng hoặc làm thí điểm để
trình diễn trên cánh đồng để họ tận mắt chứng kiến.


7

2.1.2. Một số văn bản pháp lý

Theo thông tư liên tịch của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
“Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan
chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, cấp huyện”
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy
định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
Căn cứ Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy
định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh.
Căn cứ Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ.
Căn cứ Quyết định số 507/QĐ-UBND ngày 17/4/2008 của UBND huyện
Phú Lương về việc tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Phú
Lương.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ
ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.


8

2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm của các địa phương khác

Huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình có địa hình khá phức tạp, diện tích canh tác ít,
chủ yếu đồng chiêm trũng xen lẫn núi đá, điều kiện canh tác khó khăn, song trong
những năm qua kinh tế, xã hội của huyện Hoa Lư tiếp tục có sự tăng trưởng tương
đối cao và ổn định; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, theo hướng tỷ trọng
ngành nông lâm nghiệp thủy sản giảm, ngành công nghiệp xây dựng, dịch vụ tăng
nhanh. Năm 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 18%, cơ cấu kinh tế:
Công nghiệp, xây dựng chiếm 81,24%; dịch vụ chiếm 13,68%; nông lâm nghiệp,
thủy sản chiếm 5,08%... Để có được kết quả này là nhờ sự đóng góp không nhỏ của
Chương trình mục tiêu xây dựng NTM.
Xác định rằng giao thông là huyết mạch để phát triển kinh tế, huyện Hoa Lư
đặt mục tiêu cải thiện hệ thống đường giao thông là một trong những nhiệm vụ hàng
đầu. Về Hoa Lư hiện nay, không ít người sẽ ngạc nhiên bởi những con đường rộng
rãi, nối liền huyện với những địa phương khác. Những con đường liên xã khang
trang, chắc chắn chạy dọc xóm làng. Toàn huyện đã hoàn thành trên 85% khối
lượng cải tạo, nâng cấp, xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn, trong đó
có 38,46 km đường trục xã, 17,29 km đường trục thôn, xóm. Hệ thống thủy lợi cơ
bản đáp ứng yêu cầu sản xuất, đã xây dựng và nâng cấp 3 trạm bơm, kiên cố hóa
46,6 km kênh mương. Cùng với đó, hệ thống nhà văn hóa xã, thôn cũng được chỉnh
trang hoặc xây mới khang trang với 8 nhà văn hóa xã, 57 nhà văn hóa thôn, xóm; 6
chợ theo tiêu chí quốc gia, 8 công trình nhà máy nước sạch và hệ thống đường ống
dẫn nước. Công tác giáo dục của huyện luôn đứng ở tốp đầu của tỉnh về chất lượng.
Đến nay, huyện đã có 32/33 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn
quốc gia. Mạng lưới y tế từ huyện đến thôn, xóm được củng cố; 83% cơ quan, đơn
vị đạt chuẩn văn hóa.
Công tác vệ sinh môi trường nông thôn có nhiều tiến bộ với tỷ lệ 98% hộ dân
nông thôn được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh; 80% cơ sở kinh doanh đạt tiêu


9


chuẩn về môi trường. Công tác thu gom rác thải được thực hiện khá tốt, huyện đã
mua mới 2 xe vận chuyển rác, các xã mua 200 xe thu gom rác. Nhờ đó, không còn
tình trạng xả rác bừa bãi, gây mất vệ sinh xóm làng.
Nét nổi bật trong phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện là lúa
chất lượng cao được đưa vào sản xuất mở rộng, chiếm gần 40% tổng diện tích gieo
cấy lúa. Mô hình cánh đồng mẫu có quy mô từ 30 -100 ha được triển khai ở nhiều
xã; mô hình lúa - cá được thực hiện ở các xã miền núi như Ninh Hải, Ninh Xuân,
Trường Yên (vùng cấy lúa kém hiệu quả) bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao và
khắc phục được tình trạng bỏ ruộng trong vụ mùa. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy
sản được duy trì và phát triển, nhất là việc nuôi con đặc sản có giá trị kinh tế cao
như: Dê núi, ba ba, cá chép, cá rô đồng, cá quả, cá trắm đen... Nhiều người dân đã
thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ thay đổi mô hình sản xuất nông nghiệp. Nhiều
ngôi nhà mới của nông dân được xây dựng với những thiết kế hiện đại, xe ô tô xuất
hiện nhiều hơn trên những cung đường làng quen thuộc.
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn cũng tiếp tục phát
triển khá, nhất là sản xuất vật liệu xây dựng, chế tác đá mỹ nghệ, thêu ren, may xuất
khẩu với giá trị sản xuất hàng năm đều tăng cao hơn năm trước. Trong 5 năm qua,
toàn huyện đã huy động được gần 2.300 tỷ đồng xây dựng NTM.
Với những kết quả đạt được, Hoa Lư đang trở thành ứng cử “sáng giá” nhất
có thể trở thành huyện NTM đầu tiên của tỉnh Ninh Bình. Để đạt được mục tiêu
này, huyện Hoa Lư đã đề ra kế hoạch lộ trình và giải pháp cụ thể đối với từng xã,
tập trung các nguồn lực, thực hiện lồng ghép các chương trình để hỗ trợ các xã đạt
chuẩn NTM. Với những nỗ lực trên huyện đã hoàn thành và đón nhận chuẩn NTM
vào ngày 17/2/2016 đánh dấu mốc huyện đạt chuẩn NTM đầu tiên theo Quyết
định số 588/QĐ-TTg ngày 5/4/2016 của chính phủ. [15]
Bài học : Về công tác tư tưởng giữ vai trò quan trọng hàng đầu, nhận thức
sâu sắc, đầy đủ về xây dựng nông thôn mới cần được nâng cao, coi là nhiệm vụ
vừa cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài; là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp,
cần thực hiện đồng bộ trên cơ sở kế thừa và phát triển, bước đi vững chắc, lộ trình



10

phù hợp, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó, người dân ở
nông thôn là chủ thể trực tiếp. Công tác quy hoạch nông thôn mới phải đi trước một
bước, phải bảo đảm tính lâu dài, bền vững, kế thừa những yếu tố hợp lý, cảnh quan,
nét đặc trưng văn hóa của từng địa phương, quy trình phải công khai, dân chủ, có
sự tham gia thảo luận của nhân dân. Ưu tiên thực hiện các tiêu chí phát triển sản
xuất, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho nhân
dân và các nội dung cần ít vốn đầu tư. Xây dựng kết cấu hạ tầng theo phương châm
là từ ngoài đồng vào trong làng; từ ngõ xóm lên trung tâm xã. Kiểm tra,
đôn đốc, thường xuyên uốn nắn những lệch lạc của cơ sở trong quá trình triển khai
xây dựng liên tục của các cấp ủy đảng, chính quyền. Quan tâm xây dựng tổ chức cơ
sở đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh. Đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã có trình độ, năng
lực, đủ sức tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
2.2.2. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương
a) Công tác quy hoạch nông thôn
Đối với huyện Phú Lương, kinh nghiệm trên cần được áp dụng cả về nội
dung quy hoạch từng xã về quy hoạch sử dụng đất bố trí dân cư và hạ tầng công
cộng; quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Khi quy hoạch phải bảo đảm
yêu cầu cơ bản đối với quy hoạch không gian tổng thể toàn xã gồm: các phương án
cơ cấu tổ chức không gian và lựa chọn giải pháp phù hợp nhiều mặt của xã đó. Toàn
bộ quy hoạch trên phải công khai, phổ biến rộng rãi tới mọi đối tượng.
b) Trình tự tiến hành thực hiện
Sau khi đã xác định việc quy hoạch phải đi trước một bước, đồng loạt lập
quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho các xã, cần đặc biệt lưu ý đảm bảo yêu cầu
về chất lượng các bản quy hoạch. Cái gì cần trước thì quy hoạch trước và tiến hành
triển khai thực hiện trước theo quy trình, tiến độ đã có trong quy hoạch.
c) Kinh nghiệm kiểm tra, đôn đốc

Trong quá trình lập quy hoạch, triển khai thực hiện từng loại quy hoạch, đề
án, điều trước tiên cần có chương trình bài bản, thường xuyên kiểm tra đôn


11

đốc thực hiện, cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, cụ thể hóa những tiêu chí, mô hình
mới chung và có đặc thù riêng cho thôn, xóm và xã. Việc triển khai thực hiện phải
tổ chức theo quy hoạch đã được phê duyệt, tránh sự bóp méo, lệch lạc, không được
phép tùy tiện, kiên trì thực hiện đúng quy hoạch.
d) Phát huy vai trò cộng đồng tham gia thực hiện
Quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng là hết
sức cần thiết và rất quan trọng. Nơi nào làm tốt công tác tuyên truyền để người dân
thấy được trách nhiệm của mình trong cộng đồng làng xã thì nơi đó phong trào xã
hội hóa trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn sôi động; có sự đồng thuận cao
trong Đảng, trong dân thì phong trào ở đó phát triển thuận lợi. Đó là một vấn đề
quan trọng nhằm tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong xây dựng nông thôn
mới khi nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước còn hạn chế. Việc thành lập Ban
giám sát của cộng đồng trên địa bàn xã là hết sức cần thiết.
e) Đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở để thực hiện xây dựng nông thôn mới
Hiện nay cán bộ ở cơ sở phần lớn có sự nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm với
công việc xây dựng nông thôn mới. Tuy vậy, nhiều người do chưa được đào tạo cơ
bản về các loại như: chuyên môn, kỹ thuật và kiến thức về kinh tế, quản lý kinh tế.
Trong khi vấn đề xây dựng nông thôn mới còn rất mới, trách nhiệm quản lý xây
dựng nông thôn mới cần cả kiến thức và tâm huyết. Do vậy, việc tập trung đào tạo,
bồi dưỡng kiến thức cả về chuyên môn, lý luận, phẩm chất chính trị cho cán bộ ở cơ
sở càng cấp thiết theo từng đối tượng và thời hạn khác nhau. Trước hết tập trung tổ
chức các lớp tập huấn cho cán bộ huyện, xã để nắm được vấn đề cơ bản nhất của
chương trình xây dựng nông thôn mới.



12

PHẦN 3
KẾT QUẢ THỰC TẬP
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Phú Lương
• Vị trí địa lý:
Phú Lương là một huyện miền núi nằm phía Bắc tỉnh Thái Nguyên.
Phía bắc giáp huyện Chợ Mới (Bắc Kạn), phía nam và đông nam giáp thành phố
Thái Nguyên, phía Tây giáp với huyện Định Hóa, phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ,
phía Tây Nam giáp với huyện Đại Từ. Thị trấn Đu là trung tâm huyện, cách Thành
phố Thái Nguyên khoảng 23 km. Huyện bao gồm 16 đơn vị hành chính, có 14 xã,
hai thị trấn: Đu và Giang Tiên.
Phú Lương nằm kề với thành phố Thái Nguyên và dọc theo quốc lộ III nối
Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng. Với vị trí địa lí và giao thông thuận
lợi như trên, huyện Phú Lương có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa. Do nằm gần trung tâm chính trị, văn hóa kinh tế của Tỉnh nên Phú
Lương sẽ là địa bàn quan trọng để phát triển mạnh công nghiệp, xây dựng
các khu dân cư tập trung, khu hành chính, khu du lịch ATK … sẽ góp
phần làm cho nền kinh tế Phú Lương tăng trưởng mạnh, thu hút vốn đầu tư
trong nước và ngoài nước.
Huyện Phú Lương có một vị trí then chốt về quốc phòng - an ninh, không
chỉ cho Tỉnh Thái Nguyên mà còn có ý nghĩa đối với toàn vùng ATK Phú
Lương - Định Hóa.
• Đặc điểm tự nhiên
Phú lương là huyện có địa hình tương đối phức tạp, độ cao trung bính so với
mặt biển từ 100 - 400m. Các xã phía Bắc và Tây Bắc có địa hình núi cao, chia cắt
phức tạp, tạo ra nhiều khe suối, độ cao trung bình 300 - 400m (độ dốc lớn trên
20º).Các xã phía Nam có địa hình bằng phẳng hơn với độ dốc thường dưới 15º

tương đối thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp.


13

Hình 1: Biểu đồ hành chính huyện Phú Lương

• Địa hình đất đai
Huyện Phú Lương có địa hình tương đối đơn giản. Toàn huyện có địa hình
tương đối bằng phẳng rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Hiện
trạng sử dụng đất đai của xã thể hiện: tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện
36.896,69 ha.


14

Bảng 3. 1: Tình hình sử dụng đất của huyện Phú Lương trong năm 2016.
STT

Diện tích

Loại đất

(ha)

%

Tổng diện tích đất tự nhiên

36.896,69


100%

1

Đất nông nghiệp

12.327,63

33,41%

2

Đất lâm nghiệp

17.415,20

47,20%

3

Đất phi nông ngiệp

4.764,99

12,91%

4

Đất chưa sử dụng


1.661,51

6,48%

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Phú Lương)
Địa bàn huyện Phú Lương có 13 loại đất chính sau:
- Đất phù sa được bồi: phân bố chủ yếu ven sông Cầu thuộc xã Phú Đô, Vô
Tranh, Tức Tranh.
- Đất phù sa không được bồi: phân bố tập trung ven sông Đu và sông Cầu.
- Đất phù sa ngòi suối: phân bố chủ yếu ở các xã Yên Ninh, Yên Trạch,
Động Đạt, Ôn Lương.
- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng: phân bố chủ yếu ở xã Hợp Thành.
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: phân bố tập trung ở các xã Phấn Mễ và
thị trấn Đu.
- Đất dốc tụ: phân bố rải rác ở các xã trong huyện nhưng tập trung nhiều ở
các xã Vô Tranh, Động Đạt, Hợp Thành, Phấn Mễ, Tức Tranh.
- Đất bạc màu: phân bố tập trung ở các xã Yên Đổ, Cổ Lũng.
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ: phân bố tập trung ở các xã Vô Tranh, Sơn
Cẩm, Cổ Lũng, Phấn Mễ và thị trấn Đu.
- Đất nâu đỏ trên đá vôi: phân bố ở các xã Yên Ninh, Yên Đổ và Yên Lạc,
chủ yếu phân bố ở độ dốc trên 20º.
- Đất vàng nhạt trên đá cát: phân bố tập trung ở các xã Yên Ninh, Động Đạt,
Vô Tranh, Tức Tranh và Cổ Lũng. Loại đất này thường phân bố ở độ dốc 10 - 20º
và thường có tầng đất mỏng.


15

- Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét. Đây là loại đất có diện tích lớn nhất so

với các loại đất các của Huyện, có diện tích tới13.050ha (chiếm khoảng 40% diện
tích các loại đất của huyện). Loại đất này phân bố tập trung ở các xã phía
Bắc huyện, phần lớn đất có độ dốc 15 - 20º, đa số diện tích có tầng dầy 50

- 70

cm, tương đối thích hợp với trồng cây dài ngày và trồng cây nông lâm kết hợp.
- Đất nâu đỏ trên đá mác ma bazơ trung tính: phân bố chủ yếu ở khu vực
phía Bắc xã Yên Ninh, Phía Tây xã Phấn Mễ, Phủ Lý, Yên Lạc và thị Trấn Đu. Loại
đất này thường có độ dốc cao 20 - 25º.
- Đất đỏ vàng trên đá biến chất: phân bố tập trung ở các xã Yên Ninh, Yên
Trạch, Yên Đổ. Loại đất này thường có độ dốc 20 - 25º, độ phì khá, thích hợp với
trồng cây dài ngày (chè, cây ăn quả).
• Về tình hình kinh tế xã hội
Mặc dù nền kinh tế của huyện còn gặp nhiều khó khăn do thời tiết khí hậu bất
thường làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo
đúng hướng của các ngành, các cấp kinh tế vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao và tương
đối ổn định 11,2%/năm (năm 2013) lên 12% năm 2016.[1]
Huyện Phú Lương có thể chia thành 4 vùng rõ rệt:
Vùng phía Bắc: Gồm 3 xã phía Bắc: Yên Ninh, Yên Trạch, Yên Đổ. Vùng
này thích hợp cho phát triển mạnh kinh tế lâm nghiệp, trồng rừng phòng hộ; khai
thác vật liệu xây dựng; sản xuất lương thực, cây ăn quả; chăn nuôi gia súc, gia cầm,
thuỷ sản.
Tiểu vùng phía Tây: Gồm 3 xã là Ôn Lương, Hợp Thành, Phủ Lý. Vùng
này thích hợp cho phát triển phát triển kinh tế lâm nghiệp; sản xuất lương thực hình
thành vùng lúa đặc sản; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản; đầu tư phát
triển thương mại, dịch vụ gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch lịch sử; khai
thác và chế biến khoáng sản.
Tiểu vùng phía Đông: Gồm 4 xã Yên Lạc, Phú Đô, Tức Tranh, Vô Tranh.
Vùng này có rất nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông, lâm, thủy

sản, hình thành vùng sản xuất chè trọng điểm, chè an toàn, chè đặc sản; sản xuất


16

lương thực, cây ăn quả; chăn nuôi gia súc, thuỷ sản; phát triển tiểu thủ công nghiệp,
dịch vụ; khai thác vật liệu xây dựng.
Tiểu vùng phía Nam: Gồm 2 thị trấn Đu, Giang Tiên và 4 xã là Động Đạt,
Phấn Mễ, Cổ Lũng, Sơn Cẩm. Đây là vùng kinh tế phát triển chính của huyện. Tập
trung quy hoạch thu hút đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp,
thương mại - dịch vụ; quy hoạch hình thành khu trung tâm thương mại ở một số vị
trí trọng điểm; tôn tạo, mở rộng quần thể khu di tích lịch sử Đền Đuổm; khai thác,
chế biến khoáng sản; sản xuất lương thực, giống lúa; phát triển các khu chăn nuôi
tập trung theo hướng công nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua chuyển dịch theo định hướng
sản xuất hàng hóa, nhằm tăng giá trị và năng suất sản phẩm, góp phần tăng thu
nhập, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống người dân nông thôn.Trong những
năm qua huyện Phú Lương đã chú trọng đến việc phát triển kinh tế tập thể, HTX và
các làng nghề để phát triển kinh tế ổn định.
Bảng 3. 2: Tình hình phát triển của kinh tế tập thể, HTX, Làng nghề trên
huyện Phú Lương.
Lĩnh vực

Năm 2013 trở về

Đến năm 2016

trước

Hợp tác xã,

trang trại

Chăn nuôi

8

20

Trồng trọt

1

1

Động vật hoang

5

0

11

12

Lâm nghiệp

0

1


Tổng:

25

34


Trang trại tổng
hợp


17

Làng nghề sản

21

32

1

1

1

1

23

34


xuất và chế
biến chè
Làng nghề

Làng nghề bánh
chưng
Làng nghề mây
tre đan
Tổng:

(Nguồn: Phòng NN& PTNT huyện Phú Lương)
Qua 2 mốc thời gian năm 2013 và năm 2016 có thể thấy rõ tốc độ phát triển
rõ rệt của các trang trại, HTX, làng nghề trong huyện và phương hướng phát triển
của kinh tế tập thể trong huyện. Trong 3 năm số lượng các trang trại đã tăng thêm
12 trang trại chăn nuôi vì nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường và các chính
sách của huyện đã khuyến khích phát triển trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn với
những giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao phù hợp với quy hoạch chăn
nuôi của địa phương. Trang trại động vật hoang dã sau 3 năm thì đã không còn vì
trình độ chuyên môn nuôi chưa đáp ứng, vật nuôi chưa phù hợp với địa phương và
các chính sách chưa khuyến khích phát triển và sử dụng động vật hoang dã. Nhận
thấy được thế mạnh về con người, điều khiện tự nhiên và nhu cầu tiêu thụ về chè
nên các làng chè trong huyện đã được phát triển khá mạnh về số lượng và chất
lượng, trong đó đã tăng lên 11 làng sản xuất và chế biến chè để đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng và ổn định kinh tế. - Thông tin chung về Phòng Nông nghiệp và
PTNT huyện Phú Lương - Tỉnh Thái nguyên
3.1.2. Những thành tựu đã đạt được của cơ sở trong năn 2016
3.1.2.1. Về trồng trọt
• Kết quả sản xuất lương thực
Tổng sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt 41.315,8 tấn = 103,3% KH huyện =

103,9% KH tỉnh = 102,6% CK. Trong đó: Sản lượng thóc ước đạt 35.890 tấn =
103,5% KH huyện = 103,7% CK. Diện tích lúa lai: 732,8 ha, chiếm 10,9% tổng diện


×