Tải bản đầy đủ (.pptx) (23 trang)

Tìm hiểu về Thị trường tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.86 KB, 23 trang )

THỊ TRƯỜNG
VÀ ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
Chương 2:
Thị trường Tiền tệ


Nội dung Chương 2
2.1. Khái niệm, chức năng và vai trò của Thị trường tiền tệ
2.2. Phân loại Thị trường tiền tệ
2.3. Công cụ lưu thông trên Thị trường tiền tệ


2.1. Khái niệm Thị trường tiền tệ
Thị trường tiền tệ là thị trường trao đổi, mua bán các nguồn vốn ngắn
hạn (có thời hạn tối đa 1 năm).


2.1. Chức năng của Thị trường tiền tệ
Chuyển vốn tạm thời nhàn rỗi sang người thiếu vốn
Việc chuyển dịch vốn từ bên cung sang bên cầu được thực hiện bằng hai cách:
• Một là thông qua hệ thống tài chính trung gian như: NHTM, ngân hàng đầu
tư, công ty tài chính … Hệ thống này huy động vốn của khách hàng dưới các
hình thức: mở tài khoản phát hành séc, tiền gửi định kỳ, tiền gửi tiết kiệm và
các tổ chức này sử dụng chúng để cho vay đối với khách hàng có nhu cầu.
• Hai là trực tiếp qua thị trường tài chính: Chính phủ, doanh nghiệp, ngân
hàng … phát hành các giấy nợ ngắn hạn và bán cho những cá nhân, hộ gia
đình, doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư vào các công cụ tài chính ngắn hạn.


2.1. Chức năng của Thị trường tiền tệ
Điều hòa vốn giữa các Ngân hàng thương mại


Thị trường tiền tệ có chức năng điều hoà vốn giữa các NHTM để đảm bảo
nguồn vốn kinh doanh hay đảm bảo khả năng thanh toán cho các NHTM. Các
NHTM sử dụng các công cụ ngắn hạn khác nhau như: mua bán Tín phiếu kho
bạc nhà nước, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, giấy chấp nhận của NH và hợp
đồng mua lại … Đồng thời ngân hàng trung ương sử dụng công cụ thị trường
mở để điều hành chính sách tiền tệ.


2.1. Vai trò của Thị trường tiền tệ


TTTT tạo ra môi trường sinh lợi cho các cá nhân, doanh nghiệp có nguồn vốn nhàn
rỗi. Họ mua những chứng từ có giá ngắn hạn và sinh lợi vì nếu họ để tiền trong
két thì không sinh lợi hay gửi tiền vào tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của NH (tuỳ
theo quốc gia có thể có lãi hoặc không có lãi).



TTTT tạo điều kiện thuận lợi cho các NH kinh doanh nói chung, đặc biệt là các
NHTM trong việc điều chỉnh mức dự trữ các phương tiện chi trả để đảm bảo nhu
cầu thanh toán của mình. Vì vậy, TTTT nguyên thủy có tên là thị trường liên NH.



TTTT là nơi thực thi nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương. Bằng
việc mua bán các loại chứng khoán ngắn hạn trên TTTT, ngân hàng trung ương
thực hiện các tác động đến sự phát triển kinh tế.


2.1. Chủ thể tham gia trên Thị trường tiền tệ

• Chủ thể phát hành (người bán): Là những người huy động vốn bằng
cách phát hành và bán các chứng khoán.
• Chủ thể đầu tư (người mua): Là những người có tiền nhàn rỗi sử
dụng tiền đầu tư vào chứng khoán nhằm hưởng lãi và lợi nhuận.


2.2. Phân loại Thị trường tiền tệ
Thị
Theo


2.3. Công cụ lưu thông trên Thị trường tiền tệ
• Tín phiếu kho bạc
• Thương phiếu
• Hối phiếu được ngân hàng chấp nhận
• Hợp đồng mua lại
• Chứng chỉ tiền gửi
• Một số công cụ tài chính khác


2.3. Công cụ lưu thông trên Thị trường tiền tệ
Tín phiếu kho bạc
Khái niệm:
Tín phiếu kho bạc là giấy nhận nợ ngắn hạn do Chính phủ phát hành
nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước tạm thời và để thực hiện mục
tiêu chính sách tiền tệ.
Tín phiếu kho bạc được phát hành với các kỳ hạn thanh toán: 3, 6, 9,
12 tháng. Chúng có tính thanh khoản cao, được phát hành dưới dạng
chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, không có phiếu lãi (Coupon)  Tín phiếu
chiết khấu.



2.3. Công cụ lưu thông trên Thị trường tiền tệ
Tín phiếu kho bạc
Đặc điểm:

- TPKB là loại công cụ quan trọng nhất trên TTTT có tính lỏng
cao và được mua bán thường xuyên nhất, với khối lượng lớn nhất ở
các nước. Nó được các tổ chức tài chính trung gian, các tổ chức tài
chính phi ngân hàng cũng như dân cư đầu tư khá phổ biến.
- TPKB thường không bị đánh thuế vì Nhà nước ưu đãi để khuyến
khích việc mua TPKB và tăng hiệu quả của công cụ thị trường mở.


2.3. Công cụ lưu thông trên Thị trường tiền tệ
Thương phiếu
Khái niệm:
Thương phiếu là giấy nhận nợ ngắn hạn do các doanh nghiệp phát
hành nhằm vay vốn tạm thời của các đối tác khác nhau trên thị trường. Ở
các nước tiên tiến, những doanh nghiệp lớn, nổi tiếng đều phát hành
thương phiếu (loại này gọi là thương phiếu Công ty).
Theo Luật Thương mại Việt Nam: Thương phiếu là chứng chỉ ghi
nhận sự cam kết thanh toán vô điều kiện một số tiền xác định trong
một thời gian nhất định.


2.3. Công cụ lưu thông trên Thị trường tiền tệ
Thương phiếu
Hình thức:
Hối phiếu là chứng chỉ có giá do người bán chịu lập, yêu cầu

người mua chịu trả một số tiền xác định vào một thời gian và ở một địa
điểm nhất định cho người thụ hưởng.
Lệnh phiếu là chứng chỉ có giá do người mua chịu lập, cam kết trả
một số tiền xác định trong một thời gian và ở một địa điểm nhất định
cho người thụ hưởng.


2.3. Công cụ lưu thông trên Thị trường tiền tệ
Thương phiếu
Tính chất:
Tính trừu tượng: Trên thương phiếu không ghi cụ thể nguyên nhân
phát sinh khoản nợ mà chỉ ghi các thông tin về số tiền phải trả, thời hạn trả
tiền và người trả tiền.
Tính bắt buộc: Qui định người trả tiền phải thanh toán cho người thụ
hưởng đúng hạn, không được phép từ chối hoặc trì hoãn việc trả tiền.
Tính lưu thông: Thương phiếu được chuyển nhượng từ người thụ
hưởng sang người khác bằng phương pháp ký hậu, nó có thể chuyển hoá ra
tiền khi mang đến ngân hàng xin chiết khấu hoặc cầm cố.


2.3. Công cụ lưu thông trên Thị trường tiền tệ
Hối phiếu được ngân hàng chấp nhận
Khái niệm:
Hối phiếu được ngân hàng chấp nhận thực ra là các hối phiếu do các
công ty phát hành, có thời hạn ngắn.
Hối phiếu được ngân hàng chấp nhận sẽ được thanh toán trong tương lai
và được ngân hàng thương mại chấp nhận bằng cách đóng dấu đã chấp
nhận- Acceptance lên hối phiếu.
Muốn được ngân hàng chấp nhận, công ty phát hành hối phiếu đó phải
gửi món tiền bắt buộc vào tài khoản của họ ở ngân hàng để đảm bảo khả

năng trả tiền hối phiếu.


2.3. Công cụ lưu thông trên Thị trường tiền tệ
Hối phiếu được ngân hàng chấp nhận
Đặc điểm:
Nếu ngân hàng không yêu cầu khách hàng ký quỹ thì sẽ dẫn đến
rủi ro. Rủi ro trong trường hợp này ngân hàng sẽ phải gánh chịu vì ngân
hàng đã chấp nhận bồi thường số tiền của hối phiếu.
Nếu được ngân hàng chấp nhận hối phiếu thì công ty sẽ có lợi ở
chỗ hối phiếu đó có thêm khả năng được chấp nhận làm công cụ thanh
toán khi mua hàng hoá ở nước ngoài.


2.3. Công cụ lưu thông trên Thị trường tiền tệ
Hợp đồng mua lại
Khái niệm:
Hợp đồng mua lại là nghiệp vụ phái sinh từ các nghiệp vụ cho vay
có đảm bảo (hay nghiệp vụ cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay có
bảo đảm bằng chứng khoán) và được sử dụng khá phổ biến hiện nay trên
thị trường tài chính các nước.
Hợp đồng mua lại thực tế là những khoản vay ngắn hạn (thường với
kỳ hạn ít hơn 2 tuần lễ) trong đó các TPKB được dùng làm tài sản đảm
bảo nếu người đi vay không trả được nợ.


2.3. Công cụ lưu thông trên Thị trường tiền tệ
Hợp đồng mua lại
Phân loại:
Hợp đồng mua lại (Repurchase Agreement) : Là hợp đồng bán chứng

khoán kèm theo cam kết sẽ mua lại với mức giá cao hơn đã xác định trước vào
một thời điểm nhất định. Chênh lệch giữa giá mua và giá bán chính là lợi nhuận
của người đầu tư.
Hợp đồng mua lại ngược (Reverse Repurchase Agreement): Là sự đổi
chiều của hợp đồng mua lại. Người kinh doanh mua chứng khoán từ người đầu tư
(NH, công ty tài chính và công ty phi tài chính) kèm theo thoả thuận sẽ bán lại
chứng khoán đó sau một thời hạn nhất định (thường là tương đối ngắn) với giá
cao hơn.


2.3. Công cụ lưu thông trên Thị trường tiền tệ
Hợp đồng mua lại
Đặc điểm:
Ngoài việc mua, bán bằng các hợp đồng mua lại hay hợp đồng mua lại
ngược với các nhà kinh doanh, các NH cũng có thể giao dịch với các khách hàng
nhỏ lẻ.
Thời hạn của hợp đồng mua lại thường rất ngắn (từ 1-15 ngày). Lãi suất
của hợp đồng mua lại phụ thuộc vào lãi suất của ngân hàng trung ương, lợi tức
của TPKB và thường thấp hơn lãi suất vay từ thị trường liên ngân hàng.
Hợp đồng mua lại (Repo) và mua lại đảo ngược (Reverse repo) bản chất là
giao dịch đi vay và cho vay có kỳ hạn và được sử dụng khá phổ biến trên thị
trường tiền tệ.


2.3. Công cụ lưu thông trên Thị trường tiền tệ
Chứng chỉ tiền gửi
Khái niệm:
Chứng chỉ tiền gửi là một công cụ vay nợ do ngân hàng bán cho
người gửi tiền, được thanh toán lãi hàng năm (định kỳ) theo lãi suất đã
được định trước và khi đáo hạn sẽ được hoàn trả hết giá mua ban đầu.



2.3. Công cụ lưu thông trên Thị trường tiền tệ
Chứng chỉ tiền gửi
Đặc điểm:
Thông thường chứng chỉ tiền gửi không bán lại được, nên người
sở hữu chúng phải chờ đáo hạn mới lĩnh được tiền.
Chứng chỉ tiền gửi thường có lãi suất cao hơn lãi suất của TPKB,
trong khi có khả năng thanh toán rất cao.
Lãi suất của chứng chỉ tiền gửi do ngân hàng phát hành ấn định,
tuy nhiên phần lớn được quyết định của ảnh hưởng thị trường.


2.3. Công cụ lưu thông trên Thị trường tiền tệ
Một số công cụ tài chính khác
Đô la Châu Âu
Các quỹ dự phòng Liên bang
Tiền Ngân hàng trung ương
Chứng từ ký thác


Kết thúc Chương 2



×