Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

NCKHSPUD-Nâng cao kĩ năng đọc cho HS lớp 4 thông qua việc sử dụng phương pháp thực hành giao tiếp trong phân môn Tập đọc lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.71 KB, 38 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGỌC HỒI

TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BÁ NGỌC
----------------------------

ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
(Nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4C2 trường Tiểu học

Nguyễn Bá Ngọc thông qua việc sử dụng phương pháp thực
hành giao tiếp trong phân môn Tập đọc lớp 4. )

Bờ Y, tháng 01/2015
1


MỤC LỤC
Tiêu đề

Trang
Phụ bìa
1
Lời cam đoan
2
Mục lục
3
I. Tóm tắt đề tài
4
II. Giới thiệu
5
1/ Thực trạng


5
2/ Giải pháp thay thế
5
III. Vấn đề nghiên cứu
7
IV. Giả thuyết nghiên cứu LỜI CAM ĐOAN
7
V. Phương pháp
7
1/ Khách thể nghiên cứu
7
2/ Thiết kế Tôi xin cam đoan đề tài này là do tôi thực hiện. 8
3/ Quy trình nghiên cứu và đo lường
10
Nếu có gì không đúng với sự thật tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
* Quy trình
10
* Đo lường
12
* Tiến hành kiểm tra và nhận xét.
13
VI/ Phân tích dữ liệu và bàn luận
13
VII/ Kết luận và khuyến nghị
15
Tài liệu tham khảo
18
Phụ lục đề tài
19


Tác giả : Nguyễn Thị Xuyến

2


I/ TÓM TẮT ĐỀ TÀI :
Đọc là một hoạt động giao tiếp bằng chữ viết, là hành vi tiếp nhận thông
tin thông qua văn bản. Nhờ hoạt động đọc mà con người chuyển giao cho nhau
những thông tin, hiểu biết, làm giàu thêm tri thức ở mỗi người và thúc đẩy xã hội
không ngừng phát triển. Tùy theo đặc điểm nghề nghiệp ở mỗi người mà hoạt
động đọc có những mục đích khác nhau. Đối với một học sinh, đọc là một hoạt
động học tập. Vì lẽ đó, ở trường Tiểu học, giáo viên có nhiệm vụ dạy cho học
sinh một cách có hệ thống các phương pháp để hình thành và phát triển năng lực
đọc cho học sinh. Tập đọc là một phân môn thực hành mang tính tổng hợp,
nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Qua bài tập
đọc, học sinh được làm quen với ngôn ngữ văn học, các nhân vật trong các bài
tập đọc, các thông điệp mà nội dung bài học cần thông báo, ... Tập đọc giúp các
em phát triển kỹ năng (nghe, nói, đọc ), bồi dưỡng cho các em cảm nhận được
những rung cảm thẩm mỹ, cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ qua bài đọc, từ
đó giáo dục cho các em những tình cảm trong sáng tốt đẹp.
Chính vì vậy, tôi quyết định lựa chọn đề tài "Nâng cao kĩ năng đọc cho
học sinh lớp 4C2 trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc thông qua việc sử dụng
phương pháp thực hành giao tiếp trong phân môn Tập đọc lớp 4” để nghiên cứu.
Nghiên cứu được tiến hành trên một nhóm duy nhất gồm 34 học sinh lớp
4C2 trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc. Lớp 4C2 được thực hiện giải pháp thay
thế khi dạy các bài tập đọc ( nội dung trình bày qua kế hoạch bài học). Kết quả
cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: Sau
tác động, kết quả học tập của học sinh cao hơn so với trước tác động. Điểm trung
bình bài kiểm tra sau tác động luôn có hiệu số > 0 so với điểm trung bình bài
kiểm tra trước tác động. Điều đó chứng minh rằng sử dụng phương pháp thực

hành giao tiếp trong dạy học làm nâng cao kĩ năng đọc cho HS lớp 4C2 trường
Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.
3


II/ GIỚI THIỆU :
1/ Thực trạng : Dạy môn Tiếng Việt nói chung và Tập đọc nói
riêng là cách hình thành nhân cách cho học sinh thông qua giao tiếp và cảm thụ
văn bản. Thế nhưng, hiện nay kĩ năng giao tiếp của các em còn nhiều hạn chế
như : nói không rõ ràng, thiếu ý, không rõ nghĩa,…Do những yếu tố dẫn tới đọc
chưa đúng, phát âm chưa chuẩn, đọc theo phương ngữ, do trí nhớ kém, ít được
luyện đọc, sợ đọc trước lớp, rụt rè,… Môi trường sống của các em ít được dùng
tiếng Việt, chủ yếu giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ. Chính vì vậy, việc đọc đúng, đọc
diễn cảm đối với các em quả là một vấn đề, nhất là học sinh lớp 4, lớp đòi hỏi
phải đảm bảo tốc độ đọc, tìm hiểu nội dung văn bản với yêu cầu cao nhưng thời
lượng giảng dạy phân môn Tập đọc từ 40 đến 45 phút so với bài quá ít đối với
học sinh vùng miền.
Việc dạy của một số giáo viên vẫn bám vào phương pháp dạy rập
khuôn; nặng nề về thuyết trình, giảng giải, chú trọng hoạt động của giáo viên,
chưa đề cao vai trò chủ động tích cực của học sinh. Trong giờ tập đọc, chỉ một số
ít học sinh được luyện đọc và phát biểu ý kiến về nội dung bài đọc. Quy trình
dạy đọc chưa hợp lí : Nhiều giáo viên sa đà vào nhiệm vụ dạy học sinh đọc diễn
cảm trước khi các em hiểu bài. Khâu luyện đọc trơn, đọc trôi chảy bị coi nhẹ :
Học sinh chỉ luyện đọc qua loa trước khi tìm hiểu nội dung bài. Khi hướng dẫn
học sinh hiểu bài, giáo viên cũng nặng về giảng từ ngữ, giảng bài chưa chú ý tổ
chức cho học sinh hoạt động để rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản.
2/ Giải pháp thay thế:
Để giờ học nhẹ nhàng, đem lại hiệu quả thiết thực : phải xem học sinh là
trung tâm của quá trình dạy đọc, coi trọng những phương pháp phát huy tính tích
cực của học sinh, tổ chức các hoạt động đọc của học sinh theo quan điểm thực

hành giao tiếp. Cụ thể, như sau :

4


Giáo viên tổ chức các hoạt động trong giờ học sao cho mỗi học sinh trong
lớp đều được đọc ( đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc cá nhân, đọc theo nhóm,…),
được trao đổi nhận thức riêng của mình với thầy cô, bạn bè.
Hướng dẫn đọc thành tiếng : Giáo viên hướng dẫn học sinh bằng các biện
pháp sau :
Đọc mẫu : Các hình thức đọc mẫu bao gồm : Đọc từ, cụm từ nhằm hướng
dẫn cách phát âm đúng, trong trường hợp nhiều học sinh phát âm sai ; Đọc câu,
đoạn, bài nhằm hướng dẫn cách đọc diễn cảm.
Dùng lời nói kết hợp với chữ viết, kí hiệu và đồ dùng dạy học, hướng dẫn
học sinh cách nghỉ hơi, tốc độ đọc, giọng đọc thích hợp.
Tổ chức cho học sinh đọc cá nhân ( đọc trong nhóm, đọc trước lớp) ; nhận
xét cách đọc của học sinh, sửa lỗi phát âm hoặc lỗi thể hiện nội dung qua giọng
đọc của học sinh.
Hướng dẫn đọc thầm : Giao nhiệm vụ để định hướng yêu cầu đọc thầm
cho học sinh ( đọc câu nào, đoạn nào; đọc để trả lời câu hỏi hay để ghi nhớ,
thuộc lòng,…).
Ngoài sự theo dõi, hướng dẫn cách đọc trong các giờ dạy còn kết hợp giúp
nhau đó là “đôi bạn cùng học”, trong giờ học cũng như đầu buổi học, giờ ra chơi.
Ngoài ra, giáo viên là người hướng dẫn, kèm cặp một cách sát sao để các
em đọc đúng như sau:
Văn xuôi ngắt nghỉ theo cụm từ, ý và hơi ở cuối câu; đối với văn vần chỉ
ngắt nghỉ ở nhịp và nghỉ cuối câu hơi lâu hơn, văn kịch thì đọc theo đối thoại thể
hiện hành động, cá tính của nhân vật; văn bản hành chính đọc nghiêm túc, dứt
khoát, nhấn giọng ở điểm nội dung, mục đích.
Đọc đúng: Hiện nay nhiều em đọc phát âm chưa chuẩn từ phổ thông dẫn

đến đọc sai ở dấu hỏi, ngã, âm l/n, ch/tr, x/s; vần uôn/uông, ươn/ ương, iên/ iêng.
Muốn học sinh thực hiện đúng, trong các tiết dạy tập đọc phải giúp học
sinh nắm được thể loại văn đọc ; Bên cạnh đó, giáo viên đọc mẫu rõ ràng, đúng,
5


chính xác ; Khi dạy, cần có bảng phụ ghi câu, đoạn khó có ngắt nhịp, gạch chân
từ, cụm từ cần nhấn giọng ; Cho học sinh phát hiện từ khó, ...
Muốn làm được điếu đó, phải cho các em hiểu được tầm quan trọng của
việc học và đọc đúng để làm gì ? để cho ai ? đọc như thế nào cho đúng, cho diễn
cảm. Tại sao phải đọc ? Cho các em hiểu được đọc văn xuôi, văn vần, đọc như
thế nào cho hấp dẫn, gãy gọn có cảm xúc để lôi cuốn người nghe.
Sau khi giúp học sinh hiểu rõ dạng bài đọc, thể loại văn để củng cố nắm
vững cho một số em đọc đúng, đọc diễn cảm; những em đọc chưa đúng, chưa
diễn cảm nắm lại cách đọc để từ đó mạnh dạn, tự tin, thích đọc bài, đọc đúng.
III/ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU :
1/ Sử dụng phương pháp thực hành giao tiếp có thu hút được hết học sinh
tham gia rèn đọc không ?
2/ Việc sử dụng phương pháp thực hành giao tiếp có giúp cho việc rèn đọc
của học sinh được hiệu quả, góp phần nâng cao khả năng đọc cho học sinh lớp
4C2 không?
IV/ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU :
Có. Sử dụng phương pháp thực hành giao tiếp sẽ thu hút được hầu hết học
sinh tham gia tích cực trong việc rèn đọc ở các giờ tập đọc.
Nó sẽ làm cho việc rèn đọc của học sinh có hiệu quả, qua đó sẽ làm cho
khả năng đọc của các em được nâng lên.
V/ PHƯƠNG PHÁP :
1/ Khách thể nghiên cứu
Tôi lựa chọn 34 học sinh lớp 4C2, trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc để
nghiên cứu đề tài này, vì có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu ứng

dụng như sau:
6


* Giáo viên:
Tôi trực tiếp giảng dạy lớp 4C2, vì đối tượng học sinh của lớp 4C2 đã
quen việc luyện đọc ở trên lớp. Tôi nắm bắt được lực học, khả năng tiếp thu bài
và thái độ học tập cũng như ý thức của các em một cách rõ ràng, chính xác.
* Học sinh:
Nhóm học sinh lớp 4C2 mà tôi chọn để nghiên cứu có sự đồng đều nhau
về tỉ lệ giới tính (Xem bảng 1).
Bảng 1. Giới tính và thành phần dân tộc của HS lớp 4C2 trường tiểu học
Nguyễn Bá Ngọc.
Số HS theo giới tính
Lớp Tổng số
4C2

34

Dân tộc

Nam

Nữ

Kinh

Ka dong

Mường


Nùng

Thái

18

16

12

14

02

03

03

2/Thiết kế:
Tôi lựa chọn thiết kế AB gồm 34 học sinh lớp 4C2 và dùng bài kiểm tra
khảo sát đầu năm môn Tiếng Việt làm bài kiểm tra trước tác động (chỉ tính điểm
đạt được ở phần đọc). Kết quả kiểm tra cho thấy số học sinh đạt điểm ở nội dung
này khá thấp. Tôi tiếp tục kiểm chứng bằng hình thức kiểm tra trước tác động
(lần 2) ở khoảng thời gian khác, bài kiểm tra chỉ yêu cầu HS đọc và trả lời câu
hỏi liên quan đến vấn đề tôi muốn kiểm chứng.
Bảng 2. Kiểm chứng để xác định chất lượng thực trước tác động.( Thang
điểm 10)

Lần kiểm


Số

tra

HS

Điểm/ số học sinh đạt điểm
1

2

3

4

5

6

7

7

8

9

10


Tổng số

Điểm

điểm

trung
bình


Kiểm tra
lần 1
Kiểm tra
lần 2

34

1

6

4 11

5

5

2

34


1

3

6

11 5

5

2

1

172

5.10

180

5.29

Bảng 3 : Bảng so sánh điểm trung bình của hai bài kiểm tra trước tác
động
Lần kiểm tra

Số học sinh

Giá trị trung bình


Kiểm tra lần 1

34

5.10

Kiểm tra lần 2

34

5.29

Chênh lệch

0,19

Kết quả cho thấy sự chênh lệch giữa hai lần kiểm tra trước tác động là
không có ý nghĩa, hai lần kiểm tra được coi là tương đương.
Bảng 4 : Thiết kế nghiên cứu
Thời gian
Kiểm tra
trước TĐ

Tác động

Giả thuyết

Dạy học không sử Hiệu ĐTB giữa hai bài KT
dụng phương


trước tác động có chênh lệch <

pháp thực hành

0,5

Dạy học có sử

(không có
ý nghĩa)
Tương

giao tiếp.
KT sau TĐ

Ý nghĩa

đương
Hiệu ĐTB giữa hai bài KT sau Rất có ý

dụng phương pháp

tác động và trước tác động có

thực hành giao

chênh lệch >1

tiếp.

3/ Quy trình nghiên cứu và đo lường :
a/ Quy trình nghiên cứu
8

nghĩa


*/Chuẩn bị bài của giáo viên:
Tôi thiết kế kế hoạch bài học có sử dụng " phương pháp thực hành giao
tiếp” và tham khảo các bài giảng của đồng nghiệp và tài liệu tập huấn
NCKHSPƯD của dự án Việt – Bỉ.
*/Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà
trường và theo thời khóa biểu ( 2 tiết tập đọc/ tuần) để đảm bảo tính khách quan,
Cụ thể:
Bảng 5 : Thời gian thực nghiệm ( Bắt đầu từ tuần 06 đến tuần 21)
Thứ ngày

Môn/Lớp

Tuần theo CT

Tên bài dạy

Thứ hai, ba,

Tập đọc/

06


Nỗi dằn vặt của An – đrây - ca

ngày 06, 07/

lớp 4C2

( TV 4, tập 1, trang 55) ; Chị

10/ 2014

em tôi ( TV4, tập 1, trang 59)

Thứ hai, ba,

Tập đọc/

ngày 13, 14/

lớp 4C2

07

Trung thu độc lập ( TV 4, tập 1,
trang 66) ; Ở Vương quốc

10/ 2014

Tương Lai ( TV4, tập 1, trang
70)


Thứ hai, ba,

Tập đọc/

ngày 20, 21/

lớp 4C2

08

Nếu chúng mình có phép lạ
( TV 4, tập 1, trang 76) ; Đôi

10/ 2014

giày ba ta màu xanh ( TV4, tập
1, trang 81)

Thứ hai, ba,

Tập đọc/

ngày 27, 28/

lớp 4C2

09

Thưa chuyện với mẹ ( TV 4,
tập 1, trang 85) ; Điều ước của


10/ 2014

vua Mi - đát ( TV4, tập 1, trang
90)
9


Thứ hai, ba,

Tập đọc/

ngày 10,

lớp 4C2

11

1, trang 104) ; Có chí thì nên

11/11/2014

( TV4, tập 1, trang 108)

Thứ hai, ba,

Tập đọc/

ngày 17,


lớp 4C2

12

“Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi
( TV4, tập 1, trang 115) ; Vẽ

18/11/2014
Thứ hai, ba,

Ông Trạng thả diều ( TV 4, tập

trứng ( TV4, tập 1, trang 120)
Tập đọc/

13

ngày 24,25/ 11/ lớp 4C2

Người tìm đường lên các vì sao
( TV4, tập 1, trang 125 ); Văn

2014

hay chữ tốt ( TV4, tập 1, trang
129)

Thứ hai, ba,

Tập đọc/


ngày 01, 02/

lớp 4C2

14

12/ 2014

Chú đất Nung ( TV4, tập 1,
trang 134 ) ; Chú đất Nung
( TT)
( TV4, tập 1, trang 138)

Thứ hai, ba,

Tập đọc/

ngày 08, 09/

lớp 4C2

15

Cánh diều tuổi thơ ( TV4, tập
1, trang 146) ; Tuổi Ngựa

12/ 2014

( TV4, tập 1, trang 149)


Thứ hai, ba,

Tập đọc/

ngày 15, 16/

lớp 4C2

16

Kéo co ( TV4, tập 1, trang 155)
; Trong quán ăn “ Ba cá bống”

12/ 2014

( TV4, tập 1, trang 158).

Thứ hai, ba,

Tập đọc/

ngày 22, 23/

lớp 4C2

17

Rất nhiều mặt trăng (TV4, tập
1, trang 163);


12/ 2014

Rất nhiều mặt trăng (TT)
(TV4, tập 1, trang 168)

Thứ hai, ba,

Tập đọc/

ngày 05, 06/

lớp 4C2

19

Bốn anh tài (TV4, tập 2, trang
04) ; Chuyện cổ tích về loài

01/ 2015

người (TV4, tập 2, trang 09)
10


Thứ hai, ba,

Tập đọc/

ngày 12, 13/


lớp 4C2

20

Bốn anh tài ( TT) (TV4, tập 2,
trang 13) ; Trống đồng Đông

01/ 2015

Sơn (TV4, tập 2, trang 17)

Thứ hai, ba,

Tập đọc/

ngày 19, 20/

lớp 4C2

21

Anh hùng Lao động Trần Đại
Nghĩa (TV4, tập 2, trang 21) ;

01/ 2015

Bè xuôi sông La (TV4, tập 2,
trang 26)


b/ Đo lường
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra đầu năm (chỉ tính điểm đạt
được ở phần đọc ), do trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc ra đề.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong các bài có nội
dung rèn đọc do tôi thiết kế và được BGH duyệt (xem phần phụ lục). Bài kiểm
tra sau tác động gồm 5 câu hỏi trong đó có 4 câu hỏi trắc nghiệm và 1 câu hỏi tự
luận.
c/ Tiến hành kiểm tra và nhận xét
Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, tôi tiến hành bài kiểm tra 1
tiết (nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục).
Sau đó tôi tiến hành nhận xét bài theo đáp án đã xây dựng và nhờ 2 GV
giảng dạy ở khối lớp 5 là cô Phạm Thị Miến nhận xét lần 1 và cô Nguyễn Thị
Xuân Nương nhận xét lần 2 để kiểm tra độ khách quan trong nhận xét bài.
VI/ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN :
1 / Phân tích dữ liệu :
Bảng 6 : So sánh điểm trung bình bài kiểm tra trước và sau tác động
( Thang điểm 10)
Thời gian

Số

Điểm/ số học sinh đạt điểm
11

Tổng

Điểm


kiểm tra


HS

1

2

3

4

5

6

7

8

1

6

4 11

5

5

2


1

3

9

4

6

9

10

số

trung

điểm

binh

172

5.10

Kiểm tra
trước tác
động

Kiểm tra sau
tác động

34

34

8

3

212

6.24

Bảng so sánh giá trị chênh lệch của hai bài kiểm tra trước và sau tác động
Thời gian kiểm tra

Số học sinh

Giá trị trung bình

Kiểm tra trước tác động

34

5.10

Kiểm tra sau tác động


34

6.24

Chênh lệch

1.14

Như trên đã chứng minh rằng kết quả sau tác động ĐTB bằng 6.24 cho
thấy sự chênh lệch giữa ĐTB trước tác động và sau tác động rất có ý nghĩa, tức
là chênh lệch kết quả ĐTB sau tác động cao hơn ĐTB trước tác động là không
phải ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động mà có.
Chênh lệch giá trị trung bình đạt chuẩn (1,14 >1) đáp ứng được giả thuyết
trước tác động đã đưa ra. Mặt khác, cho thấy tất cả số học sinh trong lớp đã chú
ý tham gia học tập một cách tích cực đã mang lại kết quả cũng như chất lượng
cao hơn cho phân môn tập đọc ở lớp 4.
Như vậy, giả thuyết của đề tài : “Nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp
4C2 trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc thông qua việc sử dụng phương pháp
thực hành giao tiếp trong phân môn Tập đọc lớp 4” đã góp phần nâng cao
chất lượng của phân môn tập đọc lớp 4 đã được kiểm chứng.

12


Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB kiểm tra trước tác động và sau tác động.
2/ Bàn luận :
Kết quả của bài kiểm tra trước tác động là TBC= 5,10 kết quả bài kiểm tra
sau tác động là TBC = 6.24. Độ chênh lệch điểm số giữa hai lần kiểm tra là 1,14.
Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lần kiểm tra đã có sự khác biệt rõ rệt, lần
kiểm tra sau tác động có điểm TBC cao hơn điểm TBC kiểm tra trước tác động.

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của kiểm tra trước và sau tác động là
1,14. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Hạn chế: Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thực hành giao tiếp trong
phân môn tập đọc ; Khi dạy, giáo viên phải chuẩn bị bài giảng khá công phu.
VII / KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ :
1/ Kết luận
Muốn rèn cho học sinh đọc tốt, trước hết giáo viên phải có nghiệp vụ sư
phạm tốt. Đặc biệt, đọc mẫu của giáo viên phải chuẩn, hay, có sức cuốn hút học
sinh vì trong khâu rèn đọc thì việc đọc mẫu của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn
đối với học sinh. Các em sẽ theo dõi lắng nghe giáo viên đọc và coi đó là chuẩn
13


mực để bắt chước, để so sánh đánh giá với giọng đọc của mình. Chính vì vậy,
giáo viên cũng phải có sự chuẩn bị chu đáo, mỗi từ ngữ cô đọc, nói đều phải
chuẩn mực.
Giáo viên phải nắm chắc đối tượng học sinh để có những biện pháp dạy
học đạt kết quả cao nhất nhằm phát huy hết tính tích cực trong học tập, tổ chức
điều khiển khéo léo gây bầu không khí sôi nổi kích thích hứng thú học tập và
nâng cao ý thức tự giác của học sinh.
Giáo viên cần phải tìm hiểu chắc nội dung cơ bản của chương trình sách
giáo khoa, sách hướng dẫn, sách soạn bài để học sinh nắm vững nội dung bài,
hướng dẫn rõ cách đọc từng đoạn văn, đoạn thơ cho học sinh hiểu. Thực tế cho
thấy sách giáo khoa Tiếng Việt, sách bài soạn và sách hướng dẫn phải thừa nhận
là có nhiều ưu điểm nổi bật. Tìm hiểu phần hướng dẫn chung trong sách đa số
giáo viên đã nắm được cơ bản của phương pháp giảng dạy mới song đi sâu vào
từng bài cụ thể thì sự lúng túng và vấp váp lại không ít. Do vậy, nắm vững sách
và hiểu ý đồ của người biên soạn là quan trọng song chưa đủ còn đòi hỏi đến vai
trò chủ động sáng tạo và ứng xử linh hoạt đối với từng đối tượng học sinh khác
nhau mới đem lại hiệu quả cao.

Giảm bớt hoặc sửa lại câu hỏi cho sát với từng đối tượng học sinh, tránh
giảng triền miên, nói nhiều, viết nhiều trong khi học sinh đọc còn yếu. Luôn
động viên khuyến khích học sinh khi các em có tiến bộ. Rèn cho các em đọc
trước đám đông, tổ chức thi kể chuyện, đọc diễn cảm trong lớp, trong trường vào
những ngày sinh hoạt tập thể, kỷ niệm ngày lễ lớn,....
Phối hợp nhịp nhàng về chương trình phân môn tập đọc với các phân môn
học khác như: Tập làm văn, kể chuyện,...
Thông qua thực tế giảng dạy trên lớp, tôi đi đến kết luận rằng: Muốn rèn
luyện cho học sinh đọc tốt thì vai trò của người giáo viên đặc biệt quan trọng bởi
giáo viên luôn là tấm gương sáng, mẫu mực trong cách đọc diễn cảm để học sinh
14


bắt chước. Trong mỗi giờ tập đọc, giáo viên phải hướng dẫn cách đọc cho học
sinh thật tỉ mỉ từng từ ngữ, từng câu văn, từng đoạn văn, phải kiên trì uốn nắn,
sửa chữa kịp thời tuỳ theo từng đối tượng học sinh thật tận tình chu đáo.
Trên đây là việc làm cụ thể của tôi về vấn đề rèn đọc cho học sinh lớp 4C2
trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc. Với phương pháp rèn đọc này sẽ có tiền đề để
tiếp tục dạy phân môn tập đọc ở lớp 5 đạt kết quả tốt. Vì vậy, nếu có thể cải tiến
mở rộng cách hướng dẫn thì đề tài này có thể áp dụng tốt khi dạy phân môn tập
đọc lớp 5 đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi cao hơn.
2/Khuyến nghị
*Ban giám hiệu :
Cần quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất như bàn, ghế, đồ dùng dạy học,...
để học sinh thuận lợi trong việc học nhóm, khuyến khích và động viên giáo viên
thường xuyên áp dụng phương pháp thực hành giao tiếp vào các tiết dạy.
Hàng năm tổ chức phong trào thi đọc diễn cảm cho giáo viên, cho học sinh
trong khối, trong trường.
*Giáo viên :
Mỗi giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình gương mẫu trong

phương pháp soạn giảng, luôn luôn trau dồi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiêm của
các bạn đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy và học ở các môn học ; đặc biệt
là phân môn Tập đọc ở tiểu học.
Bờ Y, ngày 22 tháng 01 năm 2015
XÁC NHẬN CỦA HĐKH TRƯỜNG

Người thực hiện :

TH NGUYỄN BÁ NGỌC
Nguyễn Thị Xuyến

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu học chu kì III tập 1, 2
(2003 – 2007) - Nhà xuất bản Giáo dục.
- Tài liệu tham khảo NCKHSPƯD ( Bộ GD - ĐT dự án Việt - Bỉ).
- Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học.
- Tham khảo các bài giảng của đồng nghiệp (Phạm Thị Miến, trường TH
Nguyễn Bá Ngọc).
- Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 tập 1, 2.
- Sách giáo viên ( Tiếng Việt) lớp 4 tập 1, 2

16


PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
A/ KẾ HOẠCH BÀI HỌC :
Bài : CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

I. MỤC TIÊU:
Chung :
- Hiểu ND: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều
mang lại cho lứa tuổi nhỏ ( TL được các CH trong bài).
- Biết đọc bài văn với giọng vui, hồn nhiên, bước đầu biết đọc diễn cảm một
đoạn trong bài.
Riêng :
** biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung đoạn đọc.
* đọc từ hai đến ba câu dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bảng phụ, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài - Hai học sinh thực hiện.
Chú Đất Nung
- Nhận xét, tuyên dương học sinh.
33’ 2/ Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Học sinh lắng nghe và nhắc lại tựa
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm bài
hiểu bài:
17


Luyện đọc:
- Gọi HS đọc toàn bài.

- 1 em đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi
Toàn bài này các em cần đọc với
giọng thiết tha, thể hiện niềm vui
của đám trẻ khi chơi thả diều.
- Bài này chia làm mấy đoạn?
- Chia làm 2 đoạn.
+ Đoạn 1: tuổi thơ của tôi … đến vì
sao sớm.
+ Đoạn 2: Ban đêm … đến nỗi khát
khao của tôi.
- Gọi học sinh nối tiếp đọc đoạn - HS tiếp nối nhau đọc ( * đọc từ
( 2 lượt)
hai đến ba câu dưới sự hướng dẫn
của giáo viên.)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh
đọc câu dài và ngắt nghỉ, nhấn
giọng các từ ngữ gợi tả trong câu
Chú ý các câu:
Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới
lớn để chờ đợi một nàng tiên áo
xanh bay xuống từ trời/ và bao
giờ cũng hi vọng khi thiết tha cầu
xin “Bay đi diều ơi! Bay đi!”
+ Em nào có thể giải nghĩa cho cô - Nơi trẻ con hay chơi thả diều
từ bãi thả?
+ Em nào có thể giải nghĩa cho cô - Lúc cao lúc thấp nghe vi vu rất là
từ trầm bổng?
hay
- Cho học sinh đọc nhóm đôi.
- Học sinh thực hành đọc. Học sinh

nhóm khác theo dõi, nhận xét giọng
đọc của nhóm bạn
- GV đọc mẫu.
- Học sinh lắng nghe.
Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi - 1 HS đọc thành tiếng, trao đổi và
và trả lời câu hỏi.
trả lời câu hỏi.
- H : Tác giả đã chọn những chi - TL : .... cánh diều mềm mại như
tiết nào để miêu tả cách diều?
cánh bướm. Tiếng sáo diều vi vu
trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo
bè… như gọi thấp xuống những vì
sao sớm.
- Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- Đoạn 1 : Tả vẻ đẹp của cánh diều.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trao đổi
và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc
thầm trao đổi và trả lời câu hỏi.
18


- H : Trò chơi thả diều đã làm cho
trẻ em niềm vui sướng như thế
nào?
- H : Trò chơi thả diều đã đem lại
cho trẻ em những mơ ước đẹp như
thế nào?


- TL ... các bạn hò hét nhau thả diều
thi, sung sướng đến phát dại nhìn
lên bầu trời.
- TL : ... nhìn lên bầu trời đêm
huyền ảo đẹp như một tấm thảm
nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy cháy
lên, cháy mãi khát vọng. Suốt một
thời mới lớn, bạn đã ngửa cổ chờ
đợi một nàng tiên áo xanh bay
xuống từ trời, bao giờ cũng hi vọng,
tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi!
Bay đi!”
- H : Đoạn 2 nói lên điều gì?
- TL : Đoạn 2 nói lên rằng : trò chơi
thả diều đem lại niềm vui và những
ước mơ đẹp.
- Cho học sinh đọc thầm toàn bài - Cả lớp đọc thầm.
- H : Vậy em nào cho cô biết Mở bài: Tuổi thơ tôi được nâng lên
trong bài văn câu nào là câu mở từ những cánh diều
bài và câu nào là câu kết bài?
Kết
bài:
Tôi
đã
ngửa
cổ...................khát khao của tôi.
- H : Qua phần mở bài và kết bài, - Chọn ý b
tác giả muốn nói điều gì về cánh
diều tuổi thơ?
- H : Bài văn nói lên điều gì?

- TL : ... niềm vui sướng và những
khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả
diều mang lại cho lứa tuổi nhỏ.
- Ghi bảng, gọi hai học sinh nhắc - 2 HS nhắc lại nội dung bài.
lại.
Đọc diễn cảm:
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện
đọc.
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ
những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ
mục đồng chúng tôi hò hét nhau
thả diều. Cánh diều mềm mại như
cánh bướm. Chúng tôi sung
sướng đến phát dại nhìn lên trời.
Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,…
như gọi thấp xuống những vì sao
sớm.
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo
19


2’

- Gọi 2 HS đọc bài.
dõi
- Giáo viên lưu ý học sinh cách
nhấn giọng và ngắt nghỉ
- Tổ chức cho HS thi đọc đoạn - ** thi đọc.

văn.
- Nhận xét từng giọng đọc và
tuyên dương HS.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Học sinh lắng nghe
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn học bài sau.
-------------------kk---------------------Bài : KÉO CO

I. MỤC TIÊU:

Chung :
- Hiểu ND: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta
cần được giữ gìn, phát huy.
( TL được các CH trong bài).
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
- HS biết yêu quý, yêu thích các trò chơi dân gian.
Riêng :
** biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung đoạn đọc.
* đọc từ hai đến ba câu dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bảng phụ, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’ 1/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 em đọc thuộc lòng khổ 2 bài - Một học sinh lên bảng, lớp
thơ Tuổi Ngựa.
theo dõi.

- Nhận xét, tuyên dương HS.
33’ 2/ Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Học sinh lắng nghe
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu
bài:
Luyện đọc:
- Gọi HS đọc toàn bài. ( Toàn bài đọc - 1 học sinh đọc to, lớp theo
với giọng sơi nổi, hào hứng)
dõi.
- Bài tập đọc này chia làm mấy đoạn?
- Bài này chia làm ba đoạn
+ Đoạn 1: Kéo co … đến bên ấy
thắng.
+ Đoạn 2: Hội làng Hữu Trấp
20


… đến người xem hội.
+ Đoạn 3: Làng Tích Sơn …
đến thắng cuộc.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn - HS tiếp nối nhau đọc ( * đọc
của bài (3 lượt).
từ hai đến ba câu dưới sự
hướng dẫn của giáo viên.)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc - Lớp theo dõi.
câu dài
Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế
Võ, / tỉnh bắc Ninh / thường tổ chức
kéo co giữa nam và nữ.// Có năm bên

nam thắng, / có năm bên nữ thắng.//
- Cho học sinh đọc nhóm đôi.
- Học sinh đọc nhóm đôi.
- GV đọc mẫu.
- Học sinh lắng nghe.
Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và - 1 HS đọc thành tiếng và trả lời
trả lời câu hỏi.
câu hỏi.
+ Phần đầu đoạn giới thiệu với người + Phần đầu bài văn giới thiệu
đọc điều gì?
cách chơi kéo co.
+ Theo em hiểu cách chơi kéo co phải + Kéo co phải cả hai đội,
như thế nào?
thường thì số người hai đội phải
bằng nhau, hai người đầu nắm
chặt tay nhau, thành viên hai
đội phải nắm chung một sơi dây
thừng dài, kéo co phải đủ 3 keo.
Đội nào kéo tuột đội kia ngã
sang vùng đất của mình hai keo
là thắng.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trao đổi và - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
trả lời câu hỏi.
+ Đoạn 2 giới thiệu điều gì?
- Đoạn 2 : Giới thiệu cách chơi
kéo co ở làng Hữu Trấp.
+ Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở - Cuộc thi Kéo co ở làng này rất
làng Hữu Trấp?
đặc biệt so với cách thi thông

thường, ở đây cuộc thi kéo co
giữa nam và nữ. ...,....
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
+ Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có - Cách chơi kéo co ở làng Tích
gì đặc biệt?
Sơn...
+ Ngoài chơi kéo co ra em biết những - Trò chơi: đấu vật, đá cầu,
trò chơi dân gian nào khác?
đấu võ, thổi cơm, ô ăn quan,
rồng rắn lên mây.
21


+ Bài văn nói lên điều gì?

- Bài văn giới thiệu Kéo co là
trò chơi thú vị và thể hiện tinh
thần thượng võ của người Việt
Nam ta
- GV ghi bảng nội dung, gọi một học - 1 em đọc lại nội dung
sinh đọc.
Đọc diễn cảm:
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc
(đoạn 1). Hướng dẫn Học cách nhấn - Lắng nghe.
giọng, ngắt nghỉ.
- Tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn.
- HS nối tiếp nhau đọc lại bài 1
- Nhận xét từng giọng đọc và tuyên lần
dương HS.

- 3 đến 6 HS luyện đọc.
2’ 3/ Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn học bài sau.
- Học sinh lắng nghe
-------------------kk---------------------B/ ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG
I/ ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG ( lần 1)
1/ Đọc thành tiếng : Giáo viên cho học sinh lần lượt bốc thăm các bài tập
đọc sau và trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn, bài.
Bài 1: “Cuộc chạy đua trong rừng” ( Sách TV 3 tập 2/80 )
CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG
Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật
nhanh nhất.
Ngựa con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế. Chú
sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo.
Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải
chuốt ra dáng một nhà vô địch.
CH : Ngựa Con chuẩn bị tham gia hội thi chạy như thế nào?
Bài 2: “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” ( Sách TV 3 tập 2/94)
LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC
Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng
cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả
nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe.
Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một
người yêu nước.
22


CH : Sức khỏe cần thiết như thế nào trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc ?

Bài 3: “Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua” ( Sách TV 3 tập 2/98 )
GẶP GỠ Ở LÚC-XĂM-BUA
Hóa ra cô giáo của các em đã từng ở Việt Nam hai năm. Cô thích Việt
Nam nên đã dạy các em tiếng Việt và kể cho các em nghe nhiều điều tốt đẹp
về đất nước và con người Việt Nam. Các em còn tìm hiểu về Việt Nam trên Intơ-nét. Về phần mình, các em đặt cho chúng tôi rất nhiều câu hỏi về thiếu nhi
Việt Nam: “ Học sinh Việt Nam học những môn gì?”, “Trẻ em Việt Nam thích
những bài hát nào ?”, “ Ở Việt Nam, trẻ em chơi những trò chơi gì ?”
CH : Các bạn học sinh ở Lúc- xăm - bua muốn hiểu biết gì về thiếu nhi Việt
Nam?
Bài 4: “Người đi săn và con vượn” ( Sách TV 3 tập 2/113 )
NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN
Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu
con, rồi nó hái hai cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con.
Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to
rồi ngã xuống.
Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác cắn môi,
bẻ gãy nỏ và lẳng lặng quay gót ra về.
Từ đó, bác không bao giờ đi săn nữa.
CH: Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm?
Bài 5: “Sự tích chú Cuội cung trăng” ( Sách TV 3 tập 2/131 )
SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG
Từ khi có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Một lần,
Cuội cứu được con gái một phú ông, được phú ông gả cô co gái ấy cho. Vợ
chồng Cuội sống với nhau thật êm ấm. Nhưng một lần, vợ Cuội trượt chân
ngã vỡ đầu, Cuộc rịt lá thuốc cho mà mãi không tỉnh lại. Thương vợ, Cuội
nặn thử bộ óc bằng dất cho vợ rồi rịt thuốc lại. Không ngờ vợ Cuội sống lại,
tươi tỉnh như thường. Nhưng từ đó, người
23 vợ mắc chứng hay quên.



CH : Thuật lại những việc đã xảy ra với vợ Cuội
2/ Đọc hiểu : Đọc thầm bài văn sau :
CÂY GẠO
Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo
sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn
ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất
cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen… đàn đàn
lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu
ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng tượng được. Ngày hội mùa
xuân đấy!
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt tưng bừng ồn ã,
trở lại với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm
tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
Dựa vào nội dung bài đọc, chọn và khoanh tròn vào ý Theo
đúngVũ
trong
Tú các
câu trả lời dưới đây:
Nam
Câu 1 : Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?
A. Tả cây gạo.
B. Tả chim.
C. Tả cây gạo và chim.
Câu 2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?
A. Vào mùa hoa.
B. Vào mùa xuân.
C. Vào hai mùa kế tiếp nhau.
Câu 3: Những sự vật nào trong đoạn văn trên được nhân hóa?
A. Cây gạo.
B. Cây gạo và chim chóc.

C. Cây gạo, chim chóc và con đò.
Câu 4 : Trong câu “ Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim”, tác giả nhân
hóa cây gạo bằng cách nào ?
A. Dùng một từ vốn chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.
B. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.
C. Nói với cây gạo như nói với người.
Câu 5: Em hãy gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi “ Bằng gì ?”
24


Chiếc bàn học của em được làm bằng gỗ xoan.
II/ ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG ( lần 1)
1/ Đọc thành tiếng :( 5đ)
Bài
1

2
3

4

5

Đáp án
Chú sửa soạn cho cuộc đua không biết
chán. Chú mải mê soi mình dưới dòng suối
trong veo.( Ngựa Con chỉ biết chải chuốt,
chăm lo cho vẻ bề ngoài của mình)
Sức khỏe giúp giữ gìn dân chủ, xây dựng
nước nhà, gây đời sống mới. Việc gì cũng

cần có sức khỏe mới làm thành công.
Các bạn muốn biết: “ Học sinh Việt Nam
học những môn gì?”, “Trẻ em Việt Nam
thích những bài hát nào ?”, “ Ở Việt Nam,
trẻ em chơi những trò chơi gì?”
Vượn mẹ vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu
con, rồi nó hái hai cái lá to, vắt sữa vào và
đặt lên miệng con, sau đó nghiến răng, giật
phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi
ngã xuống.
Vợ Cuội trượt chân ngã vỡ đầu, Cuộc rịt
lá thuốc cho mà mãi không tỉnh lại.
Thương vợ, Cuội nặn thử bộ óc bằng đất
cho vợ rồi rịt thuốc lại. Không ngờ vợ
Cuội sống lại, tươi tỉnh như thường.
Nhưng từ đó, người vợ mắc chứng hay
quên.

Hướng dẫn chấm
- Học sinh đọc đúng tiếng,
đúng từ, rõ ràng, rành
mạch, ngắt nghỉ hợp lý
đoạn văn (tốc độ đọc
khoảng 70 tiếng/phút); trả
lời được câu hỏi về nội
dung đoạn đọc được 5
điểm.
- Học sinh đọc đúng tiếng,
đúng từ, tương đối rõ ràng,
rành mạch, ngắt nghỉ hợp lý

đoạn văn (tốc độ đọc
khoảng 55 tiếng/phút), trả
lời được câu hỏi về nội
dung đoạn đọc được 3
điểm.
- Học sinh đọc tương đối rõ
ràng, rành mạch nhưng còn
đánh vần từ ba đến năm
tiếng (tốc độ đọc khoảng 45
tiếng/phút), trả lời câu hỏi
chưa đủ ý hoặc diễn đạt
chưa rõ ràng được 1 điểm
- Nếu học sinh không đạt
các yêu cầu trên thì không
ghi điểm.

2/ Đọc hiểu : ( 5đ)
Câu
1

Đáp án
A

Điểm
1

25

Hướng dẫn chấm
Khoanh đúng đáp án được 1

điểm


×