Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

HIỆN TRẠNG RỪNG NGẬP mặn tại HUYỆN BÌNH sơn, TỈNH QUẢNG NGÃI và đề XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.87 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN ĐĂNG CẨM VI

HIỆN TRẠNG RỪNG NGẬP MẶN TẠI
HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60 85 0101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HOÀNG CÔNG TÍN

Thừa Thiên Huế, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, tất
cả số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa được người khác
công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào.

Thừa Thiên Huế, năm 2018
Tác giả

Nguyễn Đăng Cẩm Vi



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đến TS. Hoàng
Công Tín, giáo viên Trường Đại học Khoa học, người thầy đã tận tình hướng dẫn
em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Trường Đại học Khoa
học, Phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Sinh học, các thầy cô giáo, bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình đã quan tâm giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các cán bộ của cũng như Ủy ban nhân
dân xã huyện Bình Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi, dành những sự giúp đỡ nhiệt tình
nhất trong thời gian em thực hiện đề tài cũng như khi đi khảo sát thực địa.
Do điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên luận văn không thể tránh
khỏi những khiếm khuyết nhất định, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp
của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các đồng nghiệp quan tâm đến vấn đề
nghiên cứu.


MỤC LỤC
Trang
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

5


CÁC HÌNH ẢNH

Trang

6


BĐKH

Biến đổi khí hậu

HST

Hệ sionh thái

KKT

Khu kinh tế

KCN

Khu công nghiệp

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

ÔTC


Ô tiêu chuẩn

RNM

Rừng ngập mặn

RPH

Rừng phòng hộ

TVNM

Thực vật ngập mặn

UBND

Ủy ban nhân dân

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Rừng ngập mặn (RNM) là nguồn tài nguyên vô cùng quý báu ở vùng ven biển

7


nhiệt đới và á nhiệt đới. Các khu rừng ngập mặn không những cung cấp nguồn lâm
sản có giá trị, mà còn là nơi sống và bãi đẻ quan trọng của nhiều loài động vật ở vùng
ven biển. Trong bối cảnh tai biến thiên nhiên ngày càng khắc nghiệt, RNM đóng vai
trò như một dãy đê xanh tự nhiên giúp ngăn chặn và bảo vệ hiệu quả vùng đất ven

biển trước những tác động của bão nhiệt đới, nước biển dâng và xói lỡ bờ biển.
Trải dài trên nhiều vĩ tuyến và có khí hậu thay đổi từ Bắc đến Nam, hệ sinh
thái RNM Việt Nam được đánh giá có độ đa dạng sinh học cao. Tuy nhiên, RNM là
một hệ sinh thái nhạy cảm với những tác động của con người và thiên nhiên. Trong
đó, dưới sự tác động của các hoạt động phát triển của con người, RNM ở nhiều địa
phương ven biển trong cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng đã và đang
bị suy thoái một cách nhanh chóng, kể cả về số lượng và chất lượng.
Theo thống kê năm 2013, tỉnh Quảng Ngãi chỉ còn khoảng 200 ha rừng ngập
mặn ven biển (Sở TN&MT, 2013). Diện tích rừng ngập mặn vẫn đang ngày càng suy
giảm, diện tích rừng đã giảm đi hơn 30%, so với năm 2002. Những năm gần đây,
các khu vực ven biển thường bị xâm thực của sóng biển, nguồn lợi thủy sản cạn kiệt
dần. Thực vậy, nếu các khu RNM được phục hồi và quản lý hiệu quả sẽ góp phần
quan trọng trong hạn chế tình trạng xâm thực, tăng cường khả năng phòng hộ, và
bảo vệ các hệ sinh thái ven bờ khác.
Bình Sơn là một trong năm huyện, thành phố ven biển của tỉnh Quảng Ngãi.
Diện tích RNM của huyện còn tương đối lớn và phân bố chủ yếu ở các xã Bình
Thuận, Bình Đông, Bình Phước và Bình Dương. Khu RNM này có vai trò trong
việc phòng hộ ven biển, chống xâm nhập mặn và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của địa
phương. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau mà diện tích RNM tại huyện
Bình Sơn đang dần suy giảm nghiêm trọng. Trong đó, có thể đơn cử tác động đến

rừng dừa nước Cà Ninh ở xã Bình Phước, huyện Bình Sơn hiện có tổng diện tích
khoảng 120 ha. Để đáp ứng nhu cầu nước phục vụ sản xuất cho Nhà máy Bột Giấy VNT 19, Công ty Thủy nông Quảng Ngãi đã được cấp phép xây dựng hồ chứa
trên diện tích 85 ha tại địa bàn thôn Phú Long (xã Bình Phước, huyện Bình Sơn).
Theo đó, gần như 50 ha diện tích hồ chứa nằm trong khu vực rừng dừa nước Cà
Ninh. Rừng dừa nước Cà Ninh đang phát triển tốt, có vai trò giữ đất, ngăn nước

8



mặn xâm nhập vào đồng ruộng, nên người dân rất quý và ý thức bảo vệ. Việc phá
bỏ rừng dừa nước làm hồ chứa nước phục vụ hoạt động của Nhà máy đang gây
hoang mang trong cộng đồng địa phương về các hệ lụy môi trường có thể ảnh
hưởng trong tương lai gần. Tuy nhiên, có thể nói đến nay chưa có một công trình
nghiên cứu nào về RNM được thực hiện ở tỉnh Quảng Ngãi nói chung hay huyện
Bình Sơn nói riêng.
Vì vậy, xuất phát từ những thực tiễn trên, đề tài: “Hiện trạng rừng ngập mặn
ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất giải pháp quản lý” được thực hiện
nhằm góp phần cung cấp một số dẫn liệu ban đầu về hiện trạng thành phần loài, đặc
điểm phân bố và công tác quản lý, bảo vệ RNM ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Điều tra hiện trạng rừng ngập mặn ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi nhằm
đề xuất giải pháp quản lý rừng ngập mặn ở địa phương.
2.2. Mục tiêu cụ thê
‒ Thiết lập dữ liệu về cấu trúc thành phần loài RNM tại huyện Bình Sơn;
‒ Đánh giá hiện trạng phân bố diện tích RNM của huyện Bình Sơn;
‒ Đánh giá thực trạng công tác quản lý rừng ngập mặn ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng
Ngãi;
‒ Bước đầu đề xuất một số giải pháp quản lý và phát triển RNM của địa phương.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Hiện trạng RNM tại huyện Bình Sơn gồm: thành phần loài RNM, phân bố
và diện tích RNM;
- Điều tra thực trạng công tác quản lý RNM ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi;
- Nghiên cứu đề xuất được một số giải pháp quản lý và phát triển RNM của
địa phương.

9



Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. VAI TRÒ CỦA RỪNG NGẬP MẶN
1.1.1. Khái niệm về rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn là những quần xã thực vật hình thành ở vùng ven biển và
cửa sông những nơi bị tác động của thủy triều ở vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới. Trên
thế giới có nhiều tên gọi khác nhau về rừng ngập mặn như “rừng ven biển”, “rừng ở
vùng thủy triều” và “rừng ngập mặn” (FAO, 1994). Ở Việt Nam, hầu hết các nhà
khoa học đều thống nhất tên gọi chung là “Rừng ngập mặn” (Ngô Đình Quế và Võ
Đại Hải, 2012).
Theo Phan Nguyên Hồng (1997), các cây ngập mặn sống ở vùng chuyển tiếp
giữa môi trường biển và đất liền, tác động của các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến
phân bố của chúng, cây ngập mặn là những cây gỗ và cây bụi thường xanh, thuộc
nhiều họ không hề có quan hệ thân thuộc với nhau nhưng có những đòi hỏi như
nhau về sinh cảnh. RNM là kiểu thảm thực vật đặc trưng cho vùng ven biển nhiệt
đới và á nhiệt đới.
Theo quan điểm của Hogarth năm 1999 thì Rừng ngập mặn (RNM) được hiểu
là những cây thân gỗ hay cây bụi mà phát triển trong môi trường sống ngập mặn.
1.1.2. Vai trò của rừng ngập mặn.
RNM có vai trò rất lớn đối với tự nhiên và cả đời sống con người.
a) Vai trò đối với tài nguyên và môi trường
- RNM là nơi cư trú và cung cấp nguồn thức ăn cho các quần thể sinh vật cửa
sông, ven biển: Các nhà khoa học đã chứng minh mối liên hệ khăng khít giữa việc
bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn đối với năng suất thủy sản ở vùng ven biển và
ngoài khơi (Pedersen, A. et al. 1996). Mỗi hecta rừng ngập mặn hỗ trợ cho sản lượng
đánh bắt hàng năm khoảng 450kg (Hinrichsen, D. 1998), khoảng 2/3 sản lượng cá
đánh bắt được của thế giới hàng năm có cuộc sống của chúng phụ thuộc vào sự lành
mạnh của các hệ sinh thái ngập nước ven biển (Hinrichsen, D. 1998). Nguồn thức ăn
đầu tiên, phong phú và đa dạng cung cấp cho các loài hải sản là xác hữu cơ thực vật
dạng hạt hoặc còn gọi là mùn bã hữu cơ, đó là sản phẩm của quá trình phân hủy xác


10


thực vật, bao gồm: lá, cành, chồi, rễ,… của các cây ngập mặn. Theo Snedaker (1978),
lượng lá rơi của cây rừng ngập mặn ở Nam Florida là 10.000 - 14.000kg khô/ha/năm.
Kết quả nghiên cứu ở rừng Đước Cà Mau cho thấy năng suất lượng rơi là 9.719,9
kg/ha/năm, riêng lá chiếm 79,71%. Hàng năm rừng Đước Cà Mau cung cấp cho hệ
sinh thái rừng ngập mặn ở đây 8.400 - 12.000kg lá/ha/năm (tính theo trọng lượng
khô) (Nguyễn Hoàng Trí, Phan Nguyên Hồng, 1984).
- Tác dụng phân huỷ chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cửa sông, ven
biển: Nhờ vi sinh vật trong RNM, chất thải từ nội địa chuyển ra được phân hủy,
cung cấp dinh dưỡng cho nhiều loại sinh vật và làm môi trường trong sạch. Vi sinh
vật trong RNM gồm nhiều loại, tiêu biểu là những loại phổ biến sau: nấm men, nấm
sợi và vi khuẩn.
• Nấm sợi: phân giải các hợp chất P khó tan, phân hủy mùn bã cây tại chỗ.
• Nấm men, vi khuẩn: có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế các vi sinh vật
gây bệnh, làm sạch vùng ven biển (Sở TN&MT, 2013).
- RNM giúp điều hoà khí hậu: Các quần xã RNM ven biển là một tác nhân làm
cho khí hậu dịu mát hơn, giảm nhiệt độ tối đa và biên độ nhiệt. RNM ven biển có khả
năng lưu giữ CO2 cao (RNM 15 tuổi giảm được 90,24 tấn CO 2/ha/năm), đồng thời
còn có khả năng cân bằng lượng CO2 và O2 trong khí quyển (Sở TN&MT, 2013)..
- RNM giúp giảm thiểu tác hại của sóng thần, bão, nước biển: RNM có chức
năng chống lại sự tàn phá của sóng thần nhờ hai phương thức khác nhau. Thứ nhất,
khi năng lượng sóng thần ở mức trung bình, những cây ngập mặn vẫn có thể đứng
vững, bảo vệ hệ sinh thái của chính mình và bảo vệ cộng đồng dân cư sinh sống
đằng sau chúng. Có được như vậy là vì các cây ngập mặn mọc đan xen lẫn nhau, rễ
cây phát triển cả trên và dưới mặt đất cộng với thân và tán lá cây cùng kết hợp để
phân tán sức mạnh của sóng thần. Thứ hai, khi năng lượng sóng thần đủ lớn để có
thể cuốn trôi những cánh RNM thì chúng vẫn có thể hấp thụ nguồn năng lượng
khổng lồ của sóng thần bằng cách hy sinh chính mình để bảo vệ cuộc sống con

người. Rễ cây ngập mặn có khả năng phát triển mạnh mẽ cả về mức độ rậm rạp và
sự dàn trải. Khi cây ngập mặn bị đổ xuống thì rễ cây dưới mặt đất tạo ra một hệ
thống dày đặc ngăn cản dòng nước. RNM có khả năng kiểm soát lũ nhờ hệ thống rễ

11


chằng chịt nhiều công dụng và trải rộng (như rễ thở trong không khí giúp cây trao
đổi khí khi triều xuống; rễ chống giúp giữ thân cây thẳng đứng trong điều kiện đất
bùn và chịu tác động của thủy triều).
Nghiên cứu của Yoshihiro Mazda và các cộng sự (Yoshihiro Mazda, 1997) đã
có kết luận rằng, dải rừng ngập mặn 6 tuổi với chiều rộng là 1,5km có thể giảm độ
cao sóng từ 1 mét ở ngoài khơi còn 0,05m khi vào tới bờ. Sự giảm sóng phụ thuộc
vào loài cây rừng ngập mặn, điều kiện thảm thực vật, độ sâu mực nước và điều kiện
sóng xuất hiện (Yoshihiro Mazda, 2006).
Vũ Đoàn Thái (2005) trong công trình “Bước đầu nghiên cứu khả năng chắn
sóng, bảo vệ bờ biển trong bão qua một số kiểu cấu trúc rừng ngặp mặn trồng ven
biển Hải Phòng” đã tiến hành nghiên cứu tác dụng chắn sóng của một số kiểu trạng
thái rừng trồng trong các trận bão số 2, 6, 7 (năm 2005), chỉ tiêu nghiên cứu là hệ số
suy giảm độ cao sóng khi qua các dải rừng ngập mặn. Kết quả nghiên cứu cho thấy
rừng ngập mặn ở Hải Phòng có tác dụng làm giảm đáng kể độ cao sóng trong bão.
Tại thời điểm đó đối với rừng Trang 5 tuổi và 6 tuổi độ rộng 650m, rừng Bần chua 8
- 9 tuổi có độ rộng 920m và 650m độ cao sóng sau rừng giảm từ 77 - 88%. Mức độ
giảm độ cao sóng trong bão khi qua rừng phụ thuộc vào kiểu cấu trúc loại rừng
ngập mặn và hướng sóng chuyền. Tác giả đã kết luận rằng rừng ngập mặn có vai trò
rất lớn làm giảm thiểu tác động phá hủy từ biển do sóng bão.
- RNM giúp hạn chế xâm nhập mặn: Nhờ có RNM mà quá trình xâm nhập
mặn diễn ra chậm và trên phạm vi hẹp, vì khi triều cao, nước đã đã lan toả vào trong
những khu RNM rộng lớn; hệ thống rễ dày đặc cùng với thân cây đã làm giảm tốc
độ dòng triều, tán cây hạn chế tốc độ gió.

- RNM ngăn chặn xói mòn, lắng đọng trầm tích, mở rộng đất liền: Rễ cây
NM chằng chịt, đặc biệt là những quần thể thực vật tiên phong mọc dày đặc có tác
dụng làm giảm vận tốc dòng chảy tạo điều kiện cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn ở
các vùng cửa sông ven biển. Chúng vừa ngăn chặn có hiệu quả hoạt động công phá
bờ biển của sóng, đồng thời là vật cản làm cho trầm tích lắng đọng.
b) Vai trò kinh tế - xã hội
Theo nghiên cứu của một số nhà khoa học trong và ngoài nước thì:

12


- Rừng ngập mặn cung cấp thủy sản: Theo Ronnback (2005), 1 ha RNM đã
cung cấp cho nền kinh tế: 820kg tôm, 86kg cua bể, 1200kg cá, 799kg ốc sò và là
nguồn cung cấp thực phẩm (mật, đường).
- Rừng ngập mặn cung cấp dược phẩm: Trong số các loài cây ngập mặn thì
có tới hơn 21 loài cây RNM dùng để làm thuốc nam chữa bệnh thông thường, chẳng
hạn như vỏ, thân, cành cây Đước có công dụng chữa bỏng và vết thương phần mềm,
hạt muống biển có thể dùng để giảm sốt…
- Rừng ngập mặn cung cấp gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ: Đã từ lâu các loài
thực vật RNM ven biển đã cung cấp cho các vùng ven biển gỗ xây dựng, lá lợp nhà,
thực phẩm, thuốc chữa bệnh, chất đốt, thức ăn gia súc... Chỉ tính tài nguyên lâm sản
ngoài gỗ lớn, RNM cung cấp: 30 loài cây cho gỗ, than, củi; 21 loài cây làm dược
liệu chữa bệnh cho người; 21 loài cây có hoa nuôi ong mật; 14 loài cây cho tanin; 9
loài cây chủ thả cánh kiến đỏ; 24 loài cây cho phân xanh cải tạo đất; 1 loài cây cho
nhựa để sản xuất nước giải khát, đường, cồn (Phạm Văn Ngọt và cộng sự, 2011).
Ngoài ra, một số loài cây dùng trong công nghiệp: libe làm nút chai, cho sợi, làm
giấy, ván ép (Phan Nguyên Hồng và Hoàng Thị Sản, 1983, 1993). Những loài cây
cung cấp gỗ và có trữ lượng lớn như Mắm, Đước, Vẹt. Tùy vùng, điều kiện sinh
thái, kích thước khác nhau mà người dân có cách sử dụng khác nhau như làm cột
kèo, xẻ ván, làm nhà, đóng đồ dùng; trong công nghiệp: làm nút chai, cốt mũ, cho

sợi; gỗ tạp cho vỏ bào làm ván ép, bột giấy; làm ván các loại thuyền đi biển…Có
thể kể đến cây dừa nước rất đặc trưng và phổ biến với nhiều công dụng: lá dừa nước
lợp nhà, làm vách, làm các dụng cụ gia đình như gàu, chổi, lá non để gói bánh;
cuống lá làm phao lưới đánh cá, vỏ ngoài cuống lá làm vật cách điện; sợi đập từ
cuống, bẹ lá làm dây thừng, dây chão bền, chịu mặn…
- RNM ven biển còn là nơi sinh kế của một bộ phận dân cư vùng ven biển
sống gần rừng như khai thác gỗ, củi, lá, cành cây RNM; khai thác các loài thủy sản
đặc biệt như tôm, cua… trong rừng ngập mặn để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống và
mưu sinh hàng ngày.
- RNM còn mang lại thu nhập cho hoạt động du lịch sinh thái. Tại Việt Nam
những năm gần đây khách du lịch có xu hướng tìm đến tham quan, nghiên cứu các

13


khu RNM và nguồn lợi ngành du lịch thu được cũng tăng lên. Một số địa điểm du
lịch thu hút khách du lịch như RNM Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh), RNM Vàm
Sát (thành phố Hồ Chí Minh), RNM hòn Bảy Cạnh – Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng
Tàu), RNM ven biển An Thạnh Nam (Sóc Trăng).
Như vậy, RNM là hệ sinh thái rất có ý nghĩa về kinh tế - xã hội.
c) Về ý nghĩa khoa học
RNM là một hệ sinh thái rừng đặc biệt chỉ có ở bờ biển vùng nhiệt đới. RNM
là nơi gặp gỡ giữa hệ sinh thái biển và hệ sinh thái trên đất liền. Đây là một hệ sinh
thái rừng có tính đa dạng sinh học rất cao kể cả về thành phần loài thực vật và động
vật biển, nước lợ, bãi lầy cho đến động vật bò sát, thú rừng, chim. Do đó RNM rất
có giá trị để nghiên cứu khoa học.
1.2. TỔNG QUAN VỀ RỪNG NGẬP MẶN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
VIỆT NAM
1.2.1. Rừng ngập mặn trên thế giới
RNM được giới hạn từ vĩ độ 30°N và 30°S. Phía bắc giới hạn bởi Nhật Bản

(31°22’ N) và Bermuda (32°20’N). Phía nam giới hạn bởi New Zealand (38°03’S)
và Australia (38°45’S) và bờ tây của Nam Phi (32°59’S) (Spalding, 1997). RNM
thường mở rộng về phía bờ biển ấm phía đông của Châu Mĩ và Châu Phi hơn là về
phía bở biển lạnh phía tây. Sự khác biệt này xảy ra do sự phân bố của các dòng
nóng, lạnh đại dương (Trần Thị Tú và Lê Anh Tuấn, 2013), (hình 1.1).

14


Extent (ha)

0

1 001 – 10 000

500 001 – 1 000 000

1 – 100

10 001 – 100 000

1 000 001 – 2 000 000

101 – 1 000

100 001 – 500 000

2 000 001 – 3 000 000

Hình 1.1. Bản đồ phân bố RNM trên thế giới

Nguồn: Trần Thị Tú và Lê Anh Tuấn, 2013
Theo bản đồ, diện tích RNM lớn nhất là ở khu vực Indonesia, tiếp theo là
Châu Úc, Mĩ, Ấn Độ, Colombia, Việt Nam.
Trong đó 5 quốc gia Indonesia, Australia, Nigeria, Mexico, Brazil chiếm
45% tổng diện tích toàn thế giới và chiếm 68% tổng diện tích RNM thế giới (Trần
Thị Tú và Lê Anh Tuấn, 2013).

15


Hình 1.2. Biêu đồ phân bố RNM trên thế giới
(Nguồn: FAO, 2005)
Ấn Độ - Malaysia được xem là hai khu vực có nhiều loài cây ngập mặn
phong phú có chất lượng. Các cây gỗ có chất lượng nhất là Đước, Vẹt, Bần, Dà.
RNM phong phú nhất ở Đông Nam Á là Malaysia, Thái Lan, Việt Nam vì
nơi đây mưa lớn, nhiều phù sa, ít sóng gió.
Khi nghiên cứu RNM, Tomlinson (1986) phân chia các quần xã RNM làm
hai nhóm có thành phần loài cây khác nhau. Nhóm phía đông tương ứng với vùng
Ấn Độ-Thái Bình Dương với số loài đa dạng và phong phú. Nhóm phía tây gồm bờ
biển nhiệt đới châu Phi, châu Mỹ ở cả Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Số loài
ở đây ít chỉ bằng 1/5 ở phía Đông (Spalding và cs, 1997). Các loài chủ yếu là Đước
đỏ (Rhizophora mangle), Mắm (Avicennia germinans). Tuy nhiên kích thước của
một số loài cây lại lớn hơn nhóm phía Đông, ví dụ như ở Brazin Đước đỏ cao trên
50m và ở Ecuado loài này cao trên 60 m.

16


Bảng 1.1. Diện tích rừng ngập mặn trên thế giới
Diện tích rừng ngập mặn (km2)


Tỷ lệ (%)

Nam và Đông Nam Á

75.173

41,5

Austrailia

18.789

10.4

Châu Mỹ

49.096

27.1

27.999,5

15.5

Đông Phi và Trung Đông

10.024

5.5


Tổng cộng

181.077

100

Vùng

Tây Phi

(Nguồn: Spalding, Blasco, Field, 1997)
Hiện nay bất chấp những nỗ lực phục hồi ở một số nước thì diện tích RNM
vẫn đang mất dần với tốc độ gấp 3 - 4 lần so với rừng trên đất liền (35.500 km 2 diện
tích RNM trên thế giới bao gồm cả đất liền và ngoài biển đã bị mất từ năm 1980).
Nghiên cứu đánh giá về RNM mới đây của FAO, với tiêu đề là “Rừng ngập
mặn thế giới 1980 – 2005”, đã cho biết tổng diện tích RNM đã giảm từ 18,8 triệu ha
năm 1980 xuống còn 15,2 triệu ha năm 2005. Tuy nhiên có sự chậm lại trong tỷ lệ
mất RNM: từ khoảng 187.000 ha bị phá huỷ hàng năm trong những năm 1980 thì
trong giai đoạn 2000 - 2005 chỉ còn 102.000 ha mỗi năm, điều này đã phản ánh sự
nâng cao nhận thức về giá trị của HST RNM.
Trong 3 thập kỷ qua, có đến 1/5 RNM của thế giới đã biến mất, mặc dù tốc
độ phá RNM đã giảm 0,7% hàng năm. Nguy cơ tiếp tục nuôi tôm ồ ạt và phá hủy
cảnh quan ven biển thì có thể gây ra sự đe dọa về kinh tế cũng như môi trường sinh
thái. Nghiên cứu ước lượng mỗi hecta RNM sẽ tạo ra nguồn thu từ 2000 - 9000
USD nhiều hơn so với lợi nhuận từ việc nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp và du
lịch. Đây là nguyên nhân khiến Liên hợp quốc lo ngại RNM biến mất ngày càng
nhiều (Nguyễn Hoàng Trí, 2011).
Châu Phi, Bắc và Trung Mỹ là những khu vực bị suy giảm đáng kể diện tích
RNM với con số mất mát tương ứng là 690.000 và 510.000 ha rừng trong vòng 25

năm qua. Châu Á gánh chịu sự mất RNM lớn nhất từ năm 1980, với hơn 1,9 triệu
ha bị tàn phá, chủ yếu do những thay đổi trong việc sử dụng đất đai.

17


Cấp quốc gia, Indonesia, Mexico, Madagasca, Pakistan, Papua New Guinea
và Panama là những nước có diện tích rừng bị mất lớn nhất trong những năm 1980.
Tổng diện tích rừng bị mất ở những nước này là khoảng 1 triệu ha tương đương với
diện tích Jamaica. Nhưng trong những năm 1990, Panama và Pakistan đã thành
công trong việc giảm tỷ lệ mất RNM. Ngược lại Madagasca, Malaysia và Việt Nam
lại trải qua thời kỳ phá rừng tăng lên và nằm trong số 5 quốc gia đứng đầu về diện
tích rừng bị mất trong thập niên 1990 và giai đoạn 2000-2005. Báo cáo của FAO
cũng cho rằng Nigeria, Indonesia, Autralia, Brazil và Mexico có tổng diện tích
RNM chiếm 50% tổng diện tích RNM trên toàn thế giới.
Liên Hiệp Quốc ước tính các loài ngập mặn liên quan đến 30% tổng thu nhập
ngành đánh bắt cá và gần 100% của ngành đánh bắt tôm ở Đông Nam Á. RNM và
các loài liên quan tại Queensland (Úc) được cho là tạo nên 75% thu nhập ngành thủy
sản thương mại. Khía cạnh lâm nghiệp của RNM cũng rất quan trọng về kinh tế. Cây
thân gỗ mọc dày đặc, khả năng chống thấm và mối mọt cao. "Điều hiếm có là nó cho
năng suất cao nên bạn có thể thu hoạch quay vòng liên tục" (Lưu Đức Hải, 2009).
Như vậy có thể thấy rằng, HST RNM trên thế giới phân bố không đồng đều,
những nơi tập trung nhiều RNM thường có khí hậu và địa hình thuận lợi. Tốc độ
suy thoái RNM cũng khác nhau tại các nơi trên thế giới. Những tổn thất phần lớn
đều do các hoạt động của con người như khai thác gỗ và sản xuất củi đốt (Walsh,
1974; Hussein, 1995; Semesi, 1998), cải tạo nuôi trồng thuỷ sản và xây dựng hồ
muối (Terchunian và cộng sự, 1986; Primavera, 1994). Khai thác, ô nhiễm và đắp
đập ngăn sông đã làmthay đổi mức độ mặn của nước (Lewis, 1990; Wolanski,
1992).Các sự cố tràn dầu đã ảnh hưởng đáng kể rừng ngập mặn trong vùng biển
Caribe (Ellison và Farnsworth 1996), tuy nhiên ít có các tài liệu đề cập tới vấn đề

này trên thế giới (Burns và cộng sự, 1994).
Những tổ chức về môi trường và HST trên thế giới cũng đang rất nỗ lực
trong việc bảo vệ và ngăn chặn sự suy thoái RMN. Tuy nhiên để phát triển và sử
dụng bền vững HST RNM cần có sự chung tay của cả cộng đồng cũng như ý thức,
trách nhiệm của mỗi con người trên trái đất này.
1.2.2. Rừng ngập mặn ở Việt Nam
1.2.2.1. Phân bố rừng ngập mặn

18


Việt Nam với bờ biển dài 3.260 km, hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo nên
sự phong phú và đa dạng về HSTRNM. Dựa vào các yếu tố địa lý, khảo sát thực địa
và ảnh viễn thám một số năm, Phan Nguyên Hồng (1991) đã chia RNM Việt Nam
ra làm 4 khu vực và 12 tiểu khu (Hình 1.3).
Khu vực I: Ven biển Đông Bắc, từ mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn.
Trong khu vực này có 3 tiểu khu phân bố RNM được xác định như sau:
Tiểu khu 1: Từ Móng Cái đến Cửa Ông;
Tiểu khu 2: Từ Cửa Ông đến Cửa Lục;
Tiểu khu 3: Từ Cửa Lục đến Đồ Sơn.
Khu vực I có điều kiện địa hình thuận lợi cho sự hình thành RNM nhờ có các
quần đảo ở vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long đã hạn chế tác hại của gió mùa
Đông Bắc và bão gây sóng lớn. Các sông chính có độ dốc cao, dòng chảy mạnh đưa
phù sa lắng đọng trong các vịnh và cửa sông giúp cho một số loài cây ngập mặn
định cư ở các bãi triều. Lượng mưa lớn và kéo dài trong nhiều tháng giúp cây sinh
trưởng tốt, đặc biệt là thời gian tái sinh.
Khu vực này có hệ thực vật ngập mặn tương đối phong phú, những loài cây
ưu thế là Mắm biển (Avicennimarina), Đâng (Rhizophora stylosa), Trang (Kandilia
obovata), Sú (Aegiceras corniculatum), Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza). Trên đất
chỉ bị ngập khi triều cao có hai loài cây ưu thế là Giá (Excoecaria agallocha) và Côi

(Scyphiphora hydrophyllacea). Ở vùng nước lợ có Bần chua (Sonneratia
caseolaris). Theo Phan Nguyên Hồng (1999) ở khu vực này có 18 loài chủ yếu và
36 loài cây tham gia RNM. Hai loài cây ngập mặn, một dạng cây bụi là cây Chọ
(Myoporum bontioides) và một dạng cây mọng nước thân cỏ là Hếp Hải Nam
(Scaevola hainamense) di cư từ đảo Hải Nam (Trung Quốc) chỉ phân bố ở khu vực
này, không bắt gặp ở những khu vực khác.
Khu vực II: Ven biển Đồng bằng sông Hồng, từ Đồ Sơn đến Lạch Trường.
Khu vực này được chia ra thành 2 tiểu khu:
Tiểu khu 1: Từ Đồ Sơn đến cửa sông Văn Úc;
Tiểu khu 2: Từ cửa sông Văn Úc đến Lạch Trường.
Khu vực này là nơi bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình,

19


với hệ thống sông ngòi dày, độ dốc nhỏ, lưu lượng nước lớn tạo ra nhiều bãi triều
rộng, giàu phù sa thuận lợi cho những loài cây ưa nước lợ. Nhưng do địa hình trống
trải nên chịu nhiều tác động trực tiếp của áp thấp nhiệt đới và bão từ Biển Đông và
gió mùa đông bắc gây sóng lớn. Về mùa bão có mưa lớn kết hợp với triều cường
nên trong điều kiện tự nhiên RNM gồm những loài ưa nước lợ như Ô rô (Acanthus
ilicifolius), Trang (Kandelia candel), Sú (Aegiceras corniculatum) phân bố từ cửa
sông trở vào.
Theo kết quả điều tra của Phan Nguyên Hồng và cộng sự (2004) khu vực này
có khoảng 11 loài cây ngập mặn chủ yếu, 34 loài cây ngập mặn tham gia. Trong khu
vực này có khu RAMSAR Xuân Thuỷ đã được nâng cấp thành vưòn Quốc gia vào
năm 2003.
Khu vực III: Ven biển Trung Bộ, từ mũi Lạch Trường đến mũi Vũng Tàu.
Khu vực này được chia ra 3 tiểu khu:
Tiểu khu 1: Từ Lạch Trường tới mũi Ròn;
Tiểu khu 2: Từ mũi Ròn đến đèo Hải Vân;

Tiểu khu 3: Từ đèo Hải Vân đến Vũng Tàu.
Điều kiện địa hình ở khu vực này không thuận lợi do dòng sông ngắn, dốc,
lượng phù sa ít, có nhiều nơi núi đá chạy dọc theo bờ biển, độ dốc lớn, thời kỳ có
bão mưa lớn kéo dài gây ra lũ lụt, kết hợp với triều cường và nước biển dâng. Do đó
dọc bờ biển không có RNM, những dải RNM hẹp nằm trong các cửa sông, ven các
đầm, đầm phá. Do có sự khác nhau về khí hậu, từ đèo Hải Vân ra phía Bắc chịu ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh về mùa đông nên chỉ có các loài cây ngập mặn
chịu lạnh tồn tại (thành phần giống khu vực I). Từ Đà Nẵng trở vào thành phần thay
đổi, có nhiều loài từ phía Nam chuyển ra như Đước (Rhizophora apiculata), Đưng
(Rhizophora mucronata), Mắm lưỡi đòng (Avicennia officinalis)… Một số loài phổ
biến ở miền Bắc như Đâng, Sú, Trang… phân bố rải rác.
Khu vực IV: Ven biển Nam Bộ, từ mũi Vũng Tàu đến mũi Nải (Hà Tiên).
Khu vực này được chia thành 4 tiểu khu:
Tiểu khu 1: Từ Vũng Tàu đến cửa sông Soài Rạp (ven biển Đông Nam Bộ);
Tiểu khu 2: Từ cửa sông Soài Rạp đến cửa sông Mỹ Thanh (ven biển Đồng

20


bằng sông Cửu Long);
Tiểu khu 3: Từ cửa sông Mỹ Thanh đến cửa sông Bảy Háp (tây nam bán đảo
Cà Mau);
Tiểu khu 4: Từ cửa sông Bảy Háp tới mũi Nải (Hà Tiên).
Trong khu vực này, nhờ có hai hệ thống sông dài, rộng là hệ thống sông Sài
Gòn - Đồng Nai và các nhánh sông Cửu Long chảy qua vùng đồng bằng rộng lớn
nên lượng phù sa phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển
RNM. Khu vực này có 32 loài cây ngập mặn chủ yếu, 42 loài cây ngập mặn tham
gia. Những loài cây ưu thế ở khu vực này là Mắm trắng (Avicennia alba) và Bần
trắng (Sonneratina alba), loài cây tiên phong ở bãi triều mới hình thành, Mắm lưỡi
đòng ((Avicennia officinalis), trên đất ổn định có Dà vôi (Ceriops tagal), Đước đôi

(Rhizophora apiculata), còn trên đất cao ít ngập triều là Giá (Excoecaria aglalocha)
và chà là (Phonix paludosa). Ở vùng nước lợ có Dừa nước (Nypa fruticans), Bần
chua (Sonneratia caseolaris) và hai loài thân thảo là Ô rô và Mái dầm
(Cryptocoryne ciliata) tạo thành tầng thực vật dưới tán (Phan Nguyên Hồng, 1993).

21


Hình 1.3. Bản đồ các khu phân bố rừng ngập mặn dọc ven biên Việt Nam
(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn)
1.2.2.2. Diện tích rừng ngập mặn
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về thảm thực vật ở vùng đất ngập
nước nói chung và hệ sinh thái rừng ngập mặn nói riêng đã được các nhà khoa học

22


nghiên cứu từ những năm 1943. Theo Maurand tổng diện tích rừng ngập mặn ở Việt
Nam vào năm 1943 là 400.000 ha. Theo dự án “Đánh giá tài nguyên rừng nhiệt đới”
do FAO và UNEP thực hiện đã công bố diện tích rừng ngập mặn của Việt Nam năm
1965 là 320.000 ha (FAO, UNEP, 1981).
Năm 1971, S.Granich, Kelly và Nguyễn Hữu Ninh, trong tài liệu báo cáo về
sự ấm lên toàn cầu và Việt Nam cho biết diện tích rừng ngập mặn Việt Nam còn
295.877 ha.
Năm 1983, Phan Nguyên Hồng và Hoàng Thị Sản trong cuốn “Rừng ngập
mặn Việt Nam” công bố rừng ngập mặn Việt Nam có diện tích 252.500 ha. Kết quả
này củng giống với kết quả công bố của M.L.Wilkie và cộng sự (2003) trong báo
cáo “Sự thay đổi diện tích rừng ngập mặn thế giới”.
Năm 1987, theo kết quả của M.D.Spalding, F.Blasco và C.D.Field, thuộc tổ
chức hệ sinh thái rừng ngập mặn thế giới (ISME) rừng ngập mặn Việt Nam có diện

tích 272.300 ha.
Năm 1991, Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam công bố diện tích rừng
ngập mặn Việt Nam là 260.000 ha.
Năm 1995, các tác giả G.Kelleher, C.Bleakley và S.Well đã báo cáo diện tích
rừng ngập mặn Việt Nam hiện có 200.000 ha.
Năm 1996, tại hội nghị cấp vùng ECOTONE V: Sự tham gia của cộng đồng
bảo tồn, sử dụng bền vững và phục hồi rừng ngập mặn ở Đông Nam Á. Trong báo
cáo của Mai Sĩ Tuấn về “Xây dựng chiến lược quản lý rừng ngập mặn ở Việt Nam”
đã ghi nhận diện tích rừng ngập mặn Việt Nam đến năm 1996 có 154.000 ha.
Theo kết quả kiểm kê rừng toàn quốc (theo Quyết định số 03/2001/QĐ/TTg
của Thủ tướng chính phủ ký ngày 5/1/2001) diện tích RNM Việt Nam tính đến ngày
21/12/1999 là 156.608ha. Trong đó diện tích RNM tự nhiên là 59.732ha chiếm
38,1% và diện tích RNM trồng là 96.876ha chiếm 61,95%. Trong số diện tích RNM
trồng ở Việt Nam, rừng Đước (Rhizophora apiculata) trồng chiếm 80.000ha
(82,6%) còn lại 16.876ha là rừng trồng Trang (Kandelia obovata), Bần chua
(Sonneratia caseolaris) và các loại cây ngập mặn trồng khác (17,4%) (Viện Điều tra
Quy hoạch Rừng, 2001).

23


Theo Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2005) tính đến tháng 12/2001 thì Việt Nam
có tổng diện tích RNM khoảng 155.290ha, chênh lệch so với số liệu kiểm kê rừng
toàn quốc tháng 12/1999 (156.608ha). Trong đó diện tích RNM tự nhiên chỉ có
32.402ha chiếm 21%, diện tích RNM trồng 122.892ha chiếm 79%.
Rừng ngập mặn phân bố khá đồng đều trải dài suốt từ Bắc vào Nam xuyên
suốt ven biển. Ở ven biển đồng bằng Bắc Bộ cũng có những dải RNM trồng từ
những năm đầu thế kỷ 20, nhưng vào cuối thế kỷ này hầu hết RNM bị phá để trồng
cói xuất khẩu rồi chuyển sang nuôi tôm. Từ năm 1994 đến nay, nhờ sự hỗ trợ của
Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch (DRC) và JRC nên một diện tích khá lớn RNM phục

hồi và trồng thêm. Khu Đông Bắc (Quảng Ninh) vào những năm 60 của thế kỷ 20
có khoảng 20.000 ha. Do quan niệm của lãnh đạo địa phương cho các dải RNM
dạng bụi thấp không phải là rừng mà là đất hoang, nên tình trạng phá RNM bừa bãi
để lấy đất sản xuất nông nghiệp, làm ruộng muối và đặc biệt là làm đầm tôm đã làm
suy thoái và thu hẹp mạnh diện tích. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Quảng Ninh (2001) thì ở 9 huyện ven biển và hải đảo, từ 1998 đến
2003 đã có 2.375 ha chuyển sang nuôi tôm và 134 ha ở thành phố Hạ Long dành
cho xây dựng.
Từ thế kỷ 20, ở Cà Mau - nơi có diện tích RNM lớn nhất Việt Nam, hầu hết
RNM được xếp vào loại rừng sản xuất và khai thác luân kỳ (25 - 30 năm). Sản phẩm
chính là gỗ xây dựng, than Đước, Vẹt, Tanin và củi. Trong chiến tranh hoá học của
Mỹ (1962 - 1969) hơn 150.000 ha RNM ở Nam Bộ đã bị huỷ diệt (Phan Nguyên
Hồng và cộng sự, 1997). Vào những năm 80, khi phong trào nuôi tôm xuất khẩu phát
triển mạnh, RNM ở miền Nam đã bị chuyển đổi thành các đầm tôm. Theo tiêu chí
của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tỷ lệ diện tích giữa nuôi tôm và rừng là
30% tôm, 70% rừng. Nhưng trên thực tế, tỷ lệ này không được đảm bảo, diện tích
nuôi tôm đang ngày càng tăng và diện tích rừng thì đang có xu hướng giảm.
Diễn biến rừng ngập mặn qua các năm từ năm 1943 đến năm 2000, diện tích
rừng ngập mặn suy giảm nghiêm trọng. Năm 1943 diện tích RNM là 408.500 ha
đến năm 1962 còn 290.000 ha giảm gần 100.000 ha (Hình 1.3). Như vậy diện tích
RNM liên tục suy giảm trong hơn nửa thể kỷ qua. Các nguyên nhân chính là do

24


chiến tranh với việc quân địch sử dụng nhiều loại chất hóa học để hủy diệt các cánh
rừng, bom, mìn làm diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng. Sau khi kết thúc chiến
tranh, thì việc phá RNM và đắp bờ kè làm đầm nuôi trồng thủy sản ngăn cản sự lưu
thông nước mặn làm chết RNM xảy ra khá phổ biển tại hầu hết các tỉnh có RNM
trong toàn quốc. Gió bão, sóng biển tàn phá rừng làm sạt lở. Tại nhiều điểm ven

biển hiện tượng sạt lở do sóng biển, hải lưu đặc biệt là do ảnh hưởng của bão đã làm
bật gốc cây RNM nhất là rừng mới trồng, rừng trồng bằng trụ mầm. Vấn đề ô nhiễm
môi trường cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến diện tích RNM, do việc thải
các chất rắn, chất lỏng trong sinh hoạt, sản xuất, một số lượng lớn phân hóa học,
thuốc trừ sâu dư thừa trong nông nghiệp đã đổ vào sông rạch ảnh hưởng xấu đến
RNM. Ngoài ra còn các nguyên nhân khác như việc khai thác gỗ, củi và tài nguyên
thủy sản trong RNM quá mức, chưa có chính sách tạo động lực thu hút người dân
và cộng đồng địa phương tham gia vào việc bảo vệ và phát triển RNM...
Từ năm 2000 diện tích rừng đã có chuyển biến tích cực, diện tích rừng ngập
mặn tăng do việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền về vai trò và ý nghĩa của HST
RNM nên hiểu biết của người dân được nâng lên và chính sách của nhà nước về
quản lý RNM hợp lý, sự quan tâm của các tổ chức quốc tế...

Hình 1.4. Diện tích rừng ngập mặn của Việt Nam qua các năm
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008)

25


×