Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Chuyển biến kinh tế xã hội huyện gio linh (quảng trị) từ 1990 đến 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CAO THỊ THU HIỀN

CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI
HUYỆN GIO LINH (QUẢNG TRỊ)
TỪ 1990 ĐẾN 2010

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 03 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG CHÍ HIẾU

1

1


Thừa Thiên Huế, năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử
dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác.
Tác giả

Cao Thị Thu Hiền



2

2


LỜ I CẢM ƠN

Hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trước hết
em xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ nhiệt tình của
các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Lịch sử, Trường
Đại học Sư phạm Huế cùng toàn thể các thầy giáo,
cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ em trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn TS. Hoàng
Chí Hiếu, người đã định hướng, trực tiếp hướng dẫn
và đóng góp ý kiến cụ thể cho kết quả cuối cùng
để em hoàn thành luận văn này.
Cho phép em được gửi lời cảm ơn tới Tỉnh ủy
Quảng Trị, Huyện ủy, Phòng Thống kê, Ban tuyên
giáo Huyện ủy, UBND huyện Gio Linh,… đã cung
cấp số liệu, thông tin giúp em hoàn thành luận
văn.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn rằng,
những hạn chế và thiếu sót trong luận văn là
không tránh khỏi. Vì vậy, em rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của quý thầy giáo, cô giáo cùng
toàn thể các anh (chị) để luận văn này được hoàn
thiện hơn.
Huế, tháng 10 năm 2017


3


Tác giả
Cao Thị Thu Hiền

iii

4


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa............................................................................................................ i

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BCHTW

Ban Chấp hành Trung ương

ĐVT

Đơn vị tính


PTCS

Phổ thông cơ sở

PTDTNT

Phổ thông dân tộc nội trú

PTTH

Phổ thông trung học

THCS

Trung học sơ sở

THPT

Trung học phổ thông

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
BẢNG

Trang

BIỂU ĐỒ


6


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Kinh tế - xã hội được coi là thước đo trình độ cho sự phát triển của mỗi
quốc gia dân tộc trên thế giới. Bất cứ một quốc gia hay một thể chế chính trị nào
thì thước đo cho sự phát triển cũng bao gồm thành tựu của nhiều yếu tố hợp thành,
trong đó những những thành tựu kinh tế - xã hội giữ vai trò quan trọng. Kinh tế xã hội có mối quan hệ biện chứng với các lĩnh vực khác, là nhân tố quyết định cho
sự vận động và phát triển của một dân tộc. Chính vì thế, tất cả các quốc gia dù
theo thể chế xã hội nào thì cũng đều có những chiến lược để phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước.
Gio Linh là một huyện nhỏ ở phía bắc của tỉnh Quảng Trị. Từ khi tái lập
(tách ra từ huyện Bến Hải năm 1990), nền kinh tế - xã hội của Gio Linh có những
bước chuyển biến tích cực, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và nâng cao đời sống của
nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, địa phương vẫn còn tồn
tại những hạn chế và khó khăn cần được tiếp tục tổng kết, đánh giá, nhằm đưa ra
những giải pháp cụ thể thích hợp, thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển
nhanh và bền vững trong thời gian tới. Do đó, việc nghiên cứu chuyển biến kinh tế xã hội huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị từ năm 1990 đến năm 2010 có ý nghĩa về
mặt khoa học và thực tiễn như sau:
Về ý nghĩa khoa học: Luận văn làm rõ quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của huyện Gio Linh thời kỳ đổi mới từ năm 1990 đến năm 2010, trong đó, luận văn
nêu bật lên những chủ trương của Đảng cùng với sự lao động sáng tạo của nhân dân
huyện Gio Linh đã thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu chung của đất nước.
Trên cơ sở đó, luận văn góp phần tìm hiểu rõ hơn những vấn đề lí luận và thực tiễn
về đường lối đổi mới của Đảng, về việc hiện thực hóa đường lối đó vào hoàn cảnh
cụ thể ở địa phương, từ đó rút ra những đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh
nghiệm, đồng thời thấy được những thành công và tồn tại của nền kinh tế - xã hội
huyện Gio Linh trong 20 năm đổi mới.


7


Về ý nghĩa thực tiễn: Luận văn góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc
hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở Gio Linh trong thời gian tiếp theo.
Mặt khác, ở một mức độ nhất định, luận văn cung cấp một số tư liệu cho việc
tham khảo, vận dụng trong những tiết giảng về bộ môn lịch sử địa phương cho giáo
viên các cấp học ở huyện nhằm giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước,
trước hết cho thế hệ trẻ.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Chuyển biến kinh tế - xã hội
huyện Gio Linh (Quảng Trị) từ 1990 đến 2010” làm đề tài luận văn thạc sĩ,
chuyên ngành Lịch sử Việt Nam của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến đề tài có những công trình sau:
Nguyễn Trọng Phúc (2001), Một số kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Đây là công trình này nghiên cứu những kinh nghiệm thực tế khi giải quyết đúng
đắn mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, giữ vững được định
hướng xã hội chủ nghĩa và đáp ứng được nguyện vọng, lợi ích và cuộc sống của
nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nguyễn Văn Thường (2004), Một số vấn đề về kinh tế - xã hội Việt Nam
trong thời kì đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Công trình này đã trình bày
một số vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kì đổi mới, từ đó, tác giả đã
đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để khắc phục những hạn chế, giúp đất nước tiến
nhanh trên con đường đổi mới.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (2005), Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị,
tập III (1975-2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, nhằm tái hiện quá trình lãnh
đạo của Đảng, đề cập đến tiến trình khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở địa
phương, những thành tựu đã đạt được và những khuyết điểm, hạn chế trong 25 năm

xây dựng và phát triển quê hương Quảng Trị. Lịch sử Đảng bộ 25 năm xây dựng,
phát triển và 70 năm phấn đấu, trưởng thành đã để lại những bài học quí báu, những
truyền thống hết sức tốt đẹp nhất là phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng
là nhiệm vụ then chốt, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nền
tảng, là động lực của sự phát triển.
8


Trong thời gian gần đây, có một số khóa luận tốt nghiệp cử nhân và luận văn
thạc sĩ đã tập trung nghiên cứu những vấn đề về kinh tế - xã hội ở một số địa
phương lân cận với Gio Linh, như: Đinh Thị Hoài Thu (2010), Chuyển biến kinh tế
- xã hội ở Thị trấn Hồ Xá (Huyện Vĩnh Linh, Tỉnh Quảng Trị) giai đoạn 1986-2005,
Luận văn thạc sĩ Khoa học Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Huế, nghiên cứu
chuyển biến kinh tế - xã hội ở Thị trấn Hồ Xá trong giai đoạn 1986-2005, luận văn
làm rõ vị trí, vai trò, thành tựu, những đóng góp cùng những hạn chế trên lĩnh vực
kinh tế - xã hội trong quá trình phát triển của huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị; qua
đó, nhằm phát huy hơn nữa vai trò, vị trí của thị trấn trong tiến trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa hiện nay, rút ra một số kinh nghiệm và những giải pháp chủ yếu
nhằm gợi mở cho Đảng bộ và chính quyền Thị trấn Hồ Xá tham khảo để đề ra chủ
trương, chính sách phù hợp hơn trong thời gian tới. Lê Thị Hằng (2012), Chuyển
biến kinh tế của thành phố Đông Hà (Quảng Trị) giai đoạn 1989-2010, Luận văn
thạc sĩ Lịch sử Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Huế, nghiên cứu sự chuyển biến
kinh tế ở thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 1989-2010, trong đó
tập trung phân tích, đánh giá về sự chuyển biến kinh tế của thành phố, rút ra một số
đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và các bài học kinh nghiệm có tính định hướng cho sự
phát triển của thành phố trong thời gian tới. Võ Thị Hoài Thu (2014), Nghiên cứu
phát triển nông nghiệp ở huyện Gio Linh - tỉnh Quảng Trị, Khóa luận tốt nghiệp
ngành Sư phạm Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Huế, nghiên cứu về vấn đề phát
triển nông nghiệp trong giai đoạn 2000-2020, khóa luận tổng quan lí luận liên quan
đến sản xuất nông nghiệp, phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã

hội và hiện trạng phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Gio Linh - tỉnh Quảng Trị,
trên cơ sở phân tích thực trạng để đề xuất giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh phát
triển nông nghiệp ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
Về phía địa phương, Thúy Sâm (2000), “Làng Lan Đình và nghề đan lát”,
Tạp chí Cửa Việt, (69), tr.81, đề cập Làng đan Lan Đình ở xã Gio Phong, huyện
Gio Linh, gồm các sản phẩm từ nghề đan, cấu tạo kĩ thuật, giá cả, thị trường tiêu
thụ và tác giả đã nêu lên thực tế hiện nay, tầm quan trọng của hàng thủ công cũng
như hướng đầu tư để nhân rộng các sản phẩm bằng kĩ thuật tinh vi đặc biệt hơn để

9


nghề đan cổ truyền ở Lan Đình sẽ không mất đi mà sẽ được nhân rộng, phát huy
một ngành kinh tế, nâng cao đời sống cho đa số bộ phận cư dân nghèo vùng quê
Gio Linh, Quảng Trị.
Lê Đình Hào (2001), “Nghề dệt chiếu làng Lâm Xuân”, Tạp chí Cửa Việt,
(87), tr.85. Nội dung bài báo viết đôi nét về điều kiện tự nhiên, xã hội làng Lâm
Xuân, qui trình dệt chiếu và cuối cùng tác giả đã nêu lên ý kiến về việc đầu tư để
khôi phục, củng cố mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao kĩ thuật, chất lượng sản
phẩm để nghề dệt chiếu Lâm Xuân phát triển trở lại thích ứng với thị trường.
Ban Thường vụ Huyện ủy Gio Linh (2005), Lịch sử Đảng bộ huyện Gio
Linh, tập II (1975-2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, thể hiện tinh thần anh
dũng kiên cường của nhân dân Gio Linh trong xây dựng hàn gắn vết thương chiến
tranh, khôi phục kinh tế xây dựng lại cuộc sống trên đống tro tàn, đổ nát. Được sự
quan tâm lãnh chỉ đạo của Đảng, Chính phủ cùng các ban ngành đoàn thể ở Trung
ương, tỉnh và địa phương, đến nay diện mạo Gio Linh đã thay da đổi thịt, văn hóa,
xã hội có nhiều tiến bộ, quốc phòng - an ninh được đảm bảo, đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, công tác xây
dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể có nhiều đổi mới và hiệu quả.
Thanh Hải (2007), “Gio Linh đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Tạp chí

Cửa Việt, (151), tr.85, đề cập đến vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên huyện Gio Linh,
kho tàng văn hóa dân gian, dân vũ, tự hào miền quê vốn giàu truyền thống, là nơi có
nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị, bao gồm: di tích lịch sử, di tích
kiến trúc nghệ thuật, di tích danh lam thắng cảnh. Bên cạnh các lĩnh vực về đời
sống văn hóa, bài viết còn đề cập đến bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế - xã hội
huyện Gio Linh, tác giả cho rằng việc các tầng lớp nhân dân toàn huyện quyết tâm
phấn đấu, tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa”, làm cho phong trào phát triển sâu rộng, đồng đều, thực
chất và bền vững, tạo chuyển biến cơ bản trong việc thực hiện nếp sống văn minh,
xây dựng môi trường văn hóa, tư tưởng đạo đức lối sống lành mạnh, giữ gìn và phát
huy các giá trị văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, xây dựng các thiết chế
văn hóa, thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho

10


nhân dân, làm động lực thúc đẩy thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế
- xã hội trong giai đoạn 2006 -2010 và những năm tiếp theo.
Ngoài ra, còn có các bộ lịch sử Đảng bộ các xã trong huyện: Ban Chấp hành
Đảng bộ xã Gio Thành (2014), Lịch sử Đảng bộ xã Gio Thành, tập I (1930-2010),
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Ban Chấp hành Đảng bộ xã Gio Hải (2015), Lịch
sử Đảng bộ xã Gio Hải, tập I (1930-2010), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Ban
Chấp hành Đảng bộ xã Gio Việt (2015), Lịch sử Đảng bộ xã Gio Việt, tập I (19302010), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; đã đề cập đến tình hình kinh tế - xã hội ở
các địa phương qua các giai đoạn, như: ổn định sản xuất để đấu tranh với địch, hàn
gắn vết thương chiến tranh, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống sau chiến tranh,
khôi phục hậu quả của hai cuộc chiến tranh cùng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội,
thực hiện công cuộc đổi mới.
Các công trình và tài liệu trên đây đã phản ánh ở những khía cạnh khác nhau,
ở một mức độ khác nhau đã có một số nội sung liên quan đến đề tài. Tuy nhiên,
chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của

huyện Gio Linh từ năm 1990 đến năm 2010 một cách có hệ thống và toàn diện. Vì
vậy, việc đi sâu tìm hiểu về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Gio Linh từ
năm 1990 đến năm 2010 là một vấn đề mới mẻ và cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm làm sáng tỏ những chuyển biến về kinh tế - xã hội của huyện
Gio Linh từ năm 1990 đến năm 2010. Từ đó rút ra một số đặc điểm, ý nghĩa và các bài
học kinh nghiệm có tính định hướng cho sự phát triển của huyện trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, thu thập và xử lí các tài liệu thành văn có liên quan đến nội dung
của luận văn, nhất là các văn kiện, các báo cáo của Tỉnh ủy, Huyện ủy và Ủy ban
nhân dân huyện Gio Linh.
Thứ hai, phân tích các nhân tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên, điều kiện
kinh tế - xã hội và những chủ trương của Đảng tác động đến chuyển biến kinh tế xã hội của Gio Linh.

11


Thứ ba, phân tích hệ thống những chuyển biến kinh tế - xã hội của Gio Linh
từ năm 1990 đến năm 2010, làm rõ những thành tựu và hạn chế của huyện trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.
Thứ tư, rút ra những đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và đúc rút những bài học kinh
nghiệm về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của Gio Linh từ năm 1990 đến năm 2010.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Gio Linh từ năm 1990 đến
năm 2010.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian, mốc mở đầu là năm 1990 (huyện Gio Linh tái lập, tách ra từ
huyện Bến Hải) và mốc kết thúc là năm 2010 (năm cuối cùng có ý nghĩa quyết định

trong việc hoàn thành qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của huyện thời kì 1996-2010).
Về không gian, giới hạn trong huyện Gio Linh thuộc tỉnh Quảng Trị, gồm 19
xã và 2 thị trấn: Gio Linh, Cửa Việt.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
- Các bài viết nghiên cứu về kinh tế - xã hội của Gio Linh đăng trên tạp chí
Cửa Việt.
- Nguồn tài liệu do Phòng Thống kê huyện Gio Linh công bố.
- Nguồn tài liệu lưu trữ: một số văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, các chỉ thị,
Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về kinh tế - xã hội. Ngoài ra, chúng tôi còn tham
khảo các tài liệu lưu trữ như các văn kiện, các chỉ thị, Nghị quyết, các báo cáo tổng
kết hàng năm của Huyện ủy Gio Linh, Tỉnh ủy Quảng Trị qua các kì Đại hội và hội
nghị từ năm 1990 đến năm 2010, các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của Uỷ
ban nhân dân huyện Gio Linh từ năm 1990 đến năm 2010, cùng với những tài liệu
của các phòng, ban, các ngành thuộc tỉnh Quảng Trị và huyện Gio Linh.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử nhằm tái hiện lại bức tranh
chân thực về quá trình chuyển biến kinh tế của huyện Gio Linh từ năm 1990 đến

12


năm 2010, kết hợp với với phương pháp logic để đánh giá, khái quát nội dung vấn
đề cần nghiên cứu.
Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng các phương pháp khác như: Phương pháp
nghiên cứu tài liệu thành văn, phương pháp đối chiếu, phương pháp thống kê,
phương pháp so sánh, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp điền dã… để
làm rõ vấn đề.
6. Đóng góp của luận văn
Một là, Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về sự chuyển biến

kinh tế - xã hội của huyện Gio Linh trong 20 năm (1990-2010).
Hai là, Luận văn làm rõ những thành công cũng như những tồn tại trong quá
trình chuyển biến kinh tế của Gio Linh sau khi tách huyện, rút ra một số đặc điểm, ý
nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm.
Ba là, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần nhận thức toàn diện hơn về
lịch sử kinh tế của huyện Gio Linh nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung, đồng thời
cung cấp tài liệu cho công tác giảng dạy lịch sử địa phương, góp phần giáo dục
truyền thống cho thế hệ trẻ ở địa phương.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu (7 trang), kết luận (3 trang), tài liệu tham khảo (9 trang)
và phụ lục (14 trang), luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Những nhân tố tác động đến chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio
Linh (15 trang).
Chương 2: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh từ năm 1990 đến năm
2010 (33 trang).
Chương 3: Đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm (11 trang).

13


NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN BIẾN
KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIO LINH
1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Gio Linh là huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Trị, có tọa độ địa lí từ 16 09’ đến 170 vĩ Bắc và 106052’40” đến 107010’ độ kinh Đông, được giới hạn như sau:
Phía Đông giáp Biển Đông, phía Bắc giáp huyện Vĩnh Linh, phía Tây giáp huyện
Cam Lộ, Đakrông và Hướng Hóa, phía Nam giáp huyện Triệu Phong, Cam Lộ và
thành phố Đông Hà.

Trên địa bàn huyện có quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam chạy qua và một số
tỉnh lộ như 73, 74, 75, 76 nối vùng đồng bằng với vùng gò đồi phía Tây tạo điều kiện
thuận lợi giao lưu kinh tế xã hội giữa các địa phương trong huyện cũng như với cả tỉnh.
Những lợi thế về vị trí địa lí, tạo ra cho Gio Linh một nền tảng cơ bản để có
thể tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế giữa các huyện trong tỉnh, đẩy
nhanh hơn nữa tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 473 km 2, chiếm 10,5% tỉnh Quảng
Trị. Địa hình Gio Linh dốc nghiêng từ Tây sang Đông, bị chia cắt mạnh bởi các hệ
thống sông suối, ao hồ xen kẽ nhau. Do đó, việc tổ chức sản xuất cũng như việc
phát triển các hệ thống giao thông, thủy lợi gặp rất nhiều khó khăn. Phía Tây là đồi
núi có diện tích 31.773 ha (67,18%), ở giữa là đồng bằng có diện tích 12.631 ha
(26,7%) và phía Đông là bãi cát và cồn cát ven biển với diện tích 2.893 ha (6,12%).
Tài nguyên đất, nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát biển chiếm diện tích khoảng
9.000 ha; đất mặn chiếm diện tích khoảng 300 ha; đất phèn chiếm diện tích, khoảng
300 ha; đất phù sa chiếm diện tích nhỏ, phân bố ở các xã ven sông Bến Hải, tuy
chiếm tỉ trọng không lớn nhưng đây là nhóm đất có giá trị, được sử dụng vào sản
xuất nông nghiệp; đất đỏ vàng diện tích 146.51 ha (chiếm 56.06% diện tích gò đồi).

14


Kinh tế Gio Linh chủ yếu là nông - lâm - ngư nghiệp; vùng trung du chủ yếu
là đất bazan đỏ phù hợp với việc trồng cây lâu năm như cà phê, hồ tiêu, cao su, mít,
chè,… và chăn nuôi gia súc như trâu, bò, dê. Vùng đồng bằng ven biển trồng lúa và
các loại cây ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Vùng cát và miền biển chủ yếu
là đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản.
Đất đai ở Gio Linh có tầng mặt dày, là một điều kiện hết sức thuận lợi để phát
triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nhược điểm đất đai ở đây phần là chua, ở
vùng đồi độ pH dao động từ 3,9 - 4,4. Thành phần cơ giới thịt trung bình, tỉ lệ cấp
hạt sét và limon từ 70 - 80%, độ xốp lớn, khả năng giữ nước, giữ phân kém, dẫn đến

vào mùa khô cây trồng thiếu nước, thiếu dinh dưỡng nên chậm phát triển.
Gio Linh nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối điển hình,
mùa hè có gió Tây khô nóng (từ tháng 4 đến tháng 9), mùa đông lạnh ẩm ướt chịu
ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau).
Khí hậu ảnh hưởng rất lớn tới việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa
vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Hiện tượng thời
tiết thất thường ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và phân bố cây trồng và vật nuôi.
Khí hậu phân hóa theo mùa nên cây trồng cũng có sự sinh trưởng, phát triển theo các
mùa khác nhau, có thể thâm canh, xen canh, gối vụ,… Bão, lũ lụt, hạn hán, sương
muối làm thiệt hại mùa màng và làm giảm chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Chế độ
khí hậu thất thường làm phát sinh dịch bệnh trên cây trồng, lượng ẩm cao gây khó
khăn cho bảo quản sản phẩm nông nghiệp.
1.1.2. Tài nguyên
*Tài nguyên nước
Gio Linh có 2 sông lớn chảy qua là sông Bến Hải và sông Thạch Hãn. Sông
Bến Hải nằm ở phía Bắc của huyện, chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều nên thủy
chế thất thường, hơn nữa phần trung lưu chảy qua khu vực phía Tây có độ dốc lớn
nên khả năng thủy lợi của sông kém. Hệ thống sông Thạch Hãn đổ ra biển qua Cửa
Việt, là mạch máu giao thông đường thủy rất quan trọng.
Trên địa bàn huyện còn có một số sông suối nhỏ như sông Cánh Hòm, suối
Tân Bích, suối Kinh Môn cung cấp nước cho sản xuất và đời sống nhân dân. Ngoài

15


ra, nguồn nước mặt trên địa bàn còn được cung cấp bởi một số hồ, đập nhằm điều
hòa lưu lượng và phục vụ tưới tiêu trong khu vực bao gồm hồ Kinh Môn, Hà
Thượng, Trúc Kinh, hồ Đập Hoi và một số hồ thủy lợi nhỏ như hồ Hoàng Hà, Nhĩ
Thượng, Nhĩ Hạ.
Nhìn chung, hệ thống sông, hồ, ao khu vực đã cung cấp nguồn nước mặt

tương đối đầy đủ phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Nguồn nước có sự phân hóa theo mùa: Mùa mưa nhiều nước, thuận lợi cho
sản xuất; tuy nhiên, còn gây ngập úng một số nơi làm thiệt hại mùa mạng. Mùa khô
thiếu nước, hạn hán, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện khá phong phú, chất lượng nước tốt, đáp
ứng cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, mặt khác có thể khai thác để bổ sung một
phần nước tưới phục vụ sản xuất.
* Tài nguyên thủy sản
Gio Linh có 15 km bờ biển, với hai cửa sông quan trọng (cửa Tùng, cửa
Việt); ngư trường rộng lớn, khá nhiều hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm,
mực nang, cua, một số loại cá,… Diện tích bãi bồi ven sông, đặc biệt vùng ven biển
với diện tích mặt nước và một số diện tích bị nhiễm mặn, đất cát có khả năng
chuyển đổi để phát triển nuôi trồng thủy hải sản các loại. Cùng với phát triển đánh
bắt thủy sản các khu vực ven sông, đầm hồ, diện tích bãi bồi, mặt nước tự nhiên
được người dân tận dụng để nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt các loại,
có một số nơi nuôi tôm trên cát.
Với đường bờ biển dài, Gio Linh có tiềm năng quan trọng để phát triển mạng
lưới thương mại - dịch vụ vùng biển với hai bãi tắm đẹp của huyện cũng như của
tỉnh Quảng Trị, thu hút khách du lịch, phát triển thành các khu du lịch - dịch vụ góp
phần làm chuyển biến cơ cấu kinh tế - xã hội của địa phương.
* Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của huyện chủ yếu là nguyên liệu sản xuất xi măng và
vật liệu xây dựng như đá vôi, cát thủy tinh có khả năng chế biến silicát, sản xuất thủy
tinh và kính xây dựng, than bùn, làm nguyên liệu sản xuất phân vi sinh; Ti tan phân

16


bố dọc ven biển có thể khai thác xuất khẩu; đá bazan tập trung ở phía Tây huyện gồm
các xã Gio Sơn, Gio Hòa, Gio Bình khai thác làm nguyên liệu sản xuất xi măng; đá

xây dựng, ốp lát ở các xã phía Tây huyện như Gio Bình, Gio Hòa, Gio An,… có
nhiều tảng đá to trong lòng đất gây khó khăn rất lớn trong quá trình khai đất làm nông
nghiệp, nay là nguyên liệu cho nghề chẻ đá của địa phương, tạo công ăn việc làm cho
các hộ dân ở đây, góp phần xây dựng những công trình phục vụ cuộc sống.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.1. Nguồn lực kinh tế
Từ năm 1975 đến năm 1989, kinh tế Gio Linh đã đạt được một số thành tựu
đáng kể trên các mặt nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải
góp phần tạo tiền đề về chuyển biến kinh tế - xã hội Gio Linh trong chặng đường
tiếp theo.
Về nông nghiệp, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Gio
Linh lần thứ V (4-1989) và các Nghị quyết của Huyện ủy, các phong trào thi đua lao
động sản xuất, cần kiệm xây dựng quê hương được phát động mạnh mẽ trong các
tầng lớp nhân dân, được nhân dân hưởng ứng và thực hiện tích cực. Nổi bật là các
phong trào khai hoang phục hóa mở rộng diện tích, rà phá bom mìn để giải phóng
ruộng vườn. Toàn huyện đã lao vào trận tuyến mới, trận tuyến quyết liệt không chỉ
đổ mồ hôi, sức lực mà cả xương máu để làm sống dậy mảnh đất “trắng” từng bị cày
xới, la liệt bom đạn, chất nổ. Chỉ riêng tính từ ngày giải phóng nhân dân đã đưa
tổng diện tích khai hoang phục hóa toàn huyện là 5.371 ha. Trong vụ Đông - Xuân
1975-1976, ngoài các công trình thủy lợi vừa như Kinh Môn, đập Hói Thủy Khê,
các xã chú trọng làm một số công trình thủy lợi nhỏ tưới cho từng khoang ruộng,
việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, đưa các giống lúa mới có năng suất
cao vào gieo cấy đã được các địa phương chú ý. Tỉ lệ giống lúa mới vụ Đông Xuân 1975-1976 đã chiếm 21,2% diện tích, đưa năng suất lúa bình quân toàn huyện
đạt 11,18 tạ/ha (đạt 73% kế hoạch đặt ra). Tổng sản lượng lương thực quy thóc
4.606 tấn (đạt 81,9% kế hoạch), tăng 93,3% so với vụ Đông - Xuân 1974-1975. Kết
quả bình quân trong 3 năm (1977-1979) diện tích cây lương thực tăng 12,3%; diện
tích hoa màu tăng từ 32% năm 1976 lên 42% năm 1979; sản lượng lương thực quy

17



thóc tăng bình quân 18%, trong đó sản lượng màu quy thóc tăng bình quân 37%.
Đàn gia súc, gia cầm tăng lên. Theo thống kê đến 1-4-1975, trên địa bàn đàn trâu bò
từ 5.800 con năm 1977 tăng lên 6.600 con năm 1979, đàn lợn từ 12.000 con tăng
lên 16.000 con [12, tr. 54].
Việc triển khai thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa
IV (1-1981) về mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong nông
nghiệp, được nông dân đón nhận với tinh thần hồ hởi, phấn khởi và hăng hái sản
xuất, thúc đẩy nông nghiệp trên địa bàn huyện có những chuyển biến mạnh mẽ.
Tổng sản lượng lương thực bình quân hằng năm trong những năm 1981-1984 là
7.100 tấn, năm 1882 làm nghĩa vụ cho Nhà nước được 1.100 tấn, năm 1984 được
1.150 tấn lương thực [7, tr. 79]. Ngành chăn nuôi cũng có bước phát triển tương đối
ổn định, giải quyết phần lớn về sức cày, sức kéo và nhu cầu thực phẩm trên địa bàn.
Các xã đàn trâu bò từ 6.900 con năm 1981 lên 10.400 con năm 1985, đàn lợn bình
quân hằng năm giai đoạn 1981-1985 đạt 14.500 con [14, tr. 80].
Về lâm nghiệp, thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện đã chú
trọng phát triển mạnh cây công nghiệp và cây xuất khẩu, bước đầu đã mở ra một
hướng mới trong phát triển kinh tế. Từng bước tiến hành qui hoạch vùng chuyên
canh cây xuất khẩu, tạo ra mặt hàng xuất khẩu chủ lực trên cả 3 khu vực quốc
doanh, tập thể và gia đình xã viên. Phát triển nhanh cây công nghiệp ngắn ngày và
dài ngày như hồ tiêu, cao su, mía,… Trong 3 năm 1975-1977, toàn huyện đã trồng
được 1.105 ha cây tập trung và hàng chục vạn cây phân tán, chủ yếu là cây phi lao,
bạch đàn, xoan dừa và tre mát. Năm 1979, diện tích trồng cây đã đạt trên 10.000 ha.
Năm 1981, diện tích cây công nghiệp hàng năm 117,3 ha, đến năm 1985 là 2,13 ha,
cây công nghiệp lâu năm 1.918,4 ha; trong đó có một số loại cây có giá trị xuất
khẩu cao, được đầu tư phát triển mạnh như cao su, hồ tiêu. Việc trồng rừng phòng
hộ đầu nguồn và rừng phòng hộ ven biển cũng được đẩy mạnh, mở ra khả năng gắn
kết giữa nông - lâm nghiệp với công tác bảo vệ quốc phòng - an ninh.
Về ngư nghiệp, tích cực chuyển hướng sản xuất và tổ chức lại sản xuất, kết
hợp chặt chẽ giữa thủ công và cơ giới, tăng cường cải tiến quản lí kinh tế, kĩ thuật,

làm tốt việc khoán sản phẩm, kết hợp giữa đánh bắt, chế biến và nuôi trồng, giữa

18


ngư nghiệp với nông, lâm nghiệp và quốc phòng - an ninh, xây dựng kinh tế vùng
biển vững mạnh, toàn diện. Nhờ vậy, sản lượng khai thác, nuôi trồng tăng nhanh,
năm 1981 khai thác hải sản đạt 970 tấn, đến năm 1985 là 1.500 tấn [10, tr. 83].
Về công nghiệp, tập trung khai thế mạnh sẵn có, phát triển cơ khí, vật liệu xây
dựng, chế biến lương thực, thực phẩm, thủy sản, tăng nhanh các mặt hàng thủ công
mĩ nghệ. Từ định hướng trên, huyện đã đầu tư mở rộng xí nghiệp chế biến nông sản ở
Chợ Cầu, chế biến thủy hải sản ở Cửa Việt. Phong trào làm chổi đót ở Gio Phong,
Gio Châu; phong trào sản xuất mây tre đan, mành trúc, chiếu cói ở Gio Mỹ, Gio Mai
và Gio Phong phát triển mạnh. Trong 3 năm (1978-1980), công nghiệp đạt giá trị sản
lượng là 3.366.000 đồng, tăng 67,6% so với năm 1976. Năm 1978, trên địa bàn đã
xây dựng hai xí nghiệp gạch ngói, các cơ sở chế biến màu đạt 300 - 600 tấn/năm [13,
tr. 55] và mở rộng thêm. Giá trị sản xuất công nghiệp không ngừng tăng lên, từ 25,4
triệu đồng năm 1981 lên 50,3 triệu đồng năm 1985. Trong đó, ngành tiểu thủ công
nghiệp luôn chiếm tỉ trọng trên 76% [11, tr. 85]. Một số xí nghiệp đã đi vào hạch toán
kinh tế kinh doanh xã hội chủ nghĩa, bước đầu sản xuất có hiệu quả, vươn lên mở
rộng quan hệ sản xuất, chất lượng và giá trị sản phẩm ngày càng cao. Giá trị sản xuất
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp bình quân hằng năm trong những năm 1986-1989
là 100 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân 10%/năm, năm 1989 đạt 102 triệu đồng [16,
tr. 117]. Một số ngành nghề mới như sản xuất làn mây, chiếu cói, mành tăm xuất khẩu
được đầu tư phát triển, bước đầu mang lại hiệu quả.
Về giao thông vận tải và lưu thông phân phối, được sự hỗ trợ của Nhà nước,
sự đóng góp tiền của, công sức của nhân dân và các lực lượng trên địa bàn, cơ sở hạ
tầng và giao thông ở Gio Linh đã được sửa chữa, cải tạo và nâng cấp. Huyện đầu tư
xây mới nhiều cầu cống, tuyến giao thông như Bến Hải - Gio Việt, Chợ Kên - Nghĩa
trang Trường Sơn,… hình thành mạng lưới giao thông nông thôn, đảm bảo sản xuất

về cả số lượng, chủng loại. Tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển trong năm 1988
là 11.000 tấn, tăng gấp hai lần so với năm 1986; thu mua lương thực hàng năm đạt
3.000 tấn và hàng trăm tấn bông đót, sắt, phế liệu. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng
khá, năm 1985 đạt 550.000 rúp - đôla, năm 1988 là 710.000 rúp - đô la. Bình quân

19


giá trị kim ngạch xuất khẩu tính trên đầu người năm 1987 là 5,66 rúp - đôla, năm
1988 là 7 rúp - đôla [22, tr. 118-119].
1.2.2. Nguồn lực xã hội
Về giáo dục, mặc dù vẫn còn những khó khăn cả về vật chất lẫn đội ngũ giáo
viên, nhưng cũng đã thu được nhiều thành quả quan trọng. Các xã có dân số đông
đều có trường cấp I và cấp II. Đến cuối năm 1980, toàn huyện có 20 trường phổ
thông cấp I, cấp II, đón nhận hàng năm khoảng 10.000 học sinh, đảm bảo nhu cầu
học hết văn hóa cấp II, có 1 trường cấp III với hàng trăm học sinh theo học. Ngoài
ra, huyện còn mở thêm các lớp học bổ túc, học xóa mù, các trường vừa học vừa
làm. Tính trung bình, cứ ba người dân có một người đi học.
Phong trào giáo dục trong những năm 1977-1980 đã xuất hiện nhiều điểm
sáng. Trường cấp III vừa học, vừa làm Cồn Tiên được Bộ trưởng Bộ Giáo dục kí
quyết định thành lập ngày 19-3-1979, gắn với Nông trường quốc doanh Cồn Tiên đã
thu hút hàng ngàn học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn theo học. Học sinh vừa
học, vừa lao động đảm bảo mức khoán của Nông trường; chăm lo công tác trồng
cây phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng vườn rừng, là trường duy nhất trong toàn
quốc trồng được nửa triệu cây. Trường cấp I xã Gio Hòa là trường được chọn làm
điểm nhân rộng của ngành về nâng cao chất lượng dạy học, cải tiến giảng dạy, sáng
kiến kinh nghiệm và đã được Ủy ban nhân dân Bình Trị Thiên công nhận “Lá cờ
đầu phong trào vở sạch, chữ đẹp”.
Mạng lưới nhà trẻ, mẫu giáo được mở rộng. Đến cuối năm 1980, đã có trên
4.800 cháu vào nhà trẻ, đạt 50% số cháu trong độ tuổi; hơn 5.000 cháu vào các lớp

mẫu giáo, đạt 66% số cháu trong độ tuổi, tăng gấp đôi so với năm 1977 [3, tr. 59].
Tính từ năm 1981 đến 1985, trung bình hằng năm có 10.333 học sinh ở các
cấp, tỉ lệ tốt nghiệp các cấp gần 90%. Số lượng học sinh giỏi toàn diện đạt gần 4%
[11, tr. 90]. Thực hiện phong trào kế hoạch nhỏ, nhà trường gắn liền với xã hội, học
sinh các trường tham gia sản xuất, làm hàng xuất khẩu đạt nhiều kết quả.
Từ năm 1986 trở đi, ngành giáo dục có những chuyển biến mạnh mẽ. Bước đầu
đã đạt được kết quả trong việc huy động số lượng, nâng cao chất lượng đại trà, chăm lo
bồi dưỡng học sinh giỏi, đẩy mạnh hoạt động lao động trồng cây xanh, giáo dục hướng
20


nghiệp dạy nghề. Năm học 1989-1990, trên địa bàn huyện đã có 21 trường trung học
cơ sở, 1 trường phổ thông trung học, 2 trường bổ túc văn hóa, 1 trường dạy nghề, với
tổng số học sinh các cấp học, ngành học là 11.028 học sinh [3, tr. 122].
Về y tế, đến cuối năm 1980, các bệnh viện và trạm xá được nâng cấp và xây
mới, nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh. Ngoài 1 bệnh viện ở trung tâm, hầu hết
các xã đều có trạm xá. Năm 1977, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 2,5%, đến năm 1980
giảm xuống còn 2,3% [6, tr. 60]. Đến giai đoạn 1981-1985, hoạt động y tế đã đạt được
nhiều kết quả tích cực, 100% số xã có trạm y tế, chất lượng khám chữa bệnh không
ngừng được nâng cao; có 1 bệnh viện, 2 bệnh xá và 16 trạm y tế xã. Y tế huyện đã kịp
thời chặn đứng và dập tắt các nạn dịch như: sốt rét, sốt xuất huyết, mắt hột,... Chương
trình kế hoạch hóa gia đình, sinh đẻ có kế hoạch được nhân dân đồng tình hưởng ứng,
đưa tỉ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 1989 xuống còn 1,81% [21, tr. 122].
Công tác chính sách xã hội được triển khai thực hiện có hiệu quả, với phương
châm giải quyết công ăn việc làm gắn với việc tổ chức lại sản xuất, điều phối dân cư,
xây dựng vùng kinh tế mới. Ở các xã miền biển, huyện đã chỉ đạo phát triển các tổ hợp
chế biến hải sản, làm dịch vụ, tổ chức trồng cây, sản xuất lương thực, thành lập các hợp
tác xã tiểu thủ công nghiệp, đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động vùng biển,
từng bước xóa đói giảm nghèo cho nhân dân các vùng bãi ngang của huyện.
Những thành tựu đã đạt được trong thời kì 1977-1989 về kinh tế - xã hội đã

thể hiện sự phấn đấu, nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân toàn huyện theo phương
hướng đổi mới của Đảng. Nhưng so với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, thì chỉ là
những thành tựu bước đầu, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện.
Nền kinh tế vẫn đang trong tình trạng tự cấp, tự túc, khép kín, kiến thức và
năng lực sản xuất hàng hóa còn yếu, trình độ sản xuất, kinh doanh, lương thực vẫn
chưa đảm bảo vững chắc, một số xã vẫn chưa chủ động được lương thực trước
những diễn biến bất lợi của thiên tai. Việc khai thác các tiềm năng, thế mạnh của
các vùng mới có chuyển biến rõ ở vùng đồng bằng, còn vùng biển và miền núi vẫn
đang lúng túng. Trong ba chương trình kinh tế lớn lương thực, thực phẩm; hàng tiêu

21


dùng; hàng xuất khẩu thì chương trình sản xuất hàng xuất khẩu còn nghèo nàn,
chương trình hàng tiêu dùng chưa có chuyển biến đáng kể.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa được nghiên cứu, sắp xếp một cách
hợp lí; mặt hàng còn đơn điệu, số lượng ít, chất lượng sản phẩm còn kém, giá thành
cao, khó tiêu thụ. Việc tạo vốn cho sản xuất còn nhiều lúng túng. Một số mặt hàng
xuất khẩu và tiêu dùng từ nguyên liệu địa phương chưa được tổ chức sản xuất một
cách có hiệu quả.
Chất lượng giáo dục toàn diện còn hạn chế, cơ sở vật chất còn thiếu thốn.
Công tác y tế chưa đảm bảo trong việc phòng trừ dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe
nhân dân. Công tác vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình chưa được thường
xuyên, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên còn cao.
Dù còn nhiều tồn tại, hạn chế nêu trên, nhưng những thành quả mà Đảng bộ
và nhân dân huyện Gio Linh giành được trong những năm hợp nhất (1977-1989),
nhất là những năm thực hiện công cuộc đổi mới có ý nghĩa quan trọng, tạo cơ sở,
tiền đề cho sự nghiệp chuyển biến kinh tế - xã hội những năm tiếp theo của huyện.
1.3. Chủ trương của Đảng các cấp
1.3.1. Chủ trương của Trung ương Đảng và tỉnh Quảng Trị

1.3.1.1. Chủ trương của Trung ương Đảng
Sau 3 năm thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng (1986-1989), nền kinh tế
đất nước vẫn chưa thoát ra khỏi khủng hoảng và lạm phát, các thế lực thù địch tiếp
tục cấm vận và bao vây kinh tế, các khoản viện trợ quốc tế cũng như thị trường xuất
khẩu và nhập khẩu bị thu hẹp đáng kể.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6-1991), đã xác định phương hướng,
nhiệm vụ trong 5 năm (1991-1995) như sau:
Khắc phục tính chất tự cấp, tự túc, khép kín, chuyển mạnh sang nền kinh
tế hàng hóa, gắn thị trường trong nước với nước ngoài, đẩy mạnh xuất
khẩu, đáp ứng nhu cầu nhập khẩu. Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp
gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội; tăng tốc độ và

22


tỉ trọng của công nghiệp, mở rộng kinh tế dịch vụ, tăng cường cơ sở hạ
tầng, bước đầu đưa nền kinh tế vượt khỏi tình trạng nông nghiệp lạc hậu.
Đảng chủ trương vượt qua những khó khăn gay gắt trước mắt, ổn định
đời sống của nhân dân; chấm dứt tình trạng xuống cấp về giáo dục, y tế,
đẩy lùi các tệ nạn xã hội; phấn đấu xóa đói giảm nghèo, giảm số người
nghèo khổ, giải quyết vấn đề việc làm, đảm bảo các nhu cầu cơ bản, cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tăng dần tích lũy từ nội
bộ nền kinh tế, thu hút nhiều nguồn nhân lực bên ngoài; tăng cường cơ
sở vật chất - kĩ thuật, chuyển dịch rõ rệt cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa [32, tr. 4-5].
Sau 10 năm tiến hành đổi mới một cách toàn diện kể từ Đại hội VI của Đảng,
đến năm 1996 Việt Nam cơ bản đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tháng
6-1996, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII chỉ rõ nhiệm vụ và phương hướng chủ
yếu của giai đoạn 1996-2000 là:

Phát triển toàn diện nông – lâm - ngư nghiệp, gắn với công nghiệp chế
biến nông - lâm - ngư nghiệp và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển các ngành công nghiệp,
chú trọng trước hết công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và
hàng xuất khẩu.
Đảng chủ trương phát triển mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và đào tạo, cùng
với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu
nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng
cả qui mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo. Giải quyết một số
vấn đề xã hội theo quan điểm: tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến
bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình
phát triển, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói
giảm nghèo [12, tr. 6].
Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4-2001) nhìn lại một cách tổng quát
quá trình cách mạng Việt Nam trong thế kỉ XX, định ra chiến lược phát triển đất
nước trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI với mục tiêu tổng quát:

23


Tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, ổn định và cải thiện đời sống
nhân dân. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh
tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại, tạo sự chuyển biến
mạnh mẽ về giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và phát huy
nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm, xóa đói giảm nghèo và đẩy
lùi các tệ nạn xã hội [44, tr. 404].
Bước sang giai đoạn 2006-2010, với sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức
thương mại thế giới (WTO) (7-11-2006), nền kinh tế phát triển nhanh và đạt được
nhiều thành tựu. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (4-2006) đề ra nhiệm vụ:

Giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy mọi
tiềm năng và nguồn lực, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh,
tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng của
nước đang phát triển có thu nhập thấp, chuyển mạnh sang kinh tế thị
trường và thực hiện các nguyên tắc của thị trường. Phát triển mạnh
khoa học - công nghệ, giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
phát triển kinh tế trí thức, kiềm chế tốc độ tăng dân số và nâng cao sức
khỏe nhân dân [17, tr. 476].
1.3.1.2. Chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Trị
Sau ngày tái lập tỉnh (1-7-1989), Quảng Trị đứng trước những thời cơ, thuận
lợi cùng những khó khăn và thách thức mới, Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị tiếp
tục tiến hành công cuộc đổi mới theo tinh thần của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VI (12-1986) đã đề ra.
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (8-1991) đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ
trong 5 năm (1991-1995) như sau:
Tổ chức lại nền kinh tế - xã hội, bố trí cơ cấu đầu tư phù hợp với cơ cấu
kinh tế đã xác định, phát triển có chọn lựa một số cơ sở công nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu và kết cấu hạ tầng, tạo môi trường

24


và điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế sản xuất, kinh doanh
theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước.
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII (5-1996) nêu rõ phương hướng và nhiệm vụ
của nhiệm kì 1996-2000 là:
Tập trung mọi lực lượng, khắc phục khó khăn, tranh thủ thời cơ, phát
huy lợi thế, phát triển kinh tế từng bước vững chắc; giải quyết những vấn

đề bức xúc về xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, phấn đấu không còn
hộ đói, giảm bớt hộ nghèo, tăng hộ khá, sớm hình thành cơ cấu kinh tế
công nghiệp - nông nghiệp - thương mại, dịch vụ [15, tr. 262].
Tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cải biến cơ cấu kinh tế
nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đẩy mạnh công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo hướng hiện đại hóa, có trọng điểm,
khai thác thế mạnh mũi nhọn vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm, thủy
sản và mở rộng công nghiệp hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, xây dựng
kết cấu hạ tầng và từng bước phát triển thương mại - dịch vụ và du lịch
[27, tr. 264-265].
Giai đoạn 2001-2010, gắn với các Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và
XIV, Đại hội Đảng bộ lần thứ XIII (2000) với đường lối phát triển là:
Huy động tối đa mọi nguồn lực trong tỉnh và sử dụng có hiệu quả
nguồn lực từ bên ngoài, dự báo xu thế phát triển, nắm bắt cơ hội, đón
đầu thời cơ để chủ động phát triển kinh tế - xã hội, tận dụng lợi thế của
hành lang kinh tế Đông - Tây và Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao
Bảo để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại, thu
hút nguồn vốn đầu tư bên ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu, từng
bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và nâng cao hiệu quả trên từng lĩnh vực, từng ngành, từng vùng
lãnh thổ trong tỉnh [33, tr. 21].
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (2005) tạo bước đột phá về chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế

25


×