ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
LÊ THỊ BÍCH THÚY
TÌM HIỂU KỸ NĂNG TÌM KIẾM VÀ SỬ DỤNG
THÔNG TIN Y TẾ ĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊN
NGÀNH Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG
Người hướng dẫn luận văn:
PGS. TS NGUYỄN HOÀNG LAN
Huế, Năm 2018
Lời cảm ơn
Để hoàn hành được đề tài này, trước
hết, tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám
Hiệu nhà trường, phòng Đào tạo đại học,
phòng Công tác sinh viên, khoa Y tế công
cộng, các bộ môn cùng toàn thể thầy, cô
giáo Trường Đại học Y Dược Huế đã tận tình
giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
qua.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến giảng viên hướng dẫn PGS.TS.
Nguyễn Hoàng Lan đã tận tình chỉ bảo và
tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến sự giúp đỡ nhiệt tình và hợp tác của
sinh viên ngành bác sĩ y đa khoa và bác sĩ y
học dự phòng Trường Đại học Y Dược Huế
trong quá trình khảo sát và thu thập số liệu.
Xin chân thành cám ơn!
Huế, tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Lê Thị Bích Thúy
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong luận văn là trung thực, chính xác và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có gì sai sót tôi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả
Lê Thị Bích Thúy
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KNYTĐT
Kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin y tế điện tử
NCBI
National Center for Biotechnology Information
(Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia)
TĐYTĐT
Thang đo kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin y tế điện tử
VHSK
Văn hóa sức khỏe
VHSKĐT
Văn hóa sức khỏe điện tử
WHO
World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
6
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển mạng điện tử (internet) và công nghệ kỹ thuật số,
nguồn thông tin điện tử ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong việc tiếp cận
thông tin y tế và chăm sóc sức khoẻ [33], [57]. Tìm kiếm và sử dụng thông tin y tế
điện tử là lĩnh vực đang nổi lên với sự kết hợp của chăm sóc sức khỏe qua mạng
điện tử (internet healthcare) và Y tế công cộng [4] và trở thành một chủ đề được
quan tâm trong lĩnh vực văn hóa sức khỏe từ đầu thế kỷ 21 [33]. Hội nghị sức khỏe
cộng đồng hướng đến năm 2020 của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (US
Department of Health and Human Services) đã nâng tầm quan trọng của việc sử
dụng các nguồn thông tin điện tử bằng cách thiết lập nhiều mục tiêu liên quan đến
tăng cường văn hóa sức khoẻ trong môi trường điện tử; bao gồm tăng số trang web
chất lượng về sức khoẻ, số người tìm kiếm thông tin y tế trực tuyến và số người báo
cáo tiếp cận thông tin y tế thuận lợi [69].
Theo Trung tâm nghiên cứu Pew, có 80% số người truy cập để tìm kiếm thông
tin y tế trực tuyến trong số 59% người trưởng thành sử dụng mạng điện tử. Điều này
khiến thông tin y tế trở thành lĩnh vực phổ biến thứ ba được tìm kiếm trên web (sau
sử dụng thư điện tử - mail và truy cập vào các công cụ tìm kiếm) [27], [28], [75].
Tìm kiếm thông tin y tế trực tuyến cũng có thể là một phương pháp thay thế cho các
phương pháp truyền thống để thu thập thông tin về sức khoẻ [10].
Việc sử dụng các nguồn lực điện tử trong lĩnh vực y sinh học của sinh viên và
giảng viên cũng đã tăng lên [38], [57]. Tuy nhiên, khi đối mặt với một môi trường
giàu thông tin như vậy, một số sinh viên cảm thấy hoang mang trong đại dương
thông tin y tế [9], [53], điều này còn phức tạp hơn khi họ thiếu kỹ năng kiểm tra
chất lượng thông tin có sẵn trên mạng điện tử [9]. Do đó, việc truy xuất, đánh giá và
thẩm định thông tin y tế điện tử hết sức quan trọng; sinh viên y khoa và kể cả các
bác sĩ cần có kỹ năng phù hợp để sử dụng hiệu quả nguồn lực y tế điện tử vào việc
học tập và ra quyết định [38], [57].
7
Gần đây, đã có các nghiên cứu khảo sát về kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông
tin y tế điện tử ở sinh viên đại học. Kết quả đã chỉ ra rằng hầu hết sinh viên đại học
không có đủ kỹ năng để tìm kiếm, định vị và/ hoặc đánh giá các nguồn thông tin y
tế [33]. Kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin y tế điện tử là một lĩnh vực quan
trọng đối với sinh viên y khoa [33], [63], tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy khả
năng này của sinh viên y khoa hãy còn thấp [22], [33], [37], [62].
Để có thể cung cấp những bằng chứng về kỹ năng tìm kiếm và sử dụng các
nguồn lực y tế điện tử của sinh viên ngành Y ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Thừa
Thiên Huế nói riêng, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “TÌM HIỂU KỸ NĂNG TÌM
KIẾM VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN Y TẾ ĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊN NGÀNH Y
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ” với các mục tiêu:
1. Đánh giá kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin y tế điện tử của sinh viên
ngành Y Trường Đại học Y Dược Huế.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin
y tế điện tử ở đối tượng nghiên cứu.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA SỨC KHỎE (HEALTH LITERARY)
Thực tế có nhiều định nghĩa về văn hóa sức khỏe (VHSK), mỗi định nghĩa lại
đưa ra quan điểm khác nhau [56]. Trong số đó, có thể kể đến một số định nghĩa
được chấp nhận rộng rãi như:
Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (AMA) định nghĩa: “Văn hóa sức khỏe là một tập
hợp các kỹ năng, bao gồm những kỹ năng cơ bản như đọc và tính toán cần thiết để
hoạt động trong môi trường chăm sóc sức khỏe” [8].
Viện Y học Hoa Kỳ (IOM) định nghĩa, “Văn hóa sức khỏe là mức độ năng lực
của mỗi cá nhân về đánh giá, phân tích và hiểu các thông tin và dịch vụ y tế cơ bản
cần thiết để đưa ra quyết định y tế thích hợp” [36].
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), “Văn hóa sức khỏe là các kỹ năng nhận thức
và kỹ năng xã hội, trong đó xác định các động lực và khả năng của cá nhân để tiếp cận,
hiểu và sử dụng thông tin theo cách thúc đẩy và duy trì trạng thái sức khỏe tốt” [51].
Sorensen K. (2012) đã đưa ra khái niệm mới và bao quát nhất về VHSK:
Văn hóa sức khỏe có liên quan với hiểu biết và bao gồm những khả năng, kỹ năng,
kiến thức và động lực của mỗi người để tiếp cận, hiểu, đánh giá và áp dụng các
thông tin y tế trong những trường hợp khác nhau, hình thành nhận định, đưa ra
những quyết định trong sử dụng hệ thống y tế, dự phòng bệnh tật và nâng cao sức
khỏe nhằm duy trì hoặc cải thiện chất lượng cuộc sống trong suốt cuộc đời [61].
Mô hình văn hóa sức khỏe có cốt lõi là các phương thức của mỗi cá nhân liên
quan đến quá trình tiếp cận, hiểu biết, đánh giá và áp dụng các thông tin y tế. Trong
đó, tiếp cận đề cập đến khả năng tìm kiếm và thu nhận được thông tin y tế; hiểu biết
đề cập đến khả năng hiểu các thông tin về sức khỏe đã được tiếp cận; đánh giá mô
tả khả năng giải thích, chọn lọc, thẩm định và đánh giá thông tin y tế đã hiểu và áp
dụng đề cập đến khả năng giao tiếp và sử dụng thông tin để đưa ra quyết định nhằm
9
duy trì và cải thiện sức khỏe [34]. Mỗi phương thức đại diện cho một khía cạnh
quan trọng của VHSK, đòi hỏi khả năng nhận thức của cá nhân và phụ thuộc vào
chất lượng của các thông tin cung cấp [44]. Văn hóa sức khỏe bao gồm 3 nội dung:
chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh, nâng cao sức khỏe.
Cùng với sự gia tăng đáng kể các mối quan tâm và nhận thức về VHSK kết
hợp với sự bùng nổ công nghệ điện tử, những nghiên cứu thực nghiệm ngày càng
nhân rộng đã phát triển và đề xuất một khái niệm mới, văn hóa sức khỏe điện tử
(eHealth literacy).
1.2. TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA SỨC KHỎE ĐIỆN TỬ (EHEALTH LITERACY)
1.2.1. Khái niệm văn hóa sức khỏe điện tử (eHealth literacy)
Văn hóa sức khỏe điện tử (VHSKĐT) hay còn gọi là kỹ năng tìm kiếm và sử
dụng thông tin y tế điện tử (KNYTĐT) là một lĩnh vực mới và được xem là sự
phát triển của VHSK trong kỷ nguyên số [11]. Thành phần 'e' trong văn hóa sức
khỏe điện tử (eHealth literacy) được xem là sự hiểu biết về kỹ thuật số, không chỉ
đại diện cho thuật ngữ điện tử (electronic), mà nhằm nhấn mạnh khả năng sử dụng
các công nghệ điện tử và kĩ thuật số để thu thập, quản lý và sử dụng hiệu quả
thông tin y tế. Điều này chính là điểm khác biệt giữa văn hóa sức khỏe điện tử và
văn hóa sức khoẻ [11].
Một số định nghĩa phổ biến về VHSKĐT:
Eng (2001) đã định nghĩa: "Văn hóa sức khỏe điện tử (eHealth literacy) là việc
sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là mạng điện tử trong
chăm sóc sức khoẻ nhằm cải thiện sức khoẻ" [25].
Theo Norman và Skinner (2006) "Văn hóa sức khỏe điện tử (eHealth literacy)
là khả năng tìm kiếm, tìm thấy, hiểu và đánh giá thông tin sức khoẻ từ các nguồn
lực điện tử và áp dụng các kiến thức thu được để xem xét hoặc giải quyết vấn đề
sức khoẻ" [49].
Koss (2011) đã định nghĩa văn hóa sức khỏe điện tử (eHealth literacy) là khả
năng của con người (trực tiếp hoặc với sự hỗ trợ) sử dụng máy tính và các công
10
nghệ truyền thông khác để tìm, đọc và hiểu thông tin sức khoẻ nhằm đưa ra các
quyết định cá nhân [11].
Chan và Kaufman (2011) thừa nhận rằng văn hóa sức khỏe điện tử (eHealth
literacy) liên quan đến "những kỹ năng và kiến thức cần thiết để tương tác hiệu
quả với các công cụ y tế dựa trên công nghệ". Theo đó, mức độ sử dụng các tài
nguyên y tế trên mạng điện tử phụ thuộc vào các kỹ năng mà một cá nhân có.
Chúng bao gồm kỹ năng thu thập thông tin cũng như việc hiểu đầy đủ các khái
niệm về sức khoẻ [18].
Gilstad (2014) đã đề xuất văn hóa sức khỏe điện tử (eHealth literacy) là khả
năng nhận diện và xác định vấn đề sức khoẻ, để trao đổi, tìm kiếm, hiểu, đánh giá
và áp dụng công nghệ thông tin tốt trong bối cảnh văn hoá, xã hội và tình huống; và
sử dụng kiến thức một cách nghiêm túc để giải quyết vấn đề sức khoẻ [32].
Theo Bautista (2015), văn hóa sức khỏe điện tử (eHealth literacy) liên quan
đến sự tương tác giữa các yếu tố cá nhân và xã hội trong việc sử dụng các công
nghệ kỹ thuật số để tìm kiếm, thu nhận, hiểu, đánh giá, truyền đạt và áp dụng thông
tin sức khoẻ trong tất cả các bối cảnh chăm sóc sức khoẻ với mục đích duy trì hoặc
cải thiện chất lượng cuộc sống trong suốt cuộc đời của họ [11].
Khi ngày càng có nhiều người dân trên thế giới tiếp cận được với mạng điện
tử và khi bệnh nhân ngày càng mong muốn trở nên chủ động hơn khi sử dụng dịch
vụ chăm sóc sức khoẻ thì khái niệm VHSKĐT sẽ tiếp tục phát triển [21]. Cho đến
nay, hầu hết các nghiên cứu về VHSKĐT đều sử dụng định nghĩa của Norman và
Skinner (2006) [49]. Định nghĩa này có ý nghĩa quan trọng vì nó đã mở đường cho
sự phát triển của VHSKĐT [11] bằng các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng định
nghĩa của họ [17], [41], [45], [48], [59], [60], [70].
1.2.2. Các cấu phần của văn hóa sức khỏe điện tử
Với sự thừa nhận VHSKĐT là sự kết hợp của nhiều kiến thức và kỹ năng,
Norman và Skinner đã giới thiệu mô hình hoa Ly để mô tả sáu kỹ năng chính liên
quan đến VHSKĐT, mỗi phần được đại diện bởi một cánh hoa: năng lực ngôn ngữ,
văn hóa sức khoẻ, hiểu biết về thông tin, hiểu biết khoa học, hiểu biết về phương
11
tiện truyền thông và hiểu biết về máy tính (Hình 1.1). VHSKĐT chia thành hai
nhóm mô hình: kỹ năng phân tích (năng lực ngôn ngữ, hiểu biết phương tiện truyền
thông và hiểu biết về thông tin) và kỹ năng theo bối cảnh cụ thể (hiểu biết về máy
tính, hiểu biết khoa học và văn hóa sức khoẻ) [49].
Hình 1.1: Mô hình văn hóa sức khỏe điện tử
Hình 1.2: Mô hình kỹ năng phân tích
Hình 1.3: Mô hình kỹ năng theo
bối cảnh cụ thể
Thành phần trong nhóm kỹ năng phân tích liên quan đến các kỹ năng được áp
dụng cho một loạt các nguồn thông tin không phân biệt chủ đề hoặc bối cảnh (Hình
1.2), trong khi thành phần trong nhóm kỹ năng theo bối cảnh cụ thể phụ thuộc vào
12
các kỹ năng cụ thể hơn về tình huống (Hình 1.3). Ví dụ, các kỹ năng phân tích có
thể được áp dụng để nghiên cứu hoặc học hỏi từ nhiều bài báo nhằm cải thiện sức
khỏe. Kỹ năng theo bối cảnh cụ thể cũng quan trọng; tuy nhiên, ứng dụng của
chúng có nhiều khả năng được bối cảnh hóa trong một vấn đề hoặc tình huống cụ
thể. Ví dụ, khả năng hiểu biết máy tính phụ thuộc vào loại máy tính được sử dụng,
hệ điều hành của nó, cũng như phần mềm ứng dụng của nó. Hiểu biết khoa học
được áp dụng cho những vấn đề có thông tin y tế liên quan đến nghiên cứu được
trình bày, giống như văn hóa sức khoẻ phải trong bối cảnh các vấn đề sức khoẻ. Tuy
nhiên, cần phải có đồng thời kỹ năng phân tích và kỹ năng theo bối cảnh cụ thể để
có thể tham gia đầy đủ vào y tế điện tử [49]. Bảng phân loại các thành phần của mô
hình VHSKĐT dưới đây sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về từng kỹ năng chính.
Bảng 1.1: Mô tả sáu thành phần của mô hình văn hóa sức khỏe điện tử
Thành phần
Mô tả
Các thành phần nhóm kỹ năng phân tích: liên quan đến các kỹ năng áp dụng cho
một loạt các bối cảnh và nguồn thông tin.
Năng lực ngôn ngữ
Khả năng đọc văn bản, hiểu các đoạn văn, nói và viết một
ngôn ngữ mạch lạc.
Hiểu biết về thông tin
Hiểu cách thông tin được tổ chức trên mạng điện tử, cách
tìm kiếm và cách sử dụng.
Hiểu biết về phương
tiện truyền thông
Khả năng đặt thông tin trong một bối cảnh xã hội và chính
trị để hiểu các dạng phương tiện truyền thông khác nhau
làm thế nào và có thể định hình thông điệp chuyển tải.
Các thành phần nhóm kỹ năng cụ thể theo bối cảnh: các kỹ năng cụ thể ở mỗi tình
huống.
Hiểu biết về máy tính
Khả năng sử dụng máy tính để giải quyết các vấn đề.
Hiểu biết khoa học
Khả năng đặt kết quả nghiên cứu về sức khỏe trong một
bối cảnh thích hợp, từ đó hiểu được quá trình nghiên cứu
liên quan đến việc tạo ra tri thức.
Văn hóa sức khỏe
Khả năng đọc, hiểu và hành động dựa trên thông tin sức
khoẻ.
13
Sáu thành phần này kết hợp với nhau để tạo thành các kỹ năng cơ bản và cần
thiết để tối ưu hóa trải nghiệm của người sử dụng đối với y tế điện tử.
1.2.3. Ý nghĩa của mô hình văn hóa sức khỏe điện tử
Trong bối cảnh các trang mạng điện tử và ứng dụng dựa trên các nền tảng
công nghệ khác trở thành một phần phổ biến của môi trường y tế và chăm sóc sức
khoẻ cộng đồng, kỹ năng sử dụng các công cụ này sẽ trở nên thiết yếu trong việc
nâng cao sức khoẻ và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ (nếu sức mạnh của công
nghệ thông tin được tận dụng hiệu quả) [49].
Mô hình VHSKĐT là bước đầu tiên để hiểu những kỹ năng này là gì và chúng
liên quan đến việc sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ cho sức khoẻ như
thế nào. Bước tiếp theo là áp dụng mô hình này vào các điều kiện hàng ngày của
việc sử dụng thông tin y tế điện tử trong chăm sóc bệnh nhân, y tế dự phòng và
nâng cao sức khoẻ, các chiến dịch truyền thông sức khoẻ ở mức độ cộng đồng, trợ
giúp các chuyên gia y tế trong công việc của họ và đánh giá tính hữu ích của nguồn
thông tin này đối với người sử dụng nói chung [49].
Sử dụng mô hình này, các công cụ đánh giá VHSKĐT có thể được tạo ra và các
hệ thống y tế điện tử được thiết kế để đảm bảo rằng có sự phù hợp giữa công nghệ và
kỹ năng của người sử dụng. Việc xem xét các kỹ năng cơ bản này sẽ mở ra cơ hội để
tạo thêm nhiều nguồn lực y tế điện tử có liên quan, thân thiện và hiệu quả nhằm thúc
đẩy việc tiếp cận thông tin y tế cho tất cả mọi người [49]. Điều này cũng được gợi ý
rằng VHSKĐT là rất quan trọng và nên được kết hợp vào chương trình học ở nhà
trường [73]. Ở nghiên cứu này, chúng tôi đề cập đến một hướng tiếp cận của văn hóa
sức khỏe điện tử đó là kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin y tế điện tử.
1.2.4. Những thách thức của việc tìm kiếm và sử dụng nguồn thông tin y tế điện tử
Khi mạng lưới thông tin y tế điện tử mở ra, kéo theo những thách thức đáng kể
liên quan đến cả phương tiện và chất lượng của thông tin so với các hình thức truyền
thông khác. Các vấn đề truy cập thông tin, truy xuất thông tin, đánh giá và các dấu
hiệu nhận biết chất lượng các nguồn thông tin là khác nhau trong môi trường mạng
điện tử. Sử dụng công nghệ thông tin để có được thông tin y tế đòi hỏi nhiều kỹ năng
như khả năng đọc, sử dụng máy vi tính, tìm kiếm thông tin, hiểu thông tin sức khoẻ
14
và áp dụng nó vào bối cảnh phù hợp [50]. Kỹ năng tổng hợp này đòi hỏi mọi người
có thể làm việc được với công nghệ, suy nghĩ nghiêm túc về các vấn đề truyền thông
và khoa học, định hướng thông tin thông qua một loạt các công cụ và nguồn dữ liệu
để thu thập thông tin cần thiết nhằm đưa ra quyết định sức khỏe [50].
1.3. THANG ĐO KỸ NĂNG TÌM KIẾM VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN Y TẾ
ĐIỆN TỬ
1.3.1. Giới thiệu Thang đo kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin y tế điện tử
Norman và Skinner đề xuất thang đo kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin y
tế điện tử (TĐYTĐT) sau khi phát triển khái niệm VHSKĐT, nhằm đo lường kiến
thức, sự thoải mái và nhận thức về kỹ năng của người sử dụng khi tìm kiếm, đánh
giá và áp dụng thông tin y tế điện tử cho các vấn đề sức khoẻ [50].
Thang đo này bao gồm 8 mục. Mỗi mục trong thang đo sử dụng thang điểm
Likert 5 điểm để trả lời với các lựa chọn phản hồi khác nhau, từ "Hoàn toàn không
đồng ý" đến "Hoàn toàn đồng ý" như phụ lục 1 (xem Phụ lục 1). Tổng số điểm càng
cao chứng tỏ kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin y tế điện tử càng tốt [50].
Trong nghiên cứu phát triển TĐYTĐT của Norman và Skinner, kết quả phân
tích độ tin cậy của thang đo là thích hợp với hệ số Cronbach alpha là 0,88. Tương
tự, tính nhất quán nội tại của thang đo là tốt trong tất cả các nghiên cứu sau đó (hệ
số Cronbach alpha dao động từ 0,82 đến 0,92). Vì vậy, thang đo này là một công cụ
đo lường KNYTĐT nhất quán và đáng tin cậy [15], [42], [52].
1.3.2. Hạn chế của Thang đo kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin y tế điện tử
Thang đo kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin y tế điện tử là một công cụ tự
báo cáo dựa trên nhận thức cá nhân của người dùng về kỹ năng và kiến thức của
chính họ trong mỗi lĩnh vực được đo lường [11], [50]. Điều này dẫn đến sự khác
biệt so với các phương pháp đánh giá trực tiếp. Thang đo này bao gồm sáu loại kiến
thức, do đó mỗi kỹ năng sẽ đòi hỏi được đo lường độc lập. Chẳng hạn như các bài
kiểm tra nghiêm ngặt về khả năng sử dụng trên các thiết bị máy tính chuẩn để đánh
giá sự hiểu biết về máy tính; cũng như việc đọc các đoạn văn bản lớn nhằm đánh
giá năng lực ngôn ngữ. Đối với các chuyên gia y tế và người dân, việc đánh giá chi
tiết như vậy có thể là không thực tế [50].
15
1.3.3. Ý nghĩa và ứng dụng của Thang đo kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông
tin y tế điện tử
Việc tìm kiếm, đánh giá và áp dụng các bài học kinh nghiệm từ các nguồn lực
y tế điện tử là phổ biến ở mọi lứa tuổi, giới tính và nhóm văn hoá. Do đó việc áp
dụng thang đo này như là một công cụ đánh giá chuẩn về kỹ năng tìm kiếm và sử
dụng thông tin y tế điện tử trong chăm sóc sức khoẻ là một nhu cầu rất cao [50].
Trong môi trường lâm sàng, thang đo này có khả năng như một phương tiện để
xác định những người có thể hoặc không thể hưởng lợi khi nhận được sự trợ giúp
của thông tin y tế điện tử [9]. Đánh giá sự thích hợp của người dùng cho phép xác
định sự hạn chế về kỹ năng và có thể hỗ trợ tốt hơn cho những người có mức độ
thích ứng thấp nhằm tận dụng các lợi ích thông tin y tế điện tử mang lại. Mặt khác,
có thể thúc đẩy sự phát triển của công cụ điện tử để đáp ứng được những nhu cầu
của người dùng, đồng thời hỗ trợ xây dựng các chiến lược phù hợp để cải thiện chất
lượng chăm sóc sức khoẻ của họ [17], [50]. Bên cạnh đó, thang đo cũng có ích
trong việc đo lường sự thành công của các nghiên cứu can thiệp [58], [66], [74].
Thang đo kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin y tế điện tử được thiết kế đơn
giản, dễ quản lý [50], [64], do đó có thể được sử dụng riêng hoặc kết hợp với các
biện pháp y tế khác như là một phần của bộ dụng cụ đánh giá sức khoẻ chuẩn trong
chăm sóc sức khỏe ban đầu hoặc để hỗ trợ lập kế hoạch nâng cao sức khoẻ [50].
Thang đo được sử dụng ở nhiều quốc gia trong các nghiên cứu khác nhau với đa
dạng câu hỏi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu [15], [64]. Nghiên cứu sâu hơn
cần xem xét việc áp dụng thang đo này tới các nhóm dân cư khác, các nhóm có mức
độ quen thuộc về công nghệ cao cũng như nhóm có kiến thức y học tốt [50].
1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ KỸ NĂNG TÌM KIẾM VÀ SỬ DỤNG
THÔNG TIN Y TẾ ĐIỆN TỬ
1.4.1. Nghiên cứu về kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin y tế điện tử
Năm 2009, Chan và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu trên 88 sinh viên đại học tại
Hồng Kông, Trung Quốc cho thấy KNYTĐT trung bình là 24,89 điểm (SD= 5,56)
16
[19]. Tuy nhiên sau đó, trong một nghiên cứu cắt ngang trên 216 học sinh lớp 6 ở Nam
Đài Loan, Trung Quốc vào năm 2012 báo cáo điểm KNYTĐT là 28,4 [41].
Mitsutake và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu một mẫu 2970 người sử dụng
mạng điện tử trong độ tuổi 20-59 ở Nhật Bản vào năm 2012, điểm trung bình
KNYTĐT là 23,5 (SD= 6,5). Có 58,9% người được hỏi có kỹ năng tốt và 41,1%
có khả năng thấp hơn [45]. Kết quả này tương tự một nghiên cứu khác sau đó
trên 2115 người trưởng thành Nhật Bản năm 2016 với điểm trung bình là 23,4
(SD= 6,4) [46].
Một số nghiên cứu khác thực hiện ở Hoa Kỳ, nghiên cứu của Hove và cộng sự
trên học sinh trung học và sinh viên tiểu bang Michigan, Hoa Kỳ năm 2011 báo cáo
KNYTĐT trung bình là 27,52 điểm (SD= 4,64) [35]. Trong khi đó, cuộc khảo sát
trực tuyến của Ghaddar và cộng sự trên 261 học sinh trung học ở Nam Texas năm
2012 cho thấy kỹ năng tốt với 30,6 điểm [31]; tương tự một nghiên cứu cắt ngang
thông qua điện thoại của Tennant và cộng sự năm 2015 với điểm trung bình là 29,05
(SD=5,75) [65].
Năm 2014, Tomas và cộng sự nghiên cứu trên 1215 thanh thiếu niên ở Leiria,
Bồ Đào Nha cho thấy KNYTĐT trung bình là 27,65 điểm (SD= 4,66) [67]. Cuộc
khảo sát trên web được tiến hành trên 296 người sống ở khu vực nói tiếng Ý của
Thụy Sĩ cho thấy điểm kỹ năng trung bình là 26,65 (SD= 6,28) [23].
Brown và Dickson (2010) báo cáo sinh viên chuyên ngành trị liệu có
KNYTĐT trung bình 28,45 điểm. Tuy nhiên, kết quả có thể đã bị ảnh hưởng bởi
thực tế là các sinh viên này đang học thạc sĩ, do đó có thể đã có nhiều kinh nghiệm
học tập. Park và Lee (2014) tiến hành nghiên cứu trên 176 sinh viên điều dưỡng ở
Hàn Quốc có điểm kỹ năng trung bình là 27,06 (SD=4,2) và phát hiện ra hơn một
nửa số mẫu của họ (51,1%) có khả năng tốt [55]. Năm 2016, nghiên cứu của
Tubaishat and Habiballah báo cáo KNYTĐT trung bình là 28,96 điểm (SD= 4,64)
trên 541 sinh viên điều dưỡng ở Jordan [68], tương tự nghiên cứu cùng lúc của
Dashti trên sinh viên y khoa Iran là 28,21 điểm (SD= 6,95) [22].
17
Pokharel năm 2015 báo cáo gần 50% số sinh viên tại Học viện Khoa học Sức
khoẻ Koirala không chắc chắn/ không biết cách thức tìm kiếm và cách sử dụng
mạng điện tử để tìm các nguồn thông tin y tế hữu ích. Việc sử dụng mạng điện tử
giữa các sinh viên y khoa và bác sĩ ở Sudan cho thấy họ không hiểu lắm về nguồn
thông tin hữu ích [9]. Nghiên cứu Dashti (2016) [22], nghiên cứu của Tubaishat và
Habiballah (2016) [68] đã báo cáo khả năng xác định các trang web tin cậy và khả
năng phân biệt thông tin có chất lượng từ các nguồn thông tin cấp thấp chiếm điểm
thấp nhất trong thang đo. Một khía cạnh khác, nghiên cứu của Brown (2010) cho
biết sinh viên chuyên khoa đã thể hiện sự tự tin vào khả năng đánh giá chính xác
thông tin điện tử, tuy nhiên lại không đủ tự tin khi sử dụng thông tin đó để đưa ra
quyết định sức khỏe mà không tham khảo ý kiến của một nhà cung cấp dịch vụ y tế.
Chúng tôi chưa tìm thấy một nghiên cứu nào về tìm hiểu kỹ năng tìm kiếm và
sử dụng thông tin y tế điện tử ở Việt Nam.
1.4.2. Một số yếu tố liên quan đến kỹ năng tìm kiếm thông tin y tế điện tử
1.4.2.1. Đặc điểm nhân khẩu học
Nghiên cứu của Dashti và cộng sự (2016) tìm thấy mối liên quan giữa giới
tính với kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin y tế điện tử, sinh viên nam có kỹ
năng tốt hơn nữ (p<0,001) [22]. Nghiên cứu của Dashti và cộng sự ở Iran, nghiên
cứu của Tubaishat và Habiballah, nghiên cứu của Park và Lee tìm thấy mối liên
quan giữa trình độ học vấn và kỹ năng tìm kiếm, sử dụng thông tin y tế điện tử;
trình độ học vấn thấp có điểm KNYTĐT kém hơn [22], [55], [68]. Mặt khác, yếu
tố trình độ tiếng Anh và tin học tốt sẽ hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin y tế điện tử.
Norman và Skinner đã nhận xét thực tế là nội dung của các trang web chủ yếu
bằng tiếng Anh và cho rằng người nói tiếng Anh không chỉ có nhiều khả năng tìm
thấy các tài nguyên y tế điện tử có liên quan đến nhu cầu của họ, mà có nhiều khả
năng hơn để tìm các thông tin y tế có thể hiểu được [49]. Trong một nghiên cứu
của Koo và cộng sự (2012) ở Nam Đài Loan, Trung Quốc [41], nghiên cứu của
Tubaishat và Habiballah [68], tổng điểm KNYTĐT có liên quan đáng kể đến kỹ
năng sử dụng máy tính.
18
Sinh viên thuộc các ngành học khác nhau có KNYTĐT không giống nhau.
Nghiên cứu của Dashti và cộng cự cho thấy sinh viên chuyên ngành y khoa có kỹ
năng tốt hơn sinh viên ngành khoa học sức khỏe (p=0,001) [22].
1.4.2.2. Đặc điểm tiếp cận nguồn thông tin y tế điện tử
Tính hữu ích của mạng điện tử để tìm giải pháp cho vấn đề sức khỏe và tầm
quan trọng của việc tiếp cận các thông tin y tế điện tử được nhận thức tốt sẽ nâng
cao KNYTĐT. Nghiên cứu của Tubaishat và Habiballah, nghiên cứu Park và Lee đã
tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê ở cả hai nhận thức này [55], [68].
Việc được tiếp cận các nguồn cung cấp sự hiểu biết về chất lượng thông tin
điện tử từ thầy cô, bạn bè, hội thảo hoặc kinh nghiệm tích lũy sẽ giúp cho sinh
viên có kỹ năng tìm kiếm tốt hơn. Nghiên cứu Stellefson và cộng sự (2012) cũng
như nghiên cứu của Civilcharran và cộng sự (2015) đã chỉ ra rằng sinh viên đại
học có thể đạt được những kỹ năng tìm kiếm thông tin cần thiết bằng kinh
nghiệm tự tích lũy [20], [63].
19
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Sinh viên ngành bác sĩ y đa khoa và bác sĩ y học dự phòng đang học tại
Trường Đại học Y Dược Huế.
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Sinh viên đang học năm thứ năm tại thời điểm nghiên
cứu (năm học 2017-2018) và đồng ý tham gia trả lời bộ câu hỏi khảo sát.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 07/2017 đến tháng 12/2017.
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Tại Trường Đại học Y Dược Huế, Thành phố Huế ,tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Theo phương pháp mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu
Công thức tính cỡ mẫu:
p( 1 − p )
n = Z(21− α / 2 )
d2
Trong đó: + n là cỡ mẫu nghiên cứu
+ Z α /2: Giới hạn khoảng tin cậy ở mức xác suất 95%, tương ứng
1,96.
+ p: Tỷ lệ người sử dụng mạng điện tử có kỹ năng đạt về tìm kiếm,
sử dụng thông tin y tế điện tử theo nghiên cứu của Park và Lee là
51,1% [55], nên chọn p =0,511.
+ d: độ chính xác (sai số cho phép) = 0,05.
Thay vào công thức: n = 384.
Để giảm sai số trong nghiên cứu, chúng tôi tăng cỡ mẫu lến 410 sinh viên.
20
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu
Áp dụng phương pháp chọn cỡ mẫu tỷ lệ với quần thể: tại thời điểm nghiên
cứu, tổng số sinh viên năm thứ 5 của ngành bác sĩ y đa khoa và bác sĩ y học dự
phòng theo thứ tự là 860 và 180 sinh viên. Do vậy số sinh viên của mỗi ngành được
mời tham gia nghiên cứu sẽ là:
- Y đa khoa = 860 x 410/(860 + 180) ≈ 340
-
Y học dự phòng = 180 x 410/(860 + 180) ≈ 70
Lập danh sách các lớp sinh viên năm 5 ngành bác sĩ y đa khoa và bác sĩ y học
dự phòng, áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn nhằm chọn ra các đối
tượng cho nghiên cứu.
2.3. NỘI DUNG VÀ BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU
2.3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
2.3.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
- Giới tính: nam, nữ.
- Năm sinh.
- Ngành học: y đa khoa, y học dự phòng.
- Nơi cư trú tại Huế: tại nhà cùng gia đình, kí túc xá, phòng trọ, ở nhà người
quen. Chia thành 2 nhóm:
• Nhóm 1: Ở trọ: phòng trọ, kí túc xá, nhà người quen.
• Nhóm 2: Sống cùng gia đình.
- Tình trạng kinh tế hộ gia đình: chia thành hai mức hộ nghèo, cận nghèo và
không nghèo theo chuẩn qui định của chính phủ.
Dựa theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 59/2015/QĐTTg ngày 19/11/2015, về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho
giai đoạn 2016 – 2020 [3].
+ Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân từ 700.000 đồng/người/tháng ở
khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị trở xuống.
+ Hộ cận nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân từ 1.000.000 đồng/người/tháng
ở khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị trở xuống.
21
- Xếp loại học tập năm học vừa qua: giỏi, khá, trung bình, yếu.
- Ngoại ngữ (nhiều lựa chọn): Anh, Pháp, Nhật, khác. Số ngoại ngữ chia thành
2 nhóm:
• Nhóm 1: Một ngoại ngữ.
• Nhóm 2: Nhiều ngoại ngữ: biết hai ngoại ngữ trở lên.
- Tự đánh giá khả năng tiếng Anh (chủ yếu khả năng đọc, hiểu): tốt, khá, trung
bình, yếu. Chia trình độ tiếng Anh tự đánh giá thành 2 nhóm:
• Nhóm Tốt: tốt hoặc khá.
• Nhóm Không tốt: trung bình hoặc yếu.
- Tự đánh giá về trình độ tin học hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin điện tử: tốt,
khá, trung bình, yếu. Chia trình độ tin học tự đánh giá thành 2 nhóm:
• Nhóm Tốt: tốt hoặc khá.
• Nhóm Không tốt: trung bình hoặc yếu.
2.3.1.2. Đặc điểm truy cập mạng điện tử
- Phương tiện truy cập mạng điện tử thường sử dụng nhất: máy tính để bàn,
máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh, khác.
- Địa điểm thường truy cập mạng điện tử: ở nhà/ phòng trọ, ở trường/ bệnh
viện, tại các cơ sở cung cấp dịch vụ (quán net, quán cà phê…), khác.
- Mục đích chủ yếu khi truy cập mạng điện tử: truy cập mạng xã hội, giải trí,
tìm kiếm thông tin y tế, dịch vụ thư điện tử (mail), học tập trực tuyến, khác.
2.3.2. Kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin y tế điện tử
2.3.2.1. Đặc điểm tiếp cận nguồn thông tin y tế điện tử
- Đánh giá tính hữu ích và tầm quan trọng của thông tin y tế điện tử sử dụng
thang đo Likert gồm 5 mức (từ 1= hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý).
Kết quả chia thành 2 nhóm:
• Nhóm Đồng ý: mức điểm 4 hoặc 5.
• Nhóm Không đồng ý: từ mức điểm 3 trở xuống.
- Tần suất tìm kiếm hoặc xem thông tin y tế trên mạng điện tử: hằng ngày,
thường xuyên (vài ngày một lần), thỉnh thoảng (một tuần một lần), hiếm khi (một
tháng một lần).
22
- Mục đích tìm kiếm các thông tin y tế điện tử (nhiều lựa chọn).
+
+
Cần tìm ra một giải pháp cho vấn đề sức khỏe cá nhân và/ hoặc người thân.
Phục vụ việc học tâp (làm bài tập nhóm, tìm kiếm kết quả cho bài kiểm tra, thi…).
+
Nhằm nâng cao kiến thức về y tế, sức khỏe và trình độ chuyên môn.
+
Khác.
- Trang web thường sử dụng để tìm kiếm (nhiều lựa chọn).
- Tự đánh giá những trang web cung cấp thông tin y tế tin cậy (nhiều lựa chọn).
- Nguồn cung cấp sự hiểu biết về chất lượng thông tin y tế điện tử.
+
Thầy cô giáo ở trường.
+
Kinh nghiệm của bạn bè.
+
Hội thảo, chuyên đề hướng dẫn.
+
Kinh nghiệm tự tích lũy trong quá trình tìm kiếm.
+
Khác.
- Yếu tố cản trở khi tìm kiếm thông tin y tế điện tử (nhiều lựa chọn).
+
Khả năng ngoại ngữ (đặc biệt tiếng Anh).
+
Trình độ tin học.
+
Cách thức tìm kiếm.
+
Cách đánh giá thông tin chất lượng.
+
Thiếu phương tiện truy cập mạng điện tử.
+
Một số trang web yêu cầu đăng ký hoặc trả phí.
+
Không có mạng điện tử.
+
Khác.
2.3.2.2. Đánh giá kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin y tế điện tử
Thang đo kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin y tế điện tử của chúng tôi
được phát triển dựa trên TĐYTĐT [50] và có một số điều chỉnh để phù hợp với
địa điểm, đối tượng của nghiên cứu này (xem Phụ lục 2). Thang đo gồm 8 câu và
đã được đánh giá độ tin cậy là tốt (hệ số Cronbach alpha 0,83 trên 50 sinh viên
thử nghiệm).
23
Phần trả lời ở mỗi nội dung được chia làm 5 mức điểm (từ 1= hoàn toàn không
đồng ý đến 5=hoàn toàn đồng ý). Tổng điểm tối thiểu là 8, tối đa 40, điểm càng cao
phản ánh kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin y tế điện tử càng tốt và ngược lại.
Mỗi nội dung chia thành 2 nhóm:
• Nhóm Đạt: mức điểm 4 hoặc 5.
• Nhóm Không đạt: từ mức điểm 3 trở xuống.
Kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin y tế điện tử chia thành 2 nhóm:
• Nhóm Đạt: tổng điểm từ 32 điểm trở lên.
• Nhóm Không đạt: tổng điểm từ 31 điểm trở xuống.
2.3.3. Yếu tố liên quan đến kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin y tế điện tử
- Biến phụ thuộc: kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin y tế điện tử (biến
định lượng).
- Biến độc lập: các đặc điểm cá nhân, đặc điểm học tập, đặc điểm truy cập
mạng điện tử và đặc điểm tiếp cận nguồn thông tin y tế điện tử của sinh viên.
2.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN:
Thông tin được thu thập bằng bộ câu hỏi tự điền. Bộ câu hỏi được thử nghiệm
ở 50 sinh viên ngành y đa khoa và được điều chỉnh trước khi tiến hành thu thập
thông tin.
Hoạt động thu thập thông tin được tiến hành 3 bước:
- Bước 1: Chuẩn bị công tác điều tra
+
Căn cứ danh sách đã được xác định, chọn ngẫu nhiên đối tượng theo từng lớp, lập
danh sách đối tượng.
+
Xác định thời điểm điều tra: vào thời điểm nghỉ giải lao giữa các giờ học của các
lớp.
- Bước 2: Tiến hành điều tra
+
Giới thiệu mục đích điều tra, giải thích bộ câu hỏi
+
Phát phiếu khảo sát cho đối tượng căn cứ vào danh sách đối tượng đã được lập,
trường hợp đối tượng đã đi ra ngoài, nghỉ học hoặc từ chối tham gia tại thời điểm
khảo sát thì bỏ qua và chọn đối tượng kế tiếp theo danh sách lớp.
24
+
Nhóm nghiên cứu giám sát quá trình điền phiếu và giải thích những điểm đối tượng
chưa rõ ở bộ câu hỏi.
- Bước 3: Tổng hợp các phiếu, kiểm tra thông tin, bổ sung đủ thông tin trước
khi rời lớp.
2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU:
- Thông tin thiếu được hiệu chỉnh trong thời gian thu thập số liệu. Số liệu được
mã hóa, làm sạch trước và sau khi nhập vào máy tính.
- Số liệu được nhập bằng phần mềm EpiData 3.1, xử lý bằng phần mềm
SPSS 16.0.
- Áp dụng các phương pháp phân tích thống kê mô tả các thông tin chung của
đối tượng, đặc điểm tiếp cận nguồn thông tin y tế điện tử, … cho các bảng phân bố
tần số, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng để đánh giá mối liên quan
giữa các đặc điểm nghiên cứu và kỹ năng tìm kiếm, sử dụng thông tin y tế điện tử.
Chúng tôi xây dựng bốn mô hình hồi quy đa biến tuyến tính.
+
Mối liên quan KNYTĐT và các đặc điểm cá nhân.
+
Mối liên quan KNYTĐT và các đặc điểm học tập.
+
Mối liên quan KNYTĐT và các đặc điểm truy cập mạng điện tử.
+
Mối liên quan KNYTĐT và các đặc điểm tiếp cận nguồn thông tin y tế điện tử.
Mức α= 0,05 được chọn để xác định các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê.
2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu được tiến hành trên sự đồng ý của lãnh đạo Trường Đại học Y
Dược Huế.
- Nghiên cứu được tiến hành khi đối tượng nghiên cứu được thông báo rõ về
mục đích nghiên cứu và đồng ý tham gia. Họ được đảm bảo tính riêng tư và có
quyền từ chối. Họ có thể tham gia hay rút lui khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào, nếu họ
từ chối tham gia nghiên cứu sẽ không bị ảnh hưởng.
- Tất cả thông tin về đối tượng nghiên cứu được mã hóa trước khi xử lí và
công bố.
- Thông tin thu thập chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
25
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1: Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu (n=410)
Đặc điểm
Nam
Giới tính
Nữ
23
Tuổi
24
25
Tại nhà cùng gia đình
Ký túc xá
Nơi cư trú
Phòng trọ
Nhà người quen
Tình hình kinh Hộ nghèo, cận nghèo
Không nghèo
tế gia đình
Tần số
184
226
328
73
9
34
15
352
9
48
362
Tỷ lệ (%)
44,9
55,1
80,0
17,8
2,2
8,3
3,7
85,8
2,2
11,7
88,3
Nhận xét: Trong số 410 sinh viên khảo sát có 44,9% là nam và 55,1% là nữ.
Độ tuổi chủ yếu là 23 (80,0%). Phần lớn sinh viên tham gia nghiên cứu đều ở phòng
trọ, chiếm 85,8%. Có 11,7% sinh viên thuộc hộ gia đình nghèo và cận nghèo.