Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Tội giết người trên địa bàn miền Đông Nam Bộ: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 191 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HỮU NAM

TỘI GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN
MIỀN ĐÔNG NAM BỘ: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN
VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA

Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 9380105

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS NGUYỄN NGỌC HÒA

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả đề cập trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ
ràng và chính xác.

Tác giả luận án

Nguyễn Hữu Nam


MỤC LỤC


Nội dung

Trang

MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CƯU
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước và trong nước liên quan đến đề tài
luận án
1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu

8

1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Chương 2: TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN
ĐÔNG NAM BỘ TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2017
2.1. Những vấn đề lý luận về tình hình tội giết người trên địa bàn miền
Đông Nam Bộ
2.2. Thực tiễn của tình hình tội giết người trên địa bàn miền Đông Nam Bộ
từ năm 2007 đến năm 2017
Chương 3: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI
GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ TỪ NĂM
2007 ĐẾN NĂM 2017
3.1. Những vấn đề lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội
giết người trên địa bàn miền Đông Nam Bộ
3.2. Thực tiễn nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội giết người trên
địa bàn miền Đông Nam Bộ từ năm 2007 đến năm 2017
Chương 4: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI GIẾT

NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ TRONG THỜI
GIAN TỚI
4.1. Dự báo tình hình tội giết người trên địa bàn miền Đông Nam Bộ trong
thời gian tới
4.2. Một số giải pháp phòng ngừa tình hình tội giết người trên địa bàn miền
Đông Nam Bộ
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

8
25
26
30
30
33

65

65
67

109

109
117
149

152



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

Bộ luật hình sự

CAND

Công an nhân dân

CQĐT

Cơ quan điều tra

CSHS

Cảnh sát hình sự

CSKV

Cảnh sát khu vực

ĐNB

Đông Nam Bộ

HSST

Hình sự sơ thẩm


THTP

Tình hình tội phạm

TTXH

Trật tự xã hội

TAND

Tòa án nhân dân

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1.

Số vụ và số bị cáo về tội giết người từ 2007 – 2017 tại các các tỉnh,
thành thuộc miền ĐNB

Bảng 2.2.

So sánh số vụ và số bị cáo về tội giết người với số vụ và số BC về các
tội phạm trên địa bàn miền ĐNB từ 2007-2017

Bảng 2.3.


So sánh số vụ và số bị cáo về tội giết người từ 2007 - 2017 trên địa bàn
miền ĐNB, miền TNB, Tây Nguyên và toàn quốc tính theo dân số và
diện tích

Bảng 2.4.

So sánh cấp độ nguy hiểm của tình hình tội giết người từ 2007 – 2017 ở
miền ĐNB, miền TNB, Tây Nguyên

Bảng 2.5.

So sánh số vụ và số bị cáo về tội giết người từ 2007 đến 2017 trên địa
bàn miền ĐNB, miền TNB, Tây Nguyên với toàn quốc

Bảng 2.6.

So sánh các chỉ số (hệ số) tình hình tội giết người từ 2007 – 2017 trên
địa bàn miền ĐNB, miền TNB, Tây Nguyên và toàn quốc

Bảng 2.7.

Số vụ, số bị cáo về tội giết người trên địa bàn miền ĐNB từ 2007-2017
theo từng năm

Bảng 2.8.

Cơ cấu tình hình tội giết người từ năm 2007 – 2017 trên địa bàn miền
ĐNB theo địa bàn về số vụ án và số bị báo


Bảng 2.9.

Cơ cấu tình hình tội giết người từ năm 2007 – 2017 gắn với diện tích
của các tỉnh, thành trên địa bàn miền ĐNB

Bảng 2.10. Cơ cấu tình hình tội giết người từ năm 2007 – 2017 gắn với dân số của
các tỉnh, thành trên địa bàn miền ĐNB
Bảng 2.11. Cơ cấu tình hình tội giết người từ năm 2007 – 2017 theo số bị cáo gắn
với yếu tố diện tích và yếu tố dân số của các tỉnh, thành trên địa bàn
miền ĐNB
Bảng 2.12.

Cơ cấu tình hình tội giết người trên địa bàn miền ĐNB theo loại tội
phạm

Bảng 2.13. Cơ cấu tình hình tội giết người theo loại và mức hình phạt đã được áp
dụng
Bảng 2.14. Cơ cấu tình hình tội giết người theo công cụ, phương tiện phạm tội


Bảng 2.15.

Cơ cấu tình hình tội giết người theo địa điểm thực hiện tội phạm

Bảng 2.16. Cơ cấu tình hình tội giết người xét theo thời gian gây án
Bảng 2.17. Cơ cấu tình hình tội giết người theo động cơ phạm tội
Bảng 2.18. Cơ cấu tình hình tội giết người theo một số tiêu chí về nhân thân người
phạm tội
Bảng 2.19


Cơ cấu tình hình tội giết người theo tiêu chí nạn nhận


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những
quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”, đó là lời khẳng định trong Bản tuyên
ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều 20 Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm
phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”.
Như vậy, quyền sống là một trong những quyền cơ bản của con người, hành vi giết
người không chỉ tước đi quyền sống của con người một cách trái pháp luật mà còn
gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác cho gia đình, xã hội và gây bất bình trong
dư luận quần chúng nhân dân.
Miền Đông Nam Bộ bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng
Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, là khu vực kinh tế trọng điểm
phía Nam và của cả nước, có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tập trung nhiều khu
công nghiệp, khu chế xuất; có đường biên giới giáp Campuchia; cảng hàng không
quốc tế, cảng biển, nhà ga, bến xe và tập trung nhiều tuyến giao thông đường bộ,
đường sắt, đường thủy quan trọng, vì vậy đã thu hút một lượng lớn dân cư từ các
tỉnh, thành trong cả nước về sinh sống, làm việc, học tập; nơi giao thoa của nhiều
nền văn hóa, phong tục, tập quán, lối sống vùng miền và các sản phẩm văn hóa.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội thì khu vực miền Đông
Nam Bộ cũng phát sinh những vấn đề xã hội phức tạp, đặc biệt là vấn đề trật tự, an
toàn xã hội mà biểu hiện là tình hình tội phạm trong lĩnh vực này, trong đó có tội
giết người.
Kết quả khảo sát cho thấy, tình hình tội giết người trên địa bàn miền ĐNB
diễn biến ngày càng phức tạp, có sự gia tăng về số bị cáo cũng như về tính chất
nghiêm trọng. Theo số liệu của Tòa án nhân dân cấp tỉnh của sáu tỉnh, thành miền

ĐNB, từ năm 2007 đến năm 2017 tại khu vực miền ĐNB có 3.681 vụ giết người
được đưa ra xét xử sơ thẩm với 5.960 bị cáo. Đáng lưu ý, trong số đó có nhiều vụ

1


được thực hiện rất dã man, tàn bạo; nhiều vụ gây ra hậu quả chết nhiều người gây
hoang mang, bức xúc trong dư luận nhân dân. Nếu tính trong số các vụ án xâm
phạm tính mạng con người xảy ra trên địa bàn miền ĐNB thì tội giết người chiếm tỷ
lệ cao nhất với 79,7%. Ngoài ra, khi tính số bị cáo trên 1km2 thì miền ĐNB là khu
vực có mức độ tình hình tội giết người cao nhất với 0,25 bị cáo/1km2, trong khi đó
địa bàn Tây Nam Bộ là 0,07 bị cáo/1km2, Tây Nguyên là 0,02 bị cáo/1km2 và toàn
quốc là 0,08 bị cáo/1km2. Chỉ số người phạm tội trung bình của miền ĐNB là 3,43
bị cáo trên 100.000 người trong khi đó chỉ số này của địa bàn Tây Nam Bộ, Tây
Nguyên và toàn quốc lần lượt là 1,39, 1,44 và 2,68.
Tình hình tội giết người ở trên có thể do các nguyên nhân và điều kiện từ các
hạn chế trong quản lý, giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội; các tác động xấu
của phim ảnh, game online có tính bạo lực cũng như của các loại tệ nạn xã hội như
cờ bạc, ma túy. Cùng với đó là tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường đến
một bộ phận nhân dân mà hệ quả của nó là lối sống thực dụng, ích kỷ, coi trọng
giá trị vật chất, coi nhẹ giá trị đạo đức, truyền thống tốt đẹp. Bên cạnh đó, ý thức
phòng, chống tội phạm trong nhân dân ở một số nơi còn yếu; công tác quản lý xã
hội, kiểm tra, giám sát xã hội của các ngành chức năng chưa chặt chẽ; việc hòa
giải xích mích, mâu thuẫn tại cơ sở chưa hiệu quả dẫn tới tình trạng tồn tại nhiều
mâu thuẫn kéo dài; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tin báo tố giác tội phạm của
lực lượng chức năng còn chậm; nhiều vụ ẩu đả, đánh nhau không được giải quyết
kịp thời; công tác phòng ngừa của các cơ quan chuyên trách nhiều nơi chưa tốt,
chưa chú trọng các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ nhất là công tác quản lý số
đối tượng có tiền án, tiền sự; công tác quản lý vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ,
công cụ hỗ trợ và hung khí nguy hiểm còn nhiều hạn chế; công tác tuyên truyền

pháp luật chưa thật sự có hiệu quả ...
Trước tình hình như vậy, các cấp ủy Đảng, chính quyền và các lực lượng
chức năng thuộc các tỉnh, thành miền ĐNB đã tổ chức, triển khai thực hiện nhiều chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước như: Chỉ thị số 48 - CT/TW, ngày 22/10/2010
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình

2


hình mới; Kế hoạch 271/KH-BCĐ138/CP thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012-2015; Nghị quyết số 37/2012/QH13, ngày 23/11/
2012 về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm
sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2013; Nghị quyết số
63/2013/NQ-QH13, ngày 27/11/2013 về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng
chống tội phạm. Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng đã xây dựng nhiều chương
trình, kế hoạch cụ thể để chống và phòng ngừa tội phạm nói chung cũng như tình
hình tội giết người nói riêng. Ví dụ: Công an Thành phố Hồ Chí Minh có Kế hoạch
1147/KH-PC45 về công tác điều tra cơ bản số đối tượng thanh thiếu niên có thể bị
lợi dụng hoặc nguy cơ hoạt động phạm tội, các băng nhóm tội phạm chưa thành
niên; Năm 2013, Công tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có Kế hoạch phòng chống tội giết
người do nguyên nhân xã hội, Kế hoạch phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm
hình sự tại các tỉnh, thành phố trọng điểm; Công an tỉnh Bình Dương có Kế hoạch
553/KH-PC45 về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm hoạt động băng nhóm;
Công an tỉnh Bình Phước có Kế hoạch 51/CAT-PC45 giải quyết tình hình tội phạm
có tổ chức gây án nghiêm trọng. Các kế hoạch này đều đã được triển khai và bước
đầu đã thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, tình hình tội phạm nói chung
cũng như tình hình tội giết người nói riêng trên địa bàn miền Đông Nam Bộ vẫn có
xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, gây hậu quả lớn cho nhiều gia đình và xã
hội. Điều này đòi hỏi cần có sự khảo sát cụ thể để đánh giá đầy đủ, rõ ràng tình hình
của tội giết người ở các tỉnh, thành phố miền Đông Nam Bộ làm cơ sở cho việc giải

thích các nguyên nhân và điều kiện của loại tội phạm này. Chỉ trên cơ sở đã xác
định được các nguyên nhân và điều kiện như vậy mới có thể đưa ra được các biện
pháp phòng ngừa có hiệu quả tình hình tội giết người trên địa bàn các tỉnh, thành
miền Đông Nam Bộ. Tất cả các lý giải này thể hiện sự cần thiết phải nghiên cứu tội
giết người dưới góc độ tội phạm học như tên gọi của đề tài luận án mà nghiên cứu
sinh đã lựa chọn: “Tội giết người trên địa bàn miền Đông Nam Bộ: Tình hình,
nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa”.

3


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả phòng ngừa tình hình tội giết người trong thời gian tới trên địa bàn miền ĐNB.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án có các nhiệm vụ cần giải
quyết sau:
- Đánh giá tổng quan kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong
và ngoài nước có liên quan đến đề tài để làm rõ những kết quả đã đạt được mà luận
án có thể kế thừa, làm cơ sở cho việc nghiên cứu và xác định những vấn đề cần tiếp
tục nghiên cứu làm rõ trong luận án.
- Đánh giá tổng thể tình hình tội giết người trên địa bàn miền Đông Nam Bộ
từ năm 2007 đến năm 2017 để có “bức tranh” toàn cảnh về tội phạm này trên địa
bàn và để có cơ sở cho việc giải thích nguyên nhân và điều kiện của tội phạm này
trong thời gian vừa qua.
- Giải thích nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội giết người trên địa
bàn miền Đông Nam Bộ từ năm 2007 đến năm 2017.
- Dự báo tình hình tội giết người trên địa bàn miền ĐNB và đề xuất các giải
pháp để nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội giết người trên địa bàn miền

Đông Nam Bộ trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Các quan điểm khoa học về tội phạm học, phòng ngừa tội phạm, các quy
định của pháp luật về tội giết người, thực tiễn công tác phòng, chống tội giết người
trên địa bàn miền Đông Nam Bộ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án được nghiên cứu dưới góc độ Tội phạm học.

4


- Phạm vi tội danh được nghiên cứu: Tội giết người được quy định tại điều
93 Bộ luật hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (nay là Điều 213 Bộ
luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Địa bàn các tỉnh, thành phố miền Đông
Nam Bộ.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Từ năm 2007 đến năm 2017.
- Nội dung nghiên cứu: Tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội giết người
trên địa bàn miền Đông Nam Bộ cũng như các biện pháp phòng ngừa đối với tội này.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận được sử dụng để nghiên cứu đề tài là phương pháp luận duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng chống tội
phạm.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong quá trình thực hiện
luận án bao gồm:
- Phương pháp thống kê dữ liệu định lượng: sử dụng để phục vụ việc đánh

giá tình hình tội phạm tại chương 2.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp thứ cấp dữ liệu: sử dụng để phân tích
làm rõ tình hình tội phạm; nguyên nhân của tội phạm; thực trạng hoạt động phòng
ngừa tội giết người trên địa bàn miền Đông Nam Bộ tại các chương 1, 2, 3, 4.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: sử dụng để điều tra thực tiễn hoạt
động phòng ngừa tội giết người và qua đó làm rõ nguyên nhân của tội phạm tại
chương 3.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp (điển hình): sử dụng nhằm làm rõ
những nội dung của luận án tại các chương 2 và 3.
- Phương pháp điều tra tự thuật: sử dụng để làm rõ phần ẩn của tội phạm
cũng như về nạn nhân tại chương 2.

5


- Phương pháp trao đổi, tọa đàm: sử dụng để làm rõ một số nội dung của các
chương 2, 3, 4.
- Phương pháp quan sát: sử dụng để nghiên cứu đặc điểm tâm lý của người
phạm tội và nạn nhân và được sử dụng cho việc phân tích làm rõ nguyên nhân của
tội phạm và xây dựng các giải pháp phòng ngừa tại các chương 3, 4.
- Phương pháp chuyên gia: sử dụng để nghiên cứu về tội phạm ẩn, nguyên
nhân và điều kiện cũng như xây dựng các giải pháp phòng ngừa tại chương 2,3,4.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Thứ nhất, luận án đã đánh giá toàn diện tình hình tội giết người trên địa bàn
miền ĐNB từ năm 2007 đến năm 2017 dựa trên cơ sở lý luận về tình hình tội phạm
nói chung và tội giết người nói riêng đã được phân tích và xác định.
- Thứ hai, luận án đã giải thích được các nguyên nhân và điều kiện của tình
hình tội giết người trên địa bàn miền ĐNB dựa trên cơ sở lý luận về nguyên nhân và
điều kiện của tình hình tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng đã được phân
tích và xác định.

- Thứ ba, luận án đã đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng
ngừa tình hình tội giết người trong thời gian tới trên địa bàn miền ĐNB căn cứ vào
kết quả giải thích nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội giết người, kết quả dự
báo tình hình tội phạm này cũng như dựa trên cơ sở lý luận về phòng ngừa tội phạm
đã phân tích và xác định.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về mặt lý luận
Luận án là công trình nghiên cứu góp phần làm rõ thêm lý luận về tình hình,
nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa tội phạm nói chung cũng như tội giết người
nói riêng để trên cơ sở đó đưa ra được các kết luận khoa học về tình hình, nguyên
nhân và biện pháp phòng ngừa tội giết người trên địa bàn miền ĐNB.
6.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị như một tài liệu tham khảo về “bức
tranh toàn cảnh” của tình hình tội giết người trên địa bàn miền ĐNB cũng như cho

6


hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung và phòng ngừa tình hình tội
giết người trên địa bàn miền ĐNB nói riêng.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục,
luận án được cơ cấu thành 4 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Tình hình tội giết người trên địa bàn miền Đông Nam Bộ từ năm
2007 đến năm 2017
Chương 3: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội giết người trên địa
bàn miền Đông Nam Bộ từ năm 2007 đến năm 2017
Chương 4: Giải pháp phòng ngừa tình hình tội giết người trên địa bàn miền
Đông Nam Bộ trong thời gian tới


7


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Đề tài luận án là đề tài nghiên cứu có tính thực tiễn, giới hạn ở tội danh và
thời gian cụ thể ở Việt Nam. Do vậy, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến
đề tài luận án ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam đều bao gồm hai phần: Tình hình
nghiên cứu lý thuyết về tội phạm học là cơ sở cho nghiên cứu thực tiễn và tình hình
nghiên cứu thực tiễn về tội danh giết người, là tội danh thuộc phạm vi nghiên cứu
của luận án.
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước và trong nước liên quan đến đề tài
luận án
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước liên quan đến đề tài luận án
1.1.1.1. Những kết quả nghiên cứu lý thuyết phục vụ cho nghiên cứu thực
tiễn về tội giết người
Những vấn đề lý thuyết về tội phạm học, trong đó đặc biệt là vấn đề nguyên
nhân của tội phạm và vấn đề phòng ngừa tội phạm đã được nghiên cứu tương đối
nhiều trên thế giới. Các giáo trình, các sách, các bài báo … là kết quả của các công
trình nghiên cứu này. Qua nghiên cứu một số công trình mà nghiên cứu sinh có thể
tiếp cận được, có thể thấy, các quan điểm về nguyên nhân của tội phạm, về các biện
pháp phòng ngừa tương đối đa dạng vừa có sự thống nhất vừa có sự khác biệt về
phương pháp tiếp cận cũng như về các nhận định cụ thể.
Về nguyên nhân của tội phạm, nhà tội phạm học người Mỹ, GS.TS. Edwin
H. Sutherland [86] cho rằng, nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội là do người
phạm tội đã học hành vi phạm tội thông qua nhóm khác biệt từ sự giao tiếp, quan hệ
với người khác và những người này có ảnh hưởng ít nhiều đến hành vi phạm tội của
họ. Tuy nhiên, ông chưa đưa ra được lý giải nguyên nhân cho các trường hợp phạm
tội khác nhau của người phạm tội cũng như nguyên nhân người phạm tội tái phạm.

Một nhà tội phạm học người Mỹ khác là Frank Schmalleger [75] cho rằng: tội
phạm học là một khoa học liên ngành nghiên cứu về tội phạm và hành vi phạm tội,
bao gồm cả những biểu hiện của nó cũng như nguyên nhân, các khía cạnh pháp lý

8


và sự kiểm soát. Chính vì vậy, khi nghiên cứu về tội phạm học, người nghiên cứu
phải có sự hiểu biết và thấy được mối quan hệ với các ngành khoa học khác để từ
đó luận giải, làm rõ diễn biến, nguyên nhân, các quy định của pháp luật có liên
quan. Để từ đó xây dựng các giải pháp hạn chế tội phạm xảy ra. Tác giả Anthony
Walsh [77] và tác giả Tim Newburn [84] lại sử dụng các học thuyết về tội phạm để
giải thích nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm, cụ thể:
- Học thuyết về cấu trúc xã hội cho rằng tội phạm phát sinh từ các yếu tố như
gia đình, tôn giáo, giáo dục, kinh tế và chính trị. Các yếu tố này là nhân tố thúc đẩy
tội phạm xảy ra.
- Học thuyết về quá trình xã hội dựa vào nhận thức cá nhân về thực tế xã hội
và cách họ nhìn nhận và ứng xử trong xã hội để giải thích nguyên nhân của tội phạm.
Theo đó, một khi có những nhận thức lệch lạc, hành vi tội phạm sẽ rất dễ xảy ra.
- Học thuyết về tâm lý học hành vi xác định hai yếu tố chính ảnh hưởng đến
tâm lý tội phạm là trí tuệ và nhân cách. Theo đó, người có hạn chế về trí tuệ thường
bị hạn chế về khả năng tính toán những hậu quả, cái “được và mất” của hành vi
phạm tội. Bên cạnh đó, một số đặc điểm cá nhân cá biệt cũng ảnh hưởng đến nguy
cơ phạm tội.
- Học thuyết về mối liên hệ giữa yếu tố sinh học và xã hội cho rằng, tội phạm
xảy ra do các yếu tố về bộ não, gen, các hóc môn của con người kết hợp với các yếu
tố xã hội. Học thuyết này cũng dựa vào quá trình phát triển nhân cách cá nhân qua
các độ tuổi khác nhau để giải thích tại sao tội phạm xảy ra nhiều và phổ biến ở một
số nhóm người và nhóm độ tuổi nhất định.
- Học thuyết về sự phát triển chủ yếu dựa vào sự phát triển nhân cách cá

nhân qua các thời kỳ và lý giải tại sao các độ tuổi khác nhau hành vi phạm tội sẽ
khác nhau. Học thuyết này cho rằng, tội phạm liên quan đến sự phát triển của cá
nhân qua thời gian về xã hội, tâm lý, sinh học.
Về vấn đề phòng ngừa tội phạm, tác giả Anthony Walsh [77] và tác giả Tim
Newburn [84] cho rằng phòng ngừa tội phạm được hiểu tương đối khác nhau,
nhưng có hai xu hướng chính. Xu hướng thứ nhất coi phòng ngừa tội phạm là

9


những ý tưởng, kế hoạch và chiến lược để dự báo, nhận thức và đánh giá nguy cơ
phạm tội và để từ đó xây dựng các kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn, không để tội
phạm xảy ra. Xu hướng khác cho rằng, phòng ngừa tội phạm là tổng hợp những
sáng kiến cá nhân, chính sách quốc gia với mục đích giảm thiểu hậu quả của những
hành vi bị coi là tội phạm theo quy định của pháp luật.
Cũng theo hai tác giả này, có một số hướng tiếp cận chính để xây dựng các
biện pháp phòng ngừa. Đó có thể là các hướng sau:
- Phòng ngừa tội phạm qua xây dựng môi trường sao cho giảm thiểu được tối
đa “cơ hội” cho tội phạm có thể xảy ra.
- Phòng ngừa tội phạm qua các giải pháp ngăn chặn mối liên hệ giữa tội
phạm và các đối tượng của phạm tội, đặc biệt là bảo vệ các mục tiêu cụ thể (đối
tượng xâm phạm chính của tội phạm).
- Phòng ngừa tội phạm qua giải quyết các vấn đề tồn đọng và là gốc rễ của
tội phạm như phúc lợi xã hội, hỗ trợ giải quyết các vấn đề khó khăn trong đời sống,
tạo cơ hội tái hoà nhập cộng đồng.
- Phòng ngừa tội phạm dựa trên cơ sở xác định những nhóm hành vi phạm
pháp có thể được học hay tiếp thu trong quá trình phát triển nhân cách của một cá
nhân. Để từ đó chủ động có biện pháp phòng ngừa đối với những hành vi phạm tội
có nguy cơ xảy ra cao.
- Phòng ngừa tội phạm dựa trên quan điểm cho rằng cộng đồng là chủ thể

quan trọng trong việc xác định những vấn đề nơi họ sinh sống cũng như góp ý cho
các giải pháp khắc phục.
- Phòng ngừa tội phạm qua xây dựng hệ thống pháp luật chặt chẽ, hạn chế tối
đa kẽ hở để tội phạm lợi dụng.
- Phòng ngừa tội phạm qua hợp tác quốc tế trong việc trao đổi thông tin và
kiến thức chuyên môn hoặc tổ chức các lớp tập huấn về phòng ngừa tội phạm xuyên
quốc gia và các tội phạm mang tính phổ biến cao.
Cũng về phòng ngừa tội phạm, GS.TS. Can Ueda [78] đã nghiên cứu và chỉ
ra những khó khăn trong công tác phòng ngừa tội phạm. Theo ông, quá trình đô thị

10


hóa, phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, sự di cư đã làm xã hội mất tính ổn định, tạo
ra mâu thuẫn giữa các tầng lớp trong xã hội, ảnh hưởng đến sự đoàn kết trong dân
cư. Đây chính là những khó khăn cho hoạt động phòng ngừa tội phạm.
Từ các công trình nghiên cứu lý thuyết trên, nghiên cứu sinh có thể rút ra
nhận xét chung: Vấn đề nguyên nhân của tội phạm trước hết là vấn đề môi trường
và cùng với đó là vấn đề con người. Việc phòng ngừa tội phạm tuy có nhiều hướng
tiếp cận khác nhau nhưng suy cho cùng đều phải gắn với vấn đề môi trường và con
người là nguyên nhân của tội phạm.
1.1.1.2. Những nghiên cứu thực tiễn về tình hình, nguyên nhân và giải pháp
phòng ngừa tội giết người
Ở mỗi quốc gia vào từng giai đoạn chắc chắn đều có những công trình
nghiên cứu thực tiễn về các tội phạm cụ thể mà trong đó khó có thể không có tội
giết người. Tuy nhiên, vì lý do khách quan nghiên cứu sinh chỉ có thể tiếp cận được
một số kết quả nghiên cứu thực tiễn về tội giết người qua một số công trình của các
tác giả nước ngoài. Dưới đây là tổng quan tình hình nghiên cứu về tội giết người
dưới góc độ tội phạm học của 05 công trình nghiên cứu:
Thứ nhất, Đề tài khoa học cấp nhà nước: “Reducing Murders in The

Bahamas, A Strategic Plan Based on Empirical Research” (Xây dựng chiến lược
giảm tội giết người ở Bahamas trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn) của giáo sư
Chaswell A. Hanna, 2011, Ủy ban xây dựng chính sách Bahamas [79].
Đề tài là công trình nghiên cứu công phu với sự tham gia tư vấn của nhiều
chuyên gia đầu ngành từ Bộ Tư pháp, Tòa án, Bộ Nội vụ, Bộ An ninh nội địa, Sở
Cảnh sát. Một số nội dung đáng chú ý trong nghiên cứu này là:
Một là, về tình hình tội giết người, tác giả đã rút ra được một số nhận xét
chính sau:
- Về mối quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhân, phần lớn thủ phạm và
nạn nhân có mối quan hệ quen biết (66%);
- Về phương tiện phạm tội, hơn một nửa tội giết người liên quan đến việc sử
dụng súng;

11


- Về động cơ phạm tội, hai phần ba tội giết người liên quan đến tội phạm
xâm phạm sở hữu;
- Về nhân thân nạn nhân, phụ nữ là nạn nhân chủ yếu; người độc thân, người
có mối quan hệ với các tổ chức tội phạm có nguy cơ bị giết nhiều hơn; nạn nhân tập
trung chủ yếu từ 18 - 45 tuổi, nhiều nhất là từ 26 - 35 tuổi; người có việc làm có
nguy cơ bị giết cao hơn người thất nghiệp (từ 20-30%);
- Về nhân thân người phạm tội, chỉ có 15% hung thủ có tiền án, tiền sự.
Hai là, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị quan trọng để phòng ngừa tội
phạm giết người là cần xây dựng chiến lược phòng ngừa theo các cấp độ: xử lý các
vụ án cụ thể nhanh chóng (cấp độ 1), giảm nguy cơ phạm tội bằng việc kiểm soát
nhóm nguy cơ cao là thanh thiếu niên có quan hệ với các tổ chức tội phạm (cấp độ
2) và trừng phạt bằng hình phạt tù hay quản lý giáo dục tại các trung tâm (cấp độ 3).
Ngoài ra, Giáo sư Chaswell A. Hanna cũng đưa ra các đề nghị khác để góp
phần hạn chế sự phát triển của tội giết người như giải quyết vấn đề nghèo đói, kiểm

soát thị trường ma túy và buôn bán vũ khí, tuần tra có định hướng tại các điểm
nóng, kiểm soát các trụ sở kinh doanh nhạy cảm như bar và vũ trường.
Thứ hai, công trình nghiên cứu cấp liên bang: “Homicide in eight U.S cities:
Trends, Context, an policy Implications”. (Tội giết người ở 8 thành phố Hoa Kỳ Xu hướng, thực trạng và các chính sách áp dụng) của Pamela K. Lattimore, Ph.D;
James Trudeau, Ph.D; K. Jack Riley, Ph.D; Jordan Leiter, Ph.D; Steven Edwards,
Ph.D – 1997 [80].
Dưới sự chủ trì của Ủy ban tư pháp quốc gia Hoa Kỳ, nhóm 5 nhà nghiên
cứu đã tiến hành phân tích, đánh giá về thực trạng tội giết người và các chính sách
đã áp dụng để phòng chống tội giết người ở 8 thành phố tiêu biểu trong giai đoạn từ
1985 đến năm 1994. Có thể nói đây là một công trình nghiên cứu rất công phu của
nhóm tác giả. Trong đó, điều rất đáng chú ý là các nhà nghiên cứu đã tiến hành
nghiên cứu đánh giá đầy đủ, chi tiết một số yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tội giết
người ở 8 thành phố thuộc Hoa Kỳ. Cụ thể:

12


- Phân tích, đánh giá yếu tố nạn nhân trong các vụ án giết người và phân tích
bối cảnh mà tội phạm xảy ra. Từ đó rút ra những điểm tương đồng, mối liên quan và
quy luật gây án của tội giết người.
- Phân tích, đánh giá các yếu tố về kinh tế và các vấn đề liên quan (nghèo
đói, sự bất bình đẳng trong thu nhập, nghề nghiệp, loại hình gia đình, giáo dục, các
chính sách hỗ trợ liên quan như dịch vụ y tế, chương trình phòng chống bạo lực gia
đình và vấn đề nhà ở) có mối quan hệ, tác động đến tình hình tội giết người.
- Phân tích, đánh giá tác động của việc sử dụng ma túy và Cocain đến tội giết
người cũng như tác động của thị trường ma túy đến xu hướng chung của tỉ lệ phạm
tội giết người.
- Phân tích, đánh giá tác động của vấn đề sử dụng súng đến tỉ lệ tội giết
người.
- Phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa hoạt động của các băng nhóm và tổ

chức tội phạm với tình hình tội giết người.
Cùng với các phân tích, đánh giá trên, các nhà nghiên cứu cũng đánh giá
những chính sách của hệ thống tư pháp Hoa Kỳ trong đấu tranh và phòng ngừa tội
giết người. Trong đó, các chương trình hành động của các cơ quan thực thi pháp
luật Hoa Kỳ như ban hành và thay đổi các chính sách, hoạt động của cảnh sát Liên
bang và các tiểu bang (bắt giam bị can, bảo vệ nhân chứng hay việc bố trí lực
lượng, công tác cảnh sát dựa vào cộng đồng v.v..) đã được các nhà nghiên cứu đánh
giá rất cụ thể. Ngoài ra, những tác động và hiệu quả của hệ thống pháp luật lên tỉ lệ
tội giết người cũng được đánh giá chi tiết ở các góc độ như vấn đề áp dụng hình
phạt, áp dụng các biện pháp ngăn chặn; mối quan hệ giữa nạn nhân và tội phạm
trong quy định pháp luật.
Trên cơ sở những phân tích, đánh giá các yếu tố có mối quan hệ tương quan
với tình hình tội giết người, nhóm nghiên cứu tập trung đưa ra những giải pháp để
làm giảm tỉ lệ tội giết người. Theo đó, các giải pháp phòng ngừa có thể gồm các
nhóm giải pháp liên quan đến yếu tố địa lý; điều kiện kinh tế; dịch vụ công; vấn đề

13


ma túy, súng và các băng nhóm tội phạm; công tác cảnh sát; việc triển khai lực
lượng; việc áp dụng hình phạt đối với tội giết người.
Thứ ba, Luận án tiến sĩ: “Serial murder and the psychology of Violent
crimes” (Tội giết người hàng loạt và vấn đề tâm lý của tội phạm bạo lực) của
Richard N. Kocsis, Australia, 2008 [81].
Luận án đề cập đến những xu hướng của tội giết người trong thế kỷ 21, trong
đó nổi bật là mối quan hệ giữa tội giết người và tội phạm sử dụng vũ lực. Ở góc độ
tâm lý học pháp lý, luận án đã đưa ra rất nhiều luận điểm đáng chú ý và góp phần
quan trọng trong phòng ngừa tội giết người. Trước hết, tác giả đề cập các đặc điểm
cá nhân chung của tội giết người hàng loạt như lối sống vô cảm, vô nhân đạo,
không coi trọng các giá trị đạo đức và lối sống biệt lập…Tiếp đó, tác giả giải thích

vì sao loại tội phạm này thường xuyên lặp đi lặp lại hành vi giết người dưới góc độ
đặc điểm hành vi và động cơ. Đặc biệt, tác giả đã phân tích 03 đặc điểm cơ bản dẫn
đến những sự bất ổn về tâm lý của loại tội phạm này là lối sống tự kỷ, ảo tưởng và
hoang dâm.
Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến mối quan hệ giữa các tội giết người với
nhau và mối quan hệ của tội giết người với các loại tội phạm khác có tính liên quan
về hành vi và tâm lý như tội phạm sử dụng bạo lực, tội hiếp dâm. Từ đó tác giả đã
giải thích tại sao các đối tượng giết người hàng loạt thường bắt đầu bằng các hành
vi ít nghiêm trọng như bạo lực tình dục, sử dụng bạo lực như phương thức giải
quyết mâu thuẫn và nhu cầu tâm lý cá nhân không bình thường và qua thời gian, các
hành vi này phát triển thành hành vi giết người. Rất nhiều ví dụ về các đối tượng
phạm tội, các vụ án đã được tác giả sử dụng để minh họa cho luận điểm của mình.
Thứ tư, chuyên khảo: “Murder in Soyth Africa: a comparison of past and
present, first edition”. (Tội giết người ở Nam Phi – Quá khứ và hiện tại) của Tiến sĩ
Rob Mc Cafferty, 2003 [82]. Nội dung chủ yếu của luận án là đánh giá thực trạng
của tội giết người cũng như vai trò của hệ thống tư pháp trong phòng chống loại tội
phạm này.

14


Về thực trạng của tội giết người, luận án đã đưa ra các luận cứ chủ yếu giải
thích tại sao Nam Phi là một trong những nước có tỉ lệ tội giết người cao nhất thế
giới. Theo đó, một trong những lý do chính dẫn đến tỉ lệ tội giết người tăng nhanh
(33% từ năm 1994) là tội phạm liên quan đến sử dụng bạo lực tăng nhanh. Tội
phạm bạo lực hay sử dụng vũ lực ở Nam Phi được chia thành hai loại cơ bản là do
mâu thuẫn, tranh chấp, quan hệ cá nhân hoặc do liên quan đến tài sản. Khi hai loại
tội phạm này tăng nhanh thì tỉ lệ tội giết người cũng tăng theo. Ngoài ra, qua phân
tích số liệu thống kê tác giả chỉ ra rằng, nạn nhân của tội giết người chủ yếu tập
trung vào nhóm đối tượng là người nghèo, người da màu, những người sống ở khu

người da đen sinh sống (chiếm trung bình 86% đến 93%). Đây được coi là một số
liệu tham khảo quan trọng để các nhà hoạch định chính sách và lực lượng cảnh sát
định hướng các biện pháp chống và phòng ngừa phù hợp.
Về vai trò của hệ thống tư pháp trong chống và phòng ngừa tội giết người,
luận án đã phân tích, đánh giá những hạn chế của hệ thống tư pháp và điều tra trong
việc đối phó với tội giết người cũng như những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỉ lệ
tội giết người cao ở Nam Phi. Luận án đã xác định, hàng năm chỉ có 49% các vụ án
giết người được điều tra và xử lý thành công ở Nam Phi và đưa ra các nguyên nhân
chính của thực trạng này. Đó là sự yếu kém trong chính sách đấu tranh với tội phạm
có tổ chức, đặc biệt là tội phạm ma túy có tổ chức xuyên quốc gia; lực lượng cảnh
sát gần như không kiểm soát được loại tội phạm này do nguồn lực và kinh phí hoạt
động hạn chế. Đó là cơ chế xử lý, báo cáo thông tin hạn chế do thiếu chính sách phù
hợp để bảo vệ người dân tố giác tội phạm cũng như việc thu thập thông tin về tội
phạm chưa rộng khắp, do sự chồng chéo trong tổ chức và thu thập thông tin. Phần
lớn lực lượng cảnh sát không được đào tạo bài bản, chủ yếu được “trưng dụng” từ
lực lượng quân đội qua, lực lượng này thành thạo việc sử dụng vũ khí và vũ lực trấn
áp tội phạm hơn là điều tra tội phạm. Nguyên nhân của tỷ lệ cao ở tội giết người là
đa dạng, nhưng tài liệu cho rằng các nguyên nhân chính là: mặt bằng dân trí thấp,
thiếu kỹ năng nghề nghiệp và xã hội, điều kiện sống và nhà ở thấp kém, giáo dục

15


gia đình còn bị xem nhẹ, các hệ thống an sinh, nhà ở và dịch vụ xã hội hạn chế, tỉ lệ
sử dụng chất kích thích cao (56% đã sử dụng chất có có cồn trước khi giết người).
Thứ năm, UNODC (Ủy ban phòng chống ma túy và tội phạm Liên hợp
quốc), sách chuyên khảo: “Global study on homicide 2013 trends, context, data”.
(Nghiên cứu toàn cầu về tội giết người – Xu hướng, thực trạng, số liệu thống kê)
của Yury Fedotov, 2013. [87]
Được phát triển từ công trình nghiên cứu tương tự năm 2011, công trình

nghiên cứu của Yury Fedotov – Giám đốc điều hành Ủy ban và đồng nghiệp đã
được mở rộng hơn cả về phạm vi, đối tượng cũng như nội dung nghiên cứu. Tác giả
đã nghiên cứu công trình này theo số liệu và báo cáo về tội giết người từ tất cả 05
châu lục với hơn 100 quốc gia tiêu biểu và Việt Nam là một trong số đó. Nghiên
cứu bao gồm một số nội dung lớn cơ bản như các loại tội giết người, cơ chế phát
sinh tội phạm, mối quan hệ giữa tội giết người với tội phạm bạo lực và với các loại
mâu thuẫn và nội dung quan trọng nhất là làm như thế nào để phòng ngừa loại tội
phạm này.
Nghiên cứu này đã cung cấp một lượng thông tin dồi dào từ nhiều quốc gia
về nơi tội giết người xảy ra, nhóm đối tượng nguy cơ cao cần quản lý, những
phương thức, thủ đoạn giết người qua thời gian ở các khu vực khác nhau và qua đó
đưa ra dự báo xu hướng vận động của loại tội phạm này. Đặc biệt, chuyên khảo
cũng đã đưa ra nhận định về mối quan hệ giữa xu hướng này với vấn đề bạo lực, an
ninh và sự phát triển xã hội.
Qua nghiên cứu số liệu, tác giả đã chia tội giết người thành ba loại chính: tội
giết người trong mối tương quan với các loại tội phạm khác; tội giết người vì động
cơ cá nhân và tội giết người vì động cơ chính trị, xã hội.
Từ nghiên cứu xu hướng tội giết người trên toàn thế giới, tác giả đã đưa ra
những khuyến nghị đáng chú ý để các chính phủ có thể tham khảo trong việc phát
triển chiến lược và chính sách liên quan. Những đề nghị tập trung vào bốn giai đoạn
chính của quá trình xử lý tội giết người gồm ghi nhận thông tin tội phạm, hoạt động
điều tra ban đầu của cảnh sát, việc khởi tố bị can, bị cáo và kết tội. Tác giả cũng đặc

16


biệt nhấn mạnh vai trò của việc đảm bảo quyền con người cơ bản trong quá trình tố
tụng loại tội phạm này.
Có thể thấy, những công trình nghiên cứu thực tiễn về tội giết người trên đây
là những công trình nghiên cứu của nước ngoài về tình hình, nguyên nhân và giải

pháp phòng ngừa tội giết người ở các quốc gia khác nhau, trong các khoảng thời
gian khác nhau mà chưa có công trình nước ngoài nào nghiên cứu riêng biệt về tình
hình tội giết người ở Việt Nam cũng như miền Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, kết quả
nghiên cứu của các công trình trên sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng giúp cho
nghiên cứu luận án.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án
1.1.2.1. Những kết quả nghiên cứu lý thuyết phục vụ cho nghiên cứu thực
tiễn tội giết người
Tội phạm học được nghiên cứu ở Việt Nam tương đối chậm hơn so với thế
giới. Tuy vậy, đến nay cũng có tương đối nhiều các công trình nghiên cứu lý thuyết
về tình hình, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa tội phạm. Trong đó phải kể đến
các giáo trình tội phạm học của các cơ sở đào tạo luật học cũng như các sách và bài
báo viết về tội phạm học.
Các công trình nghiên cứu lý thuyết về tội phạm học ở Việt Nam về cơ bản
là thống nhất với nhau về các nội dung chính là tình hình tội phạm, nguyên nhân
của tội phạm và các biện pháp phòng ngừa. Trong đó, tình hình tội phạm được hiểu
là thực trạng và diễn biến của tội phạm; việc nghiên cứu tình hình tội phạm giúp
cho việc giải thích các nguyên nhân của tội phạm và từ đó dự báo tội phạm và đề
xuất các biện pháp phòng ngừa. Do vậy, khi giới thiệu từng công trình, nghiên cứu
sinh tập trung trình bày những nét riêng của công trình. Đồng thời, vì giới hạn của
luận án nghiên cứu sinh cũng chỉ tập trung vào một số công trình có tính đại diện.
Thứ nhất, giáo trình tội phạm học của Đại học Huế [67]
Tình hình tội phạm được tác giả khái niệm như sau: “là một hiện tượng xã
hội, pháp lý hình sự được thay đổi về mặt lịch sử, mang tính chất giai cấp bao gồm
tổng thể thống nhất (hệ thống) các tội phạm thực hiện trong một xã hội (quốc gia)

17


nhất định và trong một thời gian nhất định” [67, tr. 61]. Qua đó, tác giả xác định

các thông số của tình hình tội phạm:
- Thông số về lượng của tình hình tội phạm là: thực trạng (mức độ) và động
thái (diễn biến):
+ Thực trạng (mức độ) của tình hình tội phạm là số lượng các tội phạm đã
được thực hiện và những người thực hiện tội phạm đó ở một địa hình nhất định và
trong một khoảng thời gian nhất định.
+ Động thái (diễn biến) của tình hình tội phạm là sự vận động và sự thay đổi
của thực trạng và cơ cấu của tình hình tội phạm trong một khoảng thời gian nhất định.
- Những chỉ số (đặc điểm) về tính chất của tình hình tội phạm là tính chất và
cơ cấu.
+ Cơ cấu của tình hình tội phạm là tỉ trọng và mối tương quan của các loại
tội phạm khác nhau trong số lượng chung của chúng trong một thời gian nhất định
và một địa hình (lãnh thổ) nhất định.
+ Tính chất của tình hình tội phạm thể hiện ở số lượng của các tội phạm
nguy hiểm nhất cho xã hội trong cơ cấu của tình hình tội phạm cũng như ở các đặc
điểm nhân thân của người phạm tội. Như vậy, các thống số về tình hình tội phạm là:
thực trạng, động thái, tính chất và cơ cấu. Đây sẽ là cơ sở lý thuyết quan trọng mà
luận án sẽ dựa vào để nghiên cứu về tình hình tội phạm giết người ở miền Đông
Nam Bộ một cách đầy đủ, toàn diện trên cơ sở đó xây dựng giải pháp phòng ngừa.
Về vấn đề nguyên nhân, giáo trình này đề cập không chỉ vấn đề nguyên nhân
mà cả vấn đề điều kiện của tội phạm. Theo đó, nguyên nhân và điều kiện của tội
phạm được xác định là những nhân tố xã hội thuộc về cá nhân và những tình huống,
môi trường bên ngoài trong sự tương tác lẫn nhau của chúng quyết định sự hình
thành động cơ và sự quyết tâm thực hiện tội phạm. Tuy nhiên, trong giáo trình, ranh
giới giữa nguyên nhân và điều kiện của tội phạm chưa được chỉ rõ. Theo Giáo trình,
việc phân tích nguyên nhân và điều kiện tội phạm cụ thể cần được xem xét ở những
nội dung sau:
- Cơ chế tâm lý – xã hội của hành vi phạm tội cụ thể;

18



- Các điều kiện tác động đến sự hình thành những sai lệch trong nhân cách
của nạn nhân và vai trò của chúng trong cơ chế của hành vi phạm tội cụ thể;
- Các tình huống cụ thể và vai trò của chúng trong cơ chế của việc thực hiện
tội phạm cụ thể;
- Khía cạnh nạn nhân trong các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể.
Về vấn đề phòng ngừa tội phạm, Giáo trình xác định các biện pháp phòng
ngừa tội phạm “là hệ thống nhiều mức độ các biện pháp mang tính chất Nhà nước,
xã hội, và nhà nước – xã hội nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều kiện của tội
phạm hoặc làm vô hiệu hóa (làm yếu, hạn chế) chúng và bằng cách đó làm giảm và
dần dần loại bỏ tình hình tội phạm” [67, tr. 154]. Theo đó, việc phòng ngừa tội
phạm được thực hiện bằng cách giải quyết cả những nhiệm vụ xã hội chung lẫn
nhiệm vụ chuyên môn. Từ đó, giáo trình phân biệt hai mức độ phòng ngừa: mức độ
phòng ngừa chung toàn xã hội thể hiện ở chỗ được thực hiện trong quá trình giải
quyết những nhiệm vụ có phạm vi rộng lớn của cả xã hội; mức độ phòng ngừa
chuyên môn (chuyên ngành) là tổng thể các biện pháp tác động pháp luật và các
biện pháp giáo dục, tổ chức, kỷ luật hướng đến việc phòng ngừa tội phạm nói chung
cũng như phòng ngừa nhóm tội hoặc tội phạm cụ thể.
Thứ hai, giáo trình tội phạm học của trường Đại học luật Hà Nội [15].
Giáo trình này đã có sự chuẩn hóa một số khái niệm và tập trung làm rõ các
phương pháp nghiên cứu của tội phạm học, như phương pháp tổng quan; phương
pháp nghiên thực nghiệm; phương pháp nghiên cứu cụ thể trước khi trình bày các
nội dung chính của tội phạm học.
Khi nhóm tác giả phân tích làm rõ khái niệm tình hình tội phạm, thực trạng
và diễn biến của tội phạm trong tình hình tội phạm. Về cơ bản nhóm tác giả cũng
nêu rõ việc nghiên cứu về tình hình tội phạm cũng phải dựa trên các thông số về
định lượng và thông số về tính chất để nghiên cứu về tình hình tội phạm
Nguyên nhân của tội phạm được giáo trình xác định là tổng hợp các yếu tố
mà sự tác động qua lại giữa chúng đưa đến việc thực hiện tội phạm của người phạm

tội. Trên cơ sở đó các nguyên nhân của tội phạm được phân thành nguyên nhân từ

19


×