Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền vững tại khu vực Đông Bắc Bộ, Việt Nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.6 KB, 21 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QTKD
------------*----------

BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

Tên đề tài:
PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ BỀN VỮNG TẠI KHU VỰC ĐÔNG BẮC BỘ, VIỆT NAM
Mã số: ĐH2015 –TN08-14

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. HOÀNG THỊ THU

THÁI NGUYÊN, NĂM 2017


ii

THÀNH VIÊN THAM GIA VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
1. Những thành viên tham gia nghiên cứu đề tài
PGS.TS. Trần Quang Huy - Trường ĐH Kinh tế và QTKD
2. Đơn vị phối hợp chính:
Trường ĐH Kinh tế và QTKD, ĐH Thái Nguyên

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
2. Mục tiêu nghiên cứu


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Kết cấu của đề tài
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ BỀN VỮNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ BỀN VỮNG
1.1. Khái niệm và đo lường tăng trưởng kinh tế
1.1.1. Khái niệm Tăng trưởng kinh tế
1.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế
1.2. Một số vấn đề chung về tăng trưởng kinh tế bền vững
1.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế bền vững
1.2.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền vững trong thời đại ngày nay
1.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế bền vững thông qua các nhân tố ảnh hưởng
1.3. Những nghiên cứu trong nước và quốc tế về các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền
vững
1.3.1. Những kinh nghiệm quốc tế về các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền vững
1.3.2. Những nghiên cứu trong nước về các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền vững
1.3.3. Bài học rút ra cho các tỉnh thuộc Đông Bắc Bộ, Việt Nam
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
2.2. Thiết kế nghiên cứu
2.3. Xây dựng mô hình nghiên cứu
2.3.1. Cách tiếp cận
2.3.2. Mô hình nghiên cứu của đề tài
2.4. Xây dựng phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền vững tại khu
vực Đông Bắc Bộ, Việt Nam
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
2.4.3. Phương pháp phân tích
2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu



iii

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ BỀN VỮNG CỦA VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ, VIỆT NAM
3.1. Giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng Đông Bắc Bộ
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.2. Đánh giá thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố sản xuất đến tăng trưởng kinh tế bền vững vùng
Đông Bắc Bộ
3.2.1. Đánh giá ảnh hưởng đến tăng trưởng về kinh tế
3.2.2. Đánh giá ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế gắn với các vấn đề xã hội
3.2.3. Đánh giá ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế gắn với các vấn đề môi trường
3.3. Kết luận về nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền vững của vùng Đông Bắc Bộ
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐÓNG GÓP CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ BỀN VỮNG CỦA VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ, VIỆT NAM
4.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế và Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2020
4.1.1. Quan điểm đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam
4.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du và miền núi phía Bắc đến năm
2020
4.1.2.2. Mục tiêu phát triển kinh tế
4.1.2.3. Phương hướng phát triển các ngành và lĩnh vực
4.2. Giải pháp nhằm tăng cường đóng góp của các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền
vững vùng Đông Bắc Bộ
4.2.1. Nhóm giải pháp kinh tế vĩ mô
4.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực
4.2.3. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng kiến trúc và bảo vệ tài nguyên
4.2.4. Giải pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến phúc lợi xã hội
4.3. Kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị với Quốc hội
4.3.2. Kiến nghị với các Tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ NGUYÊN NGHĨA

1

AFTA

ASEAN Free Trade Area
(Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN)

2

APEC

Asia-Pacific Economic Cooperation
(Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương)

3


ASEAN

Association of South East Asian Nations
(Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á)

4

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

5

ĐBSH

Đồng bằng Sông Hồng

6

EU

European Union (Liên minh châu Âu)

7

FDI

Foreign Direct Investment
(Đầu tư trực tiếp nước ngoài)


8

GATT

General Agreement on Tariffs and Trade
(Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại)

9

GDP

Gross Domestic Products (Tổng sản phẩm quốc nội)

10

GNP

Gross National Products (Tổng thu nhập quốc gia)

11

ICOR

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

12

IMF

International Monetary Fund (Quỹ Tiền tệ quốc tế)


13

K

Vốn

14

KTTĐ

Kinh tế trọng điểm

15

L

Lao động

16

NGO

Non-governmental organization
(Tổ chức phi chính phủ)

17

NSNN


Ngân sách nhà nước

18

ODA

Official Development Assistance
(Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức)

19

OECD

Organization for Economic Co-operation and Development
(Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế)

20

TFP

Năng suất các nhân tố tổng hợp

21

USD

Đồng Đô la, Đơn vị tiền tệ của nước Mỹ

22


WB

World Bank (Ngân hàng Thế giới)

23

WTO

World Trade Organization
(Tổ chức Thương mại Thế giới)

24

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

STT


v

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền vững tại khu vực Đông
Bắc Bộ, Việt Nam
- Mã số: ĐH2015 –TN08-14
- Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Hoàng Thị Thu
- Tổ chức chủ trì: Trường ĐH Kinh tế và QTKD
- Thời gian thực hiện:09/2015 – 03/2018

2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
bền vững của vùng Đông Bắc Bộ và đề xuất giải pháp tăng cường đóng góp của các nhân tố ảnh hưởng
vào tăng trưởng kinh tế bền vững của vùng Đông Bắc Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về tăng trưởng kinh tế bền vững và các yếu tố ảnh hưởng
đến tăng trưởng kinh tế bền vững một vùng kinh tế.
- Nghiên cứu kinh nghiệm trong nước và quốc tế về các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng
kinh tế bền vững vùng và rút ra bài học cho vùng Đông Bắc Bộ.
- Phân tích thực trạng đóng góp của các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền
vững khu vực Đông Bắc Bộ thông qua cách tiếp cận năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) và mô hình
hàm hồi quy.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị chính sách nhằm tăng cường đóng góp của các yếu tố ảnh
hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền vững của vùng Đông Bắc Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
3. Tính mới và sáng tạo
Đề tài tổng hợp, phân tích và đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền vững của
vùng Đông Bắc Bộ của Việt Nam. Nhgiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thì đã có
một số nghiên cứu đã thực hiện trước đây. Tuy nhiên, nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng
kinh tế bền vững tại vùng Đông Bắc Bộ của Việt Nam trong giai đoạn 2012-2016 thì chưa có nhà
nghiên cứu nào thực hiện trước đây.
4. Kết quả nghiên cứu
Thông qua cơ sở lý luận và thực tiễn về các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền
vững và nội dung về các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền vững của vùng Đông Bắc
Bộ,Việt Nam, nghiên cứu đã tìm hiểu:
- Giới thiệu một cách cơ bản về khái niệm và đặc điểm của tăng trưởng kinh tế bền vững, các
nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền vững và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng
kinh tế bền vững thông qua các nhân tố ảnh hưởng.
- Phân tích những kinh nghiệm quốc tế và trong nước trong tăng cường vai trò các nhân tố ảnh
hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền vững và bài học rút ra cho các tỉnh thuộc Đông Bắc Bộ, Việt Nam.

- Phân tích điều kiện, tự nhiên kinh tế xã hội của vùng Đông Bắc Bộ làm tiền đề để phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền vững của Vùng. Qua phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền vững tại khu vực Đông Bắc Bộ, Việt Nam giai đoạn 2012-2016,
nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền vững của vùng Đông Bắc
Bộ, Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế của vùng Đông Bắc Bộ chủ yếu dựa vào sự gia tăng của vốn và lao
động, trong khi yếu tố TFP (năng suất nhân tố tổng hợp) đóng góp thấp. Mặc dù vậy, sự đóng góp của
các yếu tố nguồn lực vật chất bắt đầu giảm dần, dẫn tới sự đóng góp của yếu tố năng suất nhân tố tổng
hợp TFP tăng lên. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có xảy ra nhưng còn thấp và chưa rõ nét. Hiệu suất
đầu tư còn thấp và chưa tương xứng với tiềm năng. Năng suất lao động bình quân chưa đáp ứng được
với yêu cầu trong quá trình phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế có tác động lan tỏa tích cực đến xóa
đói giảm nghèo và tiến bộ xã hội cho con người vùng Đông Bắc Bộ. Thu nhập bình quân đầu người
của người dân trong Vùng tăng, trong giai đoạn 2012-2016. Tỷ lệ đói nghèo trong vùng đã giảm dần
qua các năm. Tuy nhiên, mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của người dân sinh sống tại
Vùng Đông Bắc Bộ đã bắt đầu sang đến mức khá cao. Tăng trưởng kinh tế cao của vùng đã ảnh hưởng
lớn đến môi trường sinh thái của Vùng với tỷ lệ người dân được cấp nước sạch đạt yêu cầu vệ sinh và


vi

tỷ lệ người dân dùng nguồn nước hợp vệ sinh cho ăn uống ngày càng cao, tỷ lệ thu gom và sử lý rác
thải của vùng Đông Bắc Bộ đã được cải thiện. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm môi trường của các khu vực
dân cư và các khu công nghiệp cần xử lý trong thời gian tới.
Từ những thực trạng nghiên cứu ở trên, kết hợp với mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế
bền vững của Vùng Đông Bắc Bộ trong thời gian tới, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm
tăng cường vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền vững vùng Đông Bắc Bộ
như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của từng khu vực kinh tế; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
nhân lực chất lượng cao; nâng cao năng lực khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo; giải quyết việc
làm phù hợp cho người lao động và cải thiện môi trường sinh thái của vùng. Vấn đề tăng trưởng kinh
tế bền vững của vùng chỉ có thể thực hiện được khi có các tỉnh thuộc Vùnd Đông Bắc Bộ cải thiện thể
chế, môi trường đầu tư và cải tiến thủ tục hành chính.

5. Sản phẩm
5.1. Sản phẩm khoa học
1.Hoàng Thị Thu, Trần Quang Huy (2017), “Tác động của các yếu tố đầu vào đến tăng trưởng
kinh tế của tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển,10/2017 (244), tr. 58 -65.
2. Hoàng Thị Thu, Trần Quang Huy (2017), “Nhận diện yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng
kinh tế của tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Kinh tế &Quản trị kinh doanh, 9/2017(03), tr. 23 -28.
3. Trần Quang Huy (2017), “Thực trạng phát triển bền vững kinh tế ở tỉnh Thái Nguyên”, Tạp
chí Nguyên cứu kinh tế, số 5(468), 5/2017, tr. 82 -91.
4. Trần Quang Huy, Đinh Hồng Linh (2017), “Tăng trưởng kinh tế và phát triển nông nghiệp
tại một số quốc gia trong ASEAN”, Tạp chí Kinh tế & Chính trị thế giới, số 6(254), 6/2017, tr. 22 -28.
5. Trần Quang Huy (2017), “ Tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp thô tại
nhóm 4 quốc gia ASEAN đang phát triển”, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, 9/2017 (23), tr. 70-76.
6. Trần Quang Huy, Trần Xuân Kiên (2017), “Phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội ở tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2008-2015 và những khuyến nghị”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, 9/2017
(238), tr. 67 -73.
5.2. Sản phẩm đào tạo
1. Hoàn thành hướng dẫn 01 nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2016
Nguyễn Thảo Linh (2016), Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền
vững tại Tỉnh Thái Nguyên. Mã số: SV2016 –BF – 50. Kết quả nghiệm thu: Khá.
2. Hoàn thành hướng dẫn 01 học viên cao học làm luận văn thạc sỹ.
Hoàng Thị Phương Mai (2016), Tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái
Nguyên. Học viên đã bảo vệ luận văn và tốt nghiệp ra trường năm 2016.
5.3. Sản phẩm ứng dụng
1. Bản kiến nghị đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường vai trò của các yếu tố ảnh hưởng
đến tăng trưởng kinh tế bền vững của vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam.
6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu
- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo bổ ích cho HĐND, UBND các tỉnh thuộc vùng
Đông Bắc Bộ, Việt Nam trước khi đưa ra các quyết định về giải pháp tăng trưởng kinh tế bền vững
của từng tỉnh.
- Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Thầy và

Trò trong các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp đào tạo về kinh tế và
tài chính ngân hàng.
- Kết quả nghiên cứu có thể hỗ trợ thông tin cho các cơ quan quản lý Nhà nước (Chính phủ,
Bộ, Cục, Vụ, Viện nghiên cứu trong và ngoài nước) nhằm nghiên cứu, thiết lập và điều chỉnh kịp thời
các chính sách về tăng trưởng kinh tế bền vững của các tỉnh thuộc Vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam.
Ngày ..... tháng ..... năm 2018
Tổ chức chủ trì
Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên, đóng dấu)
(ký, họ và tên)

Hoàng Thị Thu


vii

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information
- Project title: Analyzing the factors affecting sustainable economic growth in the Northeast region, Vietnam
- Code number: ĐH2015 –TN08-14
- Coordinator: Assoc. Prof. Dr. Hoang Thi Thu
- Implementing institution: University of Economics and Business Administration
- Duration: from September, 2015 to March, 2018
2. Objectives
2.1. General Objective
By studying the factors affecting the sustainable economic growth of the North East of
Vietnam, the topic proposes some solutions to enhance the role of factors affecting sustainable
economic growth in the Northeastern region of Vietnam and help its increase the economic growths in
the future.
2.2. Specific objectives

- To systematize some theoretical issues on sustainable economic growth and factors affecting
sustainable economic growth in an economic region.
- To study domestic and international experiences on factors affecting sustainable regional
economic growth and lessons for the Northeast region.
- To analyze and evaluate the characteristics of sustainable economic growth and the current
contribution of major factors affecting sustainable economic growth in the Northeast region through
the TFP and the regression model.
- To propose solutions and policy recommendations to enhance the contribution of factors
affecting the sustainable economic growth of the Northeast region by 2020 and a vision to 2030.
3. Creativeness and innovativeness
This project aims at synthesizing, analyzing and evaluating factors affecting the sustainable
economic growth of the Northeast of Vietnam. Research on factors affecting economic growth has
already been done. However, research on the factors affecting sustainable economic growth in the
Northeast of Vietnam in the period 2012-2016, no researcher has previously conducted.
4. Research results
Based on the theoretical and practical studies on factors affecting sustainable economic
growth and the content of factors affecting the sustainable economic growth of the Northeast,
Vietnam, the study find out:
- Introduction to the concept and characteristics of sustainable economic growth, the factors
affecting sustainable economic growth and the system of indicators for sustainable economic growth
through impact factor.
- Analyze international and national experiences in enhancing the role of factors affecting
sustainable economic growth and lessons learned for the North East provinces of Vietnam.
- Analyzing the socio-economic conditions of the North East as a prerequisite for analyzing the
factors affecting the sustainable economic growth of the region. By analyzing the factors affecting
sustainable economic growth in the North East region, Vietnam in the period 2012-2016, the study shows
that there are many factors that affect the sustainable economic growth of the North East region.
Sustainable economic growth in the North East is based on an increase in capital and labor, while TFP
(aggregate factor productivity) contributes little. Despite this, the contribution of the physical resource
factors begins to decline, leading to an increase in the TFP. The economic restructuring has occurred but is

still low and unclear. Investment efficiency is low and not commensurate with potential. Average labor
productivity has not met the demand in the process of economic development. Economic growth has a
positive spillover effect on poverty reduction and social progress for the people of the Northeast. Per capita
income of the people in the region increases, in the period 2012-2016. The poverty rate in the region has


viii

been decreasing over the years. However, the level of inequality in the distribution of income of people
living in the Northeast Region has started to reach a fairly high level.
The high economic growth of the region has had a great impact on the ecological environment
of the region, with the proportion of people having access to safe water and the proportion of people
using improved water sources for food, The rate of collection and treatment of waste in the North East
has improved. However, the level of environmental pollution of residential areas and industrial zones
need to be treated in the coming time.
From the above research situations, combined with the objective of economic growth and
sustainable development of the North East region in the coming time, the research has proposed some
solutions to enhance the role of individuals Affecting the sustainable economic growth in the
Northeast region such as improving the efficiency of using investment capital of each economic
sector; improving the efficiency of using high quality human resources; raise the capacity of science
and technology and education and training; create jobs suitable for laborers and improve the ecological
environment of the region. The issue of sustainable economic growth in the region is only possible
when there are provinces in the North East of Vietnam to improve their institutions, investment
environment and improve administrative procedures.
5. Products
5.1. Scientific products
1. Hoang Thị Thu, Tran Quang Huy (2017), “Affecting of resource factors to economic
growth in Thai Nguyen province”, Journal of Economics and Development, 10/2017 (244), pp. 58 -65.
2. Hoang Thị Thu, Tran Quang Huy (2017), “ Indentifying the factors affac ting the economic
grwoth in Thai Nguyen province”, Journal of Economics and Business Administration, 9/2017 (03),

pp. 23 -28.
3. Tran Quang Huy (2017), “Situation of sustainable economic development in Thai Nguyen
province”, Economic Studies, no 5(468), 5/2017, pp. 82 -91.
4. Tran Quang Huy, Dinh Hong Linh (2017), “Economic growth and agricultural development
in several ASEAN countries”, Review of world economic and political issues, no 6(254), 6/2017, pp.
22 -28.
5. Tran Quang Huy (2017), “Economic growth and exports of raw agricultural products in the
group of four ASEAN developing countries”, Economiy and management review, 9/2017(23), pp. 70-76.
6. Tran Quang Huy, Tran Xuan Kien (2017), “The relationship between economic
development and social issues in Thai Nguyen from 2008 to 2015 and recommendations”, Journal of
Economics and Development, 9/2017 (238), pp. 67 -73.
5.2. Training products
1. Complete guide 01 group of students to do the scientific research in 2016
Nguyen Thao Linh (2016). Analysis of factors affecting sustainable economic growth in Thai
Nguyen Province. (Code: SV2016 -BF-50). Acceptance test: Good.
2. Complete guide 01 graduate students doing her master's thesis..
Hoang Thi Phuong Mai (2016), Impact of investment on economic growth of Thai Nguyen
province. Students defended their thesis and graduated in 2016..
5.3. applicational products
1. The petition proposes solutionsto enhance the role of factors affecting sustainable economic
growth in the North East, Vietnam.
6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of reserach results
- The research results are useful references for the People's Committees of the Northeastern provinces
of Vietnam before making decisions on solutions for sustainable economic growth in each province.
- Research results can be applied in teaching and scientific research in universities, , institutes,
colleges and vocational schools training in economics and finance - banking and politics.
- The findings can support information for the State management agencies (government,
ministries, departments, research institutes) to study, establish and promptly adjust the policies on
sustainable economic growth of the provinces in the North East Region, Vietnam.



1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thì trường có sự quản lý của Nhà nước,
Việt Nam là một trong các quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng mạnh trong khu vực và trên thế giới. Tuy
nhiên sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lại chủ yếu bắt nguồn từ sự tăng trưởng kinh tế mạnh của các
tỉnh thuộc khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam (TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ);
miền Trung (Đà Nẵng, Huế) và khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc). Các
tỉnh thuộc các khu vực Đông Bắc Bộ của Việt Nam đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chỉ với
một tỷ trọng nhỏ. Nhằm giúp khu vực kinh tế này tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống người dân,
Chính phủ đã có các chính sách như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; ưu đãi về thuế, vốn và đất đai để
khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước tham gia đầu tư và phát triển khu vực và
các chính sách khác. Mặc dù vậy, tăng trưởng kinh tế của vùng Đông Bắc Bộ vẫn đang là một vấn đề khó
khăn và cần được đưa ra nghiên cứu.
Đối với khu vực Đông Bắc Bộ của Việt Nam, nơi có nguồn lực quan trọng là tài nguyên thiên nhiên, việc
lựa chọn các giải pháp cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững cần được tính toán cân nhắc với các giải
pháp phù hợp nhằm sử dụng phối hợp các nguồn lực tạo tăng trưởng kinh tế bền vững đạt hiệu quả cao. Vì
vậy việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền vững của khu vực Đông Bắc Bộ của
Việt Nam sẽ góp phần đề xuất chính sách cho vấn đề sử dụng hiệu quả các nguồn lực đảm bảo mục tiêu
tăng trưởng bền vững dài hạn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh
tế bền vững của vùng Đông Bắc Bộ và đề xuất giải pháp tăng cường đóng góp của các nhân tố ảnh
hưởng vào tăng trưởng kinh tế bền vững của vùng Đông Bắc Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về tăng trưởng kinh tế bền vững và các yếu tố ảnh hưởng

đến tăng trưởng kinh tế bền vững một vùng kinh tế.
- Nghiên cứu kinh nghiệm trong nước và quốc tế về các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng
kinh tế bền vững vùng và rút ra bài học cho vùng Đông Bắc Bộ.
- Phân tích thực trạng đóng góp của các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền
vững khu vực Đông Bắc Bộ thông qua cách tiếp cận năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) và mô hình
hàm hồi quy.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị chính sách nhằm tăng cường đóng góp của các yếu tố ảnh
hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền vững của vùng Đông Bắc Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền vững của Vùng Đông Bắc Bộ
* Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Khu vực Đông Bắc Bộ của Việt Nam bao gồm 10 tỉnh và thành phố cấp
tỉnh là Lào Cai, Yên bái, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà
Giang và Bắc Giang. Tuy nhiên, trong nghiên cứu không sử dụng thông tin của 2 tỉnh thành là Cao
Bằng và Lạng Sơn do thông tin của hai tỉnh này không được công bố đầy đủ. Đề tài sử dụng thông tin
của các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng
kinh tế bền vững của cả Vùng Đông Bắc Bộ nhưng không đi sâu vào từng tỉnh của vùng.


2

- Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh
tế bền vững của vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam và các đóng góp của các yếu tố đó trong tăng trưởng
kinh tế bền vững của vùng nghiên cứu.
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào đến tăng trưởng
kinh tế bền vững của Vùng Đông Bắc Bộ với số liệu thực tế trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm
2016 (riêng những số liệu được thu thập từ kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam được thu thập
chủ yếu từ 2008 đến 2016). Các đề xuất đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp xử lý số liệu: Microsoft Excel và phần mềm Eviews
- Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh, thống kê mô tả và Phương pháp hồi quy
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài nghiên cứu gồm có ba phần chính sau:
Chương 1: Tổng quan về tăng trưởng kinh tế bền vững và các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng
kinh tế bền vững
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền vững
của vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam.
Chương 4: Giải pháp nhằm tăng cường đóng góp của các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh
tế bền vững vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ BỀN VỮNG VÀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ BỀN VỮNG
1.1. Khái niệm và đo lường tăng trưởng kinh tế
1.1.1. Khái niệm Tăng trưởng kinh tế
1.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế
1.2. Một số vấn đề chung về tăng trưởng kinh tế bền vững
1.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế bền vững
1.2.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền vững trong thời đại ngày nay
1.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế bền vững thông qua các nhân tố ảnh hưởng
1.3. Những nghiên cứu trong nước và quốc tế về các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền vững
1.3.1. Những kinh nghiệm quốc tế về các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền vững
1.3.2. Những nghiên cứu trong nước về các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền vững
1.3.3. Bài học rút ra cho các tỉnh thuộc Đông Bắc Bộ, Việt Nam
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
2.2. Thiết kế nghiên cứu
2.3. Xây dựng mô hình nghiên cứu
2.3.1. Cách tiếp cận
2.3.2. Mô hình nghiên cứu của đề tài



3

2.4. Xây dựng phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền vững tại khu
vực Đông Bắc Bộ, Việt Nam
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
2.4.3. Phương pháp phân tích
2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ BỀN VỮNG CỦA VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ, VIỆT NAM
3.1. Giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng Đông Bắc Bộ
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.2. Đánh giá thực trạng ảnh hưởng củ sánh 2010, dựa trên số liệu từ Niêm giám thống kê Việt
Nam và Niêm giám thống kê các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ
Năm

3.2.1.4. Hiệu quả sử dụng vốn của vùng Đông Bắc Bộ
Một trong những chỉ tiêu quan trọng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn là hệ số ICOR – tỷ số
vốn trên sản lượng tăng thêm. Căn cứ vào Bảng 3.6, thực trạng thu hút đầu tư trong giai đoạn 20122015 cho thấy vùng Đông Bắc Bộ vẫn còn theo đuổi mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào tăng vốn
đầu tư, thể hiện ở tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP của từng năm trong giai đoạn này tăng từ 51,02% (năm
2012) lên đến 78,87% (năm 2015). Hai nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư là đầu tư
của khu vực tư nhân và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hệ số ICOR của
vùng Đông Bắc Bộ giảm trong giai đoạn 2012-2015 (từ 7,78% năm 2012 xuông còn 6,02% năm
2015). Kết quả này cho thấy, mặc dù vẫn theo đuổi mô hình tăng trưởng dựa vào vốn đầu tư nhưng
hiệu quả sử dụng vốn của Vùng Đông Bắc Bộ trong giai đoạn 2012-2015 đã có xu hướng tăng lên (hệ
số ICOR giảm). Năm 2016, tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP của Vùng giảm xuống còn 58,96% cho thấy
vùng Đông Bắc Bộ đã bắt đầu xem xét lại thực hiện tăng trưởng dựa vào hiệu quả sử dụng vốn.

Bảng 3.7 cho thấy, mặc dù khoảng cách về tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP của Việt Nam và vùng
Đông Bắc Bộ là lớn (tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP giai đoạn 2012-2018 của vùng Đông Bắc Bộ đang cao
gấp 1,78 lần so với tỷ lệ này của cả nền kinh tế Việt Nam) nhưng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư lại
không chênh lệch nhiều (hệ số ICOR giai đoạn 2012-2018 của vùng Đông Bắc Bộ là 6,83; chỉ cao hơn
một chút so với hệ số ICOR của toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam là 6,36). Một trong những nguyên
nhân chính là tỷ lệ đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực đầu tư nước ngoài chiếm
một tỷ lệ cao trong tổng cơ cấu tổng vốn đầu tư của vùng Đông Bắc Bộ so với tỷ lệ chung này của cả
nước. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực đầu tư nước ngoài lại là những khu vực có hiệu quả
sử dụng vốn cao hơn so với khu vực kinh tế nhà nước.
Bảng 3.6: Hiệu quả sử dụng vốn của vùng Đông Bắc Bộ
Năm

Tổng vốn đầu tư tính
GDP tính theo giá cố
Tốc độ tăng Tỷ lệ vốn đầu tư Hệ số
theo giá cố định 2010
định 2010 (tỷ đồng)
trưởng GDP (%) trên GDP (%)
ICOR
(tỷ đồng)

2012

124583,87

63562,03

7,01

51,02


7,78

2013

136837,44

83879,55

9,84

61,30

6,85

2014

151729,51

102550,71

10,88

67,59

6,89

2015

174599,48


137710,83

15,07

78,87

6,02

58,96

6,61

2016

191692,92
113027,90
9,79
Nguồn: Niêm giám thống kê các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ


6

Bảng 3.7: So sánh Tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP và Hệ số ICOR của Việt Nam và Đông Bắc Bộ
Việt Nam

Đông Bắc Bộ

Tỷ lệ vốn đầu tư Hệ số
trên GDP (%)

ICOR

Tỷ lệ vốn đầu tư trên Hệ số
GDP (%)
ICOR

2012

33,68

6,76

51,02

7,78

2013

34,29

6,67

61,30

6,85

2014

35,52


6,29

67,59

6,89

2015

36,32

5,80

78,87

6,02

2016

37,49

6,41

58,96

6,61

2012-2016

35,57


6,36

63,55

6,83

Năm

Nguồn: Tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP và Hệ số ICOR tính theo giá so sánh 2010, dựa trên số liệu từ NGTK Việt
Nam và NGTK các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ

3.2.1.5. Đóng góp của vốn, lao động và nhân tố năng suất tổng hợp (TFP) đối với tăng trưởng kinh tế
của vùng Đông Bắc Bộ
Từ kết quả số liệu thống kê về GDP (Y), vốn (K), lao động đang làm việc (L) của các tỉnh
thuộc vùng Đông Bắc Bộ trong giai đoạn 2012-2016, nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương
bé nhất (Ordinary Least Square) trong áp dụng mô hình kinh tế lượng Cobb – Douglas Y=TFP.f(Kα
Lβ) để ước lượng α (hệ số đóng góp của vốn hay còn gọi là tỷ phần thu nhập của vốn) và β (hệ số đóng
góp của lao động hay còn gọi là tỷ phần thu nhập của lao động). Căn cứ vào kết quả hồi quy, ta có giá
trị các tham số ước lượng của phương trình hồi quy trên là α = 0,555 và β = 0,356. Như vậy, hệ số
đóng góp của vốn α = 0,555 và hệ số đóng góp của lao động β = 0,356. Giá trị α và β được sử dụng
chung cho chuỗi thời gian phân tích. Theo công thức (3) trong phần phương pháp nghiên cứu, tốc độ
tăng của TFP được tính theo công thức sau : GTFP = GY – β*GL –α*GK
Bảng 3.8: Tốc độ tăng của GDP, vốn, lao động và TFP của vùng Đông Bắc Bộ
Tốc
độ
Tốc
độ Tốc
độ
Hệ số đóng Hệ số đóng Tốc độ tăng
tăng của

Năm
tăng của tăng của
góp
của góp của lao của
TFP
Lao động
GDP (%)
Vốn (%)
vốn (α)
động (β)
(%)
(%)
2012
7,01
1,98
1,60
0,555
0,356
5,34
2013
9,84
31,96
1,98
0,555
0,356
-8,60
2014
10,88
22,26
1,28

0,555
0,356
-1,93
2015
15,07
34,29
2,29
0,555
0,356
-4,78
2016
9,79
-17,92
1,10
0,555
0,356
19,34
2012-2016
10,52
14,51
1,65
0,555
0,356
1,88
Nguồn: Niêm giám thống kê của NGTK các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ và tính toán của tác giả
Trong giai đoạn 2012 -2016, tốc độ tăng trưởng vốn của vùng Đông Bắc Bộ luôn ở mức cao
với tốc độ tăng trung bình của cả giai đoạn là 14,51% (Bảng 3.8). Năm 2012, tốc độ tăng trưởng của
chỉ là 1,98%, thấp nhất trong giai đoạn nghiên cứu do do vùng Đông Bắc Bộ chịu ảnh hưởng chung
của khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu nên các quốc gia thu hẹp vốn đầu tư. Giai đoạn 2013-2015,
tốc độ tăng trưởng vốn của vùng Đông Bắc Bộ tăng mạnh với tỷ lệ trung bình giai đoạn đạt 29,5%,

gấp gần mười lăm lần tốc độ tăng của năm 2012. Có được kết quả này là do tỉnh Thái Nguyên (một
tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ) đã thu hút được vốn đầu tư trực tiếp từ tập đoàn Sam Sung, Hàn Quốc
để xây dựng tổ hợp sản xuất điện tử công nghệ cao Samsung Complex. Kết quả Bảng 3.9 cũng cho
thấy, mức đóng góp trung bình của vốn trong GDP của toàn vùng Đông Bắc Bộ vào khoảng 76,55%
trong giai đoạn 2012-2016. Như vậy, vốn là yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào tăng trưởng kinh tế
của vùng Đông Bắc Bộ trong giai đoạn 2012-2016, bình quân tới 8,05 điểm phần trăm (chiếm
76,55%). Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư vốn của vùng Đông Bắc Bộ còn thấp so với hiệu quả đầu tư


7

chung của cả nước và đang có chiều hướng giảm thấp hơn vào năm 2016 (Bảng 3.7), cần phải được
cải thiện trong thời gian tới.
Bảng 3.9: Đóng góp của vốn, lao động và TFP trong tăng trưởng GDP của vùng Đông Bắc Bộ
Đóng góp của Vốn
Tăng
Năm
trưởng của
Tỷ trọng
GDP (%)
Điểm %
(%)
2012
7,01
1,10
15,68
2013
9,84
17,74
180,26

2014
10,88
12,35
113,55
2015
15,07
19,03
126,28
2016
9,79
-9,95
-101,59
2012-2016 10,52
8,05
76,55
Nguồn: Theo tính toán của tác giả

Đóng góp của Lao
động
Điểm
Tỷ trọng
%
(%)
0,57
8,13
0,70
7,16
0,46
4,19
0,82

5,41
0,39
4,00
0,59
5,58

Đóng góp của TFP
Điểm %
5,34
-8,60
-1,93
-4,78
19,34
1,88

Tỷ trọng
(%)
76,20
-87,43
-17,74
-31,69
197,59
17,87

Lao động chỉ đóng góp vào GDP bình quân 0,59 điểm phần trăm, tương ứng với 5,58% tăng
trưởng kinh tế của vùng Đông Bắc Bộ (Bảng 3.9). Trong giai đoạn 2012 -2016, đóng góp của lao động
trong tăng trưởng kinh tế không ổn định và không cao do trong giai đoạn này hơn 5% lực lượng lao
động trong lĩnh vực nông-lâm-thủy sản của vùng Đông Bắc Bộ đã chuyển sang làm việc trong lĩnh
vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ khi mà người lao động của vùng Đông Bắc Bộ chưa kịp
chuyển đổi nghề nghiệp để bắt kịp với công việc mới.

Bên cạnh sự đóng góp của vốn và lao động trong tăng trưởng GDP, TFP cũng có đóng góp
tích cực trong GDP. Trong năm 2012 khi chưa có nhiều nguồn vốn FDI đầu tư vào vùng Đông Bắc
Bộ, tỷ trọng đóng góp trung bình của nhân tố TFP trong tăng trưởng GDP là 76,2% (Bảng 3.9). Tuy
nhiên, giai đoạn 2013 -2015 trong khi nguồn vốn FDI được đầu tư mạnh mẽ vào vùng Đông Bắc Bộ
(đặc biệt là tỉnh Thái Nguyên) và có đóng góp rất lớn vào tăng trưởng GDP của tỉnh Thái Nguyên và
vùng Đông Bắc Bộ, thì TFP không có đóng góp gì cả cho tăng trưởng GDP của vùng Đông Bắc Bộ và
của tỉnh Thái Nguyên (TFP tăng trưởng âm với tỷ trọng trung bình trong GDP là -45,62%). Năm 2016,
tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế tăng lên khá mạnh, khoảng 197,59%. Sự tăng
trưởng của TFP trong thời gian này là kết quả của việc các yếu tố tạo nên năng suất nhân tố tổng hợp
như kiến thức, kỹ năng, trình độ tay nghề của người lao động, thay đổi công nghệ, phương pháp quản
lý và điều hành của người quản lý…đã chuyển hóa vào kết quả sản xuất phản ánh hiệu quả của các
nguồn lực được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa dịch vụ trong năm 2016.
Mặc dù có sự thay đổi tỷ lệ đóng góp của TFP đối với tăng trưởng kinh tế của Vùng, trong
giai đoạn 2012-2016 TFP có tỷ lệ đóng góp bình quân cho sự tăng trưởng kinh tế của Vùng Đông Bắc
Bộ là 17,87% GDP, thấp hơn so với đóng góp của tăng TFP tới tăng trưởng GDP của Việt Nam giai
đoạn 2011-2015 là 22,13%. Kết quả cho thấy vai trò của yếu tố nhân tố năng suất tổng hợp TFP đối
với tăng trưởng của Vùng thời gian qua là khá thấp, phản ánh một thực trạng trình độ khoa học công
nghệ của vùng khá lạc hậu, môi trường kinh doanh của vùng chưa hỗ trợ tố cho tăng trưởng kinh tế so
với trình độ trung bình của Việt Nam.
3.2.2. Đánh giá ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế gắn với các vấn đề xã hội
3.2.2.1. Tăng trưởng kinh tế gắn với vấn đề thu nhập và mức sống
Giai đoạn 2012-2016, kinh tế vùng Đông Bắc Bộ tăng trưởng liên tục với tỷ lệ khá cao (trung
bình là 10,52%), trong khi tốc độ tăng dân số trung bình duy trì khá ổn định ở mức 1,20% và chỉ số giá


8

tiêu dùng nói chung giữ ở mức thấp (CPI bình quân năm 2016 của Việt Nam là 4,74% nằm trong giới
hạn mục tiêu mà Quốc hội đề ra), đã tiếp tục góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống dân
cư của Vùng. Năm 2012, thu nhập bình quân đầu người trên tháng của vùng Đông Bắc Bộ là 1482,1

nghìn đồng/người/tháng; năm 2016 thu nhập bình quân đầu người trên tháng của vùng Đông Bắc Bộ
đạt là 2041,9 nghìn đồng/người/năm, tăng gấp 1,38 lần so với năm 2012 và gấp 2,66 lần so với năm
2008 (Bảng 3.10).
Bảng 3.10: Thu nhập và Chi tiêu bình quân đầu người của Vùng Đông Bắc Bộ ĐVT: nghìn đồng
Chỉ tiêu
1. Thu nhập bình quân đầu người/ 1 tháng
2. Chi tiêu bình quân đầu người/ 1 tháng
Chi tiêu cho đời sống
- Chi ăn, uống, hút
- Chi không phải ăn, uống, hút
Chi khác

2008
768
631
565
327
238
66

2010
1054,8
958
897
517
380
60

2012
1482,1

1349
1263
758
505
86

2014
1876,3
1715
1603
826
777
112

2016
2041,9
1872
1741
888
853
131

Nguồn: Khảo sát mức sống hộ gia đình 2014; Niên giám thống kê Việt Nam 2016 và tính toán của tác giả

Thu nhập dân cư của vùng Đông Bắc Bộ tăng góp phần làm tăng mức sống dân cư của Vùng,
thể hiện thông qua việc chi tiêu bình quân của một người một tháng bình quân cả vùng ngày càng
tăng. Bảng 3.10 cho thấy, nếu như năm 2008 chi tiêu bình quân một người một tháng trên toàn Vùng
Đông Bắc Bộ là 631 nghìn đồng thì đến năm 2012 chi tiêu bình quân là 1349 nghìn đồng (gấp 2,14 lần
so với năm 2008) và năm 2016 là 1872 nghìn đồng (gấp 2,97 lần so với năm 2008 và gấp 1,39 lần so
với năm 2012). Ngoài ra, các khoản chi tiêu cơ bản của con người (như ăn, uống, hút) đang giảm dần

tỷ lệ trong tổng chi tiêu bình quân (giảm từ 51,8% năm 2008 xuống còn 47,4% năm 2016) mà đang
nhường chỗ cho các khoản chi tiêu không phải ăn, uống, hút và chi tiêu khác (tăng từ 48,2% năm 2008
xuống còn 52,6% năm 2016). Điều này cũng thể hiện chất lượng cuộc sống của dân cư vùng Đông
Bắc Bộ cũng đã cao hơn rất nhiều so với trước đây.
3.2.2.2. Tăng trưởng kinh tế gắn với vấn đề giải quyết việc làm
Tăng trưởng kinh tế của vùng Đông Bắc Bộ tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2012-2016 đã
có tác dụng tích cực đến vấn đề giải quyết việc làm của vùng. Sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài
nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động của
Vùng. Trong giai đoạn 2012-2016, bình quân mỗi năm vùng Đông Bắc Bộ đã giải quyết việc làm cho
hơn 74000 lao động. Điều này đã góp phần làm cho tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong của
Vùng Đông Bắc Bộ luôn thấp hơn so với tỷ lệ thất nghiệp của toàn Việt Nam.
Bảng 3.11: Tỷ lệ thất nghiệp vùng Đông Bắc Bộ và Việt Nam (ĐVT: %)
Vùng lãnh thổ

2012

2013

2014

2015

2016

2012-2016

Vùng Đông Bắc Bộ

0,96


0,92

0,96

1,22

1,24

1,06

Việt Nam

1,96

2,18

2,10

2,33

2,30

2,17

Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ và Việt Nam
3.2.2.3. Tăng trưởng kinh tế với vấn đề xóa đói giảm nghèo
Do tăng trưởng kinh tế ngày càng cao trong giai đoạn 2012-2016, mức sống dân cư của vùng
Đông Bắc Bộ tăng lên góp phần làm giảm tỷ lệ đói nghèo trong Vùng. Theo chuẩn nghèo của Chính
phủ, tỷ lệ hộ nghèo của vùng Đông Bắc Bộ đã giảm dần qua các năm 2010-2016, từ 29,35% (năm
2010) giảm xuống chỉ còn 12,99% năm 2016 (Bảng 3.12). Nhìn vào bảng ta thấy, kết quả giảm nghèo

thu nhập của vùng Đông Bắc Bộ là chậm nhưng cũng tương đối bền vững. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo
của Vùng Đông Bắc Bộ đang rất lớn so với tỷ lệ hộ nghèo bình quân của Việt Nam. Đây cũng chính là
một nội dung mà vùng kinh tế Đông Bắc Bộ cần xem xét đề điều chỉnh giảm tỷ lệ hộ nghèo trong


9

tương lai để khoảng cánh giàu nghèo giữa vùng kinh tế này và của Việt Nam không còn là trở ngại cho
tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Bảng 3.12: Tỷ lệ hộ nghèo vùng Đông Bắc Bộ và Việt Nam (ĐVT: %)
Vùng lãnh thổ

Theo chuẩn nghèo của Chính Phủ

2010
2013
2014
2015
2016
Vùng Đông Bắc Bộ
29,35
21,19
17,89
15,26
12,99
Việt Nam
14,2
9,8
8,4
7,0

5,8
Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ và Việt Nam

Theo chuẩn nghèo
đa chiều
2016
21,06
9,2

3.2.2.3. Tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội
Tăng trưởng kinh tế vùng Đông Bắc Bộ của Việt Nam thời gian qua đã giúp giảm tỷ lệ nghèo
trên cả Vùng nhưng bất bình đẳng xã hội đang ngày càng tăng lên. Khoảng cách thu nhập giữa nhóm
20% những người giàu nhất với 20% những người nghèo nhất ngày càng tăng. Theo Bảng 3.13, năm
2008, khoảng cách này là 7,83 lần, năm 2012 tưng lên là 8,5 lần và năm 2014 là 8,72 lần. Điều này
chứng tỏ tăng trưởng kinh tế vùng Đông Bắc Bộ đang có xu hướng có lợi hơn cho người giàu.
Theo tính toán của Báo cáo kết quả Khảo sát mức sống hộ gia đình của Việt Nam, hệ số Gini
của Vùng Đông Bắc Bộ tăng từ 0,36 năm 2002 lên 0,43 năm 2016. Theo các chuyên gia kinh tế, hệ số
Gini đã lên mức trên 0,4 tức là mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của người dân đã bắt
đầu sang đến mức khá cao.
Bảng 3.13: Thu nhập bình quân đầu người/ 1 tháng của Vùng Đông Bắc Bộ
Chỉ tiêu
Thu nhập bình quân đầu người/ 1 tháng
(nghìn đồng)
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
Chênh lệch giữa nhóm 5 và nhóm 1 (lần)


2008

2010

2012

2014

2016

768

1054,8

1482,1

1876,3

2041,9

235,8
374,7
535,2
849,1
1845,4
7,83

308
506,6
748,4

1182,7
2531,1
8,22

407,3
668
1104,8
1772,4
3462,1
8,50

498,3
859,3
1420,2
2262,6
4344,9
8,72

656,3
1062,1
1523
2253,8
4714,5
7,18

Bảng 3.14: Hệ số Gini của Vùng Đông Bắc Bộ và Việt Nam
Chỉ tiêu

2002


2004

2006

2008

2010

2012

2014

2016

Hệ số Gini của Vùng Đông
0,360
Bắc Bộ

0,390

0,407

0,415

0,418

0,416

0,414


0,430

Hệ số Gini của Việt Nam

0,420

0,424

0,434

0,433

0,424

0,430

0,436

0,420

Nguồn: Khảo sát mức sống hộ gia đình 2014; Niên giám thống kê Việt Nam 2016
3.2.3. Đánh giá ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế gắn với các vấn đề môi trường
Trong giai đoạn 2008-2016, tỷ lệ người dân được cấp nước sạch và tiếp cận các điều kiện vệ
sinh môi trường ngày một nhiều hơn. Bảng 3.14 cho thấy tỷ lệ hộ dân vùng Đông bắc Bộ dùng nguồn
nước hợp vệ sinh cho ăn uống năm 2010 đạt 90,2% và tăng lên 91,5% vào năm 2016. Tỷ lệ hộ có hố
xí hợp vệ sinh tăng lệ từ 69,3% (năm 2010) lên 75,8% (năm 2014) và tăng lên đạt 79,5% vào năm
2016. Thành công này một phần nhờ vào chủ trương đúng đắn của Nhà nước về nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn và 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn.



10

Công tác tổ chức thu gom rác của vùng Đông Bắc Bộ đã được cải thiện. Năm 2010, số hộ có
rác thải được thu gom đạt 19,6%. Năm 2016, tỷ lệ hộ gia đình có rác thải được thu gom đã tăng lên
đến 27,6% và 72,4% số hộ còn lại có rác thải đổ trơcj tiếp ra cống rãnh, ao hồ, sông suối hoặc là chôn
lấp. Năm 2016, tỷ lệ chất thải rắn bình quân một ngày được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia tại vùng Đông Bắc Bộ là 57,6% và tỷ lệ khu công nghiệp xử lý chất thải rắn và nước thải đạt
tiêu chuẩn quy định đạt là 61,8%. Vì vậy, mức độ ô nhiễm môi trường do lượng chất thải của các khu
vực dân cư và các khu công nghiệp lớn, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, chất thải rắn cần chôn cất hàng
ngày… là những vấn đề nan giải mà chính quyền các địa phương phải xử lý để giải quyết vấn đề tăng
trưởng kinh tế bền vững cho vùng Đông Bắc Bộ trong thời gian tới.
Bảng 3.15: Một số chỉ tiêu gắn với bảo vệ môi trường của Vùng Đông Bắc Bộ ĐVT: %
Chỉ tiêu

2010

2012

2014

2016

1. Tỷ lệ hộ gia đình có nguồn nước dùng cho ăn uống hợp vệ
sinh (nước máy, nước mưa, nước giếng khoan/xây/khoan có 90,2
bơm, nước suối có lọc và nước mưa)

91,7

90,7


91,5

2. Tỷ lệ hộ gia đình dùng hố xí hợp vệ sinh (Tự hoại, bán tự
69,3
hoại, thấm dội nước, hai ngăn và cải tiến có ống thông hơi)

67,8

75,8

79,5

3. Tỷ lệ hộ gia đình có rác thải được thu gom

22,2

25,5

27,6

4. Tỷ lệ chất thải rắn bình quân một ngày được xử lý đạt tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

-

-

57,6


5. Tỷ lệ khu công nghiệp xử lý chất thải rắn và nước thải đạt
tiêu chuẩn quy định

-

-

61,8

19,6

Nguồn: Khảo sát mức sống hộ gia đình 2014; Niên giám thống kê Việt Nam 2016
3.3. Kết luận về nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền vững của vùng Đông Bắc Bộ
Từ những kết quả được lượng hóa trong các bảng biểu và các phân tích ở trên cho thấy một số
đặc điểm về nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền vững của vùng Đông Bắc Bộ như sau:
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế của vùng Đông Bắc Bộ đã bắt đầu có sự chuyển dịch theo
hướng kết hợp tăng trưởng theo chiều rộng và chiều sâu. Đóng góp của các yếu tố nguồn lực vật chất
(vốn và lao động) bắt đầu giảm dần, dẫn tới sự đóng góp của yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp TFP
tăng lên. Điều này cho thấy sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế vùng Đông Bắc Bộ theo hướng
tập trung vào nâng cao chất lượng lao động, hiệu quả sử dụng vốn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào các lĩnh vực sản xuất. Xu hướng này phù hợp với định hướng của Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày
1/11/2016 về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao
chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam cho giai đoạn
2016-2020 là tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu hoặc ít nhất kết hợp tăng trưởng giữa chiều rộng và
chiều sâu để đảm bảo tăng trưởng bền vững.
Thứ hai, đóng góp của yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp TFP đối với tăng trưởng kinh tế là
chưa thực sự bền vững và vẫn còn thấp so với tỷ lệ trung bình của Việt Nam. Trong cả giai đoạn 20132015,TFP không có đóng góp gì cho tăng trưởng kinh tế do có sự chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu
thành phần kinh tế của Vùng dẫn đến những thay đổi trong hiệu quả sử dụng vốn và năng suất lao
động của vùng cũng có nhiều sự thây đổi mà các thành viên tham gia trong cộng đồng kinh tế đó (gồm



11

có người dân lao động và người quản lý) chưa thực sự nắm bắt và làm chủ được sự thay đổi. Năm
2016, đóng góp của yếu tố TFP chiếm tỷ lệ khá cao (197,59%) là do sự gia tăng tốc độ tăng TFP và
sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng của vốn. Sự gia tăng tốc độ tăng TFP năm 2016 có thể được lí giải bởi:
(1) sự gia tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư sau những động thái siết chặt quản lý vốn đầu tư công theo
tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2011 của Chính phủ; (2) sự quan tâm của nhà nước cho các hoạt
động khoa học công nghệ phục vụ cho việc đổi mới, hoàn thiện và chuyển giao công nghệ của các
doanh nghiệp (Nhà nước cam kết dành 2% NSNN cho các hoạt động đổi mới và chuyển giao KHCN
của các doanh nghiệp). Mặc dù vậy, tỷ lệ đóng góp của TFP cho tăng trưởng kinh tế vùng Đông Bắc
Bộ của cả giai đoạn 2012-2016 vẫn còn thấp so với Việt Nam và thế giới do phần lớn các doanh
nghiệp thuộc Vùng (chủ yếu là các doanh nghiệp dân doanh) đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với
các vùng kinh tế khác của Việt Nam và thế giới. Ngoài ra việc chuyển dịch lao động từ ngành kinh tế
có năng suất lao động thấp (ngành nông-lâm- ngư nghiệp) sang ngành kinh tế có năng suất lao động
cao (ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ) sẽ có nhiều rủi ro cho chính lao động chuyển dịch và
cho cả sự tăng trưởng kinh tế của vùng.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng kinh tế của vùng Đông Bắc Bộ giai đoạn
2012-2016 chủ yếu dựa vào sự gia tăng về vốn và lao động - là các yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng
(chiếm trên 50%) – trong đó yếu tố vốn vẫn đóng vai trò là động lực quan trọng nhất. Tỷ lệ đóng góp
của việc gia tăng vốn vật chất vẫn là yếu tố đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng kinh tế vùng Đông
Bắc Bộ giai đoạn 2012-2016 (chiếm 76,55%). Mặc dù năm 2016 vốn đầu tư vào vùng Đông Bắc Bộ
giảm nhiều so với giai đoạn trước đó nhưng tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP vẫn đạt 58,96%, gấp hơn 1,5
lần so với tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP của Việt Nam.
Thứ tư, đóng góp của yếu tố lao động trong tăng trưởng kinh tế của vùng Đông Bắc Bộ thấp,
chỉ đạt 5,58% mức tăng trong GDP. Đây là mức đóng góp thấp so với tiềm năng lao động của Vùng.
Tỷ lệ đóng góp của yếu tố lao động thấp phần lớn là do tốc độ tăng bình quân của việc làm của vùng
Đông Bắc Bộ thấp.
Thứ năm, tăng trưởng kinh tế có tắc động lan tỏa tích cực đến tiến bộ xã hội cho con người
vùng Đông Bắc Bộ. Cùng với tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người của người dân tăng,

góp phần nâng cao mức sống dân cư, giải quyết việc làm cho người lao động trong vùng.
Tăng trưởng kinh tế cao của vùng Đông Bắc Bộ đã có tác dụng tích cực đến vấn đề xóa đói
giảm nghèo của vùng. Tỷ lệ đói nghèo trong vùng đã giảm dần qua các năm của giai đoạn nghiên cứu.
Tuy nhiên, mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của người dân sinh sống tại Vùng Đông
Bắc Bộ đã bắt đầu sang đến mức khá cao. Trong thời gian tới, các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ cần
có chính sách phù hợp để áp dụng chuẩn nghèo đa chiều mà Chính Phủ đặt ra năm 2016, từ đó điều
chỉnh giảm tỷ lệ hộ nghèo của Vùng (do tỷ lệ này vẫn còn rất cao so với tỷ lệ hộ nghèo bình quân của
Việt Nam) và giảm dần mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập vùng Đông Bắc Bộ.
Thứ sáu, tăng trưởng kinh tế cao của vùng đã ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái của
Vùng: tỷ lệ người dân được cấp nước sạch đạt yêu cầu vệ sinh và tỷ lệ người dân dùng nguồn nước
hợp vệ sinh cho ăn uống ngày càng cao, tỷ lệ thu gom và sử lý rác thải của vùng Đông Bắc Bộ đã được
cải thiện. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm môi trường của các khu vực dân cư và các khu công nghiệp cần
được chính quyền các địa phương xử lý nhằm giúp tăng trưởng kinh tế bền vững cho vùng Đông Bắc
Bộ trong thời gian tới.


12

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ BỀN VỮNG CỦA VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ
4.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế và Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2020
4.1.1. Quan điểm đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam
4.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2020
4.2. Giải pháp nhằm tăng cường vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền vững
vùng Đông Bắc Bộ
4.2.1. Nhóm giải pháp kinh tế vĩ mô
4.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực
4.2.3. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng kiến trúc và bảo vệ tài nguyên
4.2.4. Giải pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến phúc lợi xã hội

4.3. Kiến nghị
4.3.1. Kiến nghị với Quốc hội
4.3.2. Kiến nghị với các Tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ


13

KẾT LUẬN
Tăng trưởng kinh tế bền vững luôn là nội dung quan trọng trong các Đề án và chương trình,
chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và của các tỉnh thành phố thuộc vùng Đông Bắc
Bộ nói riêng và luôn là vấn đề mang tính thời sự. Tăng trưởng kinh tế bền vững là sự tăng trưởng kinh
tế trong dài hạn có gắn bó mật thiết với các vấn đề phúc lợi xã hội, việc làm và đảm bảo môi trường
sinh thái.
Kinh nghiệm của các quốc gia và các vùng kinh tế khác cho thấy để có một nền kinh tế tăng
trưởng bền vững, các quốc gia, các vùng kinh tế cần có các chính sách phù hợp để nâng cao hiệu quả
sử dụng các nguồn vốn, đào tạo lao động để có được lao động chất lượng cao, các chính sách bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái. Ngoài ra, các quốc gia và các vùng kinh tế cần cải
thiện môi trường đầu tư, tái cư cấu nền kinh tế theo định hướng phát triển dài hạn và đổi mới đồng bộ
từ tư duy đến hành động kinh tế phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng quốc gia và từng vùng
kinh tế.
Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền vững tại khu vực Đông Bắc
Bộ, Việt Nam giai đoạn 2012-2016, nghiên cứu có thể rút ra một số kết luận chính sau:
- Kinh tế vùng Đông Bắc Bộ trong giai đoạn 2012-2016 tăng trưởng hàng năm với tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân đạt 10,52%. Tăng trưởng kinh tế của vùng Đông Bắc Bộ chủ yếu dựa vào sự
gia tăng của vốn và lao động, trong khi yếu tố TFP (năng suất nhân tố tổng hợp) đóng góp thấp. Mặc
dù vậy, sự đóng góp của các yếu tố nguồn lực vật chất bắt đầu giảm dần, dẫn tới sự đóng góp của yếu
tố năng suất nhân tố tổng hợp TFP tăng lên. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có xảy ra nhưng còn thấp
và chưa rõ nét. Hiệu suất đầu tư còn thấp và chưa tương xứng với tiềm năng. Năng suất lao động bình
quân chưa đáp ứng được với yêu cầu trong quá trình phát triển kinh tế.
- Tăng trưởng kinh tế có tác động lan tỏa tích cực đến xóa đói giảm nghèo và tiến bộ xã hội

cho con người vùng Đông Bắc Bộ. Thu nhập bình quân đầu người của người dân trong Vùng tăng,
trong giai đoạn 2012-2016. Tỷ lệ đói nghèo trong vùng đã giảm dần qua các năm. Tuy nhiên, mức độ
bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của người dân sinh sống tại Vùng Đông Bắc Bộ đã bắt đầu
sang đến mức khá cao.
- Tăng trưởng kinh tế cao của vùng đã ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái của Vùng với
tỷ lệ người dân được cấp nước sạch đạt yêu cầu vệ sinh và tỷ lệ người dân dùng nguồn nước hợp vệ
sinh cho ăn uống ngày càng cao, tỷ lệ thu gom và sử lý rác thải của vùng Đông Bắc Bộ đã được cải
thiện. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm môi trường của các khu vực dân cư và các khu công nghiệp cần xử
lý trong thời gian tới.
Từ những thực trạng nghiên cứu ở trê, kết hợp với mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế
bền vững của Vùng Đông Bắc Bộ trong thời gian tới, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm
tăng cường vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền vững vùng Đông Bắc Bộ
như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của từng khu vực kinh tế; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
nhân lực chất lượng cao; nâng cao năng lực khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo; giải quyết việc
làm phù hợp cho người lao động và cải thiện môi trường sinh thái của vùng. Vấn đề tăng trưởng kinh
tế bền vững của vùng chỉ có thể thực hiện được khi có các tỉnh thuộc Vùnd Đông Bắc Bộ cải thiện thể
chế, môi trường đầu tư và cải tiến thủ tục hành chính



×