Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống hoa lily lake carey tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.93 KB, 129 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------------------

NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
CHO GIỐNG HOA LILY LAKE CAREY
TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN – NĂM 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------------------

NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
CHO GIỐNG HOA LILY LAKE CAREY
TẠI THÁI NGUYÊN
Ngành: Khoa học cây trồng


Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VĂN ĐIỀN

Thái Nguyên - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ
cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày
trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 21 tháng 10 năm 2015
TÁC GIẢ

NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN





ii

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian vừa qua, được sự đồng ý của Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm
khoa Nông học và phòng Đào tạo đại học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
tôi đã thực hiện luận văn tốt nghiệp: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho
giống hoa lily Lake Carey tại Thái Nguyên”.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới PGS. TS. Trần Văn Điền - Hiệu trưởng
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, PGS. TS. Đào Thanh Vân - Phó Trưởng
phòng Đào tạo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn tôi trong quá trình triển khai thực hiện đề tài. Chân thành cảm ơn tới em
Nguyễn Văn Quyến - Sinh viên K43 chuyên ngành Hoa viên cây cảnh đã giúp đỡ
tôi trong quá trình theo dõi thí nghiệm.
Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập tại trường.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do điều kiện và năng lực còn hạn chế nên
không tránh khỏi những khiếm khuyết và thiếu sót, vậy nên tôi kính mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để bản luận văn này hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 21 tháng10 năm 2015
TÁC GIẢ

NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN





iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ............................................. viii
DANH MỤC CAC BẢNG........................................................................................ ix
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................1
3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................................1
4. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................3
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng ............................3
1.1.1.1. Sự cân bằng hoocmon trong cây ....................................................................3
Tại bất cứ một thời điểm nào trong các quá trình đó cũng đều xác định được một sự
cân bằng đặc hiệu giữa các hoocmon đó. Con người có thể điều chỉnh các quan hệ
cân bằng đó theo hướng có lợi cho con người (Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang
Thạch, 1994). ..............................................................................................................4
1.1.1.2. Tác dụng của các chất điều tiết sinh trưởng đối với cây trồng ......................4
1.1.1.3. Nguyên tắc sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng ........................................5
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chất kích thích sinh trưởng trong
sản xuất hoa .................................................................................................................5
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu về chất kích thích sinh trưởng trong sản xuất hoa ......5

1.1.2.2. Một số ứng dụng của chất điều tiết sinh trưởng trong sản xuất hoa ..............7
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phân bón lá ..................................................8
1.1.4. Cơ sở khoa học của việc xử lý lạnh ..................................................................9
1.2. Cơ sở thực tế ......................................................................................................10
1.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa trên thế giới và ở Việt Nam ............................11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




iv

1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới..............................................11
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam ..............................................14
1.3.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam: ..........................................14
1.3.2.2. Những thuận lợi khó khăn và phương hướng sản xuất hoa ở Việt Nam .....17
1.4. Tình hình sản xuất hoa lily trên thế giới và ở Việt Nam....................................18
1.4.1. Tình hình sản xuất hoa lily trên thế giới .........................................................18
1.4.2. Tình hình sản xuất hoa lily ở Việt Nam ..........................................................20
1.5. Tình hình nghiên cứu hoa về hoa lily.................................................................21
1.5.1. Tình hình nghiên cứu hoa về hoa lily trên thế giới .........................................21
1.5.2. Tình hình nghiên cứu hoa lily ở Việt Nam .....................................................21
1.6. Nguồn gốc và đặc điểm thực vật học, đặc điểm sinh trưởng phát dục và yêu cầu
ngoại cảnh của cây hoa lily .......................................................................................23
1.6.1. Nguồn gốc .......................................................................................................23
1.6.2. Đặc điểm thực vật học.....................................................................................24
1.6.2.1. Thân vẩy .......................................................................................................24
1.6.2.2. Rễ .................................................................................................................24

1.6.2.3. Lá..................................................................................................................24
1.6.2.4. Củ con và mầm hạt.......................................................................................24
1.6.2.5. Hoa ...............................................................................................................25
1.6.2.6. Quả ...............................................................................................................25
1.6.3. Đặc điểm sinh trưởng, phát dục của cây hoa lily ............................................25
1.6.4. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa lily ...............................................................26
1.6.4.1. Nhiệt độ ........................................................................................................26
1.6.4.2. Ánh sáng.......................................................................................................26
1.6.4.3. Nước .............................................................................................................27
1.6.4.4. Không khí .....................................................................................................27
1.6.4.5. Đất ................................................................................................................27
1.6.4.6. Dinh dưỡng...................................................................................................28
1.7. Kỹ thuật trồng hoa lily .......................................................................................28
1.7.1. Chọn đất trồng, xử lý đất, lên luống................................................................28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




v

1.7.2. Cách trồng .......................................................................................................28
1.7.3. Phân bón ..........................................................................................................29
1.7.4. Tưới nước ........................................................................................................29
1.7.5. Xáo xới, làm cỏ ...............................................................................................29
1.7.6. Căng lưới để chống đổ cây..............................................................................30
1.7.7. Phòng trừ sâu bệnh ..........................................................................................30
1.7.7.1. Bệnh hại .......................................................................................................30

1.7.7.2. Sâu hại ..........................................................................................................30
1.7.8. Thu hoạch và bảo quản ...................................................................................30
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 32
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu .......................................................................32
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................32
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu .........................................................................................32
2.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................33
2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................33
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................33
2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi .............................................35
2.5.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển ........................................................35
2.5.1.1. Mọc mầm .....................................................................................................35
2.5.1.2. Sinh trưởng và phát triển..............................................................................35
2.5.2. Các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng..............................................................36
2.5.3. Theo dõi tình hình sâu bệnh hại ......................................................................36
2.5.4. Hiệu quả kinh tế ..............................................................................................37
2.6. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................................37
2.7. Kỹ thuật trồng và chăm sóc................................................................................37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 38
3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý lạnh củ giống đến sinh trưởng phát
triển và chất lượng của hoa lily Lake Carey tại Thái Nguyên ..................................39
3.1.1. Ảnh hưởng của xử lý lạnh củ giống đến tỷ lệ mọc mầm của
hoa lily Lake Carey ..................................................................................................39

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN





vi

3.1.2. Ảnh hưởng của xử lý lạnh củ giống đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển
của hoa lily Lake Carey.............................................................................................40
3.1.2.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của hoa lily Lake Carey ....................40
3.1.2.2. Động thái ra lá của giống hoa lily Lake Carey ............................................42
3.1.3. Ảnh hưởng của xử lý lạnh củ giống đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển
của hoa lily Lake Carey.............................................................................................43
3.1.4. Ảnh hưởng của xử lý lạnh củ giống đến một số chỉ tiêu về hình thái cành
hoa.....46
3.1.5. Ảnh hưởng của xử lý lạnh củ giống đến chỉ tiêu năng suất của
hoa lily Lake Carey ...................................................................................................47
3.1.6. Ảnh hưởng của xử lý lạnh củ giống đến chỉ tiêu chất lượng của
hoa lily Lake Carey ...................................................................................................48
3.1.7. Ảnh hưởng của xử lý lạnh củ giống đến độ bền hoa lily Lake Carey.............49
3.1.8. Ảnh hưởng của xử lý lạnh củ giống đến tình hình sâu bệnh hại
hoa lily Lake Carey ...................................................................................................50
3.1.9. Hiệu quả kinh tế ..............................................................................................52
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá và chất kích thích
sinh trưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển và chất lượng của hoa lily Lake
Carey tại Thái Nguyên ..............................................................................................52
3.2.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng khác
nhau đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của hoa lily Lake Carey .....................52
3.2.1.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của hoa lily Lake Carey ....................52
3.2.1.2. Động thái ra lá của giống hoa lily Lake Carey ............................................55
3.2.3. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng đến các
giai đoạn sinh trưởng và phát triển của hoa lily Lake Carey ....................................56
3.2.4. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng đến
một số chỉ tiêu về hình thái cành hoa ........................................................................58
3.2.5. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng đến chỉ

tiêu năng suất của hoa lily Lake Carey .....................................................................60
3.2.6. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng đến chỉ
tiêu chất lượng của hoa lily Lake Carey ...................................................................62
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




vii

3.2.7. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng đến độ
bền của hoa lily Lake Carey......................................................................................63
3.2.8. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng đến tỷ
lệ sâu bệnh hại trên hoa lily Lake Carey ...................................................................64
3.2.9. Hiệu quả kinh tế ..............................................................................................65
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................................ 67
1. Kết luận .................................................................................................................67
2. Đề nghị ..................................................................................................................67

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




viii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu


Diễn giải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




ix

% Phần
trăm
* Cs S
CT

a

CV

i

ĐC
ĐK

k

ến động (Coefficient
đ


variance) Đối chứng



Đường kính

t

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức độ tin
cậy 95%

i

Least significant diffirence

n

Nhắc lại
Nông nghiệp

LSD. h
5

NL

á

c

Sai khác không có ý nghĩa (tương


c



đương với đối chứng) Nhà xuất bản

y

Xác suất

NN

T

s
Nxb P
o
TN TP

9

h

5

á

TQ


%

i

C

N



g

đ

n

u



g

y

v

i

ê


i
s
c



h

Công
thức


n
g

m

c

H

s

b
i

n
T
h
à

n
h
p
h


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




x
T

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




xi

DANH MỤC CAC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích trồng hoa ở một số vùng trên thế giới năm 2012 ......................11
Bảng 1.2. Doanh thu của các nước tiêu thụ hoa chính năm 2008 .............................12
Bảng 1.3. Tình hình nhập khẩu hoa của một số nước trên thế giới năm 2012 .........13
Bảng 1.4. Tình hình xuất khẩu hoa của một số nước trên thế giới năm 2012 ..........14
Bảng 1.5. Diện tích và giá trị sản lượng hoa cây cảnh ở Việt Nam năm 2012 .........15
Bảng 1.6. Tốc độ phát triển của ngành sản xuất hoa cây cảnh giai đoạn 1997 2009.....16

Bảng 1.8. Diện tích trồng hoa Lily ở một số nước (ha) ............................................19
Bảng 1.9. Diện tích sản xuất hoa lily ở miền Bắc Việt Nam qua một số năm..........20
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của xử lý lạnh củ giống đến tỷ lệ mọc mầm của
hoa lily Lake Carey .....................................................................................39
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của xử lý lạnh củ giống đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây của hoa lily Lake Carey ........................................................................41
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của xử lý lạnh củ giống đến động thái ra lá của
hoa lily Lake Carey .....................................................................................42
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của xử lý lạnh củ giống đến các giai đoạn sinh trưởng. phát
triển của hoa lily Lake Carey ......................................................................44
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của xử lý lạnh củ giống đến chỉ tiêu hình thái cây hoa .........46
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của xử lý lạnh củ giống đến chỉ tiêu năng suất
hoa lily Lake Carey .....................................................................................47
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của xử lý lạnh củ giống đến chất lượng hoa lily Lake Carey
.......48
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của xử lý lạnh củ giống đến độ bền hoa cắt cành ..................50
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của xử lý lạnh củ giống đến tỷ lệ bệnh hại trên
hoa lily Lake Carey .....................................................................................51
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của xử lý lạnh củ giống đến hiệu quả kinh tế ......................52
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá, chất kích thích sinh trưởng đến
động thái tăng trưởng chiều cao cây của hoa lily Lake Carey ....................53
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




xii

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá và chât kích thích sinh trưởng

đến động thái ra lá của cây hoa lily Lake Carey .........................................55
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng
đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của hoa lily Lake Carey .........57
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng
đến chỉ tiêu hình thái cây hoa.
.....................................................................59
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá, chất kích thích sinh trưởng đến
chỉ tiêu năng suất hoa lily Lake Carey ........................................................60
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng
đến chất lượng hoa lily Lake Carey ............................................................62
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng
đến độ bền hoa lily Lake Carey...................................................................63
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng
đến tỷ lệ bệnh hại trên hoa lily Lake Carey ................................................64
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng
đến hiệu quả kinh tế ....................................................................................65

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN





2
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hoa là sản phẩm của sự kết hợp hài hòa tinh túy nhất của tự nhiên ban tặng
cho con người. Hoa đem lại giá trị tinh thần và cảm xúc thẩm mỹ cao quý. Ngày
nay hầu hết mọi người trên thế giới đều biết đến hoa như một món ăn tinh thần
không thể thiếu trong cuộc sống. Trong các loài hoa, hoa Lily có tên khoa học là
Lilium, là một trong những loại hoa cao cấp có giá trị cao với vẻ đẹp sang trọng,
màu sắc phong phú, tạo được vẻ mới mẻ và độc đáo cho người chơi hoa ở Việt Nam.
Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, nhu cầu về hoa ngày càng đòi
hỏi phải có những giống hoa mới, hấp dẫn để đáp ứng được thị hiếu của thị trường.
Hoa lily Lake Carey là một trong những giống hoa mới nhưng đã hấp dẫn người
tiêu dùng bởi có màu đỏ cờ, có hương thơm và có độ bền hoa cắt cành cao, dễ thu
hoạch và bảo quản đã được nhập nội vào nước ta trong những năm gần đây để thay
thế các giống cũ: Socbonne, Robina… và hiện nay đang chiếm lĩnh thị trường hoa
tươi trên thế giới và ở Việt Nam.
Vì là một giống hoa lily mới nên chưa có nhiều công trình nghiên cứu về
giống, về kỹ thuật trồng và chăm sóc đặc biệt là kỹ thuật xử lý củ giống và lựa chọn
loại phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng thích hợp nên chất lượng hoa chưa
cao, năng suất hoa chưa tốt.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống hoa lily Lake Carey tại Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định được một số biện pháp kỹ thuật thích hợp nâng cao năng suất, chất
lượng và hiệu quả kinh tế cao cho giống hoa lily Lake Carey tại tỉnh Thái Nguyên.
3. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý lạnh củ giống đến sự sinh trưởng, phát
triển và chất lượng hoa cho giống hoa lily Lake Carey tại tỉnh Thái Nguyên.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trưởng và phân bón
lá đến sự sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa của giống hoa lily Lake Carey tại
tỉnh Thái Nguyên.
4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
+ Là cơ sở khoa học để xác định ảnh hưởng của xử lý củ giống và một số
biện pháp kỹ thuật trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng hoa lily
Lake Carey tại Thái Nguyên.
- Là tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu hoa nói chung và hoa lily
nói riêng.
- Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất:
+

Là cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy trình trồng, chăm sóc cho

giống hoa lily Lake Carey.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng
1.1.1.1. Sự cân bằng hoocmon trong cây
Ở thực vật bất cứ mọi hoạt động sinh trưởng và phát triển nào, đặc biệt là các

quá trình hình thành cơ quan (rễ, thân, lá, hoa, quả...) cũng như sự chuyển qua các
giai đoạn sinh trưởng của cây đều được điều chỉnh đồng thời bởi nhiều loại
hoocmon trong chúng. Chính vì vậy mà sự cân bằng giữa các hoocmon có một ý
nghĩa quyết định. Nhìn chung có thể phân thành hai loại cân bằng là sự cân bằng
chung và sự cân bằng riêng giữa các hoocmon.
+ Sự cân bằng chung
Sự cân bằng chung được thiết lập dựa trên cơ sở hai nhóm phytohoocmon có
hoạt tính sinh lý trái ngược nhau: nhóm chất kích thích sinh trưởng (KTST) và
nhóm ức chế sinh trưởng. Sự cân bằng này xác định trong suốt quá trình sinh trưởng
phát triển của cây
Trong quá trình phát triển cá thể từ khi cây sinh ra cho đến khi cây chết thì
sự cân bằng trong chúng diễn ra theo quy luật ảnh hưởng các kích thích giảm dần và
ảnh hưởng các ức chế tăng dần
+ Sự cân bằng riêng
Trong cây có vô số các quá trình phát sinh hình thái và hình thành cơ quan
khác nhau như rễ, thân, lá, hoa, quả, sự nảy mầm, sự chín… đều được điều chỉnh
bởi sự cân bằng của hai hay một vài hoocmon đặc hiệu.
- Tái sinh rễ hoặc chồi được điều chỉnh bằng tỷ lệ giữa Auxin và Xytokinin
trong mô. Nếu tỷ lệ này nghiêng về Auxin thì rễ được hình thành nhanh hơn và
ngược lại.
- Hiện tượng ưu thế ngọn cũng được điều chỉnh bằng tỷ lệ Auxin/Xytokinin.
Auxin làm tăng ưu thế ngọn còn Xytokinin lại làm giảm ưu thế ngọn…


Tại bất cứ một thời điểm nào trong các quá trình đó cũng đều xác định được
một sự cân bằng đặc hiệu giữa các hoocmon đó. Con người có thể điều chỉnh các
quan hệ cân bằng đó theo hướng có lợi cho con người (Hoàng Minh Tấn, Nguyễn
Quang Thạch, 1994)[15].
1.1.1.2. Tác dụng của các chất điều tiết sinh trưởng đối với cây trồng
Chất điều tiết sinh trưởng thực vật (còn gọi là các hoocmon sinh trưởng) là

những chất được sinh ra trong cây để điều khiển các quá trình sinh trưởng phát triển
của cây. Trong suốt đời sống, cây phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển như nảy
mầm, lớn lên, ra hoa, kết quả. Các chất điều tiết sinh trưởng giúp cây tiến hành các
giai đoạn này một cách cân đối hài hòa theo đặc tính và quy luật phát triển của cây
với liều lượng rất thấp. Mỗi giai đoạn được điều khiển bởi một nhóm chất nhất
định. Ở thời kỳ sinh trưởng lớn lên có nhóm chất kích thích sinh trưởng. Tới mức
độ nhất định cây tạm ngừng sinh trưởng để chuyển sang thời kỳ phát triển ra hoa,
kết quả thì có nhóm chất ức chế sinh trưởng được hình thành.
Nhóm chất kích thích sinh trưởng có các chất Auxin, Gibberellin (GA) và
Cytokinin.
Nhóm chất ức chế sinh trưởng có acid Absicic, Ethylen và các hợp chất
Phenol. Ngày nay, các chất điều tiết sinh trưởng thực vật tổng hợp được
ứng dụng
trong nông nghiệp ngày càng phổ biến với rất nhiều mục đích. Có thể nêu lên một
số mục đích chính thường được ứng dụng như sau:
- Kích thích hạt giống nẩy mầm nhanh và đều thường dùng các chất Auxin
và GA.
- Kích thích ra rễ cho cành chiết, cành giâm: chất có hiệu quả cao là Auxin.
- Kích thích nhanh sự sinh trưởng của cây: có thể dùng Auxin, GA hoặc
Cytokinin.
- Kích thích ra hoa: tùy theo loại cây, có thể dùng nhiều chất như Auxin, GA
hoặc
Etylen, Paclobutrazol. Với mỗi loại cây và mỗi loại chất có cách dùng cụ thể riêng.
Có thể nói các chất điều tiết sinh trưởng thực vật có tác dụng thật kỳ diệu,
điều khiển được cây trồng sinh trưởng phát triển theo ý muốn của con người. Tuy


vậy, các chất này thường biểu hiện tác dụng ở những liều lượng rất thấp và hiệu quả



có thể thay đổi tùy theo tình hình sinh trưởng cây. Vì vậy, khi áp dụng cần thực hiện
đúng theo hướng dẫn. Cẩn thận hơn, nếu áp dụng lần đầu nên làm trên diện hẹp, sau
khi có kết quả và kinh nghiệm mới áp dụng trên diện rộng (ngoctung.com)[35].
1.1.1.3. Nguyên tắc sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng
+ Nồng độ của các chất điều tiết sinh trưởng: Thông thường, ở nhiệt độ thấp
chúng có tác dụng như kích thích xúc tiến nảy mầm, tăng chiều cao, kích thích nảy
mầm, tăng khối lượng… Ở nồng độ cao (hàng ngàn ppm) chúng ức chế sinh trưởng
ngọn hay toàn cây, gây rụng lá, xúc tiến ra hoa…
+ Chất điều tiết sinh trưởng thực vật không phải là chất dinh dưỡng nên
không thể thay thế cho phân bón. Vì vậy muốn đạt hiệu quả cao khi sử dụng chất
điều tiết sinh trưởng phải phối hợp với phân bón, đặc biệt các trường hợp muốn làm
tăng chiều cao và sinh khối của hoa
+ Mặc dù việc sử dụng chất điều tiết sinh trưởng, thực vật với nghề trồng hoa
có nhiều lợi nhuận nhưng ảnh hưởng tiêu cực của chúng đối với đất đai, nước và
sức khỏe con người không phải là không có, nhất là khi sử dụng nhiều và thường
xuyên các chất điều tiết sinh trưởng. Do đó phải sử dụng đúng nồng độ, thời điểm
và phương pháp (Nguyễn Xuân Linh, 2002) [12].
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chất kích thích sinh trưởng trong sản
xuất hoa
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu về chất kích thích sinh trưởng trong sản xuất
hoa
Các chất điều tiết sinh trưởng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quá
trình sinh trưởng, phát triển và các hoạt động sinh lý của cây trồng. Căn cứ vào hoạt
tính sinh lý của các chất điều tiết sinh trưởng, các nhà khoa học đã phân thành 2
nhóm chất là các chất kích thích sinh trưởng và các chất ức chế sinh trưởng. Các chất
kích thích sinh trưởng như GA3, IAA, IBA… có tác dụng kéo dài chiều cao cây, kéo
dài chiều dài cành hoa, tăng số cành nhánh, tăng kích thước hoa. Các chất ức chế
sinh trưởng như CCC, B9, MH … có tác dụng giảm chiều cao cây nhưng làm tăng
đường kính thân. Vì vậy, chất điều tiết sinh trưởng thực vật ngày càng được ứng
dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất hoa nói riêng.



Khi nghiên cứu tác dụng của axit gibberellic (GA3) và malein hydrazyt (MH)
sau khi trồng 30 và 60 ngày đến sự phát triển hoa và năng suất của hoa cúc được
trồng trong điều kiện nhà lưới, (S.R.Dalal và cs, 2009)[29] đã cho thấy GA3 ở nồng
độ 200 ppm làm tăng chiều cao cây tối đa, thúc đẩy nhanh sự ra hoa, tăng đường
kính của hoa, chiều dài của cuống hoa và năng suất giống hoa cúc thí nghiệm. Phun
MH ở nồng độ
750 ppm làm tăng số nhánh trên cây và đường kính bông hoa.
Ksenija Karlovie và cs (2004)[28], đã nghiên cứu các nồng độ khác nhau của
daminozide (B9) và chlormequat (CCC) là những chất ức chế sinh trưởng đến sự
sinh trưởng của cây hoa cúc “Revert”. Kết quả cho thấy daminozide 2.000 ppm có
tác dụng làm giảm chiều cao cây hoa tốt nhất, số lượng chồi hoa cũng giảm đi và
hiệu quả cao hơn so với việc sử dụng chất chlormequat.
Prohexadione calcium (Pro - Ca) là chất có tác dụng ức chế quá trình sinh
tổng hợp gibberallin làm giảm chiều dài tế bào của đốt thân, chiều cao cây, chậm
quá trình sinh trưởng của cây và được sử dụng cho cây trồng chậu, trồng thảm…
Yoon Ha Kim và cs (2010)[30] đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của
prohexadione calcium (Pro - Ca) và daminozide (B9) đến sự sinh trưởng, phát triển
của giống cúc (MorifoliumR. cv Monalisa White) 3 tuần tuổi, phun 3 lần (mỗi lần
cách nhau 7 ngày). Kết quả cho thấy ở nồng độ 400 ppm Pro - Ca làm giảm nhiều
chiều cao cây 30,7%, tăng đường kính thân cây, khối lượng cây và số lượng hoa
không bị ảnh hưởng. Hiệu quả sử dụng của Pro - Ca cao hơn B9 và ít độc hại hơn
với sức khỏe con người.
Trong những năm gần đây, chất điều tiết sinh trưởng và phân bón lá ngày
càng được nhiều nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu để tăng năng suất, chất lượng
cây trồng.
Việc sử dụng các loại chế phẩm và chất kích thích sinh trưởng như Spray - N
Grow 1%, atonik 0,5%, GA3 50ppm đều có tác dụng rõ rệt tới sự sinh trưởng của
cây trồng. Trong đó GA3 có tác động mạnh ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng làm

tăng chiều dài cây và rút ngắn thời gian nở hoa còn Spray - N - Grow và atonik tác
động mạnh ở giai đoạn sinh trưởng sinh dục nâng cao tỷ lệ nở hoa và kéo dài độ bền


hoa cắt và 2 loại thuốc Spray - N - Grow 1% và GA3 100ppm cũng có ảnh hưởng


tốt đến sinh trưởng phát triển của cúc CN93 trong vụ Đông làm tăng tỷ lệ nở hoa
đặc biệt là chiều cao cây mang lại hiệu quả kinh tế cao (Đặng Văn Đông , 2000)[6].
Trong những năm gần đây, chất điều tiết sinh trưởng và phân bón lá ngày
càng được nhiều nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu để tăng năng suất, chất lượng
cây trồng.
1.1.2.2. Một số ứng dụng của chất điều tiết sinh trưởng trong sản xuất hoa
- Xúc tiến sự nảy mầm của củ giống và hạt giống: sự ngủ nghỉ của hạt và củ
giống được quyết định bởi cân bằng ABA/GA3. Do đó có thể thay đổi cân bằng này
có lợi cho sự nảy mầm bằng cách giảm ABA hoặc tăng GA3. Với nhiều hạt giống và
củ giống hoa - cây cảnh thì việc xử lý GA3 2-5ppm có tác dụng xúc tiến nảy mầm tốt
(cẩm chướng, violet, tô liên, lay ơn… )
- Điều khiển sự ra hoa: sự ra hoa của cây trồng nói chung và cây hoa nói
riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, tương quan sinh trưởng,
phát triển, hàm lượng các chất điều tiết sinh trưởng… xét cho cùng thì các ảnh
hưởng của điều kiện ngoại cảnh như: Ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ không khí đều
ảnh hưởng đến các vật chất xúc tiến ra hoa của cây. Trong đó các phytohoocmon
đóng vai trò rất quan trọng.
GA3 và chất đối kháng với GA3 là CCC được sử dụng rộng rãi để xúc tiến
sự ra hoa.
Cây cúc ra hoa vụ Hè nhưng cũng có thể ra hoa trong vụ Đông khi được xử
lý GA3 20-30ppm. Cúc nhật thường mẫn cảm với quang chu kỳ và nhiệt độ thấp,
nên ở Nhật Bản người ta thường xử lý GA3 5-10 ppm vào đỉnh sinh trưởng để làm
cho chúng nhanh ra hoa.

Xử lý hoa layơn với GA3 100ppm trước khi trồng, sau đó định kỳ 30 ngày
một lần phun GA3 100ppm cho hoa nở sớm hơn, bông dài và bền hơn. Layơn là một
trong rất ít cây mà chiều cao cây được kích thích khi sử dụng CCC. Phun CCC nồng
độ 8000 ppm 03 lần. Lần thứ nhất xử lý ngay sau khi mọc, lần thứ 2 sau 4 tuần, lần
thứ 3 cách 3 tuần sau lần thứ 2, tức khoảng 25 ngày trước khi ra hoa. Kết quả là hoa
tự kéo dài, số lượng hoa trên một ngồng hoa nhiều hơn.


- Điều khiển sinh trưởng của cây
Làm tăng chiều cao và sinh khối của toàn cây: GA3 10 - 15 ppm làm tăng
chiều dài cành hoa, do đó nâng cao được chất lượng hoa cắt ở hầu hết các loài hoa
- Làm ngắn thân của một số loài hoa đặc biệt là hoa trồng chậu CCC 0,25 1% có tác dụng ức chế chiều cao của một số loài (hồng, cẩm chướng, cúc, lily...).
- Ức chế sự hình thành chồi bên ở hoa cúc, cẩm chướng.
Để hoa nở lúc cần thiết, người ta sử dụng GA3 và IBA, nồng độ sử dụng dao
động trong khoảng 2 - 50 ppm với GA3 và 5 - 10 ppm với IBA.
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phân bón lá
Cây trồng không những cần hấp thụ chất dinh dưỡng qua rễ mà còn cả qua
lá. Lá là một bộ phận quan trọng, đảm nhận nhiệm vụ quang hợp cho cây. Lá không
phải là cơ quan hấp thu dinh dưỡng chính, nhưng trong một số trường hợp, lá phải
đảm nhận chức năng này:
- Rễ còn đầy đủ nhưng cây không hấp thu được dinh dưỡng. Nguyên nhân là
do: chất dinh dưỡng bị bất động hóa do các vi sinh vật; Chất dinh dưỡng bị cố định
do môi trường đất và các chất hữu cơ.
- Đất bị khô hạn không thể cung cấp dinh dưỡng vào đất
- Rễ bị tổn thương hoặc không còn do côn trùng, nấm bệnh tấn công hoặc tổn
thương cơ học (do xới xáo khi chăm bón làm đứt rễ).
- Rễ vẫn hấp thu nhưng cây đang cần một lượng lớn chất dinh dưỡng vào
thời kỳ ra hoa. Muốn cây tăng năng suất, phải phun thêm qua lá.
Mặt khác dùng phân bón lá lại mang lại nhiều ưu điểm:
Khi bón qua lá, chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng qua hệ thống khí

khổng ở bề mặt lá. Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh
dưỡng qua lá đạt tới 95%. Trong khi đó, bón qua đất, cây chỉ sử dụng được 45-50%
chất dinh dưỡng. Sở dĩ như vậy là vì tổng diện tích bề mặt các lá trên một cây rộng
gấp 15-20 lần diện tích đất được che phủ bởi cành và lá, nghĩa là diện tích hấp thụ
chất dinh dưỡng của lá rộng hơn rất nhiều so với diện tích đất trồng của một cây.
Qua khí khổng, các chất dinh dưỡng được dẫn đến các tế bào, mô cây để sử dụng.


×