Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống hoa thược dược lùn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.66 KB, 80 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hoa là một sản phẩm đặc biệt, vừa mang lại giá trị tinh thần lại vừa
mang lại giá trị kinh tế cao. Hoa không chỉ làm tăng chất lượng cuộc sống, mà
còn đem lại cho con người những cảm xúc tuyệt vời mà các quà tặng khác
không có được.
Trong những năm gần đây, hoa là mặt hàng nông sản đã làm thay đổi
bộ mặt của nhiều vùng quê Việt Nam. Nhiều hộ gia đình đã giàu lên, nhờ
mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu từ cây trồng khác sang trồng hoa. Hoa không chỉ
là vẻ đẹp, là giá trị về thẩm mỹ mà còn có giá trị kinh tế cao. Hoa đã trở thành
một sản phẩm đặc biệt, có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Trên thế giới hiện có trên 200 loài hoa đang được sản xuất thương mại,
Tùy thuộc vào điều kiện đất đai, khí hậu, của mỗi nước chọn trồng và phát
triển một số chủng loại hoa để mang lại nguồn thu cho ngành sản xuất,
thương mại của quốc gia. Khi chất lượng cuộc sống ngày càng cao, nhu cầu
tiêu dùng ngày càng lớn thì chất lượng sản phẩm càng đòi hỏi cao hơn. Từ
nhu cầu tiêu dùng liên tục được tăng cao, các nhà chọn tạo giống trên thế giới
đã không ngừng chọn tạo thành công các giống hoa có chất lượng và giá trị
nghệ thuật cao.
Hoa thược dược có nguồn gốc từ Mêxicô nhập nội vào Tây Ban Nha
năm 1789, sau đó lan ra Châu Âu, qua Pháp, rồi vào Việt Nam. Hiện nay hoa
thược dược đã được trồng phổ biến trên thế giới: Hoa Kỳ, Anh, Australia,
Mexico, Tây Ban Nha và đặc biệt được chọn làm quốc hoa của Mêxicô.
Thược dược cũng được người dân Việt Nam ưa chuộng và được trồng
khá phổ biến ở một số vùng chuyên canh. Một phần để chơi, thưởng thức,
một phần để phục vụ các vùng lễ hội, tết và dùng làm dược liệu. Tuy nhiên
các giống thược dược trồng ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là các giống hoa cũ,
sử dụng với mục đích cắt cành là chính, hoa thược dược được trồng chậu gần
như chưa có. Nguyên nhân ở đây, một phần là do tập quán canh tác, tập quán




2

chơi hoa thược dược của người dân Việt Nam là hoa cắt cành, một phần chưa
lựa chọn được giống trồng chậu phù hợp, trong khi đó nhu cầu chơi hoa chậu
đang có xu thế tăng cao. Bên cạnh đó, một số biện pháp kỹ thuật cho hoa
thược dược vẫn chưa được nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất. Chính vì
vậy đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống hoa thược
dược TDL-03 tại Thái Nguyên” vừa có cơ sở khoa học, vừa có ý nghĩa thực
tiễn sâu sắc.
2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu
- Xác định khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật trong sản
xuất hoa thược dược tại Thái Nguyên.
2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trong nhân
giống hoa thược dược.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển
của hoa thược dược.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng, phát triển của hoa
thược dược.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập
Giúp cho học viên củng cố thêm kiến thức, vận dụng những kiến thức
khoa học vào thực tế sản xuất, nâng cao trình độ chuyên môn để sau khi ra
trường làm việc đạt hiệu quả cao.
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Việc xác định các biện pháp kỹ thuật trồng và thời vụ thích hợp cho
thược dược đang là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Kết quả của đề

tài sẽ giúp cho người dân có thể lựa chọn được thời vụ trồng và xây dựng
được các biện pháp kỹ thuật thích hợp cho hoa thược dược lùn trong vụ Đông
- Xuân nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về hoa thược dược
1.1.1. Nguồn gốc, phân bố
Dahlia variablis Desf là tên khoa học dùng để gọi chung cho các nhóm
hoa thược dược. Nhóm hoa này cùng họ với các loại hoa thược dược và hoa
đồng tiền. Thược dược có nguồn gốc từ Mêxicô và là quốc hoa của nước này.
Nhân dân ở đây gọi các cây này là cây Acocoti hay là Chichipati. Bắt đầu từ
năm 1979, thược dược được đưa đến trồng trong cung của các đời vua chúa
tại Tây Ban Nha. Do hoa thược dược có nhiều loại, đẹp, đa sắc màu và được
nhiều du khách biết đến nên bắt đầu từ năm 1804, hoa thược dược đã được
nhân rộng khắp các nước châu Âu, đặc biệt là Hà Lan. Từ đó đến nay hoa
thược dược đã được lai tạo ra nhiều nhóm có tên gọi, màu sắc hoa khác nhau
và được trồng rộng rãi khắp nơi trên thế giới [9].
Thược dược nhập nội vào Việt Nam đầu thế kỷ XX và càng ngày càng
được trồng rộng rãi, nhất là các thành phố, thị xã, thị trấn. Mùa hoa thược
dược đúng vào dịp tết Nguyên đán nên có giá trị kinh tế cao.
1.1.2. Phân loại
Thược dược thuộc bộ Asterales, họ Asteraceae, chi Dahlia. Hiện nay
trên thế giới có khoảng 30 loài và trên 2000 giống Thược dược (Stafleu. F.A.
1976) [12] với 5 nhóm hoa thược dược chính:
Theo một số tài liệu, Thược dược được phân thành các loại:
+ Thược dược xương rồng (Dahlia Caetus): cánh hoa cuộn tròn, dài

ống và chia ra từng cánh nhọn, hoa to rất đẹp.
+ Thược dược cánh dẹt.
+ Thược dược lai (Dahlia Hybisty):


4

+ Thược dược tổ ong (Dahlia Ponyron): hoa dạng tròn rất đều đặn,
cánh hoa tạo thành những lỗ tổ ong.
+ Thược dược lùn (Dahlia variablis Desf): nhiều màu sắc sặc sỡ, có
khả năng chống chịu thời tiết bất thuận, cây khỏeTrong 5 nhóm thược dược
thì nhóm thược dược lùn hiện nay được các nước trên thế giới chú trọng phát
triển, nhất là ở Hà Lan. Nhóm này hoa có nhiều màu sắc sặc sỡ, hoa kép hoặc
đơn, sinh trưởng và phát triển khỏe, khả năng chịu nhiệt tốt, có thể giữ giống
qua mùa hè mà các giống thược dược trước đây chưa hề có.
Cây thược dược ở nước ta có hai giống hoa đơn và hoa kép. Giống hoa
đơn còn mang tính chất tổ tiên chỉ có một vòng cánh, màu sắc cũng đẹp, song
từ lâu ít thấy. Giống hoa kép rất đẹp, nhiều hình dáng và màu sắc. Có giống
cánh rối, cánh hoa như bị xé nhỏ, có giống cánh hoa xếp như tổ ong. Có giống
màu tím, màu đỏ cờ, màu đỏ tươi, màu nhung, tiết dê, huyết dụ, màu da cam,
màu gạch cua, cánh sen thẫm, cánh sen nhạt, trắng sữa, trắng trong, vàng
đậm, vàng hoàng yến… Hoa nở rực rỡ tuy nhiên lại không có mùi thơm. Đặc
điểm riêng biệt là lá mọc đối nhau, có rễ củ phình to chứa chất dự trữ, người
không ăn được. Rễ ăn ngang nên đòi hỏi đất tốt, độ PH trung tính. Tuy vậy,
có nhiều giống đỏ cờ, bón nhiều phân, cây tốt mập nhưng cho hoa kém, giống
màu cánh sen, thiếu phân bón hoặc ít không cho hoa và hay bị bệnh. Cũng
như hầu hết các cây hoa khác, tỉ lệ N:P:K cân đối, bón thêm phân bắc sẽ cho
màu hoa tươi đậm và rực rỡ hơn.
Đặc điểm các giống:
Ở Mêxicô, hầu hết các cây thược dược đều cao, hoa đơn, người trồng

hoa đã lai tạo được cây hoa kép, cây thấp.
1.1.3. Đặc điểm thực vật học
1.1.3.1. Đặc điểm thực vật


5

- Rễ: Rễ thược dược thuộc loại rễ ăn ngang nổi, một số rễ phình to và
thường gọi là củ, chứa nhiều chất dự trữ, vì vậy kỹ thuật làm đất cần chú ý lên
vồng và vun gốc để tạo điều kiện cho rễ phát triển ngang.
- Thân: Thược dược thuộc thân thảo, mọng nuớc, yếu, có nhiều đốt,
trên các mấu đốt phát sinh cành, lá. Chiều cao thân tùy vào giống: có giống
cao 1,2 - 1,5m, có giống thấp 0,2 - 0,3m. Vì thân thược dược yếu cho nên đối
với những loại cây thân cao cần vun gốc, bảo vệ chống đổ.
- Lá: Lá mọc đối, lá kép, bản lá to, hình dạng biến đổi tùy giống. Cần
chú ý đặc điểm lá to này để phát huy khả năng quang hợp cho lá, nhằm tăng
năng suất, chất lượng cho cây.
- Hoa: Hoa tự hình đầu trạng, nghĩa là nhiều hoa nhỏ không cuốn dính
trên một đế chung. Điều cần chú ý là bao phấn thường chín trước nhụy. Cho
nên bao hoa không thể tự thụ phấn được mà nhờ các tác nhân đưa phấn từ bao
này sang bao khác. Vận dụng đặc điểm này để lấy hạt gieo trồng sẽ có nhiều
giống có màu sắc, hình dáng khác nhau và lai tạo giống mới.
- Quả: Thuộc loại quả bế, khô, khi chín vỏ quả màu đen. Mỗi quả trung
bình có từ 40 - 60 hạt giống.
1.1.3.2. Điều kiện sinh thái của cây thược dược
Thược dược ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình không cao quá
30oC và không thấp dưới 10oC. Độ ẩm từ 60 - 70% là tốt nhất, từ 80% cây
mọc khỏe, lá nhiều, thân cành yếu, dễ đổ. Ở độ cao 800 - 1500m so với mặt
nước biển, thược dược phát triển tốt, màu sắc đậm đà.
Thược dược thuộc loại cây ưa sáng, ở nơi có đủ ánh sáng cây tốt, nhiều

hoa, hoa to, màu sắc hoa tươi, đậm đà hơn, củ dễ bảo quản hơn, qua mùa sau
củ ít bị thối. Ở nơi thiếu ánh sáng cây bị vống cao, yếu ớt, dễ bị đổ, hoa nhỏ,
củ khó bảo quản, dễ bị thối.


6

Về điều kiện đất đai: Thược dược có bộ rễ ăn ngang mạnh. Vì vậy đất
tốt là đất thịt pha hoặc đất sét pha nhiều màu, độ pH 6 - 7 là thích hợp nhất.
Rễ dễ bị thối nếu bị ngâm trong nước, cho nên cần trồng ở chỗ đất cao, thoát
nước.
Tóm lại, về điều kiện sinh thái của cây thược dược cần chú ý: thời tiết
mát mẻ, nhiều ánh sáng, đất tốt, phân đủ, đất trồng thoát nước tốt.
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới
Theo Trịnh Khắc Quang (2010) [6], hiện nay việc sản xuất hoa và cây
cảnh trên thế giới đang phát triển mạnh và mang tính thương mại cao, mang
nhiều lợi nhuận cho nền kinh tế một số nước, đặc biệt là những nước đang
phát triển.
Theo báo cáo năm 2005 của FAO, giá trị sản lượng hoa cây cảnh của
toàn thế giới năm 1995 đạt 35 tỷ USD, đến năm 2004 tăng lên 56 tỷ USD,
(tốc độ tăng bình quân là 20%), trong đó giá trị xuất khẩu đạt 8,5 - 10 tỷ
USD/năm (Trịnh Khắc Quang, 2010) [6].
Theo số liệu thống kê của FAO, hoa xuất khẩu chiếm hơn 13.362 tỷ
USD năm 2006, trong đó hoa cắt cành là 6,12 tỷ USD chiếm 45,9% hoa và
hoa trồng thảm là 5,79% tỷ USD chiếm 43,3% loại chỉ dùng lá để trang trí là
893 triệu USD chiếm 6,7% và các loại hoa khác là 559 triệu USD chiếm 4,1%
(Trịnh Khắc Quang, 2010) [6].
Những nước có ngành sản xuất hoa phát triển là Hà Lan, Pháp, Mỹ,
Colombia, Kenia... Một số nước đang có kế hoạch đầu tư phát triển mạnh mẽ,

đưa cây hoa lên thành một ngành kinh tế quan trọng như Trung Quốc, Đài
Loan, Hàn Quốc, Singapo, Israrel, Italia... (Trịnh Khắc Quang, 2010) [6].
Trong các nước châu Âu, Hà Lan có thể xem là nước đứng đầu trên thế
giới về sản xuất và xuất khẩu hoa phục vụ cho thị trường tiêu thụ rộng lớn


7

gồm 80 nước trên thế giới bao gồm hoa cắt, hoa trồng thảm, trồng chậu và cây
trang trí. Trung bình mỗi năm Hà Lan cung cấp cho thị trường 7 tỷ bó hoa
tươi và 600 triệu chậu hoa cảnh các loại và tổng kim ngạch xuất khẩu là 2 tỷ
USD/năm (Trịnh khắc Quang, 2010) [6]. Tiếp đến là Mỹ, ngành trồng hoa có
thể xem là một phần quan trọng của nền kinh tế nước Mỹ, với kim ngạch xuất
khẩu là 10 tỷ USD, bao gồm hoa cắt, hoa trồng thảm, hoa trồng chậu và các loại lá
để trang trí. Ở các nước châu Á thì Nhật Bản là nước dẫn đầu về áp dụng thành
tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến để tạo ra các giống hoa cây cảnh có giá trị kinh tế
cao. Thế mạnh của nước này là các loại cây bonsai, nghệ thuật cắm hoa và lối
trang trí độc đáo cho các vườn hoa công viên.
Sau 2 thập kỷ phát triển, ngành sản xuất hoa của Trung Quốc đã trở
thành một ngành có điều kiện hứa hẹn bởi vì sản xuất hoa phát triển hàng
năm. Diện tích trồng hoa của Trung Quốc là 117.000 ha vào năm 2000, số
lượng hoa cắt cành được bán là 3,22 tỷ cành và hoa chậu, hoa thảm là 810
triệu cây. Trung Quốc đang phấn đấu đẩy nhanh ngành công nghiệp hoa phát
triển và sẽ trở thành một trong những nước dẫn đầu châu Á về sản xuất, tiêu
thụ và xuất khẩu hoa.
Do cây hoa mang lại lợi nhuận khá cao nên một số nước rất chú trọng
đầu tư, đặc biệt là công tác nghiên cứu ứng dụng những thành tựu tiên tiến
nhất của các ngành nghề khác có nhiều liên quan như: công nghệ sinh học, tin
học, tự động hóa, vật lý, hóa học, ngành công nghiệp làm nhà kính, nhà lưới,
ngành công nghiệp sản xuất giá thể, phân bón, thuốc trừ sâu...

Theo phân tích và dự báo của các chuyên gia kinh tế, ngành sản xuất
kinh doanh hoa trên thế giới còn tiếp tục phát triển và vẫn có tốc độ phát triển
cao (từ 12 - 15%) trong những năm tới.
Phát triển hoa và cây cảnh không chỉ đóng vai trò quan trọng là mang lại lợi
nhuận lớn cho nền kinh tế của đất nước mà còn góp phần đáng kể trong việc cải


8

tạo môi trường sống phục vụ cho nhu cầu thiết kế, xây dựng, trang trí công cộng
và làm cho con người trở nên gần gũi với thiên nhiên hơn.
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam
Nghề sản xuất hoa, cây cảnh ở Việt Nam có từ lâu đời, nhưng chỉ được
coi là một ngành kinh tế và có giá trị hàng hoá từ những năm 1980. Cũng
giống như trên thế giới, ngành kinh tế này có tốc độ phát triển khá nhanh.
So với năm 2000, diện tích hoa, cây cảnh năm 2011 đã tăng 2,4 lần, giá
trị sản lượng tăng 7,2 lần (đạt 6.800 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu xấp xỉ 50
triệu USD). Mức tăng giá trị thu nhập/ha là 3,0 lần (đã có nhiều mô hình đạt
800 triệu đến 2,5 tỷ đồng/ha/năm). Tốc độ tăng trưởng này là rất cao so với
các ngành nông nghiệp khác.
Cũng theo kết quả điều tra, nhu cầu thị trường hoa, cây cảnh của Việt
Nam trong giai đoạn 2000 - 2011 trung bình tăng 9%/năm. Mức độ tiêu dùng
hoa, cây cảnh trung bình của người dân đô thị năm 2000 là
25.000đ/người/năm, đến năm 2011 tăng lên 52.000đ/người/năm. Ở nông thôn,
mức độ tiêu dùng tương ứng chỉ bằng 20% so với đô thị.
Bảng 1.1: Tốc độ phát triển của ngành sản xuất hoa, cây cảnh
giai đoạn 2000-2011
Năm
2000


Năm
2005

Năm
2008

Năm
2011

6.800

11.200

12.600

16.200

950.000

1.960.000

4.410.000

6.800.000

Giá trị thu nhập TB
(Tr.đ/ha/năm)

140


275

350

420

Mức tăng diện tích so
với 2000 (lần)

1,0

2,1

1,9

2,4

Chỉ tiêu
Tổng diện tích (ha)
Giá trị sản lượng (Tr.đ)


9

Mức tăng giá trị sản
lượng so với 2000 (lần)

1,0

2,0


4,6

7,2

(Số liệu thống kê và điều tra tổng hợp của Viện Nghiên cứu Rau quả năm 2012)
Sự tăng trưởng của ngành sản xuất hoa, cây cảnh luôn ổn định trong
suốt 11 năm qua. Theo ước tính, có được kết quả trên là do sự đóng góp của
nhân tố xã hội (do thu nhập ngày càng cao, đời sống người dân ngày càng cải
thiện), chiếm 40%; sự đầu tư của Nhà nước về cơ sở hạ tầng và cơ chế chính
sách chiếm 15%; sự nỗ lực của người dân 25% và do kết quả đóng góp của
khoa học 20% (Trịnh Khắc Quang, 2013) [7].
1.2.3. Cơ cấu chủng loại hoa, cây cảnh ở Việt Nam
Trước năm 1995, Việt Nam chủ yếu sử dụng những loại hoa, cây cảnh
truyền thống, thông dụng như quất, đào, mai, hồng, cúc, layơn, huệ, thược
dược. Những năm gần đây, một số chủng loại hoa, cây cảnh cây cảnh mới,
cao cấp đã dần dần được chú trọng và đang có xu hướng tăng dần về số lượng
và giá trị.
Bảng 1.2: Cơ cấu số lượng, chủng loại hoa, cây cảnh
ở Việt Nam qua các năm
Đơn vị tính: %
Chủng loại
I. Cây cảnh
1. Đào
2. Quất
3. Mai
4. Cây cảnh khác
II. Cây hoa
1. Hồng
2. Cúc

3. Layơn
4. Thược dược
5. Huệ
6. Đồng tiền

Năm 1995

Năm 2000

Năm 2011

100
25
32
24
19
100
25
24
15
6
11
5

100
24
32
23
21
100

24
23
14
4
9
7

100
22
30
22
26
100
18
21
14
2
5
9


10

7. Lily
2
5
12
8. Cẩm chướng
3
3

3
9. Lan
2
3
6
10. Hoa khác
7
8
10
(Nguồn: [13].
Kết quả điều tra cho thấy: các loại hoa, cây cảnh và cây cảnh truyền
thống có xu hướng giảm dần về diện tích (đồng thời cũng giảm dần về cơ cấu)
để thay vào đó là các chủng loại hoa, cây cảnh mới, có giá trị cao hơn (lily,
lan, cát tường, tình nhân, thảo, salem, bay bi, trà, hải đường, đỗ quyên....)
Có sự thay đổi trên là do nhu cầu của người tiêu dùng luôn luôn hướng
đến những chủng loại cây cảnh, cây hoa, cây cảnh mới lạ, có chất lượng cao
(màu sắc đẹp, độ bền lâu, có hương thơm…); do sự hội nhập với bên ngoài:
càng ngày càng có nhiều chủng loại hoa, cây cảnh mới được du nhập vào Việt
Nam bằng nhiều con đường khác nhau; và do có đóng góp rất lớn của các cơ
quan khoa học trong việc lai tạo, thu thập, tuyển chọn các giống hoa, cây cảnh
mới. Các nhà đầu tư trồng hoa, cây cảnh cần nắm bắt những thông tin và tính
toán để cân đối giữa cung và cầu trong quá trình sản xuất (Trịnh Khắc Quang,
2013) [7].
1.2.4. Những vùng sản xuất hoa, cây cảnh cây cảnh chính ở Việt Nam
Trước những năm 2000, các vùng trồng hoa, cây cảnh cây cảnh chủ yếu
tập trung ở Tây Tựu - Từ Liêm (hoa hồng, hoa cúc), Mê Linh - Hà Nội (hoa
hồng), Nhật Tân (hoa đào), Đằng Hải - Hải Phòng (layơn), Sapa (hoa hồng).
Hoành Bồ - Quảng Ninh (lay ơn, cúc), Văn Giang - Hưng Yên (quất cảnh),
Đà Lạt (các loại hoa, cây cảnh ôn đới), Sa đéc (hoa, cây cảnh chậu), ngoại
thành TP Hồ Chí Minh (cúc, hoa chậu), Tuy Hoà - Phú Yên (layơn, cúc

chậu)... Những năm gần đây, sản xuất hoa, cây cảnh cây cảnh đã được mở
rộng ra hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước, một số vùng tuy mới đưa vào
trồng nhưng rất có tiềm năng phát triển như: Đan Phượng (Hà Nội); các


11

huyện thuộc Bắc Ninh; Mộc Châu (Sơn La); An Dương (Hải Phòng); Nam
Định, Thái Bình, Yên Bái, Hà Nam, Đức Trọng (Đà Lạt), Cần Thơ, Vĩnh
Long... Hầu hết ở những vùng mới này có quy mô không lớn (từ 10- 30ha ),
được đầu tư các loại hoa, cây cảnh mới và quy trình kỹ thuật tiên tiến nên
năng suất và thu nhập/đơn vị diện tích cao hơn những vùng truyền thống từ
2 - 3 lần (Trịnh Khắc Quang, 2013) [7].
Định hướng phát triển ngành hoa cây cảnh trong thời gian tới
Tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, dự kiến năm 2015 sẽ phát triển
20.000 hoa cây cảnh các loại, tăng 13,3% so với năm 2009, giá trị sản lượng
đạt 1.900 tỷ đồng/năm (trong đó xuất khẩu 640 tỷ đồng, tương đương 40 triệu
USD), thu nhập bình quân đạt 180 triệu đồng/ha/năm.
Đầu tư xây dựng một số vùng chuyên cnah của những nơi có điều kiện
như Đà Lạt (Lâm Đồng), Mộc Châu, Ngọc Châu, Ngọc Chiến (Sơn La), Đồng
bằng sông Hồng, các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh ven thành phố Hồ Chí
Minh, một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long.
Hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sản xuất hoa theo hướng công nghệ tiên
tiến nhằm tạo ra các loại hoa có chất lượng cao tương đương hoa nhập nội, đủ
sức cạnh tranh với các sản phẩm hoa cùng loại của các nước trong khu vực
(Trịnh Khắc Quang, 2010) [6].
1.3. Tình hình nghiên cứu hoa thược dược trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình nghiên cứu hoa thược dược trên thế giới
Từ năm 1804, hoa thược dược đã được nhân rộng khắp các nước châu
Âu đặc biệt là Hà Lan. Từ đó đến nay, hoa thược dược được nghiên cứu và lai

tạo ra nhiều nhóm có tên gọi, màu hoa khác nhau và được trồng rộng rãi khắp
trên thế giới.
Đầu tiên vào thế kỷ 16, các nhà thám hiểm Tây Ban Nha đến quốc dân
da đỏ Aztec rộng lớn đã khám phá ra một loại cây thân gỗ tên khoa học là


12

Dahlia imperialis. Cây này có hoa nở to, mỗi cây chỉ có một hoa, cây có khi
cao đến gần 7m. Gần khoảng 200 năm sau, hạt, rễ, củ cây Dahlia mới được
đưa đi khắp miền tây châu Âu. Tuy nhiên các công trình tuyển chọn này
không đưa đến một kết quả nào. Đầu thế kỷ thứ 18 hoa thược dược cành kép
mới xuất hiện. Từ năm 1810 đến 1840, hoa thược dược được trồng rất phổ
biến vì các nhà nghiên cứu tiếp tục tuyển chọn hoa thược dược dáng hình
cầu, pha trộn nhiều màu sắc. Tuy nhiên sau đó cũng không thành công. Năm
1872 thược dược được chuyển từ Mêxicô đến Hà Lan dùng để lai giống và
được cho ra một giống hoa cánh đỏ thắm, uốn cong về phía sau và nhọn đầu.
Ngay sau đó thược dược chiếm lại lòng say mê của các nhà tuyển chọn thực
vật. Họ đã thành công với giống mới này, có tên là Dahlia juarezii, với cha
mẹ các giống đã du nhập từ trước. Các con lai này là nguồn gốc cha mẹ các
giống thược dược lai ngày nay.
Các nghiên cứu đánh giá của William B.Miller và Cheni Filios (2010)
[13] tại đại học Cornell kết luận rằng: Thược dược là cây trồng phổ biến cho
hoa mùa Hè có thể trồng trên luống hoặc trong chậu. Trồng bằng củ là cách
phổ biến nhất để phát triển thành những bụi lớn, trong khi trồng bằng hạt
giống hoặc cành giâm thường được trồng trong chậu nhỏ 15cm, hoặc trồng
trên luống. Rễ cây được trồng trong chậu có kích thước tối thiểu 15cm. Có thể
được trồng trong chậu có kích thước lớn hơn cho chất lượng hoa cao hơn.
Tưới nước cho hoa thược dược bằng nước giếng và giữ cho đất ẩm
nhưng không ngập nước. Định lịch bón phân và tưới nước để tránh rửa trôi và

tích tụ của các muối hòa tan.
Thược dược yêu cầu ánh sáng từ trung bình đến cao. Ánh sáng yếu kéo
dài thì cây sinh trưởng chiều cao mạnh và thân lá yếu.


13

Củ thược dược được tăng trưởng mạnh bởi ánh sáng ngày ngắn, tuy
nhiên khi bắt đầu ánh sáng ngày dài vào mùa Xuân thì cây thược dược bắt đầu
tăng trưởng mạnh mẽ [13].
Thược dược thường thích hợp ở nhiệt độ 17 - 18,5 oC ban đêm. Dựa
trên các nghiên cứu sản xuất giâm, chiều cao cây thược dược giảm nếu nhiệt
độ ban đêm tăng tương đối so với nhiệt độ ban ngày. Nhiệt độ mát mẻ hơn
(khoảng 24 giờ nhiệt độ trung bình) giảm tỷ lệ tăng trưởng và kéo dài thời
gian sinh trưởng của cây. Độ dài của chồi và kích thước của hoa lớn hơn ở
nhiệt độ thấp.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu hoa thược dược ở Việt Nam
Việt Nam là nước có ngành trồng hoa phát triển từ rất lâu đời và là
nước có điều kiện khí hậu thuận lợi để trồng một số loại rau, hoa. Với khí hậu
nhiệt đới nóng ẩm là điều kiện tốt để ngành trồng hoa phát triển mạnh. Sản
xuất hoa ở Việt Nam đang ngày càng được hình thành và phát triển một cách
mạnh mẽ, khi ta biết tận dụng ưu thế, nâng cao năng suất chất lượng thì mặt
hàng hoa trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn trong tương lai không xa.
Trong các thập niên 1950, 1960, 1970, các giống hoa thược dược chủ
yếu là màu đỏ thắm hay đỏ nhung, hoa to. Sau này được du nhập từ châu Âu
và từ Nhật Bản nhiều giống khác nhau như màu vàng, hoa trắng, chào mào…
Hiện nay có rất nhiều giống hoa thược dược trồng ở Việt Nam với rất
nhiều màu sắc đa dạng và phong phú. Sau đây là một số giống phổ biến.
- Thược dược vàng: vàng đậm, vàng nhạt (vàng lụa), vàng cánh uốn.
Thược dược vàng đậm, vàng nhạt cây cao, hoa to, đường kính 7 - 10cm, cánh

rộng, xòe. Thược dược cánh uốn cây thấp, hoa nhỏ, đường kính hoa 5 - 7cm,
cánh cuốn trông như tai chuột. Cả ba thứ hoa trồng đều có đặc tính là dài
ngày, trồng sớm được, chịu rét kém.


14

- Thược dược trắng: Trắng sữa: Cây thấp, hoa to, đường kính hoa 20 30cm, ít hoa. Trắng trong: Cây cao, hoa to, đường kính hoa trung bình từ15 20cm. Đặc tính hai giống hoa trên là dài ngày, chịu nắng kém, khó bảo quản giống.
- Thược dược đỏ: đỏ tươi, đỏ thẫm, cây cao, hoa to, đường kính hoa từ
12 - 15cm, cánh hoa xòe. Đặc tính là dài ngày, chịu rét.
- Thược dược nhung: cây cao, hoa to, đường kính hoa từ 12 - 15cm,
cánh rộng màu đỏ đậm, phớt đen.
- Thược dược cánh sen: cánh sen đậm, cánh sen nhạt. Cây cao, hoa to,
đường kính hoa từ 12 – 15cm, cánh xòe. Đặc tính là dễ trồng, ngắn ngày,
trồng sớm hay muộn đều được, chịu hạn, chịu rét tốt.
- Thược dược biến: Cây cao, cánh hoa màu đỏ viền trắng, đường kính
hoa từ 12 - 15cm, dài ngày, khó trồng, khó bảo quản giống.
- Thược dược da cam: Cây cao, hoa có đường kính từ 15 - 20cm, cánh
hoa rộng, dài, màu giống vỏ quả cam. Đặc tính là dài ngày, khó trồng, ít hoa, khó
bảo quản giống.
- Thược dược tím: Cây thấp, hoa nhỏ, đường kính từ 6 - 8cm. Cánh hoa
cuốn, màu tím.
Như vậy có thể nói hoa thược dược đã trồng ở Việt Nam từ rất lâu đời,
các giống chủ yếu là các giống địa phương và một số giống di thực từ nước
ngoài về bằng nhiều con đường khác nhau (thương mại, du lịch…). Chủng
loại đa dạng và phong phú, kỹ thuật trồng chủ yếu do kinh nghiệm tập quán
canh tác cũ, chưa có kinh nghiệm chuyên sâu.
Để góp phần đa dạng hóa các giống hoa thược dược nói chung và hoa
thược dược trồng chậu nói riêng, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu rau
quả (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) đã tuyển chọn thành công 7

giống hoa thược dược phù hợp cho việc trồng chậu. Các giống này có chiều
cao thấp, khả năng sinh trưởng tốt, trong đó hai giống TDL-03 và TDL-05


15

phát triển tốt nhất và phù hợp với điều kiện trồng ở các tỉnh Đồng bằng sông
Hồng. Thời vụ trồng tốt nhất vào tháng 9-10 hàng năm, cho thu hoạch vào dịp
Tết Nguyên đán [18].
Hiện nay với kết quả thành công trong việc chọn tạo các giống hoa
bằng phương pháp đánh giá tính thích ứng của giống từ nguồn gen các giống
nhập nội, việc chọn hướng đi nhập nội các giống hoa thược dược tốt từ nước
ngoài để khảo nghiệm tính thích ứng và thuần hóa cho phù hợp với điều kiện
Việt Nam, cũng như nhập nội một số nguồn vật liệu mới phục vụ công tác lai
tạo giống là một hướng đi rất đúng.
1.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa thược dược
1.4.1. Thời vụ trồng
Trồng vào vụ Đông Xuân: Trồng tháng 10 hoa thược dược đạt năng
suất và chất lượng hoa tốt nhất, thu hoa chậu vào đúng dịp tết Nguyên đán,
nâng cao giá trị kinh tế.
1.4.2. Giá thể trồng
Yêu cầu giá thể: tơi xốp, khả năng giữ nước và thoát nước tốt, sạch
nấm bệnh và vi khuẩn.
Giá thể là hỗn hợp gồm ½ mùn cưa + ¼ phân chuồng hoai mục + 1/4
xỉ than (hoặc đất thịt nhẹ) cho năng suất và chất lượng hoa thược dược trồng
chậu là lớn nhất, mỗi chậu cần 1 kg giá thể.
Phun đều Ridomil (nồng độ 3g/lít) để xử lý nấm bệnh trong giá thể
trước khi trồng.
1.4.3. Chậu ( túi bầu nilon)
Chuẩn bị chậu nhựa cao kích thước 22 x 20 cm, hoặc túi bầu nilon

(cũng kích thước trên) loại túi bầu màu đen dầy, có đục lỗ thoái nước. Mỗi
chậu hoặc túi bầu này có thể trồng 3 cây


16

1.4.4. Chuẩn bị giàn che
Dùng giàn che là các cọc tre, cọ gỗ, trên che lưới đen, để giảm bớt ánh
sáng trực xạ cho cây.
1.4.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
1.4.5.1. Tiêu chuẩn cây giống
Sử dụng cây thược dược từ giâm cành, tiêu chuẩn: Chiều cao cây 57cm; Số lá: 5-7 lá; đường kính thân 0,2cm; dài rễ: 0,5-3cm; số rễ: >4cm.
1.4.5.2. Kỹ thuật trồng
Cách trồng: Cho giá thể đã xử lý nấm bệnh vào chậu cao cách miệng
chậu 5cm. Mỗi chậu cần 1 kg giá thể + 0,1kg NPK tổng hợp, trồng 3 cây/
chậu đặt sao cho cân đối, cách miệng chậu 3-5 cm.
Nên trồng cây vào buổi chiều, sau khi trồng tưới đẫm nước. Xếp chậu
cách chậu 10-15cm (tính từ mép chậu).
Mật độ đặt chậu phù hợp là 12.000 chậu cho 1.000m2
Trồng xong che lưới đen cho cây, tùy theo điều kiện ánh nắng mà điều
chỉnh cho phù hợp.
1.4.5.3. Kỹ thuật tưới nước
Khi mới trồng xong để cây dễ bén rễ hồi xanh nên tưới 2 lần/ngày. Sau
đó tưới nước để duy trì ẩm độ đất 65-70% để cây sinh trưởng phát triển.
1.4.5.4. Kỹ thuật bón phân lót
Sau trồng 2 tuần thì tiến hành bón thúc cho cây. Thường sử dụng phân
bón lá plant soul 3 với liều lượng 0,25kg phân/200lít nước cho 1.000m 2. Định
kỳ 7 ngày tưới và phun 1 lần (nhu cầu cho 1.000m2 cần 12kg).
Ngoài ra có thể dùng thêm phân bón qua lá Antonik phun cho cây với
nồng độ 0,6%, 10 ngày phun một lần để bổ sung dinh dưỡng cho cây, giúp

cây sinh trưởng phát triển tốt.
1.4.6. Thu hoạch, bảo quản và sử dụng hoa chậu


17

Khi nụ hoa bắt đầu chuyển màu và hé nở thì có thể đem đi sử dụng.
Nếu vận chuyển đi xa dùng dây buộc tán hoa vào để tránh ảnh hưởng đến chất
lượng hoa. Xếp các chậu khít nhau để giảm va đập khi vận chuyển.
1.4.7. Phòng trừ sâu bệnh
1.4.7.1. Sâu hại
* Rệp: Làm cho cây còi cọc, ngọn quăn queo, nụ bị thui, hoa không nở
được hoặc dị dạng, gây hại nặng ở vụ Xuân Hè và Đông Xuân. Sử dụng
Karate 2.5 EC liều lượng10 - 15 ml/bình 10lít, Ofatox 400WP hoặc Supracide
40ND liều lượng10 - 15 ml/bình 10 lít…
* Nhện đỏ: Gây hại làm cho lá bị cháy vàng, héo đi và biến dạng, cuối
cùng làm cho lá vàng khô và rụng. Sử dụng Pegesus 500EC liều lượng 8 -10
ml/bình 8 lít, phun 3 bình/sào Bắc Bộ, ngoài ra có thể sử dụng một số loại
thuốc khác để luân phiên, tránh để nhện quen thuốc; Ortus 5 SC liều lượng 10
ml/bình 8 lít, Vimite 10 ND liều lượng 10 -15 ml/ bình 8 lít, Mitac 20 ND liều
lượng 30 - 40 ml/bình 8 lít
1.4.7.2. Bệnh hại
* Bệnh đốm lá: Vết bệnh thường có dạng hình tròn hoặc bất định màu
nâu nhạt hoặc nâu đen, nằm rải rác ở mép lá hoặc gân lá. Bệnh phát triển
mạnh khi độ ẩm cao. Sử dụng Score 250ND liều lượng 10ml/bình 10 lít, 10
ngày phun 1 lần.
* Bệnh gỉ sắt: Vết bệnh dạng ổ nổi, màu gỉ sắt hoặc da cam, thường
xuất hiện ở cả 2 mặt lá, bệnh nặng làm cháy lá, lá vàng, rụng sớm. Sử dụng
Zineb 80 WP liều lượng 20 - 50g/10 lít, Anvil 5 SC liều lượng 5-10ml/bình
10 lít, thuốc có chứa gốc lưu huỳnh ...



18

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống vô tính
hoa thược dược lùn bằng phương pháp giâm cành tại
Việt Trì Phú Thọ

Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Giống hoa thược dược TDL-03
- Địa điểm nghiên cứu: Các nghiên cứu được thực hiện tại Thành phố
Thái nguyên, tỉnh Thái Nguyên
- Thời gian nghiên cứu: Thí nghiệm được trồng vụ Đông Xuân năm
2013 - 2014 (9/2013 - 2/2014)
2.2. Nội dung nghiên cứu


19

- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng và thời
vụ giâm trong nhân giống thược dược TDL-03 bằng biện pháp giâm cành.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng, phát triển của
giống hoa thược dược TDL03.
- Nghiên cứu một số giá thể trong sản xuất hoa thược dược.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Các thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng và
thời vụ giâm trong nhân giống hoa thược dược TDL-03

- Thí nghiệm gồm 9 công thức, mỗi công thức giâm 30 cành, với 3 lần
nhắc lại, bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn. Tổng số cành giâm thí nghiệm
là 450 cành giâm. Thí nghiệm được bố trí trên khay.
- Các chế phẩm và ký hiệu:
+ Chế phẩm giâm chiết cành của Công ty cổ phần sinh hoá Minh Đức.
Thành phần: B 2500ppm. Có tác dụng kích thích ra rễ nhanh, tăng tỷ lệ sống,
nảy mầm cho cành chiết; tăng sức đề kháng cho cây non với một số bệnh
thông thường. (Ký hiệu: CP1).
+ Chế phẩm siêu ra rễ cực mạnh của Công ty hỗ trợ phát triển kỹ thuật
và chuyển giao công nghệ. Thành phần: Cu 0,07%; Fe 0,02%, B 0,02%. (Ký
hiệu: CP2)
+ Không sử dụng chất điều hòa sinh trưởng: CP0
- Thời gian giâm cành
+ TV1: Giâm ngày 15/9
+ TV2: Giâm ngày 30/9
+ TV3: Giâm ngày 15/10
- Các công thức thí nghiệm:


20

+ CT1: Giâm ngày 15/9 + Không sử dụng chất điều hòa sinh trưởng
(TV1+CP0).
+ CT2: Giâm ngày 15/9 + Sử dụng chế phẩm giâm chiết cành của Công
ty cổ phần sinh hoá Minh Đức (TV1+CP1).
+ CT3: Giâm ngày 15/9 + Sử dụng chế phẩm siêu ra rễ cực mạnh của
Công ty hỗ trợ phát triển kỹ thuật và chuyển giao công nghệ (TV1+CP2).
+ CT4: Giâm ngày 30/9 Không sử dụng chất điều hòa sinh trưởng
(TV2+CP0).
+ CT5: Giâm ngày 30/9 + Sử dụng chế phẩm giâm chiết cành của Công

ty cổ phần sinh hoá Minh Đức (TV2+CP1).
+ CT6: Giâm ngày 30/9 + Sử dụng chế phẩm siêu ra rễ cực mạnh của
Công ty hỗ trợ phát triển kỹ thuật và chuyển giao công nghệ (TV2+CP2).
+ CT7: Giâm ngày 15/10 + Không sử dụng chất điều hòa sinh trưởng
(TV3+CP0).
+ CT8: Giâm ngày 15/10 + Sử dụng chế phẩm giâm chiết cành của Công
ty cổ phần sinh hoá Minh Đức (TV3+CP1).
+ CT9: Giâm ngày 15/10 + Sử dụng chế phẩm siêu ra rễ cực mạnh của
Công ty hỗ trợ phát triển kỹ thuật và chuyển giao công nghệ (TV3+CP2).
- Sơ đồ thí nghiệm:
Nhắc lại 1

CT1

CT2

CT3

CT4

CT5

CT6

CT7

CT8

CT9


Nhắc lại 2

CT2

CT3

CT8

CT5

CT9

CT4

CT1

CT6

CT7

Nhắc lại 3

CT9

CT4

CT5

CT7


CT1

CT2

CT3

CT6

CT8

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát
triển của hoa thược dược.
- Thí nghiệm có 3 công thức, mỗi công thức trồng 15 chậu (mỗi chậu 3
cây) trong túi bầu nilon (Kích thước bầu: 18 x 32 cm), với 3 lần nhắc lại.


21

Tổng số chậu thí nghiệm là 135 chậu (405 cây). Thí nghiệm bố trí theo kiểu
ngẫu nhiên hoàn toàn. Thí nghiệm chậu vại, bố trí trong nhà có mái che tại
Thành phố Thái Nguyên.
+ Công thức 1: Trồng ngày 15/9/2013
+ Công thức 2: Trồng ngày 01/10/2013
+ Công thức 3: Trồng ngày 15/10/2013
- Sơ đồ thí nghiệm:
Nhắc lại 1
Nhắc lại 2
Nhắc lại 3

CT1

CT2
CT3

CT 2
CT 3
CT1

CT 3
CT 1
CT 2

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu giá thể trồng hoa thược dược
- Thí nghiệm có 3 công thức, mỗi công thức trồng 15 chậu (mỗi chậu 3
cây) trong túi bầu nilon (Kích thước bầu: 18 x 32 cm), với 3 lần nhắc lại.
Tổng số cây thí nghiệm là 405 cây. Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối ngẫu
nhiên hoàn toàn. Thí nghiệm chậu vại. Trong nhà có mái che tại Thành phố
Thái Nguyên
+ Công thức 1: Sử dụng đất màu - Đối chứng.
+ Công thức 2: Sử dụng bã nấm (50%) + đất màu (50%).
+ Công thức 3: Sử dụng bã nấm.
- Sơ đồ thí nghiệm:
Nhắc lại 1

CT1(Đ/C)

CT 2

CT3

Nhắc lại 2


CT2

CT 3

CT1(Đ/C)

Nhắc lại 3

CT3

CT1(Đ/C)

CT2

2.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Các chỉ tiêu theo dõi định kỳ 15 ngày/lần, mỗi ô thí nghiệm chọn theo
dõi ngẫu nhiên 5 cây theo phương pháp 5 điểm chéo góc.


22

2.3.2.1. Các đặc điểm hình thái
- Mô tả đặc điểm hình thái thân, lá, hoa của giống hoa thược dược tham
gia thí nghiệm.
2.3.2.2. Các chỉ tiêu về sinh trưởng. phát triển
- Tỷ lệ ra rễ
- Tỷ lệ xuất vườn (%)
- Tỷ lệ sống (TLS): Theo dõi sau trồng 15 ngày
Số cây sống

Tỷ lệ sống =

X 100
Tổng số cây trồng

- Các giai đoạn sinh trưởng phát triển
- Thời gian hồi xanh: tính từ khi trồng đến khi hồi xanh (ngày)
- Thời gian ra nhánh: từ khi trồng đến ra nhánh (ngày)
- Thời gian ra nụ: từ khi trồng đến ra nụ (ngày)
- Thời gian nở hoa: từ trồng đến nở hoa (ngày)
Các giai đoạn được xác định khi có 50% số cây đạt các chỉ tiêu
trên.
- Chỉ tiêu về sinh trưởng
+ Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm): được đo từ mặt đất (miệng
chậu) đến đỉnh sinh trưởng của cây.
+ Đường kính tán (cm): Đo đường kính mặt tán của cây. Lấy trung bình
cộng của 2 đường kính vuông góc.
+ Động thái đẻ nhánh: đếm trực tiếp số nhánh sinh ra trên cây mẹ
2.3.2.3. Các chỉ tiêu năng suất, chất lượng hoa
- Số nụ và số hoa trên cây: Tổng số hoa và số nụ trên các cây theo dõi


23

- Độ bền hoa chậu (ngày): Tính từ khi 50% hoa nở đến khi 50% hoa
héo.
- Đường kính hoa (cm): Đo khi hoa nở hoàn toàn.
- Tỷ lệ chậu nở hoa (%): Tỷ lệ % giữa chậu nở trên tổng số chậu theo
dõi
- Tỷ lệ chậu nở hoa dị dạng (%): Số chậu nở hoa dị dạng trên tổng số

chậu nở hoa
- Tỷ lệ chậu xuất vườn (%): tổng số chậu xuất vườn trên tổng số chậu
theo dõi
2.3.2.4. Các chỉ tiêu về tình hình sâu, bệnh hại
* Phương pháp điều tra: ứng dụng chuẩn đoán bằng mắt thường, theo
đường chéo ô, đánh dấu mức độ phổ biến của sâu bệnh.
* Bệnh hại: Đối với bệnh hại tiến hành điều tra tỉ lệ diện tích lá bị hại
trong công thức thí nghiệm. Theo dõi định kỳ 15 ngày 1 lần.
- Tỷ lệ bệnh hại (%) = (A/B) x 100
A: Số lượng cây bị bệnh
B: Tổng số cây điều tra
- Mức độ gây hại:
+ Mức độ nhẹ ( tỷ lệ bệnh < 10% ).

Ký hiệu: +

+ Mức độ trung bình ( tỷ lệ bệnh 10 - 25%). Ký hiệu: ++
+ Mức độ nặng ( tỷ lệ bệnh 26 - 50%).

Ký hiệu: +++

+ Mức độ rất nặng: ( tỷ lệ bệnh > 50%).

Ký hiệu: ++++

* Sâu hại
- Mật độ sâu hại = số sâu/diện tích điều tra (con/m2)
- Mức độ phổ biến
+ Mức độ hại không phổ biến (MĐSH < 5 con/m2). Ký hiệu: *
+ Mức độ hại ít phổ biến (MĐSH: 5 - 10 con/m2).


Ký hiệu: **


24

+ Mức độ hại phổ biến (MĐSH > 10 con/m2).

Ký hiệu: ***

2.4.2.5. Chỉ tiêu về kinh tế
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế:
+ Tổng thu (đ): Tổng số tiền thu được từ bán hoa
+ Tổng chi (Đ): Tổng số tiền chi phí cho việc trồng hoa
+ Phần lãi thuần (đ): Là tổng số tiền thu được - Tổng chi phí
+ Hiệu quả đồng vốn (%) =

Tổng số tiền thu được x 100
Tổng số chi phí

2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo chương trình phần mềm IRRISTAT trên máy
vi tính.


25

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng và thời vụ

giâm trong nhân giống hoa thược dược TDL03
Nhân giống bằng giâm cành là phương pháp đơn giản, dễ làm, không
đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, giúp sản xuất được cây giống có chất lượng mà vẫn
giữ được những đặc tính di truyền tốt của giống gốc.
Yếu tố nội tại và điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ ra rễ
của cành giâm. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh
trưởng và thời vụ giâm trong nhân giống hoa thược dược TDL03 được thể
hiện qua các bảng số liệu sau:
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng
và thời vụ giâm đến tỷ lệ ra rễ của cành giâm
Chỉ tiêu

Số cành giâm
(Cành)

Số cành
ra rễ
(Cành)

Tỷ lệ
ra rễ
(%)

CT1(Đ/C)

30

21

70


CT2

30

28

93,33

CT3

30

30

100

CT4

30

25

83,33

CT5

30

30


100

CT6

30

30

100

CT7

30

20

66,67

CT8

30

29

96,67

CT9

30


30

100

Công thức


×