Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Thành Phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.94 KB, 61 trang )

Lời cảm ơn!
Trong thời gian học tập tại trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang em đã được trang bị
nhiều kiến thức cơ bản của ngành học và những kiến thức thực tiễn. Để có thể hoàn thành
bài báo cáo tốt nghiệp này em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả thầy cô giáo của khoa Tài nguyên
và Môi trường, đặc biệt là giảng viên Đinh Thị Thu Trang, cô đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp và thực hiện báo cáo.
Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ làm việc tại Phòng Tài nguyên – Môi trường
thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo cho em trong suốt quá
trình thực tập tốt nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều để hoàn thành báo cáo này, nhưng đây mới là bước đầu để
trở thành một kỹ sư môi trường và cũng là lần đầu tiên được tiếp xúc làm việc nơi công sở
nên em còn nhiều thiếu sót không thể tránh khỏi. Em mong nhận được sự thông cảm từ các
thầy cô trong khoa và các cán bộ làm việc tại Phòng Tài nguyên – Môi trường thành phố Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bắc Giang, ngày...tháng... năm 2018
Sinh viên thực tập

Nguyễn Trọng Trung


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
BCL
BXD
CTR
CTRSH
EM
3R
BOT
BT



Giải nghĩa
Bãi chôn lấp
Bộ xây dựng
Chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt
Chế phẩm vi sinh vật
Giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng
Hình thức đầu tư xây dựng – vận hành – chuyển giao
Hình thức đầu tư xây dựng – Chuyển giao

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

NĐ-CP

Nghị định – Chính phủ

QCXDVN

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

UBND

Ủy ban nhân dân


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn “Công nghiệp hóa và hiện đại hóa”, đất nước ta không ngừng phát
triển và biến đổi từng ngày. Mỗi vùng, miền hay thành phố tùy theo điều kiện cụ thể về tài
nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý mà có những hướng phát triển ưu tiên riêng cho mình.


Bên cạnh những mặt tích cực mà CNH-HĐH đem lại là thay đổi diện mạo của đất nước, làm
tăng trưởng sản xuất và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho toàn xã hội dần dần đưa
nước ta ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực và thế giới, nó cũng đặt ra những
thách thức gay gắt đối với việc bảo vệ môi trường ở nước ta. Dân số tăng nhanh kéo theo đó
là lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị, khu công nghiệp thải ra trong hoạt động sống
ngày càng nhiều và thành phần phức tạp. Việc thải vào môi trường với số lượng lớn CTRSH
đã vượt qua ngưỡng khả năng tự làm sạch của môi trường, làm cho môi trường bị ô nhiễm
nghiêm trọng. Công tác quản lý rác thải tại các đô thị và khu công nghiệp nước ta đang gặp
nhiều khó khăn và trở ngại.
Thành phố Hạ Long là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Quảng Ninh,
có vị trí thuận lợi trong việc phát triển ngành du lịch. Mỗi năm, khu du lịch Bãi Cháy, khu
du lịch quốc tế Tuần Châu, nhiều khu chợ trung tâm luôn đón tiếp một lượng khách du lịch
nên số lượng rác thải rất lớn. Đặc biệt, nơi chôn lấp rác lại xen kẽ với khu dân cư nên tình
trạng ô nhiễm đã được báo động từ nhiều năm nay. Nhiều người dân sống bên bờ vịnh Hạ
Long đã tự xử lý rác bằng các thải rác xuống biển, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường vịnh Hạ
Long. Nhận thức rõ được những tác động xấu về kinh tế, xã hội và môi trường của chất thải,
tỉnh Quảng Ninh nói chung và thành phố Hạ Long nói riêng đã và đang cố gắng tập trung
mọi nỗ lực nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan bằng các giải pháp về cơ chế, chính
sách, tài chính và các hoạt động nâng cao nhận thức và thu hýt sự tham gia của người dân,
của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố vào việc quản lý đối với chất thải rắn sinh hoạt.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng và đề
xuất biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hạ Long,

tỉnh Quảng Ninh”.
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá thực trạng quản lý, xử lý CTRSH trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh.
- Từ thực trạng đó đề ra những giải pháp quản lý, xử lý CTRSH một cách hiệu quả
hơn và gây ít tác động đến môi trường hơn.


1.2.2. Yêu cầu
- Các số liệu điều tra trung thực, chính xác
- Các giải pháp đưa ra ứng với thực tế và có tính ứng dụng cao

PHẦN II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Các vấn đề liên quan tới CTRSH
2.1.1. Các khái niệm:
Chất thải rắn: là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động
kinh tế - xã hội của mình (bao gồm hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn
tại của cộng đồng,...). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động
sản xuất và các hoạt động sống.
Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến hoạt động sống của con
người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm
dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy


tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng,
xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải , giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v…
Hoạt động quản lý CTRSH bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng
cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế
và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và

sức khoẻ con người.
Thu gom CTRSH là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời CTR
tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp
thuận.
Vận chuyển CTRSH là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu gom,
lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng. Địa
điểm, cơ sở được cấp có thẩm quyền chấp thuận là nơi lưu giữ, xử lý, chôn lấp các loại
CTRSH được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Xử lý CTRSH là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại
bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong CTRSH; thu hồi, tái chế, tái sử
dụng lại các thành phần có ích trong CTRSH.
Chôn lấp CTRSH hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu của tiêu
chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp CTRSH hợp vệ sinh.
2.1.2. Nguồn gốc phát sinh.
Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:
-

Từ khu dân cư: Bao gồm các khu dân cư tập trung, những hộ dân cư tách rời. Nguồn rác
thải chủ yếu là: thực phẩm dư thừa, thuỷ tinh, gỗ, nhựa, cao su,... còn có một số chất thải
nguy hại

-

Từ các động thương mại: Quầy hàng, nhà hàng, chợ, văn phòng cơ quan, khách
sạn,...Các nguồn thải có thành phần tương tự như đối với các khu dân cư (thực phẩm,
giấy, catton,..)


-


Các cơ quan, công sở: Trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính: lượng rác thải
tương tự như đối với rác thải dân cư và các hoạt động thương mại nhưng khối lượng ít
hơn.

-

Từ xây dựng: Xây dựng mới nhà cửa, cầu cống, sửa chữa đường xá, dỡ bỏ các công trình
cũ. Chất thải mang đặc trưng riêng trong xây dựng: sắt thép vụn, gạch vỡ, các sỏi, bê
tông, các vôi vữa, xi măng, các đồ dùng cũ không dùng nữa

-

Dịch vụ công cộng của các đô thị: Vệ sinh đường xá, phát quan, chỉnh tu các công viên,
bãi biển và các hoạt động khác,... Rác thải bao gồm cỏ rác, rác thải từ việc trang trí
đường phố.

-

Các quá trình xử lý nước thải: Từ quá trình xử lý nước thải, nước rác, các quá trình xử lý
trong công nghiệp. Nguồn thải là bùn, làm phân compost,...

-

Từ các hoạt động sản xuất công nghiệp: Bao gồm chất thải phát sinh từ các hoạt động
sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công, quá trình đốt nhiên liệu, bao bì đóng gói sản
phẩm,... Nguồn chất thải bao gồm một phần từ sinh hoạt của nhân viên làm việc.

-

Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp: Nguồn chất thải chủ yếu từ các cánh đồng sau

mùa vụ, các trang trại, các vườn cây,... Rác thải chủ yếu thực phẩm dư thừa, phân gia
súc, rác nông nghiệp, các chất thải ra từ trồng trọt, từ quá trình thu hoạch sản phẩm, chế
biến các sản phẩm nông nghiệp.

2.1.3. Tác hại của chất thải rắn sinh hoạt đối với môi trường
 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng

Mức sống của con người càng cao thì lượng rác thải phát sinh ngày càng nhiều. Sự thải
ra các chất rắn trong quá trình sinh hoạt và sản xuất của con người đã sinh ra hàng loạt các
vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, ô nhiễm đất, nước, phá hủy cảnh quan, mất cân
bằng sinh thái
Một trong những dạng chất thải nguy hại xem là ảnh hưởng đến sức khỏe của con người
và môi trường là các chất hữu cơ bền. Những hợp chất này vô cùng bền vững, tồn tại lâu
trong môi trường, có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản phẩm, thực phẩm, trong các
nguồn nước mô mỡ của động vật gây ra hàng loạt các bện nguy hiểm đối với con người, phổ


biến nhất là ung thư. Đặc biệt, các chất hữu cơ trên được tận dụng nhiều trong trong đời
sống hàng ngày của con người ở các dạng dầu thải trong các thiết bị điện trong gia đình, các
thiết bị ngành điện như máy biến thế, tụ điện, đèn huỳnh quang, dầu chịu nhiệt, dầu chế
biến, chất làm mát trong truyền nhiệt...Theo đánh giá của các chuyên gia, các loại chất thải
nguy hại ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng nghiêm trọng nhất là đối với khu dân cư khu
vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm môi
trường do chất thải rắn cũng đã đến mức báo động.
Hiện kết quả phân tích mẫu đất, nước, không khí đều tìm thấy sự tồn tại của các hợp
chất hữu cơ trên. Cho đến nay, tác hại nghiêm trọng của chúng đã thể hiện rõ qua những
hình ảnh các em bé bị dị dạng, số lượng những bệnh nhân bị bệnh tim mạch, rối loạn thần
kinh, bệnh đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da...do chất thải rắn gây ra và đặc biệt là
những căn bệnh ung thư ngày càng gia tăng mà việc chuẩn đoán cũng như xác định phương
pháp điều trị rất khó khăn. Điều đáng lo ngại là hầu hết các chất thải rắn nguy hại đều rất

khó phân hủy. Nếu nhiệt độ lò đốt không đạt từ 800 0 C trở lên thì các chất này không phân
hủy hết. Ngoài ra, sau khi đốt, chất thải cần được làm lạnh nhanh, nếu không các chất lại tiếp
tục liên kết với nhau tạo ra chất hữu cơ bền, thậm chí còn sinh ra khí dioxin cực độc thoát
vào môi trường (Hội bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, 2014).
 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường đất

Đất bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Do thải vào đất một khối lượng lớn chất thải công nghiệp như xỉ than, căng kháng, hóa
chất…Các chất ô nhiễm không khí lắng đọng trên bề mặt sẽ gây ô nhiễm đất, tác động đến
các hệ sinh thái đất.
- Do thải ra mặt đất những rác thải sinh hoạt, các chất thải của quá trình xử lý nước.
- Do dùng phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý các mầm bệnh ký sinh trùng, vi
khuẩn đường ruột…đã gây ra các bệnh truyền từ đất cho cây sau đó sang người và động
vật…
- Chất thải rắn vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các chất hữu cơ khó phân huỷ
làm thay đổi PH của đất.


- Rác còn là nơi sinh sống của cá loài công trùng, gặm nhấm, vi khuẩn, nấm mốc... những
loài này di động mang các vi trùng gây bệnh truyền nhiễm cho cộng đồng.
- Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp khi đưa vào
môi trường đất sẽ làm thay đổi thành phần cấp hạt, tăng độ chặt, giảm tính thấm nước, giảm
lượng mùn, làm mất cân bằng dinh dưỡng... làm cho đất bị chai cứng không còn khả năng
sản xuất. Tóm lại rác thải sinh hoạt là nguyên nhân gây ô nhiễm đất.
 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước

- Nước ngấm xuống đất từ các chất thải được chôn lấp, các hố phân, nước làm lạnh tro xỉ,
làm ô nhiễm nước ngầm.
- Nước chảy khi mưa to qua các bãi chôn lấp, các hố phân, chảy vào các mương, rãnh, ao,
hồ, sông, suối làm ô nhiễm nước mặt.

- Nước này chứa các vi trùng gây bệnh, các kim loại nặng, các chất hữu cơ, các muối vô cơ
hoà tan vượt quá tiêu chuẩn môi trường nhiều lần.
 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường không khí

- Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH4, CO2, NH3,... gây ô
nhiễm môi trường không khí.
- Khí thoát ra từ các hố hoặc chất làm phân, chất thải chôn lấp chứa rác chứa CH4, H2S,
CO2, NH3, các khí độc hại hữu cơ...
- Khí sinh ra từ quá trình thu gom, vận chuyển, chôn lấp rác chứa các vi trùng, các chất độc
lẫn trong rác.
 Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị

Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển, xử
lý thì sẽ làm giảm mỹ quan đô thị. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ý thức của người
dân chưa cao. Tình trạng người dân vứt rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương rãnh hở vẫn
còn phổ biến gây ô nhiễm nguồn nước và ngập úng khi mưa.


2.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên Thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới
Tháng 9/2015, Hiệp hội Chất thải rắn quốc tế (ISWA) công bố báo cáo nêu bật “tình
trạng khẩn cấp toàn cầu” ảnh hưởng đến hàng chục triệu người ở các nước đang phát triển
khi thiếu cơ sở hạ tầng vệ sinh. Báo cáo chỉ ra các vấn đề liên quan đến rác thải sinh hoạt ở
các nước đang phát triển là do những vấn đề chưa từng có trước đây, như: sự tích tụ không
được kiểm soát của các thiết bị điện tử, điện thoại di động, rác thải thực phẩm và rác thải y
tế. Báo cáo cũng cho thấy, khoảng 40% lượng chất thải trên thế giới đã được xử lý triệt để,
phục vụ cho khoảng 3,5-4 tỷ người, đồng thời cũng kêu gọi một liên minh toàn cầu cùng
phối hợp và có những hành động tích cực để giải quyết vấn đề rác thải trên toàn thế giới.
Hiện nay, nhiều thành phố đã và đang tìm kiếm, áp dụng các chính sách hiệu quả để
giúp giảm thiểu lãng phí và tiêu dùng. Rác thải sinh hoạt có lúc thậm chí còn được coi là một

nguồn nhiên liệu đầy tiềm năng khi những công nghệ mới có thể chế biến chúng thành phân
bón, hóa chất hay năng lượng đang được phát triển. Một số thành phố đã đặt ra các ví dụ tích
cực trong việc giảm thiểu lượng chất thải:
Tại San Francisco (Mỹ) có một mục tiêu đầy tham vọng là “không thải” vào năm
2020 với việc tái chế tích cực. Khoảng 55% chất thải được tái chế hoặc tái sử dụng hiện nay
tại thành phố này.
Indonesia là một trong những quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng
hoảng CTR trầm trọng. Năm trước, nước này thải ra đến 65 triệu tấn rác. Hiện nay,
Indonesia đang đặt mục tiêu giảm 22% lượng rác thải mỗi năm. Giải pháp là thành lập thêm
các ngân hàng CTR, nơi người dân được khuyến khích mang CTR đã phân loại đến để đổi
lấy những khoản tiền trang trải cho cuộc sống. Bên cạnh đó, Indonesia tích cực tham gia các
diễn đàn toàn cầu và khu vực nhằm nâng cao nhận thức của người dân về những tác hại do
rác thải nhựa gây ra đối với các đại dương; đẩy mạnh công tác tuyên truyền và có biện pháp
ngăn chặn việc người dân đổ các loại rác thải nhựa xuống biển. Hàng năm, Ấn Độ phát sinh
ra gần 6,4 triệu tấn rác thải nguy hại, trong đó 3,09 triệu tấn có thể tái chế được, 0,41 triệu
tấn có thể thiêu hủy và 2,73 triệu tấn sẽ phải đổ ra bãi chứa rác thải. Việc sử dụng các nhiên
liệu thay thế hoặc các nhiên liệu tái chế từ rác thải (Refuse derived fuels - RDF) là một việc
làm thông thường trong ngành công nghiệp xi măng Ấn Độ. Nhà máy sản xuất RDF đầu tiên


đã được xây dựng trong năm 2006 bởi Grasim Industries. Kể từ đó đến nay, Chính phủ Ấn
Độ đã cấp phép cho 22 nhà máy xi măng để xây dựng các nhà máy sản xuất RDF tương tự.
Hầu hết rác thải có các đặc tính phù hợp cho việc tận dụng làm nguyên liệu nguồn, hoặc cho
việc khôi phục năng lượng, hoặc các nguyên liệu như kim loại hoặc sử dụng chúng trong
ngành xây dựng, chế tạo các sản phẩm cấp thấp hoặc cho khôi phục lại chính sản phẩm đó,
mà sau khi xử lý có thể được sử dụng như là một nguyên liệu nguồn.
Úc là một trong những quốc gia thải rác nhiều nhất thế giới. Nhiều trung tâm đô thị
lớn ở mước này đã được mở rộng để phù hợp với tiêu chuẩn sống cao hơn của người dân.
Do đó, hệ thống xử lý CTRSH cũng được yêu cầu cao hơn. Những biện pháp xử lý CTR bền
vững đã được tìm kiếm và áp dụng. Đối với chất thải rắn như rác sinh hoạt, sản phẩm công

nghiệp được xử lý tại các bãi chôn lấp. Đối với nước thải từ các hộ gia đình như nước rửa
chén, chấy tẩy rửa xe đều được phân loại như chất thải lỏng và xử lý bằng hệ thống tái chế
nước thải sinh hoạt.
Ngoài ra, nhiều chính sách pháp luật cũng đã được đưa ra, như việc một số quốc gia
đã áp dụng biện pháp đánh thuế để giảm thiểu CTR biển như Nam Phi, Israel áp thuế đối với
túi nhựa; Bỉ đánh thuế đối với màng nhựa và dụng cụ ăn uống dùng một lần; Đan Mạch đánh
thuế nhựa đối với túi và vật liệu đóng gói cũng như thuế đổ rác ở bãi rác hoặc đốt rác. Bên
cạnh một số quy định về kiểm soát hàng hóa trong sản xuất và sử dụng, một số nước có
chính sách theo hướng tiếp cận tổng thể để giải quyết vấn đề rác thải biển như Nhật Bản đã
ban hành riêng một luật về rác thải biển - Luật Khuyến khích xử lý CTR biển, Hàn Quốc ban
hành Luật Quản lý môi trường biển, trong đó yêu cầu xây dựng Kế hoạch tổng thể quản lý
rác thải biển. Một số giải pháp khác cũng đã được thực hiện tại một số quốc gia như thu mua
rác thải nhựa từ ngư dân, hay cung cấp túi rác và lắp đặt nơi đổ rác cho tàu thuyền…
Trong khi đó, Pháp đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới ngăn cấm CTR thực
phẩm siêu thị và yêu cầu các nhà bán lẻ quy mô lớn hiến tặng số lượng thực phẩm còn sót
lại. Luật này được thông qua vào năm ngoái, đánh dấu pháp luật đầu tiên thuộc loại hình này
trong nỗ lực toàn cầu nhằm giảm chất thải thực phẩm. Các nước khác như Đan Mạch, Đức,
Anh và Hoa Kỳ cũng đang tham gia vào cuộc chạy đua không có chất thải thực phẩm, thực
hiện các chiến lược ngăn ngừa chất thải và nâng cao kiến thức cho người tiêu dùng về môi
trường khi xử lý phế liệu. Bằng cách điều chỉnh nhận thức về thực phẩm còn sót lại và phải


làm gì với nó, những thay đổi sẽ khiến con người có thể sản xuất lượng khí thải carbon thấp
hơn từ chất thải hữu cơ.
Để hỗ trợ các chiến lược ngăn ngừa chất thải thực phẩm, Pháp và các nước châu Âu
khác đã giới thiệu các cửa hàng thực phẩm “không lãng phí”, nơi mà thực phẩm được lưu trữ
với số lượng lớn và khuyến khích khách hàng chỉ mua số lượng mà họ cần bằng cách sử
dụng các thùng chứa từ nhà.
2.2.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, cùng với sự hồi phục cuả nền kinh tế đất nước, các hoạt động

công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi và các ngành du lịch, dịch vụ theo đó cũng phát triển là
nguyên nhân phát sinh lượng chất thải. Đi kèm với quá trình phát sinh về khối lượng là tính
phức tạp về chủng loại và tính độc hại. Một số loại hình chất thải đang nổi lên như: chất thải
điện tử; chất thải xây dựng; chất thải thực phẩm; chất thải trên biển…Do đó, công tác quản
lý CTR không còn đơn thuần là quản lý CTRSH mà còn bao gồm vấn đề quản lý CTR công
nghiệp, xây dựng, y tế, nông nghiệp, phế thải... Quá trình phát triển đòi hỏi công tác quản lý
CTR phát triển tương ứng về cơ chế, chính sách quản lý, nhân lực, vật lực, ...
Đối với chất thải rắn sinh hoạt đô thị, lượng phát sinh phụ thuộc vào quy mô dân số đô
thị. Ước tính lượng chất thải rắn sinh hoạt ở các đô thị trên toàn quốc tăng 10%-16% mỗi
năm, chiếm phần lớn trong tổng lượng chất thải rắn phát sinh ở các đô thị. Chỉ số phát sinh
chất thải cũng gia tăng theo cấp độ đô thị, đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội, Tp. Hồ
Chí Minh…
Công tác thu gom CTR đã được quan tâm, tuy nhiên do năng lực thu gom còn hạn chế,
ý thức của người dân chưa cao, việc phân loại tại nguồn mới thực hiện thí điểm, chưa được
áp dụng rộng rãi. Tỷ lệ xử lý CTR đô thị cũng chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Đến tháng
11/2016, cả nước có khoảng 35 nhà máy xử lý CTR tập trung tại các đô thị đi vào vận hành.
Phần lớn CTR thông thường vẫn được đổ thải và chôn lấp tại các bãi chôn lấp. Ở khu vực
nông thôn, khống lượng chất thải sinh hoạt gia tăng hàng năm ngày một cao, tuy nhiên, tỷ lệ
thu gom CTRSH tại khu vực nông thôn mới đạt khoảng 40 - 55%. Hiện nay đã có 05 công
nghệ xử lý CTR đã được Bộ Xây dựng công nhận, gồm: 02 Công nghệ ủ sinh học làm phân
hữu cơ; Công nghệ tạo viên nhiên liệu RDF; 02 Công nghệ đốt (Công nghệ ENVIC và BDANPHA). Bên cạnh đó, 2 công nghệ xử lý nhập ngoại đang được áp dụng có hiệu quả ở Việt


Nam là công nghệ tái chế CTRSH thành than sạch và công nghệ đốt chất thải thu hồi năng
lượng.
Đối với chất thải rắn xây dựng, cùng với sự đô thị hóa và các công trình xây dựng tăng
nhanh, lượng chất thải rắn xây dựng cũng gia tăng nhanh, chiếm khoảng 10%-15% lượng
chất thải rắn đô thị. Với thành phần chủ yếu là đất cát, gạch vỡ, bê tông… chất thải xây dựng
thường được chôn lấp cùng với chất thải rắn sinh hoạt. Bộ Xây dựng đã có hướng dẫn về
việc thu gom, tập trung chất thải rắn xây dựng nhằm giảm thiểu các tác động xấu đến môi

trường song công tác xử lý vẫn gặp nhiều khó khăn.
Lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh hàng năm là rất lớn, đặc biệt là tại các khu vực có
hoạt động công nghiệp phát triển mạnh như Bắc Ninh, Đồng Nai, Bình Dương... Chất thải
rắn công nghiệp phát sinh từ các ngành công nghiệp như sản xuất giấy, công nghiệp nhiệt
điện than, hóa chất, phân bón... có các đặc thù riêng của từng ngành và gia tăng khá lớn
trong thời gian gần đây. Trên cả nước hiện còn đang rất thiếu các khu xử lý CTR công
nghiệp, đặc biệt là khu xử lý chất thải trung quy mô lớn. Đến tháng 7/2017, mới chỉ có 473
doanh nghiệp làm dịch vụ xử lý CTR. Việc tái chế, tái sử dụng CTR công nghiệp diễn ra khá
phổ biến chủ yếu là tự phát tại các cơ sở.
Lượng chất thải rắn y tế thông thường phát sinh tại các bệnh viện khoảng 400 tấn/ngày
và ngày càng gia tăng, lượng phát sinh có sự khác nhau giữa các loại hình cơ sở y tế. Theo
Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế, đã có hơn 90% bệnh viện thực hiện thu gom hàng
ngày và thực hiện xử lý bằng các phương pháp khác nhau. Công tác thu gom, lưu giữ và vận
chuyển chất thải ở các cơ sở khám chữa bệnh ở địa phương chưa thực sự được chú trọng.
Lượng CTR từ hoạt động nông nghiệp phát sinh ước tính khoảng hơn 14.000 tấn bao bì
hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón các loại, 76 triệu tấn rơm rạ và khoảng 47 triệu tấn chất
thải chăn nuôi. Trong đó, ước tính có khoảng 40 - 70% (tuỳ theo từng vùng) chất thải rắn
chăn nuôi được xử lý, số còn lại thải trực tiếp thẳng ra ao, hồ, kênh, rạch... Hoạt động nhập
khẩu phế liệu cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với môi trường.
Đối với chất thải nguy hại, lượng phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 600-800
nghìn tấn/năm. Mặc dù chất thải nguy hại trong sinh hoạt phát sinh không nhiều song hầu
hết bị thải lẫn với chất thải rắn sinh hoạt thông thường nên đây cũng là một nguy cơ đối với
sức khỏe cộng đồng. Tính đến tháng 10/2017, toàn quốc có 108 cơ sở xử lý CTNH đã được


Bộ TN&MT cấp phép với công suất xử lý khoảng 1.300 tấn/năm. Nhìn chung, đối với chất
thải nguy công nghiệp, hầu hết lượng các chủ nguồn thải có phát sinh lượng lớn chất thải
nguy hại đều thực hiện thu gom và thuê đơn vị có chức năng xử lý. Công tác xử lý chất thải
y tế nguy hại đã được tăng cường đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa đồng đều tại các tỉnh, thành
phố. Hiện có 03 nhóm công nghệ xử lý CTNH: (1) Nhóm công nghệ nhiệt để tiêu huỷ chất

thải; (2) Nhóm công nghệ chôn lấp để xử lý chất thải; (3) Nhóm công nghệ tái chế chất thải.
Thực trạng cho thấy, công tác quản lý, xử lý chất thải rắn ở nước ta thời gian qua chưa
được áp dụng theo phương thức quản lý tổng hợp, các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái
chế và thu hồi năng lượng từ chất thải còn chưa thực sự được chú trọng. Điều này dẫn đến
khối lượng CTR phải chôn lấp cao, tại một số khu vực, chất thải chôn lấp ở các bãi chôn lấp
tạm, lộ thiên, đã và đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe, hoạt động sản xuất của con người.
Bảng 2.1. Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việ Nam các năm gần đây
TT
I
1
II
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
III
1
2
3
4
5
6


Địa phương

Lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh (tấn/năm)
2011
2012
2013
2014
2015

Đô thị loại đặc biệt
Hà Nội
Thành phố là đô thị loại I và tỉnh có đô thị loại I
Thái Nguyên(*)
82.733
83.986
Đà Nẵng
262.086
277.477
Cần Thơ
Đồng Nai
Hải Phòng
Lâm Đồng
Long An
Phú Thọ
241.971
244.322
Quảng Ninh
Thanh Hoá
687.551
715.984

Tỉnh có đô thị loại II
An Giang
Bắc Giang
Kiên Giang
138.700
158.410
Nam Định
Nghệ An
121.655
123.699
Ninh Bình
145.931
146.141

1.652.720
84.861
288.112
219.730

86.140
282.312
237.615

308.
233.
365.

328.500
252.806
322.660


254.

123.443
250.352
724.598

147.
174.215

62.780
162.425

189.

173.375

69.
138.116
146.890

138.992
147.024


TT
7
8
9
IV

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Địa phương

Lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh (tấn/năm)
2011
2012
2013
2014
2015
79.753
80.884
82.417
133.590
78.694
157.571
67.160

Ninh Thuận
Quảng Bình
Thái Bình

Tỉnh có đô thị loại III
Bắc Kạn
8.834
8.941
9.064
8.999
Điện Biên
19.929
20.221
25.842
Hà Giang
33.102
33.763
34.332
34.905
Hà Nam
30.070
30.425
44.785
45.093
Hoà Bình
21.415
26.605
39.551
Kon Tum
23.360
27.740
28.470
29.565
Lạng Sơn

46.676
47.104
47.731
48.330
Quảng Trị
42.158
Tây Ninh
Vĩnh Long
49.003
50.299
57.112
57.721
(Nguồn: Báo cáo HTMT 5 năm (2011-2015) các địa phương, 2015)

Bảng 2.1 cho thấy lượng CTRSH đô thị của các tỉnh trong cả nước có sự biến đổi không
ngừng qua các năm. Đáng chú ý nhất là thủ đô Hà Nội với khối lượng CTRSH phát sinh rất
lớn. Qua bảng 2.1 ta cũng thể thấy được đã có một số tỉnh thành giảm thiểu được khối lượng
CTRSH phát sinh trong năm 2015. Đó là một điều đáng mừng và cần phải được tiếp tục thực
hiện trong tương lai.
2.3. Tình hình quản lý, xử lý CTRSH trên Thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình quản lý, xử lý CTRSH trên Thế giới
Quản lý CTR hiệu quả ở bất cứ quốc gia nào đang là trọng tâm của những chính sách
phát triển môi trường bền vững. Quản lý kém hiệu quả CTR ở khu vực đô thị là mối đe dọa
với sức khỏe cộng đồng, đồng thời làm phát sinh nhiều chi phí tốn kém cả trong hiện tại lẫn
về lâu dài. Việc áp dụng các chính sách đặc thù cho mỗi quốc gia để quản lý chất thải là biện
pháp hữu hiệu, cần thiết để đối phó với tình trạng này. Tuy nhiên, quản lý chất thải là vấn đề
toàn cầu và là yếu tố quyết định để tạo ra các công nghệ xử lý phù hợp mang lại hiệu quả. Vì
vậy, điều quan trọng là phải hướng tới xây dựng một hệ thống chất thải chung, bao gồm từ
khâu xử lý ban đầu đến khâu sử dụng cuối cùng.


27.

30.
71.

63.
58.


Phương pháp tiếp cận của hầu hết các nước trên thế giới để quản lý CTR được dựa trên
một số nguyên tắc sau:
- Ngăn ngừa, giảm thiểu chất thải: Đây là yếu tố then chốt trong bất cứ chiến lược quản lý
CTR của mỗi quốc gia. Việc xử lý sẽ trở nên đơn giản hơn khi ta có thể giảm lượng chất thải
tạo ra ở ngay giai đoạn đầu tiên và giảm tính độc hại của nó bằng cách giảm sự hiện diện của
chất nguy hiểm trong sản phẩm.
- Sử dụng lại và tái chế quay vòng: Nếu chất thải không thể ngăn ngừa được, các nguyên vật
liệu sẽ được sử dụng lại, tái chế quay vòng một cách tốt nhất. Châu Âu hiện nay yêu cầu các
nước thành viên giới thiệu pháp chế về chất thải thu gom, tái sử dụng, tái chế và thải bỏ các
chất thải nguy hại. Một số quốc gia Châu Âu đã được quản lý để tái chế hơn 50% bao bì đã
sử dụng.
- Cải thiện và giám sát sự tiêu huỷ, loại bỏ những CTR còn lại: Với những chất thải không
được tái chế và tái sử dụng phải được thiêu đốt một cách an toàn, bãi chôn lấp chỉ được sử
dụng như một phương án cuối cùng. Cả hai phương 14 pháp này cần phải giám sát chặt chẽ
vì đều có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng về môi trường.
Hiện nay có rất nhiều các phương pháp khác nhau để xử lí CTR. Tỉ lệ rác thải được
xử lí theo phương pháp khác nhau của một số nước trên thế giới được giới thiệu ở bảng sau:
Bảng 1.2. Phương pháp xử lý CTR đô thị ở một số nước

STT


Tên nước

Chôn
lấp

1
2
3
4
5
6
7
8
9

Đức
Đan Mạch
Canada
Pháp
Ý
Hà Lan
Anh
Thụy Điển
Nhật Bản

46
29
80
40
74

45
88
35
23

Phương pháp xử lý (%)
Đốt không
Chế biến
thu năng
phân
lượng
compost
2
4
2
22
3
5
1
10
4,2

0
0
0
0
20
0
0
0

0

Đốt thu
năng
lượng

36
48
8
38
0
51
11
55
72,8


10

Mỹ

67

2

0

16
(Nguồn: Tạp chí môi trường)


Bảng 2.2 cho thấy, hai phương pháp chính để xử lý rác thải ở các nước trên thế giới vẫn
là chôn lấp và đốt, tỷ lệ tái chế và ủ phân vi sinh vẫn còn thấp. Thụy Điển là nước có tỷ lệ
CTR được tái chế và chế biến phân vi sinh cao nhất. Đây là mô hình rất đáng được quan tâm
và học hỏi cho các nước khác trên thế giới.
2.3.2. Tình hình quản lý, xử lý CTRSH tại Việt Nam

2.3.2.1. Thu gom, phân loại CTRSH
CTR sinh hoạt ở các đô thị Việt nam hiện nay chủ yếu do các công ty MTĐT do Nhà
nước thành lập đảm nhiệm. Các đô thị đều có từ 1 đến một vài các công ty, tùy thuộc vào
quy mô và dân số đô thị. Một số đô thị có công ty tư nhân tham gia và xu hướng này đang
lan rộng tới nhiều đô thị khác. Ở địa bàn nông thôn (huyện, xã, thôn), một số nơi có tổ chức
thu gom và vận chuyển chất thải rắn, hoạt động dưới hình thức môi trường xã hoặc tổ, đội vệ
sinh môi trường Kinh phí cho hoạt động của các tổ chức thu gom và vận chuyển chất thải ở
đô thị và nông thôn dựa vào ngân sách của chính quyền địa phương và đóng góp của dân
(Mức đóng góp do chính quyền địa phương quyết định, thường khoảng 2.500 - 3.000
VND/người/tháng ở các đô thị lớn; và khoảng 8.00 - 1.500 VND/người/tháng ở đô thị nhỏ
và địa bàn nông thôn). Công tác phân loại CTR tại nguồn ở Việt nam hiện chưa thực hiện
rộng rãi. Phân loại CTR tại nguồn đang được tiến hành thử nghiệm ở một số đô thị lớn và sẽ
được mở rộng trong tương lai để giảm áp lực cho việc xử lý chất thải. Công tác thu gom chất
thải công nghiệp, hiện vẫn chưa được tổ chức một cách có hệ thống, nhất là đối với chất thải
công nghiệp nguy hại. CTR được lưu giữ trong các KCN, CCN và hợp đồng với các công ty
môi trường đô thị thu gom, vận chuyển, xử lý cùng chất thải đô thị hoặc bán cho cơ sở sản
xuất, kinh doanh để tái chế, tái sử dụng. CTR y tế, Bộ Y tế đã quy định các bệnh viện phải
phân loại thành chất thải y tế nguy hại và không nguy hại. Chất thải y tế thường được thu
gom sau đó sẽ được các tổ chức MTĐT vận chuyển đi chôn lấp. CTR y tế nguy hại được quy
định xử lý bằng các thiết bị chuyên dụng.
2.3.2.2. Xử lý chất thải


CTR được thu hồi, tái chế, tái sử dụng còn hạn chế, việc xử lý chất thải chủ yếu là chôn

lấp. Hầu hết các bãi chôn lấp CTR ở các địa phương, kể cả các đô thị lớn, được xây dựng
chưa hợp vệ sinh. Sự tồn tại các BCL CTR tạo nên bức xúc về môi trường không chỉ cho
cộng đồng dân cư gần bãi chôn lấp mà còn cả cư dân ở các địa bàn thu gom rác thải. Trước
sức ép và thách thức gia tăng CTR, một số công nghệ xử lý CTR đã được triển khai nghiên
cứu, áp dụng thí điểm tại một số tỉnh thành ở nước ta, bước đầu mang lại hiệu quả đáng kể
trong công tác xử lý CTR, như:
- Công nghệ Serafin: 15 Công nghệ Serafin thuộc Công ty TNHH Thủy lực máy (tại Hà Nội)
có khả năng tái chế tới 90% lượng CTR gồm rác vô cơ và hữu cơ, có thể vận hành song song
giữa hai dây chuyền sản xuất rác thải tươi (rác trong ngày) và rác thải khô (rác đã chôn lấp)
để tạo ra những sản phẩm khác nhau.
Công nghệ Serafin hiện được đầu tư xây dựng tại một số địa phương như: Nhà máy xử lý
rác Đông Vinh - xã Hưng Đông, huyện Nghi Lộc - Nghệ An; Nhà máy xử lý CTR sinh hoạt
Xuân Sơn - thành phố Sơn Tây với công suất 20 tấn/ngày. Hiện nay, Công ty cổ phần công
nghệ môi trường xanh đang xây dựng và chuyển giao, lắp đặt công nghệ này để xử lý CTR
sinh hoạt ở nhiều đô thị lớn như Hà nội, Hải phòng và các tỉnh, thành
- Công nghệ An Sinh - ASC:
+ Xử lý CTR An Sinh - ASC của Công ty Cổ phần Đầu tư - Phát triển Tâm Sinh Nghĩa (tại
TP.HCM) bao gồm 4 dây chuyền chính được kết nối liên hoàn, đồng bộ. Công nghệ này xử
lý rác đô thị cho 3 dòng sản phẩm: phân hữu cơ từ rác hữu cơ, nguyên liệu hỗn hợp nhựa dẻo
và gạch bloch.
+ Công nghệ An Sinh - ASC đã được lắp đặt tại nhà máy xử lý rác Thủy Phương (Thừa
Thiên Huế), bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4 - 2007, đến nay đã xử lý 90.000 tấn rác sinh
hoạt của TP Huế và huyện Hương Thủy. Hiện nhiều địa phương cũng đang tiến hành xây
dựng nhà máy xử lý CTR theo công nghệ An Sinh - ASC như: huyện Củ Chi (TP.HCM) với
công suất 2.000 tấn/ngày, Long An 200 tấn/ ngày, Kiên Giang 400 tấn/ngày.
- Công nghệ MBT - CD.08:


+ Công nghệ MBT - CD.08 do Công ty TNHH Thủy lực - Máy nghiên cứu và chế tạo. Xử lý
CTR sinh hoạt chưa qua phân loại tại nguồn, hạn chế chôn lấp. MBT-CD.08 có tính linh hoạt

khá cao, tạo ra sản phẩm tái chế từ các nguyên liệu trong rác thải. Các sản phẩm có thể dùng
sản xuất phân bón hữu cơ, sản xuất nhiên liệu từ các CTR hữu cơ và nhiên liệu CN. 16
+ Hiện nay, Công ty đã lắp đặt một nhà máy có công suất 50 tấn/ngày tại KCN Đồng Văn Hà Nam để xử lý, tái chế rác và phát điện thử nghiệm. Thời gian tới công ty sẽ lắp đặt dây
chuyền MBT - CD.08 tại nhà máy xử lý rác Sơn Tây và tại BCL CTR Sông Công - Thái
Nguyên.
- Công nghệ đốt không dùng nhiên liệu:
+ CTR gồm CTR sinh hoạt và CTR công nghiệp không nguy hại được xử lý bằng công nghệ
này qua các giai đoạn: xử lý sơ bộ, sấy rác và đốt rác, trong đó đốt rác là công nghệ chính.
Ưu điểm của công nghệ này là tách được rác thải xây dựng, đốt 80% rác thải hữu cơ và vô
cơ, chôn lấp 4% chủ yếu là tro lò đốt, bùn xử lý khói, bùn xử lý nước.
+ Công nghệ này hiện được lắp đặt tại một số địa phương như: lò đốt rác thải tại Thái Bình,
giai đoạn 1 có công suất 0,5 tấn/h, lắp đặt và vận hành năm 2003, giai đoạn 2 có công suất 1
tấn/h, lắp đặt và vận hành năm 2006; lò đốt rác thải tại Việt Trì có công suất 1,5 tấn/h, lắp
đặt và vận hành năm 2005; lò đốt rác thải tại Nam Định có công suất 4 tấn/h, lắp đặt và vận
hành tháng 2/2009.
- Công nghệ Patel của Việt nam:
+ Theo công nghệ này, CTR thu gom và được đổ trực tiếp tại nhà máy để phân loại và đưa
vào dây chuyền sản xuất. Mỗi dây chuyền có công suất 150 tấn/ca. sản phẩm sau xử lý gồm:
gạch xi măng cát từ rác thải vô cơ, hạt nhựa tái chế từ nilon, nhựa phế liệu, phân hữu cơ từ
rác thải hữu cơ. Ưu điểm của công nghệ này là không phát sinh các khí gây cháy nổ và mùi
hôi, chiếm ít diện tích đất, có khả năng tái chế tới 90% rác thải thành các sản phẩm hữu ích,
thời gian đầu tư, xây dựng ngắn, khoảng 12 - 18 tháng cho 1 nhà máy


+ Hiện nay công nghệ này đã được xây dựng và sản xuất thử nghiệm tại Nhà máy xử lý rác
thải thành phố Hạ Long - Quảng Ninh, bước đầu cho kết quả khả quan, chất lượng sản phẩm
tốt.

PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành
phố Hạ Long
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
+ Thời gian: từ ngày 15/01/2018 đến ngày 07/04/2018
3. 2. Nội dung nghiên cứu
- Tình hình cơ bản khu vực nghiên cứu
- Thực trạng phát sinh CTRSH trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
- Thực trạng công tác quản ký CTRSH trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
- Thực trạng công tác xử lý CTRSH trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
- Dự báo số lượng gia tăng dân số và lượng CTRSH trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh trong 5 năm


- Đề xuất các giải pháp về quản lý và xử lý CTRSH giúp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi
trường
3.1.3. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp điều tra, phỏng vấn
– Đối tượng phỏng vấn: Hộ gia đình, cá nhân.
– Hình thức phỏng vấn: phát phiếu điều tra
– Nội dung phỏng vấn
+ Lượng CTRSH phát sinh từ hộ gia đình
+ Thành phần, khối lượng của CTSRH
+ Việc nộp lệ phí thu gom CTRSH của các đối tượng được tiến hành thu gom
+ Ý kiến của người dân về vấn đề môi trường
+ Thái độ làm việc của công nhân thu gom
* Phương pháp khảo sát thực địa
Tiến hành khảo sát tình hình rác thải sinh hoạt tại một số địa điểm trong thành phố
+ Khảo sát chợ Hạ Long

+ Khảo sát một số trường học trong địa bàn
+ Khảo sát một số khu dân cư có mật độ dân số cao
+ Khảo sát bãi chôn lấp rác thải của thành phố
* Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp: thông qua tài liệu, báo cáo tổng hợp, số liệu thống kê của thành
phố với các tài liệu như điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế xã hội, văn hoá đời sống của
thành phố.


Thu thập, kế thừa các thông tin có liên quan đến thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Thu thập, kế thừa các kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài khoa học, các dự án
quốc tế có liên quan tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Nghiên cứu các tài liệu về pháp luật, chính sách, các quy định và các chương trình hành
động ưu tiên bảo vệ môi trường quốc gia để áp dụng cho công tác quản lý chất thải rắn thành
phố Hạ Long, Quảng Ninh.
* Phương pháp chuyên gia
- Tìm hiểu tình hình và có sự trao đổi, học hỏi từ những cán bộ làm việc tại phòng TN-MT
thành phố Hạ Long về vấn đề nghiên cứu.
- Trao đổi ý kiến với thầy cô hướng dẫn để có thêm những kinh nghiệm thực tập
* Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu
Sử dụng những phần mềm như Microsoft Word, Microsoft Excel,… để nhập dữ liệu, số
liệu thực hiện bài báo cáo

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Thành phố Hạ Long ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích đất là 27.195,03 ha,
có quốc lộ 18A chạy qua tạo thành chiều dài của thành phố, có cảng biển, có bờ biển dài
50km, có vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thế giới với diện tích

434km2.
Phía Bắc - Tây Bắc giáp huyện Hoành Bồ; Phía Đông - Đông Bắc giáp thị xã Cẩm Phả;
Phía Tây - Tây Nam giáp huyện Yên Hưng. Phía Nam thông ra biển, giáp vịnh Hạ Long và
TP Hải Phòng.


Địa giới TP Hạ Long ở toạ độ từ 200 55’ đến 210 05’ vĩ độ Bắc và từ 1060 50’ đến 1070
30’ kinh độ Đông.
b. Địa hình
Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, là một trong những khu vực hình
thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và
hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt:
- Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc (phía bắc quốc lộ 18A) chiếm 70% diện tích
đất của Thành phố, có độ cao trung bình từ 150m đến 250m, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu,
đỉnh cao nhất là 504m. Dải đồi núi này thấp dần về phía biển, độ dốc trung bình từ 15-20%,
xen giữa là các thung lũng nhỏ hẹp.
- Vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A, độ cao trung bình từ 0,5 đến 5m.
- Vùng hải đảo là toàn bộ vùng vịnh, với gần hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảo đá. Riêng đảo
Tuần Châu, rộng trên 400ha nay đã có đường nối với quốc lộ 18A dài khoảng 2km.
Qua khảo sát địa chất cho thấy, kết cấu địa chất của thành phố Hạ Long chủ yếu là đất
sỏi sạn, cuội sỏi, cát kết, cát sét… ổn định và có cường độ chịu tải cao, từ 2,5 đến
4,5kg/cm2, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình.
c. Khí hậu
Thành phố Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa đông từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10.
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23,7 0C, dao động không lớn, từ 16,7 oC đến 28,6oC. Về mùa
hè, nhiệt độ trung bình cao là 34,9oC, nóng nhất đến 38oC. Về mùa đông, nhiệt độ trung bình
thấp là 13,7oC rét nhất là 5oC.
Lượng mưa trung bình một năm là 1832mm, phân bố không đều theo 2 mùa. Mùa hè,
mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80-85% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao



nhất vào tháng 7 và tháng 8, khoảng 350mm. Mùa đông là mùa khô, ít mưa, từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau, chỉ đạt khoảng 15-20% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa ít nhất là
tháng 12 và tháng 1, chỉ khoảng từ 4 đến 40mm.
Độ ẩm không khí trung bình hằng năm là 84%. Cao nhất có tháng lên tới 90%, thấp nhất
có tháng xuống đến 68%.
Do những đặc điểm về địa hình và vị trí địa lý, ở thành phố Hạ Long có 2 loại hình gió
mùa hoạt động khá rõ rệt là gió Đông Bắc về mùa đông và gió Tây Nam về mùa hè. Tốc độ
gió trung bình là 2.8m/s, hướng gió mạnh nhất là gió Tây Nam, tốc độ 45m/s.
Hạ Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão lớn, sức gió mạnh
nhất trong các cơn bão thường là cấp 9, cấp 10. Cá biệt có cơn bão mạnh cấp 11.
d. Sông ngòi và chế độ thủy triều
Các sông chính chảy qua địa phận thành phố gồm có các sông Diễn Vọng, Vũ Oai, Man,
Trới, cả 4 sông này đều đổ vào vịnh Cửa Lục rồi chảy ra vịnh Hạ Long. Riêng sông Míp đổ
vào hồ Yên Lập.
Các con suối chảy dọc sườn núi phía nam thuộc phường Hồng Gai, Hà Tu, Hà Phong. Cả
sông và suối ở thành phố Hạ Long đều nhỏ, ngắn, lưu lượng nước không nhiều. Vì địa hình
dốc nên khi có mưa to, nước dâng lên nhanh và thoát ra biển cũng nhanh.
Chế độ thuỷ triều của vùng biển Hạ Long, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều
vịnh Bắc Bộ, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3,6m. Nhiệt độ nước biển ở lớp bề
mặt trung bình là 180C đến 30.80C, độ mặn nước biển trung bình là 21,6% (vào tháng7) cao
nhất là 32,4% (vào tháng 2 và 3 hằng năm).
e. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên khoáng sản: Đối với địa bàn thành phố Hạ Long bao gồm chủ yếu là than đá và
nguyên vật liệu xây dựng. Tổng trữ lượng than đá đã thăm dò được đến thời điểm này là trên
530 triệu tấn, nằm ở phía bắc và đông bắc Thành phố trên địa bàn các phường Hà Khánh, Hà


Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu (Đại Yên và Việt Hưng nằm trong vùng cấm hoạt động

khoáng sản). Loại than chủ yếu là than Antraxit và bán Antraxit. Bên cạnh đó là trữ lượng
sét phục vụ làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng tại vùng Giếng Đáy, theo đánh giá
triển vọng trữ lượng hiện có khoảng trên 39 triệu tấn. Ngoài ra là đá vôi phục vụ làm nguyên
liệu xi măng và vật liệu xây dựng, tập trung tại phường Hà Phong và khu vực Đại Yên, theo
đánh giá trữ lượng hiện còn khoảng trên 15 triệu tấn có thể khai thác được. Bên cạnh đó, còn
có các khu vực có thể khai thác cát xây dựng tại ven biển phường Hà Phong, Hà Khánh, khu
vực sông trới tiếp giáp Hà Khẩu, Việt Hưng… tuy nhiên trữ lượng là không đáng để (đến
nay chưa có đánh giá thống kê cụ thể).
- Tài nguyên rừng: Theo số liệu thống kê, trên địa bàn thành phố có tổng diện tích đất rừng
là 5.862,08ha/tổng diện tích thành phố là 27.153,40 ha. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt: 21,58 %.
Trong đó rừng trồng 5.445,69ha và rừng tự nhiên 416,39ha (bao gồm: rừng gỗ 27,94ha, rừng
tre nứa 17,31ha, rừng ngập mặn 371,14ha).
Bên cạnh đó là tài nguyên rừng của Vịnh Hạ Long rất phong phú, đặc trưng với tổng số
loài thực vật sống trên các đảo, núi đá khoảng trên 1.000 loài. Một số quần xã các loài thực
vật khác nhau bao gồm các loài ngập mặn, các loài thực vật ở bờ cát ven đảo, các loài mọc
trên sườn núi và vách đá, trên đỉnh núi hoặc mọc ở của hang hay khe đá. Các nhà nghiên cứu
của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới đã phát hiện 7 loài thực vật đặc hữu của vịnh Hạ
Long. Những loài này chỉ thích nghi sống ở các đảo đá vôi vịnh Hạ Long mà không nơi nào
trên thế giới có được, đó là: thiên tuế Hạ Long, khổ cử đại tím (Chirieta halongensis), cọ Hạ
Long (Livisona halongensis) khổ cử đại nhung (Chirieta hiepii), móng tai Hạ Long, ngũ gia
bì Hạ Long, hài vệ nữ hoa vàng. Ngoài ra, qua các tài liệu khác danh sách thực vật của vịnh
Hạ Long có 347 loài, thực vật có mạch thuộc 232 chi và 95 họ: trên 477 loài mộc lan, 12 loài
dương xỉ và 20 loài thực vật ngập mặn. Trong số các loại trên, có 16 loài đang nằm trong
danh sách đỏ của Việt Nam đã nguy cấp và sắp nguy cấp. Trong các loài thực vật quý hiếm,
có 95 loài thuộc cây làm thuốc, 37 loài cây làm cảnh, 13 loài cây ăn quả và 10 nhóm có khả
năng sử dụng khác nhau.


- Tài nguyên đất: Thành phố Hạ Long có tổng diện tích đất tự nhiên là 27.195,03 ha, bao
gồm các loại đất sau: Đất nông nghiệp 9544,86 ha; Đất phi nông nghiệp 16.254,92 ha, đất

chưa sử dụng 1395,25 ha.
- Tài nguyên biển: Với tổng diện tích 1.553km2 bao gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó
989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Bên cạnh đó, vùng biển Hạ Long cũng rất phong phú
về các loại động vật và thực vật dưới nước. Theo nghiên cứu có 950 loài cá, 500 loài động
vật thân mềm và 400 loài giáp xác, trong đó có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như
cá thu, cá nhụ, cá song, cá hồi, cá tráp, cá chim và tôm, cua, mực, ngọc trai, bào ngư, sò
huyết… 117 loài san hô thuộc 40 họ, 12 nhóm.
- Tài nguyên nước: Tài nguyên nước mặt tại thành phố Hạ Long tập trung tại các khu vực hồ
Yên Lập (tổng dung tích chứa của cả hồ bao gồm cả huyện Yên Hưng, Hoành Bồ khoảng
107.200.000m3 (thời điểm đo trong tháng 8/2010)), Hồ Khe Cá tại phường Hà Tu… đây là
nguồn cung cấp lớn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra là các hồ điều
hòa tạo cảnh quan cho thành phố: Yết Kiêu, Ao Cá - Kênh Đồng …
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long
Dân số toàn bộ TP Hạ Long có 568.541 người người (trong đó nội thành là: 335.706
người) vào năm 2017. Số người trong độ tuổi lao động trong ngành công nghiệp mỏ là:
75.395 người (nội thành). Số người trong độ tuổi lao động chưa có việc làm chiếm tỷ lệ khá
cao: 11,5÷12%. Mật độ dân cư ở các đô thị tăng nhanh: năm 2010, thành phố Hạ Long là
1200 người/km2 , trung bình cả tỉnh 150 người/km2 ; năm 2017, Hạ Long 1339 người/km2
và toàn tỉnh 383 người/km2 . Sự gia tăng dân số đô thị đã tạo ra những sức ép lớn về nhu cầu
đất đai, tài nguyên và năng lượng, chăm sóc sức khoẻ, kéo theo đó là sức ép tới môi trường
(MT) tự nhiên do rác thải, nước thải, khí thải, khai thác nguồn nước ngầm cho cấp nước và
điện sinh hoạt... (Niên giám thống kê thành phố Hạ Long, 2016).
Những năm gần đây trong xu thế phát triển chung của cả nước, kinh tế xã hội tỉnh Quảng
Ninh nói chung và TP Hạ Long nói riêng đã từng bước ổn định và phát triển. Kinh tế Hạ
Long đó có những bước tăng trưởng khá mạnh, khắc phục được tình trạng khó khăn trì trệ.
Tăng trưởng GDP của TP Hạ Long trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015 rất cao, bình


×