TỔNG HỢP ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN LỊCH SỬ 6
NĂM 2017-2018 (CÓ ĐÁP ÁN)
1. Đề kiểm tra 1 tiết HK 1 môn Lịch Sử 6 năm 2017-2018 có đáp án Trường THCS Trần Phú
2. Đề kiểm tra 1 tiết HK 1 môn Lịch Sử 6 năm 2017-2018 có đáp án Trường THCS Phương Trung
3. Đề kiểm tra 1 tiết HK 1 môn Lịch Sử 6 năm 2017-2018 có đáp án Trường THCS Ngọc Mỹ
4. Đề kiểm tra 1 tiết HK 1 môn Lịch Sử 6 năm 2017-2018 có đáp án Trường THCS Nam Sơn
5. Đề kiểm tra 1 tiết HK 1 môn Lịch Sử 6 năm 2017-2018 có đáp án Trường THCS Mỹ Hòa
6. Đề kiểm tra 1 tiết HK 1 môn Lịch Sử 6 năm 2017-2018 có đáp án Trường THCS Mẫn Đức
7. Đề kiểm tra 1 tiết HK 1 môn Lịch Sử 6 năm 2017-2018 có đáp án Trường THCS Lỗ Sơn
8. Đề kiểm tra 1 tiết HK 1 môn Lịch Sử 6 năm 2017-2018 có đáp án Trường THCS Lâm Sơn
9. Đề kiểm tra 1 tiết HK 1 môn Lịch Sử 6 năm 2017-2018 có đáp án Trường THCS Kim Đồng
10. Đề kiểm tra 1 tiết HK 1 môn Lịch Sử 6 năm 2017-2018 có đáp án Trường THCS Hùng Sơn
11. Đề kiểm tra 1 tiết HK 1 môn Lịch Sử 6 năm 2017-2018 có đáp án Trường THCS Hợp Hòa
12. Đề kiểm tra 1 tiết HK 1 môn Lịch Sử 6 năm 2016-2017 có đáp án
13. Đề kiểm tra 1 tiết HK 2 môn Lịch Sử 6 năm 2017-2018 có đáp án Trường THCS Ngô Văn Nhạc
14. Đề kiểm tra 1 tiết HK 2 môn Lịch Sử 6 năm 2017-2018 có đáp án Trường THCS Đại Tự
Trường THCS Trần Phú
Họ và tên:
Lớp:
Ma Trận đề:
Chủ đề kiến
thức:
BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn:Lịch sử 6
Thời gian:45phút
Nhận biết
KQ
TL
Thông hiểu
KQ
T
L
ĐIỂM
Vận dụng
KQ
TL
Tổng
Câu
Đ
Câu
Đ
Bài1,B3,
Câu
Đ
Bài 5
Câu
Đ
Câu
Đ
Bài 6
Câu
Đ
Bài 8,Bài 9
Câu
Đ
Bài 4
C1
0,5
C2
0,5
B1
2
C5
0,5
C3,C4
C6
0,5
B2
2
B3
2
3
1
1,
5
0,
5
2
2,
5
2
2,
5
3
C7
0,5
C8
0,5
3
I.Trắc nghiệm: (4đ)
Câu 1: Để biết và dựng lại lịch sử người ta dựa vào các loại tư liệu?
a. Truyền miệng,chữ viết,thời gian b.Hiện vật,chữ viết,thời gian
c. Truyền miệng,chữ viết,hiện vật
d. Truyền miệng,hiện vật ,thời gian
Câu 2: Công cụ chủ yếu của người nguyên thuỷ là:
a. Đá
b. Gỗ
c. Đồng
d. Sắt
Câu 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành từ bao giờ?
a.Cuối TNKIII-đầu TNKII TCN
b.Khoảng cuối TNKIII TCN
c.Khoảng đầu TNK I TCN
d.Cuối TNKIV đầu TNKIII TCN
Câu 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trên cơ sở sự phát triển của
nền kinh tế:
a.Thủ công nghiệp
b.Nông nghiệp
c.Thương nghiệp
d.TCN và thương nghiệp
Câu 5: Ở Trung Quốc cổ đại vua được gọi là:
a.Pharaôn
b. Ensi
c.Thiên tử
d.Hoàng đế
Câu 6.Chủ nô và nô lệ là 2 giai cấp chính của xã hội:
a.Chiếm hữu nô lệ
b.Nguyên thuỷ
c.phong kiến
d.Tư bản chủ nghĩa
Câu 7: Vườn treo Babilon là thành tựu văn hoá của:
a.Ai Cập
b.Trung Quốc
c. Ấn Độ
d.Lưỡng Hà
Câu 8: Những chiếc Răng của người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đất nước ta?
a.Sơn Vi(Phú Thọ)
b.Xuân Lộc(Đồng Nai)
c.Thẩm Khuyên,Thẩm Hai(Lạng Sơn)
d.Núi Đọ,Quan Yên(Thanh Hoá)
II.Tự luận (6đ)
Bài 1: Nêu điểm khác nhau giữa người tối cổ và người tinh khôn về công cụ sản xuất và
tổ chức xã hội? (2đ)
Bài 2: Nêu thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây(2đ)
Bài 3: Nêu những điểm khác nhau trong giai đoạn đầu và giai đoạn phát triển của người
tinh khôn trên đất nước ta? (2đ)
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1TIẾT LỊCH SỬ 6
I.Trắc nghiệm: (4đ)
1. c. Truyền miệng,chữ viết,hiện vật
2. a. Đá
3. d.Cuối TNKIV đầu TNKIII TCN
4. b.Nông nghiệp
5. c.Thiên tử
6. a.Chiếm hữu nô lệ
7. d.Lưỡng Hà
8. c.Thẩm Khuyên,Thẩm Hai(Lạng Sơn)
II.Tự luận(6đ)
1. Điểm khác:người tối cổ công cụ bằng những hòn cụi, ghè đẽo thô sơ hình thù
chưa rõ ràng,sống theo bầy.
Người tinh khôn sống trong thị tộc,công cụ ghè đẻo có hình thù rõ ràng.
2.Thành tựu văn hoá Phương Đông: Âm lịch,chữ tượng hình,Chữ số,toán học
Ktrúc:KimTự Tháp,thành ba bi lon….
Phương Tây:Chữ cái a,b,c,dương lịch,Các nghành khoa học phát triển mạnh
Kiến trúc: đấu trường cô li dê,Khải hoàn môn….
3.Điểm khác:
–Giai đoạn đầu: cách đây3-2 vạn năm, sốngở Lai Châu,Phú Thọ…công cụ đá ghè
đẻo thô sơ coá hình thù rõ ràng
_Giai đoạn phát triển: Mở rộng địa bàn sinh sống xuống đồng bằng,Cách đây 100004000 năm.Công cụ đá mài ở lưỡi nhiều loại hình,sắc bén,biết làm đồ gốm,chổ ở lâu dài.
TRƯỜNG THCS PHƯƠNG TRUNG
Họ và tên :……………………………
Lớp : 6
Điểm
KIỂM TRA MỘT TIẾT
(Học kỳ I Năm học 2017 - 2018 )
Môn : Lịch Sử 6
Lời phê của cô giáo
A/ TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
I/ Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất (2điểm)
1. Những di tích còn lại trong lòng đất và trên mặt đất gọi là
A. tư liệu truyền miệng.
B. tư liệu hiện vật
C. tư liệu chữ viết.
D. tư liệu phim ảnh.
2. Một thiên niên kỉ là
A. 100 năm
B. 10 năm
C. 1000 năm
D. 10.000 năm
3. Người tối cổ sống theo
A. bầy gồm khoảng vài chục người.
B. nhóm nhỏ
C. gia đình hoặc vài gia đình họp thành một xóm.
D. Những thị tộc.
4. Cư dân của các quốc gia cổ đại phương Đông sống chủ yếu bằng
A. nghề đánh cá
B. nghề thủ công.
C. nghề chăn nuôi
D. nghề nông trồng lúa nước
II. Điền từ thích hợp vào chỗ trống (1điểm)
- Xã hội Hi Lạp và Rô -Ma gọi là xã hội.(1)..............................................................................
- Người phương Đông thời cổ đại dùng hình vẽ mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của mình gọi
là chữ (2) ..............................................................
B. TỰ LUẬN (7 điểm)
1. Vì sao chúng ta phải học lịch sử. (2điểm)
2. Nêu sự khác nhau về đặc điểm của người tối cổ và người tinh khôn.(2điểm)
3. Cho biết những nét chính trong đời sống vật chất của người nguyên thủy ở nước ta? Việc phát
minh ra trồng trọt, chăn nuôi có ý nghĩa gì.(3điểm)
Bài làm
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………....................
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………….......................
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
ĐÁP ÁN
Trắc nghiệm:
1C
2B
3D
4D
5D
Câu 1:
- Bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện, mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài
- Nhà nước thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế, lấy ruộng công, ruộng bỏ hoang chia cho
nông dân gọi là chế độ quân điền
- Mở rộng bờ cõi bằng chiến tranh xâm lược các nước láng giềng
- Mầm mống kinh tế TBCN xuất hiện ở cuối triều Minh- Thanh
Câu 2:
- Xã hội có 2 giai cấp:
+ Thống trị : Vua, quan lại, nhà sư
+ Bị trị : nông dân, thợ thủ công, thương nhân, địa chủ, nô tì
- Giao1 dục: chưa phát triển mặc dù nho học đã vào nước ta nhưng chưa có điều kiện phát
triển, 1 số nhà sư mở lớp dạy học, họ giúp vua trị vì đất nước tiếp đãi các sứ thần
- Đạo phật được truyền bá rộng rãi, chùa chiền được xây dựng nhiều nơi
- Nhà sư được trọng dụng trong giai đoạn này vì họ là người có học, nên hiểu biết rộng
Câu 3:
Nhân tố ở châu âu thế kỉ XI dẫn tới sự khủng hoảng của chế độ phong kiến. Do hàng thủ công
sản xuất ra nhiều thợ phải mang ra chỗ đông người bán dẫn tới sự ra đời của các thành thị
Nội dung
Nhận biết
Bài 1
Bài 3
BÀI 4
BÀI 5
BÀI 7
BÀI 8
BÀI 9
Cấu 1TN 1Đ
CÂU 3TN
CẬU 5 TN
CÂU 2 TN
CÂU 4 TN
Tổng điểm
5
Các mức độ tư duy
Thông hiểu
Vận dụng
Cẩu TL 1điểm
CÂU 1TL 2Đ
CẦU TL 2Đ
4
1
TRƯỜNG THCS NGỌC MỸ
Họ và tên học sinh: .................................
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT – HK1
Lớp: ...............................................
MÔN: LỊCH SỬ 6
ĐỀ BÀI
Câu 1. Nghề nông trồng lúa nước ra đời trong điều kiện nào và ở đâu?
Câu 2. Em có nhận xét gì về việc đúc một đồ dùng bằng đồng, hay làm một bình đất nung so
với việc làm một công cụ đá?
Câu 3. Lập bảng so sánh về đời sống kinh tế của người thời Hoà Bình – Bắc Sơn với người
thời Phùng Nguyên - Hoa Lộc theo mẫu sau để thấy được 5 thay đổi trong đời sống kinh tế
của người thời Phùng Nguyên - Hoa Lộc người thời kì Hoà Bình - Bắc Sơn.
Nội dung so sánh
Công cụ sản xuất
Ngành nghề sinh sống
Nghề thủ công
Người thời Hoà
Bình - Bắc Sơn
Người thời Phùng
Nguyên - Hoa Lộc
HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1. Nghề nông trồng lúa nước ra đời trong điều kiện nào và ở đâu?
- Với nghề nông vốn có và với hàng loạt công cụ sản xuất được cải tiến, những người nguyên
thủy sống định cư lâu dài ở vùng đồng bằng ven sông, ven biển trong quá trình mở rộng việc
trồng trọt và chăn nuôi, người ta phát hiện được nhiều loại cây lương thực, đặc biệt là cây lúa.
- Nghề trồng lúa ra đời và ngày càng được mở rộng trên vùng đất màu mỡ của châu thổ
các con sông, sông Mã, sông Cả, Sông Thu Bồn, sông Cửu Long... Con người đã tìm ra được cây
lương thực.
Câu 2. Em có nhận xét gì về việc đúc một đồ dùng bằng đồng, hay làm một bình đất nung so
với việc làm một công cụ đá?
- Để có được một công cụ bằng đá, người ta chỉ cần lấy đá, ghè đẽo đá, mài đá theo hình dáng
như ý muốn của mình.
- Đồng thì không thể đẽo hay mài được như đá, muốn có được công cụ đồng người ta phải lọc
quặng, làm khuôn đúc (khuôn bằng đất sét), nung chảy đồng, rót vào khuôn để tạo ra công cụ
hay đồ dùng cần thiết.
- Để có được một bình đất nung, người ta phải tìm ra đất sét, tiếp đó phải nhào nặn, đưa vào
nung cho khô cứng.
Việc tạo ra một đồ dùng bằng đồng và gốm đòi hỏi thời gian lâu hơn, kĩ thuật cao hơn việc
tạo ra một công cụ bằng đá.
Câu 3. Lập bảng so sánh về đời sống kinh tế của người thời Hoà Bình - Bắc Sơn với người
thời Phùng Nguyên - Hoa Lộc theo mẫu sau để thấy đươc sự thay đổi trong đời sống kinh tế
của người thời Phùng Nguyên - Hoa Lộc với người thời kì Hoà Bình - Bắc Sơn.
Bảng so sánh về đời sống kinh tế của nguời thời Hoà Bình - Bắc Sơn với người thời Phùng
Nguyên - Hoa Lộc:
Nội dung so sánh
Người thời Hoà Bình - Bắc Sơn
Công cụ sản xuất
- Công cụ đá: làm rìu, chày (mài đá).
- Ngoài ra còn dùng tre, gỗ, xương, sừng làm
công cụ và đồ dùng cần thiết.
Ngành nghề sinh
sống
-
Nghề thủ công
Trồng trọt
Chăn nuôi.
- Làm đồ gốm.
- Làm đồ trang sức. (vòng đá, chuỗi hạt bằng đất nung, vỏ ốc).
Người thời Phùng Nguyên Hoa Lộc
- Công cụ đá: rìu, bôn được
mài nhẵn toàn bộ, có hình dáng
cân xứng.
- Thuật luyện kim ra đời (cục
đồng, xỉ đồng, dây đồng, dùi
đồng) công cụ đồng.
- Trồng trọt đặc biệt nghề
nông trồng lúa nước ra đời.
- Chăn nuôi.
- Đánh cá.
- Làm đồ gốm có nhiều hoa
văn.
- Làm đồ trang sức.
Họ và tên học sinh: .................................
TRƯỜNG THCS NAM SƠN
Lớp: ...............................................
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT – HK1
MÔN: LỊCH SỬ 6
ĐỀ BÀI
Câu 1. Lập bảng so sánh Bảng so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông với chế độ chiếm nô
ở phương Tây theo mẫu sau:
Tiêu chí so sánh
Các quốc gia cổ đại phương
Đông
Chế độ chiếm nô phương
Tây
1. Thời gian ra đời
2. Địa bàn
3. Công cụ sản xuất
4. Giai cấp thống trị
5. Lực lượng sản xuất chủ yếu
6. Ngành sản xuất chính
Câu 2. Địa vị và thân phận của người nô lệ có gì giống và khác so với người nông dân công
xã?
Câu 3. So sánh địa vị của người nô lệ ở các nước cổ đại phương Đông và người nô lệ ở các
nước cổ đại phương Tây có gì giống và khác nhau?
HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1. Hướng dẫn trả lời: Bảng so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông với chế độ chiếm
nô ở phương Tây:
Tiêu chí so sánh
Các quốc gia cổ đại
phương Đông
Chế độ chiếm nô
phương Tây
1. Thời gian ra đời.
3.500 TCN.
1.000TCN.
2.
Địa bàn.Lưu vực các con sông. Ven biển Địa
Trung Hải.
3. Công cụ sản xuất.Đồ đá, tre, gỗ, đồng. Đồ sắt.
4. Giai cấp thống trị.Vua chuyên chế, tăng Chủ nô.
lữ, quý tộc.
5. Lực lượng sản xuất
chủ yếu.
Nông dân công xã.
Nô lệ.
6. Ngành sản xuất
chính.
Nông nghiệp.
Thủ công nghiệp.
Câu 2. Địa vị và thân phận của người nô lệ giống và khác so với người nông dân công xã:
* Giống nhau:
Nô lệ và nông dân đều là tầng lớp bị nhà vua và quý tộc bóc lột.
* Khác nhau:
Nông dân công xã là tầng lớp đông đảo nhất, là lực lượng sản xuất chính, họ
đóng thuế cho nhà nước và quan lại địa phương, nhưng họ sống theo từng gia đình, có sở hữu tài
sản riêng, họ được chia ruộng đất → người nông dân chỉ phụ thuộc một phần vào giai cấp bóc
lột.
- Nô lệ: Họ là tầng lớp thấp hèn nhất của xã hội. Thân phận của họ không khác gì con vật,
họ phải làm tôi tớ phục dịch, hầu hạ tầng lớp quý tộc, ở trong nhà của quý tộc, bị đánh đập, bóc
lột tàn nhẫn, thân phận của họ phụ thuộc hoàn toàn vào chủ.
Câu 3. So sánh địa vị của người nô lệ ở các nước cổ đại phương Đông và người nô lệ ở các
nước cổ đại phương Tây có gì giống và khác nhau?
* Giống nhau: Họ bị bóc lột thậm tệ. Họ là tầng lớp thấp hèn nhất tron g xã hội, phụ thuộc
hoàn toàn vào chủ, là tài sản của chủ.
* Khác nhau.
Ở các nước cổ đại phương Đông, người nô lệ hầu hạ, phục dịch vua và quý tộc không
trực tiếp làm ra của cải.
- Ở các nước cổ đại phương Tây, người nô lệ là lực lượng sản xuất chính trong xã hội. Họ
làm việc cực nhọc trong các trang trại, trong các xưởng thủ công, khuân vác hàng hoá.
Họ và tên học sinh: .................................
TRƯỜNG THCS MỸ HÒA
Lớp: ...............................................
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT – HK1
MÔN: LỊCH SỬ 6
ĐỀ BÀI
Câu 1. Sự phân hoá giai cấp trong xã hội phương Đông thời cổ đại? Nhận xét về sự phân hoá
đó?
Câu 2. Lập bảng theo mẫu dưới đây:
Nội dung
Vượn cổ
Người tối cổ
Người tinh khôn
Thời gian (cách ngày nay)
Địa bàn cư trú
Đời sống
Câu 3. Hãy cho biết đời sống của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội chiếm nô thời cổ đại ở Hi
lạp và Rô-ma?
HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: * Sự phân hoá giai cấp trong xã hội phương Đông thời cổ đại:
Cũng như các quốc gia cổ đại khác trên thế giới, xã hội cổ đại phương Đông có sự phân hoá
giai cấp hết sức sâu sắc: giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Song, do đặc điểm về điều kiện tự
nhiên và nền tảng kinh tế quy định, cơ cấu xã hội ở đây có những nét riêng.
+ Giai cấp thống trị:
Vua chuyên chế nắm mọi quyền hành.
•
•
Quý tộc gồm các quan lại, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi, tôn
giáo. Tầng lớp này sống sung sướng, dựa trên sự bóc lột nông dân
+ Giai cấp bị trị:
Nông dân công xã, sống theo gia đình, có tài sản tư hữu nhưng họ vẫn duy trì và gắn
•
bó với công xã. Họ là thành phần sản xuất chính trong xă hội. Họ tự tiến hành sản xuất trên phần
ruộng đất được giao và hợp tác với nhau trong việc đảm bảo thuỷ lợi và thu hoạch. Họ tự nuôi
sống bản thân và gia đình, nộp một phần sản phẩm cho quý tộc dưới dạng thuế. Họ còn phải làm
một số nghĩa vụ khác như lao động phục vụ các công trình xây dựng, đi lính.
•
Nô lệ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ là những tù binh là thành viên công xã
bị mắc nợ không trả được hoặc bị phạm tội. Vai trò của họ là làm các việc nặng, khó và hầu hạ
quý tộc.
* Nhận xét:
- Sự phân hoá này dựa trên cơ sở của nền kinh tế nông nghiệp
- Trong các quốc gia cổ đại phương Đông, sự phân hoá xã hội này đã dẫn tới quan hệ bóc lột
chính ở đây là quan hệ giữa vua - quý tộc với nông dân công xã.
Câu 2. Lập bảng theo mẫu dưới đây:
Nội dung
Vượn cổ
Người tối cổ
Người tinh khôn
Thời gian
(cách ngày
nay)
5-15 triệu năm
3 - 4 triệu năm
khoảng 4 vạn năm
Địa bàn cư trú Những khu
rừng rậm trên
trái đất
Miền đông châu
Phi, trên đảo Giava (In-đô-nê-xi-a).
Bắc Kinh (Trung
Quốc).
Hầu khắp các châu
lục.
Đời sống
- Hai chi trước
- Sống theo bầy.
cầm, nắm.
- Hái lượm hoa
- Hai chi sau đi quả và săn bắt thú
đứng
để ăn.
- Sống theo từng
nhóm nhỏ, gồm vài
chục gia đình, có họ
hàng gần gũi với
nhau.
- Công cụ: đá. - Biết ghè đẽo đá
- Làm chung, ăn
cành cây.
để làm công cụ.
chung..
- Biết dùng lửa để
- Biết trồng trọt và
sưởi ấm và nướng
chín thức ăn.
chăn nuôi.
- Biết làm đồ gốm
và dệt vải, làm đồ
trang sức.
Câu 3. Đời sống của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội chiếm nô thời cổ đại ở Hi Lạp và Rôma:
- Chủ nô: là các chủ xưởng, chủ lò, chủ thuyền rất giàu có, có nhiều nô lệ để bắt lao động và hầu
hạ. Họ rất có thế lực về kinh tế và cả về chính trị. Họ sống cuộc sống xa hoa.
- Bình dân: Là những cư dân tự do, có nghề nghiệp và chút ít tài sản để tự sinh sống bằng lao
động của bản thân. Họ sống cuộc sống thích an nhàn, chờ vào trợ cấp xã hội.
- Nô lệ: Là lực lượng sản xuất chính trong xã hội, thân phận của họ không khác gì con vật. Họ
hoàn toàn phụ thuộc vào chủ, không có tư cách pháp nhân và cũng không có quyền định đoạt
thân phận của mình.
Họ và tên học sinh: .................................
TRƯỜNG THCS MẪN ĐỨC
Lớp: ...............................................
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT – HK1
MÔN: LỊCH SỬ 6
ĐỀ BÀI
Câu 1. Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không?
Câu 2. Biểu diễn các mốc sau đây theo trục thời gian:
-
Năm 221 TCN.
-
Năm 207 TCN3 -Năm 248.
-
Năm 542.
Câu 3. ‘Trình bày các đơn vị thời gian theo Công lịch?
Câu 4. Theo em, sự thất bại của An Dương Vương đã để lại cho đời sau những bài học gì?
HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1. Thế giới có cần mội thứ lịch chung, bởi vì:
- Xã hội loài người ngày càng phát triển, sự giao lưu giữa các nước cùng ngày càng được mở
rộng và có tính chất thường xuyên hơn. Nhu cầu t hống nhất một cách tính thời gian, một thứ
lịch được đặt ra. Người ta đã chọn loại dương lịch hoàn chỉnh làm lịch chung và gọi là Công
lịch.
- Theo Công lịch: một năm có 365 ngày, chia thành 12 tháng.
- Để có một mốc mở đầu cho cách tính thời gian theo Công lịch, người ta lấy năm truyền rằng
Chúa Giê-xu (đạo Thiên Chúa) ra đời làm năm đầu Công nguyên. Thời gian trước năm đó được
gọi chung là trước Công nguyên (TCN).
Tuy nhiên, mỗi nước có thể giữ lại lịch riêng của mình, chẳng hạn, nước ta vừa dùng Công
lịch vừa dùng âm lịch (nếu nói cho đầy đủ thì phải gọi là âm - dương lịch).
Câu 2. Biểu diễn các mốc theo trục thời gian:
Câu 3. Các đơn vị thời gian theo Công lịch:
- Một ngày có 24 giờ.
- Một tháng có 30 hoặc 31 ngày (Riêng tháng 2 có 28 ngày)
- Một năm có 12 tháng hay 365 ngày. Năm nhuận thêm 1 ngày có 366 ngày.
- 100 năm là một thế kỉ.
- 1000 năm là một thiên niên kỉ.
Câu 4. Theo em, sự thất bại của An Dương Vương đã để lại cho đời sau những bài học gì?
Sự thất bại của An Dương Vương đã để lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm vô cùng quý
báu đó là:
- Tinh thần cảnh giác để không mắc mưu kẻ thù.
- Chuẩn bị lực lượng mạnh, vũ khí tốt.
- Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng mới có đủ sức mạnh chống ngoại xâm.
Họ và tên học sinh: .................................
TRƯỜNG THCS LỖ SƠN
Lớp: ...............................................
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT – HK1
MÔN: LỊCH SỬ 6
ĐỀ BÀI
Câu 1. Cơ sở để xác định thời gian của con người được bắt đầu từ đâu? Đối với môn Lịch sử
việc xác định thời gian có ý nghĩa gì?
Câu 2. Em hiểu thế nào về câu nói ”Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”?
Câu 3. Một bình gốm được chôn dưới đất năm 1895 TCN. Theo tính toán của các nhà khảo
cổ, bình gốm đã nằm dưới đất 3877 năm. Hỏi người ta đã phát hiện nó vào năm nào? Vẽ sơ
đồ thời gian của hiện vật đó?
Câu 4. Ngày xưa người ta dựa vào cơ sở nào để làm ra lịch?
HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1. Cơ sở để xác định thời gian của con người được bắt đầu từ đâu? Đối với môn Lịch sử
việc xác định thời gian có ý nghĩa gì?
Cơ sở để xác định thời gian của con người:
Ban đầu, do việc kiếm sống khó khăn, con người không nghĩ đến th ời gian. Dần dần, khi cuộc
sống đã khá hơn, con người có mong muốn ghi nhớ một số việc mình làm. Nhu cầu này tăng lên
khi có nhiều việc liên quan với nhau và người ta cần biết được khoảng thời gian từ lúc bắt đầu
cho đến lúc có kết quả như đã đạt được.
- Từ nhu cầu ngày càng bức thiết đó, con người bắt đầu quan sát trời, đất cây, cỏ, sông, nước
v.v... và đặc biệt là họ nhận thấy nhiều hiện tượng lặp đi lặp lại, những hiện tượng này có quan
hệ chặt chẽ với Mặt Trời và Mặt Trăng. Cơ sở để xác định thời gian được bắt đầu từ đó.
* Đối với môn Lịch sử, việc tính thời gian cực kì quan trọng. Lịch sử là quá khứ. Muốn dựng lại
lịch sử, điều trước tiên là phải sắp xếp được sự kiện theo thứ tự thời gian. Chỉ có trên cơ sở đó,
chúng ta mới thấy được con đườn g đi lên của lịch sử, mới giải thích được các mối quan hệ giữa
các sự kiện, hiện tượng, quy luật.
Câu 2. Câu nói: "Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống " có nghĩa là:
Lịch sử ghi lại những gì đã xảy ra trong quá khứ, những việc làm, những con người tốt hay
xấu, thành hay bại, những gì xấu tốt của cuộc sống, nhữn g cuộc chiến tranh phi nghĩa hay chính
nghĩa... Lịch sử giúp chúng ta ngày na y hiểu được những cái hay, cái đẹp để phát huy; cái xấu,
cái tồn tại để tránh bỏ, từ đó chúng ta rút kinh nghiệm cho bản thân, tự trau dồi đạo đức và sống
cho tốt, cống hiến phần sức lực của mình để xây dựn g quê hương đất nước. Lịch sử là cái cân,
cái gương của muôn đời để chúng ta soi và o. “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”.
Câu 3. Một bình gốm được chôn dưới đất năm 1895 TCN. Theo tính toán của các nhà khảo
cổ, bình gốm đã nằm dưới đất 3.877 năm. Hỏi người ta đã phải hiện nó vào năm nào? Vẽ sơ
đồ thời gian của hiện vật đó?
Bình gốm được người ta phát hiện nó vào năm:
3877-1895 = 1982. Vậy hiện vật được phát hiện vào năm 1982.
*
Sơ đồ thời gian cùa hiện vật đó:
Câu 4. Ngày xưa người ta dựa vào cơ sở sau đây để làm ra lịch:
- Người xưa cho rằng Mặt Trời, Mặt Trăng đều quay quanh Trái Đất.
- Người phương Đông dựa vào sự tuần hoàn của Mặt Trăng rồi tính tháng, tính ngày. Một tháng
gọi là một tuần trăng có 29 - 30 ngày → gọi là âm lịch.
- Người phương Tây dựa vào thời gian Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời một vòng làm một
năm và lúc đó họ tính được một năm có 365 hoặc 366 n gày, sau đó chia ra tháng, ngày → gọi là
dương lịch.
TRƯỜNG THCS LÂM SƠN
Họ và tên học sinh: ...................................
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT – HK1
Lớp: ................................................................
MÔN: LỊCH SỬ 6
ĐỀ BÀI
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.
1. Bằng chứng chứng tỏ thuật luyện kim được phát minh ở nước ta là
A. phát hiện được nhiều thạp đồng.
B. phát hiện được nhiều trống đồng.
C. phát hiện được nhiều cục đồng, xỉ đồng, dây đổng, dùi đồng...
D. phát hiện được nhiều công cụ lao động bằng đồng.
2. Người Phùng Nguyên - Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim trong quá trình
A. chế tác công cụ đá.
B. khai thác đất đai
C. nung gốm D. gồm cả A, B, C
3. Sản xuất ngày càng phát triển ở thời nguyên thuỷ đã dẫn đến sự thay đổi trong xã hội
là
A. công cụ lao động bằng kim loại thay thế công cụ lao động bằng đá.
B. sự phân biệt giàu nghèo, xã hội phân chia thành giai cấp rõ rệt.
C. các chiềng, chạ (làng bản), bộ lạc ra đời, chế độ phụ hệ thay thế dần chế độ mẫu
hệ.
D. thủ công nghiệp phát triển tách khỏi sản xuất nông nghiệp.
4. Cây trồng chính của cư dân Văn Lang là
A. cây lúa nước.
B. khoai, đậu, cà, bầu, bí.
C. cây ăn quả (chuối, cam).
D. cây lượng thực và cây ăn quả.
5. Nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang là
A. nhà gạch.
B. nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.
C. nhà sàn mái ngói.
D. nhà nổi trên sông.
6. Hiện vật tiêu biểu nhất cho tài năng và kĩ thuật tinh xảo trong nghề đúc đồng của người Việt
xưa là
A. các loại vũ khí bằng đồng.
C. trống đồng, thạp đồng.
B. công cụ sản xuất bằng đồng
D. cả A và B.
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Hãy giải thích nguyên nhân có sự thay đổi trong phân công lao động cuối thời
nguyên thuỷ.
Câu 2 (2,0 điểm). Hãy cho biết những điều kiện cơ bản dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn
Lang.
Câu 3 (3,0 điểm). Nêu nhận xét về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang.
HƯỚNG DẪN GIẢI
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
C
C
A
B
C
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Nguyên nhân có sự thay đổi trong phân công lao động cuối thời
nguyên thuỷ :
Do sản xuất phát triển, đòi hỏi phải có sự phân công lao động mới để phù hợp với
khả năng, trình độ của con người và sự chuyên tâm với từng công việc.
-
Đàn bà lo việc nhà, làm đồ gốm, dệt vải, một phần sản xuất nông nghiệp, trông nom con cái,
nhà cửa...
-
Đàn ông đảm đương những công việc nặng nhọc hơn : săn bắn, đánh cá, sử dụng trâu bò kéo,
đúc đồng, chế tạo công cụ lao động...
-
Do đó, bước đầu thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp.
Câu 2 (2,0 điểm). Những điều kiện cơ bản dẫn đến sự ra đời của nhà nước
Văn Lang :
Do sản xuất phát triển, cuộc sống định cư, làng, chạ mở rộng, hình thành những bộ lạc lớn.
-
Xã hội có sự phân chia thành kẻ giàu, người nghèo.
-
Nhu cầu đoàn kết để bảo vệ sản xuất nông nghiệp (chống thiên tai).
-
Nhu cầu mở rộng giao lưu, tự vệ và đoàn kết chống ngoại xâm.
Cần có người chỉ huy (tổ chức) để giải quyết các xung đột.
Đó là những điều kiện cơ bản dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang.
-
Câu 3 (3,0 điểm) : Nhận xét về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân
Văn Lang :
•
Đời sống vật chất :
-
Là một nước nông nghiệp, thóc lúa trở thành lương thực chính, ngoài ra, cư dân còn trồng
khoai, đậu, cà, bầu, bí, chuối, cam...
-
Nghề trồng dâu, đánh cá, chăn nuôi gia súc và các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt vải,
xây nhà, đóng thuyền... đều được chuyên môn hoá.
-
Nghề luyện kim đạt trình độ kĩ thuật cao (trống đồng, thạp đồng,...). Cư dân cũng bắt đầu
biết rèn sắt.
-
Thức ăn chính của người Văn Lang là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá, biết làm mắm và
dùng gừng làm gia vị.
-
Cư dân ở nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá. Họ sống tập trung thành các làng, chạ thường
gồm vài chục gia đình, sống ven đồi, ven sông, ven biển. Họ đi lại bằng thuyền.
-
Về trang phục, nam đóng khố mình trần, nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực, tóc cắt
ngắn hoặc bỏ xoã, búi tó, hoặc tết đuôi xam. Ngày lễ họ thích đeo các đồ trang sức như vòng
tay, khuyên tai, đội mũ cắm lông chim hoặc bông lau.
•
Đời sống tinh thần :
-
Xã hội thời Văn Lang đã chia thành nhiều tầng lớp khác nhau : những người quyền quý, dân
tự do, nô tì. Sự phân biệt các tầng lớp còn chưa sâu sắc.
-
Thường tổ chức lễ hội, vui chơi (được phản ánh qua những hình khắc trên mặt trống đồng).
-
Cư dân Vãn Lang có một số phong tục, tập quán : tục săm mình, ăn trầu, nhuộm răng đen...
-
Tín ngưỡng : thờ cúng các lực lượng tự nhiên ; có tục chôn cất người chết kèm theo những
công cụ và đồ trang sức quý.
Họ và tên học sinh: .................................
TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG
Lớp: ...............................................
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT – HK1
MÔN: LỊCH SỬ 6
ĐỀ BÀI
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Quá trình tồn tại và phát triển, để tăng nguồn thức ăn, Người tinh khôn đã:
A. Ghè đẽo đá thật sắc bén để giết thú vật.
B. Chế tạo cung tên để săn bắn thú vật.
C. Tập hợp đông người đi vào rừng săn bắn.
D. Họ làm tất cả những việc trên.
Câu 2. Trong quá trình sinh sống Người tinh khôn đã biết:
A. Trồng trọt, chăn nuôi, làm đồ gốm, dệt vải và làm đồ trang sức.
B. Trồng trọt, chăn nuôi, khai mỏ, trao đổi hàng hóa.
C. Trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán, lập các phường hội.
D. Trồng trọt, chăn nuôi, luyện kim, mở chợ búa.
Câu 3. Con người đã phát hiện ra đồng nguyên chất vào khoảng:
A. 2000 năm TCN.
B. 3000 năm TCN.
C. 4000 năm TCN.
D. 1000 năm TCN.
Câu 4. Người ta biết tới đồ sắt vào khoảng:
A. 1000 năm TCN.
B. 2000 năm TCN.
Câu 5. Xã hội nguyên thủy tan rã vì:
A. Công cụ kim loại xuất hiện.
C. Xã hội phân hóa giai cấp.
B. Sản xuất phát triển, xã hội dư thừa.
D. Tất cả những điều kiện trên.
Câu 6. Rìu mài lưỡi tiến bộ hơn ríu ghè đẽo ở chỗ:
A. Hình thù rõ ràng hơn.
B. Lưỡi rìu sắc hơn.
C. Lao động có hiệu quả hơn.
D. Tất cả đều đúng.
C. 3000 năm TCN. D. 4000 năm TCN.
Câu 7. Giai đoạn phát triển của Người tinh khôn có điểm mới đó là:
A. Xuất hiện công cụ mới, đồ sắt.
B. Chỗ ở lâu dài, xuất hiện các loại hình công cụ mới, đặc biệt là đồ gốm.
C. Công cụ được ghè đẽo tỉ mỉ, hình thù rõ ràng.
D. Công cụ được mài sắc, hình thù rõ ràng.
Câu 8. Những cố gắng và sáng tạo trong chế tác công cụ của Người tinh khôn đã tạo điều
kiện cho việc:
A. Mở rộng diện tích canh tác.
B. Mở rộng sản xuất, nâng cao dần cuộc sống.
C. Mở rộng địa bàn sinh sống.
D. Mở rộng diện tích trồng trọt và địa bàn sinh sống.
Câu 9. Việc chôn theo người chết những lưỡi cuốc đã có ý nghĩa:
A. Người ta nghĩ rằng người chết cần có tài sản mang theo.
B. Người ta nghĩ rằng chết là chuyển sang một thế giới khác và con người vẫn phải lao động.
C. Người sống không dùng công cụ của người chết.
D. B và C đúng.
Câu 10. Nhận xét về nghệ thuật khắc hình thời nguyên thủy:
A. Nghệ thuật điêu luyện, tinh tế.
B. Nghệ thuật đơn sơ, giản dị, tranh có nhiều vẽ sinh động, thú vị.
C. Trình độ nghệ thuật khá hoàn mĩ.
D. Nghệ thuật còn sơ khai, nhưng nét vẻ rất tinh tế.
Câu 11. Người nguyên thủy thời Hòa Bình - Bắc Sơn biểu hiện tình cảm trong quan hệ thị
tộc:
A. Tình mẹ con, anh em ngày càng gắn bó.
B. Quan hệ xóm làng ngày càng thắm thiết.
C. Quan hệ huyết thống ngày càng được đề cao. D. Tình cảm cộng đồng được tôn trọng.
Câu 12. Trong nhiều hang động ở Hòa Bình - Bắc Sơn, người ta phát hiện được nhiều lớp vỏ
ốc dày 3 - 4 m, chứa nhiều công cụ, xương thú. Điều đó cho thấy:
A. Người nguyên thủy sống thành từng bầy.
B. Người nguyên thủy biết cách cải tiến công cụ lao động.
C. Người nguyên thủy đã biết trồng trọt, chăn nuôi.
D. Người nguyên thủy thường định cư lâu dài ở một nơi.