Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

noi ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÙ HỢP CỦA LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO TRUNG CẤP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT KIÊN GIANG dung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (980.33 KB, 87 trang )

Đánh giá mức độ phù hợp của lao động trung cấp sau đào tạo tại KGTEC

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

1.1.1 Đặt vấn đề:
Việt Nam trong tiến trình hội nhập tổ chức thương mại thế giới thì cơ hội
rất lớn về mở rộng thị trường, kêu gọi đầu tư để phát triển kinh tế xã hội. Tuy
vậy, cũng đứng trước ba thách thức cơ bản là: doanh nghiệp cạnh tranh doanh
nghiệp, ngành hàng cạnh tranh ngành hàng, cơ chế chính sách cạnh tranh cơ chế
chính sách của các nước thành viên khác trong tổ chức thương mại thế giới.
Một trong những yếu tố để vượt qua thử thách đồng thời tạo thế và lực
trong cạnh tranh là nguồn nhân lực.Trong đó, lao động có tay nghề thì cực kỳ
quan trọng và cần được quan tâm đầu tiên. Tuy vậy, sự phát triển nguồn nhân lực
này tùy thuộc vào nhu cầu lao động và khả năng cung ứng lao động trong tiến
trình phát triển kinh tế xã hội ở phạm vi quốc gia, vùng và địa phương. Cụ thể:
Kiên Giang là tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn liên quan đến
nông – lâm – thủy sản, công nghiệp và dịch vụ nhất là dịch vụ du lịch. Hiện nay
tỉnh có nguồn lao động khoảng 1 triệu người. Đó là nguồn lao động dồi dào để
phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và cũng là thử thách để giải
quyết việc làm cho nguồn lao động này. Vì vậy, nghiên cứu nhu cầu lao động của
các doanh nghiệp và khả năng cung lao động qua hệ thống đào tạo của tỉnh là
vấn đề rất cấp bách và cần thiết phải thực hiện.
1.1.2 Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Dường như có một nghịch lý đang diễn ra đó là trong thực tế nhu cầu phát
triển lao động ngày càng cao nhưng một tỷ lệ khá lớn sinh viên sau khi tốt
nghiệp không tìm được việc làm. Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội thì có khoảng 30% sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm và trong
số này chỉ có khoảng 40% có việc làm phù hợp ngành nghề đào tạo.
Từ bối cảnh trên gợi cho ta nhiều điều phải suy nghĩ. Cụ thể như sau:


HVTH: Trần Thị Bích Tuyền – QTKD K13

1


Đánh giá mức độ phù hợp của lao động trung cấp sau đào tạo tại KGTEC

Một là, chưa đánh giá hết thị trường cung và cầu lao động. Hai là: Có
đánh giá nhu cầu lao động nhưng cơ sở đào tạo không thỏa mãn. Ba là, nơi sử
dụng lao động chưa thật sự đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho người lao động.
Xuất phát từ những tình huống nêu trên đòi hỏi cần nghiên cứu và đánh
giá một cách rất cẩn thận về cung cầu về lao động. Qua đó, tìm ra giải pháp để
cải tiến nhằm phát triển và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả hơn. Đó cũng là
luận cứ thực tiễn phục vụ trực tiếp cho quá trình đổi mới quy trình đào tạo và
phương pháp giảng dạy trong nhà trường nhằm đáp ứng những đòi hỏi sát thực
về thị trường lao động trong tương lai.
Về lượng cầu lao động. Theo thống kê của Bộ Công thương, tính đến thời
điểm hiện nay trên cả nước có khoảng 234.000 doanh nghiệp các loại, trong đó
chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng từ 50 lao động trở xuống. Điều
đáng quan tâm là có khoảng 30% số lao động trong các doanh nghiệp là lao động
chưa được đào tạo và đào tạo nghề. Theo dự báo sắp tới cầu về lao động qua đào
tạo nghề ngày càng cao, dự báo đến năm 2010 sẽ là 8 triệu, tăng bình quân 1,6
triệu lao động/năm và đến 2015 sẽ là 10 triệu lao động, bình quân 2 triệu
người/năm, trong đó chủ yếu làm việc trong các doanh nghiệp, vì thế việc đào
tạo nghề đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp là vấn đề
cấp thiết đối với các cơ sở đào tạo và các nhà hoạch định chính sách phát triển
nguồn nhân lực tại Việt Nam nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng.
Kiên Giang là một tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế, kêu gọi và thu hút
đầu tư rất lớn, do vậy sự gia tăng về số lượng và qui mô doanh nghiệp hết sức
nhanh chóng, đẩy nhanh tốc độ thu hút nguồn lao động trong tỉnh Kiên Giang và

các tỉnh lân cận. Đứng trước tình hình đó, các cơ sở đào tạo lao động phải có
những phản ứng kịp thời trong việc cung cấp không những về số lượng mà đòi
hỏi chất lượng ngày càng cao.
Về lượng Cung lao động. Hiện nay Kiên Giang có 14 cơ sở đào tạo nghề
từ trung cấp trở lên. Trong đó, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang
đóng góp vai trò rất quan trọng về đào tạo lao động có tay nghề trung cấp với
nhiều ngành nghề khác nhau.
HVTH: Trần Thị Bích Tuyền – QTKD K13

2


Đánh giá mức độ phù hợp của lao động trung cấp sau đào tạo tại KGTEC

Vì vậy, nghiên cứu nhu cầu về số và chất lượng lao động của các doanh
nghiệp và khả năng cung lao động trung cấp của KGTEC là vấn đề rất cần thiết
và cũng là điển hình đề xuất phát triển đào tạo cho đối tượng này trong tương lai.
1. 2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá về mức độ phù hợp của lao động qua đào tạo tại Trường Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang so với yêu cầu của doanh nghiệp sử dụng lao
động. Từ đó đề xuất giải pháp cải tiến để nâng cao năng lực đào tạo thích ứng
với doanh nghiệp sử dụng lao động trong tương lai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Đánh giá hiện trạng sử dụng lao động và mức độ hài lòng
của các doanh nghiệp qua sử dụng lao động trung cấp được đào tạo tại KGTEC.
Mục tiêu 2: Đánh giá hiện trạng việc làm của lao động trung cấp qua
đào tại KGTEC và chương trình đào tạo của trường.
Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp hỗ trợ thích hợp nhằm nâng cao năng
lực đào tạo tại Trường nhằm thỏa mãn nhu cầu lao động của các doanh nghiệp

trong tương lai.
1.3 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Kiểm định giả thuyết
Chất lượng lao động có trình độ trung cấp qua đào tạo tại Trường không
đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn Kiên
Giang.
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu:
• Nhu cầu sử dụng lao động trung cấp của các doanh nghiệp trong tỉnh
Kiên Giang như thế nào?
• Chất lượng lao động qua đào tạo trung cấp tại KGTEC có đáp ứng được
nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong tỉnh không?

HVTH: Trần Thị Bích Tuyền – QTKD K13

3


Đánh giá mức độ phù hợp của lao động trung cấp sau đào tạo tại KGTEC

• Những thách thức nào đối với cung lao động của KGTEC và cầu lao động
của doanh nghiệp trong tỉnh hiện nay?
• Những giải pháp nào cho việc đào tạo của KGTEC có thể nâng cao vị thế
và đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong tương lai?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Địa điểm nghiên cứu:
Vùng nghiên cứu chủ yếu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, bao gồm: Thành
phố Rạch Giá, huyện Phú Quốc, huyện Kiên Lương, huyện Vĩnh Thuận, và
huyện Tân Hiệp.
1.4.2 Thời gian nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu của đề tài là 7 tháng, từ tháng 10 – 2008 đến tháng

03 - 2009. Bao gồm hoàn thiện đề cương, thiết kế bảng câu hỏi, thu thập, phân
tích số liệu và viết báo cáo tốt nghiệp.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu:
• Đối với doanh nghiệp (DN) sẽ nghiên cứu và đánh giá về mức độ hài lòng
qua sử dụng lực lượng lao động trung cấp của Trường có liên quan đến trình độ
lao động, kỹ năng lao động và thái độ lao động.
• Đối với cán bộ trung cấp làm việc tại các doanh nghiệp sẽ được tìm hiểu
về yêu cầu mức lương, mức thưởng, điều kiện làm việc, cơ hội thăng tiến và môi
trường làm việc.
• Đối với cơ sở đào tạo (KGTEC) sẽ tập trung vào các nội dung liên quan
đến các ngành nghề đào tạo, phương pháp đào tạo lao động trung cấp và mặt
mạnh yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) trong năng lực đào tạo của trường.
Từ các nội dung nghiên cứu trên sẽ đề xuất các giải pháp điều chỉnh mức
độ phù hợp của lao động sau đào tạo tại Trường với yêu cầu chung của phía
doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng lao động và đồng thời cũng đáp
ứng được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang.

HVTH: Trần Thị Bích Tuyền – QTKD K13

4


Đánh giá mức độ phù hợp của lao động trung cấp sau đào tạo tại KGTEC

1.4.4 Kết quả mong đợi:
Đánh giá về cầu lao động của các doanh nghiệp và cung lao động của
KGTEC, qua đó tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo lao động
trung cấp tại KGTEC nhằm góp phần đáp ứng lao động ngày càng cao cho việc
phát triển kinh tế xã hội của Kiên Giang.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Hầu như có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề phát
triển nguồn nhân lực nói chung. Ở các tỉnh như Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí
Minh đều có các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả. Tại tỉnh Kiên Giang đến
nay chưa có đề tài nào về đánh giá mức độ phù hợp của lao động sau đào tạo đối
với yêu cầu của các doanh nghiệp.


Nguyễn Thúy Quỳnh Loan (2006).’Đánh giá chất lượng đào tạo

từ góc độ cựu sinh viên của trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh”,
trong báo cáo đánh giá cách nhìn nhận về chất lượng giáo dục trong nhà trường
của cựu học sinh và đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng của nhà
trường.


Nguyễn Ngọc Hội (2008). “Đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ

phát triển kinh tế”. Kết quả nghiên cứu khẳng định muốn thực hiện phát triển
kinh tế nhất thiết phải có những điều kiện cần thiết phục vụ cho phát triển, trong
đó có nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu. Việc lên kế hoạch đào tạo nguồn
nhân lực phải được đồng xây dựng bởi cơ quan chức năng nhà nước, nhà trường,
doanh nghiệp, trong đó cơ quan chức năng nắm vai trò chủ đạo xây dựng kế
hoạch lâu dài, nhà trường đóng góp bằng kế hoạch ngắn hạn và cụ thể, doanh
nghiệp đóng góp qua góp ý, thỏa thuận hoặc cam kết sử dụng nhân lực trong
tương lai.


Phạm Như Nghệ (2008). “Cái bắt tay giữa nhà trường và doanh

nghiệp trong đào tạo lao động kỹ thuật”, báo cáo khẳng định rằng nếu cái bắt tay

này thực hiện thì sẽ cải thiện tình trạng thị trường lao động hiện nay, sẽ hạn chế
được tình trạng vừa thừa vừa thiếu nguồn nhân lực.Khi các khu công nghiệp, khu
chế xuất mọc lên ngày càng nhiều thì nhu cầu tuyển dụng lao động trình độ trung
HVTH: Trần Thị Bích Tuyền – QTKD K13

5


Đánh giá mức độ phù hợp của lao động trung cấp sau đào tạo tại KGTEC

cấp chuyên nghiệp (TCCN) ngày càng cao. Vì vậy, nên chăng các trường TCCN
cần đến trực tiếp các công ty, nhà máy, xí nghiệp thăm dò nhu cầu, tạo mối quan
hệ hữu cơ để điều chỉnh chương trình học; sao cho học sinh khi ra trường bắt tay
làm việc tại công ty, nhà máy không cảm thấy có khác biệt quá lớn so với khi thực
hành tại trường mình. Hiện nay, chưa có một chính sách cụ thể quy định cho việc
doanh nghiệp hỗ trợ nhà trường nên rất khó. Ví dụ, khi doanh nghiệp tạo điều kiện
cho học sinh thực tập thường xuyên thì được hưởng quyền lợi nhất định nào để họ
nhiệt tình hơn? Hơn nữa, nếu nhà trường muốn đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp
thì phải điều chỉnh chương trình học cho sát với thực tế, như vậy lại không thực
hiện đúng quy định của Bộ về chương trình khung.


Nguyễn Sinh Cúc (2005). “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

hướng CNH – HĐH – Mục tiêu và thành tựu cơ bản”. Kết quả nghiên cứu cho
thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chung của
nền kinh tế, đồng thời đòi hỏi sự chuẩn bị đầy đủ về nhân lực và vật lực cho công
cuộc đổi mới kinh tế này.



Thái Thanh Hà (2006). “Đánh giá sự hài lòng của khách hàng

đối với dịch vụ viễn thông”, Kết quả của nghiên cứu này cho thấy sự cảm nhận
tích cực của khách hàng về chất lượng của dịch vụ viễn thông là yếu tố có ảnh
hưởng quan trọng nhất đối với sự hài lòng của khách hàng.


Phạm Mạnh Hà (2007). “Sự phù hợp giữa năng lực nghề nghiệp

và yêu cầu của hoạt động lao động ”. Kết quả nghiên cứu cho rằng vấn đề đặt ra
đối với các cơ sở đào tạo đặc biệt là các trường đại học nơi đào tạo ra các chuyên
gia trong những lĩnh vực thì việc tổ chức chương trình đào tạo cần căn cứ vào hệ
thống năng lực nghề nghiệp mà nghề đòi hỏi, có như vậy người sinh viên sau khi
ra trường mới có năng lực phù hợp đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của thị
trường lao động.

HVTH: Trần Thị Bích Tuyền – QTKD K13

6


Đánh giá mức độ phù hợp của lao động trung cấp sau đào tạo tại KGTEC

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chúng ta cần quan tâm đến nhu
cầu lao động và khả năng cung lao động, được diễn giải như sau:
Về Cầu lao động : Sẽ phụ thuộc rất lớn về tiến trình phát triển kinh tế xã

hội tại địa phương. Trong đó, việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỷ lệ
thuận với việc tăng nhu cầu về lao động. Về cầu lao động có thể chia ra về số
lượng lao động, ngành nghề lao động, các kiến thức và kỹ năng lao động cần
thiết cho hoạt động của doanh nghiệp.
Về Cung lao động: Sẽ phụ thuộc rất lớn vào cơ sở đào tạo thông qua chất
lượng và số lượng lao động được đào tạo ra.
+ Chất lượng đào tạo: Bao gồm chất lượng qua đánh giá bên trong và
đánh giá bên ngoài. Đánh giá trong dựa trên quá trình học tập của người học và
đánh giá ngoài của chất lượng đào tạo là do các đơn vị sử dụng lao động đánh
giá có phù hợp hay không.
+ Số lượng lao động được đào tạo: Phụ thuộc vào cơ sở vật chất cần thiết
cho đào tạo và đội ngũ giáo viên phục vụ giảng dạy.
So sánh cân bằng về cung cầu lao động: có thể xảy ra 3 tình huống sau
đây:
+ Tình trạng dư thừa lao động: Lao động đào tạo ra không đáp ứng được
nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp.
+ Cân bằng thị trường lao động (điểm E - trường hợp lý tưởng): khi lao
động được đào tạo ra thì các đơn vị sử dụng lao động sử dụng hết.
+ Thiếu hụt lao động: Lao động được đào tạo ra không đủ để các doanh
nghiệp sử dụng.

HVTH: Trần Thị Bích Tuyền – QTKD K13

7


Đánh giá mức độ phù hợp của lao động trung cấp sau đào tạo tại KGTEC
Đồ thị 1: Mô hình cân bằng thị trường lao động
Giá cả


Cung vượt cầu

S

E

D
Cầu vượt cung
Lượng lao động

Từ những phương pháp luận liên quan đến cầu và cung lao động nêu trên
là chiến lược quan trọng để đề ra chính sách phù hợp nhằm đào tạo nguồn nhân
lực đáp ứng nhu cầu lao động cho việc phát triển kinh tế xã hội tại Kiên Giang
nói chung, giữa nhu cầu các doanh nghiệp và KGTEC nói riêng. Từ đó, sẽ giúp
tỉnh có kế hoạch đầu tư đào tạo nguồn nhân lực trung cấp để đáp ứng kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội tỉnh và giúp doanh nghiệp có nguồn lao động chất lượng
cao đồng thời cải tiến và nâng cao năng lực cơ sở đào tạo KGTEC để thỏa mãn
mục tiêu của tỉnh và doanh nghiệp.
2.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM/ ĐỊNH NGHĨA TRONG NGHIÊN CỨU
2.2.1 Khái niệm năng lực nghề nghiệp:
Theo Giáo sư Phạm Minh Hạc thì năng lực nghề nghiệp là sự tương ứng
giữa những thuộc tính tâm, sinh lý của con người với những yêu cầu do nghề
nghiệp đặt ra. Nếu không có sự tương ứng này thì con người không thể theo đuổi
nghề được.
Ở mỗi một nghề nghiệp khác nhau sẽ có những yêu cầu cụ thể khác nhau
và hoàn toàn không có sẵn mà nó được hình thành và phát triển qua hoạt động
học tập và lao động. Trong hoạt động nghề nghiệp học hỏi và lao động không
mệt mỏi là con đường phát triển năng lực nghề nghiệp.

HVTH: Trần Thị Bích Tuyền – QTKD K13


8


Đánh giá mức độ phù hợp của lao động trung cấp sau đào tạo tại KGTEC

Một người được coi là phù hợp với một nghề nào đấy nếu họ có những
phẩm chất tâm lý và sinh lý đáp ứng với những yêu cầu cụ thể mà nghề đó đòi
hỏi ở người lao động. Bất cứ nghề nào người lao động đều có 3 mức độ thỏa mãn
khác nhau:
o Ngành nghề phù hợp hoàn toàn
o Phù hợp có mức độ
o Không phù hợp
Vì vậy, 3 cấp độ này sẽ được sử dụng để đo lường mức độ hài lòng của
lao động được điều tra và khảo sát.
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp khi sử dụng
lao động
Thông thường sự hài lòng của doanh nghiệp đối với lao động thường thể
hiện qua 3 vấn đề cơ bản liên quan đến trình độ và kỹ năng lao động, đạo đức tác
phong lao động và lòng trung thành của người lao động đối với doanh nghiệp
được mô tả như sau
1.

Sự phù hợp nghề của người lao động được thể hiện qua 3 tiêu

chuẩn cơ bản:
o

Năng lực chuyên môn: Lĩnh vực chuyên môn mà người lao động đó


được đào tạo.
o

Kỹ năng nghề nghiệp: Mức độ khéo léo, chính xác, động tác làm việc

o

Thái độ làm việc: tìm tòi học hỏi và không ngừng nâng cao năng lực.

nhanh.

Đạo đức tác phong của người lao động: Được thể hiện mức độ trung
thực, chia sẻ, giúp đỡ nhau và có tác phong công nghiệp trong làm việc. Điều
này cũng được hiểu là nhu cầu lao động của doanh nghiệp là vừa có tài vừa có
đức. Đây cũng là điểm đáng quan tâm cho cơ sở đào tạo nhằm đào tạo thêm 2 tố
chất này cho học sinh – sinh viên của trường mình.

HVTH: Trần Thị Bích Tuyền – QTKD K13

9


Đánh giá mức độ phù hợp của lao động trung cấp sau đào tạo tại KGTEC

2. Lòng trung thành (sự gắn bó) của người lao động:
Bên cạnh năng lực chuyên môn và đạo đức của người lao động, thì yếu tố
gọi là “điều kiện đủ” để doanh nghiệp cảm thấy hài lòng về nhân viên của mình
đó là lòng trung thành, nghĩa là họ phải gắn bó với doanh nghiệp để cùng vượt
qua những lúc khó khăn và không bị doanh nghiệp khác lôi kéo với mức lương
cao hơn.

Sở dĩ doanh nghiệp đặt ra 3 tiêu chuẩn cơ bản về chất lượng lao động, đạo
đức lao động và lòng trung thành để suy xét mức độ hài lòng trong sử dụng
người lao động, tại vì 3 tiêu chuẩn này rất quan trọng để tổ chức lao động tạo ra
sản phẩm có chất lượng, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao trong quản trị kinh
doanh của doanh nghiệp.
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động đối với
doanh nghiệp:
Thông thường người lao động quan tâm đến các vấn đề cơ bản là tiền
lương, điều kiện làm việc, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến. và được mô tả
như sau:
1. Tiền lương:
Hầu hết người lao động xem xét tiền lương liên quan đến lựa chọn việc
làm. Lương cao là mụct tiêu cơ bản để bù đắp lại chi phí cho thời gian học tập đã
qua và cũng là nền tảng kinh tế gia đình trong tương lai. Do vậy, nơi nào có mức
lương hấp dẫn sẽ được LĐ lựa chọn ưu tiên.
2. Điều kiện làm việc:
Bao gồm cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và phương tiện tối thiểu để lao động
thực hiện chuyên môn của mình. Do vậy, đây cũng là tiêu chí quan trọng về mức
độ hài lòng của người lao động khi chọn việc.
3. Môi trường làm việc:
Được thể hiện về môi trường xã hội trong doanh nghiệp bao gồm quan
hệ đồng nghiệp, học tập và chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau để cùng phát triển, mối
quan tâm của lãnh đạo và nhà quản lý đối với nhân viên cũng rất quan trọng. Qua

HVTH: Trần Thị Bích Tuyền – QTKD K13

10


Đánh giá mức độ phù hợp của lao động trung cấp sau đào tạo tại KGTEC


đó, người lao động mới có cơ hội phát huy vai trò của mình đối với doanh nghiệp
và thỏa mãn năng lực được đào tạo chuyên môn khi làm việc.
Điều này cũng ảnh hưởng đến lòng trung thành LĐ đối với DN rất
nhiều, nếu một môi trường làm việc tốt, người lao động có cơ hội học hỏi thêm
từ đồng nghiệp, từ mối quan hệ thân thiết với các phòng ban và sự quan tâm
đúng mực của lãnh đạo…sẽ tiếp thêm sức mạnh và động cơ gắn bó lâu dài của
người lao động với nơi sử dụng lao động.
4. Cơ hội thăng tiến:
Cơ hội thăng tiến cũng là mối quan tâm của người lao động. Tuy nhiên,
cơ hội này chỉ xuất hiện với một số ít người vì tính khắt khe của nó. Phải hội đủ
các điều kiện bên trên và làm việc thật sự hiệu quả thì mới có thể nghĩ đến cơ hội
thăng tiến. Tuy vậy, sự thăng tiến của cán bộ có trình độ thì họ sẽ hướng về tính
minh bạch và công bằng trong cách đối xử của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc
nâng lương đúng thời hạn cũng là cơ hội thăng tiến.
2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo:
Đánh giá và theo dõi chất lượng sinh viên tốt nghiệp qua việc điều tra
tình trạng việc làm và đi học tiếp sau khi tốt nghiệp, mức độ tuyển dụng của
doanh nghiệp và mức độ hài lòng với các phẩm chất của sinh viên tốt nghiệp.
Một số tiêu chí dưới đây có thể sử dụng:
• Hiệu quả đào tạo: Được đánh giá thường xuyên qua mỗi năm học trên tỷ
lệ tốt nghiệp của người học.
• Tình trạng việc làm sau khi tốt nghiệp
• Các phẩm chất sinh viên cần có để đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao
động (tính sáng tạo, tự tin, có kiến thức sâu rộng…)
• Khả năng tiếp tục học cao hơn của sinh viên tốt nghiệp
• Sự hài lòng của sinh viên với chất lượng giáo dục của nhà trường.
• Sự hài lòng của các nhà tuyển dụng lao động với chất lượng giáo dục của
nhà trường.
HVTH: Trần Thị Bích Tuyền – QTKD K13


11


Đánh giá mức độ phù hợp của lao động trung cấp sau đào tạo tại KGTEC

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu của đề tài được mô tả trong bảng tóm tắt nội
dung và phương pháp nghiên cứu dưới đây: (bảng 1).

HVTH: Trần Thị Bích Tuyền – QTKD K13

12


Đánh giá mức độ phù hợp của lao động trung cấp sau đào tạo tại KGTEC

Bảng 1: Nội dung, đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Hiện trạng sử dụng lao động trung cấp của - Các doanh nghiệp, Sở,
các DN.

Phương pháp nghiên cứu
- Số liệu thứ cấp

Cỡ mẫu
5


ngành có liên quan.

- Đánh giá mức độ hài lòng của các DN sử -Các DN sử dụng lao động

- Thu thập mẫu phân tầng và sử dụng

86

dụng lao động trung cấp
trung cấp từ KGTEC.
- Đánh giá hiện trạng việc làm của lao động - Cán bộ trung cấp tốt

phiếu điều tra.
- Chọn mẫu phân tầng và ngẫu nhiên.

96

trung cấp tốt nghiệp tại KGTEC.

nghiệp từ KGTEC.

- Phương pháp KIP.

- Đánh giá năng lực đào tạo của KGTEC.

- Ban Giám hiệu và trưởng

Đề xuất các giải pháp cải tiến KGTEC.

phó các phòng, khoa.

- Kết quả của các nghiên
cứu trên.

HVTH: Trần Thị Bích Tuyền – QTKD K13

(người am hiểu sự việc)

10

SWOT
4

13


Đánh giá mức độ phù hợp của lao động trung cấp sau đào tạo tại KGTEC

2.3.1 Phương pháp chọn doanh nghiệp và người lao động để nghiên cứu:
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và phân tầng được ứng dụng để chọn
mẫu điều tra và khảo sát bao gồm các bước sau:
Bước 1: Vùng nghiên cứu được xác định là những doanh nghiệp của tỉnh Kiên
Giang sử dụng lao động trung cấp qua đào tạo tại KGTEC.
Bước 2: Chọn điểm nghiên cứu. Qua thu thập số liệu thứ cấp về tình hình việc
làm của học sinh sau tốt nghiệp tại KGTEC, thiết kế bảng câu hỏi dùng phương
pháp phiếu điều tra để phỏng vấn DN và phỏng vấn người lao động. Cơ sở để lựa
chọn là:
• Các doanh nghiệp có sử dụng lao động tốt nghiệp từ KGTEC.
• Người lao động qua đào tạo tại KGTEC.
Bước 3: Chọn DN và LĐ điều tra. Tổng số DN có sử dụng lao động của
KGTEC theo thống kê của trường là 120 DN trong tỉnh, trong đó 90 DN được

chọn điều tra, chia theo từng loại hình doanh nghiệp khác nhau; LĐ được chọn
điều tra là những lao động tốt nghiệp từ KGTEC dưới 3 năm.
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu thứ cấp:
• Qui hoạch phát triển công tác đào tạo nghề tỉnh Kiên Giang.
• Thống kê số liệu học sinh tốt nghiệp trung cấp qua các năm từ 2003 đến
năm 2007 của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang.
• Thống kê tình hình việc làm học sinh tốt nghiệp trung cấp qua các năm
2003 – 2007.
• Thống kê cơ sở vật chất, số lượng, chất lượng giáo viên và chất lượng
phục vụ đào tạo Trung cấp của Trường.
• Số liêu thống kê khác có liên quan từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên
Giang, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ Kiên Giang.

HVTH: Trần Thị Bích Tuyền – QTKD K13

14


Đánh giá mức độ phù hợp của lao động trung cấp sau đào tạo tại KGTEC

Thu thập số liệu sơ cấp:
Thu thập số liệu sơ cấp bằng cách thiết kế bảng câu hỏi với các nội dung
cơ bản được trình bày trong phần phụ chương.
• Đối với doanh nghiệp sẽ tập trung về mức độ hài lòng của DN qua việc sử
dụng lao động trung cấp
• Người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp
- Phương pháp chọn mẫu: Theo phương pháp điều tra phân tầng và ngẫu
nhiên.
+ Chọn mẫu phân tầng các doanh nghiệp có sử dụng lao động trung cấp

qua đào tạo tại KGTEC phân bố ở các ngành nghề kinh doanh như sau: Thủy sản
(chế biến và nuôi trồng), Tin học – Viễn thông, Xây dựng, kinh doanh xăng dầu,
Nhà hàng khách sạn, …
+ Đối tượng điều tra: Doanh nghiệp có sử dụng lao động trung cấp và
người lao động đã tốt nghiệp trung cấp đang làm việc tại các doanh nghiệp.
-

Cỡ mẫu thu thập:

+ Người lao động có trình độ trung cấp sau đào tạo tại KGTEC đang
làm việc tại các doanh nghiệp: 100 mẫu. (Rạch Giá: 50, Kiên Lương: 30, các
huyện khác: 20).
+ Doanh nghiệp có sử dụng lao động trung cấp qua đào tạo tại KGTEC:
90 mẫu (Rạch Giá: 60, Kiên Lương: 20, các huyện khác: 10).
2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các phương pháp sau đây
được thực hiện
Mục tiêu 1: Sử dụng thống kê mô tả để phân tích thực trạng sử dụng
nguồn lao động trung cấp qua đào tạo tại KGTEC. Thống kê mô tả là tổng hợp
các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh
vực kinh tế bằng cách rút ra kết luận dựa trên số liệu và thông tin thu thập được.
Phương pháp thống kê mô tả bao gồm các phương pháp sau:
HVTH: Trần Thị Bích Tuyền – QTKD K13

15


Đánh giá mức độ phù hợp của lao động trung cấp sau đào tạo tại KGTEC

Phương pháp phân tích tần số (Frequency distribution): Dùng để lập,

tóm tắt các dữ liệu và trình bày dữ liệu thành các bảng hoặc biểu đồ.
Phương pháp phân tích bảng chéo: (Descriptive Statistics):
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích bảng chéo Cross – Tabulation hai
biến. Phương pháp này dùng để phân tích, đánh giá sự thay đổi của các tỷ lệ
phản ánh xu hướng thay đổi các yếu tố làm cho DN thay đổi mức độ hài lòng về
sử dụng LĐ trung cấp qua đào tạo. Kiểm định “Chi bình phương” được sử dụng
để kiểm định mức ý nghĩa cho các phân tích, đánh giá.
Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá hiện trạng
đào tạo của trường và sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia trong lĩnh vực
giáo dục đào tạo và đại diện các doanh nghiệp sử dụng lao động.
Phương pháp KIP (người am hiểu sự việc cho một vấn đề): Là phương
pháp dự báo sẽ đưa ra những dự đoán khách quan về tương lai phát triển của một
lĩnh vực trên việc xử lý có hệ thống các ý kiến đánh giá của các chuyên gia.
Sẽ thực hiện phỏng vấn trực tiếp đại diện các doanh nghiệp về nhu cầu
của họ về nguồn lao động, ngành nghề đào tạo..; phỏng vấn trực tiếp đại diện Sở
nội vụ tỉnh Kiên Giang về các chính sách của tỉnh trong thời gian sắp tới về
nguồn nhân lực nói chung và công tác đào tạo nghề của tỉnh nói riêng.
Mục tiêu 3: Căn cứ kết quả nghiên cứu ở trên dùng phương pháp SWOT
và phương pháp tự luận để đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo
của trường, đáp ứng hơn nữa nhu cầu sử dụng lao động của tỉnh cả về số lượng
và chất lượng trong thời gian sắp tới.

HVTH: Trần Thị Bích Tuyền – QTKD K13

16


Đánh giá mức độ phù hợp của lao động trung cấp sau đào tạo tại KGTEC

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Chương này giới thiệu khái quát về đặc điểm tình hình đối tượng nghiên
cứu. Bao gồm tổng quan về cơ sở đào tạo KGTEC, doanh nghiệp sử dụng lao
động qua đào tạo tại KGTEC và khái quát về người lao động được điều tra.
3.1 KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KÝ THUẬT KIÊN
GIANG (KGTEC)
Là một trong những đơn vị chủ lực đào tạo đội ngũ lao động với các trình
độ cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề cho tỉnh
nhà và các địa phương lân cận, những năm qua Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật Kiên Giang đã có nhiều đóng góp tạo nguồn nhân lực phục vụ tiến trình
công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước. Trường KGTEC là một
trong 05 truờng được UBND tỉnh đánh giá cao về đào tạo nguồn nhân lực cho
tỉnh. Điều này được thể hiện qua quyết định số 575/QĐ-UBND phân bổ chỉ tiêu
và ngành nghề đào tạo trung cấp nghề cho các trường, trung tâm năm học 20072008. Trong đó Tổng số chỉ tiêu là 1890 học viên thì trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật 500, cao nhất so với các truờng còn lại như cao đẳng Cộng đồng 320,
Trường trung cấp nghề 600, Trường cao đẳng Y tế 100, Trung tâm Kỹ thuật tổng
hợp - hướng nghiệp tỉnh 370 chỉ tiêu. Trong đó có 1170 chỉ tiêu được ngân sách
nhà nước hỗ trợ.
Để tìm hiểu về năng lực đào tạo việc xem xét lịch sử hình thành, nhiệm
vụ đuợc giao, chiến lược hoạt động và các khó khăn trở ngại cũng như giải pháp
cải tiến thì cần được đưa ra thảo luận nh ư sau:
3.1.1 Lịch sử hình thành:
Tiền thân của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang là trường
Kỹ thuật Rạch Giá, được thành lập năm 1966. Từ năm 1975 đến năm 1989 chủ
yếu đào tạo công nhân kỹ thuật bậc 2/7 các nhóm cơ điện với quy mô đào tạo
1.000 học sinh. Từ năm 1990 đến 1997 nâng lên đào tạo công nhân bậc 3/7 với
các hệ công nhân kỹ thuật và trung học nghề với 06 ngành học thuộc các nhóm
giao thông, xây dựng, cơ điện với quy mô 3.000 học sinh chính quy, học sinh
HVTH: Trần Thị Bích Tuyền – QTKD K13

17



Đánh giá mức độ phù hợp của lao động trung cấp sau đào tạo tại KGTEC

ngắn hạn, không chính quy khác. Từ năm 1998 đến 2006 trường được nâng cấp
lên thành trường Trung học Kinh tế- Kỹ thuật với 12 ngành.
Đến tháng 6 năm 2006 Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo ra Quyết định
số 2951/QĐ-BGD&ĐT ngày 13/6/2006 thành lập trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật Kiên Giang trên cơ sở nâng cấp trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Kiên
Giang. Cơ cấu tổ chức của Truờng đuợc tr ình b ày qua sơ đồ 1. Hiện tại trường
có 22 phòng, khoa, ban, trung tâm, trong đó có 07 phòng, ban chức năng, 12
khoa chuyên môn, 01 trung tâm sát hạch lái xe và 01 tổ quản trị mạng.

HVTH: Trần Thị Bích Tuyền – QTKD K13

18


Đánh giá mức độ phù hợp của lao động trung cấp sau đào tạo tại KGTEC
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang

HĐ Sư phạm
HĐ Khoa học
HĐ KT

Hiệu trưởng
P. Hiệu trưởng

Phòng
Hành

chính
tổng hợp

Khoa
Cơ khí
Động
lực

Khoa
Cơ khí
Sửa
Chữa

Phòng
Kế hoạch
Quản trị

Khoa
CNTT

Phòng
Đào tạo

Khoa
Kinh tế

P. Hiệu trưởng

Phòng
Tài chính

Kế toán

Khoa
K. thuật
Nông
nghiệp

Khoa
Điện

Phòng
Công tác
HSSV

Khoa
Đ. Tử
Viễn
thông

Phòng
Hợp tác
quốc tế

Khoa
Xây
dựng

Khoa

thuyết

t. hợp

Phòng
Kiểm định
chất lượng

Khoa
K. thuật
Lái xe

Khoa
Quản trị
Du lịch

Khoa
Đào Tạo
Tại
chức

GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
CÁC LỚP HỌC
HVTH: Trần Thị Bích Tuyền – QTKD K13

19


Đánh giá mức độ phù hợp của lao động trung cấp sau đào tạo tại KGTEC

3.1.2 Chức năng nhiệm vụ:
Hoạt động của trường thực hiện các chức năng và nhiệm vụ như sau:

- Tổ chức quá trình đào tạo và các hoạt động giáo dục theo mục tiêu chương trình

đào tạo các ngành nghề được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy trên cơ sở chương trình
khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình của những ngành, nghề được phép đào
tạo trên cơ sở thẩm định của hội đồng thẩm định do Hiệu trưởng thành lập.
- Thực hiện các dịch vụ khoa học, công nghệ, sản xuất kinh doanh phù hợp với
ngành nghề đào tạo và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Quản lý giáo viên, cán bộ và nhân viên.
- Tuyển sinh và quản lý học sinh.
- Phối hợp với gia đình học sinh, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục,
đào tạo.
- Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, công chức và học sinh tham gia các hoạt động
xã hội.
- Quản lý đất đai, trường, cơ sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của
pháp luật.
- Liên kết các tổ chức kinh tế, văn hóa, các cơ sở đào tạo nhằm phát triển công
tác đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với việc làm, phục vụ phát triển
kinh tế xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho trường.
- Sử dụng từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp, từ hoạt động kinh tế để đầu
tư, xây dựng cơ sở vật chất của trường, mở rộng sản xuất, kinh doanh theo ngành nghề
và chi cho các hoạt động giáo dục, đào tạo theo quy định của pháp luật.
- Hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước theo quy
định của Chính phủ.

HVTH: Trần Thị Bích Tuyền – QTKD K13

20



Đánh giá mức độ phù hợp của lao động trung cấp sau đào tạo tại KGTEC

3.1.3 Nguồn nhân lực hiện nay
Biên chế hiện nay của trường là 230 cán bộ giáo viên. Về cán bộ lãnh đạo và quản lý có
53 người. Ban Giám Hi ệu có 3 người và 50 cán bộ còn lại nằm trong 7 phòng ban để
giúp quản lý hoạt động của trường (bảng 2) . Phần còn lại là 177 cán bộ giáo viên phục
vụ cho 12 Khoa trong trường.
Bảng 2: Nguồn nhân lực của KGTEC

STT
*
Phòng (I):
1
2
3
4
5
6
7
Tổng (I)
Khoa (II):
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
Tổng (II)

Ban Giám hiệu, Phòng – Khoa
Ban Giám hiệu

Số lượng nhân sự
03

Đào tạo
Hành chính
Kế hoạch quản trị
Kế toán
Công tác học sinh – sinh viên
Hợp tác quốc tế
Kiểm định chất lượng
07

10
08
09
06
09
05
06
53


Cơ khí động lực
Cơ khí sữa chữa
Điện tử viễn thông
Điện công nghiệp
Lý thuyết tổng hợp
Kinh tế
Công nghệ thông tin
Kỹ thuật nông nghiệp
Kỹ thuật lái xe
Xây dựng
Quản trị du lịch
Đào tạo tại chức
12
Tổng nhân sự

12
09
11
10
35
15
14
12
22
09
20
08
177
233


Nguồn: Phòng Hành chính KGTEC

Với cấu trúc tổ chức và lực lượng cán bộ như thế thì nhà trường có nhiều cơ hội
phục vụ đào tạo đa ngành phục vụ nguồn nhân lực tại địa phương.
3.1.4 Cơ sở vật chất:
- Tổng diện tích trường hiện nay 71.863 m2 (gần 72 ha). Trong đó, cơ sở chính
tại số 425 Mạc Cửu, phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá với diện tích 22.363 m 2 . Cơ sở
HVTH: Trần Thị Bích Tuyền – QTKD K13

21


Đánh giá mức độ phù hợp của lao động trung cấp sau đào tạo tại KGTEC

2- tọa lạc gần thị trấn Hòn Đất với diện tích 43.000 m 2. Khu Ký túc xá học sinh (tại cơ
sở chính) có diện tích: 6.500 m2 hiện đang được xây dựng. Về phòng học đuợc xây dựng là
39.165 m2 trong đó có 42 phòng học chuyên môn (2.688 m 2); 03 xưởng thực hành và
01 trại thực nghiệm (8.670 m2); hội trường, giảng đường (576 m 2) với sức chứa gần 300
sinh viên; phòng thí nghiệm, phòng Lab, nhà làm việc, nhà ở giáo viên, sân thể thao.
- Thư viện điện tử trường: diện tích 495m2, có 2.532 đầu sách với hơn 11.000
cuốn. Mỗi năm nhà trường mua bổ sung từ 30-50 triệu đồng tiền sách; kế hoạch năm
2009 là 200 triệu, đã thực hiện gần 140 triệu đồng.
Tổng giá trị tài sản của trường là: 42,961 tỷ..
3.1.5. Kết quả đào tạo từ năm 2003 đến nay
Qua bảng 3 cho thấy kết quả đào tạo gia tăng từ năm 2003 đến 2008. Với số
lượng tuyển sinh tăng từ 1.436 (2003) đến 2.420 (năm 2008). Số học sinh tốt nghiệp
cũng tăng cao từ 1.012 đến 1.274 học sinh. Tuy vậy, hiệu quả tốt nghiệp có khuynh
hướng giảm đi từ năm 2006. Có lẽ khi chuyển từ Trường Trung cấp Kỹ thuật sang
Trường Cao Đẳng thì nhu cầu về chất lượng đào tạo giữa dạy và học tăng lên và trường
chưa đáp ứng được mà vẫn áp dụng các phương pháp giảng dạy như khi còn là Trường

trung học chuyên nghiệp.
Bảng 3 : Kết quả đào tạo từ năm 2003 đến 2008

Nội dung
Tuyển sinh
Số học sinh tốt nghiệp
Hiệu quả tốt nghiệp

2003-

2004-

2005-

2006-

2007-

2004
1.436
1.012
89%

2005
1010
596
90,4%

2006
1310

676
78%

2007
2287
1476
82,3%

2008
2420
1274
73,9%

Nguồn: Phòng Đào tạo KGTEC

3.2 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRUNG CẤP
QUA ĐÀO TẠO TẠI KGTEC
3.2.1 Loại hình doanh nghiệp hoạt động tại Kiên Giang:
Theo Cục thuế tỉnh Kiên Giang, tính đến tháng 02 năm 2009, thì số lượng doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là 4.792 doanh nghiệp (trình bày trong bảng 4):
Bảng 4: Số lượng doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang chia theo loại hình:
HVTH: Trần Thị Bích Tuyền – QTKD K13

22


Đánh giá mức độ phù hợp của lao động trung cấp sau đào tạo tại KGTEC

Stt
1

2
3
4
5
6

Loại hình doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài
Cty, chi nhánh công ty TNHH
Cty, chi nhánh công ty cổ phần
DN, chi nhánh DNTN
Các đối tượng khác (*)
Tổng

Số lượng
225
18
1219
343
2967
20
4792

Nguồn: Cục thuế Kiên Giang

Ghi chú: (*): Bao gồm:
-

Công ty nước ngoài không theo luật đầu tư nước ngoài : 7


-

Tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị

-

Doanh nghiệp liên doanh nước ngoài

: 11
:2

Qua kết quả tổng hợp số lượng doanh nghiệp của tỉnh Kiên Giang trên cho chúng
ta một cái nhìn tổng thể về phân loại các loại hình doanh nghiệp. Đại đa số các doanh
nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp tư nhân (2967), kế đến là doanh nghiệp thuộc loại
hình công ty TNHH (1219), và các loại hình khác. Thật vậy, Kiên Giang được nhìn
nhận như là một tỉnh có số lượng lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ và “siêu nhỏ”. Do đặc
thù ven biển, trước đây giao thông chưa thuận lợi, các loại hình kinh doanh chủ yếu là
tự phát của người dân địa phương. Và một đặc trưng cơ bản nữa là lực lượng lao động
chưa qua đào tạo chuyên nghiệp, vì đặc thù doanh nghiệp nhỏ cho nên chủ yếu là tận
dụng nguồn nhân lực sẵn có từ gia đình, dòng họ, thậm chí quen biết. Đây là ưu điểm
cho doanh nghiệp nhỏ, đồng thời cũng là thách thức khi phát triển về mặt qui mô của
doanh nghiệp. Vào những năm gần đây (mà khởi điểm là năm 2004), tổ chức
ACDIVOCA đã thực hiện dự án khảo sát về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và đã
chọn 3 tiểu ngành khảo sát đó là: Du lịch (nhà hàng – khách sạn), lúa gạo và thủy sản.
Kết quả khảo sát cho thấy ngành du lịch có lợi thế cạnh tranh cao và được hỗ trợ về mặt
đào tạo với số tiền tương đương 330.000 USD. Hai tiểu ngành còn lại cũng có lợi thế
cạnh tranh, tuy nhiên về qui mô và tiềm năng chưa vượt qua ngành du lịch.
Với định hướng đó, các doanh nghiệp tư nhân về nhà hàng khách sạn ồ ạt đi vào
kinh doanh, đã đẩy số lượng các doanh nghiệp nhỏ (chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân)

trong tỉnh tăng cao.

HVTH: Trần Thị Bích Tuyền – QTKD K13

23


Đánh giá mức độ phù hợp của lao động trung cấp sau đào tạo tại KGTEC

3.2.2 Đặc điểm doanh nghiệp sử dụng lao động trung cấp đào tạo tại KGTEC:
Dựa vào kết quả thống kê về việc làm sau tốt nghiệp hàng năm của học sinh,
tổng số mẫu điều tra được thực hiện là 86 doanh nghiệp phân bố trong tỉnh được trình
bày trong bảng 5. Tại thành phố Rạch Giá có số mẫu được chọn là 58, tiếp đến huyện
Kiên Lương là 17 mẫu, các địa bàn khác có số mẫu được chọn rất thấp (từ 1 – 4 mẫu
điều tra). Điều này nói lên rằng cán bộ trung cấp của trường tập trung nhiều ở các doanh
nghiệp thương mại dịch vụ và doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn có nền kinh tế phát
triển tốt như Thành phố Rạch Giá và huyện Kiên Lương, trong khi đó các huyện khác
thường rất thấp.
Do vậy, yếu tố phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo thì phân bố không đồng
đều tại các địa phương và có sự chênh lệch rất lớn giữa nông thôn và thành thị.
Bảng 5: Số liệu DN điều tra chia theo địa bàn

Địa bàn điều tra
Thành phố Rạch Giá
Huyện Kiên Lương
Huyện Châu Thành
Huyện An Biên
Huyện Phú Quốc
Huyện Tân Hiệp
Huyện Vĩnh Thuận

Tổng

Số mẫu
58
17
4
3
2
1
1
86

Tỷ lệ (%)
67,4
19,7
4,7
3,5
2,3
1,2
1,2
100

(%) tích lũy
67,4
87,1
91,8
95,3
97,6
98,8
100


Nguồn: Số liệu điều tra 2009

- Loại hình doanh nghiệp:
Qua biểu đồ 1 cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp điều tra phân theo loại hình như sau:
Đa số mẫu được chọn phỏng vấn là doanh nghiệp tư nhân (chiếm tỷ lệ cao 43%), kế đến
là loại hình công ty TNHH chiếm 33%, công ty cổ phần và liên doanh là 21% và ở loại
hình khác là 3%.
Điều này cho thấy, đặc thù loại hình của các doanh nghiệp trong tỉnh thì doanh
nghiệp tư nhân chiếm một tỷ lệ cao.
Biểu đồ 1: Loại hình doanh nghiệp điều tra:

HVTH: Trần Thị Bích Tuyền – QTKD K13

24


Đánh giá mức độ phù hợp của lao động trung cấp sau đào tạo tại KGTEC

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009

- Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp:
Qua bảng 6 cho thấy các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch
vụ chiếm tỷ lệ khá cao với 65%, trong đó bao gồm cả dịch vụ nhà hàng khách sạn và
dịch vụ mua bán hàng hóa, kế đến là lĩnh vực cơ khí với số mẫu được chọn là 14 tương
đương 16%, chế biến thủy sản 12%, còn lại là loại hình khác tương đương với 7% tổng
số mẫu điều tra. Có mặt tích cực trong lĩnh vực này, khi kinh doanh thuần túy về thương
mại dịch vụ sẽ hạn chế được khí thải công nghiệp, nhưng cũng yêu cầu cao về đội ngũ
nhân viên trong lĩnh vực này cần phải chuyên nghiệp về tác phong cũng như thái độ nhã
nhặn đối với khách hàng.

Bảng 6: Lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp điều tra:

Lĩnh vực kinh doanh
Chế biến thủy sản
Thương mại dịch vụ
Cơ khí
Loại hình khác
Tổng

Số mẫu
10
56
14
6
86

Tỷ lệ (%)
11,6
65,1
16,3
7,0
100

(%) tích lũy
11,6
76,7
93,0
100,0

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009


- Nguồn vốn hoạt động của các loại hình doanh nghiệp:
Bảng 7 mô tả về nguồn vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp, cho thấy
vốn được đầu tư nhiều nhất ở loại hình công ty cổ phần và liên doanh với 18 doanh
nghiệp điều tra, thì số vốn là 647,7 tỷ đồng, loại hình công ty TNHH thì có số vốn 137,7

HVTH: Trần Thị Bích Tuyền – QTKD K13

25


×