Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

đề thi HSG ngữ văn lớp 9 cấp Tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.02 KB, 5 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG TRỊ
ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 9 THCS

Khóa ngày 20 tháng 3 năm 2018
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc các đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Đoạn 1:

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
(Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)

Đoạn 2:

Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
Mẹ ơi trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp thêm đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa.
(Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)



Câu 1. Nét tương đồng về mặt nội dung giữa hai đoạn thơ trên là gì?
Câu 2. Tìm ít nhất 02 từ đồng nghĩa có thể thay thế từ chạy trong câu thơ Thời
gian chạy qua tóc mẹ và chỉ ra hiệu quả biểu đạt của từ được nhà thơ sử dụng (chạy).
Câu 3. Xác định và phân tích ý nghĩa của 01 biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng
trong cả hai đoạn thơ.
II. LÀM VĂN
Câu 1. (7,0 điểm)
Trong một cuộc tranh luận về âm nhạc, một số bạn cho rằng, thời đại ngày nay là
thời lên ngôi của nhạc Rap, Rok…nên những lời ru đã trở nên xưa cũ; một số bạn khác lại
khẳng định: Không một dòng nhạc hiện đại nào có thể thay thế được lời ru của mẹ trong
đời sống tâm hồn của mỗi con người.
Quan điểm của em về vấn đề trên như nào?
Câu 2. (10,0 điểm)
Nhà văn Nga Pautốpxki từng nói:“Nhà văn chân chính là người dẫn đường đến xứ
sở cái đẹp”.
Hãy nêu cảm nhận của em về xứ sở cái đẹp được gợi lên từ một trong hai tác
phẩm: Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải hoặc Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
--------- Hết-------( Thí sinh không được sử dụng tài liệu)


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG TRỊ

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 9 THCS

Khóa ngày 20 tháng 3 năm 2018
Môn thi: Ngữ văn
HƯỚNG DẪN CHẤM


A. YÊU CẦU CHUNG
1.HS xác định đúng trọng tâm yêu cầu của đề ra. Kiến thức vững vàng, chính xác.
2.Nắm vững phương pháp làm từng dạng đề (câu hỏi) cụ thể.
3.Hành văn trôi chảy, linh hoạt, sáng tạo. Trình bày bài viết sáng rõ, sạch, đẹp.
B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu/Ý
Nội dung cần nêu
I
ĐỌC HIỂU
I.1
Nét tương đồng: Đều viết về tình mẫu tử
I.2
- HS tìm được ít nhất 02 trong các từ sau : Thổi, lướt, luồn, vụt…
- Hiệu quả biểu đạt của từ chạy: Tạo vẻ đẹp độc đáo cho câu thơ; giúp hình
ảnh thơ sinh động hơn, gần gũi hơn (nhất là với đối tượng thiếu nhi)
I.3
1. HS xác định và phân tích được ý nghĩa của một trong hai biện pháp tu từ:
Đối lập hoặc nhân hóa
2. Phân tích được ý nghĩa của BPTT đã xác định:
- Đối lập: Chúng tôi lớn lên – bí bầu lớn xuống (đoạn 1); lưng mẹ còng
xuống – con thêm cao nhằm làm nổi bật công lao to lớn và sự hi sinh âm
thầm của người mẹ dành cho con.
- Nhân hóa: Bí bầu lớn xuống - thời gian chạy qua: Giúp câu thơ sinh động,
giàu hình ảnh hơn khi diễn tả được thay đổi của vạn vật, sự trôi chảy nhanh
chóng của thời gian…
II
LÀM VĂN
1
Bàn về âm nhạc…
Yêu cầu: HS biết cách viết một bài văn NLXH bày tỏ ý kiến của mình về

một hiện tượng xã hội; bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc; biết cách vận dụng
lí lẽ và dẫn chứng để bảo vệ quan điểm của mình.
Các ý cần nêu:
1. Dẫn dắt, nêu vấn đề cần NL
2. Nêu bức tranh toàn cảnh về đời sống âm nhạc hiện nay (sự xuất hiện
của nhiều trào lưu, xu hướng, nhiều dòng nhạc mới bên cạnh các dòng nhạc
truyền thống…)

Điểm
1,0
0,5
0,5
0,5
0,5

0,5
1,0

1


2

3. Giải thích, bình luận vấn đề (Rap, Rok là gì? Xưa cũ nghĩa là thế
nào? Đồng tình hay phản đổi? Lý giải vì sao?).
- Rap, Rok là những dòng nhạc hiện đại mới được du nhập vào VN, gắn với
những tên tuổi nổi tiếng, được nhiều bạn trẻ yêu thích…
- Rap, Rok có tiết tấu nhanh, mạnh; ca từ mới mẻ… phù hợp với nhịp sống
hiện đại, với sở thích, tâm lý của giới trẻ.
- Lời hát ru gắn với con người từ thuở nằm nôi. Đó là những giai điệu trữ

tình, ngọt ngào, sâu lắng, chuyển tải tình yêu thương và những nhắn gửi của
người mẹ với đứa con về đạo lý, về lẽ sống ở đời…Những lời ru có ý nghĩa
rất quan trọng đối với con người. Bởi thế, chúng không bao giờ xưa cũ
(nghĩa là không bao giờ trở nên lỗi thời, bị lãng quên) với chúng ta.
4. Liên hệ thực tế - Rút ra bài học:
- Hiện tượng lãng quên, quay lưng với những giai điệu hát ru đang phổ biến
trong xã hội ngày nay.
- HS liên hệ với bản thân để rút ra bài học: Học hỏi, tiếp nhận cái mới
nhưng không nên chối bỏ, quay lưng với cội nguồn, truyền thống; phải biết
kết hợp hài hòa giữa truyền thống với hiện đại; đam mê Rok, Rap nhưng
phải biết trân trọng, gìn giữ những làn điệu hát ru…
5. Trình bày sáng rõ; bài viết thể hiện sự sáng tạo (ý tưởng, câu từ)
Xứ sở cái đẹp trong Mùa xuân nho nhỏ hoặc Lặng lẽ Sa Pa
1. Dẫn dắt, nêu vấn đề
2. Giải thích:
- Nhà văn/nhà văn chân chính: Nhà văn là người sáng tác nên tác phẩm.
Nhà văn chân chính là người lao động nghệ thuật nghiêm túc, cống hiến cho
người đọc những tác phẩm văn chương thực sự có giá trị.
- Xứ sở cái đẹp: Cái đẹp muôn màu của cuộc sống, cái đẹp trong đời sống
tâm hồn, tình cảm của con người; cái đẹp của hình thức nghệ thuật…mà nhà
văn mang tới cho người đọc.

0,5
1,0
2,0

0,5
1,0

0,5

0,5
0,5

1,0

2


3. Nêu cảm nhận: HS chỉ chọn 01 trong 2 tác phẩm
Gợi ý:
 Cái đẹp trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên xứ Huế: Hình ảnh, màu sắc hài hòa
(dòng sông xanh – Bông hoa tím biếc); cảnh vật đầy sức sống (phép đảo:
mọc tạo ấn tượng bất ngờ, đột ngột, diễn tả sức sống căng tràn) ; âm thanh
trong trẻo (ẩn dụ: từng giọt long lanh); con người và thiên nhiên có sự giao
hòa (ơi con chim, tôi hứng)
- Vẻ đẹp của đất nước vào xuân: Người cầm súng/ Lộc giắt đầy; Người ra
đồng - lộc trải dài. Tất cả đầy sức sống, hứa hẹn những điều đẹp tươi.
- Khát vọng của nhà thơ: Muốn cống hiến những điều bé nhỏ nhưng có ý
nghĩa cho cuộc đời, cho mùa xuân vĩnh hằng của đất nước (Ta làm con chim
hót/ nhành hoa/ nốt trầm/ mùa xuân nho nhỏ). Khát vọng ấy càng đẹp, càng
đáng trân trọng hơn khi nó được nhà thơ ấp ủ suốt cuộc đời, từ tuổi 20 đến
khi sắp giã từ cuộc sống.
- Hình thức nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ, câu thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, sự
sáng tạo hình tượng nghệ thuật độc đáo (mùa xuân nho nhỏ).
 Cái đẹp trong Lặng lẽ Sa Pa
- Vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên: Thơ mộng, huyền ảo (HS phân tích dẫn chứng)
- Vẻ đẹp trong tâm hồn con người (nhân vật anh thanh niên): Tình yêu cuộc
sống, tinh thần trách nhiệm cao với công việc; sự khiêm tốn giản dị, tình
cảm dành cho mọi người…Đó là vẻ đẹp của lý tưởng sống cao cả: Sống để

cống hiến.
- Vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật: Cách tạo dựng tình huống tự nhiên mà
hấp dẫn; ngôn ngữ kể chuyện giàu chất thơ nhưng vẫn vẫn đậm chất triết lý,
cách đặt nhan đề tạo ấn tượng…
4. Khái quát, nâng cao vấn đề.
- Băng tài năng của mình, các tác giả đã tạo nên một thế giới nghệ thuật
đầy ắp cái đẹp. Cái đẹp trong tác phẩm đã tác động đến tâm hồn người đọc,
gợi dậy trong họ những rung cảm thẩm mĩ và niềm hứng thú, khát khao
hướng về cái Chân - Thiện – Mĩ.
- Để hoàn thành sứ mệnh của người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp, nhà văn
cần có tài năng và một tâm hồn trong sáng, trái tim giàu cảm xúc…

2,0

1,0
2,0

1,0
1,0
4,0

1,0
1,0

0,5

5. Trình bày sáng rõ; bài viết thể hiện sự sáng tạo (ý tưởng, câu từ…)
0,5
* Lưu ý:
- HS có thể triển khai, trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau, miễn là đảm

bảo được các nội dung trên. (Riêng đối với câu 2 phần làm văn, nếu HS cảm nhận cả hai
TP thì cho 1/2 số điểm của câu)
- Cần khuyến khích những bài làm thể hiện sự sáng tạo của người viết.
- Các câu chỉ đạt điểm tối đa khi đáp ứng được cả 2 yêu cầu A và B.

3


4



×