Tải bản đầy đủ (.doc) (511 trang)

Phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản của việt nam khi tham gia hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 511 trang )

0
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...........................................................................22
DANH MỤC BẢNG, BIỂU..........................................................................................55
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 66
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG XUẤT KHẨU
MẶT HÀNG THỦY SẢN.........................................................................................1718
1.1. Khái niệm, nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển bền vững xuất khẩu mặt
hàng thủy sản............................................................................................................1718
1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững và phát triển bền vững xuất khẩu mặt hàng
thủy
sản........................…………………………………...
………………………………………………………………1718
1.1.2. Nội dung phát triển bền vững và phát triển bền vững xuất khẩu mặt hàng
thủy
s.........ản
……………………………………………………………………………………………
……..2223
1.1.3. Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững xuất khẩu mặt hàng thủy
sản..............................................................................................................................2328
1.2. Các yếu tố tác động đến việc xây dựng và thực thi chính sách phát triển
bền vững xuất khẩu mặt hàng thủy sản...........................................................................2937
1.2.1. Các yếu tố về thể chế, chính sách.............................................................3038
1.2.2. Các yếu tố về công nghệ, cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, vốn...............3243
1.2.3. Các yếu tố khác (về nguồn nhân lực, chính trị, văn hóa, xã hội)...........3344
1.3. Kinh nghiệm xây dựng và thực thi chính sách phát triển bền vững xuất khẩu
mặt hàng thủy sản của một số nước và bài học rút ra cho Việt Nam...................3547
1.3.1. Kinh nghiệm xây dựng và thực thi chính sách phát triển bền vững xuất
khẩu mặt hàng thủy sản của một số nước.........................................................3547
1.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam.........................................................................53
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU MẶT


HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM THEO CÁC TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG GIAI ĐOẠN 2003-2013...............................................................................4359
2.1. Thực trạng phát triển xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam theo các tiêu
chí phát triển bền vững............................................................................................4359
2.1.1. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam theo các tiêu chí phát triển
bền vững về kinh tế.............................................................................................4359
2.1.2. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam theo các tiêu chí phát triển
bền vững về môi trường......................................................................................4359
2.1.3. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam theo các tiêu chí phát triển
bền vững về xã hội.............................................................................................. 5570
2.2. Chính sách phát triển xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam theo các tiêu
chí phát triển bền vững............................................................................................7288
2.2.1. Chính sách xuất khẩu thủy sản liên quan đến nâng cao chất lượng tăng
trưởng................................................................................................................. 7288
2.2.2. Chính sách xuất khẩu thủy sản liên quan đến bảo vệ môi trường.........7288
2.2.3. Chính sách xuất khẩu thủy sản liên quan đến giải quyết các vấn đề xã hội
........................................................................................................................... 80102


1
2.3. Đánh giá chung.................................................................................................88114
2.3.1. Những thành tựu...................................................................................90119
2.3.2. Những hạn chế, tồn tại..........................................................................91120
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại.............................................98127
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM
2020........................................................................................................................ 101130
3.1. Dự báo các nhân tố tác động đến phát triển bền vững xuất khẩu mặt hàng thủy
sản của Việt Nam..................................................................................................101130
3.1.1. Các nhân tố quốc tế..............................................................................101130

3.1.2. Các nhân tố trong nước.......................................................................101130
3.2. Quan điểm và định hướng hoàn thiệnxây dựng chính sách phát triển bền vững
xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam.......................................................102133
3.2.1. Quan điểm............................................................................................104134
3.2.2. Định hướng..........................................................................................104134
3.3. Một số giải pháp chính sách đảm bảo phát triển bền vững xuất khẩu mặt hàng
thủy sản của Việt Nam..........................................................................................105135
3.3.1. Giải pháp vĩ mô....................................................................................105135
- Giải pháp chính sách nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu thủy
sản.......................................................................................................................... 105135
- Giải pháp chính sách đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng XKxuất khẩu thủy
sản và BVMTbảo vệ môi trường..........................................................................105136
- Giải pháp chính sách đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng XKxuất khẩu thủy
sản và giải quyết các vấn đề xã hội......................................................................116145
3.3.2. Giải pháp vi mô (đối với các doanh nghiệp).......................................121149
3.3.3. Một số kiến nghị về phối hợp hoàn thiện và thực thi chính sách PTBV XK
thủy sản............................................................................................................177
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 5135158
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................8138159
PHỤ LỤC............................................................................................................1141160

TQ

Trung Quốc

USD

Đô la Mỹ

VN


Việt Nam

VND

Việt Nam đồng

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


2
XNK

Xuất nhập khẩu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ CÔNG THƯƠNG

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG
------------------------------

NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA


“PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MẶT HÀNG
THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH
ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)”

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 20186


3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ CÔNG THƯƠNG

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG
---------------------------

NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA

“PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MẶT HÀNG THỦY
SẢN CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC
XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)”

Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số
: 62.34.01.21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa học:

Người hướng dẫn HD 1: PGS. TS. Nguyễn Xuân Quang
Người hướng dẫn HD 2: TS. Nguyễn Thị Nhiễu

HÀ NỘI - 20186


4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là luận án này là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của riêng tôi. Số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng.
Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trong
luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Quỳnh Hoa


5


6

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU


Bảng 1.1. Những thay đổi khác biệt từ phát triển đến phát triển bền
vững 17
Bảng 2.1. Tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác năm 2013
43
Bảng 2.2. Tổng sản lượng và diện tích nuôi trồng thủy sản giai đoạn
2003-2013 44
Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 20032013 45
Bảng 2.4. Cơ cấu xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản Việt Nam những
năm gần đây

46

Bảng 2.5. Top các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2013
47
Bảng 2.6. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường chính
những năm gần đây

48

Bảng 2.7. So sánh năng lực cạnh tranh mặt hàng cá, tôm, cua, động vật
thân mềm (HS 03) của Việt Nam với 3 nước đứng đầu thế giới về xuất
khẩu những năm gần đây

49

Bảng 2.8. So sánh kim ngạch xuất, nhập khẩu mặt hàng cá, tôm, cua,
động vật thân mềm (HS 03) của Việt Nam những năm gần đây

50


Bảng 2.9. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm 1/7
hàng năm trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

66


7

Bảng 2.10. Thu nhập bình quân hàng tháng của lao động trong khu vực
Nhà nước theo giá hiện hành trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp
và thủy sản

67

Bảng 2.11. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh
tế đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

69

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Sơ đồ phát triển bền vững (IUCN, 2004)
Hình 1.2. Tam giác phát triển bền vững
Hình 1.3. Mô hình tổng quát về phát triển bền vững xuất khẩu thủy sản

Biểu 2.1a (b) Tỷ trọng các mặt hàng/thị trường xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam năm 2013..


8


MỞ ĐẦU

1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. Thủy sản là một trong những ngành hàng xuất khẩu quan trọng
của Việt Nam, tuy nhiên xuất khẩu thủy sản những năm qua chưa thực
sự phát triển bền vững.
Trong những năm qua, ngành thủy sản Việt Nam đã đạt được
những thành tựu đáng kể về kim ngạch xuất khẩu, góp phần giải quyết
việc làm, tăng trưởng kinh tế cho các địa phương. Theo số liệu Tổng cục
hải quan Việt Nam công bố, kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu
năm 2014 của Việt Nam đạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng mạnh 22,7% so với 6
tháng đầu năm 2013. Xuất khẩu thủy sản là một trong những ngành
hàng quan trọng đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung và
nằm trong top 5 các nhóm hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất của cả
nước. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành thủy sản đã đưa Việt Nam trở
thành nước đứng đầu thế giới về sản lượng cá tra; đứng thứ ba về sản
lượng tôm. Sản phẩm thủy sản Việt Nam tính đến hết năm 2013 đã có
mặt tại 164 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 24 thị trường so với năm
2010, với các thị trường chính là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và
Trung Quốc. Trong 10 năm qua (2003-2013), sản xuất thủy sản tăng
mạnh cả về sản lượng và giá trị, đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam năm 2013 lên mức 6.717 triệu USD, gấp gần 3 lần kim ngạch
xuất khẩu năm 2003 (2.240 triệu USD), với tốc độ tăng trưởng xuất
khẩu bình quân giai đoạn 2003-2013 là 11,86%/năm. Đây là con số
mang nhiều ý nghĩa, thể hiện tinh thần vượt khó, sáng tạo của ngư dân
Việt Nam, sự cố gắng vượt bậc của cả người sản xuất nguyên liệu và đặc
biệt là các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, thể hiện định



9

hướng và chính sách của chúng ta bước đầu đã phát huy tác dụng. Bên
cạnh đó, chất lượng mặt hàng thủy sản Việt Nam không ngừng được cải
thiện và đáp ứng được nhu cầu của các thị trường có yêu cầu chất lượng
cao và khó tính nhất như Nhật Bản, EU.
Bên cạnh những nỗ lực và thành tựu đạt được, xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam những năm qua phát triển chưa thực sự bền vững.
Về mặt kinh tế, mặc dù xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã đạt
mức tăng trưởng khá, song phần lớn mới chỉ là tăng về lượng, chưa tăng
nhiều về chất. Đây là điểm yếu lâu nay của mặt hàng thủy sản xuất khẩu
Việt Nam nhưng không dễ khắc phục trong thời gian ngắn. Biểu hiện rõ
nét đó là: 100% sản lượng khai thác thủy sản tăng là do tăng số lượng
tàu thuyền, 100% sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng lên là do tăng
năng suất, tăng diện tích, 80% giá trị xuất khẩu tăng lên là nhờ tăng
khối lượng xuất khẩu, trong khi yếu tố tăng giá chỉ chiếm 20%. Tỷ lệ
mặt hàng chế biến sâu, có giá trị gia tăng thấp, tới 99% thủy sản xuất
khẩu ở dạng thô; hàng thủy sản Việt Nam chưa có thương hiệu và phải
xuất khẩu qua trung gian, dẫn đến tình trạng bị nhà nhập khẩu đưa ra
các rào cản thương mại và ép giá, gây thiệt hại đáng kể cho các doanh
nghiệp xuất khẩu.
Về mặt môi trường, mở rộng xuất khẩu thủy sản đang có nguy cơ
làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm
môi trường. Tăng trưởng xuất khẩu của nước ta hiện nay chủ yếu dựa
vào việc khuyến khích khai thác các nguồn lợi tự nhiên và sử dụng ngày
càng nhiều các yếu tố đầu vào làm gia tăng áp lực gây ô nhiễm môi
trường. Thêm vào đó, khâu khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản
không đáp ứng đúng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật đang đe dọa đến
việc bảo tồn nguồn lợi thủy sản và gây ô nhiễm môi trường.



10

Về mặt xã hội, tuy đạt được sự tăng trưởng xuất khẩu song nhiều
vấn đề xã hội liên quan đến hoạt động xuất khẩu thủy sản vẫn chưa
được giải quyết, chẳng hạn như các vấn đề chia sẻ lợi ích thương mại
hợp lý giữa các bên tham gia xuất khẩu, ổn định thu nhập và đời sống
của người dân trong điều kiện biến động kinh tế thế giới, các chính sách
hỗ trợ xuất khẩu, bảo hiểm xuất khẩu thủy sản, ngăn ngừa và xử lý các
xung đột xã hội trong phát triển xuất khẩu mặt hàng này.
Vì vậy, phát triển bền vững xuất khẩu mặt hàng thủy sản đang đặt
ra hết sức cấp bách đối với nước ta trong giai đoạn tăng trưởng mới,
giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và đẩy mạnh hội nhập
kinh tế quốc tế, với các yêu cầu mục tiêu chủ yếu là coi trọng chất
lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, đảm bảo ổn định
kinh tế vĩ mô, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng
tăng trưởng, ổn định xã hội, bảo vệ tốt môi trường.
2. Thực trạng xuất khẩu thủy sản thời gian qua cho thấy những
khó khăn, tồn tại lâu nay của ngành thủy sản.
Đối với nuôi trồng, đó là vấn đề dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ,
nhuyễn thể; đối với hoạt động khai thác trên biển, đó là khó khăn do giá
xăng dầu tăng, tình hình tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc,
cũng như nhiều rủi ro khác về thiên tai, thời tiết… Trong sản xuất, chế
biến xuất khẩu thì vấn đề tiếp cận vốn vay, nguồn nguyên liệu tại chỗ
khan hiếm, công nghệ bảo quản sau thu hoạch thô sơ, thị trường nhập
khẩu thu hẹp, vấn đề xúc tiến thương mại và phát triển thương hiệu còn
nhiều hạn chế… cũng gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp
thủy sản. Chi phí sản xuất trong nước còn cao so với mặt hàng cùng loại
của một số nước do các doanh nghiệp sản xuất trong nước chưa chủ
động được nguồn giống, nguồn thức ăn, phụ thuộc nguyên liệu nhập từ

nước ngoài nên giá cả liên tục biến động, dẫn đến không chỉ bất lợi


11

trong cạnh tranh mà lợi nhuận thu được thấp, thậm chí lỗ vốn, không
tương xứng với sự cố gắng và sức lực bỏ ra của người sản xuất nguyên
liệu và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản.
Về phía các doanh nghiệp, ngoài các khó khăn bên ngoài nêu trên
thì tự bản thân các doanh nghiệp thủy sản cũng làm chưa tốt công tác tổ
chức sản xuất, phần lớn các nhà máy thủy sản được đầu tư rất lớn
nhưng công suất khai thác chỉ đạt 60 - 70%, dẫn đến tăng chi phí sản
xuất, giảm sức cạnh tranh trên thị trường. Các doanh nghiệp chưa chú
trọng quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản theo chiều sâu gắn với
thị trường tiêu thụ, chưa ngăn chặn được việc sử dụng các hóa chất
cấm, vấn đề quản lý con giống lỏng lẻo, chưa xây dựng tốt chuỗi liên kết
giữa sản xuất nguyên liệu với chế biến xuất khẩu. Việc thâm nhập và
mở rộng thị trường xuất khẩu; công tác điều tra, dự báo thị trường xuất
khẩu còn hạn chế. Một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản còn cạnh
tranh thiếu lành mạnh, hạ giá thành để tranh bán gây thiệt hại lẫn nhau
và dẫn đến những vụ kiện chống bán phá giá gây thiệt hại cho toàn
ngành thủy sản.
Mặc dù vậy, sản xuất trong nước bắt đầu có tín hiệu khả quan khi
mà lãi suất tín dụng đang trong xu hướng giảm, việc kiểm soát tình hình
dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ và một số đối tượng nuôi chủ lực khác
đã có tiến triển tốt, cộng với việc chúng ta đang xây dựng và hoàn thiện
cơ sở pháp lý để tổ chức lại sản xuất, hướng tới phát triển thủy sản bền
vững, nhất là mặt hàng xuất khẩu chủ lực là cá tra và tôm nhằm khẳng
định thương hiệu thủy sản Việt Nam.
3. Dự báo trong những năm tới, tình hình kinh tế thế giới nói

chung và thị trường nhập khẩu thủy sản nói riêng chưa cho thấy tín
hiệu sáng sủa, ngoài những cơ hội mới mở ra khi Việt Nam tham gia ký


12

kết Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)
và một số Hiệp định thương mại tự do với EU.
Trong những năm tới, tình hình kinh tế thế giới nói chung và thị
trường nhập khẩu thủy sản nói riêng được dự báo chưa có nhiều khả
quan, đặc biệt đối với mặt hàng tôm nước lợ ở thị trường Mỹ, Nhật Bản,
Hàn Quốc và một số thị trường khác. Suy thoái kinh tế thế giới còn tiếp
diễn làm giảm nhu cầu tiêu dùng đối với mặt hàng thủy sản tại các thị
trường lớn, thị trường truyền thống của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật
Bản… Thủy sản xuất khẩu của Việt Nam hiện cũng phải đối mặt với xu
hướng tăng cường các rào cản kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm từ
các nước nhập khẩu lớn, cũng như áp lực cạnh tranh ngày càng tăng
trên thị trường quốc tế. Ví như đối với tôm, xu hướng hạ giá bán của
các nước sản xuất, xuất khẩu tôm chính như Thái Lan, Indonesia, hay
đối với cá tra, mặc dù hiện tại Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu lớn nhất
nhưng việc một số nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines...
cũng đang tích cực đầu tư để tiến tới sản xuất và xuất khẩu mặt hàng
này, sẽ gây áp lực cạnh tranh rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Mặc dù vậy, sản xuất trong nước bắt đầu có tín hiệu khả quan khi
mà lãi suất tín dụng đang trong xu hướng giảm, việc kiểm soát tình hình
dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ và một số đối tượng nuôi chủ lực khác
đã có tiến triển tốt, cộng với việc chúng ta đang xây dựng và hoàn thiện
cơ sở pháp lý để tổ chức lại sản xuất, hướng tới phát triển thủy sản bền
vững, nhất là mặt hàng xuất khẩu chủ lực là cá tra, tôm nhằm khẳng
định thương hiệu thủy sản Việt Nam và phát triển bền vững xuất khẩu

mặt hàng thủy sản trong thời gian tới.
Thủy sản là một trong những nhóm hàng có giao dịch thương mại
lớn trong khối nước thuộc Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên
Thái Bình Dương (TPP), đặc biệt là Nhật Bản, Mỹ. Do vậy, việc tham


13

gia Hiệp định TPP trong tương lai không xa sẽ mang lại lợi ích cho tất
cả các thành viên tham gia, trong đó có Việt Nam. Đối với ngành thủy
sản, khi các mức thuế được điều chỉnh xuống 0% sẽ tạo ra một lợi thế
cạnh tranh riêng cho các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.
Hơn nữa, các Hiệp định thương mại tự do FTA đã và đang đàm phán
với Nga và châu Âu sẽ giúp Việt Nam có lợi thế hơn các nước như Trung
Quốc, Thái Lan, Na Uy về thuế, bên cạnh việc miễn thuế VAT với thức
ăn chăn nuôi (theo Công văn số 11604/BTC-TCT ngày 19/8/2014 của Bộ
Tài chính về chính sách thuế GTGT) đang là cơ hội cho các doanh
nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
4. Quá trình xây dựng và hoạch định chính sách phát triển xuất
nhập khẩu nói chung và chính sách phát triển bền vững xuất khẩu thủy
sản nói riêng còn những hạn chế, thiếu sót, việc thực thi chính sách
thiếu kiểm soát nên chưa hiệu quả và còn nhiều sai phạm.
Theo chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu tổng quát là tiếp tục
phát triển xuất khẩu thủy sản theo hướng bền vững, khả năng cạnh
tranh cao, giữ vững vị trí trong nhóm 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng
đầu thế giới. Đến năm 2020, giá trị kim ngạch xuất khẩu phấn đấu đạt
mức 10 - 10,5 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng khoảng trên 7%/năm.
Cùng với nâng cao giá trị xuất khẩu thủy sản, cần hướng tới mục tiêu
tăng thu nhập bình quân lao động thủy sản cao gấp 2,5 lần trong 10

năm (2010-2020), đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, giảm thiểu tối đa
các tác động tiêu cực từ ô nhiễm môi trường, dịch bệnh.
Mặc dù Việt Nam đã có bước tiến dài trong cải thiện môi trường
đầu tư, khuyến khích phát triển xuất khẩu, ,song quy trình hoạch định
chính sách của Việt Nam nói chung và chính sách phát triển bền vững
xuất khẩu thủy sản nói riêng còn tồn tại nhiều hạn chế: (i) Việc xây


14

dựng chính sách phát triển bền vững mặt hàng thủy sản chưa thực sự
dựa trên các căn cứ khoa học về phát triển bền vững. Phát triển xuất
khẩu thủy sản mặc dù có đóng góp to lớn vào tăng trưởng xuất khẩu và
tăng trưởng kinh tế, nhưng đang tiềm ẩn nguy cơ phát triển không ổn
định và thiếu bền vững, xung đột với các mục tiêu về môi trường và xã
hội; (ii) Quá trình xây dựng và hoạch định chính sách phát triển xuất
nhập khẩu nói chung và chính sách phát triển xuất khẩu thủy sản nói
riêng chưa thật sự quan tâm đến chất lượng tăng trưởng, thiên về chỉ
tiêu số lượng, coi nhẹ những ảnh hưởng tiêu cực của xuất khẩu đối với
xã hội và môi trường, duy trì quá lâu mô hình tăng trưởng theo chiều
rộng, chưa chú trọng đúng mức để tạo tiền đề (môi trường kinh doanh,
nguồn nhân lực chất lượng, công nghệ, cơ sở hạ tầng) cho việc chuyển
đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, nâng cao năng lực cạnh tranh
và giá trị gia tăng cho mặt hàng thủy sản xuất khẩu; (iii) Việc hoạch
định chính sách thiếu sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, hiệp hội ngành
nghề, trong đó chỉ nêu ra các quy định chính sách mà thiếu kế hoạch
hành động hoặc hướng dẫn thi hành cụ thể, đặc biệt hầu hết chính sách
được xây dựng với sự can dự hạn chế của doanh nghiệp; (iv) Cộng đồng
doanh nghiệp chưa thực sự chủ động tham gia vào quy trình hoạch định
chính sách phát triển nói chung và chính sách phát triển bền vững xuất

khẩu ngành thủy sản nói riêng, việc xây dựng chính sách, chiến lược
ngành vẫn xuất phát từ mong muốn của Chính phủ, doanh nghiệp chứ
chưa thực sự hướng tới việc đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của thị trường và
người tiêu dùng; (v) Còn quá nhiều quy định chồng chéo trong các
quyết định về định hướng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch tổng thể hay
đề án phát triển ngành, dẫn đến khó thực thi hoặc thực thi kém hiệu
quả.
Chính vì vậy, phát triển bền vững xuất khẩu thủy sản cần có
những chính sách đúng đắn và phù hợp, được xây dựng trên cơ sở khoa


15

học, tính đến một cách hài hòa giữa mục tiêu kinh tế, xã hội, môi
trường. Bên cạnh đó, cần có các tiêu chí khoa học để kiểm định chính
sách, làm căn cứ cho các nhà quản lý đưa ra các chính sách phát triển
bền vững xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam, đồng thời giám
sát việc thực thi chính sách hiệu quả.
5. Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu cơ sở lý luận về
phát triển bền vững xuất khẩu mặt hàng thủy sản, đánh giá thực trạng
xuất khẩu và chính sách phát triển xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
theo các tiêu chí phát triển bền vững giai đoạn 2003-2013, từ đó đề xuất
các giải pháp, chính sách đảm bảo phát triển bền vững xuất khẩu mặt
hàng thủy sản của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế là
hết sức cần thiết và mang tính cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.1. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở ngoài nước
1. Khái niệm, nội dung và các mô hình phát triển bền vững đã
được một số nghiên cứu của các học giả nước ngoài đề cập. Có thể kể
đến những nghiên cứu như: SM Lele (1991), Phát triển bền vững: một

đánh giá quan trọng, trong đó đề cập đến ý tưởng về sự phát triển hướng
tới phát triển bền vững; TN. Gladwin, JJ. Kennelly, TS. Krause (1995),
Chuyển dịch mô hình phát triển bền vững: những gợi ý cho nghiên cứu lý
thuyết quản lý, trong đó đưa ra những lý thuyết về các mô hình phát
triển bền vững dựa trên cơ sở bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và các giá
trị đạo đức xã hội, từ đó gợi mở các phương thức quản lý hiện đại đảm
bảo sự bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên sinh thái cũng như tính
bền vững về mặt xã hội; DI. Stern, MS. Common, EB Barbier (1996),
Tăng trưởng kinh tế và suy thoái môi trường: đường cong Kuznets môi
trường và phát triển bền vững, đề cập đến các khái niệm về đường cong
Kuznets môi trường (EKC), trong đó nêu lên mối quan hệ hình chữ U


16

ngược giữa suy thoái môi trường và thu nhập bình quân đầu người,
cũng như những tác động của tăng trưởng kinh tế đến môi trường sinh
thái; B. Giddings, B. Hopwood, G. O'brien (2002), Kết hợp các yếu tố
môi trường, kinh tế và xã hội trong sự phát triển bền vững, đề cập đến
ba trụ cột hình thành nên sự phát triển bền vững là môi trường, kinh tế
và xã hội, cũng như cách thức kết hợp hiệu quả và hài hòa giữa ba yếu
tố đó để đạt đến sự phát triển bền vững; B. Hopwood, M Mellor, G
O'Brien (2005), Phát triển bền vững: những cách tiếp cận khác nhau,
trong đó nêu lên những cách tiếp cận khác nhau về khái niệm phát triển
bền vững, từ đó chỉ ra các chiến lược khác nhau nhằm đạt được các mục
tiêu phát triển bền vững; TW. Luke (2005), Xem xét lại tính bền vững
trong phát triển kinh tế, chỉ ra tính tất yếu của sự phát triển bền vững,
không có sự bền vững thì không thể phát triển hay phát triển thiếu bền
vững cũng không thể coi là phát triển.
Nhìn chung, các khái niệm về phát triển bền vững còn chưa thống

nhất và gây những tranh cãi trong giới nghiên cứu, do đó chưa có cơ sở
lý luận chắc chắn làm nền tảng cho những nghiên cứu sâu về phát triển
bền vững trong các lĩnh vực khác như xuất nhập khẩu chẳng hạn. Mặc
dù một số nghiên cứu cũng đã đưa ra các tiêu chí (độ đo) phát triển bền
vững như bộ chỉ số phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc, song chưa
có công trình nghiên cứu nào chỉ ra các tiêu chí đánh giá tính bền vững
trong lĩnh vực xuất khẩu áp dụng trong những ngành hàng nhất định
như thủy sản chẳng hạn.
2. Vấn đề phát triển bền vững (PTBV) và mối quan hệ giữa phát
triển xuất khẩu với việc bảo vệ môi trường đã được đề cập trong nhiều
nghiên cứu của các học giả nước ngoài, đặc biệt là sau hội nghị Môi
trường và Phát triển tại Rio de Janeiro năm 1992. Đó là các nghiên cứu:
Thaddeus C. Trzyna (2001), Thế giới bền vững: định nghĩa và trắc


17

lượng phát triển bền vững, trong đó đưa ra khái niệm, nội dung, tiêu chí
đánh giá phát triển bền vững và các mô hình về phát triển bền vững,
đồng thời chỉ ra những bài học kinh nghiệm của các nước về phát triển
bền vững; David Dapice (2002), Thành công và thất bại: lựa chọn đường
đi đúng cho sự tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, trong đó nghiên cứu các
vấn đề liên quan đến tăng trưởng xuất khẩu bền vững ở Việt Nam, đề
cập đến những điều kiện để Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng
xuất khẩu bền vững, trong đó nhấn mạnh các điều kiện về thể chế, chất
lượng nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, khả năng cạnh tranh quốc tế của
các doanh nghiệp nhà nước..., từ đó đề xuất mô hình tăng trưởng xuất
khẩu bền vững cho Việt Nam; C. Folke, S. Carpenter, T. Elmqvist, L.
Gunderson (2002), Khả năng phục hồi và phát triển bền vững: xây dựng
năng lực thích ứng trong một thế giới biến đổi, nêu lên tác động của sự

phát triển đối với môi trường sinh thái và các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, nhằm thức tỉnh nhận thức về sự cần thiết phải thay đổi cơ bản
trong suy nghĩ và cả trong thực tế quản lý môi trường trên toàn thế giới,
nâng cao ý thức trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ môi
trường; Koos Neefjes (2003), Môi trường và sinh kế: các chiến lược phát
triển bền vững, trong đó đề cập đến mối quan hệ giữa phát triển xuất
nhập khẩu, môi trường và phát triển bền vững, cụ thể đã đưa ra cơ chế
tác động của thương mại nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng đối với
môi trường trong điều kiện tự do hóa thương mại.
3. Mối quan hệ giữa phát triển xuất khẩu với các vấn đề xã hội và
giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh liên quan đến hoạt động xuất khẩu
trong điều kiện tự do hóa thương mại cũng đã được các học giả nước
ngoài quan tâm, đó là: Kamal Malhotra (2006), Phát triển bền vững con
người: tiếp cận từ góc độ vai trò của xuất khẩu trong chiến lược phát
triển quốc gia, trong đó đề cập đến vấn đề xã hội liên quan tới hoạt động
xuất khẩu, tác động của hoạt động xuất khẩu đến việc giải quyết công


18

ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động, kể cả tác động đến
khả năng phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp tham gia hoạt động
xuất khẩu; J. Moon (2007), Sự đóng góp của trách nhiệm xã hội đối với
phát triển bền vững, đề cập đến tác động qua lại giữa sự phát triển bền
vững với các vấn đề về xã hội, cũng như những đóng góp và trách nhiệm
của xã hội đối với sự phát triển bền vững; David Dapice (2008), Lựa
chọn thành công: bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai Việt
Nam, trong đó đã đưa ra những khuyến nghị về chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội cho Việt Nam, bao gồm các phần: câu chuyện về hai mô
hình phát triển với sự so sánh giữa "mô hình Đông Á" (Hàn Quốc, Đài

Loan...) với "mô hình Đông Nam Á" (Philippin, Indonesia...); duy trì
tăng trưởng bền vững và công bằng; khuyến nghị chính sách... ; cụ thể
đã nhấn mạnh: "Các nước Đông Á thành công là nhờ có chính sách
đúng đắn trong sáu lĩnh vực then chốt, bao gồm giáo dục, cơ sở hạ tầng
và đô thị hóa, doanh nghiệp cạnh tranh quốc tế, hệ thống tài chính, hiệu
năng của Nhà nước và công bằng. Sự tiếp nối thành công của Việt Nam
cũng sẽ phụ thuộc vào hiệu quả của chính sách trong sáu lĩnh vực
này...”; N. Dempsey, G. Bramley, S. Power (2011), Các khía cạnh xã hội
của phát triển bền vững, nêu rõ sự phát triển bền vững không chỉ được
xem xét trên các khía cạnh về môi trường mà còn có những tác động
đến nhiều khía cạnh của đời sống xã hội, nhất là vấn đề liên quan đến
việc xây dựng và thực hiện các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Mặc dù nghiên cứu của các học giả nước ngoài đã chỉ ra mặt này
hay mặt khác của phát triển xuất khẩu bền vững, song nhìn chung, chưa
có công trình nghiên cứu nước ngoài nào nghiên cứu sâu về chủ đề xuất
khẩu bền vững xét trên các mặt là đảm bảo chất lượng tăng trưởng, góp
phần tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, bảo vệ môi trường và giải
quyết các vấn đề xã hội. Bên cạnh đó, các nghiên cứu ngoài nước còn ít
đề cập đến các vấn đề về tác động của xuất khẩu đến việc làm, thu nhập,


19

phân hóa giàu nghèo, tính dễ tổn thương của người nghèo khi tham gia
thương mại, vấn đề xung đột xã hội liên quan đến phát triển xuất
khẩu... Đặc biệt, chưa có công trình nghiên cứu ngoài nước nào phân
tích, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
theo các tiêu chí phát triển bền vững, từ đó chưa đề xuất được các giải
pháp, chính sách đảm bảo phát triển bền vững xuất khẩu mặt hàng thủy
sản, hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng xuất khẩu và bảo vệ môi

trường, giải quyết các vấn đề xã hội nhằm đạt được mục tiêu phát triển
bền vững.
2.2. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong nước
1. Các lý thuyết về phát triển bền vững, các quan điểm, nguyên
tắc, tiêu chí và mô hình PTBV, cũng như các vấn đề liên quan đến PTBV
ở Việt Nam đã được nhiều công trình nghiên cứu trong nước đề cập, có
thể kể đến như: Dự án VIE/01/021 (2006), Đại cương về phát triển bền
vững, trong đó đưa ra các tiêu chí và bộ chỉ tiêu về phát triển bền vững
của Liên Hiệp Quốc và Việt Nam, cũng như đề cập đến lộ trình và các
biện pháp để đạt được mục tiêu phát triển bền vững thông qua sự
“đánh đổi” giữa các mục tiêu trong từng giai đoạn phát triển nhất định;
Nguyễn Văn Lịch (2008), Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực
cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế của Việt Nam, trong
đó: hệ thống hóa các tiêu chí đánh giá lợi thế cạnh tranh của mặt hàng
xuất khẩu; đánh giá thực trạng phát triển xuất khẩu theo các tiêu chí lợi
thế cạnh tranh ở Việt Nam giai đoạn 2000-2008; từ đó lựa chọn những
nhóm hàng xuất khẩu mà Việt Nam có lợi thế trong những năm tới; đề
xuất một số giải pháp phát triển xuất khẩu dựa vào lợi thế cạnh tranh
của Việt Nam trong thời gian tới; Hồ Trung Thanh (2009), Xuất khẩu
bền vững ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, với mục
đích nghiên cứu là làm rõ bản chất của xuất khẩu bền vững và vận dụng


20

đối với hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam nhằm góp phần phát triển xuất
khẩu nước ta theo hướng bền vững trong điều kiện HNKTQT, trong đó
có các nội dung về: hệ thống hoá và phát triển một số lý thuyết về PTBV
ứng dụng đối với hoạt động xuất khẩu; đưa ra các tiêu chí đánh giá phát
triển xuất khẩu bền vững; đánh giá hoạt động xuất khẩu theo các tiêu

chí PTBV ở Việt Nam từ năm 1995-2007; đề xuất một số quan điểm và
giải pháp phát triển xuất khẩu bền vững ở Việt Nam trong quá trình
HNKTQT.
Những nghiên cứu này đã đề cập đến khái niệm phát triển bền
vững của nền kinh tế nói chung và phát triển bền vững trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu nói riêng, hay đưa ra các tiêu chí về phát triển bền vững
cũng như hệ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng xuất
khẩu. Tuy nhiên, các nghiên cứu nói trên chưa đưa ra được tiêu chí cụ
thể đánh giá xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản, làm căn cứ khoa
học cho việc đề xuất giải pháp, chính sách đảm bảo phát triển xuất khẩu
bền vững mặt hàng thủy sản của Việt Nam trên cả ba khía cạnh kinh tế,
môi trường và xã hội.
2. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển xuất khẩu, với các chủ
đề được các học giả quan tâm nhiều nhất là: đánh giá thực trạng phát
triển xuất khẩu, chất lượng tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa, vấn đề
nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu,
thay đổi mô hình tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam... trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và HNKTQT, cũng như đánh giá tác động
môi trường của hoạt động xuất khẩu thủy sản và khả năng đáp ứng các
quy định, tiêu chuẩn môi trường của nước nhập khẩu, chẳng hạn:
Nguyễn Chu Hồi (2004), Một số vấn đề về phát triển bền vững đối với
ngành thủy sản Việt Nam, trong đó đề cập đến khía cạnh môi trường
liên quan đến ngành thủy sản của Việt Nam, đưa ra một số đánh giá tác


21

động môi trường của hoạt động nuôi trồng, khai thác, chế biến và xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam thời gian qua, từ đó khuyến nghị các giải
pháp nhằm phát triển bền vững ngành thủy sản Việt Nam; Đinh Văn

Thành (2007), Nghiên cứu chất lượng tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa
của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó: làm
rõ một số vấn đề lý luận về chất lượng tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đánh giá chất lượng tăng
trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa; đề xuất kiến nghị và một số biện pháp để nâng cao
chất lượng tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời
gian tới; Đỗ Kim Chi (2009), Điều tra, khảo sát, đánh giá tác động đến
môi trường của việc nuôi trồng và chế biến xuất khẩu thủy sản. Đề xuất
các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường đối với việc gia tăng xuất khẩu
mặt hàng này trong thời gian tới, trong đó đã phân tích, đánh giá tác
động đến môi trường của việc nuôi trồng và chế biến xuất khẩu thuỷ sản
trong thời gian qua; thực trạng ban hành và thực thi một số chính sách
liên quan đến hạn chế, phòng ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường trong
ngành thủy sản; dự báo các tác động đến môi trường khi gia tăng xuất
khẩu thủy sản trong thời gian tới; đề xuất một số giải pháp và kiến nghị
nhằm bảo vệ môi trường trong phát triển nuôi trồng và chế biến xuất
khẩu thủy sản; Đinh Văn Thành (2010), Tăng cường năng lực tham gia
của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay
của Việt Nam, trong đó: hệ thống hóa và luận giải cơ sở khoa học của
việc tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản Việt Nam vào
chuỗi giá trị toàn cầu; phân tích và rút ra các bài học kinh nghiệm quốc
tế trong việc nâng cao năng lực tham gia của hàng nông sản vào chuỗi
giá trị toàn cầu; đánh giá thực trạng năng lực tham gia của hàng nông
sản Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu; đề xuất những giải pháp chủ
yếu nhằm hình thành và phát triển năng lực tham gia của hàng nông


22


sản Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu, phấn đấu để Việt Nam khẳng
định được vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với một số mặt hàng
nông sản; Nguyễn Ngọc Sơn, Phạm Hồng Chương (2011), Chất lượng
tăng trưởng kinh tế Việt Nam: mười năm nhìn lại và định hướng tương
lai, trong đó đưa ra những đánh giá tổng quan về thực trạng chất lượng
tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong mười năm qua về quy mô, tốc độ
tăng trưởng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của các mặt hàng
xuất khẩu, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu mặt hàng và thị
trường xuất nhập khẩu; đề xuất và khuyến nghị một số giải pháp nâng
cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong tương lai; Lê Danh
Vĩnh (2014), Luận cứ khoa học cho xây dựng chính sách xuất nhập
khẩu bền vững của Việt Nam thời kỳ 2011-2020, trong đó làm rõ căn cứ
khoa học cho việc xây dựng chính sách xuất nhập khẩu bền vững của
Việt Nam (bao gồm cả cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn); đưa ra hệ tiêu
chí đánh giá xuất nhập khẩu bền vững; các nhân tố ảnh hưởng đến xuất
nhập khẩu bền vững; kinh nghiệm xây dựng chính sách xuất nhập khẩu
bền vững của một số nước; phân tích đánh giá thực trạng chính sách
xuất, nhập khẩu Việt Nam theo các tiêu chí phát triển bền vững; từ đó
xác định phương hướng và các giải pháp hoàn thiện chính sách xuất
nhập khẩu bền vững của Việt Nam cho giai đoạn 2011-2020; cụ thể hóa
trong một số ngành hàng trọng điểm có tỷ trọng xuất khẩu cao, có tiềm
năng giá trị gia tăng cao, bao gồm nhóm mặt hàng thủy sản.
Tuy nhiên, các nghiên cứu này lại không phân tích sâu bản chất
của xuất khẩu bền vững là đảm bảo chất lượng tăng trưởng như nâng
cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, giải
quyết hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu, bảo vệ môi trường và giải
quyết các vấn đề xã hội. Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong
thời gian qua theo các tiêu chí phát triển bền vững chưa được đề cập
phân tích, nhất là tiêu chí về xã hội. Các công trình nghiên cứu cũng



23

chưa đề cập nhiều đến các tác động về xã hội của hoạt động xuất khẩu,
chẳng hạn như nghiên cứu cơ chế chia sẻ lợi ích thương mại hợp lý giữa
các bên tham gia xuất khẩu, ổn định thu nhập và đời sống của người
dân trong điều kiện biến động kinh tế thế giới, các chính sách hỗ trợ
xuất khẩu, bảo hiểm xuất khẩu, ngăn ngừa và xử lý các xung đột xã hội
trong phát triển xuất khẩu.
3. Các vấn đề đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu bền vững ở các khía
cạnh như hạn chế khai thác tài nguyên, nâng cao khả năng đáp ứng tiêu
chuẩn môi trường của các nước nhập khẩu cũng đã được một số nghiên
cứu tập trung giải quyết, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, khuyến
nghị giải pháp để các doanh nghiệp điều chỉnh sản xuất kinh doanh theo
hướng đáp ứng các yêu cầu về môi trường của nước nhập khẩu và phát
triển bền vững. Có thể nêu một số nghiên cứu như: Phạm Thế Hưng
(2006), Nghiên cứu xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách và giải pháp
nhằm phát triển sản xuất các sản phẩm xuất khẩu chủ lực, trong đó nêu
rõ cơ sở khoa học của việc xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách nhằm
phát triển sản xuất các sản phẩm xuất khẩu chủ lực; đánh giá thực
trạng hoạt động sản xuất các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
cũng như hệ thống cơ chế, chính sách phát triển sản xuất các sản phẩm
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thời gian qua; từ đó đề xuất xây dựng
và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm phát triển
sản xuất các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thời gian tới; Hồ
Trung Thanh (2008), Các quy định, tiêu chuẩn môi trường đối với các
mặt hàng thủy sản (tôm, cá), nông sản (gạo, cà phê…), mặt hàng đồ gỗ
xuất khẩu, mặt hàng dệt may và da giày. Đề xuất các giải pháp giúp
doanh nghiệp đáp ứng các quy định tiêu chuẩn môi trường và tăng

trưởng xuất khẩu bền vững, hệ thống hoá các quy định và tiêu chuẩn
môi trường của một số nước thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam


24

đối với các nhóm hàng xuất khẩu thủy sản, nông sản, đồ gỗ, dệt may và
giày da; đánh giá những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp xuất
khẩu các mặt hàng thủy sản, nông sản, đồ gỗ, dệt may và giày da trong
việc đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường tại một số thị
trường xuất khẩu chính; đề xuất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đáp
ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường nhằm tăng trưởng xuất
khẩu bền vững; Nguyễn Thị Nhiễu (2011), Nghiên cứu ảnh hưởng của
chính sách thương mại hàng nông sản của Trung Quốc và Thái Lan tới
thương mại hàng nông sản Việt Nam, trong đó đánh giá tác động của
việc ban hành và thực thi các chính sách thương mại hàng nông sản của
Trung Quốc và Thái Lan tới thương mại hàng nông sản Việt Nam, trong
đó có liên quan đến các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam; từ
đó đề xuất các giải pháp tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu nông sản,
hạn chế tác động từ việc thay đổi chính sách thương mại hàng nông sản
của hai nước này đến hoạt động xuất khẩu hàng nông sản, thủy sản của
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và
tham gia ngày càng nhiều các hiệp định thương mại song phương, đa
phương, Hiệp định thương mại tự do với khu vực và thế giới.
Mặc dù các nghiên cứu trên đã đưa ra được một số giải pháp nâng
cao chất lượng và hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam, đề xuất khuyến nghị giải pháp để các doanh nghiệp điều chỉnh sản
xuất kinh doanh theo hướng đáp ứng các yêu cầu về môi trường của
nước nhập khẩu. Tuy nhiên, các giải pháp đề xuất còn chung chung,
chưa có giải pháp cụ thể nhằm phát triển bền vững xuất khẩu một

ngành hàng như thủy sản, nhất là các giải pháp nhằm giải quyết hài hòa
mối quan hệ giữa phát triển xuất khẩu với các vấn đề xã hội, cũng như
chưa đề xuất được các giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng tăng
trưởng xuất khẩu thủy sản đáp ứng các mục tiêu về môi trường và đảm


×