ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––
NGUYỄN THỊ HUYỀN
TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––
NGUYỄN THỊ HUYỀN
TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12
Ngành: LL & PP dạy học bộ môn Địa lí
Mã số: 8.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Phương Liên
THÁI NGUYÊN - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các tài liệu trích
dẫn có nguồn gốc rõ ràng và không sao chép dưới bất kì hình thức nào. Kết quả
trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực, chưa
từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Huyền
Xác nhận của
khoa chuyên môn
Xác nhận của
người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Nguyễn Phương Liên
i
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại học sư phạm Thái
Nguyên bằng sự biết ơn và kính trọng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
Ban Giám hiệu, các phòng, khoa thuộc Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên
và các Giáo sư, P. Giáo sư, Tiến sĩ đã nhiệt tình hướng dẫn, giảng dạy, tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thiện đề tài nghiên cứu khoa học này.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Phương
Liên - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, giúp đỡ em trong quá
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và học sinh trường THPT Hàn
Thuyên, THPT Quế Võ số 1, THPT Quế Võ số 2, Trung Tâm GDNN - GDTX
tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện giúp đỡ và phối hợp thực hiện trong quá trình
nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm sư phạm, điều tra thực tế tại trường để đạt
kết quả khách quan nhất.
Tuy nhiên điều kiện về năng lực bản thân còn hạn chế, đề tài nghiên cứu
khoa học chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp để đề tài
nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả
Nguyễn Thị Huyền
ii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ......................................................................................................... i
Lời cảm ơn ............................................................................................................ ii
Mục lục ................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt .......................................................................................... iv
Danh mục các bảng............................................................................................... v
Danh mục các hình, biểu đồ ................................................................................ vi
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 7
5. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 8
6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 8
7. Đóng góp của luận văn ................................................................................... 10
8. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................... 11
NỘI DUNG ........................................................................................................ 12
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÍCH HỢP GIÁO
DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 ................................. 12
1.1. Một số vấn đề về phương pháp dạy học ...................................................... 12
1.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học ............................................................. 12
1.1.2. Tích hợp và dạy học tích hợp ................................................................... 13
1.2. Một số vấn đề về giáo dục môi trường ........................................................ 14
1.2.1. Khái niệm môi trường .............................................................................. 14
1.2.2. Ô nhiễm môi trường ................................................................................. 16
1.2.3.Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ...................................................... 16
1.2.4. Nội dung giáo dục môi trường.................................................................. 18
iii
1.3. Tích hợp giáo dục môi trường ..................................................................... 19
1.3.1. Khái niệm giáo dục môi trường ................................................................ 19
1.3.2. Khái niệm về tích hợp giáo dục môi trường ............................................. 20
1.3.3. Mục tiêu tích hợp giáo dục môi trường .................................................... 21
1.4. Đặc điểm chương trình sách giáo khoa Địa lí 12 trung học phổ thông....... 23
1.4.1. Về chương trình Địa lí 12 ......................................................................... 23
1.4.2. Về sách giáo khoa Địa lí 12 ...................................................................... 25
1.5. Đặc điểm tâm lí và nhận thức của học sinh lớp 12, trung học phổ thông ... 27
1.6. Thực trạng việc tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa Lí 12 ở
trường trung học phổ thông............................................................................... 28
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................. 32
Chương 2. TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG
DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 ....................................................................................... 33
2.1.Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa Lí lớp 12 ở trường trung
học phổ thông ..................................................................................................... 33
2.1.1. Các nguyên tắc thực hiện giáo dục môi trường ở trường phổ thông........ 33
2.1.2. Các nguyên tắc tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong chương
trình Địa lí ........................................................................................................... 34
2.1.3. Khả năng tích hợp giáo dục môi trường của chương trình Địa lí 12 trung
học phổ thông ..................................................................................................... 34
2.1.4. Các nội dung có thể tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí 12 ....36
2.2. Mức độ tích hợp giáo dục môi trường qua môn Địa lí. ............................... 43
2.3. Phương pháp tích hợp giáo dục môi trường qua môn Địa lí 12. ................. 44
2.3.1. Phương pháp đàm thoại gợi mở ............................................................... 45
2.3.2. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề ..................................................... 47
2.3.3. Phương pháp tranh luận ............................................................................ 49
2.3.4. Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm ................................................ 50
2.3.5. Phương pháp kể chuyện............................................................................ 52
iv
2.3.6. Phương pháp sử dụng tranh ảnh, video, phim .......................................... 53
2.3.7. Phương pháp lập dự án ............................................................................. 56
2.3.8. Một số phương pháp khác ........................................................................ 59
2.4. Hình thức tổ chức tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí 12 .. 61
2.4.1. Hình thức dạy học nội khóa...................................................................... 62
2.4.2. Hình thức giáo dục môi trường qua hoạt động ngoại khóa ...................... 63
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................... 67
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM........................................................ 68
3.1. Mục đích yêu cầu của thực nghiệm sư phạm .............................................. 68
3.2. Nguyên tắc thực nghiệm .............................................................................. 68
3.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm .................................................................... 69
3.3.1. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................. 69
3.2.2. Thời gian thực nghiệm.............................................................................. 69
3.2.3. Phương pháp thực nghiệm ........................................................................ 69
3.4. Nội dung thực nghiệm ................................................................................. 69
3.4.1. Bài học có nội dung tích hợp toàn phần ................................................... 70
3.4.2. Bài học có nội dung tích hợp toàn phần (Phụ lục 3) ................................ 77
3.4.3. Bài học có nội dung tích hợp liên hệ (Phụ lục 4) ..................................... 77
3.5. Kết quả thực nghiệm.................................................................................... 77
3.5.1. Đối với học sinh........................................................................................ 77
3.5.2. Đối với giáo viên ...................................................................................... 80
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................... 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 86
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Viết tắt
Viết đầy đủ
1
ĐC
Đối chứng
2
GDMT
Giáo dục môi trường
3
GV
Giáo viên
4
HS
Học sinh
5
SGK
Sách giáo khoa
6
THPT
Trung học phổ thông
7
TN
Thực nghiệm
8
TT GDNN - Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp - Giáo Dục
Thường Xuyên
GDTX
iv
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Chương trình sách giáo khoa Địa lí 12........................................................25
Bảng 2.1. Các nội dung có thể tích hợp GDMT trong dạy học Địa lí 12 ....................36
Bảng 3.1. Đối tượng thực nghiệm ...............................................................................69
Bảng 3.2a. Kết quả thực nghiệm (giá trị tuyệt đối) .....................................................78
Bảng 3.2b. Kết quả thực nghiệm (sau khi xứ lí, đơn vị %) .........................................78
v
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Giao thông tắc nghẽn ở thành phố Hà Nội .................................................54
Hình 2.2. Giao thông tắc nghẽn ở thành phố Hồ Chí Minh.........................................54
Hình 2.3. Khu nhà ổ chuột trong lòng Sài Gòn ...........................................................55
Hình 2.4. Rác thải vứt bừa bãi .....................................................................................55
Hình 3.1. Biểu đồ điểm trung bình giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng...............79
vi
viii
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Môi trường là vấn đề hiện đang được đưa ra bàn luận nhiều và trở thành vấn
đề cấp bách trong những năm gần đây. Bởi lẽ, môi trường có tầm quan trọng đặc biệt
đối với đời sống của con người, sinh vật và sự tồn tại, phát triển của một đất nước,
của cả nhân loại. Tuy nhiên môi trường hiện nay đang bị suy giảm nghiêm trọng.
Hiện các nhà khoa học, các chuyên gia cùng hàng ngàn hàng triệu người có cùng mối
quan tâm đang tìm kiếm và thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế không để môi
trường bị ô nhiễm, bị hủy hoại thêm. Liệu những việc làm hiện nay có phải là đã quá
muộn khi thiên nhiên đang nổi giận, đang trừng phạt loài người vì sự tham lam, ích
kỷ bằng hàng loạt những thiên tai như động đất, sóng thần, lũ lụt...?
Ngày 17 tháng 10 năm 2001 Thủ Tướng chính phủ ký quyết định 1363/QĐTTG về việc phê duyệt đề án: “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống
giáo dục quốc dân với mục tiêu: giáo dục học sinh, sinh viên các cấp học, bậc học,
trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân có hiểu biết về pháp luật và chủ
trương chính sách của Đảng, nhà nước về bảo vệ môi trường có kiến thức về môi
trường để tự giác thực hiện bảo vệ môi trường”.[33]
Chỉ thị 25/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi
trường của Thủ Tướng chính phủ nêu rõ trong thời gian tới nước ta sẽ trở thành bãi
thải công nghệ lạc hậu, các loại hình sản xuất ô nhiễm môi trường đang ngày càng
hiện hữu, biến đổi khí hậu phức tạp đặt ra nhiều thách thức mới đối với công tác bảo
vệ môi trường.
Trong chỉ thị số 36 - CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 2008 Ban chấp hành Trung
ương Đảng về “tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước” đã nêu rõ một trong những giải pháp hang đầu đó là: thường
xuyên giáo dục, tuyên truyền xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần
chúng, bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường là vấn đề của toàn xã hội , nó có liên quan trực tiếp không
những với từng cá nhân con người, từng nhóm người mà với cả cộng đồng, quốc gia
1
và quốc tế. Việc giáo dục môi trường ở nhà trường phổ thông là một quá trình nhận
thức giúp các em hiểu biết về thiên nhiên, môi trường, từ đó giáo dục cho các em ý
thức quan tâm thường xuyên đến môi trường, dần dần hình thành ở các em lòng yêu
thích, tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, phong cảnh đẹp, các di tích văn
hóa lịch sử của đất nước.
Việc giáo dục môi trường ở nhà trường phổ thông chưa có môn học và bài học
riêng, kiến thức về môi trường chỉ được lồng ghép vào một số bài học ở một số bộ môn
khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Trong đó, Địa lí là môn học có tính chất tổng hợp
của những tri thức có “tính môi trường” nhất. Vì vậy môn Địa lí ở trường phổ thông có
nhiều thuận lợi để giáo dục về môi trường cho học sinh hơn các môn học khác.
Nhận thức về tính cấp thiết, thực tế và vai trò của giáo dục môi trường cho học
sinh tôi lựa chọn đề tài “Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí 12”. Hy
vọng có thể đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào mục tiêu giáo dục môi trường vì
sự phát triển bền vững của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
2.1. Trên thế giới
Hai từ “giáo dục” và “môi trường” được chính thức kết hợp với nhau lần đầu
tiên vào khoảng giữa những năm 1960. Khái niệm giáo dục môi trường (GDMT)
được hình thành ở nước Anh là nhờ ở Sir Patrich Geddes, một giáo sư thực vật học
người Scotland. Ông đã chỉ ra mối liên hệ quan trọng giữa chất lượng môi trường với
chất lượng giáo dục vào khoảng năm 1982.
Năm 1972 Liên Hiệp Quốc triệu tập “phiên họp đầu tiên của hội nghị Môi
trường nhân loại” tại Stockholm (Thụy Điển từ ngày mồng 05 đến ngày 16/6/1972),
hội nghị đã dựng lên cột mốc đầu tiên của con người trong công tác bảo vệ môi
trường mang tầm quốc tế. “Bản tuyên bố về môi trường loài người” được thông qua
tại cuộc họp là văn kiện mang tầm quốc tế đầu tiên trong lịch sử nhân loại đề cập đến
ý chí và quyết tâm bảo vệ môi trường, đánh dấu sự ra đời của điều luật môi trường
quốc tế. Kể từ đó, Liên Hiệp Quốc đã chọn ngày 5/6 hàng năm là ngày môi trường
thế giới và khuyến khích các chính phủ, các tổ chức hoạt động nhằm cải thiện môi
trường ở nước mình trong ngày này.
2
Luận văn đủ ở file: Luận văn full