Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Bài tập nhóm môn quản trị tài chính QT302 TOPICA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (806.4 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

TỔ HỢP CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC TOPICA

BÀI TẬP NHÓM
MÔN QT 302: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI (GIAI ĐOẠN 2015-2016)
Lớp: CD9B – Nhóm 3
Thành viên thực hiện:

Tháng 11/2017


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 2
1. Lý do lựa chọn đề tài ..................................................................................... 2
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu: ...................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................. 2
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI .................................................................................... 3
1.1 Thông tin doanh nghiệp: ............................................................................. 3
1.2. Quá trình hình thành và phát triển: ............................................................ 4
1.3. Các đơn vị trực thuộc Công ty ................................................................... 6
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI ........................................................................ 7
2.1. Phân tích khái quát báo cáo tài chính ......................................................... 7
2.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán............................................................ 7


2.1.2. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh: ................................................ 9
2.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính: ............................................................... 11
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG
QUẢNG NGÃI (QNS)....................................................................................... 17
3.1. Đánh giá chung......................................................................................... 17
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính tại công ty cổ phần
đường Quảng Ngãi (QNS): ............................................................................. 18
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 24
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 25

Trang 1


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Quản trị tài chính là sự tác động của nhà quản trị đến các hoạt động tài chính
trong doanh nghiệp. Trong các quyết định của doanh nghiệp, vấn đề cần được nhà quản
trị tài chính quan tâm giải quyết không chỉ là lợi ích của cổ đông và nhà quản lý mà còn
cả lợi ích của nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và Chính phủ. Một quyết định tài
chính không được cân nhắc, hoạch định kỹ lưỡng có thể gây nên những tổn thất lớn cho
doanh nghiệp. Quản trị tài chính luôn giữ vai trò trọng yếu trong hoạt động quản lý
doanh nghiệp. Quản trị tài chính quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp
trong quá trình kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, quản trị tài chính
doanh nghiệp giữ những vai trò chủ yếu sau:
- Huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả.
- Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp.
Nhóm 3- CD9 gồm các thành viên sinh ra và lớn lên tại miền Trung. Trong
nhóm có một số thành viên là cổ đông của Công ty cổ phần đường Quàng Ngãi. Qua
phân tích và nghiên cứu trên thị trường, nhóm thấy Công ty này quy mô vốn và tài sản
tương đối lớn, kinh doanh hiệu quả, hàng năm đều có lợi nhuận và có chia cổ tức cho
cổ đông, tình hình tài chính của doanh nghiệp đều tốt; các chỉ số ROS, ROA, ROE đều
cao hơn chỉ số ngành. Công ty nằm trong top đầu của ngành thực phẩm. Vì vậy, nhóm
lựa chọn Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi để phân tích một số chỉ tiêu tài chính
xem tình hình sử dụng vốn, tài sản, khả năng thanh toán các khoản nợ, các chỉ số sinh
lợi có thực sự tốt không? Từ đó, hiểu hơn về môn Quản trị tài chính và các chỉ số trong
quản trị tài chính.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định và phân tích các chỉ tiêu tài của Công ty cổ phần đường Quàng Ngãi.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả Quàn trị tài chính tại Công ty.

3. Phạm vi nghiên cứu:
- Thực trạng quản trị tài chính tại Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi.
- Số liệu dùng để phân tích là số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân
đối kế toán của Công ty năm 2015, 2016.

4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu: Giáo trình quản trị tài chính; Giáo trình phân tích hoạt
động kinh doanh của TOPICA.
- Tiến hành thu thập thông tin từ Internet.
Trang 2


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI


1.1 Thông tin doanh nghiệp:
- Tên doanh nghiệp:
+ Tên đăng ký bằng tiếng việt: Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi.
+ Tên bằng tiếng anh: Quang Ngai Sugar Joint Stock Company.
+ Viết tắt: QNS.
+ Mã cổ phiếu: QNS.
+ Vốn điều lệ: 6.000.000.000 đồng.
+ Địa chỉ: Số 02, đường Nguyễn Chí Thanh, phường Quảng Phú, thành phố
Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
- Đại diện doanh nghiệp:
+ Ông Võ Thành Đàng – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc ;
Các Phó Tổng Giám đốc:
+ Ông Nguyễn Hữu Tiến – Phụ trách kinh tế.
+ Ông Cao Minh Tuấn – Phụ trách vùng nguyên liệu.
+ Ông Trần Ngọc Phương – Phụ trách tài chính kiêm Kế toán trưởng.
- Điện thoại :(84.255) 382 7310 - 382 2697
- Fax
:(84.255) 382 2843
- Email
:
- Website
:
- MS thuế: 4300205943
- Giấy chứng nhận ĐKKD số: 3403000079 do Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh
Quảng Ngãi cấp ngày 28/12/2005 và đăng ký thay đổi lần thứ 18 ngày 31/10/2016.
- Ngành nghề kinh doanh chính:
+ Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa: Chế biến sữa đậu nành và các sản phẩm
từ sữa đậu nành; Sản xuất đường; Sản xuất các loại bánh từ bột; Sản xuất phân bón và
các hợp chất ni tơ: Sản xuất các loại phân bón vô cơ, vi sinh;

+ Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp;
+ Bán buôn đồ uống: Kinh doanh bia, đồ uống;
+ Thoát nước và xử lý nước thải;
+ Sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo;
Trang 3


+ Sửa chữa máy móc, thiết bị;
+ Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác;
+ Bán buôn thực phẩm: Kinh doanh đường, mật, sữa, bánh kẹo;
+ Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia;
+ Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng: Sản xuất nước khoáng, nước ngọt;
+ Kho bãi và lưu giữ hàng hóa;
+ Nhận và chăm sóc cây giống công nghiệp: Nhận và chăm sóc cây mía giống;
Nhân và chăm sóc cây đậu nành;
+ Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch; Hoạt động dịch vụ trồng trọt: Trồng mía;
+ Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại: Gia công chế tạo các sản phẩm
cơ khí phục vụ các nghành sản xuất và dân dụng;
+ Vận tải hàng hóa bằng đường bộ;
+ Sản xuất máy nông nghiệp và lâm nghiệp. Chi tiết: Kinh doanh và chế tạo
công cụ máy nông nghiệp;
+ Sản xuất máy chuyên dụng khác: Sản xuất máy trồng, máy chăm sóc và máy
thu hoạch mía;
+ Kinh doanh phân bón vô cơ, vi sinh; Kinh doanh vỏ chai thủy tinh, két nhựa
các loại; Kinh doanh mía giống, mía nguyên liệu, cồn, nha (đường glucoza); Kinh
doanh chế phẩm, phế liệu thu hồi trong sản xuất: mật rỉ, bã đậu nành, malt bia, bã mía,
bã bùn;
+ Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nha (đường glucoza); Sản xuất và kinh
doanh cồn (Ethanol): cồn thực phẩm, cồn nhiên liệu, cồn nhiên liệu biến tính, cồn công
nghiệp; Sản xuất và kinh doanh CO2 thực phẩm và CO2 công nghiệp;

+ Các sản phẩm đạt danh hiệu “Thương hiệu Quốc gia”: sữa đậu nành Vinasoy,
bánh kẹo BiscaFun; Nước khoáng thạch bích; đường và mạch nha; Bia Dung Quất,...

1.2. Quá trình hình thành và phát triển:
- Tiền thân là Công ty Đường Quảng Ngãi, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn được thành lập từ những năm 70 của thế kỷ XX với 02 sản phẩm chính là
Đường RS và Cồn cùng số lao động khoảng 650 người.
- Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa
doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định số 2610/QĐ-ĐMD ngày 30/9/2005 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3403000079 ngày 28/12/2005 và chính thức đi vào
hoạt động từ ngày 01/01/2006.
- Năm 2007: QNS chính thức được công nhận là Công ty đại chúng theo Giấy
chứng nhận số 236/ĐKCB do Ủy ban Chứng khoán nhà nước cấp.
Trang 4


- Năm 2008: Thành lập công ty con theo quyết định số 07/QĐ/CPĐQN-HĐQT
ngày 18/01/2008, Công ty TNHH MTV TM Thành Phát với tỷ lệ sở hữu 100%.
- Năm 2009: Từ một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được cổ phần
hóa, đến ngày 23/06/2009, nhà nước đã thoái toàn bộ vốn tại QNS bằng hình thức
bán cho nhà đầu tư bên ngoài và người lao động trong Công ty và chính thức trở thành
Công ty Cổ phần không còn vốn nhà nước.
- Năm 2010: Nhà máy Cồn rượu và Nhà máy đường Quảng Phú đã tạm dừng
hoạt động.
- Năm 2011 Quyết định đổi tên Xí nghiệp cơ khí thành Nhà máy Cơ khí, thành
lập Xí nghiệp Cơ giới nông nghiệp và Trung tâm Môi trường sạch trên cơ sở Đội thi
công cơ giới và Tổ môi trường trước đây.
- Năm 2012: Tăng vốn góp vào công ty con, tỷ lệ sở hữu 100%, Cty TNHH
MTV TM Thành Phát, từ 5 tỷ đồng lên 6 tỷ đồng; Khởi công xây dựng NM Sữa Đậu

nành Vinasoy Bắc Ninh với công suất giai đoạn I là 90 triệu lít/năm; Đầu tư mở rộng
nâng công suất Nhà máy Bia Dung Quất giai đoạn I từ 50 triệu lít/năm lên
100 triệu lít/năm; Đầu tư mở rộng và nâng công suất Nhà máy đường An Khê 10 tấn
mía/năm.
- Năm 2013: Hoàn thành giai đoạn I Dự án xây dựng Nhà máy sữa Đậu nành
Vinasoy Bắc Ninh, Hoàn thành sự án đầu tư mở rộng nâng công suất Nhà máy Bia
Dung Quất, Hoàn thành dự án đầu tư mở rộng nâng công suất NMĐ An Khê, Thành
lập Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu Nành (VSAC).
- Năm 2014: Cổ phiếu Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi chính thức lưu ký
tập trung tại Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD);
- Năm 2015: Hoàn thành Dự án mở rộng Nâng công suất Nhà máy sữa đậu
nành Vinasoy Bắc Ninh 180 triệu lít/năm; Đầu tư xây dựng Nhà máy điện sinh khối
An khê; Kỷ niệm 10 năm cổ phần hóa.
- Năm 2016: Hoàn thành dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy Sữa Đậu nành
Vinasoy Bình Dương nâng tổng công sản xuất sữa đậu nành hiện có của
Công ty lên 390 triệu lít/năm; Ngày 20/12/2016, cổ phiếu QNS của Công ty đã chính
thức giao dịch tại sàn UPCOM với giá chào sàn là 80.000 đ/cp. Giá trị vốn hóa thị
trường của cổ phiếu QNS tính đến ngày 23/3/2017 là hơn 1 tỷ USD, với giá giao dịch
bình quân ngày 23/3/2017 là 125.820 đồng/CP.
- Năm 2017: Tiếp tục xây dựng: dự án mở rộng Nhà máy đường An Khê 18.000
tấn mía/ngày; Dự án cồn rượu cao cấp; Mở rộng nhà máy sữa Bắc Ninh; Mở rộng nhà
máy sửa Bình Dương và Nhà máy điện sinh khối An Khê.

Trang 5


1.3. Các đơn vị trực thuộc Công ty
Tại ngày 31/12/2016, Công ty có 15 đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc, có
tổ chức kế toán riêng và một công ty con:
- Nhà máy đường Phổ Phong;

- Nhà máy đường An Khê;
- Xí nghiệp cơ giới nông nghiệp An Khê;
- Nhà máy sữa đậu nành Vinasoy;
- Nhà máy sữa đậu nành Vinasoy Bắc Ninh;
- Nhà máy sữa đậu nành Vinasoy Bình Dương;
- Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng sửa đậu nành Vinasoy;
- Nhà máy Bia Dung Quất;
- Nhà máy Bánh kẹo BiscaFun;
- Nhà máy nước khoáng Thạch Bích;
- Nhà máy Nha Quảng Ngãi;
- Trung tâm Môi trường và nước sạch;
- Nhà máy Cơ khí;
- Nhà máy điện sinh khối An Khê;
- Trung tâm giống mĩa Quảng Ngãi;
- Và một công ty con: Công ty TNHH MTV Thành Phát;

Trang 6


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI
2.1. Phân tích khái quát báo cáo tài chính
2.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán

Nội dung

Năm 2015
(Triệu
đồng)


Năm 2016
(Triệu
đồng)

Chênh lệch
Tuyệt đối
(Triệu
đồng)

Tương
đối
(%)

TỔNG TÀI SẢN

5.172.339

6.124.389

952.050

18,41

TS ngắn hạn

3.240.643

1.775.179

(1.465.464)


-45,22

Tiền, các khoản tương đương tiền

1.008.800

136.507

(872.293)

-86,47

Đầu tư tài chính ngắn hạn

1.168.000

555.000

(613.000)

-52,48

Khoản phải thu ngắn hạn

701.954

394.611

(307.343)


-43,78

Hàng tồn kho

353.691

518.713

165.022

46,66

8.198

170.348

162.150

1.977,92

1.931.696

4.349.210

2.417.514

125,15

1.577


690

(887)

-56,25

1.662.873

1.849.088

186.215

11,20

TS dở dang dài hạn

79.667

2.270.645

2.190.978

2.750,17

Đầu tư tài chính dài hạn

-

-


-

TS ngắn hạn khác
TS dài hạn
Khoản phải thu dài hạn
TS cố định

TS dài hạn khác

-

187.579

228.787

41.208

21,97

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

5.172.339

6.124.389

952.050

18,41


Nợ phải trả

2.564.624

2.213.174

(351.450)

-13,70

Nợ ngắn hạn

2.219.683

1.968.147

(251.536)

-11,33

344.941

245.027

(99.914)

-28,97

2.607.715


3.911.216

1.303.501

49,99

Nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu

Nhận xét:
Nhìn vào bảng phân tích bảng cân đối kế toán của công ty trong 02 năm 2015
và 2016, ta có thể nhận thấy:

Trang 7


- Tổng tài sản năm 2016 là 6.124.389 triệu đồng, tức tăng 18,41% so với tổng tài
sản năm 2015 là 5.172.339 triệu đồng. Tổng tài sản của doanh nghiệp tăng là do tài sản
ngắn hạn giảm 45,22% và tài sản dài hạn tăng 125,15%.
+ Tài sản ngắn hạn giảm do trong năm 2016 doanh nghiệp có: Tiền và các khoản
tương đương tiền giảm 86,47%; Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 52,48%; Các
khoản phải thu ngắn hạn giảm 43,78% và Tài sản ngắn hạn khác tăng 1.977,92% (chủ
yếu do Thuế GTGT được khấu là 163.316 triệu đồng tăng 2.594,1%). Ngoài ra, trong
năm 2016 hàng tồn kho tăng 165.022.614 triệu đồng, tương đương tăng 46,66% (chủ
yếu do chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang là 191.518 triệu đồng tăng 462,14%, điều
này cho thấy hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa cao. Công ty cần quản lý
chặt chẽ và nâng cao hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh để giảm chi phí này) từ đó
tăng hiệu quả sử dụng vốn.
+ Tài sản dài hạn tăng 125,15% do trong năm 2016 doanh nghiệp có: Tài sản cố
định tăng 11,2%; Tài sản dài hạn khác tăng 21,97%; Trong đó Tài sản dỡ dang dài hạn

tăng 2.750,17% rất nóng (chủ yếu do trong năm 2016: Công ty tiếp tục xây dựng mở
rộng Nhà máy Đường An Khê là 939.953 triệu đồng tăng 2.568,35%; Nhà máy điện
sinh khối An Khê 1.212.979 triệu đồng tăng 7.002,52%, Công ty cần tăng cường quản
lý chặt chẽ đối với khoản tài sản dỡ dang dài hạn; cần thúc đẩy quá trình đầu tư xây
dựng các dự án sớm đưa vào khai thác vận hành, sản xuất kinh doanh, không để tình
trạng xây dựng dỡ dang, kéo dài sẽ không phát huy hiệu quả đầu tư cũng như sẽ không
thu hồi được vốn.
- Nguồn vốn trong năm 2016 tăng 18,41% so với năm 2015, đạt 6.124.389 triệu
đồng. Nguyên nhân chủ yếu nợ ngắn hạn giảm 11,33%; nợ dài hạn giảm 28,97% tỷ trọng
các chỉ tiêu nợ giảm cho thấy doanh nghiệp đảm bảo việc trả lãi vay, gốc đối với các
khoản vay ngắn và dài hạn và là một lợi thế khi Công ty cần huy động vốn từ tổ chức tín
dụng, Công ty cần phát huy điều này. Trong khi vốn chủ sở hữu tăng 49,99%, mức tăng
này chủ yếu công ty đã huy động thêm vốn góp của chủ sở hữu và gia tăng khoản lợi
nhuận sau thuế chưa phân phối, Công ty cần sử dụng hiệu quả nguồn vốn này để tài trợ
cho các dự án đang triển khai cũng như tái đầu tư để tăng hiệu quả sử dụng vốn, tạo động
lực phát triển nhanh và bền vững.

Trang 8


2.1.2. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh:
Chênh lệch

Năm 2015

Năm 2016

(Triệu
đồng)


(Triệu
đồng)

Tuyệt đối

Tương

(Triệu
đồng)

đối
(%)

7.804.040

7.008.333

(795.707)

-10,20

18.805

36.229

17.424

92,66

Doanh thu thuần


7.785.235

6.972.104

(813.131)

-10,44

Giá vốn hàng bán

5.487.098

4.696.861

(790.237)

-14,40

Lợi nhuận gộp

2.298.137

2.275.243

(22.894)

-1,00

Doanh thu hoạt động tài chính


71.761

72.794

1.033

1,44

Chi phí tài chính

62.996

77.041

14.045

22,30

Chi phí bán hàng

735.536

714.777

(20.759)

-2,82

Chi phí quản lý doanh nghiệp


229.463

44.098

(185.365)

-80,78

1.341.092

1.512.129

171.037

12,75

Thu nhập khác

22.788

33.216

10.428

45,76

Chi phí khác

2.841


2.573

(268)

-9,43

Lợi nhuận khác

19.947

30.643

10.696

53,62

1.361.850

1.542.773

180.923

13,29

Chi phí thuế TNDN

131.785

132.897


1.112

0,84

Lợi nhuận sau thuế

1.230.065

1.409.876

179.811

14,62

Nội dung

Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh
Các khoản giảm trừ doanh thu

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận kế toán trước thuế

Nhận xét:
Nhìn vào bảng phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong 02 năm
2015 và 2016 ta nhận thấy:
- Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh năm 2016 giảm đạt 7.008.333 triệu
đồng, tức giảm 10,20% so với năm 2015 do các khoản giảm trừ doanh thu tăng
92,66% trong khi đó doanh thu thuần giảm 10,44%. Lý giải nguyên nhân sụt giảm này

là do tác động của khí hậu và của cả nền kinh tế: ảnh hưởng hiện tượng thời tiết El
Nino nên nguồn cung nguyên liệu giảm dẫn đến các nhà máy đường của Công ty chưa
hoạt động hết công suất, sản lượng đường tiêu thụ giảm; sự cạnh tranh các thương hiệu
sữa trên thị trường nên hoạt động sản xuất kinh doanh sữa đậu nành của Công ty
không đạt mức tăng trưởng như kỳ vọng chỉ tăng 1,3% so với năm 2015; Hoạt động
sản xuất và kinh doanh bia không đạt kế hoạch do sự cạnh tranh gay gắt từ các hãng
Trang 9


bia nội địa và nước ngoài và sự thay đổi các quy định pháp luật liên quan đến ngành
hàng (thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt,...) dẫn đến doanh thu của Công ty giảm.
- Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh giảm không chỉ do doanh thu thuần
giảm mà do các khoản giảm trừ doanh thu tăng do (chiết khấu thương mại năm 2016 là
33.620 triệu đồng và hàng bán bị trả lại là 2.609 triệu đồng). Năm 2015, các khoản
giảm trừ doanh thu là 18.805 triệu đồng thì năm 2016 là 36.299 triệu đồng tăng
92,66%, Công ty mất 17.424 triệu đồng. Công ty cần xem xét lại chính sách quản lý
đối với hàng bán bị trả lại, các khoản chiết khấu thương mại.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2016 đạt 72.794 triệu đồng tăng 1,44%
so với năm 2015 đạt 71.761 triệu đồng. Tuy nhiên, chi phí tài chính năm 2015 tăng
22,3% so với năm 2015 (chủ yếu do chi phí lãi vay tăng). Đây là một tín hiệu tốt,
Công ty đã sử dụng hoạt động đầu tư tài chính có hiệu quả, tuy nhiên Công ty cần xem
xét cơ cấu các khoản nợ ngắn hạn, dài hạn, các khoản thuê tài chính nên sử dụng một
phần nguồn vốn chủ sở hữu đề tài trợ vốn cho các dự án để giảm chi phí tài chính.
- Chi phí bán hàng năm 2016 là 714.777 triệu đồng giảm 2,82% so với năm
2015 là 735.536 triệu đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2016 là 40.098 triệu
đồng giảm 80,78% so với năm 2015 là 229.463 triệu đồng. Đây là tín hiệu đáng mừng
trong cách thức quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng, Công ty đã
ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp và quản lý bán hàng rất tốt,
Bên cạnh đó Công ty cũng trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ đểm cải tiến
quy trình sản xuất, quy trình bán hàng, quy trình quản lý từ đó giảm đáng kể các loại

chi phí này đồng thời tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, Công ty cần phát huy hơn
nữa trong các năm.
- Lợi nhuận trước thuế năm 2016 tăng 13,29% so với năm 2015 đạt 1.542.773
triệu đồng, điều này dẫn đến lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng tăng tương ứng
14,62% đạt 1.409.876 triệu đồng. Đây là một tín hiệu tốt đối với Công ty, mặc dù
trong năm 2016, nền kinh tế và môi trường có nhiều bất lợi đối với Công ty cũng như
các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm. Công ty cần tiếp túc phát huy kết quả kinh
doanh của năm 2016, thường xuyên kiểm tra, đánh giá, dự báo đầy đủ chính xác mọi
diễn biến về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, những mặt mạnh, mặt yếu của
doanh nghiệp trong mối quan hệ với môi trường xung quanh và tìm ra những biện
pháp để không ngừng tăng doanh thu cũng như lợi nhuận trong những năm tiếp theo.

Trang 10


2.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính:
BẢNG PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN
Chỉ tiêu

Cách tính

Năm 2015

Năm 2016

Tài sản ngắn hạn

3.240.643

1.775.179


Nợ ngắn hạn

2.219.683

1.968.147

Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn

1,46

0,90

Tiền các khoản tương đương
tiền

1.008.800

136.507

Các khoản phải thu

701.954

394.611

Các khoản đầu tư ngắn hạn

1.168.000


555.000

Nợ ngắn hạn

2.219.683

1.968.147

(Tiền và các khoản tương
đương tiền +
Các khoản phải thu + Các
khoản đầu tư ngắn hạn)
Nợ ngắn hạn

1,30

0,55

Tiền và các khoản tương
đương tiền

1.008.800

136.507

Nợ ngắn hạn

2.219.683


1.968.147

Tiền và các khoản tương
đương tiền
Nợ ngắn hạn

0,45

0,07

Tổng nợ

2.564.624

2.213.174

Vốn chủ sở hữu

2.607.715

3.911.216

Tổng nợ
Vốn chủ sở hữu

0,98

0,57

Tổng nợ


2.564.624

2.213.174

Tổng tài sản

5.172.339

6.124.389

Tổng nợ
Tổng tài sản

0,50

0,36

Số liệu
ngành

A. Chỉ tiêu thanh khoản

1. Tỷ số thanh
toán hiện hành

2. Tỷ số thanh
toán nhanh

3. Tỷ số thanh

toán tiền mặt

1,71

1,32

0,10

B. Chỉ tiêu đòn bẩy tài chính
1. Tỷ số nợ so
với Vốn chủ sở
hữu

2. Tỷ số nợ so
với tổng tài sản

C. Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động

Trang 11

0,94

0,48


1. Vòng quay
hàng tồn kho

2. Số ngày tồn
kho


3. Vòng quay
khoản phải thu

4. Kỳ thu tiền
bình quân

5. Hiệu quả sử
dụng tổng tài
sản

Giá vốn hàng bán

5.487.098

4.696.861

Hàng tồn kho bình quân

447.998

436.202

Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân

12,25

10,77


Số ngày trong năm, 365

365

365

Vòng quay hàng tồn kho

12,25

10,77

365
Vòng quay hàng tồn kho

29,8

33,9

Doanh thu thuần

7.785.235

6.972.104

Khoản phải thu bình quân

48.3163,5

54.8282,5


Giá vốn hàng bán
Khoản phải thu bình quân

16,11

12,72

365

365

365

Số vòng quay khoản phải thu

16,11

12,72

365
Số vòng quay khoản phải
thu

22,7

28,7

Doanh thu thuần


7.785.235

6.972.104

Tổng tài sản bình quân

4.558.650

5.648.364

Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân

1,71

1,23

Lợi nhuận sau thuế

1.230.065

1.409.876

Doanh thu thuần

7.785.235

6.972.104

Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần

15,80%

20,22%

Lợi nhuận sau thuế

1.230.065

1.409.876

Tổng tài sản bình quân

4.558.650

5.648.364

Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân

26,98%

25,96%

Lợi nhuận sau thuế

1.230.065

1.409.876


Vốn chủ sở hữu bình quân

2.171.389

3.259.465,5

Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân

56,65%

43,25%

0,3

D. Chỉ tiêu khả năng sinh lời

1. ROS

2. ROA

3. ROE

Trang 12

13%

13%


25%


Nhận xét:
A. Chỉ tiêu thanh khoản:
1. Tỷ số thanh toán hiện hành: Kỳ này 0,9<1 trong khi kỳ trước là 1,46 và số liệu
ngành là 1,71. Điều này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn giảm, việc
giảm chỉ số từ 1,46 năm 2015 xuống 0,9 năm 2016 do (Tài sản ngắn hạn giảm so với
2015 là: 45,22%, nhưng nợ ngắn hạn chỉ giảm 11,33%) và chỉ số này thấp so với số liệu
ngành, ảnh hưởng bất lợi đến tình hình tài chính của công ty. Tuy nhiên, mức độ ảnh
hưởng không lớn Công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng các nguồn
khác, rủi ro phá sản của doanh nghiệp thấp. Cụ thể ở kỳ này, cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn
phải trả, doanh nghiệp có 0,9 đồng tài sản ngắn hạn có thể thanh lý để trả nợ, trong khi ở
kỳ trước cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả, doanh nghiệp có 1,46 đồng tài sản ngắn hạn
có thể thanh lý để trả nợ. Công ty cần điều chỉnh tỷ số này ở mức lớn hơn 1 và nhỏ hơn số
liệu ngành (tăng đầu tư vào tài sản ngắn hạn, giảm nợ ngắn hạn), để tăng hiệu quả sử dụng
tài sản và đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đáo hạn.
2. Tỷ số thanh toán nhanh: Kỳ này 0,55 trong khi kỳ trước là 1,30 và tỷ số
ngành 1,32. Chỉ số thanh toán nhanh kỳ này 0,5 < chỉ số thanh toán hiện hành 0,9 và <
1, cho thấy Công ty ở trong tình trạng tài chính tiêu cực, khó đảm bảo khả năng thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn khi đáo hạn và tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp phụ thuộc
quá nhiều vào hàng tồn kho (hàng tồn kho kỳ này tăng 46,66% so với kỳ trước). Tỷ số
thanh toán nhanh của năm nay thấp hơn so với năm trước và thấp hơn số liệu ngành khá
nhiều. Nếu như ở kỳ trước, cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả doanh nghiệp có 1,3 đồng
tài sản ngắn hạn (tiền và các khoản tương đương tiền; các khoản phải thu; các khoản đầu
tư ngắn hạn) có thể thanh lý để trả nợ thì trong kỳ này chỉ còn 0,55 đồng. Công ty cần
điều chỉnh tỷ số này ở mức lớn hơn 1 và nhỏ hơn số liệu ngành để đảm bảo khả năng
thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn khi đáo hạn và tăng hiệu quả sử dụng tài sản.
3. Tỷ số thanh toán tiền mặt: Tỷ số thanh toán tiền mặt của năm nay thấp hơn so
với năm trước và thấp hơn số liệu ngành. Kỳ này 0,07 trong khi kỳ trước là 0,46 và tỷ số

ngành 0,1; dẫn đến khả năng sẵn sàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn rất thấp vì tiền
và các khoản tương đương tiền là khoản mục có tính thanh khoản cao nhất. Ngược lại, chỉ
số này thấp cho thấy Công ty đã sử dụng nguồn vốn khá tốt vì tiền là khoản mục không
sinh lời cho Công ty. Tuy nhiên, Công ty cần tăng quỹ tiền mặt và các khoản tương đương
tiền lên mức cao hơn để đảm báo cho các khoản chi thương xuyên và tăng khả năng thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn khi đáo hạn.

Trang 13


B. Chỉ tiêu đòn bẩy tài chính:
1. Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu: Kỳ này là 0,57 trong khi kỳ trước là 0,98
và số liệu ngành 0,94.
- Năm 2015: chỉ số này là: 0,98. Nợ phải trả của Công ty được tài trợ chủ yếu
bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ hơn so với vốn chủ sở hữu của
công ty, do vậy Công ty ít gặp khó khăn hơn trong tài chính.
- Năm 2016: chỉ số này là: 0,57. Nợ phải trả năm 2016 giảm so với năm 2015 là
13,70% nhưng vốn chủ sở hữu tăng 49,99% làm cho tỷ số này giảm xuống do (Vốn
góp của chủ sở hữu tăng 2 đợt do phát hành cổ phiếu trả cổ tức và phát hành cổ phiếu
theo chương trình lựa chọn người lao động và lợi nhuận năm trước để lại nhằm mục
đích đầu tư các dự án lớn về đầu tư mở rộng và đầu tư mới được Công ty tiếp tục triển
khai thực hiện đồng loạt.
- Mức độ sử dụng nợ kỳ này của Công ty giảm so với kỳ trước. Ở kỳ này tương
ứng với mỗi đồng vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp vay thêm 0,57 đồng nợ trong khi kỳ
trước vay 0,98 đồng. Mức độ sử dụng nợ giảm có tác động hai mặt: Một mặt giúp
doanh nghiệp tăng khả năng trả nợ, mặt khác giảm khả năng sinh lời.
- Thông thường, nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của doanh
nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của doanh
nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc, hệ số này càng
nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn

thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Tỷ lệ này càng lớn thì khả năng
gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn.
- Trên thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu có
nghĩa là doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên doanh nghiệp có thể
gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn một
khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao. Tuy nhiên không vì thế mà ngân hàng không
cho vay. Chúng ta cần đánh giá thêm khả năng tạo ra thu nhập để trả nợ và lãi vay của
doanh nghiệp qua tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản. Bên cạnh đó, việc sử dụng nợ cũng
có một ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Do
đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm
bảo một tỷ lệ hợp lý nhất.
2. Tỷ số nợ so với tổng tài sản: Kỳ này là 0,36 trong khi kỳ trước là 0,50 và tỷ
số ngành 0,48. Tỷ số này cho thấy 36% nguồn vốn tài trợ cho tài sản của công ty là từ
nợ phải trả (đi vay), cho thấy khả năng tự chủ tài chính của Công ty khá cao. Chỉ số
này thấp hơn chỉ số ngành (0,36<0,48), Công ty chưa khai thác tối đa đòn bẩy tài
chính.

Trang 14


Hai chỉ số này đều thấp hơn chỉ số ngành. Vì vậy, Công ty nên xem xét lại việc sử
dụng đòn bẩy tài chính để nâng cao chỉ số này tương đương với chỉ số ngành để tận dụng
tối đa hiệu quả của đòn bẩy này. Nếu biết sử dụng ở mức hợp lý thì đòn bẩy tài chính có
thể giúp Công ty kinh doanh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu Công ty vẫn tăng các chỉ số
này lên quá cao thì nguy cơ vỡ nợ cũng sẽ theo đó tăng lên.
C. Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động:
1. Vòng quay hàng tồn kho và số ngày tồn kho:
Các chỉ số cho thấy, trung bình kỳ trước: vòng quay hàng tồn kho là 12,25
tương ứng số ngày tồn kho của công ty là 29,8 ngày. Ở kỳ này, vòng quay hàng tồn
kho là 10,77 tương ứng số ngày tồn kho của công ty là 33,9 ngày. Điều này cho thấy,

thời gian tồn kho tăng do tốc độ vòng quay hàng tồn kho kỳ này giảm so với kỳ trước,
năng lực quản trị hàng tồn kho trong kỳ này kém hơn kỳ trước. Công ty cần chú trọng
trong việc quản lý hàng tồn kho của mình.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thấp, cho thấy doanh nghiệp bán hàng chậm và
hàng tồn kho bị ứ đọng nhiều. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có
nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột
thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị
phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể
khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải
đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
2. Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân: Chỉ tiêu trong kỳ
này có sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Nếu như ở kỳ trước, có 16,11 vòng quay
khoản phải thu (tương ứng trung bình 22,7 ngày thu tiền một lần) trong khi ở kỳ này
vòng quay khoản phải thu giảm xuống là 12,72 vòng (tương ứng trung bình 28,7 ngày
thu tiền một lần). Đây là điểm đáng lo của Công ty, cần phải có những chính sách bán
hàng hợp lý và quản lý tốt các khoản phải thu để tăng vòng quay khoản phải thu của
mình trong những năm tiếp theo.
3. Hiệu quả sử dụng tài sản:
Kỳ này là 1,23 trong khi kỳ trước là 1,71 và chỉ số ngành là 0,3. Điều này cho
thấy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp kỳ này thấp hơn kỳ trước, tuy nhiên
chỉ số này vẫn duy trì ở mức cao so với chỉ số ngành (hiệu quả sử dụng tài sản của
Công ty cao hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành). Ở kỳ trước mỗi đồng tài sản
tạo ra được 1,71 đồng doanh thu có thể trả nợ vay trong khi kỳ này là 1,23 đồng. Như
vậy khả năng tạo ra doanh thu để trả nợ vay của doanh nghiệp kỳ này thấp hơn kỳ
trước. Công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong những năm tiếp theo.

Trang 15


D. Chỉ tiêu khả năng sinh lời:

1. ROS: Kỳ này là 20,22% trong khi kỳ trước là 15,80%, chỉ số ngành 13%. Tỷ
số này cho ta thấy khả năng sinh lợi so với doanh thu thuần của doanh nghiệp. Cụ thể
trong kỳ này lợi nhuận sau thuế bằng 20,22% doanh thu thuần, trong khi kỳ trước chỉ
15,80%, ROS kỳ này lớn hơn ROS ngành cho thấy Công ty làm ăn hiệu quả hơn các
Công ty cùng ngành. Tuy nhiên, để đánh giá được khả năng sinh lời của công ty,
chúng ta cần đánh giá thêm chỉ tiêu ROA và ROE.
2. ROA: Kỳ này là 24,96% trong khi kỳ trước là 26,98% và số liệu ngành 13%,
ROA có chiều hướng giảm so với ROS. Cụ thể, cứ 100 đồng tài sản thì doanh nghiệp tạo
ra được 24,96 đồng lợi nhuận sau thuế, trong khi kỳ trước 26,98 đồng, khả năng tạo lợi
nhuận thấp hơn so với kỳ trước, công ty làm ăn kém hiệu quả hơn so với kỳ trước. Việc
ROA giảm, cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản giảm do một số nguyên nhân sau:
- Hệ số sử dụng tổng tài sản kỳ này 1,23 giảm so với kỳ trước là 1,71.
- Hàng tồn kho kỳ này tăng 46,66% so với kỳ trước, vòng quay hàng tồn kho kỳ
này 10,77 giảm so với kỳ trước là 12,25; Số ngày tồn kho tăng kỳ này 33,9 ngày trong
khi kỳ trước là 29,8 ngày.
- Vòng quay khoản phải thu kỳ này 12,72 giảm so với kỳ trước là 16,11; kỳ thu
tiền bình quân tăng kỳ này 28,7 ngày trong khi kỳ trước là 22,7 ngày.
Tuy nhiên, ROA của Công ty vẫn cao hơn 1,92 lần so với ROA của ngành,
Công ty vẫn sử dụng hiệu quả tài sản để tạo lợi nhuận so với các doanh nghiệp cùng
ngành. Công ty cần phát huy và duy trì hiệu quả sử dụng tài sản tốt hơn nữa để tăng lợi
nhuận trong những năm tiếp theo.
3. ROE: Tương tự như ROA thì ROE cũng giảm. Cụ thể, trong kỳ trước lợi
nhuận sau thuế bằng 56,65% so với vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thì ở kỳ này
giảm xuống 43,25%. So với ROE trung bình ngành thì ROE của doanh nghiệp cao hơn
1,73 lần (ROE ngành là 25%). Cụ thể cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra lợi nhuận sau
thuế 43,25 đồng trong khi kỳ trước là 56,65 đồng, điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng
vốn của Công ty chưa tốt. Công ty làm ăn kém hiệu quả hơn kỳ trước. Công ty cần
xem xét lại việc sử dụng vốn chủ sở hữu để tăng hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu để
tạo ra lợi nhuận trong những năm tiếp theo.
Mặc dù, ROA và ROE kỳ này giảm so với kỳ trước nhưng ROS vẫn tăng do lợi

nhuận sau thuế của kỳ này đạt 1.409.876 triệu đồng tăng 14,62% so với kỳ trước đạt
1.230.065 triệu đồng. Các chỉ tiêu ROS, ROA, ROE của Công ty đều cao hơn số liệu
ngành. Công ty cần phát huy sử dụng hiệu quả tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu để tạo
lợi nhuận cao trong những năm tiếp theo.

Trang 16


CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG
QUẢNG NGÃI (QNS)
3.1. Đánh giá chung
Năm 2016, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang vươn mình vượt qua
những khó khăn thách thức, tăng trưởng GDP đạt 6,21% thấp hơn so mục tiêu là 6,7%
do tình hình thiên tai, hạn hán, bão lũ phức tạp,..gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế từ
đó ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng GDP. Chỉ số CPI bình quân tăng 2,66% so với
năm 2015. Năm 2016, Công ty cũng bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế chung của cả
nước, điều kiện khí hậu không thuận lợi, nguồn cung nguyên liệu mía bị giảm dẫn đến
các nhà máy hoạt động không ổn định, giảm sản lượng; sự gia tăng cạnh tranh khốc
liệt từ các hãng nội địa và ngoại nhập của các sản phẩm sữa, bánh kẹo, các loại nước
giải khát, bia là các mặt hàng kinh doanh chủ lực của Công ty dẫn đến doanh thu giảm
so với năm 2015). Tuy nhiên, Công ty vẫn giữ tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ở hai con
số và đạt được một số thành công như sau:
Những thành công
- Tổng lợi nhuận trước thuế TNDN năm 2016 đạt 1.542.773 triệu đồng, tăng
13,3% so với năm 2015.
- Tổng lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2016 đạt 1.409.876 triệu đồng, tăng
14,6% so với năm 2015.
- Tổng tài sản đạt 6.124.389 triệu đồng, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2015
đạt 5.172.339 triệu đồng.

- Quy mô tổng tài sản tăng mạnh. Có sự dịch chuyển từ tài sản ngắn hạn sang
tài sản dài hạn (tài sản ngắn hạn giảm 45,22%, tài sản dài hạn tăng 125,15%) do trong
năm 2016, Công ty tiếp tục đầu tư vào các dự án mở rộng nhà máy, nâng công suất
mua tài sản cố định để đảm bảo cho mục tiêu phát triển dài hạn của đơn vị.
- Trong cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn được duy trùy ở
mức 47,63% năm 2015 và 50.42% năm 2016 đảm bảo sự an toàn về vốn cho doanh
nghiệp. Vốn chủ sở hữu năm 2016 tăng 50% so với năm 2015 đạt 3.911.216 triệu
đồng. Điều này cho thấy các cổ đông đã hết sức tin tưởng vào tình hình hoạt động kinh
doanh của công ty. Các khoản nợ phải trả năm 2016 giảm 13,7% so với năm 2015.
- Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty rất tốt. Điều này thể hiện qua hệ số ROA
của công ty luôn cao hơn hẳn ROA của ngành thực phẩm. Trong khi ROA ngành năm
2016 là 13% thì ROA của Công ty trong hai năm 2015, 2016 lần lượt là (27% và
25%). Điều này, cho thấy khả năng sử dụng tài sản tạo ra lợi nhuận của Công ty luôn
cao hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành.
Trang 17


- Hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu của công ty rất cao, thể hiện ROE
luôn cao hơn ROE của ngành. Trong khi ROE ngành năm 2016 là 25% thì ROE của
Công ty trong hai năm 2015, 2016 lần lượt là (57% và 43%). Điều này, cho thấy khả
năng sử dụng vốn chủ sở hữu tạo ra lợi nhuận của Công ty luôn cao hơn so với các
doanh nghiệp cùng ngành.
- Việc sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty đều nằm ở mức an toàn, các chỉ
số kỳ này đều giảm so với kỳ trước và thấp hơn so với số liệu ngành. Công ty đảm bảo
đủ vốn để tài trợ cho các dự án đang triển khai. Tuy nhiên, Công ty cần xem xét so với
số liệu ngành để sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính.
Một số tồn tại:
- Hàng tồn kho kỳ này tăng 46,66% (chủ yếu do chi phí sản xuất, kinh doanh dở
dang là 191.518 triệu đồng tăng 462,14% so với kỳ trước, điều này cho thấy hiệu quả
hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa cao). Công ty cần quản lý chặt chẽ và nâng cao

hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh để giảm chi phí này để giảm chi phí sử dụng
vốn, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Quỹ tiền mặt của công ty chưa quản lý hiệu quả, kỳ này có quá ít tiền mặt và
các khoản tương đương tiền để đảm bảo các khoản chi thương xuyên và khả năng
thanh toán nhanh bằng tiền mặt cho các khoản nợ đến hạn. Công ty cần tăng quỹ tiền
mặt để đảm bảo chi thường xuyên và tăng khả năng thanh toán nhanh bằng tiền, vì tiền
và các khoản tương đương tiền có tính thanh khoản cao nhất.
- Các chỉ số thanh toán hiện hành, thanh toán nhanh và tỷ số thanh toán tiền mặt
thấp, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trong việc đảm bảo
khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đáo hạn.

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính tại công ty cổ phần
đường Quảng Ngãi (QNS):
Qua đánh giá những thành công và một số tồn tại trên, chúng tôi xin đưa ra một
số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính tại công ty cổ phần đường Quảng Ngãi
(QNS) như sau:
a. Xây dựng công tác quản trị tiền mặt, điều chỉnh các chỉ số thanh toán
Qua phân tích, công tác quản trị tiền mặt của công ty còn nhiều hạn chế dẫn đến
có lúc căng thẳng về tiền mặt. Vì vậy, công ty cần thực hiện tốt công tác quản trị tiền
mặt, cụ thể như sau:
- Tăng tốc độ thu hồi: Mục tiêu của việc gia tăng tốc độ thu hồi tiền mặt là
nhanh chóng thu hồi tiền để đưa vào đầu tư, chi tiêu, trả nợ càng sớm càng tốt. Các
phương pháp tăng tốc độ thu hồi tiền mặt:
+ Đem lại cho khách hàng những mối lợi để khuyến khích họ sớm trả nợ, bằng
cách áp dụng chính sách chiết khấu đối với những khoản nợ được thanh toán trước hay
Trang 18


thanh toán đúng hạn. Doanh nghiệp cần áp dụng nhiều biện pháp để đảm bảo rằng một
khi một khoản nợ được thanh toán thì tiền sẽ được đưa vào đầu tư càng nhanh càng tốt.

+ Doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống ngân hàng. Thông qua ngân hàng,
doanh nghiệp thanh toán các hóa đơn mua hàng hoặc đầu tư vào các loại chứng khoán
thanh khoản cao trên tài khoản thanh toán của họ. Lợi thế của hệ thống ngân hàng là
tiền tệ có thể chuyển đi rất nhanh bên trong hệ thống cho phép doanh nghiệp có thể sử
dụng tiền nhanh chóng một khi đã có chúng trong tài khoản.
- Giảm tốc độ chi tiêu: Thay vì dùng tiền thanh toán sớm các hóa đơn mua
hàng, công ty nên trì hoãn việc thanh toán trong phạm vi thời gian mà các các chi phí
tài chính, tiền phạt thấp hơn những lợi nhuận do việc chậm thanh toán mang lại.
- Dự báo chính xác nhu cầu tiền mặt: Mặc dù việc dự toán chính xác là khó có
thể thực hiện được. Tuy nhiên, nếu dự toán được chính xác nhu cầu tiền mặt thì công
ty sẽ giới hạn được tối đa nhu cầu vốn phải vay mượn do đó giảm chi phí tiền lãi tới
mức tối thiểu.
- Xác định nhu cầu tiền mặt: Phương pháp thường dùng để xác định mức tồn
quỹ tối thiểu là lấy mức xuất quỹ trung bình hàng ngày nhân với số lượng ngày dự trữ
tồn quỹ. Công ty cũng có thể sử dụng phương pháp tổng chi phí tối thiểu trong quản trị
vốn tồn kho dự trữ để xác định mức dự trữ vốn tiền mặt hợp lý của mình.
- Công ty cần điều chỉnh cân đối giữa tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn, cơ cấu lại
tổng tài sản theo hướng tăng tài sản ngắn hạn giảm tài sản dài hạn, đồng thời giảm nợ
ngắn hạn để đưa các chỉ số thanh toán (hiện hành, nhanh, tiền mặt) về mức an toàn,
đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến kỳ đáo hạn.
b. Mở rộng thị trường bán hàng, tăng doanh thu và giảm lượng hàng tồn kho
Hàng tồn kho của công ty tương đối lớn, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tài sản
lưu động của công ty, năm 2016 tăng 46,66% năm 2015. Trong hàng tồn kho của công
ty chiếm tỷ trọng cao nhất là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm và
nguyên, vật liệu. Vì vậy, công ty cần quản lý chặt chẽ quá trình đầu tư xây dựng dự án
đảm bảo đúng tiến độ hoàn thành để giảm tối đa việc tăng chi phí đầu tư, đồng thời
cần xây dựng chính sách bán hàng hợp lý, phù hợp với tình hình hiện nay nhằm đẩy
nhanh tốc độ bán hàng, tăng doanh thu và nâng cao khả năng dự báo để đảm bảo
nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, cụ thể:
- Xây dựng giá bán hợp lý: Hiện nay sản phẩm sữa đậu nành (Vinasoy) và sản

phẩm đường là sản phẩm chủ lực trong tổng doanh thu của công ty. Đứng trước các
thách thức trong cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp cùng ngành trong nước và
các doanh nghiệp nước ngoài cũng như tình trạng đường nhập khẩu, nhập lậu đang lấn
chiếm thị trường. Do đó, công ty cần xây dựng mức giá bán hợp lý. Việc thay đổi giá
bán, một phần do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định, một phần vẫn phải nằm
Trang 19


trong chính sách giá của công ty. Việc xây dựng mức giá bán phải đảm bảo tính cạnh
tranh, bù đắp chi phí, tạo lợi nhuận thỏa đáng để thực hiện tái sản xuất mở rộng của
doanh nghiệp. Để định được mức giá phù hợp, công ty cần phải nghiên cứu, theo dõi
và bám sát những biến động của thị trường, địa bàn, các đối thủ cạnh tranh, nhu cầu
khách hàng.
- Phương thức tiêu thụ và thanh toán: Việc lựa chọn phương thức tiêu thụ và
phương thức thanh toán cũng có ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng. Trong điều kiện
thị trường khó khăn, cạnh tranh khắc nghiệt, các công ty thường dành ưu đãi nhất định
đối với người mua như thanh toán theo kỳ hạn hoặc phương thức trả chậm, trả góp,
chiết khấu thương mại… Do đó, công ty cần tiếp tục cải thiện các chính sách bán hàng
và phương thức tiêu thụ qua các đại lý và nhà phân phối.
- Nâng cao hiệu quả quản lý các dự án đầu tư đảm bảo đúng tiến độ đề ra để
giảm tối đa tăng chi phí, tăng vốn đầu tư, đồng thời nhanh chóng đưa vào vận hành sản
xuất đảm bảo sản lượng bán ra thị trường tăng doanh thu từ đó tăng hiệu quả đầu tư.
- Nâng cao khả năng dự báo thị trường, từ đó đảm bảo nhu cầu nguyên vật liệu
phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tránh dự trữ quá nhiều dẫn đến ứ động vốn.
c. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:
- Tăng cường và phát huy hiệu quả của việc huy động vốn kinh doanh:
Lợi thế của công ty trong những năm gần đây là huy động được những nguồn
vốn rất lớn từ cả hai phía: là vốn chủ sở hữu và vốn vay từ ngân hàng. Đối với bất kỳ
doanh nghiệp nào thì việc huy động được vốn là hết sức quan trọng. Việc tăng vốn chủ
sở hữu làm cho năng lực tài chính của công ty lành mạnh hơn, nâng cao uy tín và vị

thế của công ty đối với các nhà cung cấp và các ngân hàng, do đó công ty sẽ được ưu
đãi hơn trong thanh toán và vay nợ. Nguồn huy động vốn chủ sở hữu của công ty rất
dồi dào do các cổ đông tin tưởng vào sự phát triển của công ty trong tương lai và nếu
như khai thác được tối đa nguồn vốn này thì công ty sẽ có thuận lợi rất lớn như việc
mở rộng quy mô kinh doanh mà không phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay
từ các ngân hàng.
- Chú trọng công tác quản lý chi phí:
Qua phân tích, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp năm 2015 giảm so với
năm 2015(chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 81%, chi phí bán hàng giảm 3%), nhưng
chi phí tài chính tăng 22%). Tuy nhiên, năm 2016 chi phí bán hàng chiếm 10% tổng
doanh thu từ hoạt động kinh doanh. Do đó công ty cần quan tâm tới việc giảm chi phí
này, Công ty cần mở rộng hệ thống phân phối, tăng hoa hồng đối với các đại lý để tăng
sản lượng hàng hóa tiêu thụ, tăng doanh thu đồng thời giảm số lượng nhân viên bán
hàng từ đó giảm chi phí bán hàng, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong bán
hàng, hiện đại hóa quá trình vận chuyển và bốc xếp hàng hóa từ đó giảm tối đa chi phí
Trang 20


này. Mặc dù, doanh thu từ hoạt động tài chính tăng nhưng chi phí cũng tăng, do đó
Công ty cần quản lý chặt chẽ công tác đầu tư tài chính làm sao để vừa tăng doanh thu
nhưng với mức chi phí hợp lý nhất.
- Đầu tư mới tài sản cố định đi đôi với nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
Tài sản cố định chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng tài sản của công ty, cho thấy
công ty chú trọng tới việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng các dây chuyền sản
xuất. Điều đó cũng đặt ra áp lực lớn với công ty trong việc quản lý và nâng cao hiệu
quả sử dụng của những tài sản cố định cũ và tài sản mới đầu tư này. Muốn vậy công ty
cần có những giải pháp thực hiện sau:
+ Lập kế hoạch và thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng tài sản cố định, thường
xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định tránh hư hỏng, mất mát.
+ Tiến hành kiểm tra và phân loại tài sản cố định thường xuyên để nâng cao

hiệu quả quản lý, sử dụng.
+ Đối với tài sản cố định cũ, lạc hậu nên xem xét nâng cấp, cải tiến để phù hợp
với yêu cầu đổi mới kỹ thuật của sản xuất.
Việc đầu tư mới tài sản cố định có ý nghĩa rất quan trọng khi công ty có kế hoạch
mở rộng quy mô, nâng công suất các nhà máy và đầu tư dự án mới. Tuy nhiên, quyết
định đầu tư phải trên cơ sở phân tích kỹ lưỡng các nhân tố ảnh hưởng, dự toán đúng đắn
nhằm kiểm soát chi phí cũng như phát huy hiệu quả đầu tư, cụ thể:
+ Về khả năng tài chính: Công ty cần xây dựng kế hoạch, phương hướng đầu tư
mới tài sản cố định trong từng thời kỳ đảm bảo hiện đại hóa sản xuất nhưng không ảnh
hưởng đối với hoạt động chung của đơn vị.
+ Về ảnh hưởng của lãi suất tiền vay: Công ty hiện tại sử dụng đòn bẩy tài
chính ở mức khá thấp, công ty nên xem xét việc sử dụng vốn chủ sở hữu để đầu tư mới
tài sản cố định, từ đó tăng khả năng sản xuất của Công ty.
d. Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa tài chính và phân tích tài chính:
- Để công tác phân tích hiệu quả cần làm tốt các yêu cầu sau:
+ Phải có đội ngũ cán bộ phân tích tài chính riêng biệt có trình độ chuyên môn
cao, được đào tạo cơ bản về kỹ năng phân tích, có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực sản
xuất kinh doanh của đơn vị, của ngành và các chính sách, pháp luật liên quan, trung
thực có trách nhiệm với công việc mình phụ trách. Công ty phải thường xuyên đào tạo,
nâng cao trình độ chuyên môn cho họ bằng cách tham gia các khóa học ngắn hạn, dài
hạn, các buổi hội thảo về phân tích tài chính, đồng thời tổ chức hội thảo định kỳ để rút
kinh nghiệm và tìm giải pháp cho hoạt động phân tích ngày càng hiệu quả.
+ Thành lập ban phân tích gồm các chuyên gia về phân tích, ban này thuộc Hội
đồng quản trị để đều hành;

Trang 21


+ Định kỳ tổ chức hội thảo phân tích bao gồm: Hội đồng quản trị, ban phân
tích, các đơn vị phòng ban có liên quan trong công ty để rút kinh nghiệm, góp ý kiến

nhằm đưa ra quyết định quản lý tài chính trong kỳ tiếp theo đảm bảo hiệu quả.
+ Phương tiện phân tích cần trang bị máy móc hiện đại cùng các phần mềm
chuyên dụng để hỗ trợ cho quá trình phân tích đảm bảo chính xác kịp thời.
- Để công tác kế hoạch hóa hiệu quả cần làm tốt ba yêu cầu sau:
+ Công tác dự báo: phải chính xác và nhất quán. Việc đưa ra các dự báo chính
xác hoàn toàn là không thể, tuy nhiên càng dự báo chính xác càng tốt. Việc dự báo
không thể được đơn giả hóa xuống thành một bài tập dự báo đơn thuẩn, ước lượng
trung thực và xu hướng phù hợp với các dữ liệu quá khứ chỉ có một giá trị nhất định.
Công tác dự báo phải được dựa vào các nguồn dữ liệu, các phương pháp dự báo khác
nhau từ đó để chỉ ra khuynh hướng phù hợp và lựa chọn.
+ Xác định kế hoạch tài chính tối ưu: Từ các số liệu dự báo, cùng với mục tiêu
mong muốn đặt ra, xây dựng các kế hoạch tài chính, lựa chọn một kế hoạch tốt nhất để
triển khai.
+ Xem xét việc thực hiện kế hoạch tài chính : Việc thực hiện kế hoạch phải
được xem xét cùng với những diễn biến của thực tế. Nếu thấy xuất hiện những sai lệch
giữa thực tế với kế hoạch thì phải có biện pháp điều chỉnh đảm bảo bám sát kế hoạch,
ngược lại nếu kế hoạch đặt ra không phù hợp với thực tế thì cần thiết phải điều chỉnh
kế hoạch.
+ Một trong những vấn đề không kém phần quan trọng đó là việc lựa chọn và
sử dụng mô hình kế hoạch hóa tài chính. Hầu hết các mô hình kế hoạch hóa tài chính
là các mô hình mô phỏng được thiết kế để dự tính các hiệu ứng của các chiến lược tài
chính phương án theo các giả thiết tương ứng về tương lai. Các mô hình có nhiều loại
từ mức độ rất đơn giản đến mức độ rất phức tạp, nhiệm vụ là phải lựa chọn các mô
hình phù hợp để việc lập kế hoạch đạt hiệu quả.

Trang 22


KẾT LUẬN
Trong quá trình phát triển kinh tế theo xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế

quốc tế thì hội nhập về lĩnh vực tài chính diễn ra nhanh hơn và có tầm ảnh hưởng lớn
đến nền kinh tế trong nước. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp những cơ hội lớn về việc tiếp cận với thị trường vốn quốc tế, có điều kiện để
mở rộng quy mô hoạt động, tiếp cận với trình độ công nghệ hiện đại, khả năng quản
lý, điều hành tiên tiến. Song song với những cơ hội lớn đó lại là những thách thức
cũng lớn không kém mà các công ty phải đương đầu, đó là sự cạnh tranh mang tính
quốc tế và những biến động về kinh tế, tài chính trên thế giới...sẽ trở thành những nguy
cơ thường xuyên đe dọa đối với sự ổn định trong hoạt động của doanh nghiệp. Để hạn
chế những tác động nguy hại đó cần phải hoàn thiện công tác quản trị nói chung và
quản trị tài chính nói riêng trong công ty cổ phần. Đây là một công việc phức tạp và
khó khăn, đòi hỏi nhà quản lý phải có kiến thức vững vàng và toàn diện. Bên cạnh đó,
cơ sở pháp lý như luật, các văn bản dưới luật cũng như các cơ chế tài chính cho loại
hình doanh nghiệp này cần được cụ thể hóa và đầy đủ hơn để tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần.
Qua nghiên cứu phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đường
Quảng Ngãi trong hai năm 2015, 2016 cho thấy công tác quản lý điều hành trong thời
gian qua khá tốt, giúp công ty có những bước tiến triển và đạt được những thành quả
nhất định. Tuy nhiên, vấn đề quản trị tài chính còn bộc lộ nhiều nhược điểm ảnh
hưởng đến chiến lược, mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới. Với những
hạn chế còn tồn tại trong việc lập kế hoạch tài chính; khai thác và sử dụng vốn, sử
dụng đòn bẩy tài chính, đảm bảo khả năng trả nợ…; việc nghiên cứu đã đề xuất một số
giải pháp để hoàn thiện hơn nữa hoạt động quản trị tài chính với các nội dung chính
như: hoàn thiện tổ chức hoạt động quản trị tài chính; giải pháp nâng cao khả năng quản
lý và sử dụng tài sản; xây dựng cơ cấu vốn hợp lý; nâng cao quỹ tiền mặt; khai thác và
sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hiệu quả hơn; ứng dụng CNTT vào việc phân tích
và dự báo…
Nhóm 3 – Lớp CD9 hy vọng rằng những kiến nghị được đề xuất trên sẽ có
những giá trị nhất định và góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản trị tài chính của
Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi. Tuy nhiên, do vốn kiến thức cũng như khả năng
nghiên cứu còn hạn chế nên nội dung phân tích chắc chắn không thể tránh khỏi những

thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được sự chỉ bảo và những ý kiến đóng góp quý báu
của quý Thầy, Cô, các anh chị trong lớp và những người quan tâm đến đề tài.

Trang 23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị tài chính – TOPICA
2. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh – TOPICA
3. Báo cáo thường niên – Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi năm 2015,2016.
4. Trang web: www.qns.com.vn
5. Trang web: www.cophieu68.vn

Trang 24


×