Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 33 trang )

P.
----------oo0oo----------

LÊ PHAN THANH HÒA

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG
ĐIỂM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

– NĂM 2018


P.
----------oo0oo----------

LÊ PHAN THANH HÒA

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG
ĐIỂM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 9 34 02 01

Ng

ỄN THANH TUYỀN



– NĂM 2018


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
Stt

Nội dung

1

Lê Phan Thanh Hòa (2018), Vốn tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội góp
phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp – nông thôn vùng đồng bằng
sông Cửu Long theo hướng phát triển bền vững, Tạp chí Ngân hàng, số 9,
tháng 05/2018, trang 33-37.

2

Lê Phan Thanh Hòa (2018), Vận dụng lý luận của Chủ nghĩa Mác trong phát
triển kinh tế nông nghiệp tiếp cận Vùng kinh tế trọng điểm ở Đồng bằng sông
Cửu Long, Kỷ yếu hội thảo khoa học Các Mác và thời đại ngày nay do Đại học
Quốc gia TP. HCM, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Kinh tế Luật, TP. HCM, trang 236.

3

Lê Phan Thanh Hòa, Nguyễn Văn Phận, Nguyễn Khắc Minh (2017), “Bàn về
vai trò của tín dụng ngân hàng trong phát triển chuỗi giá trị nông sản tại Việt
Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 5, tháng 03/2017, trang 44-48.

4


Lê Phan Thanh Hòa, Nguyễn Đắc Hưng, Lê Phan Thanh Hiệp (2016), “Vai trò
của doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực ngân hàng là động lực phát triển hệ
thống tài chính”, Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp quốc gia: Văn kiện đại hội XII
của Đảng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Phần thứ hai: Quán triệt, vận
dụng quan điểm của Đại hội XII vào thực tiễn do Học viện Hành chính Quốc
gia Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ biên tập Tạp chí Cộng sản và Viện Hàn lâm
Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức, Hà Nội, trang 217-225.

5

Lê Phan Thanh Hòa, Nguyễn Đắc Hưng (2013), “Cần tiếp tục có các giải pháp
đồng bộ cho mở rộng tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Kỷ yếu hội thảo: Hoạt động tín dụng
ngân hàng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long
do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ và
Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long tổ chức, Vĩnh Long, trang 200-213.

6

Lê Phan Thanh Hòa, Nguyễn Đắc Hưng, Lê Phan Thanh Hiệp (2013), “Vốn tín
dụng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng Đồng bằng Sông Cửu Long”,
Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 18, tháng 09/2013, trang 19-21.

7

Lê Phan Thanh Hòa, Nguyễn Đắc Hưng (2013), “Giải pháp mở rộng vốn tín
dụng ngân hàng cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông
Cửu Long”, Tạp chí cộng sản, tháng 12/2013, truy cập tại
/>


Stt

Nội dung

8

Lê Phan Thanh Hòa, Lê Phan Thanh Hiệp (2013), “Để phát triển thị trường trái
phiếu ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 22, tháng 11/2013, trang 2325.

9

Lê Phan Thanh Hòa, Lê Phan Thanh Hiệp (2013), “Hoạt động M&A trong quá
trình cơ cấu lại các ngân hàng thương mại”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 17,
trang 12-14.

10

Thành viên đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Nghiên cứu hành vi của
nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh dựa
vào lý thuyết tài chính hành vi” (2012), Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM,
Chủ nhiệm đề tài Lê Đình Hạc.

11

Thành viên đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường“Đánh giá khả năng đáp ứng
nhu cầu vốn của ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
đến năm 2020” (2011), Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, Chủ nhiệm đề tài
Nguyễn Thế Bính.

12


Lê Phan Thanh Hòa (2011), “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong hội nhập”, Kỷ yếu
hội thảo: Thực trạng và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Cần Thơ do Trường Đại học
Ngân hàng Tp.HCM phối hợp với UBND Thành phố Cần Thơ tổ chức, Cần
Thơ, trang 122-127.

13

Lê Phan Thanh Hòa, Lê Phan Thanh Hiệp (2011), “Hoàn thiện cơ chế điều
hành lãi suất ngân hàng ở Việt Nam”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 67,
tháng 10/2011, trang 39-43.

14

Lê Phan Thanh Hòa, Lê Phan Thanh Hiệp (2011), “Quản lý vốn khả dụng của
ngân hàng thương mại tại Ngân hàng Nhà nước”, Tạp chí Công nghệ Ngân
hàng, số 68, tháng 11/2011, trang 15-19.

15

Lê Phan Thanh Hòa, Lê Phan Thanh Hiệp (2011), “Hoàn thiện cơ chế điều
hành lãi suất tín dụng ngân hàng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Tạp
chí Phát triển kinh tế, số 253, tháng 11/2011, trang 49-56.

16

Lê Phan Thanh Hòa (2011), “Rủi ro tín dụng và kinh nghiệm quốc tế về quản
lý rủi ro tín dụng”, Tạp chí Ngân hàng, số 9, tháng 05/2011, trang 37-41.



1

TÓM TẮT
Đề tài luận án này nghiên cứu về sự luôn thiếu hụt vốn phát triển kinh tế nông nghiệp (KTNo) Vùng kinh tế
trọng điểm (KTTĐ) vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn
đang đặt ra. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng hợp, bổ sung lý thuyết tăng cường tín dụng ngân hàng
(TDNH) phát triển KTNo; đề xuất những giải pháp hữu hiệu tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng
KTTĐ vùng ĐBSCL. Phương pháp nghiên cứu định tính là chủ yếu kết hợp phương pháp thống kê mô tả
trên cơ sở khảo sát thực tế. Kết quả nghiên cứu phát hiện thực trạng TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ
vùng ĐBSCL chưa đủ mạnh, chưa đủ nhiều, chưa đủ chặt chẽ mà còn rời rạc, thiếu tập trung nên chưa tạo
nên sự đột phá về vốn phát triển KTNo Vùng KTTĐ. Hiện có không ít những giải pháp, cách thức cung ứng
TDNH phát triển KTNo nhưng không còn phù hợp hoàn toàn trong điều kiện mới như, tác động của cách
mạng công nghiệp 4.0, nhu cầu mới trong tiêu dùng nông sản, biến đổi khí hậu ngày càng sâu rộng. Do đó
TDNH cần có cách tiếp cận mới trong phát triển nông nghiệp tự nhiên, hữu cơ, sinh thái, và công nghệ cao.
Đóng góp mới của đề tài luận án về lý luận là: cách tiếp cận mới về phát triển KTNo, về tăng cường TDNH
trong điều kiện mới. Đưa ra những khái niệm mới như KTNo, KTNo Vùng KTTĐ, TDNH phát triển KTNo,
tăng cường TDNH phát triển KTNo, các chỉ tiêu phản ánh tăng cường TDNH,... Đóng góp về thực tiễn là
đưa ra giải pháp mới như giải pháp hợp thức hóa tín dụng phi chính thức; chấm dứt cho vay dàn trải, tập
trung cho vay KTNo công nghệ mới nhất là công nghệ cao; tập trung cho vay KTNo nằm trong chuỗi đầu tư
công trình trọng điểm; Nhà nước tập trung vốn đầu tư chuỗi công trình trọng điểm; thành lập khu công
nghiệp nông nghiệp công nghệ cao; hình thành doanh nghiệp KTNo đại chúng. Kết quả nghiên cứu của luận
án có thể làm tài liệu giảng dạy, nghiên cứu, làm căn cứ tham khảo đối với các nhà hoạch định chính sách và
các nhà quản trị ngân hàng trong thực tế.
Từ khóa: KTNo, TDNH, Vùng KTTĐ, ĐBSCL, tăng cường, mạnh hơn, nhiều hơn, chặt chẽ hơn, giải pháp
tín dụng, phát triển KTNo.
MỞ ĐẦU
1. Cơ sở khoa học và lý do chọn đề tài nghiên cứu
ĐBSCL với lợi thế là vùng nông nghiệp lớn của Việt Nam. Hàng năm vùng ĐBSCL sản xuất hơn 55% sản

lượng lúa hàng hóa, 69% sản lượng thủy sản, 70% sản lượng trái cây, đóng góp hơn 90% sản lượng gạo xuất
khẩu, 60% sản lượng thủy sản xuất khẩu cả nước. Ngày 16/04/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết
định 492/QĐ-TTg thành lập Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL; ngày 12/02/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 245/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030; Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL (sau đây gọi là Vùng hay Vùng KTTĐ) sẽ
là Vùng phát triển năng động, có cơ cấu kinh tế hiện đại, hạ tầng đồng bộ, góp phần xây dựng ĐBSCL giàu
mạnh. Tuy nhiên một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra là ĐBSCL và Vùng KTTĐ vẫn gặp nhiều khó khăn
trong tiếp cận vốn, vẫn thiếu vốn cho phát triển, với thực tiễn đó tôi chọn đề tài “Tín dụng ngân hàng góp
phần phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long” làm luận án
tiến sỹ kinh tế, nghiên cứu này đáp ứng nhu cầu cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn đang đặt ra.
2. Tổng quan nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu
2.1. Tổng quan nghiên cứu
2.1.1. Những công trình nghiên cứu của nước ngoài
2.1.2. Những công trình nghiên cứu trong nước
2.2. Khoảng trống còn lại và vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Những thống nhất cơ bản của các công trình nghiên cứu trước


2

2.2.2. Những khoảng trống còn lại và vấn đề nghiên cứu
Một. Những khoảng trống còn lại trong nghiên cứu: - Chưa có công trình nghiên cứu nào xây dựng một cách
hệ thống lý luận về phát triển KTNo, về TDNH trong điều kiện hoàn cảnh mới dưới sự tác động của biến đổi
khí hậu, khan hiếm nguồn nước, xâm mặn, sạt lở, tác động của công nghệ mới, yêu cầu mới của thị trường
nông sản hàng hóa; - Chưa có nghiên cứu làm sao, làm như thế nào để có thể tạo nên sự đột phá từ TDNH
góp phần phát triển KTNo Vùng KTTĐ; - Chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào một cách có hệ
thống về tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL. Những khoảng trống còn lại đó đề
tài sẽ tiếp tục nghiên cứu với nội dung TDNH góp phần phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL. Tên đề
tài, mục đích, mục tiêu, nội dung của đề tài không trùng lắp với các đề tài khác đã công bố.
Hai. Vấn đề nghiên cứu: Vì sao KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL vẫn thiếu vốn để phát triển, Vùng KTTĐ

vẫn chưa trở thành vùng động lực cho phát triển kinh tế. Do đó nghiên cứu tăng cường TDNH phát triển
KTNo Vùng KTTĐ là vấn đề mới có ý nghĩa khoa học cả về lý luận và thực tiễn đang đặt ra.
3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu: Hướng đến việc làm cho TDNH thực sự là một trong những nguồn cung vốn hữu
hiệu phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL nhằm góp phần làm cho Vùng KTTĐ thực sự là vùng động
lực thúc đẩy phát triển ĐBSCL và nền kinh tế.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
3.2.1. Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu thực trạng TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL trog
thời gian qua nhằm đưa ra những giải pháp tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL.
3.2.2. Mục tiêu cụ thể: - Tổng hợp, bổ sung góp phần làm rõ lý luận về KTNo Vùng KTTĐ và phát triển
KTNo Vùng KTTĐ; tín dụng KTNo và tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ làm lý luận cơ sở
cho công cuộc nghiên cứu đề tài; - Xác định những hạn chế tồn tại, những yếu tố tác động và nguyên nhân cụ
thể hạn chế TDNH đối với phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL; - Đề xuất những giải pháp hữu hiệu
góp phần tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL đến 2025 và tầm nhìn đến 2030.
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Có hay không việc cần thiết bổ sung lý luận cơ sở về KTNo Vùng KTTĐ, lý luận về tăng cường TDNH
phát triển KTNo Vùng KTTĐ? - Có hay không trong thực tế vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định của
TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL? - Những yếu tố tác động nào và những nguyên nhân
hạn chế nào đối với tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL? - Những giải pháp nào
và làm gì, làm như thế nào để có thể tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Thực tế đã có những thay đổi lớn về cách thức sản xuất, về tác động của biến đổi khí hậu, về nhu cầu mới
trong tiêu dùng của thị trường và tác động của cách mạng công nghiệp 4.0... đòi hỏi cần có những bổ sung
góp phần hoàn thiện lý luận cơ sở về KTNo, Vùng KTTĐ, tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.
- Thực tế cho thấy vẫn còn những hạn chế nhất định của TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ cần được
nghiên cứu để có giải pháp khắc phục. Những hạn chế đó là do bản thân các NHTM, do khách hàng, do
chính sách quản lý vĩ mô và những tác động không mong muốn khác. - Các yếu tố như sản xuất nhỏ manh
mún, kỹ thuật lạc hậu, sản xuất bấp bênh, yếu về TSĐB, về năng lực tài chính, về quản trị sản xuất, về hiểu
biết kiến thức tài chính cơ bản,… là những yếu tố hạn chế khả năng tiếp cận vốn TDNH của nông dân Vùng

KTTĐ. - Nếu đưa ra được những giải pháp khả thi về tăng cường nội lực ngân hàng đồng thời tăng cường
năng lực của khách hàng cùng sự hỗ trợ hữu hiệu của quản lý vĩ mô thì có thể thực hiện được việc tăng
cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL.


3

5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tăng cường TDNH cho phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL.
5.2. Phạm vi nghiên cứu:
5.2.1. Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL bao gồm bốn tỉnh thành là tỉnh
Kiên Giang, tỉnh Cà Mau, tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ.
5.2.2. Phạm vi về thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2017.
5.2.3. Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận án chỉ nghiên cứu TDNH của các chi nhánh NHTM trên địa
bàn Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL để phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL, chủ yếu là huy động nguồn
vốn nhàn rỗi và cho vay đối với phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL. Các vấn đề khác được đề cập
trong luận án chỉ nhằm phục vụ cho việc làm rõ mục đích, mục tiêu nghiên cứu.
6. Tổng quan những đóng góp mới của luận án
6.1. Về lý luận: Tổng hợp chọn lọc và bổ sung góp phần hoàn thiện khung lý thuyết về tăng cường TDNH
phát triển KTNo Vùng KTTĐ. Lần đầu tiên xây dựng khái niệm mới về KTNo, KTNo Vùng KTTĐ; về tăng
cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ; những chỉ tiêu phản ánh tăng cường TDNH phát triển KTNo.
6.2. Về thực tế:
- Phân tích, đánh giá thực trạng KTNo và thực trạng TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ được đặt trong
điều kiện mới đó là biến đổi khí hậu thất thường, công nghiệp mới 4.0 phát triển mạnh mẽ, yêu cầu thay đổi
của thị trường và khi mà những giải pháp cũ đã không còn thích hợp hoàn toàn trong phát triển KTNo Vùng
KTTĐ; đồng thời đóng góp mới còn là việc chỉ ra việc cho vay trước đây thiếu sự tập trung đồng bộ cần
thiết, cho vay dàn trải thiếu sự đột phá cần thiết, thiếu bước đi vững chắc của TDNH cùng với các nguồn vốn
khác thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển KTNo Vùng KTTĐ.
- Những giải pháp mới như, cho vay tập trung đồng bộ, đồng thời làm cho TDNH mạnh thêm, tập trung và
nhiều thêm tương ứng với nhu cầu vay vốn hợp lý. Cùng với việc tập trung tổng hợp nguồn vốn đầu tư

“chuỗi công trình hạ tầng kinh tế trọng điểm” là tăng cường TDNH phải tạo được sự đột phá trong cho vay
nhưng đồng thời phải gắn chặt với hạn chế rủi ro nhằm đảm bảo an toàn cho cả người vay, cho ngân hàng và
cho xã hội; đưa ra các chỉ tiêu đánh giá tăng cường TDNH; giải pháp TDNH gắn với trách nhiệm xã hội…
- Kết quả nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho những ngành học liên quan và làm
cơ sở tham khảo cho các tổ chức cơ quan quản lý, các nhà hoạt động thực tế trong việc hoạch định cũng như
trong hoạt động ngân hàng phát triển KTNo.
7. Hạn chế của đề tài
- TDNH đối với nông nghiệp là những nội dung có tính chất khá phổ biến do vậy trong dẫn dữ liệu khó tránh
khỏi những trùng lắp nhất định. - Do nguồn số liệu nhiều khi đứt đoạn, đơn vị tính không có sự thống nhất
cần thiết, không thật khớp với nhau kể cả số liệu thống kê nên việc chọn lọc số liệu khá khó khăn, phải đối
chiếu giữa các nguồn số liệu để có thể có số liệu đáng tin cậy nhất. - Số liệu khảo sát thực tế được chọn bất
kỳ từ nhiều đối tượng, ngẫu nhiên, nên có thể có hạn chế trong việc tìm chính xác tuyệt đối dữ liệu sơ cấp.
8. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp luận: Đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật dẫn dắt trong nghiên cứu giúp
cho quá trình nghiên cứu được xem xét, đánh giá một cách toàn diện, lịch sử cụ thể và phát triển.
8.2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu của đề tài mang tính hỗn hợp nhưng chủ yếu là
nghiên cứu định tính, phương pháp thống kê mô tả và phương pháp chuyên gia.
8.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính: Đề tài sử dụng nghiên cứu định tính là chủ yếu để tiếp cận bản
chất vấn đề nghiên cứu.


4

8.2.2. Phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả
Một. Chi tiết về dữ liệu khảo sát nghiên cứu thống kê mô tả: (i) Đề tài đã thực hiện các cuộc khảo sát thực tế
bằng Phiếu khảo sát đối với các cá nhân trong lĩnh vực nông nghiệp, ngân hàng … trên địa bàn của Vùng
KTTĐ. (Bảng 0.1. Tình hình thu thập phiếu khảo sát cá nhân đối với từng địa phương trên địa bàn Vùng
KTTĐ). Nội dung phiếu khảo sát gồm hai phần: phần một đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với
khả năng tiếp cận vốn TDNH và phần hai là đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố (trong mỗi yếu tố
nêu trên) đối với khả năng tiếp cận vốn TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ. (ii) Tác giả thực hiện lấy ý

kiến khảo sát đối với 28 chuyên gia, các nhà khoa học thông qua Phiếu thực hiện phương pháp chuyên gia.
Bảng câu hỏi khảo sát cá nhân và Phiếu thực hiện phương pháp chuyên gia được xây dựng theo thang đo
Likert với năm cấp độ đánh giá mức độ ảnh hưởng. Dữ liệu sau khi thu thập được làm sạch, tổng hợp và xử
lý bằng các phần mềm như Excel và SPSS. Kết quả thu được từ khảo sát sẽ được sử dụng trong nghiên cứu.
Hai. Mô tả dữ liệu nghiên cứu: - Mẫu điều tra cá nhân: Khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả
năng tiếp cận vốn TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL (Phụ lục 0.4 luận án). - Mẫu phương
pháp chuyên gia: Khảo sát mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân hạn chế và giải pháp đối với tăng cường
TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL (Phụ lục 0.2 luận án).
8.2.3. Phương pháp nghiên cứu chuyên gia
8.2.4. Các phương pháp nghiên cứu khác
9. Dữ liệu, quy trình, khung nghiên cứu
9.1. Dữ liệu nghiên cứu: Dữ liệu thứ cấp sưu tập từ các tài liệu, dữ liệu sơ cấp từ bảng khảo sát thực tế.
9.2. Quy trình nghiên cứu
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
Bước 5
Bước 6
Bước 7

Bảng 0.2. Quy trình nghiên cứu
Xác định tên đề tài, trên cơ sở xác định vấn đề cần nghiên cứu, xây dựng đề cương nghiên cứu, đặt giả thuyết và xác
định câu trả lời sơ bộ
Tìm hiểu, lược khảo những nghiên cứu liên quan để xác định khoảng trống còn lại trong nghiên cứu, thiết lập cơ sở
chứng minh khẳng định tên đề tài và nội dung nghiên cứu không trùng lắp với những công trình trước đó
Thu thập thông tin dữ liệu thứ cấp, thiết kế, xây dựng bảng câu hỏi và thực hiện điều tra thực tế thu thập số liệu sơ cấp
Thu thập và xử lý thông tin dữ liệu
Lựa chọn xây dựng bổ sung lý thuyết, xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu đồng thời bổ sung, xây dựng, diễn đạt một
số khái niệm mới trước thực tiễn có những thay đổi

Phân tích, đánh giá, bàn luận để đưa ra và trình bày khẳng định các kết quả nghiên cứu
Dựa trên những kết quả nghiên cứu đạt được để thảo luận đưa ra những giải pháp và những khuyến nghị gợi ý chính sách
và chỉ đạo thực tiễn. (Hoàn chỉnh báo cáo luận án trình Cơ sở đào tạo để bảo vệ)

9.3. Khung phân tích trong nghiên cứu


5

Chương 1: Lý luận cơ bản về tăng cường TDNH phát triển KTNo vùng kinh tế trọng điểm
1.1. Lý luận cơ bản về phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm
1.1.1. Lý thuyết chủ yếu liên quan
1.1.1.1. Quan niệm phát triển bền vững
Quan niệm phát triển bền vững đặt ra yêu cầu đối với phát triển KTXH nói chung và phát triển KTNo cũng
như TDNH phát triển KTNo cần có những thay đổi tích cực để thực hiện phát triển bền vững.
1.1.1.2. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A. Smith và lợi thế so sánh của D. Ricardo
Lý thuyết của các ông gợi mở cho vấn đề vận dụng vào thực tế chọn vùng có lợi thế so sánh trong từng quốc
gia để xây dựng phát triển Vùng KTTĐ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho vùng và nền kinh tế đất nước.
1.1.1.3. Lý luận của chủ nghĩa Marx về tái sản xuất nền sản xuất xã hội
Lý luận Marx về tái sản xuất xã hội chỉ rõ sự cần thiết đầu tư để thực hiện tái sản xuất KTNo hay phát triển
KTNo theo chiều sâu là chủ yếu.
1.1.1.4. Lý thuyết về phát triển cân đối hay các “cực tăng trưởng” của A. Hirschman, F. Perrons và G.
Pestane de Bernis
Vận dụng Lý thuyết phát triển cân đối trong đầu tư phát triển ở những nền nông nghiệp nhỏ đi lên sản xuất
lớn bằng cách tập trung đầu tư những vùng KTTĐ để tạo nên động lực cho nền kinh tế.
1.1.2. Lý luận cơ bản phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm
1.1.2.1. Khái niệm nông nghiệp, nông thôn
1.1.2.2. Khái niệm kinh tế nông nghiệp
KTNo là một ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân chỉ những hoạt động lao động sản xuất nông nghiệp,
chế biến nông sản, dịch vụ nông nghiệp chuyên sản xuất nông sản hàng hóa chất lượng cao, thân thiện, an

toàn gắn chặt với thị trường dựa trên cơ sở công nghệ kỹ thuật mới tạo nên năng suất lao động, hiệu quả sản
xuất cao đáp ứng nhu cầu cao về hiệu quả KTXH và bảo vệ môi trường sinh thái.
1.1.2.3. Khái niệm phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm
- Khái niệm vùng KTTĐ: Vùng KTTĐ là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, có thể bao gồm phạm vi của
nhiều tỉnh, TP. và ranh giới có thể thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào chiến lược phát triển KTXH của đất
nước. Vùng KTTĐ hội tụ các điều kiện và yếu tố phát triển thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn, giữ vai trò là
động lực thúc đẩy sự phát triển chung của vùng, miền và cả nước.
- Khái niệm KTNo Vùng KTTĐ: KTNo Vùng KTTĐ là KTNo mà ở đó có lợi thế so sánh hơn những nơi
khác về sản xuất hàng hóa nông sản với công nghệ cao, là trung tâm quan trọng chuyển giao công nghệ sinh
học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật sản xuất, chế biến nông sản công nghệ cao cho các vùng khác, cho
cả nước và xuất khẩu, đồng thời KTNo Vùng KTTĐ còn làm cho Vùng KTTĐ nhanh chóng trở thành vùng
động lực thúc đẩy các vùng khác và nền kinh tế phát triển.
- Khái niệm phát triển KTNo Vùng KTTĐ: Phát triển KTNo Vùng KTTĐ là phát triển KTNo dựa trên lợi
thế so sánh, công nghệ kỹ thuật cao, thông minh, nhân lực trình độ cao tạo nên sự tăng trưởng cả về số lượng
và chất lượng nông sản hàng hóa sạch, an toàn, năng suất chất lượng cao, giá trị và chuỗi giá trị cao gắn với
thị trường thực tế, đồng thời đảm bảo phát triển bền vững môi trường KTXH, môi trường sinh thái, công
bằng, hình thành vùng động lực thúc đẩy các vùng khác và nền kinh tế đất nước phát triển.
1.1.3. Đặc điểm kinh tế nông nghiệp và những tác động đến tín dụng ngân hàng
1.1.3.1. Mang tính thời vụ cao
1.1.3.2. Năng suất giới hạn bởi thuộc tính sinh học, giới hạn về số lượng sản phẩm, khó bảo quản, dự trữ
chịu tác động mạnh của thị trường
1.1.3.3. Phụ thuộc nguồn nước, môi trường tự nhiên và mang tính khu vực rõ rệt


6

1.1.3.4. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu
1.1.3.5. Từ sản xuất nông nghiệp lên kinh tế nông nghiệp thường thiếu vốn
1.1.4. Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm trong nền kinh tế
1.1.4.1. Cung cấp sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao cho nền kinh tế và xuất khẩu

1.1.4.2. Giải quyết việc làm cho người lao động
1.1.4.3. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế
1.1.4.4. Đầu tàu trong ứng dụng, phổ biến khoa học kỹ thuật cho các vùng khác
1.1.4.5. Tăng thu cho ngân sách Nhà nước
Đối với vùng KTTĐ mà thế mạnh là KTNo thì KTNo vùng KTTĐ còn đảm đương vai trò như vai trò cơ sở
của nông nghiệp nhưng ở mức độ cao hơn, tập trung hơn.
1.2. Tổng quan lý luận về tăng cường TDNH phát triển KTNo vùng KTTĐ
1.2.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng thương mại
1.2.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng thương mại
Tín dụng NHTM là tín dụng và cũng là một phạm trù kinh tế chỉ quan hệ vay mượn hay sự giao dịch về tài
sản trong nền kinh tế giữa một bên là ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng một lượng tài sản nào đó của
mình cho bên vay theo cam kết bên vay phải hoàn trả cả vốn và lãi một cách vô điều kiện cho ngân hàng trên
cơ sở thỏa thuận của các bên thông qua các nghiệp vụ NHTM.
1.2.1.2. Bản chất đặc trưng tín dụng ngân hàng thương mại
Bản chất TDNH thể hiện ở quá trình vận động của tín dụng trong nền kinh tế qua ba giai đoạn chủ yếu: [i]
giai đoạn cho vay [ii] sử dụng vốn vay và [iii] giai đoạn hoàn trả nợ vay và lãi. Như vậy bản chất TDNH thể
hiện qua những đặc trưng của nó là lòng tin, thời hạn và sự hoàn trả. Tính hoàn trả là đặc trưng thuộc về bản
chất vận động của tín dụng, là dấu ấn để phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác.
1.2.1.3. Vai trò tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế
- Thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn, cung ứng vốn để duy trì quá trình sản xuất kinh doanh liên tục
và góp phần đầu tư phát triển kinh tế. - Là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và thúc đẩy
các ngành mũi nhọn của đất nước. - Góp phần tác động các doanh nghiệp tăng cường chế độ hạch toán kinh
tế để sử dụng vốn hiệu quả nâng cao hiệu quả hoạt động. - Là công cụ quan trọng trong việc tổ chức cải thiện
đời sống nhân dân. - Góp phần tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp nước ngoài.
1.2.1.4. Phân loại tín dụng ngân hàng
Phân loại TDNH để có thể có những cách thức quản trị phù hợp đối với từng loại hình tín dụng.
1.2.2. Lý luận cơ bản về tăng cường tín dụng phát triển kinh tế nông nghiệp
1.2.2.1. Khái niệm tín dụng kinh tế nông nghiệp
Tín dụng KTNo là tín dụng NHTM dùng để chỉ mối quan hệ tín dụng trong đó chủ yếu là quan hệ vay trả
giữa một bên là các NHTM và một bên là các chủ thể sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực KTNo nhằm thỏa

mãn nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận giữa NHTM
và bên đi vay với cam kết bên đi vay phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi cho NHTM (bên cho vay) một cách vô
điều kiện thông qua các nghiệp vụ NHTM.
1.2.2.2. Khái niệm tăng cường tín dụng phát triển kinh tế nông nghiệp
Khái niệm tăng cường tín dụng phát triển kinh tế nông nghiệp trong nghiên cứu này được hiểu là: Tăng
cường tín dụng KTNo các NHTM có khả năng hiện thực trong thực hiện có chủ đích việc đáp ứng đầy đủ,
nhanh chóng, rộng rãi, tập trung, mạnh mẽ, chặt chẽ hơn các nhu cầu tín dụng cho mục đích sản xuất kinh
doanh trong KTNo của mọi chủ thể trong nền kinh tế hội đủ những điều kiện theo quy định nhằm mục đích
thúc đẩy phát triển KTNo.


7

Nội hàm của tăng cường tín dụng KTNo bao gồm: (i) Tăng cường nguồn vốn của ngân hàng để tăng khả
năng đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng các nhu cầu vay vốn của các chủ thể trong nền kinh tế cả về quy mô số
lượng, số lượt vay vốn. (ii) Tăng thêm sự tập trung, mạnh mẽ, chặt chẽ thêm nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả
của tín dụng. (iii) Tăng cường điểm giao dịch, mở rộng địa bàn hoạt động nhằm đưa ngân hàng đến gần với
khách hàng hơn, giúp cho giao dịch được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, tiết kiệm chi phí. (iv)
Tăng cường đối tượng khách hàng vay vốn trên cở sở đảm bảo theo đúng các quy định cho vay của ngân
hàng để có thể kiểm soát được rủi ro tín dụng. (v) Tăng cường các dịch vụ ngân hàng liên quan tín dụng
KTNo để có thể cung cấp đến khách hàng một hoặc một bộ sản phẩm dịch vụ ngân hàng trọn gói, hoàn hảo
xuyên suốt quá trình sản xuất kinh doanh của KTNo.
1.2.3. Đặc điểm tín dụng kinh tế nông nghiệp
1.2.3.1. Cho vay mang tính thời vụ cao
1.2.3.2. Cho vay phụ thuộc nhiều vào tính thị trường
1.2.3.3. Cho vay tổ chức sản xuất nhiều phức tạp, mang tính khu vực và phụ thuộc tự nhiên cao
1.2.3.4. Cho vay phụ thuộc vào tài sản đảm bảo chủ yếu là đất đai
1.2.3.5. Cho vay loại hình sản xuất mà sản phẩm chủ yếu bị giới hạn bởi thuộc tính sinh học
1.2.3.6. Chi phí cho món vay cao
1.2.3.7. Đòi hỏi nhân lực ngân hàng có am hiểu về lĩnh vực kinh tế nông nghiệp

1.2.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm
1.2.4.1. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch hợp lý cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm
1.2.4.2. Góp phần trang bị kỹ thuật công nghệ mới cho kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm
1.2.4.3. Góp phần thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm
1.2.4.4. Góp phần thúc đẩy đào tạo phát triển nguồn nhân lực vùng kinh tế trọng điểm nông nghiệp
1.2.4.5. Góp phần phát triển thị trường
1.2.5. Chỉ tiêu phản ánh tăng cường tín dụng kinh tế nông nghiệp
1.2.5.1. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh quy mô tín dụng
(i) Chỉ tiêu mở rộng khách hàng được vay vốn, công thức [1.1]; (ii) Mức tăng dư nợ tín dụng KTNo công
thức [1.2]; (iii) Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng KTNo công thức [1.3]; (iv) Tỷ trọng dư nợ KTNo [1.4].
1.2.5.2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tín dụng
(v) Cơ cấu dư nợ tín dụng phân theo lĩnh vực ngành nghề cho vay công thức [1.5]; (vi) Cơ cấu dư nợ tín
dụng phân theo thời hạn cho vay công thức [1.6] và [1.7]; (vii) Cơ cấu dư nợ tín dụng phân theo thành phần
kinh tế công thức [1.8]; (viii) Cơ cấu dư nợ tín dụng phân theo đối tượng khách hàng công thức [1.9].
1.2.5.3. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng
(ix) Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu công thức [1.10]; (x) Chỉ tiêu hệ số thu nợ công thức [1.11]; (xi) Chỉ tiêu vòng quay
vốn tín dụng công thức [1.12].
1.2.6. Thông tin bất cân xứng và những yếu tố ảnh hưởng đến tăng cường tín dụng phát triển KTNo
1.2.6.1. Vận dụng Lý thuyết thông tin bất cân xứng trên thị trường tín dụng:
Các tác giả nổi tiếng với Lý thuyết thông tin bất cân xứng gồm có George Akerlof, Michael Spence và
Joseph Stiglitz. Lý thuyết thông tin bất cân xứng chỉ ra hai hành vi phổ biến nhất xảy ra do thông tin bất cân
xứng, đó là: [i] lựa chọn bất lợi (adverse selection), lựa chọn bất lợi là hành động xảy ra trước khi ký kết hợp
đồng của bên có nhiều thông tin có thể gây tổn hại cho bên ít thông tin hơn; [ii] tâm lý ỷ lại (moral hazard),
tâm lý ỷ lại là hành động của bên có nhiều thông tin hơn thực hiện sau ký kết hợp đồng có thể gây tổn hại
cho bên có ít thông tin hơn. Thực tế trên thị trường tín dụng, các ngân hàng luôn là người có ít thông tin về


8

dự án, về mục đích sử dụng vốn vay hơn khách hàng.

1.2.6.2. Những yếu tố hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng và ảnh hưởng tăng cường tín dụng ngân hàng
- Một. Nhóm yếu tố về chính sách tín dụng của ngân hàng. - Hai. Nhóm yếu tố về tài sản và sở hữu tài sản. Ba. Nhóm yếu tố về thu nhập hay khả năng tài chính. - Bốn. Vốn xã hội hay mối quan hệ và tham gia công
tác xã hội. - Năm. Hiểu biết về tài chính. - Sáu. Nhóm yếu tố nhân khẩu học. - Bảy. Nhóm các yếu tố khác
và điều kiện bên ngoài.
1.3. Hạn chế rủi ro đối với tăng cường tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp
1.3.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ngân hàng
Rủi ro TDNH là rủi ro tổn thất một phần nguồn vốn ngân hàng cho vay do khách hàng vay không hoàn thành
được nghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi của khoản cho vay đó theo đúng cam kết.
1.3.2. Nhận dạng những tiềm ẩn rủi ro trong tăng cường tín dụng ngân hàng phát triển KTNo
1.3.2.1. Những tiềm ẩn rủi ro từ phía ngân hàng
Rủi ro từ phía NHTM về cơ bản là rủi ro tác nghiệp, rủi ro đạo đức, rủi ro công cụ.
1.3.2.2. Những tiềm ẩn rủi ro từ phía khách hàng
Do yếu kém về năng lực, trình độ tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh nên sử dụng vốn vay thường thiếu
hiệu quả bền vững, dễ rơi vào thua lỗ… Không loại trừ trường hợp khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục
đích, thậm chí thiếu thiện chí trả nợ, cố tình chiếm đoạt vốn vay ngân hàng.
1.3.2.3. Những tiềm ẩn rủi ro do những nguyên nhân khác
Rủi ro đến từ chính sách vĩ mô do có sự thay đổi đột ngột hoặc chậm thay đổi dẫn đến trì trệ, do sự mất ổn
định của nền kinh tế, sự biến động về chính trị xã hội trong và ngoài nước, sự biến động về lãi suất, tỷ giá,
lạm phát cao hoặc thiểu phát sâu, những rủi ro đến từ thiên tai, rủi ro do tính thời vụ, rủi ro thị trường…
1.4. Bài học kinh nghiệm tham khảo từ một số nước về việc tăng cường TDNH phát triển KTNo
1.4.1. Bài học kinh nghiệm cụ thể từ một số quốc gia
1.4.1.1. Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan
1.4.1.2. Bài học kinh nghiệm từ Malaysia
1.4.1.3. Bài học kinh nghiệm từ Indonesia
1.4.2. Bài học kinh nghiệm tham khảo cho tăng cường TDNH phát triển KTNo Việt Nam và vùng KTTĐ
Kết luận chương 1
Luận án đã tổng hợp Lý luận cơ bản về tăng cường TDNH phát triển KTNo vùng KTTĐ. Trong đó đề cập
đến lý luận cơ bản về phát triển KTNo vùng KTTĐ. Những khái niệm mới được đưa ra bao gồm khái niệm
KTNo, khái niệm phát triển KTNo vùng KTTĐ. Những đặc điểm KTNo và những tác động đến TDNH.
Trình bày nội dung vai trò của vùng KTTĐ trong nền kinh tế. Phần lý luận về tăng cường TDNH phát triển

KTNo vùng KTTĐ được tập trung làm rõ như NHTM, khái niệm, bản chất đặc trưng, vai trò, phân loại
TDNH. Lý luận cơ bản về tăng cường tín dụng phát triển KTNo được tập trung trình bày, trong đó những
khái niệm mới được luận án lần đầu đưa ra gồm, khái niệm tín dụng KTNo, khái niệm tăng cường tín dụng
phát triển KTNo, đặc điểm tín dụng KTNo, vai trò của TDNH phát triển KTNo vùng KTTĐ; những chỉ tiêu
phản ánh tăng cường tín dụng KTNo. Nội dung Thông tin bất cân xứng và những yếu tố hạn chế khả năng
tiếp cận tín dụng và ảnh hưởng đến tăng cường tín dụng phát triển KTNo được trình bày làm cơ sở chủ yếu
để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát thực tế về những hạn chế, những nguyên nhân hạn chế TDNH phát triển
KTNo. Luận án đề cập nội dung tăng cường tín dụng phát triển KTNo cần gắn chặt với tăng cường hạn chế
rủi ro tín dụng. Luận án đề cập những bài học có giá trị tham khảo đối với Việt Nam và vùng KTTĐ từ một
số nước trong khu vực về việc tăng cường TDNH phát triển KTNo từ Thái Lan, Malaysia, Indonesia.


9

Chương 2: Thực trạng tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm
vùng Đồng bằng sông Cửu Long (2011 - 2017)
2.1. Thực trạng kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long – những tác
động ảnh hưởng đến tăng cường tín dụng ngân hàng
2.1.1. Khái quát chung về kinh tế - xã hội Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSCL là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam, chiếm 12% diện tích và 19% dân số cả
nước, điều kiện tự nhiên có lợi thế về phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm, du lịch, năng
lượng tái tạo. Hàng năm ĐBSCL đóng góp 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70%
các loại trái cây của cả nước; 95% lượng gạo và 60% sản lượng cá xuất khẩu. Nhìn chung ĐBSCL vừa có
nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản, vừa có những khó khăn nhất là tác
động của biến đổi khí hậu, thiếu nhân lực bậc cao, văn hóa y tế còn ở mức thấp, giao thông vận tải nhiều hạn
chế, là những tác động vừa thuận lợi vừa trở ngại cho quá trình phát triển.
2.1.2. Đặc điểm KTXH Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL – những tác động đến tín dụng ngân hàng
2.1.2.1. Sự hình thành Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Ngày 16/04/2009, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 492/QĐ-TTG phê duyệt Đề án thành lập Vùng
KTTĐ vùng ĐBSCL gồm: TP. Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau, trong đó TP. Cần

Thơ là hạt nhân của Vùng. Vùng KTTĐ với tổng diện tích khoảng 16.589 km2, chiếm khoảng 5% diện tích
tự nhiên của cả nước và 41% diện tích vùng ĐBSCL và được đánh giá là có nhiều lợi thế phát triển KTNo.
2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội chủ yếu của Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Trước hết về cơ cấu dân số, thu nhập bình quân đầu người của Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL (Bảng 2.1. Các
chỉ tiêu về dân số và thu nhập bình quân đầu người vùng KTTĐ giai đoạn 2011 – 2016). Từ bảng 2.1 cho
thấy dân số Vùng KTTĐ tăng từ 6.278 nghìn người (2011) lên 6.415 nghìn người (2016), chiếm 36,3% dân
số ĐBSCL và 7,1% dân số cả nước. Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn là 35:65. Thu nhập bình quân đầu
người của Vùng khoảng 42 triệu đồng, thấp hơn so với cả nước.
- Thứ hai về cơ cấu lao động (Bảng 2.2. Các chỉ tiêu về lực lượng lao động vùng KTTĐ vùng ĐBSCL giai
đoạn 2011 – 2016). Từ bảng 2.2 cho thấy LLLĐ từ 15 tuổi trở lên bình quân khoảng 56%-59% tổng dân số
Vùng, số có việc làm từ 15 tuổi trở lên khoảng 55%-58%, cho thấy tỷ lệ có việc làm cao. Tuy nhiên, tỷ lệ lao
động đang làm việc được đào tạo nghề và trung học chuyên nghiệp thấp, bình quân 9%-13%.
- Thứ ba về hiện trạng đất nông nghiệp (Bảng 2.3. Cơ cấu đất nông nghiệp trên địa bàn Vùng KTTĐ tính đến
ngày 31/12/2015). Từ bảng 2.3 cho thấy đất nông nghiệp của Vùng chiếm tỷ trọng 87,32% tổng diện tích đất
tự nhiên của Vùng. Trong đó, đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ trọng 59,53% trong tổng diện tích đất nông
nghiệp; đất nuôi trồng thủy sản là 18,46%; đất lâm nghiệp là 11,94%; đất trồng cây lâu năm là 10,03%. Diện
tích đất trồng lúa lớn nhất, chiếm tỷ trọng 58,17% diện tích đất nông nghiệp.
- Thứ tư về cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế (Xem bảng 2.4):
Bảng 2.4: Quy mô GRDP tại Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL giai đoạn 2011 – 2017
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Tổng GRDP
- Nông lâm ngư nghiệp
Tỷ trọng (%)
- Công nghiệp, xây dựng
Tỷ trọng (%)
- Dịch vụ
Tỷ trọng (%)

2011

179.009
60.874
34,01
45.245
25,28
72.890
40,72

2012
195.106
63.705
32,65
48.875
25,05
82.526
42,30

2013
212.734
66.805
31,40
53.013
24,92
92.916
43,68

Năm
2014
231.471
69.965

30,23
57.468
24,83
104.038
44,95

2015
251.297
72.168
28,72
62.082
24,70
117.947
46,58

Nguồn: Niên giám thống kê các năm từ 2011 đến 2016

2016
266.243
73.524
27,62
65.703
24,68
127.016
47,71

2017
284.434
74.891
26,33

70.105
24,65
139.438
49,02


10

- Thứ năm về cơ sở hạ tầng kinh tế: Đã có một số công trình đáng kể nhưng nhìn chung cơ sở hạ tầng kinh tế
vẫn còn hạn chế, giao thông vẫn gần như độc đạo, chia cắt nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
- Thứ sáu về quá trình đô thị hóa: Vùng KTTĐ giai đoạn 2011-2016 tốc độ thị hóa đạt gần 35%, tương ứng
với tốc độ đô thị hóa bình quân của cả nước khoảng 36%, song vẫn thiếu bền vững.
2.1.3. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội đến tín dụng ngân hàng phát triển
nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm
2.1.3.1. Kết quả khảo sát các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng phát
triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm
Mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố được khảo sát: bảy nhóm yếu tố và các yếu tố trong từng nhóm
được khảo sát đều có kết quả ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn TDNH từ trung bình đến rất mạnh.
2.1.3.2. Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân hạn chế và giải pháp tăng cường tín
dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm
Mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân hạn chế và giải pháp tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng
KTTĐ có kết quả ảnh hưởng trung bình đến rất mạnh.
 Nhìn chung kết quả khảo sát thực tế của các cá nhân và chuyên gia khá tương đồng với kết quả của câu
hỏi và giả thuyết nghiên cứu.
2.1.4. Thành tựu đạt được và những vấn đề đang đặt ra trong phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL
2.1.4.1. Thành tựu đạt được
- Thứ nhất về nông nghiệp: Bình quân năng suất lúa của Vùng giai đoạn 2011-2017 là 55,3 tạ/ha, cao hơn
mức bình quân của ĐBSCL (khoảng 50 tạ/ha). Ước tính đến năm 2017 diện tích rau màu của Vùng KTTĐ
đạt khoảng 70 ngàn ha với sản lượng gần 2 triệu tấn rau màu; cây ăn trái ĐBSCL chiếm trên 50% diện tích
và đóng góp trên 60% sản lượng cả nước, trong đó Vùng KTTĐ đóng góp cho ĐBSCL là 70%. Về chăn

nuôi, nhìn chung chủ yếu vẫn phân tán nhỏ lẻ, tự phát, tuy nhiên số lượng gia súc, gia cầm của Vùng khá lớn.
- Thứ hai về lâm nghiệp: Tổng diện tích rừng của Vùng KTTĐ chiếm 59% tổng diện tích rừng của vùng
ĐBSCL, rừng có giá trị kinh tế và nhất là môi trường, góp phần quan trọng đối với cân bằng sinh thái.
- Thứ ba về thủy sản và phương tiện đánh bắt: Tính đến năm 2017 Vùng KTTĐ đóng góp 24,5 triệu tấn
thủy sản chiếm 57% sản lượng thủy sản của ĐBSCL. Về phương tiện đánh bắt số lượng tàu khai thác có
công suất từ 90 CV trở lên của Vùng KTTĐ năm 2017 là 5.665 chiếc, tổng công suất là 2.119 nghìn CV.
- Thứ tư về công nghiệp chế biến nông sản: So với trước đây công nghiệp chế biến của Vùng KTTĐ đã có
những khởi sắc nhất định, song mới có khoảng 20% nông sản được chế biến nhưng chưa có thương hiệu.
- Thứ năm về dịch vụ phục vụ sản xuất KTNo: Tính đến cuối năm 2015 mức độ cơ giới hóa ở ĐBSCL chỉ
khoảng 1,6 CV/ha đến 1,8 CV/ha, xấp xỉ bằng 1/3 so với Thái Lan. Các dịch vụ kỹ thuật, sinh học, hóa học,
công nghệ tin học, tiêu thụ sản phẩm có bước tiến nhất định, dịch vụ tài chính – ngân hàng khá phát triển.
Tóm lại, KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL giai đoạn 2011 - 2017 nhìn chung có sự chuyển biến tích cực và
đạt được những thành tựu đáng kể. Những kết quả đạt được này có sự đóng góp đáng kể của TDNH, đồng
thời cũng đặt TDNH trước những thuận lợi và những khó khăn trong việc tăng cường TDNH phát triển
KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL.
2.1.4.2. Tồn tại hạn chế và những vấn đề đang đặt ra trong phát triển KTNo Vùng kinh tế trọng điểm
- Hạn chế về nguồn nhân lực. - Hạn chế bởi kết cấu và quy mô KTNo. - Hạn chế trong liên kết. - Hạn chế về
công nghệ kỹ thuật mới. - Hạn chế về vốn đầu tư phát triển. - Hạn chế trong sống chung với biến đổi khí hậu.
Những tồn tại hạn chế nêu trên chính là những vấn đề đang đặt ra cần nghiên cứu để có thể thực hiện tăng
cường TDNH một cách tối ưu để phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL trong giai đoạn tới.


11

2.2. Thực trạng tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm vùng
Đồng bằng sông Cửu Long
2.2.1. Về mạng lưới các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn Vùng kinh tế trọng điểm
Hiện tại Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL có trên 40 TCTD đang hoạt động. Nhìn chung Vùng KTTĐ có mạng
lưới ngân hàng rộng khắp là thuận lợi đáng kể trong thực hiện tăng cường TDNH phát triển KTNo.
2.2.2. Về huy động vốn của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn Vùng kinh tế trọng điểm

vùng Đồng bằng sông Cửu Long (2011 - 2017)
2.2.2.1. Kết quả chung hoạt động huy động vốn
Những năm qua các NHTM ở Vùng KTTĐ đã có nhiều cố gắng trong huy động vốn (Xem bảng 2.13)
Bảng 2.13. Vốn huy động của các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ (2011 - 2017)
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ tiêu

2011
66.326
24,73

Tổng vốn huy động
Tỷ lệ tăng (%)

2012
87.560
32,01

Năm
2014
110.420
15,42

2013
95.664
9,26

2015
126.694
14,74


2016
148.914
17,54

2017
176.949
18,83

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo của các chi nhánh NHNN tỉnh
Từ bảng 2.13 cho thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng lên đã cải thiện đáng kể, kèm theo là cho vay
cũng tăng lên nhưng KTNo vẫn trong tình trạng thiếu vốn so với nhu cầu vay. Có thể so sánh để thấy rõ hơn
thực trạng huy động vốn của các NHTM ở Vùng KTTĐ với toàn vùng ĐBSCL (Xem bảng 2.14).
Bảng 2.14. So sánh quy mô huy động vốn của các NHTM Vùng ĐBSCL và Vùng KTTĐ (2011 - 2017)
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ tiêu

Stt
1
2
3

Vốn huy động Vùng ĐBSCL
Tỷ lệ tăng trưởng (%)
Vốn huy động Vùng KTTĐ
Tỷ lệ tăng trưởng (%)
Tỷ trọng vốn huy động Vùng KTTĐ /Vốn
huy động Vùng ĐBSCL (%)

2011

186.471
9,32
66.326
24,73

2012
209.373
12,28
87.560
32,01

2013
235.409
12,44
95.664
9,26

Năm
2014
273.310
16,10
110.420
15,42

35,57

41,82

40,64


40,40

2015
19.519
16,91
126.694
14,74

2016
375.728
17,59
148.914
17,54

2017
447.635
19,14
176.949
18,83

39,65

39,63

39,53

Nguồn: Tổng hợp từ Cục thống kê và các chi nhánh NHTM của các địa phương tại địa bàn Vùng KTTĐ
Số liệu từ bảng 2.14 cho thấy vốn huy động có tăng trưởng qua các năm nhưng tình trạng huy động vốn
không đủ để cho vay vẫn đang xảy ra đối với các chi nhánh NHTM trên địa bàn vùng ĐBSCL và Vùng
KTTĐ. Thực tế qua các năm từ 2011-2017 vốn huy động chỉ đáp ứng bình quân khoảng 80% dư nợ cho vay

của ĐBSCL và 70% dư nợ cho vay của Vùng KTTĐ (Xem bảng 2.15).
Bảng 2.15. So sánh tỷ trọng huy động vốn/dư nợ tín dụng của các chi nhánh
NHTM Vùng ĐBSCL và Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL (2011 - 2017)
(Đơn vị tính: %)
Stt
1
2

Chỉ tiêu
Vốn huy động Vùng ĐBSCL/
Dư nợ tín dụng vùng ĐBSCL
Vốn huy động Vùng KTTĐ/
Dư nợ tín dụng Vùng KTTĐ

2011

2012

2013

Year
2014

2015

2016

2017

76,72


76,15

77,04

78,59

83,00

84,39

85,64

55,74

67,75

67,09

70,19

73,87

77,13

81,51

Nguồn: Tổng hợp từ Cục thống kê và các chi nhánh NHTM của các địa phương tại địa bàn Vùng KTTĐ
2.2.2.2. Kết quả huy động vốn phân theo loại hình huy động
- Vốn huy động phân theo thời gian: Vốn huy động phân theo thời gian phản ánh cơ cấu nguồn vốn huy động

của NHTM (Bảng 2.16. Vốn huy động phân theo thời gian của các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng
KTTĐ vùng ĐBSCL (2011 - 2017))
Những số liệu từ bảng 2.16 cho thấy, giai đoạn 2011 - 2017, nguồn tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, kế


12

đến là tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng, còn lại là tiền gửi không kỳ hạn. Các năm 2013-2015, NHNN đã có
những lần điều chỉnh trần lãi suất huy động, theo đó lãi suất kỳ hạn dài cao hơn kỳ hạn ngắn, dẫn đến tỷ
trọng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng giảm, tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tăng nhưng cũng khôn
đáng kể. Diễn biến của kỳ hạn gửi tiền trong nền kinh tế cho thấy một khía cạnh quan trọng, đó là niềm tin
vào sự ổn định của nền kinh tế, vào hệ thống ngân hàng trong công chúng chưa cao nên họ không dám chọn
gửi tiền trung dài hạn do sợ rủi ro. Các NHTM phải sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài
hạn theo NHNN cho phép (sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 30% lên tới 60%, giảm từ 60%
xuống 50% trong năm 2017, xuống 45% trong năm 2018 và xuống 40% trong năm 2019). Việc sử dụng lên
tới 45% vốn ngắn hạn, có lúc cao hơn để cho vay trung dài hạn tạo nên nguy cơ đe dọa thanh khoản của ngân
hàng. Do vậy, các NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ cần đẩy mạnh huy động vốn trung, dài hạn để có thể
đảm bảo có được sự cân đối thời hạn huy động với thời hạn cho vay nhằm tăng cường TDNH phát triển
KTNo Vùng KTTĐ trong thời gian tới.
- Vốn huy động phân theo tính chất tiền gửi: Nguồn vốn huy động từ dân cư tăng dần (Bảng 2.17. Vốn huy
động phân theo tính chất tiền gửi của các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ (2011 - 2017)). Từ
bảng 2.17 cho thấy, tiền gửi từ tiết kiệm dân cư các năm từ 2011 đến 2017 chiếm phần lớn trong tổng tiền
gửi với tỷ trọng năm 2017 là 79,24%; phần còn lại là tiền gửi tiết kiệm từ các tổ chức kinh tế và tiền gửi khác
dưới dạng vàng, ngoại tệ đã quy đổi tương đương. Nguồn vốn huy động từ dân cư tăng cao là thuận lợi cho
việc tăng cường tín dụng phát triển KTNo Vùng KTTĐ, nhưng thực tế KTNo trong Vùng vẫn khát vốn, điều
đó khẳng định sự cần thiết tăng cường huy động vốn nhiều hơn nữa, phù hợp hơn trong những năm tới.
- Vốn huy động phân theo hình thái giá trị: Tiền gửi VNĐ tăng giai đoạn 2011-2017 (Bảng 2.18. Vốn huy
động phân theo hình thái giá trị của các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL (2011 2017)). Từ bảng 2.18 cho thấy, tiền gửi bằng VNĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động và
tăng dần qua các năm, năm 2011 tỷ trọng 89,48% đến năm 2017 đạt 97,66%. Tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ
giảm dần qua các năm, từ 10,52% năm 2011; xuống còn 2,34% năm 2017. Quy mô tiền gửi bằng ngoại tệ

thấp và giảm là do NHNN nhiều lần điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động, từ cuối năm 2015 đến nay mức
trần lãi suất huy động USD là 0%. Nguồn vốn huy động tăng lên mà chủ yếu là nội tệ cho thấy chính sách
tiền tệ của NHNN trong thời gian qua đã có những đúng đắn cần thiết. Vốn huy động từ nội tệ tăng kèm theo
là sức cho vay tăng lên là thuận lợi đối với tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL.
2.2.3. Về dư nợ tín dụng dưới hình thức cho vay của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn
Vùng kinh tế trọng điểm (2011 - 2017)
2.2.3.1. Dư nợ cho vay phân theo thời gian
Những năm qua dư nợ cho vay của các chi nhánh NHTM Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL (2011 - 2017) chủ yếu
vẫn là vốn ngắn hạn (Xem bảng 2.19)
Bảng 2.19. Dư nợ tín dụng phân theo thời gian của các chi nhánh NHTM Vùng KTTĐ (2011 - 2017)
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Tổng dư nợ nền kinh tế
- Nợ ngắn hạn
Tỷ trọng/Tổng dư nợ (%)
- Nợ trung dài hạn
Tỷ trọng/Tổng dư nợ (%)

Năm
2011
119.001

2012
129.231

2013
142.584

2014
157.313


2015
171.513

2016
193.066

2017
217.078

88.042

90.362

97.039

105.254

111.277

124.493

130.210

73,98

69,92

68,06


66,91

64,88

64,48

59,98

30.959

38.869

45.545

52.059

60.236

68.574

86.868

26,02

30,08

31,94

33,09


35,12

35,52

40,02

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo của các chi nhánh NHNN tỉnh
Vận dụng công thức [1.6] và [1.7] với số liệu trong bảng 2.19 tính được tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn và


13

trung dài hạn so với tổng dư nợ tín dụng; ta nhận thấy cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng từ 65% đến 74% trên
tổng dư nợ cho vay. Như vậy các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ giai đoạn 2011-2017 đã phả
ến 69% (năm 2011), giảm còn 39% năm 2017



tỷ lệ này nằm trong giới hạn cho phép của NHNN.
Xét về mặt lý thuyết vốn TDNH thường chỉ cho vay ngắn hạn là chủ yếu, tuy nhiên trong điều kiện từ sản
xuất nhỏ lên sản xuất lớn ở Việt Nam, trong khi thị trường chứng khoán chưa đủ sức là kênh thu hút điều hòa
vốn trong nền kinh tế thì gánh nặng vốn vẫn phải đặt trên vai NHTM. Do đó việc NHTM cho vay trung dài
hạn để người sản xuất đầu tư công nghệ phát triển là việc cần thiết, coi đó là giải pháp để nuôi dưỡng và làm
lành mạnh thị trường vốn ngắn hạn. Khi KTNo còn lạc hậu, ngân hàng vẫn cho vay vốn ngắn hạn, mà người
vay vốn sản xuất ra những sản phẩm kém chất lượng thì làm sao có khả năng cạnh tranh, có cơ hội làm ăn
hiệu quả để trả nợ ngân hàng. Đây chính là vòng luẩn quẩn không chỉ của sản xuất nông nghiệp nhỏ kỹ thuật
lạc hậu mà cũng chính là vòng luẩn quẩn của TDNH. Như vậy hiện tại chỉ có tăng tài trợ vốn trung dài hạn
để đầu tư, nhất là công nghệ kỹ thuật tiên tiến thì mới tạo được sự phát triển bền vững như mong muốn.
2.2.3.2. Dư nợ cho vay phân theo ngành và thành phần kinh tế
- Một. Dư nợ phân theo ngành kinh tế: Xem xét dư nợ phân theo ngành kinh tế để có thể đánh giá tổng quan

rằng TDNH tập trung vào ngành nào (Bảng 2.20. Dư nợ tín dụng Vùng KTTĐ phân theo ngành kinh tế của
các NHTM (2011 - 2017)). Từ số liệu của bảng 2.20, tính theo công thức [1.5] cho thấy tỷ trọng dư nợ tín
dụng đối với lĩnh vực công nghiệp – xây dựng trong tổng dư nợ nền kinh tế năm 2011 là 38,55; tính tương tự
ngành thương mại – dịch vụ với 44.986 tỷ đồng, tỷ trọng 37,80% đứng thứ nhì; ngành nông lâm ngư nghiệp
đứng thứ ba với 25.908 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,77%; phần còn lại là 2.235 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 1,88%.
Đến năm 2017, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế vẫn là ngành thương mại –
dịch vụ với 113.848 tỷ đồng (tỷ trọng 52,45%), đứng thứ hai là lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp với 49.544 tỷ
đồng (tỷ trọng 22,82%). Đóng góp phần lớn cho tăng trưởng tín dụng nông lâm ngư nghiệp chính là nguồn
vốn tín dụng từ Agribank với nhiệm vụ chủ yếu là hỗ trợ phát triển KTNo, đã trực tiếp tạo lực đẩy đối với
“Tam nông” và nền kinh tế. Nhìn chung qua dư nợ cho vay cũng như trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của Vùng cho thấy vốn đầu tư vẫn theo kiểu mở rộng sản xuất theo chiều rộng, vấn đề đặt ra là cần phát triển
mở rộng theo chiều sâu.
- Hai. Dư nợ phân theo thành phần kinh tế: Xem xét dư nợ tín dụng phân theo thành phần kinh tế của các chi
nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL trong giai đoạn 2011-2017 (Bảng 2.21. Dư nợ tín
dụng Vùng KTTĐ phân theo thành phần kinh tế của NHTM (2011 - 2017)). Từ số liệu bảng 2.21, theo công
thức [1.8] tính được tỷ trọng dư nợ tín dụng của thành phần kinh tế nhà nước trong tổng dư nợ tín dụng nền
kinh tế. Cụ thể, tỷ trọng dư nợ thành phần kinh tế nhà nước trong tổng dư nợ nền kinh tế nằm trong khoảng
2%-7%; thành phần kinh tế hỗn hợp nằm trong khoảng 41%-45%; thành phần kinh tế hộ gia đình, cá nhân
nằm trong khoảng 47%-55%; thành phần kinh tế tập thể và đầu tư nước ngoài không đáng kể. Như vậy dư nợ
tín dụng tập trung chủ yếu ở thành phần kinh tế hộ gia đình - cá nhân khoảng 47%-55%, kinh tế hỗn hợp
khoảng 41%-45%, diễn biến này cho thấy TDNH đã tập trung đúng hướng là đẩy mạnh phát triển kinh tế tư
nhân trong nền KTXH.
2.2.4 Về quy mô – cơ cấu – chất lượng dư nợ tín dụng kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm
Vùng đồng bằng sông Cửu Long dưới hình thức cho vay
2.2.4.1. Về quy mô cho vay và quy mô khách hàng kinh tế nông nghiệp
- Một. Về quy mô cho vay kinh tế nông nghiệp: Những năm qua các NHTM ở Vùng KTTĐ có nhiều cố
gắng cho vay phát triển KTNo (Xem bảng 2.22)


14


Bảng 2.22. Dư nợ cho vay kinh tế nông nghiệp tại các chi nhánh NHTM Vùng KTTĐ (2011 - 2017)
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ tiêu

2011

Tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế
Tổng dư nợ tín dụng KTNo
Mức tăng dư nợ tín dụng KTNo
Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng KTNo (%)
Tỷ trọng dư nợ tín dụng KTNo/Tổng dư nợ tín dụng (%)

119.001
49.873
2.778
5,90
41,91

2012
129.231
54.084
4.211
8,44
41,85

2013

Năm
2014


2015

2016

2017

142.584
61.888
7.804
14,43
43,40

157.313
67.279
5.391
8,71
42,77

171.513
82.997
15.718
23,36
48,39

193.066
97.228
14.231
17,15
50,36


217.078
109.538
12.310
12,66
50,46

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo của các chi nhánh NHNN tỉnh
Vận dụng công thức [1.2], [1.3], [1.4] trên cơ sở so sánh số liệu từ bảng 2.22 cho thấy mức tăng dư nợ tín
dụng KTNo và tỷ trọng dư nợ tín dụng KTNo như sau: Mức tăng dư nợ tín dụng KTNo năm 2012 tăng 4.211
tỷ đồng so với năm 2011 (tăng 8,44%), năm 2014 tăng 5.391 tỷ đồng so với 2013 (tốc độ tăng là 8,71%), dư
nợ tín dụng KTNo năm 2017 tăng 12.310 tỷ đồng so với 2016 (tăng trưởng 12,66%). Tỷ trọng dư nợ tín dụng
KTNo trong tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế năm 2011 là 41,91%; năm 2014 là 42,77%; năm 2017 là
50,46%. Năm 2011 dư nợ cho vay nông nghiệp đạt 49.873 tỷ đồng, năm 2017 đạt 217.078 tỷ đồng, tăng gấp
1,8 lần so với năm 2011. Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng nền kinh tế khó khăn thì tốc độ tăng trưởng tín
dụng nông nghiệp 5 năm qua thể hiện nỗ lực của ngành ngân hàng mà trực tiếp là các NHTM trên địa bàn.
- Hai. Về quy mô khách hàng có dư nợ tín dụng kinh tế nông nghiệp: Những năm qua các NHTM Vùng
KTTĐ đã cố gắng mở rộng quy mô khách hàng (Xem bảng 2.23).
Bảng 2.23. Quy mô khách hàng của các chi nhánh NHTM Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL (2011 - 2017)
(Đơn vị tính: Lượt khách hàng)
Nội dung
Số khách hàng còn dư nợ
Số lượng khách hàng tăng

2011
753.359
9.348

2012
763.824

10.465

2013
775.453
11.629

Năm
2014
802.083
26.630

2015
836.327
34.244

2016
861.417
25.090

2017
889.326
27.909

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo của các chi nhánh NHNN tỉnh
Vận dụng công thức [1.1] và số liệu từ bảng 2.23 ta có: năm 2012 có 763.824 lượt khách hàng (tăng 10.465
lượt khách hàng so với năm 2011); tương tự năm 2014 là 802.083 lượt, tăng 26.630 lượt; năm 2015 là
836.327 lượt, tăng 34.244 lượt; cuối năm 2017 là 889.326 lượt, tăng 27.909 lượt khách hàng so với năm
2016. Quy mô khách hàng có dư nợ tín dụng KTNo ở Vùng KTTĐ tăng dần qua các năm, và tăng mạnh nhất
trong các năm từ 2014 – 2017, cho thấy sự cố gắng của các chi nhánh NHTM trong việc tăng cường mở rộng
và đa dạng hóa khách hàng vay vốn phục vụ cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, và đây cũng chính là sự

nỗ lực của các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng nhằm tăng cường TDNH phát triển.
2.2.4.2. Về cơ cấu cho vay kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm
- Một. Cơ cấu cho vay phân theo nội bộ ngành nông nghiệp: Những năm qua các chi nhánh NHTM Vùng
KTTĐ đã có nhiều cố gắng cho vay phát triển KTNo gồm sản xuất nông nghiệp, xây dựng các vùng nguyên
liệu và công nghiệp chế biến nông sản (Xem bảng 2.24).
Vận dụng công thức [1.4] và sử dụng số liệu từ bảng 2.24 tính toán được tỷ trọng dư nợ sản xuất nông
nghiệp trong tổng dư nợ tín dụng KTNo như sau: tỷ trọng dư nợ KTNo trong tổng dư nợ năm 2012 là
41,85%; năm 2014 là 42,77%; năm 2017 là 50,46%. Tổng dư nợ tín dụng KTNo năm 2011 đạt 49.873 tỷ
đồng, năm 2017 đạt 109.538 tỷ đồng, tăng gấp 1,8 lần so với năm 2011. Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ
tín dụng nội bộ ngành KTNo là sản xuất nông nghiệp, bình quân khoảng 40-45%; kế đến là công nghiệp,
dịch vụ chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, bình quân khoảng 33%; còn lại là dư nợ tín dụng đối với
phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, và dư nợ tín dụng khác. Những số liệu thực tế trên cho thấy trong
những năm qua các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ đã có nhiều cố gắng trong cho vay phát triển


15

KTNo gồm sản xuất nông nghiệp, xây dựng các vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến nông lâm thủy
sản để nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến, tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Bảng 2.24. Dư nợ phân theo nội bộ KTNo của các chi nhánh NHTM Vùng KTTĐ (2011 - 2017)
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ tiêu

2015

2011

2012

119.001

49.873

129.231
54.084

142.584
61.888

157.313
67.279

171.513
82.997

193.066
97.228

41,91

41,85

43,40

42,77

48,39

50,36

50,46


- Dư nợ sản xuất nông nghiệp

22.296

23.455

26.257

29.049

33.673

40.641

45.102

Tỷ trọng/Tổng dư nợ (%)
- Dư nợ công nghiệp, chế biến,
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Tỷ trọng/Tổng dư nợ (%)
- Dư nợ phát triển cơ sở
hạ tầng nông nghiệp
Tỷ trọng/Tổng dư nợ (%)

44,71

43,37

42,43


43,18

40,57

41,80

41,17

16.908

17.596

20.542

22.168

27.316

30.627

40.364

33,90

32,53

33,19

32,95


32,91

31,50

36,85

227

249

337

341

572

710

1.514

0,46

0,46

0,54

0,51

0,69


0,73

1,38

10.442

12.784

14.752

15.721

21.436

25.250

22.558

20,94

23,64

23,84

23,37

25,83

25,97


20,59

Tổng dư nợ nền kinh tế
Tổng dư nợ KTNo
Tỷ trọng dư nợ KTNo/Tổng dư nợ (%)

2013

Năm
2014

2016

2017
217.078
109.538

Trong đó

- Dư nợ khác
Tỷ trọng/Tổng dư nợ (%)

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo của các chi nhánh NHNN tỉnh [50,51,52,53]
- Hai. Cơ cấu tín dụng kinh tế nông nghiệp phân theo thời gian: Dư nợ tín dụng KTNo phân theo thời gian
tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng các năm từ 2011 đến 2017 chủ yếu là ngắn hạn (Xem bảng 2.25).
Bảng 2.25. Dư nợ tín dụng KTNo phân theo thời gian tại các NHTM Vùng KTTĐ (2011 - 2017)
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Tổng dư nợ tín dụng KTNo

Trong đó:
1. Dư nợ tín dụng ngắn hạn
Tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn/Tổng dư nợ tín dụng
KTNo (%)
2. Dư nợ tín dụng trung dài hạn
Tỷ trọng dư nợ tín dụng trung dài hạn/Tổng dư nợ tín
dụng KTNo (%)

Năm
2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

49.873

54.084

61.888

67.279


82.997

97.228

109.538

39.166

39.675

44.545

49.158

62.946

75.303

82.137

78,53

73,36

71,98

73,07

75,84


77,45

74,98

10.707

14.409

17.343

18.121

20.051

21.925

27.401

21,47

26,64

28,02

26,93

24,16

22,55


25,02

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo của các chi nhánh NHNN tỉnh
Vận dụng công thức [1.6] và [1.7] trên cơ sở số liệu của trong bảng 2.25 tính được tỷ trọng dư nợ tín dụng
KTNo ngắn hạn và tỷ trọng dư nợ tín dụng KTNo trung dài hạn trong tổng dư nợ tín dụng KTNo. Cụ thể:
Tỷ trọng dư nợ tín dụng KTNo ngắn hạn trong tổng dư nợ tín dụng KTNo năm 2011 là 78,53% và tỷ trọng
trung dài hạn hạn là 21,47% đến năm 2017 tỷ trọng này là 2017 là 74,98%, tỷ trọng bình quân trong giai
đoạn 2011-2017 là 75%. Như vậy dư nợ KTNo Vùng KTTĐ ngắn hạn là chủ yếu, còn nhu cầu vốn trung dài
hạn để đầu tư, ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới là rất hạn chế, đây cũng là một trong những lý do KTNo
Vùng KTTĐ chưa có được sự đột phá trong phát triển nhằm đảm đương được vai trò đầu tàu của Vùng.
- Ba. Cơ cấu tín dụng kinh tế nông nghiệp phân theo đối tượng khách hàng: Dư nợ tín dụng KTNo phân theo
đối tượng khách hàng tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ (2011-2017) như sau: (Hình 2.1.
Dư nợ tín dụng KTNo phân theo đối tượng khách hàng tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ
vùng ĐBSCL (2011-2017)). Vận dụng công thức [1.9] và so sánh số liệu trong hình 2.1, tính toán được tỷ
trọng dư nợ tín dụng của từng đối tượng khách hàng trong tổng dư nợ tín dụng KTNo. Theo đó tính được dư
nợ tín dụng doanh nghiệp có tỷ trọng là 43%, kế đến là cá nhân với tỷ trọng 39%, hộ gia đình chiếm 17%,
còn lại phần nhỏ là của các hợp tác xã.


16

2.2.5. Thực trạng chất lượng tín dụng phát triển kinh tế nông nghiệp
2.2.5.1. Nợ xấu tín dụng kinh tế nông nghiệp
- Nợ xấu chung tín dụng KTNo: Các chi nhánh NHTM ở Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL đã có những nỗ lực
trong hạn chế rủi ro TDNH (Xem bảng 2.26)
Bảng 2.26. Nợ xấu tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL (2011 - 2017)
(Đơn vị tính: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế
Nợ xấu nền kinh tế
Tỷ trọng nợ xấu nền kinh tế/Tổng dư nợ tín dụng
nền kinh tế (%)
Nợ xấu KTNo
Tỷ trọng nợ xấu KTNo/Tổng dư nợ tín dụng nền
kinh tế (%)

2011

2012

2013

Năm
2014

2015

2016

119.001
3.527

129.231
4.558

142.584
3.702


157.313
6.458

171.513
7.124

193.066
6.479

2017
217.078
6.298

2,96

3,53

2,60

4,11

4,15

3,36

2,90

884

1.331


1.315

1.553

1.462

1.444

1.643

0,74

1,03

0,92

0,99

0,85

0,75

0,76

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo của các chi nhánh NHNN tỉnh
Vận dụng công thức [1.10] và dựa vào số liệu trong bảng 2.26 ta tính được tỷ lệ nợ xấu của nền kinh tế và tỷ
lệ nợ xấu KTNo trong tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế các năm từ 2012 đến năm 2017 lần lượt là: năm 2012,
2013, 2014, 2015, 2016 là 3,53%; 2,60%; 4,11%; 4,15%; 4,15% và 3,36%. Tổng nợ xấu tại các chi nhánh
NHTM trên địa bàn Vùng tăng mạnh và vượt mức cho phép theo quy định của NHNN (dưới 3%) trong các

năm 2012, 2014, 2015, 2016 là do một phần ảnh hưởng tín dụng các doanh nghiệp chế biến thủy sản từ tỉnh
Cà Mau. Tỷ lệ nợ xấu của các chi nhánh NHTM ở Cà Mau rất cao, bình quân giai đoạn 2011-2017 là 6,46%,
do rủi ro từ các doanh nghiệp thủy sản trong thời gian qua như Bình An, Sông Hậu, Phương Nam,... và các
doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên nếu xem xét, đánh giá riêng tỷ lệ nợ xấu của
KTNo trong tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế cho thấy một thực tế khác, đó là nợ xấu thấp, bình quân giai
đoạn 2011-2017 vào khoảng 0,86%, chiếm khoảng 25% tổng nợ xấu nền kinh tế. Nợ xấu KTNo chiếm tỷ
trọng thấp so với các ngành khác, năm 2011 có nợ xấu cao nhất trong 5 năm qua cũng chỉ ở mức 1,03%, cần
ghi nhận những nỗ lực kiểm soát chất lượng tín dụng KTNo của các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng.
- Nợ xấu phân theo nội bộ KTNo và phân theo đối tượng khách hàng: Để đánh giá sâu sắc hơn chất
lượng tín dụng KTNo, chúng ta xem xét nợ xấu KTNo phân theo nội bộ ngành nông nghiệp và đối tượng
khách hàng của các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ từ năm 2011 đến 2017 (Xem bảng 2.27).
Từ bảng 2.27 cho thấy, nợ xấu KTNo tập trung chủ yếu ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp với tỷ trọng bình
quân trong tổng nợ xấu KTNo giai đoạn 2011-2017 là 39%, kế đến là nợ xấu đối với công nghiệp, dịch vụ
chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với tỷ trọng bình quân là 33%, còn lại là các lĩnh vực khác trong
KTNo. Xét theo khách hàng thì nợ xấu KTNo tập trung phần lớn ở đối tượng khách hàng là doanh nghiệp
với tỷ trọng bình quân trong tổng nợ xấu KTNo giai đoạn 2011-2017 là 47%, đối tượng khách hàng cá nhân
với tỷ trọng 34%, nợ xấu của hộ gia đình chiếm 19%. Có thể nhận biết một phần lý do gây nợ xấu trong sản
xuất nông nghiệp là chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi thời tiết, khí hậu và những rủi ro từ thiên tai, tác động của
thị trường, một phần quan trọng là do công nghệ lạc hậu và do trình độ quản lý hạn chế, năng suất lao động
thấp. Do đó cần có kế hoạch thiết thực để tăng cường hạn chế rủi ro TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.
Bảng 2.27. Nợ xấu phân theo nội bộ KTNo và phân theo đối tượng khách hàng
tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ (2011 - 2017)


17
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ tiêu

2011
884


1. Nợ xấu KTNo
Trong đó
2. Nợ xấu KTNo phân theo nội bộ ngành nông nghiệp
2.1. Sản xuất nông nghiệp
354
Tỷ trọng/Tổng dư nợ KTNo (%)
40,05
2.2. Công nghiệp, dịch vụ chế biến, tiêu thụ sản
272
phẩm nông nghiệp
Tỷ trọng/Tổng dư nợKTNo (%)
30,77
2.3. Phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp
13
Tỷ trọng/Tổng dư nợ KTNo (%)
1,47
2.4. Khác
245
Tỷ trọng/Tổng dư nợ KTNo (%)
27,71
3. Nợ xấu phân theo đối tượng khách hàng
3.1. Cá nhân
294
Tỷ trọng/ Tổng dư nợ KTNo (%)
33,26
3.2. Hộ gia đình
186
Tỷ trọng/ Tổng dư nợ KTNo (%)
21,04

3.3. Chủ trang trại
0
Tỷ trọng/ Tổng dư nợ KTNo (%)
3.4. Hợp tác xã
0
Tỷ trọng/ Tổng dư nợ KTNo (%)
3.5. Doanh nghiệp
404
Tỷ trọng/ Tổng dư nợ KTNo (%)
45,70

2012
1.331

2013
1.315

Năm
2014
1.553

2015
1.462

2016
1.444

2017
1.643


519
38,99

527
40,08

635
40,89

518
35,43

555
38,43

521
31,71

429

355

482

537

547

791


32,23
14
1,05
369
27,72

27,00
21
1,60
412
31,33

31,04
23
1,48
413
26,59

36,73
33
2,26
374
25,58

37,85
28
1,97
314
21,75


48,14
9
0,55
322
19,60

401
30,13
324
24,34
0
0
606
45,53

353
26,84
400
30,42
0
0
562
42,74

428
27,56
427
27,50
0
0

698
44,95

611
41,79
84
5,75
0
0
767
52,46

615
42,57
97
6,75
0
0
732
50,68

661
40,23
87
5,30
0
0
895
54,47


Nguồn: Tổng hợp Báo cáo của các chi nhánh NHNN tỉnh
2.2.5.2. Hệ số thu nợ tín dụng nông nghiệp
Hệ số thu nợ tín dụng KTNo của các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng từ 2011 đến 2017 (Bảng 2.28. Hệ
số thu nợ tín dụng KTNo của các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL (2011 - 2017)).
Vận dụng công thức [1.11] và số liệu từ bảng 2.28, ta có hệ số thu nợ trong năm 2011 của các chi nhánh
NHTM Vùng KTTĐ là 95,80%; năm 2014 là 93,57%; năm 2017 là 89,42%; hệ số thu nợ bình quân từ 20112017 là 90%, có nghĩa là tổng doanh số thu nợ nhỏ hơn tổng doanh số cho vay, điều này cho thấy ngân hàng
rất tập trung cho phát triển dư nợ tín dụng KTNo và đạt được kết quả là doanh số cho vay tăng qua các năm.
Vấn đề đặt ngân hàng cần chú trọng kiểm soát sau cho vay, đôn đốc nhằm đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn, hạn
chế phát sinh nợ chậm trả, nợ quá hạn, nhằm nâng cao chất lượng tín dụng KTNo.
2.2.5.3. Vòng quay vốn tín dụng kinh tế nông nghiệp
Trong thời gian qua (từ 2011 đến 2017) các chi nhánh ngân hàng NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ vùng
ĐBSCL đã có nhiều cố gắng trong đẩy nhanh vòng quay vốn tín dụng (Bảng 2.29. Vòng quay vốn tín dụng
KTNo của các NHTM Vùng KTTĐ (2011 - 2017)).
Vận dụng công thức [1.12] và số liệu từ bảng 2.29 ta có vòng quay vốn tín dụng KTNo năm 2012 là 1,41
vòng; năm 2014 là 1,21 vòng; năm 2017 là 1,01 vòng; vòng quay vốn tín dụng bình quân giai đoạn 20112017 là 1,21 vòng (khoảng 296 ngày/vòng). Điều đáng quan tâm là vòng quay vốn tín dụng KTNo ở Vùng
không đều và xu hướng chậm lại, năm 2017 chỉ còn 1,01 vòng/năm, thời hạn cho vay bình quân của tín dụng
KTNo từ 9-10 tháng là tương đối phù hợp với chu kỳ sản xuất nông nghiệp.
2.3. Đánh giá thực trạng tín dụng ngân hàng thương mại phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế
trọng điểm (2011 - 2017)
2.3.1. Những thành tựu chủ yếu đạt được của TDNH thương mại phát triển KTNo Vùng KTTĐ
2.3.1.1. Góp phần làm tăng năng suất, giá trị, sản lượng hàng hóa nông sản cho thị trường trong nước và
xuất khẩu
TDNH của các chi nhánh NHTM đã có những tác động tích cực nhất định đến KTNo Vùng KTTĐ trong thời
gian qua (2011 - 2017) (Xem bảng 2.30).


18

Bảng 2.30. Mối quan hệ giữa dư nợ tín dụng KTNo và giá trị sản xuất nông nghiệp
của Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL (2011 - 2017)

(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Nội dung
Dư nợ tín dụng KTNo
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng KTNo (%)
Giá trị sản xuất nông nghiệp
Tỷ lệ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp (%)

2011
49.873
5,90
120.563
1,83

2012
54.084
8,44
123.155
2,15

2013
61.888
14,43
126.665
2,85

Năm
2014
67.279
8,71
129.743

2,43

2015
82.997
23,36
134.180
3,42

2016
97.228
17,15
138.125
2,94

2017
109.538
12,66
142.117
2,89

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Tổng cục thống kê các địa phương và Báo cáo của các chi nhánh NHNN tỉnh
Từ bảng 2.30 cho thấy, dư nợ tín dụng KTNo của các chi nhánh NHTM ở Vùng và giá trị sản xuất nông
nghiệp của Vùng giai đoạn 2011-2017 nhìn chung đều tăng; tỷ lệ tăng trưởng bình quân của tín dụng KTNo
trong giai đoạn 2011-2017 là 1% đã làm cho giá trị sản xuất nông nghiệp cùng kỳ tăng 0,2%; khi tín dụng
KTNo tăng trưởng bình quân đạt 13%/năm đã tác động góp phần làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp 2,6%.
Thực tế này cho thấy KTNo của Vùng cũng như của ĐBSCL chủ yếu vẫn là tăng trưởng theo chiều rộng và
đã đến giới hạn của nó. Do đó tăng cường TDNH cần quan tâm đầu tư cho KTNo phát triển theo chiều sâu.
2.3.1.2. Những thành tựu khác
Từ 2011 đến 2017 TDNH không chỉ góp phần phát triển KTNo Vùng mà còn góp phần trên những lĩnh vực
sau: góp phần cung cấp dồi dào hơn nguyên liệu đầu vào cho lĩnh vực phi nông nghiệp; góp phần thúc đẩy

thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa của các khu vực phi nông nghiệp; góp phần chuyển đổi cơ cấu
kinh tế, cơ cấu lao động và cơ cấu sản phẩm; góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động; góp phần xóa
đói giảm nghèo (tỷ lệ hộ nghèo bình quân của Vùng năm 2011 là 8,06%, cuối năm 2017 khoảng 6,2%).
2.3.2. Những tồn tại hạn chế và những vấn đề đang đặt ra đối với tín dụng KTNo Vùng KTTĐ
2.3.2.1. Những hạn chế từ phía ngân hàng
- Một, nguồn vốn cho vay còn hạn chế.- Hai, hạn chế về nguồn nhân lực. - Ba, hạn chế trong cho vay và hạn
chế trong sử dụng công cụ lãi suất. - Bốn, hạn chế trong việc thực hiện hạn chế rủi ro cho vay. - Năm, hạn
chế trong kế hoạch chiến lược khách hàng. - Sáu, hạn chế bởi quy trình, hồ sơ, thủ tục tín dụng và hạn chế
trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát hoạt động ngân hàng. - Bảy, hạn chế trong xử lý nợ xấu, xử lý TSĐB.
2.3.2.2. Hạn chế từ phía khách hàng
- Một. Hạn chế nguồn nhân lực, năng lực tài chính và mô hình sản xuất. - Hai. Hạn chế trong ứng dụng khoa
học, công nghệ, kỹ thuật. - Ba. Hạn chế trong gắn kết sản xuất với công nghiệp chế biến và thị trường.
2.3.2.3. Hạn chế từ quản lý vĩ mô
[i] Đối với lãnh đạo các tỉnh Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL
- Một. Việc nhận thức một cách đầy đủ và toàn diện về tác động của biến đổi khí hậu đối với ĐBSCL nói
chung và Vùng KTTĐ nói riêng chưa thật kịp thời. - Hai. Việc liên kết giữa các tỉnh trong Vùng với nhau,
với các tỉnh thành vùng ĐBSCL còn mang tính hình thức, thiếu gắn bó chặt chẽ cần thiết. - Ba. Chưa có
được kế hoạch chung tập trung nguồn lực triển khai thực thực hiện công trình trọng điểm của Vùng KTTĐ.
[ii] Đối với quản lý vĩ mô nói chung
- Một. Hạn chế bởi chiến lược phát triển nguồn nhân lực KTNo. - Hai. Hạn chế trong tái cơ cấu kinh tế và
liên kết với vùng ĐBSCL. - Ba. Hạn chế trong đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế do mang tính dàn trải. - Bốn. Hạn
chế trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới phát triển KTNo công nghệ cao. - Năm. Hạn chế trong
huy động tổng lực nguồn vốn phát triển KTNo. - Sáu. Chưa có ngân hàng chủ lực thật sự cho vay phát triển
KTNo. - Bảy. Chưa thiết lập được khu công nghiệp nông nghiệp. - Tám. Vùng KTTĐ và ĐBSCL thiếu một
tổ chức trực tiếp điều phối chung. - Chín. Hạn chế do chính sách, cơ chế quản lý vĩ mô đối với KTNo chưa
thật sự đi vào cuộc sống


19


[iii] Một số hạn chế chủ yếu từ Ngân hàng Nhà nước: Tính hệ thống trong hoạt động ngân hàng còn khá
hạn chế, chưa kết nối được với nhau; yếu kém do thiếu sự đồng bộ hóa hệ thống và khai thác công nghệ
thông tin; thiếu tính đồng bộ, tính bảo mật và an toàn còn thấp, công nghệ lạc hậu.
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế tăng cường tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh
tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long
2.3.3.1. Nguyên nhân hạn chế từ bản thân các ngân hàng thương mại
- Một là, nguyên nhân hạn chế do thiếu kế hoạch thực hiện chiến lược hoàn thiện huy động vốn và liên kết
huy động vốn: do kế hoạch huy động vốn của ngân hàng chưa thật gắn với thực tế, chưa liên kết với nhau,…
Huy động vốn chưa gắn được với cho vay nuôi dưỡng nguồn vốn.
- Hai là, nguyên nhân hạn chế do thiếu một kế hoạch thực hiện chiến lược trong xây dựng, phát triển nguồn
nhân lực: Thực tế cho thấy các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ còn thiếu một kế hoạch thực tế
thực hiện chiến lược xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có tính chuyên nghiệp cao.
- Ba là, nguyên nhân hạn chế trong cho vay và sử dụng công cụ lãi suất: Việc cho vay dàn trải, gần như “chia
vốn” cho các hộ sản xuất nông nghiệp nhỏ, thiếu tập trung cho vay để có thể tạo nên sự phát triển đột phá.
- Bốn là, nguyên nhân từ việc thực hiện hạn chế rủi ro cho vay: Việc thực hiện quy trình tín dụng, kiểm tra
kiểm soát chưa thật triệt để, kịp thời nên chậm phát hiện dấu hiệu rủi ro.
- Năm là, nguyên nhân từ thực hiện chiến lược khách hàng: Nhìn chung các ngân hàng còn thiếu kế hoạch
thực hiện tối ưu chiến lược khách hàng.
- Sáu là, nguyên nhân từ quy trình, hồ sơ, thủ tục tín dụng và hạn chế trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát
hoạt động ngân hàng: Quy trình thủ tục cho vay của ngân hàng trên địa bàn Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL dù đã
được cải tiến nhiều lần, tuy nhiên vẫn nặng tính “bảo vệ” người cho vay nên không ít điểm thiếu sự phù hợp
cần thiết. Quy trình, hồ sơ, thủ tục vẫn rườm rà, nặng nề yếu tố luật pháp.
- Bảy là, nguyên nhân hạn chế trong xử lý nợ quá hạn, xử lý TSĐB: TSĐB của nông dân thường là đất, định
giá theo quy định thấp hơn giá thị trường hai đến ba lần, nên khi đã có rủi ro việc thu hồi vốn là khó khăn.
2.3.3.2. Nguyên nhân hạn chế từ phía khách hàng
- Một. Nguyên nhân từ chất lượng nguồn nhân lực, năng lực tài chính và bất cập của mô hình sản xuất. Hai. Nguyên nhân yếu kém trong ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật. - Ba. Nguyên nhân thiếu gắn kết
sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến và thị trường.
2.3.3.3. Nguyên nhân hạn chế từ quản lý vĩ mô
[i] Đối với lãnh đạo các tỉnh Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL
- Một. Nhận thức về biến đổi khí hậu: Có thể nói lãnh đạo các tỉnh Vùng KTTĐ trong những năm đầu phần

nào đã bị động trong việc nhận thức và tiếp nhận về tác động của biến đổi khí hậu diễn ra một cách khá
nhanh và bất thường đối với ĐBSCL nói chung và Vùng KTTĐ nói riêng. Do vậy chưa thật kịp thời có kế
hoạch ứng phó với những biến động đó. - Hai. Thiếu gắn kết thật sự trong liên kết vùng, tiểu vùng. - Ba.
Thiếu kế hoạch chung thực hiện thống nhất mang tính nguyên tắc: các tỉnh chưa thật sự triệt để tập trung các
nguồn lực thực hiện thống nhất nhằm đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả.
[ii] Đối với quản lý vĩ mô nói chung
- Một là, nguyên nhân do thiếu một chiến lược cũng như kế hoạch thực tế, hữu hiệu phát triển nguồn nhân
lực cho KTNo. Hai là, nguyên nhân từ tái cơ cấu KTNo Vùng KTTĐ còn những bất cập. - Ba là, nguyên
nhân hạn chế do đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế dàn trải, thiếu sự đột phá cần thiết. - Bốn là, chưa chú trọng đẩy
mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới phát triển KTNo công nghệ cao. Năm là, nguyên nhân từ thiếu
phương thức huy động tổng lực các nguồn tài chính phát triển KTNo Vùng KTTĐ. - Sáu là, nguyên nhân do
thiếu ngân hàng chủ lực thật sự chuyên sâu cho vay phát triển KTNo: Nước ta có Ngân hàng Agribank được


20

coi là ngân hàng thực hiện cho vay nông nghiệp nông thôn, tuy nhiên do chưa có cơ chế phù hợp nên
Aribank cũng hoạt động với tư cách NHTM kinh doanh tổng hợp nên chưa thể tập trung đóng vai trò thực sự
là ngân hàng chuyên sâu cho vay nông nghiệp nông thôn. - Bảy là, chưa thiết lập được khu công nghiệp
nông nghiệp: Ở ĐBSCL hầu như tỉnh nào cũng có khu công nghiệp nhưng trong lĩnh vực nông nghiệp thì
chưa có một khu nào đúng nghĩa là khu nông nghiệp có tầm vóc như khu công nghiệp cả. - Tám là, nguyên
nhân thiếu một sự trực tiếp điều phối chung có hiệu lực đối với Vùng KTTĐ và ĐBSCL. - Chín là, nguyên
nhân hạn chế do chính sách phát triển KTNo còn thiếu đồng bộ và chưa thật sự đi vào cuộc sống.
[iii] Đối với Ngân hàng Nhà nước
NHNN hiện có hai vấn đề trở ngại nổi trội đó là, tính hệ thống trong hoạt động ngân hàng còn hạn chế, thiếu
sự thống nhất cần thiết trong liên kết hoạt động bền vững và thứ hai là, sự thiếu đồng bộ và khai thác công
nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, là những nguyên nhân cần sớm được khắc phục.
Kết luận chương 2
Trong chương này đề tài luận án giới thiệu tổng quát thực trạng Vùng KTTĐ về đặc điểm kinh tế, cơ cấu
kinh tế, cơ cấu dân số, nguồn nhân lực, thu nhập bình quân đầu người, cơ sở hạ tầng kinh tế, quá trình đô thị

hóa, thực trạng khảo sát các yếu tố KTXH tác động đến TDNH, những thành tựu, những tồn tại hạn chế và
nguyên nhân hạn chế phát triển KTNo Vùng KTTĐ thời gian qua. Luận án phân tích các nội dung về huy
động vốn và sử dụng vốn phát triển KTNo trên các khía cạnh tương ứng là thời gian, thành phần kinh tế, tín
dụng tác động đối với nội bộ KTNo và chỉ ra những vấn đề cần quan tâm đối với TDNH phát triển KTNo
Vùng KTTĐ thời gian qua. Trên cơ sở đó, luận án chỉ ra các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của
TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ gồm: [i] Nhóm hạn chế và nguyên nhân hạn chế đối với bản thân các
NHTM: Những hạn chế và những nguyên nhân hạn chế nguồn vốn, về phát triển nguồn nhân lực, về quan
niệm, phương thức cho vay và việc sử dụng công cụ lãi suất, về hoạt động hạn chế rủi ro cho vay, về kế
hoạch thực hiện chiến lược khách hàng, về quy trình, hồ sơ thủ tục cho vay và hoạt động kiểm tra kiểm soát,
xử lý nợ xấu và TSĐB của NHTM Vùng KTTĐ. [ii] Nhóm hạn chế và những nguyên nhân hạn chế đối với
khách hàng: Sự yếu kém về trình độ nguồn nhân lực, về năng lực tài chính và về mô hình tổ chức sản xuất
kinh doanh phát triển KTNo công nghệ cao Vùng KTTĐ. [iii] Nhóm hạn chế và những nguyên nhân hạn chế
từ phía quản lý vĩ mô gồm những hạn chế từ địa phương, trung ướng và ngân hàng: thiếu kế hoạch thực hiện
chiến lược phát triển nguồn nhân lực, về tái cơ cấu KTNo, về thiếu sự điều hành chung, về đầu tư cơ sở hạ
tầng kinh tế, về nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ mới, về huy động tổng lực các nguồn tài
chính, về chính sách, cơ chế chưa đi vào cuộc sống thực tế, về việc chưa đảm bảo được tính hệ thống trong
hoạt động ngân hàng, sự thiếu đồng bộ trong khai thác công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng. Cùng
với kết quả nghiên cứu của chương 1, kết quả nghiên cứu của chương 2 là cơ sở chủ yếu để luận án đưa ra
các giải pháp tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL được trình bày trong chương 3.
Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL
đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
3.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng KTTĐ vùng
ĐBSCL đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
3.1.1. Những vần đề cơ bản về chiến lược phát triển Đồng bằng sông Cửu Long
Nhận rõ ưu thế, tiềm năng, vai trò, vị trí và những vấn đề thực tế đặt ra của ĐBSCL, Chính phủ đã có nhiều
chính sách phát triển KTXH vùng ĐBSCL. Ngày 15/01/2018 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
68/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2030 và tầm nhìn đến
năm 2050. Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu ngày 26-27/09/2017 ở



21

Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ đề cập: thay đổi tư duy phát triển, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp
thuần túy sang tư duy KTNo, từ số lượng sang chất lượng gắn với chuỗi giá trị; từ sản xuất nông nghiệp hóa
học sang nông nghiệp hữu cơ và công nghệ cao. Chú trọng công nghiệp chế biến và công nghiệp hỗ trợ gắn
với phát triển KTNo. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền
vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.
3.1.2. Quan điểm tăng cường tín dụng ngân hàng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp Đồng
bằng Sông Cửu Long
3.1.2.1. Quan điểm lãnh đạo định hướng của Đảng
Đại hội XII của Đảng đã chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là
“Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất
lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu”.
3.1.2.2. Quan điểm của ngành ngân hàng
Ngành ngân hàng cũng thể hiện rõ việc tập trung tăng cường vốn TDNH cho phát triển nông nghiệp với tư
tưởng không để nông dân thiếu vốn. Ngày 24 tháng 04 năm 2017 NHNN Việt Nam ban hành Quyết định số
813/QĐ-NHNN về Chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,
nông nghiệp sạch và những kế hoạch tăng thêm vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.
3.1.2.3. Xây dựng quan điểm tăng cường tín dụng ngân hàng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông
nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long
Thay đổi căn bản cách nhìn nhận đánh giá về KTNo với nông nghiệp, thay đổi cách cho vay từ cho vay dàn
trải, phân tán đối với nông nghiệp sản xuất nhỏ sang cho vay tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho KTNo hiện
đại, nông nghiệp công nghệ cao. Theo đó, cần tăng cường nguồn vốn của ngân hàng để có thể đáp ứng đầy
đủ, nhanh chóng các nhu cầu vay vốn của các chủ thể KTNo cả về quy mô số lượng, số lượt vay vốn; đảm
bảo an toàn, hiệu quả của tín dụng.
3.1.3. Định hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu
Long đến năm 2020, và tầm nhìn đến 2030
3.1.3.1. Định hướng phát triển Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020,
và tầm nhìn đến năm 2030
Xây dựng Vùng KTTĐ trở thành vùng phát triển năng động, có cơ cấu kinh tế hiện đại, đóng góp cho cả

nước và góp phần quan trọng vào việc xây dựng vùng ĐBSCL giàu mạnh.
3.1.3.2. Mục tiêu chủ yếu phát triển Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Xem bảng 3.1)
Bảng 3.1. Mục tiêu phát triển Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL đến 2020 - tầm nhìn đến năm 2030
Stt
1
2

3
4
5
6
7
8

Chỉ tiêu
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) (%/năm)
Cơ cấu kinh tế (%):
- Nông lâm, thủy sản
- Công nghiệp-xây dựng
- Dịch vụ
GDP bình quân đầu người (USD)
Giá trị xuất khẩu (tỷ USD)
Tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP (%)
Sản lương thóc (triệu tấn)
Sản lượng thủy sản nuôi trồng, khai thác (nghìn tấn)
Tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế (%)

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư


2015
11
23,1
33,3
43,6
2.470
5,6
9,5 - 10
9
2.030

Thời gian tính đến
2020
2030 (Ước tính)
10,5
17,3
37,4
45,3
4.400
10,3
10 - 11
10,2
2.420

14
39
47
9.300

90



×