Tên bài dạy: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
Tiết thứ: 1, 2
Ngày soạn: …… – 08 – 2018
Lớp 6A, ngày dạy: ………… – 08 – 2018, Tổng số:……………………………
Lớp 6B, ngày dạy: ………… – 08 – 2018, Tổng số:……………………………
I. MỤC TIÊU
1, Kiến thức
Sau bài này, học sinh biết:
- Khái niệm về thông tin và hoạt động thông tin của con người
- Máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.
- Khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học.
2, Kĩ năng
Sau bài này, rèn cho học sinh các kĩ năng:
- Nêu được một số ví dụ về thông tin
- Liệt kê được các hoạt động thông tin, đánh giá vai trò của các hoạt động đó
- Nhận biết được lợi ích của máy tính điện tử trong hoạt động thông tin của con
người, nhiệm vụ của ngành tin học.
3, Thái độ
Sau bài này, học sinh cần rèn luyện:
- Tạo hứng thú học tập của học sinh, nghiêm túc trong giờ học.
4, Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
a, Phẩm chất
- Sống có trách nhiệm.
- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.
b, Năng lực
- Năng lực tự học.
- Năng lực hợp tác
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tự quản lí
- Năng lực giải quyết vấn đề.
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI
- Các bài tập 1, 2, 3, 4, 5/ SGK/ 5
- Bài tập 1.14 →1.19/SBT
III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
1, Hình thức: Câu hỏi, bài tập.
2, Đánh giá: Nhận xét, cho điểm
3, Thời điểm đánhgiá: trong bài giảng, sau bài giảng.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
* Tiết 1: Máy tính, máy chiếu
* Tiết 2:
1
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Tiết 1
Hàng ngày các em đã được tiếp xúc với khá nhiều thông tin. Vậy bây giờ cô hỏi
rằng các em hãy cho cô xem một ví dụ về thông tin có thể có bạn sẽ cho cô xem một
bài báo trong tờ báo ngày hôm nay hoặc cũng có thể là những con số trên màn hình
máy tính của các em thế nhưng chúng ta có biết thông tin chính xác là gì không? Và
nó được phản ánh như thế nào trong đời sống và trong tin học? để giải đáp cho vấn đề
này thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung của bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 (15 P): Thông tin là gì?
GV: cho HS quan sát các
1, Thông tin là gì?
hình ảnh và trả lời câu hỏi
? Hai bạn đang làm gì
- HS: hai bạn đang đọc
sách.
? Cô bé đang làm gì
- HS: xem tivi
- HS: họ đang tính toán.
? Họ đang làm gì
2
- HS: Đọc sách để biết
thêm kiến thức, xem tivi
để biết tin tức, tính toán
giúp ta biết kết quả.
⇒ Những hành động này
giúp ta biết được gì?
GV: Tất cả những kiến
thức ta tìm hiểu được
trong sách báo, trên tivi
hay kết quả tìm được trong
các hoạt động tính toán ấy
được gọi là thông tin.
GV: Thông tin có ở khắp
mọi nơi và gắn liền với
mọi hoạt động của chúng
ta ví dụ khi các em xem
một chương trình dự báo
thời tiết trên ti vi các em
sẽ có được những thông
tin về nhiệt độ, nắng, mưa,
độ ẩm, gió hoặc khi các
em tranh luận với bạn bè
về cách giải một bài toán
trên lớp thì các em sẽ có
được các kiến thức và
phương pháp để giải bài
toán đó; khi các em xem
một bức tranh các em sẽ
biết các thông tin về bức
tranh đó chẳng hạn như
các em sẽ trả lời được có
bao nhiêu nhân vật trong
bức tranh này, đây là tranh
phong cảnh hay tranh tĩnh
vật…Những hiểu biết, tin
tức, kiến thức và phương
pháp các em có được
thông qua các hoạt động
trên đó chính là thông tin
? Vậy em hãy cho cô biết
thông tin là gì
- Khái niệm: Thông tin là
- HS: Đưa ra khái niệm tất cả những gì con người
thông tin theo hiểu biết thu nhận được về thế giới
của mình.
xung quanh và về chính
- HS: nghe và ghi bài
bản mình. Thông tin đem
lại sự hiểu biết cho con
người.
3
GV: kết luận
GV: Trong cuộc sống hằng
ngày chúng ta tiếp nhận
được nhiều thông tin từ
nhiều nguồn khác nhau
như: các bài báo, bản tin
trên truyền hình hay đài
phát thanh … Các thông
tin mà chúng ta thu nhận
được có thể bằng thị giác
(mắt), khứu giác (mũi),
thính giác (tai), vị giác
(lưỡi), xúc giác (tiếp xúc).
? Em hãy nêu ví dụ về
thông tin mà con người
thu nhận được bằng thị
giác (mắt), khứu giác
(mũi), thính giác (tai), vị
giác (lưỡi), xúc giác (tiếp
xúc).
- HS:
+ Tiếng gà gáy (nghe bằng
tai)
+ Biển báo giao thông
(nhìn bằng mắt)
+ Thông tin về tình hình lũ
lụt trong nước (Nghe và
nhìn trên ti vi)….
Hoạt động 2 (25 P): Hoạt động thông tin của con người
GV: trong một chuỗi các
2, Hoạt động thông tin
hoạt động mà chúng ta vừa
của con người
nêu ở trên thì để có được
thông tin các em phải xem,
phải trò chuyện, phải đọc
và nghe. Tất cả những hoạt
động đó chúng ta gọi
chung là tiếp nhận thông
tin. Các em có thấy thích
những gì các em đang đọc
không? Các em có thấy
những gì các em đang
tranh luận là hữu ích
không? Đó là các em đang
xử lí thông tin đấy. Còn
4
nếu các em ghi chép lại
những cách giải hay của
một bài toán nào đó vào
vở, đó là các em đang lưu
trữ thông tin hay các em
đến lớp các em tranh luận
với bạn bè về cách giải
một bài toán hay kể lại cho
các bạn của các e nghe về
bộ phim mà các em vừa
xem đó là các em đang
trao đổi thông tin. Như vậy
việc tiếp nhận, xử lí, lưu
trữ và trao đổi thông tin
chúng ta gọi chung là hoạt
động thông tin
- HS: nghe GV giới thiệu
và ghi bài
- Hoạt động thông tin là
việc tiếp nhận, xử lí, lưu
trữ và trao đổi thông tin.
? Vậy khi các em đang tìm
hiểu bài học này các em có
đang hoạt động thông tin
không
- HS: có
? Trong hoạt động thông
tin thì hoạt động nào là
quan trọng nhất? Vì sao?
- HS: trả lời theo ý hiểu
của mình
GV: nhận xét, kết luận
- HS: nghe và ghi bài
- Trong hoạt động thông
tin, xử lí thông tin đóng
vai trò quan trọng nhất vì
nó đem lại sự hiểu biết cho
con người.
GV nhận xét → lấy VD
giải thích: Trong hoạt
động thông tin, xử lí thông
tin đóng vai trò quan trọng
nhất vì nó đem lại sự hiểu
biết cho con người.
GV: chiếu cho HS quan sát
đèn tín hiệu giao thông
trong SGK và cho biết
quan sát hình ảnh ta nhận
- HS: hình ảnh đèn tín hiệu
được thông tin gì
5
cho em biết đèn đỏ đang
bật, báo hiệu các phương
tiện tham gia giao thông
dừng lại trước vạch sơn
trắng.
? Vậy làm thế nào để biết
được những thông tin đó
- HS: dựa vào những hiểu
biết về luật giao thông đã
được nghe trên các
phương tiện thông tin đại
chúng, trong nhà trường
hay từ gia đình
GV: Như vậy, sau khi tiếp
nhận các em đã có những
cách phản ứng và hiểu
được thông tin, hoạt động
này được gọi là xử lí thông
tin.
GV: Khi thông tin được
tiếp nhận hay còn gọi là
thông tin vào, chúng ta sẽ
có quá trình xử lí, kết quả
của việc xử lí đó là một
thông tin mới được gọi là
thông tin ra. Đây chính là
quá trình xử lí thông tin
của con người.
- HS: quan sát trên bảng
và vẽ mô hình vào vở
- Quá trình xử lí thông tin
gồm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn đưa vào các
thông tin cần thiết hay gọi
là thông tin vào: là thông
tin trước khi xử lí. Con
người đưa thông tin vào
bằng mắt, tai…
+ Giai đoạn xử lí thông
tin: Con người xử lí thông
tin bằng cơ chế thần kinh,
bộ não.
+ Giai đoạn đưa thông tin
ra là thông tin nhận được
sau khi đã được xử lí. Đây
là mục đích của quá trình
6
xử lí thông tin. Con người
đưa thông tin ra bằng lời
nói, chữ viết…
GV: Từ quá trình xử lí
thông tin này chúng ta có
mô hình xử lí thông tin
- HS: nghe và ghi bài
- Mô hình quá trình xử lí
thông tin:
Thông tin vào → Xử lí →
Thông tin ra
GV: thông tin vào là thông
tin trước khi xử lí, thông
tin ra là thông tin nhận
được sau khi đã được xử
lí. Vậy việc lưu trữ và
truyền thông tin có vai trò
như thế nào?
- HS: Lưu trữ các thông tin
giúp em ngày càng có
nhiều hiểu biết hơn.
Truyền thông tin làm cho
nhiều người được biết đến. - Lưu trữ, trao đổi thông
tin là làm cho thông tin và
những hiểu biết được tích
luỹ và nhân rộng
Hoạt động 3 (5 P): Củng cố
GV: cho HS làm các bài
Bài tập 4/SGK/ 5
tập 1, 2, 3, 4/ SGK/ 5
- HS: Củng cố kiến thức Con người học tập, lưu trữ
thông qua các bài tập
tài liệu xử lí công việc và
đưa ra quyết định.
Tiết 2
Kiểm tra bài cũ (10 P):
? Hãy trình bày khái niệm thông tin? Lấy VD và cho biết cách thức nhận biết thông
tin đó?
? Hoạt động thông tin là gì? Trong hoạt động thông tin thì hoạt động nào là quan trọng
nhất? Vì sao?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1(25 P): Hoạt động thông tin và tin học
GV: như chúng ta đã biết
3, Hoạt động thông tin và
con người tiếp nhận và
tin học
đưa thông tin ra bằng các
giác quan, xử lí thông tin
7
bằng cơ chế thần kinh và
bộ não. Như vậy hoạt động
thông tin của con người
được tiến hành nhờ các
giác quan và bộ não
- HS: chú ý lắng nghe và
ghi bài.
- Hoạt động thông tin được
tiến hành trước hết là nhờ
các giác quan và bộ não.
? Các giác quan giúp gì
cho ta trong hoạt động
thông tin? Ví dụ?
- HS: Giúp tiếp nhận thông
tin. VD: Mũi giúp phân
biệt mùi, lưỡi giúp phân + Các giác quan giúp con
biệt vị
người trong việc tiếp nhận
thông tin.
? Còn bộ não giúp gì trong
hoạt động thông tin
- HS: Thực hiện việc xử + Bộ não thực hiện việc xử
lý, biến đổi, lưu trữ thông lí, biến đổi và lưu trữ
tin thu nhận được.
thông tin nhận được.
GV: Bộ não thực hiện việc
xử lí, biến đổi đồng thời là
nơi để lưu trữ thông tin
nhận được. Tuy nhiên, khả
năng của các giác quan và
bộ não con người trong
hoạt động thông tin chỉ có
hạn. Chẳng hạn:
- HS: chú ý lắng nghe
- Em không thể tính nhẩm
nhanh với những con số
rất lớn, em không thể nhìn
quá xa hay những vật quá
bé
- Để quan sát các vì sao
trên trời các nhà thiên văn
học không thể sử dụng mắt
thường được. Vậy thì họ
phải sử dụng dụng cụ gì?
- HS: Kính thiên văn
? Dụng cụ để giúp các em
đo nhiệt độ của cơ thể,
quan sát các tế bào trong
môn sinh học.
- HS: Nhiệt kế, Kính hiển
8
- Khả năng của các giác
quan và bộ não con người
trong các hoạt động thông
tin chỉ có hạn chính vì vậy
con người không ngừng
sáng tạo ra các công cụ và
phương tiện giúp mình
vượt qua những giới hạn
ấy. Đây là nguyên nhân ra
đời của máy tính điện tử.
vi
GV: Như vậy khả năng
của các giác quan và bộ
não con người trong các
hoạt động thông tin chỉ có
hạn chính vì vậy con
người đã sáng tạo ra các
công cụ và phương tiện để
hỗ trợ, mở rộng khả năng
tiếp nhận, xử lí thông tin
về thế giới xung quanh.
Máy tính điện tử được làm
ra ban đầu chính là để hỗ
trợ cho công việc tính toán
của con người. Tuy nhiên
cho đến nay nó còn có thể
hỗ trợ con người trong
nhiều lĩnh vực khác nhau
của cuộc sống.
- HS chú ý nghe giảng.
GV: Với sự ra đời của máy
tính điện tử thì ngành tin
học cũng ngày càng phát
triển mạnh mẽ.
GV: thuyết trình cho HS
khài niệm về tin học
- HS: nghe GV giới thiệu
và ghi bài
* Khái niệm tin học:
- Là một môn khoa học
nghiên cứu quá trình thu
thập, xử lí và lưu trữ thông
tin 1 cách tự động bằng
MTĐT
GV: yêu cầu HS đọc nội
dung trong SGK và cho
biết nhiệm vụ chính của
Tin học là gì?
- HS: suy nghĩ trả lời theo
ý hiểu của mình
- Một trong những nhiệm
GV: nhận xét, kết luận
- HS: nghe và ghi bài
vụ chính của tin học là
nghiên cứu việc thực hiện
các hoạt động thông tin
một cách tự động nhờ sự
trợ giúp của MTĐT
GV: gọi HS đọc nội dung
* Ghi nhớ: SGK/Tr 5
ghi nhớ SGK-Tr 5
- HS: đọc nội dung ghi
nhớ SGK-Tr 5
9
Hoạt động 2 (5 P): Củng cố - luyện tập
GV: yêu cầu HS nhắc lại
quá trình hoạt động thông
tin của con người, một
trong những nhiệm vụ
chính của tin học
- HS: nhắc lại và ghi nhớ
GV: đưa bài tập 1.14 đến
bài tập 1.19 trong SBT
GV: Yêu cầu học sinh thực
hiện và trả lời.
- HS: đọc đề bài các bài
tập, suy nghĩ và trả lời
Hoạt động 3 (5 P): Đọc bài đọc thêm 1 “Sự phong phú của thông tin”
GV: Mời 1 học sinh đọc - HS: đọc bài đọc thêm Bài đọc thêm “Sự phong
bài đọc thêm “Sự phong “Sự phong phú của thông phú của thông tin”.
phú của thông tin”.
tin”.
(SGK)
VI. RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Tên bài dạy: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN
Tiết thứ: 3, 4
Ngày soạn: 26 – 08 – 2018
Lớp 6A, ngày dạy: 27,30 – 08 – 2018, Tổng số:……………………………
Lớp 6B, ngày dạy: 27,30 – 08 – 2018, Tổng số:……………………………
I. MỤC TIÊU
1, Kiến thức
Sau bài này, học sinh biết:
- Các dạng thông tin cơ bản, khái niệm biểu diễn thông tin, vai trò của biểu diễn thông
tin.
- Con người sử dụng thông tin theo những mục đích khác nhau.
- Máy tính là công cụ để xử lí thông tin.
- Bước đầu hiểu được tại sao thông tin lưu trữ trong máy tính được quy ước biểu diễn
dưới dạng dãy bít chỉ gồm kí hiệu 0 và 1.
2, Kĩ năng
Sau bài này, rèn cho học sinh các kĩ năng:
- Học sinh có kĩ năng gọi tên và phân biệt được các dạng thông tin cơ bản khi được
tiếp cận.
- Hình thành cho học sinh khả năng biểu diễn thông tin bằng nhiều dạng khác nhau
10
3, Thái độ
Sau bài này, học sinh cần rèn luyện:
- Có thái độ học tập nghiêm túc, có tinh thần học hỏi, sáng tạo.
4, Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
a, Phẩm chất
- Sống có trách nhiệm.
- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.
b, Năng lực
- Năng lực tự học.
- Năng lực hợp tác
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tự quản lí
- Năng lực giải quyết vấn đề.
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI
- Các bài tập 1, 2, 3, 4/ SGK/ 14
III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
1, Hình thức: Câu hỏi, bài tập.
2, Đánh giá: Nhận xét, cho điểm
3, Thời điểm đánhgiá: trong bài giảng, sau bài giảng.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tiết 1:
- Tiết 2:
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Tiết 3
KTBC (8P):
? Hãy nêu khái niệm thông tin? Cho VD cụ thể về thông tin và cách thức mà con
người thu nhận thông tin đó?
? Hoạt động thông tin là gì? Một trong các nhiệm vụ chính của tin học
Chúng ta biết rằng, thông tin rất phong phú, đa dạng và có vai trò hết sức quan
trọng đối với sự phát triển của lịch sử loài người. Thông tin là cơ sở cho con người
nhận thức và quyết định đúng đắn. Để nắm vững được bản chất của thông tin, chúng
ta cần nhận biết, phân loại chúng. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ được điều
đó.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 (15 P): Các dạng thông tin cơ bản
? Em có thể nhận biết
1, Các dạng thông tin cơ
thông tin nhờ vào đâu
- HS: nhờ hình ảnh, âm bản:
thanh, chữ viết.
GV lấy VD:
- HS Chú ý nghe giảng.
- Thông tin ở dạng văn
bản: quyển sách
11
- VD: Thông tin biểu diễn
dưới dạng hình ảnh
- Thông tin ở dạng âm
thanh: Tiếng nhạc, đàn….
- Thông tin được thể hiện
ở ba dạng cơ bản đó là:
chữ viết, hình ảnh, âm
thanh.
+ Dạng văn bản(chữ viết):
Là chữ số, chữ viết hay kí
hiệu được ghi trong sách
vở, báo chí...
+ Dạng hình ảnh: Là
những hình vẽ minh hoạ
trong sách, báo, trong
phim hoạt hình, trong
ảnh...
+ Dạng âm thanh: Là tiếng
còi, tiếng đàn, tiếng chim,
tiếng nhạc….
GV: Ngoài 3 dạng thông
tin trên, con người còn thu
nhận thông tin dạng khác
không? Đó là những dạng
nào?
- HS: suy nghĩ và trả lời
theo ý hiểu của mình.
GV: nhận xét, kết luận.
- HS: nghe và ghi bài
- Các dạng thông tin khác
mà con người còn thu
nhận được đó là: mùi, vị,
cảm giác…
GV: Ba dạng thông tin trên
không phải là tất cả các
dạng thông tin. Hiện tại ba
dạng thông tin nói trên là
những dạng thông tin cơ
bản mà máy tính điện tử
12
có thể xử lí được. Con
người luôn nghiên cứu các
khả năng để có thể xử lý
các dạng thông tin khác.
Trong tương lai có thể
máy tính sẽ lưu trữ và xử
lí được các dạng thông tin
khác ngoài 3 dạng cơ bản
nói trên.
Hoạt động 2 (17 P): Biểu diễn thông tin
GV: Mỗi dân tộc có hệ
2, Biểu diễn thông tin:
thống các chữ cái của
riêng mình để biểu diễn
thông tin dưới dạng văn
bản. Để tính toán chúng ta
biểu diễn thông tin dưới
dạng các con số và kí hiệu
toán học. Các nốt nhạc
dùng để biểu diễn một bản
nhạc cụ thể. Người khiếm
thính dùng nét mặt và cử
động của bàn tay để thể
hiện những điều muốn nói
…⇒ Đó chính là những
cách giúp ta biểu diễn
- HS: theo dõi GV thuyết
thông tin.
trình.
? Vậy biểu diễn thông tin
- HS: trả lời theo ý hiểu
là gì
của mình
- HS: nghe và ghi bài
- Biểu diễn thông tin là
GV: nhận xét và kết luận
cách thể hiện thông tin
dưới dạng cụ thể nào đó.
Ví dụ:
+ Mỗi dân tộc có hệ thống
các chữ cái của riêng mình
để biểu diễn thông tin dưới
dạng văn bản.
+ Các nốt nhạc dùng để
biểu diễn một bản nhạc....
- Thông tin có thể được
biểu diễn bằng nhiều cách
13
khác nhau
GV lưu ý cho HS: cùng
một thông tin có nhiều
cách biểu diễn khác nhau.
Tùy vào trường hợp hoàn
cảnh cụ thể mà ta có cách
biểu diễn thích hợp. Ví dụ:
Để diễn tả một buổi sáng
đẹp trời, hoạ sĩ có thể vẽ
tranh, nhạc sĩ có thể diễn
đạt cảm xúc của mình
bằng một bản nhạc, nhà
thơ sáng tác một bài thơ;
Cùng các con số có thể
biểu diện dưới dạng bảng
hay đồ thị…
GV: bản thân thông tin là
một khái niệm phi vật chất
và chúng ta thường tiếp
xúc với chúng qua các
dạng biểu diễn thông tin
(văn bản, hình ảnh và âm
thanh) trên các vật mang
thông tin cụ thể. Ba dạng
thông tin cơ bản đã nêu ở
trên là các cách biểu diễn
thông tin.
GV: Như ta đã biết thông
tin được biểu diễn bằng
nhiều hình thức khác nhau.
Vậy biểu diễn thông tin có
vai trò như thế nào trong
đối với việc truyền và tiếp
nhận thông tin?
- HS: đọc nội dung trong
SGK và trả lời
- Vai trò của biểu diễn
GV: nhận xét và kết luận. - HS: Chú ý nghe giảng và thông tin:
ghi chép.
+ Biểu diễn thông tin dưới
dạng phù hợp cho phép
lưu giữ và chuyển giao
thông tin từ đời này sang
đời khác
+ Biểu diễn thông tin có
vai trò quyết định đối với
14
mọi hoạt động thông tin
nói chung và quá trình xử
lí thông tin nói riêng.
GV: Biểu diễn thông tin
nhằm mục đích lưu trữ và
chuyển giao thông tin thu
nhận được. Mặt khác,
thông tin cần được biểu
diễn dưới dạng có thể
“tiếp nhận được” tức là đối
tượng nhận thông tin có
thể hiểu và xử lí được.
Hoạt động 3 (5P): Củng cố
? nhắc lại các dạng thông
tin cơ bản
? Biểu diễn thông tin là gì
GV: yêu cầu HS làm các
bài tập 1, 2, 3/ SGK/ 14
- HS: thực hiện theo yêu
cầu của GV.
TIẾT 4
KTBC (10 P)
? Thông tin gồm những dạng cơ bản nào? Nêu ví dụ?
? Nêu một ví dụ về biểu diễn thông tin bằng các dạng khác nhau.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 (25 P): Biểu diễn thông tin trong máy tính
? Người khiếm thị có xem
3, Biểu diễn thông tin
ti vi được không? vì sao?
- HS: Không vì không phù trong máy tính:
hợp.
? Người khiếm thính có
nghe đài được không? vì
sao?
- HS: Không vì không phù
hợp.
GV: Thông tin có thể được
biểu diễn bằng nhiều cách
khác nhau. Do đó, việc lựa
chọn dạng biểu diễn thông
tin tuỳ theo mục đích và
15
đối tượng dùng tin có vai
trò rất quan trọng.
GV: máy tính không giống
như con người, máy tính
chỉ là một cỗ máy, ở trong
cỗ máy có các mạch điện
tử, các linh kiện điện tử chỉ
biểu diễn được hai trạng
thái có điện thế và không
có điện thế. Vì vậy khi là
việc với máy tính điện tử,
để máy tính có thể trợ giúp
con người trong hoạt động
thông tin, thì thông tin cần
được biểu diễn dưới dạng
phù hợp. Đối với các máy
tính thông dụng hiện nay,
thông tin được biểu diễn
dưới dạng các dãy bit (dãy
nhị phân) chỉ gồm hai kí
hiệu 0 và 1.
- HS chú ý nghe giảng và
ghi bài
- Để máy tính có thể xử lí,
thông tin cần được biểu
diễn dưới dạng các dãy bit
(dãy nhị phân) gồm 2 kí
hiệu 0 và 1. Dùng dãy bit
ta có thể biểu diễn được tất
cả các dạng thông tin cơ
bản trong máy tính.
GV giải thích rõ hơn về hai
kí hiệu 0 và 1. Nó tương
ứng với hai trạng thái có
điện thế tương ứng với bit
1, không có điện thế tương
ứng với bit 0.
- HS: chú ý nghe giảng và
ghi bài
- Bit là đơn vị có thể có
một trong hai trạng thái có
hoặc không có tín hiệu
(đóng hay ngắt mạch điện)
chúng ta sử dụng 2 kí hiệu
0 và 1 để biểu diễn trạng
thái của một bít. Làm việc
với hai kí hiệu 0 và 1
16
tương đương làm việc với
các trạng thái của bít.
GV: giới thiệu khái niệm
dữ liệu.
- HS: Ghi nội dung khái
niệm vào vở.
- Dữ liệu là thông tin được
lưu trữ trong bộ nhớ của
máy tính.
GV: Như ta đã biết máy
tính thực chất chỉ là một cỗ
máy, máy tính không giống
như con người. Cho nên
trước khi thông tin được
đưa vào trong máy tính
thông tin cần được biến đổi
thành các dãy bit hay còn
gọi là dãy nhị phân và máy
tính sẽ chỉ làm việc với các
dãy bit này. Vì vậy máy
tính cần có những bộ phận
đảm bào việc thực hiện hai
quá trình
+ Biến đổi thông tin đưa
vào máy tính thành dãy bít.
+ Biến đổi thông tin lưu
trữ dưới dạng dãy bít thành
một trong các dạng quen
thuộc: văn bản, âm thanh,
hình ảnh...
- HS: nghe giảng và ghi - Để giúp con người hoạt
bài
động thông tin thì máy
tính cần có những bộ phận
thực hiện 2 quá trình sau:
+ Biến đổi thông tin đưa
vào máy tính thành dãy
bít.
+ Biến đổi thông tin lưu
trữ dưới dạng dãy bít
thành một trong các dạng
quen thuộc: văn bản, âm
thanh, hình ảnh...
GV yêu cầu HS đọc ghi
nhớ trong SGK
- HS: đọc ghi nhớ
* Ghi nhớ: SGK/9
Hoạt động 2 (10 P): Củng cố
? Để máy tính có thể xử lí,
17
thông tin cần được biểu
diễn dưới dạng nào
? Dữ liệu là gì
GV: yêu cầu HS trả lời bài
tập 4/ SGK
- HS: trả lời theo yêu cầu
của GV.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Tên bài dạy: EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC GÌ NHỜ MÁY TÍNH
Tiết thứ: 5
Ngày soạn: 02 – 09 – 2018
Lớp 6A, ngày dạy 03 – 09 – 2018, Tổng số………………………
Lớp 6B, ngày dạy 03 – 09 – 2018, Tổng số……… ………………
I. MỤC TIÊU
1, Kiến thức
Sau bài học, học sinh biết được:
- Các khả năng ưu việt của máy tính
- Tin học được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Máy tính chỉ là công cụ thực hiện theo chỉ dẫn của con người
2, Kĩ năng
Sau bài học, học sinh có thể:
- Rèn kĩ năng phát hiện, nhận biết kiến thức.
- Vận dụng kiến thức của bài lấy được ví dụ về một số ứng dụng của máy tính trong
các lĩnh vực.
3,Thái độ
Sau bài học, học sinh:
- Có ý thức, nghiêm túc trong học tập
- Có tinh thần học hỏi, sáng tạo và yêu thích môn học.
4, Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
a, Phẩm chất
- Sống có trách nhiệm.
b, Năng lực
- Năng lực tự học.
- Năng lực hợp tác
18
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực giải quyết vấn đề.
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI
Câu 1: Những khả năng nào làm cho máy tính trở thành một công cụ xử lí thông tin
hữu hiệu
Câu 2: SGK/ 13
Câu 3: SGK/ 13
III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
1, Hình thức: Câu hỏi, bài tập ứng dụng
2, Đánh giá: Nhận xét
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK, giáo án, SBT
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 (6 phút): Kiểm tra bài cũ
? Tại sao thông tin trong
máy tính được biểu diễn
thành dãy bít
- HS: trả lời
+ Máy tính gồm các
mạch điện tử chỉ có hai
trạng thái có hay không
có tín hiệu hoặc đóng hay
ngắt mạch điện.
+ Chỉ cần dùng hai kí
hiệu 0 và 1, người ta có
thể biểu diễn được mọi
thông tin trong máy tính
+ Máy tính không hiểu
được ngôn ngữ tự nhiên
GV: Chúng ta đã biết rằng,
sự phát triển của tin học
được gắn liền với sự phát
triển của máy tính điện tử.
Vậy máy tính có ý nghĩa
như thế nào trong khoa học
kĩ thuật, kinh tế - xã hội...?
Bài học hôm nay sẽ giúp ta
hiểu rõ về điều đó.
Hoạt động 2 (12 phút): Một số khả năng của máy tính
GV: Khi em thực hiện
1, Một số khả năng của
phép toán nhân có 10 số
máy tính :
19
trên máy tính và em tính
bằng tay thì cách nào
nhanh hơn ?
- HS: Thực hiện phép
tính trên máy tính nhanh
hơn.
GV: Máy tính có thể thực
hiện hàng tỷ phép toán trên
một giây, do đó có thể cho
ra kết quả trên trong chốc
lát.
- HS: Lắng nghe.
? Máy tính thực hiện phép
tính nhanh, vậy kết quả có
chính xác không
- HS: Chính xác
GV: Con người có thể mắc
sai lầm nhưng máy tính thì
không bao giờ nhầm lẫn.
Các máy tính hiện đại đã
cho phép không chỉ tính
toán nhanh mà có độ chính
xác cao.
- HS: Lắng nghe, suy
nghĩ và liên hệ thực tế.
GV giới thiệu khả năng lưu
trữ của máy tính: Một
chiếc máy tính có thể chứa
nội dung của cả một thư
viện với hàng vạn cuốn
sách. Hơn nữa để tìm
thông tin trong thư viện
chúng ta phải mất nhiều
thời gian nhưng máy tính
chỉ mất vài giây để tìm ra
bất cứ thông tin gì trong bộ
nhớ khổng lồ của nó.
GV: Máy tính có thể hoạt
động cả ngày không cần
nghỉ ngơi. Ngoài ra máy
tính còn có thể truyền
thông tin vượt qua khoảng
cách xa trong thời gian rất
ngắn nhờ có mạng máy
tính
GV kết luận: Máy tính là
20
một công cụ đa dụng và có
khả năng rất to lớn.
- HS: Ghi nhớ nội dung - Khả năng tính toán
chính.
nhanh
- Tính toán với độ chính
xác cao
- Khả năng lưu trữ lớn
- Khả năng "làm việc"
không mệt mỏi: Máy tính
có thể làm việc không
nghỉ trong một thơi gian
dài, liên tục.
Hoạt động 3 (15 phút): Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì?
GV: Máy tính là một công
2, Có thể dùng máy tính
cụ đa dụng và có những
điện tử vào những việc
khả năng to lớn, Máy tính
gì?
hiện đang đóng vai trò thiết
yếu trong các ngành khoa
học kĩ thuật và đời sống xã
hội. Vậy theo em máy tính
có thể làm được những
việc gì
- HS: Suy nghĩ, đưa ra
kết quả
GV: Nhận xét, phân tích cụ
thể từng công việc.
- HS: chú ý lắng nghe và
ghi bài
- Thực hiện các tính toán
- Tự động hoá các công
việc văn phòng
- Hỗ trợ công tác quản lí
- Công cụ học tập và giải
trí
- Điều khiển tự động và
robot
- Liên lạc, tra cứu và mua
bán trực tuyến.
GV: Máy tính hiện đang
đóng vai trò rất quan trọng
đặc biệt là trong giáo dục
và giải trí. Máy tính là
công cụ học tập và giải trí,
máy tính đã làm thay đổi
giáo dục. Bài giảng trên
lớp trở nên sinh động hơn
21
nhờ những phần mềm thí
nghiệm ảo trên máy tính và
các bài giảng điện tử.
Mạng Internet giúp mọi
người ở mọi lứa tuổi tham
gia những khóa học nâng
cao trình độ hay tự mình
khám phá kho tri thức vô
hạn trên mạng mà không
phải ra khỏi nhà. Trong
lĩnh vực giải trí, nhờ các kĩ
xảo điện ảnh tạo ra bởi
máy tính mà các bộ phim
trở nên hấp dẫn và hoành
tráng hơn.
Hoạt động 4 (7 phút): Máy tính và những điều chưa thể
GV: Qua các hoạt động
3, Máy tính và điều chưa
trên chúng ta thấy máy tính
thể.
có thể làm được rất nhiều
việc với hiệu suất cao hơn
con người.
? Vậy máy tính có thể thay
thế hoàn toàn con người
được không
- HS: máy tính không thể
thay thế hoàn toàn con
người được
? Theo em máy tính còn
thua kém con người ở
những điểm nào
- HS: Máy tính chưa thể
có năng lực tư duy và suy
luận như con người. Mỗi
ngày con người tiếp thu
rất nhiều thông tin, trải
qua nhiều năm sẽ đúc kết
lại thành vốn sống và
kinh nghiệm. Đó là
những thứ khó trang bị
cho máy tính.
+ Máy tính không tự làm
việc được nếu không có
con người điều khiển
22
GV: nhận xét và kết luận
- HS: nghe và ghi bài
- Máy tính chưa thể có
năng lực tư duy và suy
luận như con người
- Máy tính không phân
biệt được mùi vị, cảm
giác…
- Máy tính chỉ làm được
những gì mà con người
chỉ dẫn thông qua các câu
lệnh.
⇒ máy tính chưa thể thay
thế hoàn toàn con người.
-GV: gọi 1 HS đọc ghi nhớ
SGK
- HS: đọc ghi nhớ SGK * Ghi nhớ: SGK
cả lớp chú ý theo dõi
Hoạt động 5: Củng cố (5P)
GV: yêu cầu HS nhắc lại
kiến thức thông qua các
câu hỏi ở cuối bài.
- HS: thực hiện theo yêu
cầu của GV.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Tên bài dạy: MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH
Tiết thứ: 6, 7
23
Ngày soạn: 05 – 09 – 2018
Lớp 6A, ngày dạy 06, 10 – 09 – 2018, Tổng số……………………………
Lớp 6B, ngày dạy 06, 10 – 09 – 2018, Tổng số…… ………………………
I. MỤC TIÊU
1, Kiến thức:
Sau bài học, học sinh biết:
- Sơ lược về cấu trúc của máy tính điện tử
- Một số thành phần chính của máy tính cá nhân.
- Khái niệm phần cứng, phần mềm và vai trò của phần mềm máy tính.
- Máy tính hoạt động theo chương trình.
2, Kỹ năng:
Sau bài học, học sinh có thể:
- Nhận biết được một số bộ phận quan trọng nhất của máy tính cá nhân.
- Phân biệt được các loại phần mềm
3, Thái độ:
Sau bài học, học sinh có ý thức:
- Mong muốn tìm hiểu về máy tính và ý thức rèn luyện tác phong làm việc khoa học,
chính xác.
4, Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
a, Phẩm chất
- Sống có trách nhiệm.
b, Năng lực
- Năng lực tự học.
- Năng lực hợp tác
- Năng lựu giao tiếp
- Năng lực giải quyết vấn đề.
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI
1, Cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm những bộ phận nào ?
2, Tại sao CPU có thể được coi như bộ não của máy tính?
3, Hãy trình bày tóm tắt chức năng và phân loại bộ nhớ máy tính?
4, Hãy kể tên một vài thiết bị vào/ra của máy tính?
5, Câu 5/ SGK/ 19
III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
1, Hình thức: Câu hỏi, bài tập áp dụng
2, Đánh giá: Nhận xét, cho điểm
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tiết 1
+ Hoạt động 2: Giấy A0, bút dạ
+ Hoạt động 3, 4: Máy tính, máy chiếu
- Tiết 2: Máy tính, máy chiếu
24
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TIẾT 6
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ
1, Nêu khả năng của máy
tính?
2, Có thể dùng máy tính vào
công việc gì?
- HS: lên bảng trả lời theo
yêu cầu của GV
Nội dung
Hoạt động 2 (14 phút): Mô hình quá trình ba bước
? Em hãy nhắc lại mô hình
1, Mô hình quá trình ba
của quá trình xử lí thông
bước
tin trong máy tính (bài 1)
- HS: Mô hình quá trình
xử lý thông tin:
TT vào → xử lý → TT ra
? Mô hình quá trình xử lí
thông tin có phải là mô
hình ba bước không
- HS: Mô hình quá trình
xử lí thông tin là mô hình
ba bước
GV: Trong thực tế, nhiều
quá trình có thể được mô
hình hoá thành một quá
trình ba bước
- HS: Nghe giáo viên
giảng và ghi bài.
GV: Trong mô hình trên
các em có thể thấy, việc
đưa thông tin vào có thể
gọi là bước nhập thông tin
(Input) và việc lấy thông
tin ra có thể gọi bước xuất
thông tin (Output) => Bất
kì quá trình xử lí thông tin
nào cũng là một quá trình
3 bước, trong máy tính
cũng như vậy muốn xử lý
thông tin cũng qua 3
bước. GV đưa ra mô hình
Nhập → Xử lí → Xuất
quá trình 3 bước
- HS: theo dõi
(Input)
(Output)
B1→nhập thông tin(Input)
B2→ Xử lí dữ liệu
25