Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp quản lý các loài sâu hại cây bản địa tại khu vực núi Luốt trường Đại Học Lâm Nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.18 MB, 63 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Để hoàn thành chương trình đào tạo và đánh giá kết quả học tập, rèn
luyện của sinh viên, đồng thời tạo cho sinh viên làm quen với công tác nghiên
cứu khoa học, nhà trường đã tổ chức cho sinh viên cuối khóa thực hiện khóa
luận tốt nghiệp. Là sinh viên khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường,
chuyên môn hóa bảo vệ thực vật tôi được phép thực hiện khóa luận:
“Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp quản lý các loài sâu hại cây
bản địa tại khu vực núi Luốt trường Đại Học Lâm Nghiệp”.
Sau một thời gian thực tập tốt nghiệp, với sự cố gắng của bản thân và
được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo trong khoa Quản lý tài nguyên
rừng và Môi trường nhất là bộ môn Bảo vệ thực vật rừng và đặc biệt là sự hướng
dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Thế Nhã, đến nay tôi đã thu được
một số kết quả nhất định và được trình bày trong bản báo cáo này.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô, cán bộ
công nhân viên trong nhà trường, đặc biệt là thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Thế
Nhã đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành bản báo cáo này.
Do thời gian nghiên cứu còn ngắn, trình độ bản thân còn hạn chế, chưa có
nhiều kinh nghiệm, đồng thời đây cũng là bước đầu lam quen với công tác
nghiên cứu khoa học nên bản báo này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được sự giúp đỡ, ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và
các bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Đại học Lâm nghiệp 15/05/2012
Sinh viên
TRẦN VĂN KHÓA

1


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG



DANH MỤC CÁC HÌNH

2


Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam có 3/4 diện tích là đồi núi, điều đó cho thấy diện tích rừng của
nước ta chiếm một con số tương đối lớn. Như chúng ta đã biết rừng có vai trò
quan trọng trong cuộc sống con người như: Cung cấp ôxi, ngăn chặn gió bão,
chống xói mòn, là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho nền kinh tế, công
nghiệp gỗ và lâm sản ngoài gỗ sản xuất đồ mĩ nghệ. Hiện nay đất nước ngày
càng phát triển mạnh, vai trò của rừng càng trở nên quan trọng hơn đặc biệt là
vai trò về du lịch sinh thái, cảnh quan.
Những nhu cầu về đời sống của người dân dựa vào rừng như khai thác
gỗ, khai thác lâm sản ngoài gỗ, lấn chiếm đất rừng xây dựng nhà cửa, chặt phá
rừng làm nương rẫy đã làm cho tài nguyên rừng đã trở nên ngày càng cạn kiệt
hơn. Hơn nữa những nguy cơ về cháy rừng, nguy cơ xảy ra dịch sâu bệnh hại tại
những khu vực rừng trồng thuần loài, trên một diện tích rừng lớn đã gây thiệt hại
đáng kể về kinh tế, vật chất cho người dân. Cụ thể như dịch châu chấu năm 2004
tại Châu Phi, Việt Nam mới đây đã xảy ra dịch sâu róm thông tại tỉnh Quảng
Ngãi vào năm 2010, tỉnh Lạng Sơn năm 2009, tỉnh Kon Tum năm 2012,…. Dịch
sâu ăn lá keo tai tượng đã xảy ra tại các tỉnh phía Bắc nước ta năm 1998 như:
Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây,...đã gây nhiều thiệt hại cho nền
kinh tế nông lâm nghiệp.
Trước các nguy cơ thiệt hại về tài nguyên thiên nhiên rừng do các nạn dịch
sâu bệnh hại, do tác động của người dân, do các nguy cơ thiên tai,...và trước những
tác dụng và vai trò lớn lao của rừng đối với con người, đối với muôn loài như vậy
nên tất cả chúng ta trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cần bảo vệ,

xây dựng và phát triển rừng ngày càng vững mạnh hơn nữa.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng cộng sản Việt Nam đã
nêu rõ: "Lâm nghiệp có nhiệm vụ hàng đầu là bảo vệ và phát triển tài nguyên
rừng và đất rừng, đẩy mạnh công tác phủ xanh sử dụng đất trống đồi núi trọc".

3


Các dự án như dự án 327, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng,...đã được triển khai
trên cả nước, các lâm trường hiện nay đã có xu thế phát triển ngành lâm nghiệp
rất đa dạng và phong phú.
Để hạn chế được các rủi ro về dịch sâu bệnh hại tốt hơn, để đẩy mạnh
được vai trò của đất đối với cây rừng, và chọn lọc được loài cây lâm nghiệp có
sức sinh trưởng phát triển tốt thích hợp với từng loại đất, ngành lâm nghiệp nên
chú trọng phát triển các loài cây bản địa và nên loại bỏ những cây không phù
hợp.
Côn trùng là lớp đông nhất trong ngành chân khớp, chúng sinh sản nhanh,
có số lượng rất lớn nên có vai trò rất quan trọng đối với con người và tự nhiên.
Với khả năng phân bố rộng trên mọi sinh cảnh, chúng tham gia tích cực vào chu
trình chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái.
Với nhiều vai trò khác nhau, côn trùng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho
sự phát triển bền vững của rừng, nhưng cũng không ít loài lại có ảnh hưởng tiêu
cực tới sự sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật và động vật, đặc biệt là
những loài cây bản địa có sức sinh trưởng tốt, sức chịu đựng sâu bệnh hại cao
mà chúng vẫn có thể gây hại làm ảnh hưởng tới năng suất cây trồng.
Vì vậy chúng ta cần tìm hiểu về các loài côn trùng, phân biệt được các
loài côn trùng có ích với các loài côn trùng có hại, từ đó đề xuất được các biện
pháp quản lý chúng, góp phần phát triển rừng bền vững, nâng cao hiệu quả
ngành lâm nghiệp. Núi Luốt trường Đại học Lâm Nghiệp là một khu vực có
thành phần loài thực vật đa dạng và phong phú, có nhiều cây bản địa dẫn tới có

rất nhiều loài sâu hại. Để góp phần nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu các
biện pháp quản lý các loài sâu hại tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận:
“Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp quản lý các loài sâu hại cây
bản địa tại khu vực núi Luốt trường Đại Học Lâm Nghiệp”.

4


Phần II
TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về cây bản địa
− Theo nghĩa hẹp: Cây bản địa là những loài cây có phân bố tự nhiên tại địa
phương.
− Ở một mức độ rộng hơn: Cây bản địa là những loài cây được quy hóa trong nội
bộ một quốc gia.
− Thậm chí có lúc còn được hiểu cây bản địa bao gồm cả những loài cây nhập nội
nhưng đã sống lâu đời, đã thích nghi và hòa nhập vào các hệ sinh thái tự nhiên
và nhân văn tại chỗ.
2.2. Tình hình nghiên cứu về sâu hại trên thế giới
Những nghiên cứu về sâu bệnh hại đã được tiến hành từ rất lâu, ngay từ
khi tổ tiên chúng ta biết trồng trọt và chăn nuôi, trong sản xuất con người đã gặp
sự phá hoại của côn trùng. Trong cuốn sách cổ của Xiri (Syrie) cách đây 3000
năm trước công nguyên đã nói tới những cuộc bay khổng lồ và sự phá hoại
khủng khiếp của những đàn Châu chấu sa mạc.
Ở Trung Quốc cách đây 4700 năm người ta đã biết nuôi tằm, cách đây
1800 năm đã nói đến việc dùng những chất có Asen, thủy ngân và cây có chất
độc làm chất trừ sâu hại. Việc nghiên cứu côn trùng càng phát triển mạnh hơn từ
thế kỷ thứ XVII, các tài liệu về các loài côn trùng là vô cùng phong phú. Một
nhà côn trùng học nổi tiếng của Liên Xô cũ N.A.Kuznetxov đã tính rằng trên thế
giới này cứ 2 giờ 40 phút lại xuất bản một tác phẩm mới về côn trùng.

Người Trung Quốc đã sử dụng côn trùng ăn thịt vào khoảng 300 năm sau
công nguyên như thả kiến vống (Oecophylla smaragdina Fabricius) lên cây cam
để phòng trừ sâu hại cam, và việc đó vẫn được duy trì đến ngày nay.
Ở Trung Quốc năm 1978 đã xuất bản cuốn “Hình vẽ côn trùng thiên địch”
của sở Nghiên cứu động vật viện Khoa học Trung Quốc trường đại học Nông
Nghiệp Triết Giang.

5


Ở nước Nga trước cách mạng tháng mười vĩ đại đã xuất hiện nhiều nhà
côn trùng học nổi tiếng, họ đã xuất bản những tác phẩm có giá trị về những loài
sâu hại như: Sâu róm thông, sâu đo hại lá, ong ăn lá mỡ.
Năm 1909 – 1913 Star lần đầu tiên đã viết cuốn sách giáo khoa về Côn
trùng Lâm nghiệp cho các trường trung cấp.
Về phân loại năm 1920 – 1940 Youlka và Sonkling cho ra đời một tài liệu
phân loại côn trùng Bộ cánh cứng (Coleoptera) gồm 240.000 loài in trong 31
tập.
Năm 1950 ở Liên Xô cũ viện Hàn lâm khoa học đã xuất bản tập “Phân loại côn
trùng ở các rừng phòng hộ” và cuốn “Sâu đục thân và phương pháp phòng trừ
chúng”.
Ở pháp năm 1931 đã xuất bản cuốn “Côn trùng và sự phá hoại của nó”
của tác giả E.Sequy trong đó đã đề cập tới nhiều loài sâu hại.
Vào những năm 1840 ở Pháp Bourgiro đã sử dụng loài hành trùng ăn thịt
(Calosoma sycophanta .L) để tiêu diệt sâu non hại lá cây dương (Populus).
Người Nga cũng mang từ Anh sang Tân Tây Lan giống Ong kí sinh (Rhyssa)
thuộc họ cự phong (Ichneumonidae) để tiêu diệt ong đục thân phá hoại thông
nghiêm trọng.
Ở Đức để phòng trừ loài ngài hại thông (Ponolis flammea Schiff) người ta
đã thả Ong mắt đỏ trong suốt 60 năm

Ở Mỹ năm 1970 Donald.j.Barror và Richard .E.White đã xuất bản cuốn
“Sổ tay về lĩnh vực côn trùng ở Bắc Mỹ”, trong đó đề cập tới nhiều loài sâu hại
và sâu có ích.
Hiện nay trên thế giới đã thu được những thành tựu đáng kể trong việc
nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sinh học, đã có khoảng 200 trường hợp sử
dụng thành công.
Qua đó ta thấy rằng những nghiên cứu về sâu, bệnh hại và việc quản lý
chúng đã được thực hiện rất nhiều trên thế giới và các công trình này có đóng
góp to lớn trong việc quản lý bền vững nguồn tài nguyên rừng.
6


2.2. Tình hình nghiên cứu về sâu hại trong nước
Tại Việt Nam các nghiên cứu về côn trùng đã được thực hiện từ cuối thế
kỷ 19 đầu thế kỷ 20, do người Pháp thực hiện từ năm 1879 đến năm 1905. Mẫu
vật thu được bấy giờ bao gồm 1020 loài côn trùng khác nhau (Nguyễn Viết
Tùng, 2006). Sau cách mạng tháng tám Đảng và Chính phủ đã chú ý đến vấn đề
bảo vệ thực vật, và có những nghiên cứu quan trọng về sâu, bệnh hại trên cả
nước.
Năm 1965 trường đại học Nông Lâm thành lập, môn Côn trùng học và
bệnh lý học được chính thức giảng dạy ở hai khoa Trồng trọt và Lâm nghiệp.
Lần đầu tiên Đảng và Chính phủ ta đã xây dựng nhà máy thuốc trừ sâu ở
Việt Trì, sau đó dần dần nhiều nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu khác ra đời.
Năm 1965 phân hội sinh vật Việt Nam được thành lập, trong đó có phân
hội côn trùng với sự tham gia của các nhà Côn trùng Nông – Lâm nghiệp.
Năm 1967 một giáo trình “Côn trùng học lâm nghiệp” do phó tiến sĩ sinh
học Phạm Ngọc Anh đã xuất bản.
Về Côn trùng có ích năm 1979 đã xuất đã xuất bản hai cuốn sách về “Bọ
rùa Việt Nam” của Hoàng Đức Nhuận. Trong đó tác giả xác định: “Bọ rùa ăn thịt
có vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt côn trùng hại thực vật”.

Cũng vào năm 1979 Trần Công Loanh đã công bố kết quả về “Điều tra
phát hiện các loài côn trùng ký sinh và ăn thịt Sâu róm thông ở mộtsố tỉnh trồng
thông tập trung ở miền Bắc Việt Nam”. Trong đó đã phát hiện được 28 loài côn
trùng ký sinh và 8 loài côn trùng ăn thịt sâu róm thông.
Thời gian từ 1982 – 1984 bộ môn Bảo vệ thực vật trường Đại Học Lâm
Nghiệp đã sản xuất thành công chế phẩm Bverin để phòng trừ sâu thông.
Các giáo trình “Côn trùng Lâm nghiệp” xuất bản năm 1989 và “Côn trùng
rừng” của Trần Công Loanh và Nguyễn Thế Nhã trong đó các tác giả đã đề cập
nhiều loài sâu hại và sâu có ích.
Đối với việc phòng trừ sâu hại cũng đã được nghiê cứu nhiều ở nước ta
trong thời gian qua. Các nghiên cứu này tập trung vào các loài sâu bệnh hại
7


nguy hiểm trên các loài cây trồng phổ biến như: Phòng trừ sâu róm thông (Phạm
Ngọc Anh, 1963); phòng trừ sâu nâu ăn lá keo tai tượng (Nguyễn Thế Nhã,
2001), …
Đối với loài sâu nâu ăn lá keo tai tượng Nguyễn Thế Nhã (2001) đã đưa ra
quy trình phòng trừ, trong đó biện pháp phòng trừ được phối hợp với nhau theo
nguyên tắc IPM, ngoài ra còn một số công trình khác về IPM của một số tác giả
Việt Nam.
Đối với khu vực núi Luốt, đã có nhiều công trình nghiên cứu về khu hệ
côn trùng được thực hiện bởi các tác giả như Nguyễn Thế Nhã (1999, 2000); Lê
Bảo Thanh (1999); Trần Sỹ Dũng (2001); Trần Đức Lợi, Trần Văn Bảy, Trần Sỹ
Dũng (2000). Bên cạnh đó việc nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sâu hại
cũng được quan tâm và thực hiện hàng năm qua các chuyên đề nghiên cứu của
sinh viên. Năm 2003, Nguyễn Thế Nhã đã phát hiện được 409 loài thuộc 294
giống, 97 họ và 13 bộ côn trùng tại khu vực núi Luốt.
Năm 2006 Lê Bảo Thanh đã phát hiện được 367 loài thuộc 263 giống, 87
họ và 12 bộ Côn trùng. Tác giả đã đánh giá được mức độ đa dạng loài của các

họ và giống Côn trùng, mức độ bắt gặp và phân bố của các loài côn trùng dưới
các trạng thái rừng khác nhau.

8


Phần III
ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Như chúng ta đã biết, đặc điểm hình thái của các loài sinh vật nói chung
và các loài côn trùng nói riêng là sự biểu hiện tính thích nghi của chúng với điều
kiện của hoàn cảnh sống, là kết quả của một quá trình tiến hóa lâu dài, sự phát
sinh phát triển của chúng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện của môi trường. Vì vậy
khi nghiên cứu về các loài côn trùng chúng ta cần phải tìm hiểu về điều kiện cơ
bản của khu vực nghiên cứu.
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Núi Luốt thuộc khu vực trường Đại học Lâm Nghiệp, nằm cách trung tâm
thủ đô Hà Nội 38 km về phía Tây, có tọa độ địa lý là: 20 o50’30’’ độ vĩ Bắc,
105o30’45’’ độ kinh Đông.
− Phía Đông giáp quốc lộ 21 A.
− Phía Tây và Bắc giáp với xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
− Phía Nam giáp thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội.
3.1.2. Khí hậu thủy văn
Theo số liệu của bộ môn Quản lý môi trường Khoa QLTNR & MT Trường Đại học Lâm Nghiệp từ năm 1992 – 2007 khu vực núi Luốt có khí hậu
nhiệt đới gió mùa. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau, mùa
mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10.
Tổng lượng mưa 1.647,1 (mm/năm) phân bố không đều theo các tháng,
trong đó tháng 7, tháng 8 mưa nhiều nhất trên 300 mm. Lượng mưa thấp nhất
tháng 1 chỉ có 13,8 mm tháng 12 mưa 22,2 mm. Độ ẩm trung bình 81,5%, độ ẩm
cao nhất vào tháng 3 là 85,5%, tháng 12 có độ ẩm thấp nhất là 78,4%.

Nhiệt độ trung bình năm 23,90C, lạnh nhất vào tháng 1 với nhiệt độ trung
bình 17,10C, có 2 tháng nóng nhất trong năm là tháng 6 và tháng 7 tới 28,5 0C.
Khu vực chịu ảnh hưởng bởi 2 loại gió chính là gió mùa Đông Nam mát và ẩm;
gió mùa Đông Bắc lạnh và khô thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Đôi khi
9


còn bị một số ngày gió Tây khô nóng thổi vào mùa hè (tháng 4, 5, 6). Số liệu khí
hậu trung bình của khu vực từ 1992–2007 thể hiện trong biểu 3.1 sau:
Biểu 3.1. Đặc điểm cơ bản khí hậu khu vực Xuân Mai
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
TB cả năm

ToC
17.1
18.3
20.3
24.2

26.4
28.5
28.5
27.9
26.7
25.3
22.3
18.7
23.7

W%
80.5
83
85.5
83.6
81.6
80.4
82.2
84.8
82.2
80.3
78.5
78.4
81.8

P(mm)
13.8
24.3
48
95.3

205
235
304
303
197
155
68.6
22.2
139

Từ các số liệu khí hậu trên xây dựng được biểu đồ Gaussen - Walter:
W,T, P

Hình 3.1 Biểu đồ khí hậu Gaussen - Walter
Theo công thức chỉ số khô, hạn, kiệt của Thái Văn Trừng: X = S*A*D
khu vực nghiên cứu có mùa khô hạn kéo dài 3 tháng. Trong đó 2 tháng mùa khô
là tháng 2 và tháng 12, 1 tháng hạn là tháng 1 và không có tháng kiệt.
Nhiệt độ và độ ẩm là hai yếu tố quyết định đến đời sống của côn trùng. Đa
số các loài côn trùng đều sống được trong khoảng nhiệt độ từ 15-25 0C và độ ẩm
từ 70-100%, nhưng nhiệt độ và độ ẩm thích hợp nhất là 20-300C và 80-90%.
Qua phân tích trên cho thấy núi Luốt là khu vực nằm trongTháng
giới hạn phân
bố của côn trùng.Và đặc biệt từ tháng 3 đến tháng 10 là thời gian tốt nhất để
nghiên cứu về côn trùng.
3.1.3. Địa hình

10


Núi Luốt có địa hình tương đối đơn giản, mang tính chất đồi gò thấp ,

gồm 2 đỉnh là 133 m và đỉnh 99 m. Độ dốc trung bình từ 15-20 0, chỗ có độ dốc
nhất là 350. Độ dốc độ cao và hướng phơi là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
đến sự phân bố của côn trùng.
Khu vực nghiên cứu có 3 hướng phơi chính là hướng Đông Nam, hướng
Đông Bắc, hướng Tây Bắc. Với các đặc điểm trên cho thấy điều kiện của địa
hình tương đối phù hợp với sự phân bố của nhiều loài côn trùng.
3.1.4. Đất đai
Chúng ta đã biết côn trùng phân bố ở khắp mọi nơi, chúng phân bố ở trên
cây, dưới nước, trong không khí và phân bố cả trong đất. Vì vậy các đặc điểm
đất đai có ảnh hưởng tới sự phân bố của côn trùng như: Loại đất, độ dày tầng
đất, độ ẩm, nhiệt độ đất hay những tính chất lý hoá của đất.
Đa số đều có một hoặc một số pha sống dưới đất như các loài châu chấu,
bọ hung, sâu xám,…Nhiều loài suốt đời lại sống dưới đất như mối, dế dũi, …
Theo tài liệu nghiên cứu của bộ môn Đất rừng, trường Đại học Lâm
Nghiệp kết hợp với thực tế điều tra thì khu vực núi Luốt chủ yếu là đất feralit
nâu vàng phát triển trên đá mẹ foocfiarit. Qúa trình feralit hóa mạnh và tương
đối điển hình, nên đất ở đây có màu vàng và nâu vàng, tầng đất tương đối dầy,
số diện tích đất tầng mỏng chiếm tỷ lệ rất ít, những nơi tầng đất dầy tập chung
chủ yếu ở chân đồi, ở sườn Đông Nam quả đồi thấp và phía sườn Tây Nam của
quả đồi cao. Qúa trình xói mòn xảy ra không mạnh, đất có kết cấu viên hạt, ở
một số nơi có đá lộ đầu (đỉnh) hàm lượng mùn trong đất từ 2-3, độ pH thường <
7 (theo Hà Quang Khải).
Nhìn chung đất ở đây có kết cấu chặt, đặc biệt là những lớp đất mặt ở khu
vực chân đồi và những lớp đất sâu ở khu vực đỉnh và yên ngựa. Kết von thật và
giả được tìm thấy ở khắp nơi trong khu vực, có những nơi kết von thật chiếm tới
60-70% trọng lượng đất. Hàm lượng mùn trong đất thấp chứng tỏ quá trình tích
lũy mùn dưới tán rừng ở đây rất kém.
− Kết cấu phẫu diện đất:
+ Tầng A thường mỏng, có tỷ lệ sét cao nên khi mưa rất dính.
11



+ Tầng B (10-100cm) có tỷ lệ sét 25-26%, đất màu vàng nhạt, với kết cấu cục, đất
thịt trung bình.
+ Tầng C (>100 cm) ở tầng này một số đá lẫn bị phong hóa tạo ra tầng BC xen kẽ.
Đất đai không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các loài sâu dưới đất, mà còn
ảnh hưởng tới sự phân bố của thảm thực vật và gián tiếp ảnh hưởng tới nhiều
loài côn trùng khác.
3.1.5. Thảm thực vật
Thảm thực vật không chỉ là nguồn thức ăn nó còn là nơi cư trú, nơi qua
đông của nhiều loài côn trùng.
Trước khi trường Đại học Lâm nghiệp chuyển lên Xuân Mai thì núi Luốt
còn là khu đất trống. Khi chuyển lên và được quản lý diện tích này trường đã
tiến hành trồng phủ xanh ngay từ những năm 1984 trên các ô thực nghiệm theo
mô hình khác nhau. Đến nay những loài cây chủ yếu là Thông, Keo, Bạch đàn
được trồng thuần loài hay hỗn loài giữa chúng đang ở giai đoạn khép tán tương
đối ổn định.
Những năm gần đây nhà trường đã tổ chức quy hoạch lại và đưa them một
số loài cây bản địa tạo điều kiện làm phong phú tổ thành rừng.
Qua điều tra cho thấy, thảm thực bì ở khu vực chủ yếu là các loại cây bụi
như: Ràng ràng, cúc dại, cỏ lào, cỏ tranh, dương xỉ, đơn buốt, sim, nhọ nồi,
mua, mâm xôi, trinh nữ, rau má,…Các loài cây lâm nghiệp được trồng tại khu
vực nghiên cứu chủ yếu là những loài: Thông, keo, bạch đàn, muồng, trẩu,…
chúng được trồng từ năm 1984 đến năm 1991 trên những ô thực nghiệm khác
nhau.
Các loài cây bản địa đã được trồng rất nhiều, khoảng trên 100 loài như:
Lim xanh, xẻn gai, thôi ba, lim xẹt, đinh thối, sồi phảng, re hương, muồng, côm
tầng, da bò,…Với mục đích chủ yếu là sưu tầm nguồn gen xây dựng khu rừng
thực nghiệm ngày càng đa dạng phong phú, tạo ra khu rừng hỗn giao nhiều loài
cây, nhiều tầng tán, tương tự hoàn cảnh như rừng tự nhiên.

Đây cũng là một điều kiện thuận lợi cho các loài côn trùng phát triển ngày
càng phong phú hơn.
3.2. Tình hình dân sinh kinh tế - xã hội

12


Núi Luốt thuộc sự quản lý của trường Đại Học Lâm Nghiệp nhưng xung
quanh tiếp giáp với nhiều khu dân cư nên việc quản lý bảo vệ còn gặp nhiều
khó khăn.
Nhân dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, một số vừa làm
ruộng vừa buôn bán. Do năng suất nông nghiệp còn thấp, chất đốt từ nông
nghiệp chưa đủ nên người dân thường vào rừng kiếm củi, cắt thảm tươi cây bụi,
vơ vét lá khô về làm chất đốt. Đặc biệt là khu vực chưa quy hoạch bãi chăn thả,
do vậy người dân thường chăn thả trâu, bò bừa bãi làm ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển của cây rừng, đặc biệt là các cây bản địa đang được gây
trồng.
Các hoạt động thiếu ý thức của người dân không chỉ ảnh hưởng trực tiếp
tới sinh trưởng phát triển của cây rừng mà còn ảnh hưởng tới sự phân bố cũng
như sự phong phú của côn trùng trong khu vực nghiên cứu.
- Điều kiện giao thông:
Núi Luốt nằm gần ngã ba giao nhau của quốc lộ 6A và 21A, với mạng
lưới đường giao thông như vậy nên rất thuận tiện cho việc phát triển kinh tế, văn
hoá xã hội trong khu vực và sản xuất lâm nghiệp.
Nói chung các đặc điểm của khu vực nghiên cứu ít nhiều ảnh hưởng tới
tính đa dạng của côn trùng trong khu vực.
Phần IV
MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - ĐỊA ĐIỂM - THỜI GIAN - NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Mục tiêu

− Xác định được thành phần loài sâu hại cây bản địa tại núi Luốt.
− Xác định được một số đặc điểm sinh học, sinh thái cơ bản của các loài sâu hại
chính trên cây bản địa tại núi Luốt.
− Rút ra được đề xuất biện pháp quản lý các loài chính.
4.2. Đối tượng - Địa điểm - Thời gian
4.2.1. Đối tượng nghiên cứu
15 loài cây bản địa và các loài sâu hại các loài cây bản địa này.
4.2.2. Địa điểm nghiên cứu

13


Núi Luốt trường Đại Học Lâm Nghiệp, Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội.
4.2.3. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ 26/03 đến 01/06
4.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu của đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các
nội dung sau:
1. Xác định thành phần các loài cây bản địa có ở khu vực núi Luốt trường Đại Học
Lâm Nghiệp.
2. Xác định thành phần các loài sâu hại cây bản địa tại khu vực núi Luốt trường
Đại Học Lâm Nghiệp.
3. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái cơ bản của các loài sâu hại cây bản địa tại
khu vực núi Luốt trường Đại Học Lâm Nghiệp.
4. Giải pháp quản lý các loài sâu hại cây bản địa tại khu vực núi Luốt trường Đại
Học Lâm Nghiệp.

4.4. Phương pháp nghiên cứu
Với nội dung nghiên cứu trên và căn cứ vào tình hình cụ thể của khu vực
nghiên cứu tôi tiến hành theo phương pháp điều tra trực tiếp gồm hai bước đó là

ngoại nghiệp và nội nghiệp.
4.4.1. Ngoại nghiệp
Công tác ngoại nghiệp gồm những nội dung chính sau:
− Xác định thành phần các loài cây bản địa, chọn 10-15 loài, tập trung vào nghiên
cứu loài cây có số lượng cá thể lớn.
− Xác định được vị trí các loài cây bản địa tại khu vực điều tra, lập tuyến điều tra
sao cho bao quát được toàn bộ khu cực điều tra.
− Điều tra 15 ô tiêu chuẩn định vị và 3 tuyến điều tra theo phương pháp "Điều tra
sâu bệnh hại trong Lâm Nghiệp".
Điều tra côn trùng bao gồm điều tra sơ bộ và điều tra tỷ mỷ.
A. Điều tra sơ bộ
Mục đích của điều tra sơ bộ là nắm khái quát về tình hình phân bố sinh
trưởng của lâm phần, tình hình sâu hại từ trước đến nay để làm cơ sở cho điều

14


tra tỷ mỷ. Nội dung gồm các tài liệu liên quan tới tình hình sâu hại tại khu vực
nghiên cứu, điều kiện dân sinh kinh tế, sơ bộ xác định các nhóm sâu hại chính
như sâu hại lá, sâu hại thân cành,…trên các tuyến điều tra.
Đặc điểm tuyến điều tra:
Tuyến điều tra phải giúp ta nhanh chóng có được kết quả đại diện cho khu
vực điều tra. Vì thế tuyến điều tra phải đi qua các loài cây bản địa của khu vực,
các dạng địa hình, các dạng thực bì và thời gian trồng khác nhau. Xác định các
tuyến dựa trên bản đồ núi Luốt của trường đại học Lâm Nghiệp, khoanh và đánh
dấu khu vực điều tra theo tuyến trên bản đồ. Tiến hành 3 tuyến điều tra, mỗi
tuyến đều đi từ chân tới đỉnh núi Luốt, trên mỗi tuyến bắt đầu từ điểm đầu tiên
của tuyến cứ 100 m lại xác định một điểm điều tra.
Điểm điều tra đều nằm trên đất có rừng. Nếu điểm điều tra rơi đúng vào
đường mòn, ranh giới lô hay khoảng trống thì tôi rẽ sang bên trái hoặc bên phải

vuông góc với tuyến và cách tuyến điều tra 20 m để xác định một điểm điều tra
khác. Khi chọn điểm điều tra ưu tiên chon điểm sao cho bao quát được nhiều
cây bản địa. Tại điểm điều tra quan sát một diện tích rừng có bán kính 10 m để
ước tính về mật độ sâu bệnh hại, mức độ bị hại và tình hình phân bố của những
cây và cành bị sâu hại.
B. Điều tra tỷ mỷ
Mục đích:
Nắm một cách chính xác về thành phần, mật độ của các loài côn trùng
trên một số cây bản địa, đồng thời tìm hiểu một số yếu tố sinh thái ảnh hưởng
đến sinh trưởng và phát triển của chúng.
b.1. Phương pháp xác định các loài cây bản địa
Từ những đặc điểm về cây bản địa cộng với sự giúp đỡ của thầy cô giáo
trong bộ môn Thực vật rừng tôi đã nhân được mặt các cây bản địa trên các ô tiêu
chuẩn định vị và trên tuyến điều tra.
b.2. Phương pháp lập ô tiêu chuẩn
Tại khu vực nghiên cứu đã có sẵn 15 ô tiêu chuẩn định vị, các ô này đã
được lập dựa trên các đặc điểm sau:
Ô tiêu chuẩn là một diện tích rừng được chọn ra, trong đó mang đầy đủ
các đặc điểm đại diện cho khu vực điều tra mang tính chất ngẫu nhiên. Ô tiêu
15


chuẩn có diện tích, số cây đủ lớn và các đặc điểm về đất đai, địa hình, thực bì,
hướng phơi mang tính đại diện cho lâm phần điều tra.
Diện tích ô tiêu chuẩn là 1000 m2, mật độ cây trồng trong ô > 100 cây.
Hệ thống ô tiêu chuẩn đảm bảo cho phép thu thập được các thông tin đại
diện cho khu vực nghiên cứu, ô tiêu chuẩn lập dựa vào các đặc điểm về địa hình
như độ cao, hướng phơi, các đặc điểm về lâm phần như loài cây, tuổi cây, mật
độ trồng, độ tàn che, thực bì, thảm khô, cây bụi, và tình hình đất đai.
Ô tiêu chuẩn được lập có hình chữ nhật, ranh giới của ô tiêu chuẩn được

làm rõ bằng cách đóng cọc và đánh số các cây nằm trong ô. Để xác định góc
vuông của ô tiêu chuẩn sử dụng thước dây và định lý Pitago, xác định một tam
giác vuông có kích thước 3 x 4 x 5 m.
− Dụng cụ đo ô tiêu chuẩn:
Gồm thước dây, thước đo cao, kẹp kính, địa bàn, giấy bút,...kết quả
điều tra các đặc điểm của ô tiêu chuẩn được trình bày ở biểu sau:

16


Biểu 02: Đặc điểm của các ô tiêu chuẩn
Đ.Điểm

Vị trí

Hướng Độ dốc
phơi
(0)

Ôtc 1
Ôtc 2
Ôtc 3

Chân
Chân
Chân

Đ-B
Đ-N
T-B


8
8
6,5

Ôtc 4

Chân

T-N

10,1

Ôtc 5

Chân

Đ-B

18

Ôtc 6
Ôtc 7
Ôtc 8
Ôtc 9
Ôtc 10
Ôtc 11
Ôtc 12
Ôtc 13
Ôtc 14


Sườn
Sườn
Sườn
Sườn
Sườn
Sườn
Đỉnh
Đỉnh
Đỉnh

Đ-B
Đ-N
Đ-N
T-N
Đ-N
Đ-N
Đ-N
T-B
Đ-B

15
8
26
12,5
28
28
27,5
25
17,5


Ôtc 15

Đỉnh

Đ-N

9

Đất
đai

Đá
lộ đầu

Loài cây
bản địa

Loài cây
ưu thế

Không Da bò, gội trắng
Gội trắng
Không Gội trắng, da bò
Da bò
không Xẻn gai, ngái
Thông mã vĩ
Da bò, ngái, sưa bắc

Sưa bắc bộ

bộ, xẻn gai
Trẩu ta, chanh, tai

Chanh
chua, keo dậu
không Re hương, xẻn gai
Re hương
Feralit Có
Sấu, lim xanh, ngái
Lim xanh
nâu

Chanh, lim xanh
Lim xanh
vàng

Ngái, xẻn gai
Keo tai tượng

Sấu, ngái, thôi ba
Sấu

Sấu, mỡ, thôi ba
Sấu

Re hương, thôi ba
Re hương

Thôi ba, lát hoa, ngái Lát hoa


Lát hoa, lim xanh
Lim xanh
Xẻn gai, lát hoa,

Thông
ngái, roi rừng

17

Thảm thực vật
Cỏ tre, thài lài, dương xỉ, rau má,…
Cúc sinh viên, thài lài, dương xỉ,…
Nhọ nồi, chó đẻ, cỏ gà, rau má,…
Thài lài, dương xỉ, mâm xôi,…
Bồ cu vẽ, thài lài, dương xỉ, ké,…
Cỏ voi, thài lài, dương xỉ, cỏ gấu,…
Cỏ tre, thài lài, dương xỉ, rau má,…
Dương xỉ, cỏ tre, thài lài, bìm bịp,…
Rau má, chó đẻ, dương xỉ, cỏ tre,…
Mâm xôi, thài lài, dương xỉ,…
Chó đẻ, cỏ tre, thài lài, dương xỉ,…
Sim, thài lài, dương xỉ,, rau má,…
Cỏ tre, thài lài, dương xỉ,…
Cỏ voi, thài lài, mâm xôi,…
Thài lài, dương xỉ, cúc sinhviên,…


 Chọn cây tiêu chuẩn:
− Xác định thành phần, số lượng, chất lượng của sâu hại lá trước hết chọn mẫu
điều tra. Chọn cây tiêu chuẩn trên mỗi ô tiêu chuẩn bao quát cả ô. Chọn cây tiêu

chuẩn là loài cây bản địa có số lượng nhiều nhất trong ô tiêu chuẩn.
− Khi cây tiêu chuẩn quá cao không thể điều tra toàn bộ tán của cây, dùng hình
thức rút mẫu cành và lá (hay còn gọi là cành tiêu chuẩn và lá tiêu chuẩn). Để
mẫu điều tra phân bố đều trong tán lá ta chia tán lá ra làm 3 phần: Phần trên
chọn một cành điều tra, phần giữa và phần dưới mỗi phần chọn hai cành điều
tra. Như vậy ta có 5 cành điều tra, 2 cành dưới cùng thường được chọn theo
hướng của đường đồng mức, 2 cành giữa vuông góc với 2 cành dưới, cành còn
lại ở phần trên giống như cành phần dưới cùng.
Trên mỗi cành đã chọn ta thực hiện các công việc theo thứ tự sau:
− Đếm số lượng sâu
− Đếm số lượng lá có sâu (mỗi cành điều tra 5 lá)
− Ước lượng mức độ gây hại của sâu
 Điều tra mức độ hại lá của sâu bệnh:
Đối với cây có chiều cao < 2,5 m tôi ước lượng mức độ bị hại của cả cây
tiêu chuẩn. Với đối tượng điều tra phải chọn ra cành điều tra sau khi điều tra về
thành phần, số lượng các loài tôi tiếp tục điều tra về mức độ hại của các loài.
Đối với cây lá rộng tuỳ theo sự phân bố của các lá trên cành và tuỳ teo
mức độ chính xác yêu cầu mà có thể điều tra phân cấp tất cả các lá có trên
cành hoặc trên mỗi cành chỉ điều tra phân cấp từ 5÷6 lá: ngắt 2 lá ở gốc cành,
2 lá ở giữa cành và 1 hoặc 2 lá ở ngọn cành để quan sát.
Khi ước lượng mức độ bị hại của những lá điều tra, dùng giấy kẻ ly đo
diện tích các vết lá bị ăn hại hoặc các vết bệnh của từng loại bệnh và tổng diện
tích lá của từng lá, sau đó căn cứ vào tỷ lệ diện tích lá bị hại so với tổng diện
tích của lá rồi phân cấp hại cho lá, cũng có thể dùng biện pháp ước lượng đơn
thuần rồi phân cấp hại.
Cấp hại

% diện tích lá bị hại

0


(không)

0

I

(hại nhẹ)

1- < 25%
18


II

(hại vừa)

25 - 50%

III

(hại nặng)

51 - 75%

IV (hại rất nặng)

75%

Đối với cây lá kim dùng cụm lá để thay thế cho một lá điều tra, cách

phân cấp tương tự như đối với cây lá rộng chỉ khác không đo diện tích lá mà
đếm số lá kim bị hại.
Cấp hại

% số lá kim bị hại

0

(không)

0

I

(hại nhẹ)

0 - 25% sốlá kim

II

(hại vừa)

25 - 50% sốlá kim

III

(hại nặng)

51 - 75% sốlá kim


IV (hại rất nặng)

75% số lá kim

Kết quả thu được ghi vào mẫu biểu sau:
Biểu mẫu: Phiếu điều tra mức độ gây hại của sâu ăn lá
Số hiệu ô tiêu chuẩn:

Vị trí ô tiêu chuẩn:

Ngày điều tra:
ST
T
cây
ĐT

STT
càn
h
ĐT
1
2
3
4
5

Tên
loài
sâu


Số
lượn
g

Người điều tra:
Số lá bị hại hay cụm
bị hại theo các cấp

Hại
gì?

0

I

II

Chỉ số
bị hại Ghi chú
(R%)

III IV

Mức độ bị hại lá của 1 cây được tính theo công thức:
4

R% =

∑n v
i =0


1

NV

Trong đó:

19

i

x 100


R% là chỉ số hại của từng loài tính theo phần trăm.
ni là số lá hay số cụm lá (kim) bị hại của cấp hại thứ i.
vi là trị số của cấp hại i
N là tổng số lá hay cum lá (kim) quan sát của một cây
V là trị số của cấp hại cao nhất = 4
Sau đó tính chỉ số hại trung bình của từng loại sâu của toàn ô tiêu chuẩn
hay của toàn lâm phần bằng phương pháp bình quân tổng cộng rồi đối chiếu với
tiêu chuẩn dưới đây để đánh giá mức độ gây hại:
Nếu R% < 25% => Là mức gây hại nhẹ
Nếu 25% < R% 50% => Là mức gây hại vừa.
Nếu 50% < R% 75% => Là mức gây hại nặng.
Nếu R% > 75% => Là mức gây hại rất nặng
 Phương pháp điều tra sâu đục thân:
Điều tra dấu vết của sâu bằng cách tìm những lỗ đục của sâu, đếm số
lượng lỗ đục, đo đường kính lỗ, hướng phân bố chủ yếu của các lỗ, phần nào của
cây bị đục nhiều nhất, quan sát phân của sâu đùn ra ở lỗ để nhận biết lỗ đó còn

có sâu đục hay không. Xác định tỷ lệ cây có sâu đục thân, tiến hành chặt hạ cây,
bổ thân ra để bắt sâu đục thân, đếm số lượng sâu đục thân trong cây.
Tỷ lệ cây có sâu đục thân được xác định bằng cách điều tra dấu vết sâu để
lại, những cây nào có lỗ sâu đục, từ lỗ đó có phân và nước đùn ra là có sâu đục
thân. Phân sâu là những viên màu trắng (màu của gỗ cây) thường có đường kính
từ 1,5-2 mm. Số cây có sâu đục thân điều tra được chia cho tổng số cây điều tra
kết quả là tỷ lệ cây có sâu đục thân. Kết quả thu được được ghi vào mẫu sau:
Biểu mẫu: Biểu điều tra sâu đục thân cây
Số hiệu ÔTC:

Loài cây:

Ngày điều tra:

Người điều tra:

Số TT

Tên loài sâu

20

Số lượng sâu hại

Ghi


hay

cây ĐT


tên loài bệnh

Trứng

Sâu
non

Nhộng

Sâu
TT

chú

Trong đó:
là số cành bị hại/tổng số cành của cây
là số ngọn bị hại/tổng số ngọn của cây
 Điều tra thành phần số lượng sâu dưới đất:
Điều thành phần, số lượng và sự phân bố của các loài sâu dưới đất trên các
ô dạng bản. Ô dạng bản để điều tra sâu dưới đất có diện tích 1x1 m 2 được đặt
ngay dưới tán cây tiêu chuẩn đã được chọn ở phần điều tra sâu hại lá, thân và
cành, một cạnh của ô dạng bản tiếp xúc với gốc cây. Số lượng ô dạng bản của 1
ô tiêu chuẩn bằng 5, bố trí 4 ô dạng bản ở 4 góc và 1 ô ở trung tâm của ô tiêu
chuẩn.
Dụng cụ cần thiết để điều tra sâu dưới đất là thước mét, cuốc xẻng, cào
thưa,...và biểu mẫu.
Sau khi dùng thước mét xác định xong vị trí của ô dạng bản, dùng que nhỏ
bới hết lớp cỏ hay thảm mục trên mặt để tìm kiếm sâu, sau đó nhổ hết cỏ gạt hết
thảm khô về một phía rồi dùng cuốc cuốc lần lượt từng lớp đất sâu. Đất của mỗi

lớp cuốc lên được bóp nhỏ để tìm kiếm các loài sâu. Sau đó kéo lần lượt ra ngoài
các ô và cứ như vậy đến lớp đất nào không còn sâu nữa thì thôi. Kết quả điều tra
được ghi vào biểu mẫu sau:
Biểu mẫu: Điều tra thành phần, số lượng các loài sâu ở dưới đất

STT
ÔDB

Loài
sâu

Số hiệu ô tiêu chuẩn:

Loài cây:

Ngày điều tra:

Người điều tra:

Độ sâu
tầng đất

Số lượng sâu hại
Trứng Sâu non

21

nhộng Sâu TT

Các động

vật khác

Ghi
chú


Mỗi loài cây bản địa chính điều tra từ 10 - 30 cây.
4.4.2. Công tác nội nghiệp
Công tác nội nghiệp gồm hai phần:
Gồm nuôi sâu trong phòng và chỉnh lý, tính toán số liệu.
A. Nuôi sâu trong phòng
Nuôi một số loài côn trùng chính:
− Nuôi 9 loài sâu hại.
− Nuôi 5 loài thiên địch.
− Mục đích:
Nuôi sâu trong phòng là để theo dõi đặc tính sinh vật học của các loài côn
trùng đã phát hiện, khả năng ăn hại, thời gian sinh trưởng và phát triển của từng
pha, khoảng thời gian ăn và dùng mẫu xác định loài.
Dụng cụ nuôi sâu trong phòng là lồng nuôi sâu, lọ nhựa.
Nắp lọ và thành lọ khoan nhiều lỗ để thoáng khí, nhằm tạo môi trường
sống thích hợp cho sâu, lượng thức ăn cho vào phù hợp với kích thước của lọ và
nhu cầu của sâu, không quá nhiều hoặc quá ít. Vì nếu ít thức ăn quá thì sâu non
sẽ đói và buộc phải lột xác hoặc hóa nhộng trước thời hạn. Nhưng nếu thức ăn
quá nhiều sẽ gây hiện tượng đọng nước và sâu non dễ bị ướt do môi trường có
độ ẩm quá cao. Dụng cụ nuôi sâu được đánh theo số thứ tự và ghi nhớ trong sổ
theo dõi.
a.1. Nuôi sâu ăn lá
Qua mỗi lần điều tra khi thu thập được các loài sâu hại lá đem về cho vào
lọ nhựa trắng để nuôi, hàng ngày thay lá cũ ra và đếm lượng phân mà sâu thải ra
hàng ngày và cho lá mới vào. Trước khi cho lá mới vào lau chùi lọ nuôi sâu sạch

sẽ, lá cho vào được lau khô, quá trình nuôi sâu được theo dõi hàng ngày, tính
thời gian các pha của sâu, số liệu ghi vào biểu sau:
Biểu mẫu: Điều tra nuôi sâu ăn lá
TT
1
2
3
4

Loài sâu

Ngày

22

Số lượng viên phân


5
a.2. Nuôi sâu đục thân:
Chặt cây, bổ thân ra để bắt sâu đục thân. Chặt một đoạn cành dài khoảng
40 cm, đường kính 8cm sau đó đục lỗ bỏ sâu vào. Để cành cây trong lồng nuôi
sâu, hàng ngày phải theo dõi xem sâu có đùn phân ra hay không để biết sâu có
còn sống hay không. Nếu sâu sống bình thường và đến giai đoạn không thấy sâu
đùn phân ra nữa thì lúc đó sâu đã vào nhộng, tiến hành chẻ cành ra bắt nhộng và
quan sát mô tả. Sau khi quan sát mô tả xong thì để nhộng vào vị trí cũ, buộc
cành lại và bỏ vào lồng nuôi sâu. Đến khi nhộng hóa thành sâu trưởng thành thì
quan sát mô tả tiếp tục đến khi sâu đẻ trứng. Đếm số lượng trứng và quan sát,
mô tả và ghi chép lại.
B. Xử lý số liệu điều tra

b.1. Thành phần của các loài sâu
Phân loại: Theo tài liệu của bộ môn Bảo vệ thực vật.
Lập bảng danh mục các loài sâu có trong khu vực nghiên cứu.Trong bảng
này các thông tin cơ bản nhất là tên loài, tên họ, tên bộ. Ngoài ra còn có đặc
điểm của loài đó như giai đoạn điều tra được, vai trò của loài cũng như nơi phân
bố của chúng.
− Tính mật độ, tỷ lệ có sâu hại
Để xác định tỷ lệ có sâu tôi dùng công thức tổng quát:
P% =

n
.100
N

Trong đó:
P%: Tỷ lệ có sâu
n: Số đơn vị điều tra có sâu
N: Tổng số đơn vị điều tra
Công thức tổng quát tính mật độ sâu của một ô tiêu chuẩn là:
M=

1 n
∑ Si
n i =1

1 n
S = ±  ∑ 
 n i =0 





Trong đó:
M: Mật độ sâu của ô tiêu chuẩn
Si: Tổng số lượng sâu cần tính (trứng, sâu non, nhộng, sâu trưởng
thành,...của một loài sâu nào đó) của đơn vị điều tra thứ i.
n: Tổng đơn vị điều tra của ô tiêu chuẩn (cây hoặc ô dạng bản).

23


Do mật độ của sâu là các giá trị trung bình cộng nên người ta thường tính
sai tiêu chuẩn và hệ số biến động để có cơ sở phân tích kết quả điều tra. Sai tiêu
chuẩn được tính theo công thức:
S =±

1 n
∑ ( Si − M ) 2
n i =1

Hệ số biến động S% được tính theo công thức:
S% =

S
.100
M

Trong đó:
S: Sai tiêu chuẩn S2 là phương sai
Si: Số lượng sâu của đơn vị điều tra thứ i (i = 1 →i = n)

n: Số đơn vị điều tra (số cây, số ô dạng bản,…)
M: Mật độ sâu của ô tiêu chuẩn
Giá trị của S% thể hiện sự biến động ít hay nhiều và mức độ phân bố của
sâu. Đặc thù của các loài sâu trong thời gian không có dịch thường hệ số biến
động của đa số các loài tương đối lớn. Khi sâu phát dịch chúng có số lượng cá
thể lớn và thường phân bố cũng đều hơn, hệ số biến động cũngnhỏ hơn.
Nếu S% < 25% biến động ít
Nếu S%: 25 - 75% biến động nhiều
S% > 75% biến động rất nhiều
− Mật độ sâu dưới đất:
n

M=

∑S
i =1

ni

i

1 n
S = ±  ∑ 
 n i = 0




Trong đó:
Si là số lượng cá thể của một loài sâu hại ở ô dạng bản thứ i

ni là số ô dạng bản thứ i trong ô tiêu chuẩn
− Xác định tỷ lệ có sâu của từng loài sâu hại ở mỗi đợt điều tra trên ô
tiêu chuẩn theo công thức:
P% =

n
.100(%)
N

1 n 
S = ± 

 ni = 0




 


Trong đó:
P% là tỷ lệ có sâu
n là số cây hay số ô dạng bản có loài sâu muốn tính
N là tổng số cây điều tra hay tổng số ô dạng bản ở ô tiêu chuẩn đó
P% dùng để xác định độ thường gặp
Nếu P% < 25% là loài ngẫu nhiên gặp
Nếu 25% P% 50% là loài phân bố không đều, ít gặp
24



Nếu P% > 50% là loài phân bố đều, thường gặp
− Để kiểm tra sự sai khác giữa các ô tiêu chuẩn sử dụng tiêu chuẩn để so sánh:
Công thức tiêu chuẩn U:
U=

X 01 − X 02

δ12 δ 22
+
n1 n2
1
S = ± 
n

n

∑ 
i =0


 


δ12/ 2 ≈ S12/ 2

Trong đó:
, là giá trị trung bình cộng cần kiểm tra của hai ô tiêu chuẩn
(thí dụ như mật độ, chỉ số R%, D1.3, Hvn…)
n1, n2 là dung lượng mẫu quan sát của hai ô tiêu chuẩn
= và = là phương sai của các số trung bình ở hai ô tiêu chuẩn

Đánh giá:
H0: μ1 = μ2 (giả thiết hai số trung bình - tức mật độ bằng nhau)
> 1,96→ (α = 0,05) thì 2 số trung bình có sự khác nhau rõ rệt với mức độ
tin cậy 95%
1,96→ (α = 0,05) thì 2 số trung bình không có sự khác nhau với mức độ
tin cậy 95%
Dưới đây là bản đồ núi Luốt thể hiện khu vực nghiên cứu, vị trí của 15 ô
định vị và 3 tuyến điều tra.

25


×