Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại bệnh viện đa khoa tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 77 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Vũ Trần Kiên

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
MÔI TRƢỜNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Vũ Trần Kiên

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
MÔI TRƢỜNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH NINH BÌNH

Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng
Mã số: 60 44 0301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG ANH LÊ

Hà Nội - 2018


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này đã đƣợc hoàn thành với sự hƣớng dẫn và chỉ bảo tận tình
của TS. Hoàng Anh Lê, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc
gia Hà Nội). Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự quan tâm,
động viên và hƣớng dẫn nhiệt tình của thầy trong suốt thời gian tôi thực hiện
luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình đến quý thầy cô giáo
trong Khoa Môi Trƣờng, phòng Đào tạo sau đại học (Trƣờng Đại học Khoa
học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội). Cảm ơn thầy cô đã truyền cho tôi
kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại khoa. Đồng thời tôi
xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc, các phòng, khoa thuộc Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Ninh Bình đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số
liệu và hoàn thành luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, anh, chị, em, bạn bè, đồng nghiệp đã
động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa học.

Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2017
Học viên

Vũ Trần Kiên


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ...........................................................................................3
1.1.Tổng quan về chất thải y tế ...............................................................................3
1.1.1.Định nghĩa chất thải y tế ...........................................................................3
1.1.2.Nguồn và phân loại chất thải y tế ...............................................................4
1.1.3.Thành phần chất thải bệnh viện .................................................................5
1.1.4.Khuynh hƣớng phát thải chất thải y tế .......................................................6
1.1.5.Tác động của chất thải y tế tới môi trƣờng và sức khoẻ ............................9
1.2. Các văn bản sử dụng trong quản lý môi trƣờng bệnh viện ............................12
1.3. Công tác quản lý và xử lý chất thải y tế .........................................................14
1.3.1. Phát sinh chất thải y tế ............................................................................15
1.3.2.Phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải y tế ......................................19
1.3.3.Những tồn tại, khó khăn trong việc quản lý chất thải y tế .......................22
1.4.Tổng quan địa bàn nghiên cứu ........................................................................24
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................26
2.1.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................26
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................26
2.1.2.Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................26
2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................26
2.2.1. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu điều tra ...............................26
2.2.2. Phƣơng pháp quan sát trực quan và đánh giá bằng bảng thang điểm .....27
2.2.3. Phƣơng pháp phân tích mẫu và so sánh ..................................................28


Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................30
3.1.Thực trạng quản lý chất thải rắn, nƣớc thải phát sinh tại Bệnh viện Đa khoa
Ninh Bình ..............................................................................................................30
3.1.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn ..............................................................30
3.1.2. Hiện trạng quản lý nƣớc thải ..................................................................38
3.2. Đánh giá hệ thống quản lý môi trƣờng và công tác đầu tƣ cho hoạt động bảo

vệ môi trƣờng tại Bệnh viện ..................................................................................45
3.2.1.Đánh giá hệ thống quản lý môi trƣờng và đầu tƣ tại Bệnh viện Đa khoa
Ninh Bình ..........................................................................................................45
3.2.2.Đánh giá hiểu biết và thái độ của cán bộ, vệ sinh viên và nhân viên y tế
bệnh viện trong thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế tại bệnh viện Đa khoa
Ninh Bình ..........................................................................................................48
3.2.3.Đánh giá chung sự hiểu biết và thái độ của cán bộ, nhân viên y tế và vệ
sinh viên tại bệnh viện.......................................................................................56
3.3. Đề xuất và kiên nghị các giải pháp nhằm nâng cao chât lƣợng công tác quản
lý môi trƣờng tại bệnh viện ...................................................................................57
3.3.1. Giải pháp kỹ thuật ...................................................................................57
3.3.2. Giải pháp về nhân lực .............................................................................58
3.3.3. Giải pháp tuyên truyền – truyển thông....................................................58
3.3.4. Giải pháp tăng cƣờng giám sát và báo cáo .............................................58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................60


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Lƣợng chất thải thay đổi theo từng nƣớc ...................................................8
Bảng 1.2: Lƣợng chất thải thay đổi theo từng loại bệnh viện .....................................8
Bảng 1.3: Lƣợng chất thải thay đổi theo các bộ phận khác nhau trong cùng bệnh
viện ..............................................................................................................................8
Bảng 1.4: Lƣợng chất thải phát sinh theo tuyến bệnh viện .........................................9
Bảng 1.5: Tỷ lệ nguy cơ nhiễm bệnh từ vật sắc nhọn ...............................................10
Bảng 1.6: Một số loại bệnh có nguy cơ lây nhiễm từ chất thải y tế ..........................10
Bảng 1.7. Nguồn phát sinh các loại CTR đặc thù từ hoạt động y tế .........................16
Bảng 1.8: Khối lƣợng chất thải y tế của một số địa phƣơng năm 2011 ....................17
Bảng 1.9: Lƣợng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện ...........................18

Bảng 1.10: Hiện trạng thu gom, phân loại chất thải y tế tại các Bệnh viện trên địa
bàn Thành phố Hà Nội năm 2010 .............................................................................20
Bảng 1.11: Thực trạng các trang thiết bị thu gom lƣu giữ CTR y tế tại một số thành
phố .............................................................................................................................21
Bảng 3.1: Thống kê chất thải rắn, chất thải nguy hại tại Bệnh viện ĐK Ninh Bình
năm 2016 ...................................................................................................................31
Bảng 3.2: Lƣợng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện ...........................31
Bảng 3.3: Thực trạng thu gom, phân loại chất thải rắn y tế ......................................35
Bảng 3.4: Thực trạng vận chuyển, lƣu giữ chất thải rắn y tế ....................................36
Bảng 3.5: Thực trạng xử lý chất thải rắn y tế............................................................37
Bảng 3.6. Thực trạng chất lƣợng nƣớc thải bệnh viện trƣớc khi qua hệ thống xử lý
nƣớc thải CN2000 .....................................................................................................39
Bảng 3.7: Thực trạng chất lƣợng nƣớc thải Bệnh viện sau khi qua hệ thống xử lý
nƣớc thải CN2000 .....................................................................................................40
Bảng 3.8: Thực trạng hệ thống thu gom, xử lý nƣớc thải y tế tại bệnh viện ............44


Bảng 3.9: Nhân lực trực tiếp thu gom, xử lý chất thải y tế tại BV ĐK.....................46
Bảng 3.10: Tỷ lệ cán bộ, nhân viên y tế và vệ sinh viên đƣợc tập huấn quy chế quản
lý chất thải y tế tại bệnh viện ....................................................................................48
Bảng 3.11: Hiểu biết của nhân viên y tế, vệ sinh viên và công chức bệnh viện về
phân loại chất thải y tế theo nhóm chất thải ..............................................................49
Hình 3.5: Biểu đồ hiểu biết về phân loại nhóm Chất thải y tế ..................................49
Bảng 3.12: Hiểu biết của nhân viên y tế, vệ sinh viên và công chức bệnh viện về mã
màu dụng cụ đựng chất thải y tế ...............................................................................50
Bảng 3.13: Hiểu biết về phân loại chất thải y tế của cán bộ, nhân viên y tế và vệ
sinh viên BV theo nhóm chất thải và theo mã màu ..................................................52
Bảng 3.14: Hiểu biết của cán bộ, nhân viên y tế và vệ sinh viên bệnh viện về tác hại
của chất thải y tế đối với ngƣời tiếp xúc ...................................................................53
Bảng 3.15: Hiểu biết của CB, nhân viên y tế và vệ sinh viên bệnh viện về các đối

tƣợng dễ bị tổn thƣơng bởi chất thải y tế ..................................................................54
Bảng 3.16: Tình hình thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế tại bệnh viện ...........55


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Thành phần chất thải rắn y tế dựa vào đặc tính lý hóa học .........................6
( nguồn: WHO’s report ) .............................................................................................6
Hình 3.1: Quy trình xử lý chất thải rắn bệnh viện ....................................................34
Hình 3.2: Mạng lƣới thoát nƣớc tại bệnh viện Đa khoa Ninh Bình ..........................41
Hình 3.3: Sơ đồ hệ thống xử lý nƣớc thải của bệnh viện ..........................................42
Hình 3.4: Sơ đồ hệ thống nhân lực quản lý môi trƣờng bệnh viện ...........................45
Hình 3.6: Biểu đồ hiểu biết về mã màu dụng cụ y tế ................................................51
Hình 3.7: Biểu đồ hiểu biết về phân loại CTYT theo nhóm chất thải và mã màu
dụng cụ y tế ...............................................................................................................52


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trƣờng

TT-BTNMT

Thông tƣ bộ tài nguyên môi trƣờng

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng


BVĐK

Bệnh viện đa khoa

CT

Chất thải

CTR

Chất thải rắn

CRTYT

Chất thải rắn y tế

CTRBV

Chất thải rắn bệnh viện

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam

TW-ĐP

Trung ƣơng - địa phƣơng

TP


Thành phố


MỞ ĐẦU
Dân số Việt Nam ngày càng gia tăng, kinh tế cũng phát triển, dẫn đến
nhu cầu khám và điều trị bệnh gia tăng, số bệnh viện gia tăng. Tuy nhiên, trong
quá trình hoạt động, hệ thống y tế đặc biệt là các bệnh viện đã thải ra môi
trƣờng một lƣợng lớn các chất thải nguy hại. Hiện tại, chất thải bệnh viện đang
trở thành vấn đề môi trƣờng và xã hội cấp bách ở nƣớc ta, nhiều bệnh viện trở
thành nguồn gây ô nhiễm cho môi trƣờng dân cƣ xung quanh, gây dƣ luận
trong cộng đồng.
Theo tổ chức Y tế thế giới, trong thành phần chất thải bệnh viện có
khoảng 10% là chất thải nhiễm khuẩn, 5% là chất thải độc hại nhƣ chất phóng
xạ, chất gây độc tế bào, các hóa chất độc hại phát sinh trong quá trình chẩn
đoán và điều trị bệnh, đó là những yếu tố nguy cơ làm ô nhiễm môi trƣờng, lan
truyền mầm bệnh từ bệnh viện tới các vùng xung quanh, dẫn tới tăng nguy cơ
nhiễm trùng bệnh viện và tỷ lệ bệnh tật của cộng đồng dân cƣ sống trong vùng
tiếp giáp [11].
Ninh Bình là một tỉnh vệ tinh của thủ đô Hà Nội trung tâm của khu vực
phía Bắc (chỉ cách Hà Nội 90 km) nên trong những năm qua không chỉ công
tác nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh mà đƣợc sự quan tâm của Bộ Y tế,
UBND tỉnh đã đầu tƣ nâng cấp chất lƣợng các hệ thống xử lý nƣớc thải, rác
thải đặc biệt là tại các bệnh viện có quy mô lớn với lƣợng bệnh nhân thƣờng
xuyên cao nhƣ Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình và Bệnh viện sản nhi Ninh Bình.
Tuy nhiên nhằm nâng cao chất lƣợng môi trƣờng tại các bệnh viện thì ngoài
các hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn còn cần phải có hệ thống quản lý môi trƣờng
hiệu quả. Xuất phát từ thực tiễn trên, dƣới sự hƣớng dẫn của thầy giáo
TS.Hoàng Anh Lê, tôi tiến hành luận văn: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất
giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại bệnh viện đa

khoa tỉnh Ninh Bình”.
Mục tiêu chính của luận văn là đánh giá hiện trạng chất lƣợng và công
tác quản lý môi trƣờng từ đó đề xuất đƣợc một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý môi trƣờng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình.
1


Với mục tiêu nêu trên, luận văn tập trung giải quyết các công việc cụ thể
nhƣ sau:
- Đánh giá đƣợc thực trạng môi trƣờng chất thải rắn và nƣớc thải phát sinh
từ bệnh viện.
- Đánh giá đƣợc hệ thống quản lý môi trƣờng và công tác đầu tƣ cho hoạt
động bảo vệ môi truờng tại bệnh viện.
- Đánh giá đƣợc hiểu biết và thái độ của cán bộ, vệ sinh viên và nhân viên
y tế bệnh viện trong thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế tại bệnh
viện.
- Đề xuất đƣợc các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng công tác quản lý
môi trƣờng tại bệnh viện.
Đề tài là một bƣớc tiếp theo cho việc nghiên cứu, điều tra các nguồn gây
ô nhiễm của chất thải y tế tác động ảnh hƣởng đến chất lƣợng môi trƣờng của
tỉnh Ninh Bình. Ngoài ra đề tài là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khoa
học, điều tra về công tác quản lý chất thải y tế bệnh viện và giúp cho các nhà
quản lý về môi trƣờng có những chính sách và công tác quản lý môi trƣờng
chặt chẽ hơn.
Đề tài góp phần đánh giá đƣợc thực trạng chất lƣợng môi trƣờng y tế của
bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình.
Tìm hiểu đƣợc mức độ ô nhiễm của ngành y tế, đƣa ra những định
hƣớng đúng đắn trong công tác quản lý và bảo vệ môi trƣờng.

2



Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1.
1.1.1.

Tổng quan về chất thải y tế
Định nghĩa chất thải y tế

Chất thải y tế: là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt
động khám chữa bệnh, các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, xét nghiệm, chuẩn
đoán, các hoạt động trong công tác phòng bệnh, các hoạt động nghiên cứu và
đào tạo về y sinh học. Chất thải y tế có thể ở dạng rắn, lỏng và khí. Chất thải y
tế thƣờng bao gồm cả các loại chất thải có đặc tính và tác động đối với môi
trƣờng sức khoẻ giống nhƣ các chất thải thông thƣờng khác [4].
Để xác định nguồn phát thải, tải lƣợng của chất thải y tế nói chung và tỷ
lệ chất thải rắn nguy hại nói riêng có rất nhiều cách đánh giá khác nhau và chƣa
thực sự thống nhất.
Một cách tiếp cận thuyết phục để có thể dự báo, ƣớc lƣợng chất thải y tế
nói chung và số lƣợng hay tỷ lệ chất thải y tế nguy hại nói riêng phải dựa vào
các yếu tố nhƣ sau:
- Số lƣợng, đặc điểm, phạm vi cứu chữa, qui mô khám bệnh, điều trị của
tất cả các cơ sở y tế.
- Số lƣợng giƣờng bệnh tại bệnh viện và các cơ sở y tế có giƣờng bệnh từ
tuyến huyện và tƣơng đƣơng trở lên bao gồm cả các bệnh viện do ngành
y tế quản lý và do các ngành khác quản lý.
- Lƣợng chất thải y tế phát thải mỗi ngày xác định theo giƣờng bệnh
(giƣờng bệnh của cấp bệnh viện) mỗi ngày.
Trên cơ sở này, có thể áp dụng ƣớc lƣợng khối lƣợng chất thải của bệnh
viện cụ thể của khu vực, thậm chí có thể ƣớc lƣợng khối lƣợng chất thải rắn

cho phạm vi toàn quốc. Các cơ sở y tế ở Việt Nam chủ yếu thuộc ngành y tế
đƣợc tổ chức phân bố theo 4 cấp:
- Các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y Tế
- Các cơ sở y tế trực thuộc tỉnh.
3


- Các cơ sở y tế tuyến huyện.
- Các cơ sở y tế tuyến xã và tƣơng đƣơng.
Trong đó, quy mô bệnh viện có từ tuyến huyện gọi là bệnh viện huyện,
tuyến tỉnh gọi là bệnh viện tỉnh và tuyến sau cùng là các bệnh viện tuyến Trung
Ƣơng. Đa số các bệnh viện của các tuyến là qui mô bệnh viện đa khoa, một số
bệnh viện chuyên khoa. Các bệnh viện nêu trên là các cơ sở y tế có giƣờng
bệnh, thƣờng xuyên hoạt động khám chữa bệnh và cũng thƣờng xuyên phát
thải chất thải rắn y tế [4].
1.1.2.

Nguồn và phân loại chất thải y tế

Việc phân loại và xác định chất thải y tế của đa số các nƣớc trên thế giới,
kể cả các nƣớc trong khu vực cũng nhƣ hƣớng dẫn của tổ chức y tế thế giới
(WHO) khá nhất quán và nhìn chung đều bao gồm các loại chính nhƣ sau:
1.1.2.1. Nhóm chất thải lây nhiễm
Bao gồm 4 phân nhóm khác nhau
- Nhóm A: chất thải sắc nhọn: là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc
chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của
dây truyền, lƣỡi dao mổ, đinh mổ, cƣa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các
vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế.
- Nhóm B: Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn là chất thải bị thấm máu,
thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.

- Nhóm C: Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao : là chất thải phát sinh trong
các phòng xét nghiệm nhƣ: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.
- Nhóm D: Chất thải giải phẫu : bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ
thể ngƣời: rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.

4


1.1.2.2. Nhóm chất thải hoá học nguy hại
Chất thải hoá học nguy hại bao gồm: dƣợc phẩm quá hạn, kém phẩm
chất không còn khả năng sử dụng, chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế,
chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc
gây độc tế bào và các chất tiết từ ngƣời bệnh đƣợc điều trị bằng hóa trị liệu,
chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị
vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm
gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn
đoán hình ảnh, xạ trị) [19].
1.1.2.3. Nhóm chất thải phóng xạ
Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt động
chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất nhƣ ống tiêm, bơm tiêm, giấy thấm,
gạc sát khuẩn có sử dụng hoặc bị nhiễm các đồng vị phóng xạ.
1.1.2.4. Nhóm các bình chứa khí nén có áp suất
Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ
gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt.
1.1.2.5. Nhóm chất thải thông thường
Nhóm chất thải này có đặc điểm chung nhƣ chất thải sinh hoạt thông thƣờng
phát sinh từ các buồng bệnh, các công việc hành chính, chất thải ngoại cảnh.
1.1.3.Thành phần chất thải y tế
Chất thải rắn y tế phát sinh trong bệnh viện chủ yếu là do các hoạt động
chuyên môn và phụ thuộc vào số giƣờng bệnh, số bệnh nhân nằm điều trị (tỷ lệ

sử dụng giƣờng bệnh) và còn một lƣợng chất thải sinh hoạt từ nhân viên y tế
trong bệnh viện.
Đối với các bệnh viện ở Việt Nam, do đặc điểm có mặt một số lƣợng
đáng kể ngƣời nhà bệnh nhân, ngƣời thăm nuôi, một vài dịch vụ khác nhƣ nhà
hàng ăn uống, sách, báo... mà số lƣợng ngƣời vãng lai này khá lớn nhiều khi
tƣơng đƣơng với số bệnh nhân nằm viện. Chính hiện trạng này làm cho khối

5


lƣợng phát sinh chất thải rắn trong bệnh viện tăng lên, đặc điểm thành phần
chất thải bệnh viện cũng thay đổi theo (có thể tăng tỉ lệ khối lƣợng chất thải rắn
sinh hoạt). Kết quả này dẫn tới sự quá tải hệ thống thu gom và xử lý chất thải
vốn đƣợc thiết kế theo số giƣờng bệnh.
Sự quá tải này cũng là nguyên nhân dẫn đến quản lý, thu gom và phân
loại và xử lý thiếu nghiêm ngặt và không tuân thủ các qui định bắt buộc, do đó
dẫn đến tình trạng là một tỷ lệ chất thải rắn y tế nguy hại có thể bị lẫn vô chất
thải rắn chung và phát tán ra môi trƣờng bên ngoài, trở thành nguồn gây ô
nhiễm và có khả năng gây ra các rủi ro về môi trƣờng và sức khoẻ.

Hình 1.1: Thành phần chất thải rắn y tế dựa vào đặc tính lý hóa học
( nguồn: WHO’s report )
1.1.4.

Khuynh hướng phát thải chất thải y tế

1.1.4.1. Đối với chất thải y tế chung
Tổng lƣợng chất thải y tế chung ít biến đổi do tổng số giƣờng bệnh tƣơng
đối ổn định. Mặc dù có sự gia tăng số giƣờng bệnh của các bệnh viện tuyến
huyện trở lên trong các giai đoạn từ 1995 tới nay nhƣng số giƣờng bệnh tại các

cơ sở y tế khác nhƣ trạm y tế cơ quan, điều dƣỡng lại giảm [10].

6


1.1.4.2. Chất thải y tế nguy hại
Chất thải y tế nguy hại: Là chất thải có một trong các thành phần nhƣ:
máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận hoặc cơ quan con ngƣời, động vật,
bơm, kim tiêm và các vật sắc nhọn, dƣợc phẩm, hoá chất và các chất phóng xạ
dùng trong y tế. Nếu những chất này không đƣợc huỷ sẽ gây nguy hại cho môi
trƣờng và sức khoẻ con ngƣời.
Tuy tổng thải chung chất thải y tế tăng ít hoặc chỉ tăng nhẹ, nhƣng lƣợng
chất thải y tế nguy hại phải xử lý đặc biệt lại gia tăng lên theo thời gian do 2 xu
thế sau:
- Tăng tỷ lệ sử dụng các dụng cụ dùng một lần nhƣ kim bơm tiêm, đè lƣỡi,
găng tay phẫu thuật, ống thông, túi thu dịch dẫn lƣu, bông băng, vải trải
phẫu thuật, quần áo phẫu thuật…
- Tăng số lƣợng các giƣờng bệnh ở cơ sở điều trị từ tuyến huyện và tƣơng
đƣơng trở lên.
- Ngày càng ứng dụng nhiều hơn các kỹ thuật cao trong tất cả các khâu từ
khám bệnh, xét nghiệm, chuẩn đoán và điều trị [23].
1.1.4.3.Khối lượng chất thải phát sinh
Khối lƣợng chất thải y tế không chỉ thay đổi theo từng khu vực địa lý,
mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan khác nhƣ:
- Cơ cấu bệnh tật bình thƣờng, dịch bệnh, thảm hoạ đột xuất.
- Loại và qui mô bệnh viện, phạm vi cứu chữa.
- Số lƣợng bệnh nhân khám, chữa bệnh, tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú,
ngoại trú.
- Điều kiện kinh tế xã hội của khu vực.
- Phƣơng pháp và thói quen của nhân viên y tế trong việc khám, điều trị

và chăm sóc.
- Số lƣợng ngƣời nhà đƣợc phép đến thăm bệnh nhân [20].

7


Tham khảo tài liệu nƣớc ngoài cho thấy khối lƣợng chất thải rắn y tế
cũng đƣợc ƣớc lƣợng trên cơ sở số giƣờng bệnh và hệ số phát thải phụ thuộc
vào nhiều yếu tố nhƣ thay đổi theo mức thu nhập, thay đổi theo loại bệnh viện
mức phát thải khác nhau theo các khoa phòng chuyên môn cụ thể nhƣ sau:
Bảng 1.1: Lƣợng chất thải thay đổi theo từng nƣớc
Chất thải bệnh viện nói
chung (kg/giường/ngày)

Chất thải y tế nguy hại
(kg/giường/ngày)

Nƣớc thu nhập cao

1,2 - 12

0,4 – 5,5

Nƣớc thu nhập trung

0,8 - 6

0,3 – 0,6

Nƣớc thu nhập thấp


0,5 - 3

0,3 – 0,4

(Nguồn: Môi trường bệnh viện nhìn từ góc độ quản lý an toàn CT - 2015)

Bảng 1.2: Lƣợng chất thải thay đổi theo từng loại bệnh viện
Nguồn phát sinh

Lƣợng chất thải theo từng bệnh viện
(kg/giường/ngày)

Bệnh viện đại học y dƣợc

4,1 - 8,7

Bệnh viện đa khoa

2,1 - 4,2

Bệnh viện tuyến huyện

0.5 - 1,8

Trung tâm y tế

0,05 - 0,2

Bảng 1.3: Lƣợng chất thải thay đổi theo các bộ phận khác nhau

trong cùng bệnh viện
Các bộ phận khác
trong bệnh viện

Lƣợng chất thải
(kg/giường bệnh/ngày)

Điều dƣỡng y tế

1,5

Khoa điều trị

1,5 - 3

Khoa hồi sức cấp cứu

3-5

(Nguồn: Môi trường bệnh viện nhìn từ góc độ quản lý an toàn CT - 2015)

8


Ở một số nƣớc trên thế giới có hệ thống y tế giống Việt Nam là có bệnh
viện tuyến Trung Ƣơng, tuyến tỉnh và tuyến huyện thì hệ số phát thải chất thải
rắn y tế cũng dao động khá lớn về tổng lƣợng thải cũng nhƣ tỷ lệ chất thải nguy
hại [10].
Bảng 1.4: Lƣợng chất thải phát sinh theo tuyến bệnh viện
Tổng lƣợng chất thải y tế

(kg/ giường bệnh /ngày)

Chất thải y tế nguy hại
(kg/ giường bệnh/ngày)

4,1 - 8,7

0,4 -1,6

Bệnh viện tỉnh

2,1 - 4,2

0,2 - 1,1

Bệnh viện huyện

0,5 - 1,8

0,1 - 0,4

Tuyến
bệnh viện
Bệnh viện
Ƣơng

Trung

(Nguồn: Phạm Ngọc Châu. Môi trường nhìn từ góc độ quản lý an toàn chất
thải - Cục bảo vệ Môi trường)

1.1.5.

Tác động của chất thải y tế tới môi trường và sức khoẻ

1.1.5.1. Tác hại của chất thải y tế đối với sức khoẻ
a) Ảnh hưởng của vật sắc nhọn
Các vật thể trong thành phần chất thải y tế nguy hại có thể chứa đựng
một lƣợng rất lớn bất kỳ tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nào nhƣ tụ cầu, HIV,
viêm gan B. Các vật sắc nhọn có thể không chỉ là những nguyên nhân gây ra
các vết cắt, vết đâm thủng mà còn gây nhiễm trùng các vết thƣơng nếu nó bị
nhiễm các tác nhân gây bệnh. Tỷ lệ nguy cơ nhiễm bệnh từ các vật sắc nhọn
đƣợc tóm tắt trong bảng 1.5 [10].

9


Bảng 1.5: Tỷ lệ nguy cơ nhiễm bệnh từ vật sắc nhọn
Nguy cơ (%)

Nhiễm khuẩn
HIV

0,3

Viêm gan A và B
3
Viêm gan C
3-5
(Nguồn: Phạm Ngọc Châu. Môi trường nhìn từ góc độ quản lý an toàn chất
thải- Cục bảo vệ Môi trường)

b)Ảnh hƣởng của chất thải nhiễm khuẩn
Rác thải y tế với những thành phần phức tạp có nguy cơ gây ra những
loại bệnh tật nguy hiểm. Quá trình lây nhiễm từ rác thải y tế có thể lây qua
nhiều con đƣờng nhƣ đƣờng tiêu hóa ăn uống, đƣờng hô hấp, đƣờng máu...
ngay cả khi chúng ta không trực tiếp tiếp xúc với chúng [10].
Các ví dụ về sự nhiễm khuẩn gây ra do tiếp xúc với chất thải y tế đƣợc
liệt kê trong bảng 1.6.
Bảng 1.6: Một số loại bệnh có nguy cơ lây nhiễm từ chất thải y tế
Các dạng nhiễm khuẩn

Ví dụ về tác nhân gây bệnh

Chất truyền

Nhiễm khuẩn đƣờng tiêu Vi khuẩn đƣờng tiêu hoá: Phân và chất nôn
hoá
Salmonella, shigella, trứng giun
Nhiễm khuẩn hô hấp
Herpes
Chất tiết ở mắt
Nhiễm khuẩn da
Bệnh than
AIDS

Phế cầu khuẩn
Trực khuẩn than
HIV

Mủ
Chất tiết qua da

Máu, dịch tiết
sinh dục

Nhiễm khuẩn huyết

Tụ cầu

Máu

Viêm gan A

Virus viêm gan A

Phân

Viêm gan B và C

Virus viêm gan B và C

Máu và dịch thể

(Nguồn: Phạm Ngọc Châu. Môi trường nhìn từ góc độ quản lý an toàn chất
thải - Cục bảo vệ Môi trường)

10


c) Ảnh hƣởng của hoá chất thải và dƣợc phẩm
Rất nhiều hoá chất và dƣợc phẩm trong các cơ sở y tế là chất thải nguy
hại (gây độc, ăn mòn, dễ cháy, dễ nổ, gây sốc, độc tính di truyền). Ví dụ các

bác sĩ hay dƣợc sĩ gây mê có thể bị mắc các bệnh đƣờng hô hấp hoặc viêm da
khi pha chế dƣợc liệu để gây mê cho bệnh nhân. Chúng có thể gây độc cho
những ngƣời tiếp xúc lần đầu tiên hoặc thƣờng xuyên tiếp xúc với chúng nhƣ
tổn thƣơng qua da hoặc bị bỏng... [14].
d) Ảnh hƣởng của chất thải phóng xạ
Những bệnh do các chất phóng xạ gây nên đƣợc xác định bởi liều lƣợng
và kiểu tiếp xúc với chất phóng xạ. Nó có thể gây ra hàng loạt các dấu hiệu
nhƣ: đau đầu, buồn ngủ, nôn, thậm chí ảnh hƣởng đến di truyền.
Những ngƣời làm công tác xử lý các nguồn phóng xạ có hoạt tính cao cũng
có thể bị nhiều tổn thƣơng nghiêm trọng (có thể bị cắt cụt một phần cơ thể) do bất
cẩn hoặc sơ ý trong các thao tác bảo quản, dùng chất phóng xạ. Vì vậy những chất
phóng xạ này phải đƣợc xử lý nghiêm ngặt theo đúng quy định [20].
e) Tính nhạy cảm của cộng đồng đối với chất thải
Bên cạnh việc gây ra nguy hại cho sức khoẻ, cộng đồng rất nhạy cảm
đối với các chất thải từ hoạt động phẫu thuật nếu họ nhìn thấy các bộ phận
hoặc cơ quan của cơ thể hoặc bào thai đƣợc để lẫn với rác thải công cộng. Do
vậy không đƣợc để lẫn các chất thải phẫu thuật (các bộ phận thừa, cắt bỏ từ cơ
thể ngƣời...) với các loại rác thải công cộng [18].
1.1.5.2. Sự tồn lƣu tác nhân gây bệnh trong môi trƣờng
Các vi khuẩn có trong chất thải y tế, đƣợc phát thải ra trong môi trƣờng,
có thời gian tồn lƣu ngoài môi trƣờng trong điều kiện tự nhiên. Thời gian tồn
lƣu tác nhân gây bệnh ngoài môi trƣờng có giới hạn và phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, chủ yếu là yếu tố lý học, hoá học môi trƣờng nhƣ nhiệt độ môi trƣờng,
hoạt độ nƣớc, tia cực tím, pH của môi trƣờng, oxi tự do... [17].

11


1.2. Các văn bản sử dụng trong quản lý môi trƣờng bệnh viện
 Luật bảo vệ môi trƣờng 2014 số 55/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày

01/01/2015 thay thế Luật bảo vệ môi trƣờng 2005.
 Thông tƣ liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT - Quy định về quản lý
chất thải y tế.
 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trƣờng, đánh giá
môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng và kế hoạch bảo vệ môi
trƣờng có hiệu lực từ ngày 01/04/2015.
 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Bảo vệ môi trƣờng có hiệu lực từ ngày 01/04/2015.
 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng thay thế Nghị định
179/2013/NĐ-CP (Phần phụ lục) & 81/2006/NĐ-CP với mức phạt tăng lên
nhiều lần có hiệu lực từ ngày 01/02/2017.
 21/2008/NĐ-CP Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định
số 80/2006/NĐ-CP.
 80/2006/NĐ-CP Nghị định qui định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một
số điều của Luật bảo vệ môi trƣờng.
 27/2015/TT-BTNMT Thông tƣ hƣớng dẫn về đánh giá môi trƣờng
chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng và kế hoạch bảo vệ môi trƣờng có
hiệu lực từ ngày 15/07/2015 thay thế thông tƣ số 26/2011/TT-BTNMT.
 26/2015/TT-BTNMT Thông tƣ quy định về lập, thẩm định, phê duyệt
và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trƣờng chi tiết; lập và
đăng ký đề án bảo vệ môi trƣờng đơn giản có hiệu lực từ ngày 15/07/2015 thay
thế thông tƣ số 01/2012/TT-BTNMT.

12




Các tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam về môi trƣờng:


Quy chuẩn quốc gia về môi trƣờng kèm theo thông tƣ số 39/2010 / TTBTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia và môi trƣờng gồm:
-

+ QCVN 26: 2010/BTNMT - Quy chuẩn quốc gia về tiếng ồn.
+ QCVN 17: 2010 /BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
+ QCVN 28: 2010/ BTNMT- Quy chuẩn quốc gia về nƣớc thải y tế.
Các quy chuẩn quốc gia về môi trƣờng ban hành theo Quyết định số
16/2008/ QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ tài nguyên và môi
trƣờng, gồm:
-

+ QCVN 28:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải y tế.
+ QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải sinh hoạt.
+ QCVN 02:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt
chất thải rắn y tế.
+ QCVN 02:2012/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất
thải rắn y tế (thay thế QCVN 02:2010).
+ Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng ban hành theo Quyết
định số 04/2008/QĐ- BTNMT ngày 18 tháng 07 năm 2008 của bộ trƣởng Bộ
Tài Nguyên và Môi Trƣờng, gồm:
Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng ban hành theo thông tƣ
số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 của bộ tài nguyên và môi
trƣờng, gồm:
-

+ QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn quốc gia về chất lƣợng không
khí xung quanh;
+ QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn quốc gia về một số chất độc hại

xung quanh;
-

Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng ban hành theo thông tƣ

13


số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng về quy định quy chuẩn quốc gia về môi trƣờng, gồm:
+ QCVN 07:2009/BTNM - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngƣỡng chất
thải nguy hại;
+ 09/2005/QĐ-BYT Tiêu chuẩn vệ sinh nƣớc sạch do Bộ Y Tế ban hành.
+ Thông tƣ 43/2015/TT-BTNMT Thông tƣ về báo cáo hiện trạng môi
trƣờng, bộ chỉ thị môi trƣờng và quản lý số liệu quan trắc môi trƣờng có hiệu
lực ngày 01/12/2015.
+ Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT Quyết định của Bộ Y tế về việc ban hành
21 Tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
+ QCVN 03-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới
hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất.
+ QCVN 50:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngƣỡng
nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nƣớc.
+ 23/2006/QĐ-BTNMT Quyết định ban hành danh mục chất thải nguy hại.
1.3. Công tác quản lý chất thải y tế
Hiện nay, nƣớc ta có 13.640 cơ sở khám chữa bệnh các loại bao gồm:
1.263 cơ sở khám chữa bệnh thuộc tuyến trung ƣơng, tỉnh, huyện, bệnh viện
ngành và bệnh viện tƣ nhân; 1.016 cơ sở y tế dự phòng từ TW-DP; 77 cơ sở
đào tạo y dƣợc tuyến TW-tỉnh; 180 cơ sở sản xuất thuốc và 11.104 trạm y tế
xã; với tổng số hon 219.800 giƣờng bệnh [10]. Tuy số lƣợng cơ sở khám chữa
bệnh và lƣợng giƣờng bệnh là khá lớn nhƣng tính bình quân, số giƣờng bệnh

trên 1 vạn dân đã giảm đi theo thời gian. Nếu năm 1995, tỷ lệ này là 26,7
giƣờng/1 vạn dân, giảm xuống còn 25,6 giƣờng/1 vạn dân (năm 1999) và năm
2008, tỷ lệ này chỉ còn là 25,5 giƣờng/1 vạn dân. Điều này cho thấy tốc độ tăng
trƣởng và đầu tƣ của ngành y tế không theo kịp sự phát triển chung của toàn xã
hội [12].

14


Với số lƣợng bệnh viện và số giƣờng bệnh khá lớn, thống kê đã cho
thấy, tổng lƣợng CTR phát sinh từ các cơ sở y tế năm 2005 vào khoảng 300
tấn/ngày, trong đó có 40 - 50 tấn/ngày là CTR y tế nguy hại phải xử lý. Đến
năm 2008, tổng lƣợng CTR y tế phát sinh là hon 490 tấn/ngày, trong đó có
khoảng 60 - 70 tấn/ngày là CTR y tế nguy hại phải xử lý [9].
Trong số hơn 13.640 cơ sở khám chữa bệnh có 41 cơ sở khám chữa bệnh
(bao gồm 36 bệnh viện, 2 phòng khám đa khoa khu vực, 1 bệnh viện điều
dƣỡng và 2 cơ sở khác) thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Y tế với 15.340
giƣờng bệnh. Các cơ sở khám chữa bệnh này phần lớn đã đƣợc đầu tƣ, áp dụng
công nghệ thiêu đốt chất thải tập trung hoặc lò đốt, ...
Nếu chỉ tính riêng cho 19 bệnh viện tuyến Trung ƣơng, khối lƣợng chất
thải y tế phát sinh vào khoảng 19,8 tấn/ngày, trong đó, khoảng 80,7% là CTR y
tế thông thƣờng, 19,3% còn lại là chất thải y tế nguy hại (chất thải lây nhiễm
và chất thải hóa học và phóng xạ).
Thống kê của Cục Quản lý Môi trƣờng Y tế (năm 2014) cho thấy, đối
với 79 bệnh viện trên toàn quốc nằm trong Quyết định 64/2003/QĐ-TTg thì
tính trung bình, các cơ sở này phát sinh lƣợng chất thải y tế nguy hại lên đến
7,7 tấn/ngày (con số này chƣa tính đến lƣợng chất thải y tế thông thƣờng).
Tuy nhiên, còn trên 13.400 cơ sở khám chữa bệnh do địa phƣơng (cụ thể
là sở Y tế) và các ngành khác quản lý, là nguồn phát sinh CTR y tế rất lớn. Với
373 cơ sở y tế ở tuyến tỉnh, lƣợng chất thải y tế phát sinh vào khoảng 24

tấn/ngày; tuyến y tế cấp huyện với 686 cơ sở, lƣợng chất thải y tế phát sinh
khoảng 16,3 tấn/ngày. Lƣợng chất thải này đƣợc phân tán tại nhiều điểm nên
còn có sự quan tâm chỉ đạo và đầu tƣ hiệu quả để quản lý chặt chẽ các nguồn
gây ô nhiễm này [9].
1.3.1. Phát sinh chất thải y tế
1.3.1.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế
Nguồn phát sinh chất thải y tế chủ yếu là: bệnh viện; các cơ sở y tế khác
nhƣ: trung tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám sản phụ khoa, nhà hộ sinh,
15


phòng khám ngoại trú, trung tâm lọc máu...; các trung tâm xét nghiệm và
nghiên cứu y sinh học; ngân hàng máu... Hầu hết các CTR y tế đều có tính chất
độc hại và tính đặc thù khác với các loại CTR khác. Các nguồn xả chất lây lan
độc hại chủ yếu là ở các khu vực xét nghiệm, khu phẫu thuật, bào chế dƣợc
(Bảng 1.7) [2].
Bảng 1.7. Nguồn phát sinh các loại CTR đặc thù từ hoạt động y tế
Nguồn tạo thành

Loại chất thải rắn

Các chất thải ra từ khu bếp, khu nhà hành chính, các
loại bao gói.
Các phế thải từ phẫu thuật, các cơ quan nội tạng của
Chất thải chứa các vi trùng ngƣời sau khi mổ xẻ và của các động vật sau quá
gây bệnh
trình xét nghiệm, các gạc bông lẫn máu mủ của bệnh
nhân...
Chất thải sinh hoạt


Chất thải bị nhiễm bẩn

Các thành phần thải ra sau khi dùng cho bệnh nhân,
các chất thải ra từ quá trình lau cọ rửa sàn nhà.

Chất thải đặc biệt

Các chất thải độc hại hơn các loại trên, các chất
phóng xạ, hóa chất dƣợc.. .từ các khoa khám, chữa
bệnh, hoạt động thực nghiệm, khoa dƣợc.
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2015)

1.3.1.2

Lượng phát sinh chất thải rắn y tế

Chất thải rắn y tế phát sinh ngày càng gia tăng ở hầu hết các địa phƣơng,
xuất phát từ một số nguyên nhân nhƣ: gia tăng số lƣợng cơ sở y tế và tăng số
giƣờng bệnh; tăng cƣờng sử dụng các sản phẩm dùng một lần trong y tế; dân
số gia tăng, ngƣời dân ngày càng đƣợc tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ y tế.
Theo số liệu thống kê tại Báo cáo môi trƣờng quốc gia 2015 về chất thải
y tế đã khảo sát khối lƣợng chất thải y tế tại một số tỉnh thành trên cả nƣớc;
khối lƣợng chất thải y tế có xu hƣớng tăng cao tại các đô thị đặc biệt nhƣ Hà
Nội, TP. Hồ Chí Minh và các đô thị loại I nhƣ Khánh Hòa, Nghệ An.

16


×