Tải bản đầy đủ (.pdf) (261 trang)

Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.8 MB, 261 trang )

P.
----------oo0oo----------

LÊ PHAN THANH HÒA

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG
ĐIỂM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

– NĂM 2018


P.
----------oo0oo----------

LÊ PHAN THANH HÒA

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG
ĐIỂM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 9 34 02 01

Ng

ỄN THANH TUYỀN



– NĂM 2018


TÓM TẮT
Đề tài luận án này nghiên cứu về sự luôn thiếu hụt vốn phát triển kinh tế
nông nghiệp (KTNo) Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) vùng Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) là vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn đang đặt ra. Mục tiêu
nghiên cứu của đề tài là tổng hợp, bổ sung lý thuyết tăng cƣờng tín dụng ngân hàng
(TDNH) phát triển KTNo; đề xuất những giải pháp hữu hiệu tăng cƣờng TDNH
phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính là
chủ yếu kết hợp phƣơng pháp thống kê mô tả trên cơ sở khảo sát thực tế,… Kết quả
nghiên cứu phát hiện thực trạng TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL
chƣa đủ mạnh, chƣa đủ nhiều, chƣa đủ chặt chẽ mà còn rời rạc, thiếu tập trung nên
chƣa tạo nên sự đột phá về vốn phát triển KTNo Vùng KTTĐ. Hiện có không ít
những giải pháp, cách thức cung ứng TDNH phát triển KTNo nhƣng không còn phù
hợp hoàn toàn trong điều kiện mới nhƣ, tác động của cách mạng công nghiệp 4.0,
nhu cầu mới trong tiêu dùng nông sản, biến đổi khí hậu ngày càng sâu rộng. Do đó
TDNH cần có cách tiếp cận mới trong phát triển nông nghiệp tự nhiên, hữu cơ, sinh
thái, và công nghệ cao.
Đóng góp mới của đề tài luận án về lý luận là: cách tiếp cận mới về phát
triển KTNo, về tăng cƣờng TDNH trong điều kiện mới. Đƣa ra những khái niệm
mới nhƣ KTNo, KTNo Vùng KTTĐ; TDNH phát triển KTNo, tăng cƣờng TDNH
phát triển KTNo, các chỉ tiêu phản ánh tăng cƣờng TDNH,... Đóng góp về thực tiễn
là đƣa ra giải pháp mới nhƣ giải pháp hợp thức hóa tín dụng phi chính thức; chấp
dứt cho vay dàn trải, tập trung cho vay KTNo công nghệ mới nhất là công nghệ cao;
tập trung cho vay KTNo nằm trong chuỗi đầu tƣ công trình trọng điểm; Nhà nƣớc
tập trung vốn đầu tƣ chuỗi công trình trọng điểm; thành lập khu công nghiệp nông
nghiệp công nghệ cao; hình thành doanh nghiệp KTNo đại chúng. Kết quả nghiên
cứu của luận án có thể làm tài liệu giảng dạy, nghiên cứu, làm căn cứ tham khảo đối

với các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản trị ngân hàng trong thực tế.
Từ khóa: KTNo, TDNH, Vùng KTTĐ, ĐBSCL, tăng cƣờng, mạnh hơn,
nhiều hơn, chặt chẽ hơn, giải pháp tín dụng, phát triển KTNo.


LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Lê Phan Thanh Hòa
Sinh ngày 16 tháng 01 năm 1985 tại Thành phố Hồ Chí Minh
Hiện đang là nghiên cứu sinh khóa XVI của Trƣờng Đại học Ngân hàng Thành phố
Hồ Chí Minh.
Tôi cam đoan luận án: “Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế nông
nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long” đƣợc thực hiện
tại Trƣờng Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 9 34 02 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Giáo sƣ, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Tuyền
Luận án này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị tiến sĩ tại bất cứ một cơ sở đào
tạo nào. Luận án này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu
là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc các
nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ,
minh bạch trong luận án.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Ngƣời cam đoan


Lê Phan Thanh Hòa

năm 2018.


LỜI CẢM ƠN
Đề tài luận án đƣợc thực hiện trong chƣơng trình đào tạo tiến sỹ của Trƣờng
Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Công trình nghiên cứu này với mục
tiêu cụ thể là đề xuất những giải pháp, những khuyến nghị nhằm đảm bảo tăng
cƣờng tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng Kinh tế
trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long – nơi đƣợc coi là “thủ phủ” nông
nghiệp của Việt Nam. Để hoàn thành luận án này, ngoài sự nỗ lực nghiên cứu của
bản thân, tôi còn nhận đƣợc sự giúp đỡ hết sức to lớn của Nhà trƣờng, của Thầy Cô,
của các chuyên gia, các nhà khoa học, anh chị bạn bè, lãnh đạo ngân hàng cùng
những cá nhân giúp đỡ thực hiện khảo sát tại các tỉnh, thành Vùng Kinh tế trọng
điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Với tình cảm chân thành tôi trân trọng cám
ơn Trƣờng Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Đào tạo sau Đại
học của Nhà trƣờng, và Quý Thầy/Cô. Tôi ghi ơn và bày tỏ sự kính trọng, lòng biết
ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Thanh Tuyền, Nhà giáo nhân dân, Giáo sƣ, Tiến sỹ –
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã giúp tôi tiếp cận hƣớng nghiên cứu, phƣơng pháp
nghiên cứu và hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận án. Tôi trân trọng cám ơn các chuyên
gia, các nhà khoa học, lãnh đạo các Ngân hàng Nhà nƣớc, Ngân hàng thƣơng mại,
các anh/chị giúp đỡ khảo sát tại các tỉnh, thành Vùng Kinh tế trọng điểm vùng Đồng
bằng sông Cửu Long, Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh Tiền Giang, các anh chị bạn bè
thân hữu. Đặc biệt con biết ơn tất cả gia đình đã luôn giúp đỡ, động viên và tạo mọi
điều kiện tốt nhất trong suốt thời gian qua để con có thể tập trung nghiên cứu hoàn
thành luận án này.
Trân trọng!
Tác giả luận án



MỤC LỤC
TÓM TẮT ................................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................iii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... xiv
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH....................................................................... xvii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. i
1. Cơ sở khoa học và lý do chọn đề tài nghiên cứu ................................................... i
2. Tổng quan nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu ....................................................... v
2.1. Tổng quan nghiên cứu ...................................................................................... v
2.1.1. Những công trình nghiên cứu của nƣớc ngoài ................................................ v
2.1.2. Những công trình nghiên cứu trong nƣớc ....................................................... x
2.2. Khoảng trống còn lại và vấn đề nghiên cứu ................................................... xiii
2.2.1. Những thống nhất cơ bản của các công trình nghiên cứu trƣớc ................... xiii
2.2.2. Những khoảng trống còn lại và vấn đề nghiên cứu ..................................... xiv
3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... xv
3.1. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... xv
3.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... xv
3.2.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................... xv
3.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ xv
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ...................................................................... xvi
4.1. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ xvi
4.2. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... xvi
5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận án ..................................................... xvii
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................... xvii
5.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... xvii



5.2.1. Phạm vi về không gian ............................................................................... xvii
5.2.2. Phạm vi về thời gian .................................................................................. xvii
5.2.3. Phạm vi về nội dung nghiên cứu ................................................................ xvii
6. Tổng quan những đóng góp mới của luận án .................................................. xviii
6.1. Về lý luận .................................................................................................... xviii
6.2. Về thực tế .................................................................................................... xviii
7. Hạn chế của đề tài............................................................................................. xix
8. Phƣơng pháp luận, phƣơng pháp nghiên cứu .................................................... xix
8.1. Phƣơng pháp luận .......................................................................................... xix
8.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... xix
8.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính ............................................................... xx
8.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thống kê mô tả .................................................... xxi
8.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu chuyên gia .......................................................... xxv
8.2.4. Các phƣơng pháp nghiên cứu khác ............................................................ xxv
9. Dữ liệu, quy trình, khung nghiên cứu .............................................................. xxvi
9.1. Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................... xxvi
9.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................... xxvi
9.3. Khung phân tích trong nghiên cứu .............................................................. xxvii
Chƣơng 1: Lý luận cơ bản về tăng cƣờng tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế
nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm ................................................................... 1
1.1. Lý luận cơ bản về phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm ........ 1
1.1.1. Lý thuyết chủ yếu liên quan ........................................................................... 1
1.1.1.1. Quan niệm phát triển bền vững ................................................................... 1
1.1.1.2. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A. Smith và lợi thế so sánh của D. Ricardo.. 2
1.1.1.3. Lý luận của chủ nghĩa Marx về tái sản xuất nền sản xuất xã hội.................. 3
1.1.1.4. Lý thuyết về phát triển cân đối hay các “cực tăng trƣởng” của A.
Hirschman, F. Perrons và G. Pestane de Bernis ....................................................... 4
1.1.2. Lý luận cơ bản phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm ......... 5
1.1.2.1. Khái niệm nông nghiệp, nông thôn ............................................................. 5



1.1.2.2. Khái niệm kinh tế nông nghiệp ................................................................... 5
1.1.2.3. Khái niệm phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm.............. 7
1.1.3. Đặc điểm kinh tế nông nghiệp và những tác động đến tín dụng ngân hàng ..... 9
1.1.3.1. Mang tính thời vụ cao ................................................................................. 9
1.1.3.2. Năng suất giới hạn bởi thuộc tính sinh học, giới hạn về số lƣợng sản phẩm,
khó bảo quản, dự trữ chịu tác động mạnh của thị trƣờng.......................................... 9
1.1.3.3. Phụ thuộc nguồn nƣớc, môi trƣờng tự nhiên và mang tính khu vực rõ rệt.... 9
1.1.3.4. Đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu............................................................. 10
1.1.3.5. Từ sản xuất nông nghiệp lên kinh tế nông nghiệp thƣờng thiếu vốn .......... 10
1.1.4. Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm trong nền kinh tế .................................. 11
1.1.4.1. Cung cấp sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao cho nền kinh tế và xuất
khẩu ...................................................................................................................... 11
1.1.4.2. Giải quyết việc làm cho ngƣời lao động .................................................... 11
1.1.4.3. Tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế .................................. 12
1.1.4.4. Đầu tàu trong ứng dụng, phổ biến khoa học kỹ thuật cho các vùng khác ... 12
1.1.4.5. Tăng thu cho ngân sách Nhà nƣớc ............................................................ 12
1.2. Tổng quan lý luận về tăng cƣờng tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông
nghiệp vùng kinh tế trọng điểm ............................................................................. 14
1.2.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng thƣơng mại ............................. 14
1.2.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng thƣơng mại ................................................ 14
1.2.1.2. Bản chất đặc trƣng tín dụng ngân hàng thƣơng mại ................................... 15
1.2.1.3. Vai trò tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế............................................. 16
1.2.1.4. Phân loại tín dụng ngân hàng .................................................................... 16
1.2.2. Lý luận cơ bản về tăng cƣờng tín dụng phát triển kinh tế nông nghiệp ......... 17
1.2.2.1. Khái niệm tín dụng kinh tế nông nghiệp.................................................... 17
1.2.2.2. Khái niệm tăng cƣờng tín dụng phát triển kinh tế nông nghiệp .................. 17
1.2.3. Đặc điểm tín dụng kinh tế nông nghiệp ........................................................ 18
1.2.3.1. Cho vay mang tính thời vụ cao.................................................................. 18

1.2.3.2. Cho vay phụ thuộc nhiều vào tính thị trƣờng............................................. 18


1.2.3.3. Cho vay tổ chức sản xuất nhiều phức tạp, mang tính khu vực và phụ thuộc
tự nhiên cao ........................................................................................................... 19
1.2.3.4. Cho vay phụ thuộc vào tài sản đảm bảo chủ yếu là đất đai ........................ 19
1.2.3.5. Cho vay loại hình sản xuất mà sản phẩm chủ yếu bị giới hạn bởi thuộc tính
sinh học ................................................................................................................. 19
1.2.3.6. Chi phí cho món vay cao ........................................................................... 20
1.2.3.7. Đòi hỏi nhân lực ngân hàng có am hiểu về lĩnh vực kinh tế nông nghiệp .. 20
1.2.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế
trọng điểm ............................................................................................................. 20
1.2.4.1. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch hợp lý cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng
kinh tế trọng điểm ................................................................................................. 20
1.2.4.2. Góp phần trang bị kỹ thuật công nghệ mới cho kinh tế nông nghiệp vùng
kinh tế trọng điểm ................................................................................................. 21
1.2.4.3. Góp phần thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế nông nghiệp vùng kinh
tế trọng điểm ......................................................................................................... 21
1.2.4.4. Góp phần thúc đẩy đào tạo phát triển nguồn nhân lực vùng kinh tế trọng
điểm nông nghiệp .................................................................................................. 21
1.2.4.5. Góp phần phát triển thị trƣờng .................................................................. 22
1.2.5. Chỉ tiêu phản ánh tăng cƣờng tín dụng kinh tế nông nghiệp ......................... 22
1.2.5.1. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh quy mô tín dụng ............................................ 22
1.2.5.2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tín dụng ............................................. 24
1.2.5.3. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng tín dụng ....................................... 27
1.2.6. Thông tin bất cân xứng và những yếu tố ảnh hƣởng đến tăng cƣờng tín dụng
phát triển kinh tế nông nghiệp ............................................................................... 28
1.2.6.1. Vận dụng Lý thuyết thông tin bất cân xứng trên thị trƣờng tín dụng.......... 28
1.2.6.2. Những yếu tố hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng và ảnh hƣởng tăng cƣờng
tín dụng ngân hàng ................................................................................................ 30

1.3. Hạn chế rủi ro đối với tăng cƣờng tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông
nghiệp ................................................................................................................... 35
1.3.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ngân hàng ............................................................ 35


1.3.2. Nhận dạng những tiềm ẩn rủi ro trong tăng cƣờng tín dụng ngân hàng phát
triển kinh tế nông nghiệp ....................................................................................... 36
1.3.2.1. Những tiềm ẩn rủi ro từ phía ngân hàng .................................................... 36
1.3.2.2. Những tiềm ẩn rủi ro từ phía khách hàng .................................................. 36
1.3.2.3. Những tiềm ẩn rủi ro do những nguyên nhân khác .................................... 37
1.4. Bài học kinh nghiệm tham khảo từ một số nƣớc về việc tăng cƣờng tín dụng
ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp .............................................................. 37
1.4.1. Bài học kinh nghiệm cụ thể từ một số quốc gia ............................................ 37
1.4.1.1. Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan .............................................................. 37
1.4.1.2. Bài học kinh nghiệm từ Malaysia .............................................................. 39
1.4.1.3. Bài học kinh nghiệm từ Indonesia ............................................................. 40
1.4.2. Bài học kinh nghiệm tham khảo cho tăng cƣờng tín dụng ngân hàng phát triển
kinh tế nông nghiệp Việt Nam và vùng kinh tế trọng điểm .................................... 40
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................
Chƣơng 2: Thực trạng tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp
Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long (2011 - 2017) ......... 42
2.1. Thực trạng kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu
Long – những tác động ảnh hƣởng đến tăng cƣờng tín dụng ngân hàng ................. 42
2.1.1. Khái quát chung về kinh tế - xã hội Đồng bằng sông Cửu Long ................... 42
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu
Long – những tác động đến tín dụng ngân hàng..................................................... 43
2.1.2.1. Sự hình thành Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long . 43
2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội chủ yếu của Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng
bằng sông Cửu Long ............................................................................................. 43
2.1.3. Thực trạng mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố kinh tế - xã hội đến tín dụng

ngân hàng phát triển nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm ................................... 47
2.1.3.1. Kết quả khảo sát các nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận vốn tín
dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm ............... 47
2.1.3.2. Kết quả khảo sát mức độ ảnh hƣởng của các nguyên nhân hạn chế và giải
pháp tăng cƣờng tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế
trọng điểm ............................................................................................................. 58


2.1.4. Thành tựu đạt đƣợc và những vấn đề đang đặt ra trong phát triển kinh tế nông
nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng Sông Cửu Long ........................ 63
2.1.4.1. Thành tựu đạt đƣợc ................................................................................... 63
2.1.4.2. Tồn tại hạn chế và những vấn đề đang đặt ra trong phát triển kinh tế nông
nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm ............................................................................ 66
2.2. Thực trạng tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế
trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long ......................................................... 68
2.2.1. Về mạng lƣới các chi nhánh ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn Vùng kinh tế
trọng điểm ............................................................................................................. 68
2.2.2. Về huy động vốn của các chi nhánh ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn Vùng
kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long (2011 - 2017) ....................... 68
2.2.2.1. Kết quả chung hoạt động huy động vốn .................................................... 68
2.2.2.2. Kết quả huy động vốn phân theo loại hình huy động ................................. 70
2.2.3. Về dƣ nợ tín dụng dƣới hình thức cho vay của các chi nhánh ngân hàng
thƣơng mại trên địa bàn Vùng kinh tế trọng điểm (2011 - 2017) ............................ 74
2.2.3.1. Dƣ nợ cho vay phân theo thời gian............................................................ 74
2.2.3.2. Dƣ nợ cho vay phân theo ngành và thành phần kinh tế .............................. 76
2.2.4.Về quy mô - cơ cấu - chất lƣợng dƣ nợ tín dụng kinh tế nông nghiệp Vùng
kinh tế trọng điểm Vùng đồng bằng sông Cửu Long dƣới hình thức cho vay ......... 78
2.2.4.1. Về quy mô cho vay và quy mô khách hàng kinh tế nông nghiệp ............... 78
2.2.4.2. Về cơ cấu cho vay kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm .............. 81
2.2.5. Thực trạng chất lƣợng tín dụng phát triển kinh tế nông nghiệp ..................... 84

2.2.5.1. Nợ xấu tín dụng kinh tế nông nghiệp ........................................................ 84
2.2.5.2. Hệ số thu nợ tín dụng nông nghiệp ........................................................... 87
2.2.5.3. Vòng quay vốn tín dụng kinh tế nông nghiệp ............................................ 88
2.3. Đánh giá thực trạng tín dụng ngân hàng thƣơng mại phát triển kinh tế nông
nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm (2011 - 2017) ...................................................... 89
2.3.1. Những thành tựu chủ yếu đạt đƣợc của tín dụng ngân hàng thƣơng mại phát
triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm ................................................ 89
2.3.1.1. Góp phần làm tăng năng suất, giá trị, sản lƣợng hàng hóa nông sản cho thị
trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu ............................................................................. 89


2.3.1.2. Những thành tựu khác ............................................................................... 91
2.3.2. Những tồn tại hạn chế và những vấn đề đang đặt ra đối với tín dụng kinh tế
nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm .................................................................... 91
2.3.2.1. Những hạn chế từ phía ngân hàng ............................................................. 91
2.3.2.2. Hạn chế từ phía khách hàng ...................................................................... 93
2.3.2.3. Hạn chế từ quản lý vĩ mô .......................................................................... 94
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế tăng cƣờng tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông
nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long ......................... 97
2.3.3.1. Nguyên nhân hạn chế từ bản thân các ngân hàng thƣơng mại .................... 97
2.3.3.2. Nguyên nhân hạn chế từ phía khách hàng ............................................... 100
2.3.3.3. Nguyên nhân hạn chế từ quản lý vĩ mô ................................................... 102
Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................... 41
Chƣơng 3: Giải pháp và khuyến nghị tăng cƣờng tín dụng ngân hàng phát
triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu
Long đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 ............................................... 108
3.1. Quan điểm, định hƣớng, mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng
Kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2025 và tầm nhìn đến
năm 2030 ............................................................................................................. 108
3.1.1. Những vần đề cơ bản về chiến lƣợc phát triển Đồng bằng sông Cửu Long. 108

3.1.2. Quan điểm tăng cƣờng tín dụng ngân hàng phát triển nông nghiệp và kinh tế
nông nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long ............................................................. 110
3.1.2.1. Quan điểm lãnh đạo định hƣớng của Đảng .............................................. 110
3.1.2.2. Quan điểm của ngành ngân hàng............................................................. 111
3.1.2.3. Xây dựng quan điểm tăng cƣờng tín dụng ngân hàng phát triển nông nghiệp
và kinh tế nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long ............................................. 111
3.1.3. Định hƣớng, mục tiêu chủ yếu phát triển Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng
bằng sông Cửu Long đến năm 2020, và tầm nhìn đến 2030 ................................. 112
3.1.3.1. Định hƣớng phát triển Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu
Long đến năm 2020, và tầm nhìn đến năm 2030 .................................................. 112
3.1.3.2. Mục tiêu chủ yếu phát triển Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông
Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ........................................... 114


3.1.4. Định hƣớng tăng cƣờng vốn tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn của
ngành ngân hàng.................................................................................................. 114
3.1.4.1. Nhu cầu vốn phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm vùng
Đồng bằng sông Cửu Long .................................................................................. 114
3.1.4.2. Định hƣớng, chỉ tiêu chủ yếu của ngành ngân hàng về tăng cƣờng cung ứng
vốn phát triển kinh tế nông nghiệp ....................................................................... 116
3.2. Giải pháp tăng cƣờng tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng
kinh tế trọng điểm đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 .............................. 117
3.2.1. Nhóm giải pháp đối với các ngân hàng thƣơng mại .................................... 117
3.2.1.1. Giải pháp tăng cƣờng hoàn thiện huy động vốn và liên kết huy động vốn117
3.2.1.2. Giải pháp hoàn thiện kế hoạch thực hiện chiến lƣợc nâng cao năng lực
nguồn nhân lực thích ứng với hoạt động ngân hàng thời kỳ mới .......................... 119
3.2.1.3. Tăng cƣờng cho vay theo chƣơng trình, dự án, chuỗi cơ sở hạ tầng trọng
điểm phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao gắn với linh hoạt lãi suất ...... 122
3.2.1.4. Giải pháp hạn chế rủi ro đối với tăng cƣờng tín dụng ngân hàng phát triển
kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm ...................................................... 126

3.2.1.5. Giải pháp hoàn thiện kế hoạch thực hiện chiến lƣợc khách hàng phù hợp
với diễn biến thực tế ............................................................................................ 128
3.2.1.6. Giải pháp đơn giản hóa quy trình, hồ sơ, thủ tục tín dụng gắn liền với tăng
cƣờng hoạt động kiểm tra, kiểm soát hoạt động ngân hàng .................................. 131
3.2.1.7. Giải pháp nâng cao năng lực xử lý nợ quá hạn, xử lý tài sản đảm bảo ..... 133
3.2.2. Nhóm giải pháp đối với khách hàng nhằm tạo cơ sở vững chắc để tăng cƣờng
tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng trọng điểm ................... 135
3.2.2.1. Giải pháp nâng cao trình độ nguồn nhân lực, năng lực tài chính và mô hình
tổ chức sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao .......... 135
3.2.2.2. Giải pháp tăng cƣờng đầu tƣ đồng bộ công nghệ, kỹ thuật mới để nâng cao
năng suất, chất lƣợng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa........................... 138
3.2.2.3. Giải pháp gắn chặt sản xuất kinh tế nông nghiệp công nghệ cao với công
nghiệp chế biến nông sản và thị trƣờng................................................................ 139
3.3. Những khuyến nghị đối với quản lý vĩ mô để đảm bảo cho tăng cƣờng tín dụng
ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm ..................... 141
3.3.1. Đối với lãnh đạo các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm .................................... 141


3.3.1.1. Nâng cao nhận thức sâu sắc về biến đổi khí hậu ...................................... 141
3.3.1.2.. Tăng cƣờng liên kết thật sự nội Vùng và liên vùng ................................ 141
3.3.1.3. Thống nhất một kế hoạch chung thực hiện mang tính nguyên tắc đảm bảo
liên kết phát triển bền vững ................................................................................. 142
3.3.2. Đối với quản lý vĩ mô nói chung ................................................................ 142
3.3.2.1. Tăng cƣờng phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế nông nghiệp Vùng kinh
tế trọng điểm là cơ sở để tăng cƣờng tín dụng ngân hàng ..................................... 142
3.3.2.2. Chú trọng tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm luôn gắn
với Đồng bằng sông Cửu Long làm cơ sở tăng cƣờng tín dụng ngân hàng ........... 144
3.3.2.3. Chú trọng đầu tƣ cơ sở hạ tầng kinh tế theo chuỗi công trình trọng điểm tạo
sự đột phá vững chắc tăng cƣờng tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp
Vùng KTTĐ ........................................................................................................ 150

3.3.2.4. Tăng cƣờng nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ mới phát triển
kinh tế nông nghiệp công nghệ cao thúc đẩy tăng cƣờng tín dụng ngân hàng phát
triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm .............................................. 152
3.3.2.5. Huy động tổng lực các nguồn tài chính phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng
kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long góp phần tăng cƣờng tín dụng
ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm ..................... 155
3.3.2.6. Thiết lập cơ chế để Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam làm chủ lực cho vay kinh tế nông nghiệp góp phần tăng cƣờng tín dụng ngân
hàng phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng KTTĐ ................................................ 157
3.3.2.7. Thành lập các khu công nghiệp nông nghiệp góp phần tăng cƣờng tín dụng
ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm ...................... 158
3.3.2.8. Thành lập Ban phát triển Đồng bằng sông Cửu Long .............................. 158
3.3.2.9. Chú trọng để chính sách, cơ chế quản lý vĩ mô đối với kinh tế nông nghiệp
thật sự đi vào cuộc sống....................................................................................... 159
3.3.3. Một số khuyến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ........................... 160
3.3.3.1. Chú trọng nâng cao tính hệ thống trong hoạt động ngân hàng ................. 160
3.3.3.2. Chú trọng đồng bộ hóa và nâng cao khả năng khai thác tối ƣu hệ thống công
nghệ thông tin ...................................................................................................... 161
3.3.4. Những khuyến nghị khác ........................................................................... 163


3.3.4.1. Tích cực chủ động sống chung với biến đổi khí hậu nhằm nâng cao khả
năng gia tăng lợi ích kinh tế xã hội ...................................................................... 163
3.3.4.2. Tăng cƣờng ứng dụng các biện pháp đảm bảo môi trƣờng sinh thái ....... 164
3.3.4.3. Tăng cƣờng tính chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh
tế nông nghiệp ..................................................................................................... 165
Kết luận chƣơng 3 ...................................................................................................
KẾT LUẬN ..............................................................................................................
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .............................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................

PHỤ LỤC..................................................................................................................
Phụ lục 0.1: Bảng câu hỏi khảo sát ............................................................................
Phụ lục 0.2: Danh sách chuyên gia ............................................................................
Phụ lục 0.3: Phiếu thực hiện phƣơng pháp chuyên gia ...............................................
Phụ lục 0.4: Thông tin sơ bộ về mẫu khảo sát cá nhân ...............................................
Phụ lục 2.1: Kết quả khảo sát các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận vốn
TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL ..................................................
Phụ lục 2.2: Kết quả khảo sát thực hiện phƣơng pháp chuyên gia ..............................


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Nghĩa tiếng Anh

AseanGap

Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt

Asean Good Agricultural
Practice

ADB

Ngân hàng Phát triển Châu Á

The Asian Development
Bank


Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn

ASC

Tiêu chuẩn trong nuôi trồng thủy sản Aquaculture Stewardship
của Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy Council
sản

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CTCP

Công ty cổ phần

ATM

Máy rút tiền tự động hay máy giao Automated Teller Machine
dịch tự động

BAAC

Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác
xã Nông nghiệp Thái Lan


BAP

Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Best Aquaculture Practices
nhất

BiH

Đông Nam Bosnia và Herzegovina

South-Eastern Bosnia and
Herzegovina

BRI

Ngân hàng Nhân dân Indonesia

Bank Rakyat Indonesia

CNH

Công nghiệp hóa

CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến Comprehensive and
bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng
Progressive Agreement for
Trans-Pacific Partnership

CV


Sức ngựa hay mã lực

Cheval Vapeur

DWT

Trọng tải tấn

Deadweight tonnage

HĐH

hiện đại hóa

Association of Southeast
Asian Nations


Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Nghĩa tiếng Anh

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐLC


Độ lệch chuẩn

FDI

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

Foreign Direct Investment

GlobalGAP

Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu

Global Good Agricultural
Practice

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

Gross Domestic Product

GPS

Hệ thống định vị toàn cầu

Global Positioning System

GRDP


Tổng sản phẩm trên địa bàn

Gross Regional Domestic
Product

GTTB

Giá trị trung bình

HCM

Hồ Chí Minh

KTNo

Kinh tế nông nghiệp

KTTĐ

Kinh tế trọng điểm

KTXH

Kinh tế - Xã hội

LLLĐ

Lực lƣợng lao động

MDEC


Diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng The Mekong Delta
sông Cửu Long
Economic Cooperation

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

Nxb

Nhà xuất bản

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

Official Development
Assistance

POS

Điểm bán hàng

Point Of Sales


SPSS

Gói thống kê khoa học xã hội

Statistical Package for the
Social Science

SQF

Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

Safe Quality Food


Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Nghĩa tiếng Anh

TCTD

Tổ chức tín dụng

TDNH

Tín dụng ngân hàng

Tobit


Mô hình hồi quy kiểm duyệt

TP.

Thành phố

TSĐB

Tài sản đảm bảo

UBND

Ủy ban nhân dân

VAMC

Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một Vietnam Asset
thành viên Quản lý Tài sản của các Tổ Management Company
chức Tín dụng Việt Nam

VietGAP

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Vietnamese Good
Việt Nam
Agricultural Practice

Vietlott

Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên xổ số điện toán Việt Nam


WB

Ngân hàng thế giới

World Bank

WTO

Tổ chức thƣơng mại thế giới

World Trade Organization

Censored regression model


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Thứ tự
bảng, hình

Tên bảng, hình

Trang

1

Bảng 0.1

Tình hình thu thập phiếu khảo sát cá nhân đối với
từng địa phƣơng trên địa bàn Vùng KTTĐ vùng

ĐBSCL

xxii

2

Bảng 0.2

Quy trình nghiên cứu

xxvii

3

Bảng 2.1

Các chỉ tiêu về dân số và thu nhập bình quân đầu
ngƣời vùng KTTĐ vùng ĐBSCL giai đoạn 2011 –
2016

42

4

Bảng 2.2

Các chỉ tiêu về lực lƣợng lao động vùng KTTĐ
vùng ĐBSCL giai đoạn 2011 – 2016

43


5

Bảng 2.3

Cơ cấu đất nông nghiệp trên địa bàn Vùng KTTĐ
vùng ĐBSCL tính đến ngày 31/12/2015

44

6

Bảng 2.4

Quy mô GRDP tại Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL giai
đoạn 2011 – 2017

45

7

Bảng 2.5

Thống kê mô tả các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng
tiếp cận vốn TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ
vùng ĐBSCL

47

8


Bảng 2.6

Thống kê mô tả các yếu tố thuộc yếu tố CSTD

48

9

Bảng 2.7

Thống kê mô tả các yếu tố thuộc yếu tố TSĐB

49

10

Bảng 2.8

Thống kê mô tả các yếu tố thuộc yếu tố thu
nhập/khả năng tài chính của gia đình

51

11

Bảng 2.9

Thống kê mô tả các yếu tố thuộc yếu tố vốn xã hội


52

12

Bảng 2.10

Thống kê mô tả các yếu tố thuộc yếu tố hiểu biết về
tài chính

54

13

Bảng 2.11

Thống kê mô tả các yếu tố thuộc yếu tố nhân khẩu
học

55

14

Bảng 2.12

Thống kê mô tả các yếu tố thuộc yếu tố điều kiện
bên ngoài

56

15


Bảng 2.13

Vốn huy động của các chi nhánh NHTM trên địa
bàn Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL (2011 - 2017)

68

Stt


Stt

Thứ tự
bảng, hình

Tên bảng, hình

Trang

16

Bảng 2.14

So sánh quy mô huy động vốn của các NHTM Vùng
ĐBSCL và Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL (2011- 2017)

69

17


Bảng 2.15

So sánh tỷ trọng huy động vốn/dƣ nợ tín dụng của
các chi nhánh NHTM Vùng ĐBSCL và Vùng
KTTĐ vùng ĐBSCL (2011 - 2017)

69

18

Bảng 2.16

Vốn huy động phân theo thời gian của các chi nhánh
NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL
(2011 - 2017)

70

19

Bảng 2.17

Vốn huy động phân theo tính chất tiền gửi của các
chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ vùng
ĐBSCL (2011 – 2017)

71

Bảng 2.18


Vốn huy động phân theo hình thái giá trị của các chi
nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ vùng
ĐBSCL (2011 – 2017)

72

Bảng 2.19

Dƣ nợ tín dụng phân theo thời gian của các chi
nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ vùng
ĐBSCL (2011 – 2017)

73

Bảng 2.20

Dƣ nợ tín dụng Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL phân
theo ngành kinh tế của các chi nhánh NHTM trên
địa bàn (2011 – 2017)

75

23

Bảng 2.21

Dƣ nợ tín dụng Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL phân
theo thành phần kinh tế của các chi nhánh NHTM
trên địa bàn (2011 – 2017)


77

24

Bảng 2.22

Dƣ nợ cho vay kinh tế nông nghiệp tại các chi
nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ vùng
ĐBSCL (2011 – 2017)

78

25

Bảng 2.23

Quy mô khách hàng của các chi nhánh NHTM trên
địa bàn Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL (2011 – 2017)

79

26

Bảng 2.24

Dƣ nợ phân theo nội bộ KTNo của các chi nhánh
NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL
(2011 – 2017)


80

27

Bảng 2.25

Dƣ nợ tín dụng kinh tế nông nghiệp phân theo thời
gian tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng
KTTĐ vùng ĐBSCL (2011-2017)

81

20

21

22


Stt

Thứ tự
bảng, hình

Tên bảng, hình

Trang

28


Bảng 2.26

Nợ xấu tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng
KTTĐ vùng ĐBSCL (2011-2017)

83

29

Bảng 2.27

Nợ xấu phân theo nội bộ KTNo và phân theo đối
tƣợng khách hàng tại các chi nhánh NHTM trên địa
bàn Vùng KTTĐ (2011-2017)

85

30

Bảng 2.28

Hệ số thu nợ tín dụng KTNo của các chi nhánh
NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL
(2011 – 2017)

86

31

Bảng 2.29


Vòng quay vốn tín dụng KTNo của các chi nhánh
NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL
(2011 – 2017)

87

32

Bảng 2.30

Mối quan hệ giữa dƣ nợ tín dụng kinh tế nông
nghiệp và giá trị sản xuất nông nghiệp của Vùng
KTTĐ vùng ĐBSCL (2011-2017)

88

33

Bảng 3.1

Mục tiêu phát triển Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL đến
2020 - tầm nhìn đến năm 2030

112

34

Bảng 3.2


Ƣớc tính nhu cầu vốn trồng trọt, chăn nuôi cho một
vụ của Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL

113

Hình 2.1

Dƣ nợ tín dụng kinh tế nông nghiệp phân theo đối
tƣợng khách hàng tại các chi nhánh NHTM trên địa
bàn Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL (2011-2017)

83

35


i

MỞ ĐẦU

1. Cơ sở khoa học và lý do chọn đề tài nghiên cứu
Sản xuất nông nghiệp là một lĩnh vực kinh tế quan trọng trong đời sống và
phát triển của con ngƣời đƣợc nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Tuy nhiên sản
xuất nông nghiệp thƣờng xuyên bị thiếu hụt vốn, nhất là những nƣớc có nền nông
nghiệp sản xuất nhỏ đang trong quá trình phát triển lên nền nông nghiệp lớn hiện
đại. Trong bối cảnh các nguồn vốn khác còn hạn chế nên TDNH vẫn là một trong
những kênh quan trọng cung ứng vốn cho nông nghiệp, mặc dù đã có nhiều cố
gắng song vì những lý do khác nhau việc cung ứng vốn TDNH cho nông nghiệp
vẫn còn những hạn chế cần đƣợc tiếp tục khắc phục. Thực trạng đó trở thành vấn
đề nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc nhiều năm qua, có thể đề cập

một số nghiên cứu đã công bố sau. Duong và Izumida (2002) khi nghiên cứu đối
với các nông hộ ở ba tỉnh của Việt Nam cho rằng TDNH là cần thiết đối với nông
dân Việt Nam, qua phân tích mô hình hồi quy kiểm duyệt (Tobit) cho thấy các yếu
tố chính tác động tới lƣợng TDNH của nông hộ bao gồm, tổng diện tích đất canh
tác, giá trị đàn gia súc, tỷ lệ nhân khẩu phụ thuộc và địa phƣơng, trong đó tổng
diện tích đất canh tác là yếu tố hạn chế nhất [111]. Theo Kaleem và Wajid (2009)
việc ứng dụng thỏa thuận bán trƣớc sản phẩm nông sản nhƣ một công cụ tín dụng
trong nông nghiệp ở Pakistan, kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập từ nông
nghiệp chỉ chiếm 60% thu nhập trung bình của mỗi nông hộ; có khoảng 70% nông
dân tham gia vào thị trƣờng tín dụng, họ cần tiền để mua hạt giống, trả tiền nhân
công và thuê máy móc; những ngƣời nông dân đƣợc khảo sát tin rằng họ có thể tiết
kiệm đƣợc 50% chi phí nếu họ mua hạt giống bằng tiền mặt; khảo sát cũng chỉ ra
rằng các thƣơng lái là những ngƣời cho vay, đồng thời cũng là những nhà thu mua
nông sản lớn trong nền kinh tế nông thôn, nơi mà chỉ có 10% các giao dịch thuần
túy bằng tiền mặt; theo đó nông dân thƣờng vay và trả lại tiền sau khi bán nông
sản; điều đó cho thấy nhu cầu tín dụng nông nghiệp là cao, song việc tiếp cận
TDNH là không phải đơn giản [115]. Turvey, He và Meagher (2011) đƣa ra mô
hình 7Cs của tín dụng để thể hiện các yếu tố liên quan đến nhu cầu và khả năng


ii

tiếp cận hệ thống tín dụng nông thôn ở Trung Quốc, bao gồm: tín dụng, đặc tính,
nguồn lực, vốn, điều kiện, năng lực và tài sản thế chấp; lấy 7C làm căn cứ để xem
xét cung ứng TDNH cho nông nghiệp [133]. Sakprachawut và Jourdain (2016)
trong nghiên cứu về quyền sử dụng đất và các đặc tính của nông dân khi tham gia
vào thị trƣờng tín dụng chính thức trong cuộc cải cách ruộng đất ở Thái Lan đã chỉ
ra rằng tài sản đất đai ảnh hƣởng đáng kể đến khả năng tham gia vay vốn cũng nhƣ
số tiền vay [128]. Theo nghiên cứu của Mamo Girma và các cộng sự (2015) thì
khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ không chỉ bị chi phối bởi thu nhập và tài

sản mà còn bị chi phối bởi các yếu tố về đặc điểm kinh tế - xã hội (KTXH) của các
chủ hộ [119].
Đối với Việt Nam, từ một đất nƣớc nông nghiệp là chủ yếu đang trong quá
trình công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH), cũng đã xác định phát triển
mạnh KTNo làm cơ sở vững chắc cho phát triển kinh tế đất nƣớc. ĐBSCL với lợi
thế là vùng nông nghiệp lớn của cả nƣớc Việt Nam đƣợc chọn là nơi ƣu tiên phát
triển KTNo. Hàng năm vùng ĐBSCL sản xuất hơn 55% sản lƣợng lúa hàng hóa,
69% sản lƣợng thủy sản, 70% sản lƣợng trái cây, đóng góp hơn 90% sản lƣợng gạo
xuất khẩu, 60% sản lƣợng thủy sản xuất khẩu cả nƣớc [3]. Trong thành tựu đáng
kể đó có phần đóng góp quan trọng bởi nhiều chính sách và nỗ lực của Chính phủ,
Bộ, Ngành đối với phát triển KTNo, nông thôn ĐBSCL, trong đó có chính sách tín
dụng. Tuy nhiên có thể nhận biết là sự phát triển KTNo vùng ĐBSCL vẫn thiếu
tính bền vững cần thiết, trong đó TDNH cũng rơi vào tình trạng tƣơng tự.
Ngay từ những năm 90 của thế kỷ XX đã có những quyết định nhằm phát
triển tổng thể vùng ĐBSCL. Cụ thể, đó là Quyết định số 99-TTg ngày 09 tháng 02
năm 1996 về định hƣớng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996 – 2000 đối với việc phát
triển thủy lợi, giao thông và xây dựng nông thôn vùng ĐBSCL, nhằm tạo thế và
lực cho việc phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân vùng ĐBSCL [86]. Với
quyết định này đã tạo nên một loạt những công trình góp phần làm thay đổi cơ bản
KTXH vùng ĐBSCL, nhƣ công trình ngọt hóa bán đảo Cà Mau; công trình thoát lũ
ra biển Tây; công trình phát triển Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mƣời; chƣơng
trình nhà vƣợt lũ, dự án phát triển thủy lợi ĐBSCL,… Ngày 16 tháng 04 năm
2009, Thủ tƣớng Chính phủ ký và ban hành Quyết định số 492/QĐ-TTg thành lập


iii

Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL [87]; ngày 12 tháng 02 năm 2014, Thủ tƣớng Chính
phủ ban hành Quyết định số 245/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển
KTXH Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 [88];

ngày 15 tháng 01 năm 2018 Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 68/QĐTTg về việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2030 và tầm
nhìn đến năm 2050… [90] Nhƣ vậy có thể thấy Chính phủ Việt Nam rất quan tâm
trong việc phát triển ĐBSCL và Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL. Trong quy hoạch chỉ
rõ mục tiêu phát triển Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL (sau đây gọi là Vùng hay Vùng
KTTĐ) sẽ là Vùng phát triển năng động, có cơ cấu kinh tế hiện đại, hạ tầng đồng
bộ, góp phần xây dựng ĐBSCL giàu mạnh. Những văn bản đó thể hiện nhận thức,
đánh giá rõ rằng, Vùng KTTĐ và vùng ĐBSCL là vùng kinh tế quan trọng của cả
nƣớc, giàu tiềm năng phát triển kinh tế, nhất là KTNo cần đƣợc chú trọng đầu tƣ
để phát triển đúng tiềm năng của nó.
Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL đƣợc thành lập từ năm 2009 đến nay tuy đã có
những sự chuyển mình nhất định, song tình trạng của Vùng KTTĐ vẫn không có gì
khác nhiều với phần còn lại của ĐBSCL nói chung trên các phƣơng diện nhƣ, đóng
góp nhiều cho nền kinh tế đất nƣớc, nhƣng vẫn là vùng gần nhƣ thấp nhất nƣớc cả
về văn hóa, y tế, giáo dục, nƣớc sạch; sản xuất vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ là
chủ yếu, liên kết rời rạc, thiếu bền vững, sản xuất vẫn bấp bênh chƣa thật gắn kết
với thị trƣờng. Vùng KTTĐ vẫn chƣa trở thành vùng kinh tế năng động, chƣa là
động lực cho phát triển vùng ĐBSCL nhƣ mong muốn. Theo nhận định của Phó
Thủ tƣớng Vũ Đức Đam tại hội nghị tổng kết phát triển giáo dục, đào tạo và dạy
nghề vùng ĐBSCL giai đoạn 2011-2015 thì ĐBSCL vẫn là vùng trũng giáo dục
(nhất là hệ thống mầm non) [30]. Trên thực tế, ngoại trừ Cần Thơ có sự phát triển
khá hơn nhƣng nhìn chung trong Vùng phần lớn vẫn là nông nghiệp mang đậm dấu
ấn thuần canh, sản xuất nhỏ, công nghệ mới còn rất ít và nhỏ bé, thiếu đồng bộ và
thiếu liên kết trong sản xuất, sản xuất thiếu gắn kết với thị trƣờng, luôn thiếu vốn
cho sản xuất và đầu tƣ. Trong đó vốn TDNH cho ĐBSCL, theo đánh giá chung của
nhiều chuyên gia, của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ thì hiện tại nguồn vốn huy động
của các tổ chức tín dụng (TCTD) vùng ĐBSCL chỉ đáp ứng đƣợc khoảng trên dƣới
70% nhu cầu vay vốn để đầu tƣ cho sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn


iv


của ngƣời dân ĐBSCL, trong đó vốn cho vay trung, dài hạn chỉ đáp ứng đƣợc gần
30% [4]. Nhu cầu thực tế vay vốn rất lớn, nhƣng việc tiếp cận vốn TDNH, nhất là
vốn trung, dài hạn của nông dân vẫn còn là trở ngại lớn do nhiều khía cạnh nhƣ
thời hạn vay vốn, hồ sơ thủ tục còn rƣờm rà, vƣớng mắc về tài sản đảm bảo
(TSĐB), định mức cho vay, đã đẩy không ít nông dân phải đến với “tín dụng đen”
và hệ lụy là làm không đủ để trả nợ. Một trong những khó khăn về vốn trung dài
hạn là do các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) chủ yếu chỉ huy động đƣợc vốn
ngắn hạn, chiếm khoảng 70 – 80% [3]. Điều đó cho thấy TDNH hiện vẫn rất cần
thiết đối với KTNo nói chung và cho Vùng KTTĐ nói riêng.
Về vấn đề này đƣợc không ít các nghiên cứu đề cập: Ánh và Thiệu (2013)
cho rằng, với đặc điểm đa số dân cƣ sống ở nông thôn (76,8%) và hoạt động chủ
yếu trong lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp, việc nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ
ngân hàng cho nông hộ ở ĐBSCL là hết sức cần thiết [2]. Đông (2014) cho rằng:
Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 về phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn, tạo ra “kênh” dẫn vốn quan trọng trong đầu tƣ cho nông nghiệp, nông
thôn” [32]. Lộc và Dứt (2014) nhấn mạnh: “Các nghiên cứu thực nghiệm gần đây
cho thấy tín dụng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của khu vực nông
thôn, xóa đói, giảm nghèo vì tín dụng giúp cải thiện thu nhập của nông hộ…” [48].
Nhung (2014) khẳng định: “Có thể nói các thông tƣ của ngân hàng trong việc triển
khai chính sách của Chính phủ góp phần tích cực trong việc mở rộng quy mô tín
dụng cho nông nghiệp nông thôn, hỗ trợ rất nhiều cho phát triển nông nghiệp, nông
thôn nói chung và cho nông nghiệp, nông thôn của ĐBSCL nói riêng [55]. Nghĩa
và Hùng (2015) đƣa ra nhận định: Phát triển nông nghiệp đòi hỏi nhu cầu vốn lớn,
tuy nhiên, tỷ lệ vốn tự có của ngƣời dân Việt Nam tham gia vào sản xuất hiện nay
còn ở mức thấp nên nguồn vốn tín dụng đƣợc xem là nguồn vốn chủ yếu [56].
Thực trạng trên cho thấy một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra là nông
nghiệp, nông thôn nói chung, ĐBSCL và Vùng KTTĐ nói riêng vẫn gặp nhiều khó
khăn trong tiếp cận vốn, vẫn thiếu vốn cho phát triển, với thực tiễn đó tôi chọn đề
tài “TDNH góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm vùng

Đồng bằng sông Cửu Long” làm luận án tiến sỹ kinh tế; đây là đề tài nghiên cứu
đáp ứng nhu cầu cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn đang đặt ra.


×