Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

Luận văn thạc sỹ - Tổ chức thực thi chương trình bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.56 KB, 121 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

------------

NGUYỄN VĂN LÝ

TỔ CHỨC THỰC THI CHƯƠNG
TRÌNH BỐ TRÍ DÂN CƯ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. PHAN KIM CHIẾN

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Tổ chức thực thi chương trình bố trí dân cư trên
địa bàn tỉnh Lào Cai” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS. TS. Phan Kim Chiến.
Cơ sở lý luận tham khảo từ sách, báo và các công trình nghiên cứu trước được
nêu trong danh mục tài liệu tham khảo. Dữ liệu trong luận văn được thu thập từ báo
cáo của cơ quan nhà nước có liên quan đến chương trình bố trí dân cư và báo cáo kết
quả thực hiện các năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lào Cai.
Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn không sao chép của bất cứ
công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2015


Người thực hiện luận văn

Nguyễn Văn Lý


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được nhiều sự hướng dẫn, giúp đỡ, ủng hộ của các thầy, cô giáo, bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình. Do đó, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
- PGS. TS. Phan Kim Chiến, người hướng dẫn khoa học của luận văn, đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Thầy đã hướng dẫn tôi từ
khi định hướng đề tài nghiên cứu đến quá trình thực hiện đề cương và hoàn thành
luận văn như hiện nay.
- Cảm ơn thầy, cô giáo của Khoa Khoa học quản lý và Viện Đào tạo Sau đại
học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã trang bị cho tôi những kiến thức cần thiết
trong suốt khóa học để tôi có cơ sở nền tảng thực hiện luận văn này.
- Xin gửi lời cảm ơn tới các Lãnh đạo và cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Lào Cai đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ và cung cấp số liệu để tôi
hoàn thành luận văn này.
- Và đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình đã động viên, ủng hộ tinh thần
và tạo điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện luận văn này.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Người thực hiện luận văn


Nguyễn Văn Lý


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ix
Bảng 1.2: Kế hoạch bố trí dân cư vùng thiên tai tại tỉnh Lào Cai đến năm 2020
44 x
Bảng 2.2: Khái toán vốn đầu tư chương trình bố trí bố trí dân cư của tỉnh Lào
Cai 45........................................................................................................................ x
Bảng 2.3: Thực trạng về tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác bố trí dân
cư các vùng thiên tai tại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010-2015 51.............................x
Bảng 2.4: Thực trạng công tác truyền thông, tư vấn về bố trí dân cư các vùng
thiên tai tại tỉnh Lào Cai 53....................................................................................x
Bảng 2.5: Thực trạng triển khai các dự án bố trí dân cư các vùng thiên tai 54..x
Bảng 2.6: Thực trạng cấp vốn đầu tư phát triển cho chương trình bố trí dân cư
các vùng thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010-2015 56..................x
Bảng 2.7: Thực trạng cấp vốn sự nghiệp kinh tế cho chương trình bố trí dân cư
các vùng thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010-2015 56..................x
Bảng 2.8: Kết quả bố trí dân cư vùng thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai 68.....x
Bảng 2.9: Kết quả giải ngân vốn cho chương trình bố trí dân cư các vùng thiên
tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010-2015 69...........................................x
DANH MỤC SƠ ĐỒ...............................................................................................x
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN.............................................i
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
CHƯƠNG 1.............................................................................................................6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC THI....................................................6
CHƯƠNG TRÌNH BỐ TRÍ DÂN CƯ CÁC VÙNG THIÊN TAI CỦA CHÍNH
QUYỀN TỈNH.........................................................................................................6



1.1. Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai của chính quyền tỉnh. 6
1.1.1. Khái niệm cơ bản................................................................................6
1.1.1.1. Khái niệm vùng thiên tai...........................................................................6
1.1.1.2. Khái niệm chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai..........................6

1.1.2. Nội dung cốt yếu của chương trình bố bí dân cư các cùng thiên tai....7
1.1.2.1. Mục tiêu của chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai......................7
1.1.2.2. Nguyên tắc thực hiện chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai........7
1.1.2.3. Giải pháp thực hiện chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai...........8

1.2. Tổ chức thực thi chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai........11
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu tổ chức thực thi chương trình bố trí dân cư các
vùng thiên tai..............................................................................................11
1.2.1.1. Khái niệm tổ chức thực thi chương trình.................................................11
1.2.1.2. Mục tiêu tổ chức thực thi chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai 13

1.2.2. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá chương trình.......................................13
1.2.2.1. Mục tiêu đánh giá chương trình..............................................................13
1.2.2.2. Tiêu chí đánh giá chương trình................................................................14

1.2.3. Quá trình tổ chức thực thi chương trình bố trí dân cư các vùng thiên
tai................................................................................................................ 15
1.2.2.1. Chuẩn bị triển khai chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai..........16
1.2.2.2. Chỉ đạo thực thi chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai...............20
1.2.2.3. Kiểm soát sự thực hiện chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai....23

1.2.3. Các điều kiện để tổ chức thực thi chương trình bố trí dân cư các vùng
thiên tai thành công....................................................................................26
1.3.Kinh nghiệm từ một số tỉnh trong thực hiện chương trình bố trí dân
cư các vùng thiên tai.....................................................................................27

1.3.1. Tỉnh Bắc Kạn....................................................................................27
1.3.2. Tỉnh Yên Bái.....................................................................................29
CHƯƠNG 2...........................................................................................................32
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC THI CHƯƠNG TRÌNH BỐ
TRÍ DÂN CƯ CÁC VÙNG THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI....32


2.1. Giới thiệu tỉnh Lào Cai và nhu cầu bố trí dân cư các vùng thiên tai
của tỉnh Lào Cai............................................................................................32
2.1.1. Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai...32
2.1.2. Đặc điểm dân cư trong các vùng thiên tai tại tỉnh Lào Cai...............35
2.1.3. Nhu cầu bố trí dân cư trong các vùng thiên tai tại tỉnh Lào Cai........36
2.2. Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai được thực hiện tại tỉnh
Lào Cai..........................................................................................................36
2.2.1. Mục tiêu của chương trình................................................................36
2.2.1.1. Mục tiêu chung........................................................................................36
2.2.1.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................37

2.2.2. Phạm vi của chương trình.................................................................37
2.2.3. Đối tượng của chương trình..............................................................38
2.2.4. Giải pháp thực hiện chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai trên
địa bàn tỉnh Lào Cai...................................................................................38
2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện chương trình bố trí dân cư các vùng
thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai..............................................................41
2.3.1. Thực trạng chuẩn bị triển khai chương trình bố trí dân cư các vùng
thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai...............................................................41
2.3.1.1. Thực trạng xây dựng bộ máy tổ chức thực hiện......................................41
2.3.1.2. Thực trạng lập kế hoạch triển khai..........................................................44
2.3.1.3. Thực trạng ban hành văn bản hướng dẫn................................................47
2.3.1.4. Thực trạng tổ chức tập huấn....................................................................49


2.3.2. Thực trạng chỉ đạo thực thi chương trình bố trí dân cư các vùng thiên
tai của tỉnh Lào Cai.....................................................................................51
2.3.2.1. Thực trạng truyền thông, tư vấn..............................................................51
2.3.2.2. Thực trạng triển khai các dự án/phương án bố trí dân cư.......................53
2.3.2.3. Thực trạng vận hành các quỹ...................................................................55
2.3.2.4. Thực trạng phối hợp hoạt động giữa các sở, ban, ngành và chính quyền
các cấp..................................................................................................................56
2.3.2.5. Thực trạng vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ..........................58

2.3.3. Thực trạng kiểm soát sự thực hiện chương trình bố trí dân cư các
vùng thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai......................................................59


2.3.3.1. Thực trạng xây dựng hệ thống thông tin phản hồi và thu thập thông tin
thực hiện Chương trình.........................................................................................59
2.3.3.2. Thực trạng đánh giá sự thực hiện Chương trình......................................62
2.3.3.3. Thực trạng điều chỉnh Chương trình.......................................................64
2.3.3.4. Thực trạng đưa ra các sáng kiến, hoàn thiện đổi mới chương trình........66

2.4. Đánh giá tổ chức thực thi chương trình bố trí dân cư các vùng thiên
tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai........................................................................66
2.4.1. Đánh giá theo tiêu chí.......................................................................66
2.4.1.1. Đánh giá tình phù hợp của chương trình.................................................66
2.4.1.2. Đánh giá hiệu lực của chương trình........................................................67
2.4.1.3. Đánh giá tính công bằng của chương trình.............................................69
2.4.1.4. Đánh giá tính bền vững của chương trình...............................................71

2.4.2. Những điểm mạnh của tổ chức thực thi chương trình bố trí dân cư các
vùng thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai......................................................72

2.4.3. Những điểm yếu và các nguyên nhân trong quá trình tổ chức thực thi
chương trình bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh Lào Cai..................................74
2.4.3.1. Điểm yếu trong tổ chức thực thi chương trình........................................74
2.4.3.2. Nguyên nhân của những điểm yếu trong tổ chức thực thi chương trình. 77

CHƯƠNG 3...........................................................................................................79
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC THI CHƯƠNG TRÌNH BỐ
TRÍ DÂN CƯ CÁC VÙNG THIÊN TAI TRÊN..................................................79
ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI...................................................................................79
3.1. Phương hướng hoàn thiện tổ chức thực thi chương trình bố trí dân
cư các vùng thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2025.....................................................................................79
3.1.1. Quan điểm bố trí dân cư các vùng thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025..............................................79
3.1.2. Mục tiêu bố trí dân cư các vùng thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025..............................................80
- Mục tiêu tổng quát.............................................................................................80
- Mục tiêu cụ thể...................................................................................................80


3.1.3. Phương hướng hoàn thiện tổ chức thực thi chương trình bố trí dân cư
các vùng thiên trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2025....................................................................................................80
3.2. iải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chương trình bố trí dân cư các
vùng thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai.....................................................81
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện chuẩn bị tổ chức thực thi chương trình...........81
3.2.1.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện chương trình................................81
3.2.1.2. Hoàn thiện lập kế hoạch triển khai chương trình....................................85
3.2.1.3. Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn triển khai chương trình....................86
3.2.1.4. Hoàn thiện công tác tập huấn..................................................................87


3.2.2. Giải pháp hoàn thiện chỉ đạo thực thi chương trình..........................88
3.2.2.1. Hoàn thiện công tác truyền thông, tư vấn...............................................88
3.2.2.2. Hoàn thiện công tác triển khai các dự án................................................90
3.2.2.3. Hoàn thiện vận hành nguồn ngân sách....................................................91
3.2.2.4. Hoàn thiện công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành và chính quyền
các cấp..................................................................................................................92
3.2.2.5. Hoàn thiện vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ..........................93

3.2.3. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát thực hiện chương trình....................93
3.2.3.1. Hoàn thiện hệ thống thông tin phản hồi..................................................93
3.2.3.2. Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện chương trình.............................94
3.2.3.3. Kiến nghị về điều chỉnh và đổi mới chương trình...................................94

3.3. Kiến nghị................................................................................................95
3.3.1. Đối với UBND tỉnh Lào Cai.............................................................95
3.3.2. Đối với Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn.............................96
KẾT LUẬN...........................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................100


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BC
CB
CSXH
CT
DA SXDC
KT/NN
KTQD
KH&ĐT

NN&PTNT
PCT
PGĐ
PTNT
TC
UBND

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Báo cáo
Cán bộ
Chính sách xã hội
Chương trình
Dự án sắp xếp dân cư
Kinh tế/Nông nghiệp
Kinh tế Quốc dân
Kế hoạch và Đầu tư

Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn
Phó chủ tịch
Phó giám đốc
Phát triển Nông thôn
Tài chính
Ủy ban Nhân dân


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.2: Kế hoạch bố trí dân cư vùng thiên tai tại tỉnh Lào Cai đến năm 2020
44
Bảng 2.2: Khái toán vốn đầu tư chương trình bố trí bố trí dân cư của tỉnh Lào
Cai 45
Bảng 2.3: Thực trạng về tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác bố trí dân
cư các vùng thiên tai tại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010-2015................................51
Bảng 2.4: Thực trạng công tác truyền thông, tư vấn về bố trí dân cư các vùng
thiên tai tại tỉnh Lào Cai.......................................................................................53
Bảng 2.5: Thực trạng triển khai các dự án bố trí dân cư các vùng thiên tai.....54
Bảng 2.6: Thực trạng cấp vốn đầu tư phát triển cho chương trình bố trí dân cư
các vùng thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010-2015.....................56
Bảng 2.7: Thực trạng cấp vốn sự nghiệp kinh tế cho chương trình bố trí dân cư
các vùng thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010-2015.....................56
Bảng 2.8: Kết quả bố trí dân cư vùng thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai........68
Bảng 2.9: Kết quả giải ngân vốn cho chương trình bố trí dân cư các vùng thiên
tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010-2015..............................................69

DANH MỤC SƠ ĐỒ


trờng Đại học kinh tế quốc dân

------------

NGUYễN VĂN Lý

tổ chức thực thi chơng trình
bố trí dân c trên địa bàn
tỉnh lào cai
Chuyờn ngnh: Qun lý kinh t v chớnh sỏch

Hà NộI - 2015


i

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Nước ta có địa hình đa dạng với ¾ diện tích là đồi núi và chỉ ¼ diện tích là
đồng bằng nhưng bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực, cùng với hiện tượng
biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp nên hàng năm các vụ thiên tai lớn đã
gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản. Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách thiết thực nhằm xóa đói, giảm
nghèo và phát triển bền vững khu vực nông thôn, miền núi trong đó có chương trình
bố trí dân cư theo Quyết định số 193 và 1776 của Thủ tướng chính phủ. Lào Cai là
tỉnh miền núi ở phía bắc của nước ta, là một tỉnh nghèo và thường xuyên bị ảnh
hưởng bởi thiên tai. Thực hiện chương trình bố trí dân cư, tỉnh Lào Cai đã đạt được
những kết quả nhất định, nhiều hộ dân sống trong vùng thiên tai và có nguy cơ cao
về thiên tai đã được sắp xếp chỗ ở, ổn định đời sống và sản xuất. Tuy nhiên, trong
thời gian qua việc tổ chức thực thi chương trình bố trí dân cư còn nhiều hạn chế
như: bộ máy tổ chức thực thi chính sách chưa đồng bộ, hệ thống văn bản hướng dẫn
chưa có hệ thống và còn thiếu, sự phối hợp giữa các sở ban ngành cấp tỉnh cũng

như giữa các cơ quan cấp tỉnh với các huyện chưa chặt chẽ. Do đó tác giả đã lựa
chọn đề tài nghiên cứu “Tổ chức thực thi Chương trình Bố trí dân cư trên địa bàn
tỉnh Lào Cai”.
Do chương trình bố trí dân cư theo Quyết định 193 và 1776 của Thủ tướng
chính phủ có nhiều đối tượng khác nhau, gồm: các vùng thiên tai; đặc biệt khó
khăn; biên giới, hải đảo; vùng di cư tự do đến đời sống quá khó khăn; và khu rừng
đặc dụng. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài tập trung nghiên cứu
quá trình tổ chức thực thi chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai của chính
quyền tỉnh Lào Cai.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Xác định được khung nghiên cứu về tổ
chức thực thi chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai đến năm 2020 của chính
quyền tỉnh; Phân tích và đánh giá được thực trạng tổ chức thực thi chương trình bố


ii
trí dân cư các vùng thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ năm 2010 – 2015; và đề
xuất được một số giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chương trình bố trí dân cư
cấc vùng thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài gồm hai phương pháp chính là thu thập
tài liệu thứ cấp và phương pháp thống kê mô tả. Cụ thể, thông qua nghiên cứu tài
liệu, sách, giáo trình để xây dựng cơ sở lý luận về tổ chức thực thi chương trình bố
trí dân cư các vùng thiên tai; Thu thập tài liệu từ các báo cáo của cơ quan nhà nước
liên quan đến chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai của tỉnh Lào Cai để qua
đó tổng hợp, phân tích và đánh giá nhằm nêu bật thực trạng tổ chức thực thi chương
trình tại tỉnh Lào Cai. Từ thực trạng của chương trình, chỉ ra những điểm mạnh,
điểm yếu và nguyên nhân những điểm yếu đó. Trên cơ sở nguyên nhân điểm yếu, đề
xuất một số giải pháp nhàm hoàn thiện tổ chức thực thi chương trình bố trí dân cư
các vùng thiên tai địa bàn tỉnh Lào Cai.
Nội dung của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo,
luận văn được trình bày theo 3 phần chính sau:

Thứ nhất: Cơ sở lý luận về tổ chức thực thi chương trình bố trí dân cư các
vùng thiên tai của chính quyền tỉnh. Tác giả tiến hành nghiên cứu làm rõ cơ sở lý
luận về tổ chức thực thi chương trình theo 3 nội dung chính sau:
Một là, chương trình bố bố trí dân cư các vùng thiên tai của chính quyền
tỉnh: tác giả trình bày các khái niệm gồm khái niệm về thiên tai, vùng thiên tai và
khái niệm chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai cũng như nội dung cốt yếu
của chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai như mục tiêu của chương trình bố
trí dân cư các vùng thiên tai; nguyên tắc thực hiện chương trình bố trí dân cư các
vùng thiên tai; giải pháp thực hiện chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai
(giải pháp về quy hoạch; về cơ chế, chính sách; phát triển sản xuất; giải pháp về
vốn; và về tuyên truyền vận động).
Hai là, tổ chức thực thi chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai: tác giả
trình bày khái niệm và mục tiêu về tổ chức thực thi chương trình bố trí dân cư các
vùng thiên tai; mục tiêu và tiêu chí đánh giá chương trình. Nêu khái quát quá trình


iii
tổ chức thực thi chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai với ba giai đoạn chính
gồm giai đoạn chuẩn bị triển khai chương trình; giai đoạn chỉ đạo thực thi chương
trình; và giai đoạn kiểm soát sự thực hiện chương trình. Trên cơ sở quá trình triển
khai, tác giả trình bày các điều kiện để tổ chức thực thi chương trình bố trí dân cư
các vùng thiên tai thành công đó là: phải có chương trình hợp lý được xây dựng
xuất phát từ thực tiễn và nhu cầu bức thiết về ổn định dân cư các vùng thiên tai;
phải có bộ máy hành chính đủ mạnh để triển khai chương trình; đặc biệt là sự quyết
tâm của lãnh đạo tỉnh, sự phối hợp của các cơ quan ban ngành trong tỉnh; và phải
tạo được niềm tin và sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.
Ba là, kinh nghiệm từ một số tỉnh trong thực hiện chương trình bố trí dân cư
các vùng thiên tai: tác giả tổng hợp kinh nghiệm tổ chức thực thi chương trình của
tỉnh Bắc Kạn, tỉnh Yên Bái và rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Lào Cai.
Thứ hai: phân tích thực trạng tổ chức thực thi chương trình bố trí dân cư các

vùng thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Việc phân tích được trình bày theo 4 nội
dung chính sau:
Một là, giới thiệu tỉnh Lào Cai và nhu cầu bố trí dân cư các vùng thiên tai
của tỉnh Lào Cai: tác giả giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
của tỉnh Lào Cai, đặc điểm dân cư trong các vùng thiên tai tại tỉnh Lào Cai, và nhu
cầu bố trí dân cư trong các vùng thiên tai tại tỉnh Lào Cai.
Hai là, chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai được thực hiện tại tỉnh
Lào Cai: tác giả giới thiệu mục tiêu của chương trình, phạm vi của chương trình, đối
tượng của chương trình và giải pháp thực hiện chương trình bố trí dân cự các vùng
thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Ba là, thực trạng tổ chức thực thi chương trình bố trí dân cư các vùng thiên
tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai: trên cơ sở khung lý thuyết về quá trình tổ chức thực thi
chương trình được mô tả trong phần 1, tác giả đã đi sâu nghiên cứu và tổng hợp các
kết quả của quá trình tổ chức thực thi chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai
của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 – 2015 theo ba giai đoạn về thực trạng chuẩn bị
triển khai chương trình, thực trạng chỉ đạo thực thi chương trình, và thực trạng kiểm
soát sự thực hiện chương trình.


iv
Bốn là, đánh giá tổ chức thực thi chương trình bố trí dân cư các vùng thiên
tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trên cơ sở kết quả triển khai chương trình tại tỉnh Lào
Cai, tác giả đánh giá quá trình tổ chức thực thi chương trình theo 4 tiêu chí gồm: về
tính phù hợp của chương trình, tác giả đã chỉ ra những đặc điểm của dân cư sống
trong vùng thiên tai và để ổn định đời sống và tiến tới phát triển các hộ dân trong
vùng thiên tai thì bên cạnh những giải pháp mang tính chất tạm thời như tăng cường
năng lực ứng phó với thiên tai thì biện pháp lâu dài là cần di dời các hộ trong vùng
thiên tai nguy nhiểm đến nơi ở mới an toàn hơn; về hiệu lực của chương trình, tác
giả đã so sánh kết quả thực hiện với kế hoạch đề ra trên 2 khía cạnh là về số hộ bố
trí sắp xếp và kinh phí bố trí cho chương trình; về tính công bằng của chương trình,

tác giả đã xem xét lại quy trình lựa chọn và sắp xếp thứ tự ưu tiên hộ cần bố trí ổn
định trước tại tỉnh Lào Cai và đánh giá việc thực hiện tỉnh Lào Cai đã đảm bảo tính
công bằng. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đánh giá tính bền vững của chương trình
thông qua việc xem xét tập quán sinh hoạt, canh tác, phong tục tập quán của các đối
tượng bố trí ổn định với hạn mức giao đất ở, đất sản xuất và cơ sở hạ tầng để chỉ ra
những yếu tố làm cho chương trình thiếu bền vững. Thông qua đánh giá sự thực
hiện chương trình, tác giả chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu và những nguyên nhân của
những điểm yếu.
Thứ ba: giải páp hoàn thiện tổ chức thực thi chương trình bố trí dân cư các
vùng thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trên cơ sở phương hướng hoàn thiện tổ
chức thực thi chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp
căn bản nhằm hoàn thiện tổ chức thực thi chương trình bố trí dân cư của tỉnh Lào
Cai như sau:
Một là, hoàn thiện chuẩn bị tổ chức thực thi chương trình: tác giả đề xuất các
giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức thực thi chương trình. Cụ thể, đề xuất thành lập
ban chỉ đạo chương trình ở cấp tỉnh và ban quản lý chương trình ở cấp huyện với
thành viên là đại diện là các sở, ban ngành có liên quan với nhiệm vụ rõ ràng nhằm
tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trong tổ chức thực thi chương trình. Về lập


v
kế hoạch triển khai chương trình, đây là khâu quan trọng có tác động trực tiếp đến
kết quả tổ chức thực thi chương trình nên cần phải bám sát quy hoạch tổng thể, căn
cứ nguồn lực của trung ương và của tỉnh để sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án cấp
bách cần đầu tư và đặc biệt cần đảm bảo sự tham gia của các bên liên quan trong
việc xây dựng dự án đầu tư và tăng cường phân cấp, phân quyền cho cấp huyện
trong việc lập các dự án. Đối với các văn bản hướng dẫn, tác giả đề xuất cần xây
dựng các tài liệu hướng dẫn nhằm cụ thể hóa chủ trương, chính sách và các quy
định của nhà nước, cho đối tượng sử dụng cụ thể theo các chủ đề chính như sổ tay

hướng dẫn quy trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án/phương án ổn định dân cư;
sổ tay hướng dẫn quản lý tài chính; sổ tay hướng dẫn quy trình bố trí dân cư; và sổ
tay tuyên truyền và vận động. Về công tác tập huấn, trên cơ sở các tài liệu hướng
dẫn đã xây dựng cần tổ chức tập huấn riêng cho các đối tượng tham gia tổ chức thực
thi chương trình tương ứng với nội dung và nhiệm vụ được phân công.
Hai là, hoàn thiện chỉ đạo thực thi chương trình: tác giả đề xuất các giải pháp
liên quan đến các nội dung như: về truyền thông cần đổi mới về hình thức và nội
dung tuyên truyền phù hợp với trình độ dân trí và phong tục tập quán của đồng bào;
cần xây dựng cơ chế phối hợp và cung cấp thông tin giữa đài phát thanh và truyền
hình các cấp với các cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện bố trí dân cư cũng như sự
xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan thực hiện với các tổ chức đoàn thể tại địa
phương và lồng ghép các hoạt động truyền thông về chương trình với các hoạt động
của các tổ chức quần chúng. Về công tác tư vấn, cần xây dựng bộ phận tư vấn và
giải quyết thắc mắc, khiếu nại ở các cấp với quy trình và nhiệm vụ rõ ràng. Đối với
triển khai các dự án, từ khi xây dựng dự án đến khi đưa các hộ dân đến cần phải
đảm bảo sự tham gia của các bên có liên quan đặc biệt là sự tham gia của người dân
trong lựa chọn điểm bố trí dân cư, xây dựng các hạng mục dự án cũng như vận hành
và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng. Về vận hành nguồn ngân sách, đối với nguồn vốn do
Trung ương hỗ trợ cần phân công cán bộ đầu mối ở tỉnh để phối hợp chặt chẽ với
cán bộ đầu mối ở Bộ để có đủ thông tin giúp việc xây dựng dự án phù hợp khả năng
phân bổ vốn của các Bộ và căn cứ khả năng vốn của các Bộ để tập trung đầu tư các


vi
dự án cấp bách trước; đối với nguồn vốn do tỉnh bố trí cần thông qua ban chỉ đạo
các sở, ngành cung cấp thông tin về khả năng vốn cũng như tính cấp bách của dự án
để thống nhất lựa chọn các dự án ưu tiên để đưa vào kế hoạch ngân sách. Bên cạnh
đó cần lồng ghép tối đa các chương trình dự án đang triển khai trên địa bàn với
chương trình bố trí dân cư. Đối với công tác phối hợp giữa các sở, ban ngành, cần
phải có cán bộ đầu mối của các cơ quan liên quan trực tiếp theo dõi và tham mưu

cho lãnh đạo đơn vị về chương trình; cần tăng cường sự phối hợp cũng như xây
dựng cơ chế cung cấp thông tin về chương trình giữa các cán bộ đầu mối. Về hệ
thống cung cấp dịch vụ cần xây dựng năng lực và trao quyền cho cộng đồng trong
vận hành và bảo dưỡng các công trình.
Ba là, hoàn thiện kiểm soát thực hiện chương trình: tác giả đưa ra các giải
pháp hoàn thiện, cụ thể gồm: về hệ thống thông tin phản hồi cần có cơ chế cung cấp
và phản hồi thông tin của người dân bên cạnh cơ chế báo cáo của các đơn vị thực
hiện. Đối với đánh giá thực hiện chương trình, định kỳ khoảng 5 năm cần có đánh
giá độc lập, khách quan về về hiệu quả và tác động của chương trình đến phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh. Đối với điều chỉnh và đổi mới chương trình, trên cơ sở
thực trạng triển khai trên địa bàn tỉnh Lào Cai cần kiến nghị với Chính phủ và các
Bộ điều chỉnh theo hướng tăng mức hỗ trợ trực tiếp hộ gia định; tăng hạn mức giao
đất và điều chỉnh kế hoạch giao vốn.
Ngoài việc đề xuát các giải pháp, tác giả đã mạnh dạn nêu một số kiến nghị
đối với UBND tỉnh Lào Cai và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Việc thực
hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên sẽ là những nhân tố quyết định sự thành công
của quá trình tổ chức thực thi chương trình bố trí dân cự trên địa bàn tỉnh Lào Cai
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
Bố trí dân cư các vùng thiên tai tại tỉnh Lào Cai là một nhiệm vụ quan trọng
nhằm khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế thấp nhất thiệt hại do
thiên tai gây ra và qua đó cải thiện đời sống cả về vật chất và tinh thần cho đồng bào
các dân tộc, góp phần xóa đói giảm nghèo một cách bền vững và xây dựng nông
thôn mới. Lào Cai là tỉnh miền núi, với địa hình hiểm trở và là một trong những tỉnh


vii
hàng năm bị ảnh hưởng nặng bởi thiên tai. Vì vậy, việc nghiên cứ tổ chức thực thi
chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai làm một việc
làm cần thiết. Thông qua chương trình đã có nhiều hộ sống trong vùng thiên tai
nguy hiểm được ổn định đời sống và phát triển sản xuất.

Đề tài đã nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức thực thi chương trình bố trí dân
cư các vùng thiên tai của chính quyền cấp tỉnh, xây dựng được khung lý thuyết
nghiên cứu về tổ chức thực thi chương trình bố trí dân cư, trên cơ sở các tài liệu thứ
cấp đã thu thập gồm số liệu thống kê, quy hoạch, kế hoạch bố trí dân cư và các báo
cáo có liên quan, tác giả đã phân tích đánh giá được thực trạng quá trình tổ chức
thực thi chương trình tại tỉnh Lào Cai, đánh giá được kết quả thực hiện chương trình
bố trí dân cư các vùng thiên tai, từ đó chỉ ra những điểm mạnh cũng như những
điểm yếu và nguyên nhân những điểm yếu đó. Việc xác định rõ nguyên nhân của
những điểm yếu có ý nghĩa quan trọng giúp tác giả đề xuất được các giải pháp để
hoàn thiện tổ chức thực thi chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai trên địa bàn
tỉnh Lào Cai. Tác giả đã đề xuất được ba nhóm giải pháp về chuẩn bị tổ chức thực
thi chương trình, về chỉ đạo thực thi chương trình và kiểm soát sự thực hiện chương
trình bố trí dân cư các vùng thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Bên cạnh đó, tác giả
còn đưa ra những kiến nghị đối với UBND tỉnh Lào Cai và Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn nhằm đảm bảo việc thực hiện các giải pháp thực thi chương trình
tại tỉnh.
Bên cạnh những đóng góp nêu trên, đề tài vẫn còn một số hạn chế đó là: các
số liệu dử dụng chỉ dựa trên nguồn số liệu thứ cấp liên quan mà chưa tiến hành
những điều tra khảo sát cơ bản từ thực tế theo các giai đoạn của tổ chức thực thi
chương trình bố trí dân cư, chưa thu thập ý kiến đánh giá khách quan về chương
trình từ các đối tượng thụ hưởng chương trình. Hạn chế này có thể xem là hướng
nghiên cứu tiếp theo một cách toàn diện, trên quy mô lớn về tổ chức thực thi
chương trình bố trí dân cư.


trờng Đại học kinh tế quốc dân

------------

NGUYễN VĂN Lý


tổ chức thực thi chơng trình
bố trí dân c trên địa bàn
tỉnh lào cai
Chuyờn ngnh: Qun lý kinh t v chớnh sỏch

Ngi hng dn khoa hc:
PGS. TS. PHAN KIM CHIN


Hµ NéI - 2015


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Nước ta có địa hình đa dạng gồm đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục
địa. Trong đó, ¾ diện tích lãnh thổ là đồi núi và đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích
lãnh thổ nhưng bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. Những khó khăn về địa lý
đã làm cho đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, trước bối cảnh
biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng khốc liệt, với nguy cơ sảy ra thiên tai ngày
càng lớn và nghiêm trọng, sẽ ảnh hưởng lớn đời sống của người dân và làm suy
giảm những thành tựu về phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Do đó việc bố trí lại
dân cư các vùng thiên tai trở nên ngày càng cấp thiết trong bối cảnh đất nước ta
đang thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Nhận thức được bố trí dân cư là một trong những vấn đề cấp bách đối với
đồng bào vùng có nguy cơ cao về thiên tai, giúp người dân nhanh chóng thoát khỏi
khu vực nguy hiểm, ổn định cuộc sống. Chính phủ đã ban hành Quyết định

193/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2006 về việc phê duyệt chương trình bố trí
dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung
yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng
giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015. Và tiếp đó là Quyết định
1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 phê duyệt chương trình bố trí dân cư các vùng:
thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai
đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020.
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc Việt Nam với trên 200 km đường
biên giới, có dân số là 637.520 người, có 25 dân tộc anh em, trong đó người dân tộc
thiểu số chiếm 64,1%. Là một tỉnh nghèo, sản xuất nông lâm nghiệp là chủ yếu.
Hơn nữa, trong những năm qua hậu quả biến đổi khí hậu đối với tỉnh Lào Cai có xu
hướng ngày càng nghiêm trọng, các hiện tượng khí hậu cực đoan xảy ra nhiều và


2
mạnh hơn, đặc biệt những tai biến thiên nhiên như lũ quét, lũ ống, sạt lở đất làm ảnh
hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân, đồng thời gây sức ép trong phát triển
kinh tế xã hội tại địa phương.
Thực hiện Quyết định 193/2006/QĐ-TTg và Quyết định 1776/2012/QĐTTg, tỉnh Lào Cai đã có nhiều nỗ lực và đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Tuy nhiên, kết quả đạt đạt được so với kế hoạch đề ra vẫn còn khiêm tốn. Cụ thể,
theo báo cáo giám sát của Hội đồng dân tộc số 711/BC-HDDT13 ngày 8/5/2014, từ
năm 2006-2013 tỉnh Lào Cai đã bố trí ổn định cho 7.432 hộ trên tổng số 10.585 hộ
(đạt 70,21%). Một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả nêu trên là do công
tác tổ chức thực hiện ở tỉnh vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, như việc triển khai
chương trình còn thiếu đồng bộ, chưa thống nhất, sự phối hợp giữa các sở, ban
ngành cấp tỉnh cũng như giữa cơ quan cấp tỉnh với các huyện chưa chặt chẽ.
Để đạt được các mục tiêu đề ra góp phần xóa đói giảm nghèo một cách bền
vững cũng như xây dựng nông thôn mới. Công tác tổ chức thực thi chương trình bố trí
dân cư cần được nghiên cứu một cách khoa học, nhằm xem xét quá trình thực hiện một
cách toàn diện từ đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất các giải pháp nhằm

hoàn thiện trong thời gian tới. Vì vậy đề tài nghiên cứu “Tổ chức thực thi Chương trình
Bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh Lào Cai” được tác giả lựa chọn thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được khung nghiên cứu về tổ chức thực thi chương trình bố trí dân
cư các vùng thiên tai đến năm 2020 (viết tắt là chương trình bố trí dân cư) của chính
quyền tỉnh.
Phân tích và đánh giá được thực trạng tổ chức thực thi chương trình bố trí dân cư
các vùng thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ năm 2010-2015.
Đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi thi chương trình bố
trí dân cư các vùng thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai.


3
3. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức thực thi chương trình bố trí dân cư các
vùng thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày
24/8/2006 và Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng chính
phủ. Tổ chức thực thi chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 193/2006/QĐTTg ngày 24/8/2006 và Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ
tướng chính phủ gồm bố trí dân cư của các vùng gồm: (i) thiên tai; (ii) đặc biệt khó
khăn; (iii) biên giới, hải đảo; (iv) vùng di cư tự do đến đời sống quá khó khăn; và
(v) khu rừng đặc dụng. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài tập
trung nghiên cứu quá trình tổ chức thực thi chương trình bố trí dân cư các vùng
thiên tai của chính quyền tỉnh Lào Cai.
- Về nội dung: nghiên cứu tổ chức thực thi chương trình bố trí dân cư các
vùng thiên tai bao gồm: chuẩn bị triển khai chương trình; chỉ đạo thực hiện chương
trình; và kiểm soát sự thực hiện chương trình.
- Về không gian: trên địa bàn tỉnh Lào Cai, bao gồm 9 huyện/thành phố: (i)
TP Lào Cai; (ii) huyện Bát Xát; (iii) huyện Mường Khương; (iv) huyện Si Ma Cai;
(v) huyện Bắc Hà; (vi) huyện Bảo Thắng; (vii) huyện Bảo Yên; (viii) huyện Sa Pa;
và (ix) huyện Văn Bàn.

- Thời gian: các số liệu được thu thập phục vụ việc tổng hợp và phân tích
trong giai đoạn 2010-2015, các giải pháp được đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức
thực thi Chương trình đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu


4
4.1. Khung lý thuyết

Các điều kiện
để tổ chức
thực thi
thành công
chương trình
bố trí dân cư

Phải có chương
trình hợp lý

Quá trình tổ
chức thực thi
chương trình
bố trí dân cư

Kết quả thực
hiện chương
trình bố trí
dân cư

Chuẩn bị

triển khai
chương trình

Số hộ được bố trí
ổn định

Có bộ máy hành
chính
đủ
mạnh
Sự ủng hộ của
lãnh đạo tỉnh,
sự phối hợp
của các cơ
quan
ban
ngành
Sự ủng hộ của
các hộ gia
đình, cá nhân
được bố trí ổn
định

Giảm tỷ lệ hộ
nghèo ở vùng
dự án
Tỷ lệ hộ dùng
nước sinh hoạt
hợp vệ sinh,
sử dụng điện


Chỉ đạo
thực hiện
chương trình

Tỷ lệ hộ có nhà
kiên cố và bán
kiên cố
Kiểm soát
sự thực hiện
chương trình

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

4.2. Các bước nghiên cứu
Bước 1: Nghiên cứu tài liệu, sách, giáo trình để hình thành cơ sở lý luận về
tổ chức thực thi Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai.


5
Bước 2: Thu thập tài liệu từ các báo cáo của cơ quan nhà nước (niên giám
thống kê, báo cáo của tỉnh Lào Cai, Báo cáo của Bộ Nông nghiệp & PTNT) liên
quan đến Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai của tỉnh Lào Cai.
Bước 3: Phân tích và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của
điểm yếu trong tổ chức thực thi Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai tại
tỉnh Lào Cai.
Bước 4: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi Chương trình
bố trí dân cư các vùng thiên tai của tỉnh Lào Cai.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
-


Hệ thống được cơ sở lý luận về Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai

-

Đưa ra các giải pháp tốt nhất về tổ chức thực thi Chương trình bố trí dân cư
các vùng thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 3
chương:
-

Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức thực thi chương trình bố trí dân cư các
vùng thiên tai của chính quyền tỉnh

-

Chương 2: Phân tích thực trạng tổ chức thực thi chương trình Bố trí dân cư
các vùng thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai

-

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chương trình Bố trí dân cư
các vùng thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai


×