Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản tại đầm nại, huyện ninh hải, tỉnh ninh thuận (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.18 KB, 34 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
----------------------------------

NGUYỄN TRỌNG LƯƠNG

GIẢI PHÁP KHAI THÁC HỢP LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
TẠI ĐẦM NẠI, HUYỆN NINH HẢI, TỈNH NINH THUẬN

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Ngành đào tạo: Khai thác Thủy sản
Mã số: 9620304

KHÁNH HOÀ - 2018
1


Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Nha Trang

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Đức Sĩ
2. TS. Lê Xuân Tài

Phản biện 1: TS. Nguyễn Long

Phản biện 2: TS. Nguyễn Duy Chỉnh

Phản biện 3: TS. Phan Trọng Huyến

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp trường họp tại Trường
Đại học Nha Trang vào hồi 14 giờ, ngày 12 tháng 10 năm 2018.



Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
Thư viện Trường Đại học Nha Trang

2


TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản tại đầm Nại, huyện Ninh
Hải, tỉnh Ninh Thuận.
Ngành:

Khai thác Thủy sản

Mã số:

9620304

Nghiên cứu sinh:

Nguyễn Trọng Lương

Khoá:

2012

Người hướng dẫn: 1. TS. Nguyễn Đức Sĩ
2. TS. Lê Xuân Tài
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nha Trang

Nội dung:
1. Luận án đã thu thập được bộ dữ liệu toàn diện, đầy đủ về hoạt động khai thác thuỷ
và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Trên cơ sở đó, đánh giá được thực trạng hoạt động khai thác
và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở đầm Nại. Trong đó, đã xảy ra tình trạng bất hợp lý về cường
lực và sản lượng khai thác; mùa vụ và kích thước đối tượng khai thác; tàu cá; loại ngư cụ,
kích thước mắt lưới và phương thức sử dụng.
2. Luận án đã sử dụng mô hình Schaefer để xác định cường lực và sản lượng bền vững
tối đa tại đầm Nại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cường lực và sản lượng khai thác tại đầm
Nại hiện nay vượt ngưỡng cường lực và sản lượng khai thác bền vững tối đa.
3. Luận án đã phân tích, đánh giá toàn diện hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi
thủy sản. Từ đó, xây dựng được 03 giải pháp nhằm khai thác hợp lý NLTS tại đầm Nại, như
sau: (1). Giải pháp sử dụng ngư cụ khai thác hợp lý NLTS; (2). Giải pháp sử dụng cường
lực khai thác hợp lý NLTS và (3). Giải pháp sử dụng thời gian và ngư trường khai thác hợp
lý tại đầm Nại. Đồng thời, luận án đã xây dựng được 03 mô hình thí điểm và bước đầu có
hiệu quả nhất định trong khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, gồm: (1). Mô hình ứng dụng
thiết bị lọc cá non cho nghề lưới đáy; (2). Mô hình chuyển đổi nghề cho các hộ hoạt động
nghề te và (3). Mô hình tổ chức hoạt động khai thác theo mùa vụ và ngư trường.
Nghiên cứu sinh

Người hướng dẫn

TS. Nguyễn Đức Sĩ

TS. Lê Xuân Tài

3

Nguyễn Trọng Lương



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đầm Nại tỉnh Ninh Thuận có diện tích tự nhiên khoảng 1.200ha, có cửa thông ra biển
với chiều dài khoảng 2km và rộng 140 ÷ 400m, được bao quanh bởi 4 xã và 01 thị trấn với
4.000 hộ và 30.000 nhân khẩu sống ven đầm, sinh kế phụ thuộc đáng kể vào nguồn lợi thủy
sản (NLTS) tự nhiên của đầm.
Hàng năm, đầm Nại cung cấp cho cộng đồng dân cư trong khu vực một khối lượng lớn
về NLTS, gần 300 tấn cá, tôm và trên 400 tấn sò huyết. Nghề khai thác thủy sản (KTTS) đã
đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tạo việc làm, thu nhập
cho người dân; góp phần xóa đói, giảm nghèo và ổn định đời sống cho nhân dân trong vùng.
Hoạt động KTTS tại đầm Nại gồm có 7 nghề với quy mô nhỏ (lưới rê 3 lớp, lờ dây,
lưới đáy, câu vàng, cào sò, khai thác hàu và te); phương tiện khai thác chủ yếu là thúng chai,
thuyền nhôm không lắp máy, chỉ có một số ít phương tiện lắp máy công suất dưới 20CV;
hoạt động khai thác quanh năm bằng các nghề có tính chọn lọc kém, kích thước mắt lưới tại
bộ phận giữ cá nhỏ và cấu trúc ngư cụ chưa phù hợp đã và đang tác động tiêu cực đến
NLTS.
Trong những năm gần đây, do nhu cầu thức ăn dùng cho các đối tượng nuôi ở các đìa
và lồng bè tăng cao, đã tạo động lực cho ngư dân khai thác tận thu, tận diệt nguồn lợi tôm
cá, khiến NLTS giảm nhanh, ảnh hưởng lớn đến sinh kế của cộng đồng ngư dân. Sản lượng,
năng suất khai thác và thu nhập của lao động liên tục giảm sút. Trong giai đoạn từ năm 2012
đến năm 2016, trung bình mỗi năm giảm 8,0% về sản lượng, giảm 9,8% về năng suất và
giảm 9,6% về thu nhập. Trước đây, nhiều loài cá kinh tế là đối tượng khai thác chính nhưng
hiện nay rất hiếm gặp; kích thước cá khai thác liên tục giảm sút và cá non chiếm tỷ trọng
cao trong cơ cấu sản phẩm đánh bắt.
Ngoài ra, do công tác quản lý nghề cá tại địa phương chưa thường xuyên, kém hiệu
quả; việc theo dõi, kiểm tra, kiểm soát và giám sát nghề cá tại đầm chưa triệt để, chưa có
giải pháp quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi bền vững, nên ngư dân tự do tiếp cận nguồn
lợi một cách ngang nhiên là điều không tránh khỏi.
Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động
khai thác và bảo vệ NLTS; đánh giá NLTS và phân bố đàn cá; đặc điểm môi trường và các

hệ sinh thái ở đầm Nại, đồng thời đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm khai thác hiệu quả, bảo
vệ và phát triển NLTS; bảo vệ môi trường và phục hồi các hệ sinh thái ở đầm Nại. Tuy
nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào sử dụng mô hình tính toán để đưa ra các chỉ số
tham chiếu nhằm đánh giá thực trạng hoạt động khai thác NLTS nên các giải pháp được đề
xuất chưa có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện thực tiễn tại đầm Nại. Chính vì vậy,
việc nghiên cứu giải pháp nhằm khai thác hợp lý, bảo vệ và phát triển NLTS tại đầm Nại là
rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay, góp phần ổn định việc làm và thu nhập cho cộng đồng
ngư dân các địa phương quanh đầm.
Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh thấy rằng việc lựa chọn đề tài luận án "Giải pháp
khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản tại đầm Nại, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận" là cần
thiết và cấp bách.
2. Mục tiêu của đề tài luận án
Mục tiêu tổng quát: Xây dựng giải pháp khai thác hợp lý, góp phần bảo vệ và phát
triển NLTS ở đầm Nại, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận.
Mục tiêu cụ thể:
- Cung cấp cơ sở dữ liệu về thực trạng hoạt động khai thác và bảo vệ NLTS ở đầm
Nại;

1


- Cung cấp cơ sở dữ liệu về đánh giá thực trạng hoạt động khai thác và bảo vệ NLTS ở
đầm Nại;
- Xây dựng giải pháp đảm bảo khai thác hợp lý NLTS ở đầm Nại.
3. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại đầm Nại.
4. Nội dung nghiên cứu: Đề tài luận án tập trung giải quyết các vấn đề chính như sau:
(1). Điều tra, khảo sát thực trạng hoạt động khai thác thủy sản tại đầm Nại;
(2). Điều tra, khảo sát thực trạng hoạt động bảo vệ NLTS tại đầm Nại;
(3). Đánh giá thực trạng hoạt động khai thác thủy sản tại đầm Nại;
(4). Đánh giá thực trạng hoạt động bảo vệ NLTS tại đầm Nại;

(5). Đề xuất giải pháp khai thác hợp lý NLTS tại đầm Nại.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian thực hiện: 2012 ÷ 2016.
- Không gian: Các địa phương hoạt động khai thác thủy sản, cộng đồng ngư dân các xã
xung quanh đầm Nại (xã Tri Hải, Phương Hải, Tân Hải, Hộ Hải và thị trấn Khánh Hải của
huyện Ninh Hải).
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án
6.1. Ý nghĩa khoa học
- Bổ sung nguồn dữ liệu về thực trạng hoạt động khai thác và bảo vệ NLTS tại đầm
Nại.
- Bổ sung khả năng ứng dụng phương pháp hiện đại để xác định sản lượng và cường
lực khai thác bền vững tối đa cho nghề cá đa loài và đa ngư cụ.
- Bổ sung khả năng ứng dụng thiết bị chọn lọc cho ngư cụ nhằm khai thác hợp lý
nguồn lợi thủy sản tại đầm Nại.
- Các giải pháp nhằm khai thác hợp lý NLTS tại đầm Nại.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp địa phương có cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch nghề KTTS, sắp xếp cơ cấu
nghề nghiệp, tổ chức quản lý hoạt động KTTS hợp lý tại đầm Nại.
- Khai thác hợp lý, bảo vệ và phát triển NLTS theo hướng bền vững nhằm cung cấp
nguồn thực phẩm và ổn định sinh kế cho cộng đồng cư dân ven đầm.
- Giúp địa phương có một số định hướng, phương án chuyển đổi nghề nhằm ổn định
việc làm và sinh kế cho ngư dân.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan đầm Nại
1.1.1. Điều kiện tự nhiên đầm Nại
Vị trí địa lý: Đầm Nại thuộc địa bàn huyện Ninh Hải có diện tích khoảng 1.200ha, nằm

ở khu vực từ vĩ độ 11016’ ÷ 11038’ Bắc và kinh độ 109009’ ÷ 109017’ Đông. Phía Bắc là xã
Tân Hải, phía Đông Bắc là của xã Phương Hải, phía Đông là của xã Tri Hải, phía Đông Nam
là lạch Ninh Chữ nối với vịnh Phan Rang, phía Nam là thị trấn Khánh Hải và phía Tây là xã
Hộ Hải.
Địa hình - địa mạo và chất đáy: Đầm Nại có địa hình bằng phẳng, hình đa giác đơn
giản, ít eo ngách. Hình dạng của đầm Nại giúp cho khả năng trao đổi nước và vận chuyển
nước đến mọi ngóc ngách, hạn chế hiện tượng tù đọng nước. Đầm Nại có chất đáy tương
đối thuần nhất, với 4 loại đặc trưng là cát, cát bùn, bùn cát và bùn.
Đặc điểm khí hậu: Nhiệt độ: Hàng năm, nhiệt độ không khí trung bình đạt 27,60C; cao
nhất vào tháng 9 đạt 380C, thấp nhất vào tháng 12 đạt 14,20C. Nhiệt độ nước trong đầm dao
động từ 22 ÷ 300C, trung bình 27 ÷ 280C.
Môi trường đầm Nại: Độ muối dao động trong khoảng 27 ÷ 32‰. Các giá trị thủy
hóa phù hợp với các thủy vực ven biển, pH trung tính hoặc hơi kiềm, độ tiêu hao oxy trong
đầm đạt khoảng 4,8 mgO2/L. Hàm lượng các muối dinh dưỡng NH4+ đạt 0,06 ÷ 0,9mg/L,
P2O5 đạt 0,02 ÷ 0,92mgP/L.
1.1.2. Nguồn lợi thủy sản tại đầm Nại
Kết quả nghiên cứu của Lưu Xuân Vĩnh và cộng sự (2008), đầm Nại có 82 loài cá, 62
giống, 47 họ, thuộc 13 bộ. Trong đó, bộ cá vược (Perciformes) đa dạng nhất với 21 họ và 40
loài; bộ cá đối (Mugiliformes) 4 họ và 5 loài; bộ cá trích (Clupeiformes) có 4 họ và 9 loài;
bộ cá chình (Angilliformes) và bộ cá bò có 3 họ; còn lại các bộ khác có số họ ít như bộ cá
nhái, bộ cá mối, bộ cá bơn, bộ cá mù làn, v.v. Nghiên cứu cũng đã xác định được 26 loài
giáp xác, thuộc 2 bộ, 8 họ và 16 giống. Nghiên cứu đã sử dụng công thức của Hensen nhằm
xác định sản lượng cá và giáp xác tại đầm Nại. Kết quả nghiên cứu đã xác định sản lượng cá
và giáp xác khai thác vào năm 2006 là 120,5 ± 61,8 tấn, trung bình đạt 179,3 kg/ha.
Nguồn lợi sò huyết đã được Nguyễn Khắc Lâm và cộng sự (2002) nghiên cứu. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, thời kỳ trước năm 1996 sản lượng sò huyết khai thác khoảng 200 ÷
300 tấn/năm, năm 1997 đã khai thác được khoảng 400 tấn và năm 1998 là 600 tấn. Sản
lượng cho phép khai thác hàng năm từ 400 ÷ 450 tấn.
Đặng Đỗ Hùng Việt và cộng sự đã đánh giá về sự biến động phân bố mật độ trứng và
cá bột tại đầm Nại. Kết quả thu được như sau: Mùa khô thu được 971 trứng cá và 111 cá

bột; mùa chuyển tiếp có 3.393 trứng cá và 1.049 cá bột; mùa mưa có 1.267 trứng cá và 684
cá bột. Kết quả nghiên cứu có thể khẳng định mùa sinh sản các loài thủy sản tại đầm Nại tập
trung vào mùa chuyển tiếp, từ mùa khô sang mùa mưa.
1.1.3. Một số nguồn lợi và hệ sinh thái đặc trưng trong đầm Nại
Thực vật nổi: Thực vật nổi tại đầm Nại đã xác định được 125 loài, trong đó tảo Silic
chiếm ưu thế tới 70,4% tổng số loài. Mật độ trung bình thực vật nổi là 166.500 tb/L.
Động vật nổi:
Đã xác định động vật nổi có 56 loài thuộc các nhóm chân mái chèo (Copepoda), râu
ngành (Cladocera), trùng bánh xe (Rotatoria) và một số thuộc các nhóm có bao đầu
(Oikopleura), giáp xác (Mollusca), vỏ bao (Ostracoda), giun nhiều tơ (Popychaeta), sứa
lược (Hydrome-dusase), …
Động vật đáy đã xác định được 81 loài, trong đó động vật thân mềm có 58 loài, giáp
xác có 18 loài và giun nhiều tơ có 5 loài. Đến năm 1998, mật độ động vật nổi tại đầm Nại
lại có sự biến động, khoảng 4.233 ÷ 114.886 cá thể/m3, trung bình là 32.871 cá thể/m3.

3


Rong biển: Nguồn lợi rong biển ở đầm Nại có số lượng loài không nhiều, với 36 loài.
Cỏ biển: Đầm Nại có 5 loài cỏ biển thuộc 4 chi khác nhau như Halodule pinifolia,
Halophila ovalis, Halophila major, Enhalus acoroides và Zuppia maritima.
Rừng ngập mặn: Kết quả nghiên cứu của Bùi Lai và Đỗ Kim Tâm cho thấy, trước
năm 1980, diện tích rừng ngập mặn ở đầm Nại khoảng 300 ha, nay còn lại 2,9 ha mọc rải
rác ở một số nơi. Rừng ngập mặn ở đầm Nại rất đa dạng gồm các loài đước đôi (Rhizophora
apiculata), đước vòi (R. stylosa), đưng (R. mucronata), sú đỏ (Aegiceras corniculatum), dà
vôi (Ceriops tagal), mắm biển, mắm trắng và mắm quăn.
1.2. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu giải pháp sử dụng cường lực khai thác hợp lý NLTS
Nghiên cứu xây dựng lý thuyết tính toán

Những năm 60 của thế kỷ XIX, K.M Ber và N.Ia. Danhilevski đã phân tích nghề cá
của Liên Xô và đưa ra quan điểm toàn diện về nghề KTTS. Theo đó, quan điểm về khai thác
hợp lý NLTS có thể chia thành 2 hướng là xây dựng lý thuyết tiềm năng NLTS và lý thuyết
khai thác NLTS.
Năm 1989, Per Sparre và Siebren C. Venema đã tổng hợp và xây dựng tài liệu "Đánh
giá trữ lượng đàn cá nhiệt đới" phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh
vực nghề cá. Trong đó, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu một số mô hình toán học
để áp dụng trong công tác quản lý khai thác và bảo vệ NLTS. Các mô hình này là sự kết hợp
giữa kỹ thuật, sinh học và kinh tế. Điển hình là động vật quần thể của Beverton, Holt,
Gordon, Schaefer và Fox.
Sử dụng Mô hình Schaefer và Fox để xác định sản lượng bền vững tối đa và cường lực
khai thác bền vững tối đa khi có các số liệu đầu vào là năng suất, tổng sản lượng và cường
lực đánh bắt theo chuỗi thời gian nhiều năm liên tục. Độ tin cậy của kết quả tính toán càng
cao khi số liệu đầu vào được thu thập theo chuỗi thời gian nhiều năm.
Nghiên cứu áp dụng lý thuyết tính toán để xác định MSY, fMSY và giải pháp khai thác hợp
lý NLTS
* Nghiên cứu xác định MSY và fMSY
- Năm 1979, Dwiponggo đã công bố công trình “Tổng quan nguồn lợi cá đáy và nghề
cá ở vùng biển Java”.
- Năm 2007, Em Puthy đã công bố công trình nghiên cứu "Quản lý tiềm năng nguồn
lợi hải sản nghề khai thác cá Thu ở Campuchia".
- Năm 2010, Chin - Cheng Wu và các cộng sự công bố công trình “Ước lượng sản
lượng bền vững tối đa cho tôm Lân (Sergia lucens) ở vùng biển phía Tây Nam Đài Loan”
của nghề lưới kéo tôm.
- Năm 2006, tác giả Franz và Bernard đã công bố công trình "Sử dụng mô hình sản
xuất thặng dư đa loài để ước lượng sản lượng bền vững tối đa mức độ hệ sinh thái".
* Nghiên cứu giải pháp điều chỉnh cường lực khai thác
- Năm 2008, Huiguo và Yunjun đã công bố công trình “Quản lý cường lực khai thác ở
Trung Quốc: Xét về khía cạnh lý thuyết và thực tiễn”.
- Sau Trung Quốc, khối liên minh Châu Âu cũng đã nỗ lực rất lớn trong việc cắt giảm

đội tàu dư thừa. Số lượng tàu cá của liên minh Châu Âu bị cắt giảm từ 96.000 chiếc (năm
2000) xuống còn 88.701 chiếc (năm 2003), trung bình 2%/năm. Trong đó có 13% là tàu lưới
kéo, 6% lưới rùng, 3% lưới rê, 16% câu vàng.
- Cùng mục tiêu quản lý và cắt giảm tàu thuyền nhằm duy trì, phát triển ngành KTTS
theo hướng bền vững, nhiều quốc gia đã thiết lập và thực thi chính sách mua lại tàu dư thừa.
Điển hình là Canada, Australia, New Zealand, Anh, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Thái

4


Lan và cộng đồng Châu Âu. Các quốc gia này đã chi một lượng tiền lớn để mua lại tàu cũ
và tàu hoạt động ven bờ của ngư dân nhằm hạn chế mức quá tải cường lực khai thác.
Nghiên cứu giải pháp sử dụng ngư cụ hợp lý khai thác NLTS
Để đảm bảo NLTS phát triển ổn định, ngoài phương thức điều chỉnh cường lực khai
thác thì sự chọn lọc ngư cụ theo kích thước mắt lưới cũng được các nhà khoa học và nhà
quản lý thủy sản quan tâm. Khi sử dụng kích thước mắt lưới lớn hơn, mức tử vong do khai
thác đối với cá nhỏ, cá con sẽ giảm xuống và cuối cùng là sản lượng thu được gồm các
nhóm cá già hơn, lớn hơn và có giá trị hơn sẽ tăng lên.
Năm 1989, trong tài liệu "Đánh giá trữ lượng đàn cá nhiệt đới" của Per Sparre và
Siebren C. Venema đã đề cập đến vấn đề nghiên cứu khả năng chọn lọc của ngư cụ nhằm
bảo vệ cá non và sau đó đã được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Năm 2014, Ambrose và Isangedighi đã nghiên cứu cải tiến ngư cụ nhằm giảm tỷ lệ cá
tạp và cá con cho nghề lưới đáy đánh bắt tôm ở vùng biển ven bờ Nigerian thuộc Đại Tây
Dương.
Năm 2015, Chao và cộng sự đã nghiên cứu tính chọn lọc theo hình dạng và kích thước
mắt lưới khác nhau tại đụt lưới đáy. Nghiên cứu đã thực hiện thử nghiệm vào mùa xuân năm
2014 tại vùng ven đảo Zhaitang (thuộc Thanh Đảo, Sơn Đông, Trung Hoa).
1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu giải pháp sử dụng cường lực khai thác hợp lý NLTS
Nghiên cứu xây dựng nội dung khai thác hợp lý NLTS

Năm 2016, Phan Trọng Huyến và cộng sự đã nghiên cứu xây dựng nội dung khai thác
hợp lý NLTS cho vùng biển ven bờ Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vấn đề khai
thác hợp lý NLTS được chia thành 2 nhóm nội dung, gồm: Khai thác hợp lý về sản lượng
NLTS và sử dụng cường lực hợp lý.
Nghiên cứu áp dụng lý thuyết tính toán để xác định MSY, fMSY và giải pháp khai thác hợp
lý NLTS
Năm 2010, Thái Ngọc Chiến đã thực hiện đề tài "Nghiên cứu đề xuất các giải pháp
phát triển bền vững nghề khai thác hải sản ven bờ Việt Nam".
Năm 2013, Trần Văn Vinh đã công bố công trình “Xây dựng các giải pháp bảo vệ và
phát triển nguồn lợi thủy sản tại đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định”.
Năm 2017, Vũ Kế Nghiệp đã công bố công trình “Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo
vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại Vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hoà”.
Nghiên cứu giải pháp sử dụng ngư cụ hợp lý khai thác NLTS
Ở Việt Nam, nghiên cứu về tính chọn lọc của lưới đáy lần đầu tiên được thực hiện bởi
tác giả Võ Giang (2015) thông qua đề tài “Nghiên cứu tính chọn lọc của nghề lưới đáy khai
thác tại cửa biển Thuận An, tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất giải pháp quản lý”.
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp khai thác hợp lý NLTS tại đầm Nại
Nghiên cứu đánh giá NLTS và giải pháp bảo vệ
Nghiên cứu của Nguyễn Khắc Lâm và cộng sự đã đưa ra các giải pháp khai thác hợp
lý và bảo vệ nguồn lợi sò huyết tại đầm Nại như ngăn cấm hoặc hạn chế khai thác sò thương
phẩm vào mùa sinh sản (từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm); quy hoạch phân vùng bảo vệ sò
huyết tại 2 khu vực có sò phân bố với mật độ cao là Hộ Diêm và Gò Đền – Phương Cựu,
không cho ngư dân khoanh vùng làm hồ nuôi tôm; thực hiện nghiêm về việc cấm sử dụng
kích điện trong KTTS; thả bổ sung nguồn lợi sò huyết vào đầm và chuyển dịch một số hộ
khai thác sò sang nuôi sò theo cơ chế giao quyền quản lý mặt nước trong từng giai đoạn.
Nghiên cứu của Lưu Xuân Vĩnh và cộng sự đã đề ra một số giải pháp nhằm duy trì,
bảo vệ và phát triển NLTS tại đầm Nại như: Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao
nhận thức của cộng đồng nhằm thực hiện khai thác phải đi đôi với bảo vệ NLTS, hạn chế

5



việc xả thải ra thủy vực; áp dụng các biện pháp bảo vệ, phát triển NLTS và bảo vệ môi
trường sống của các loài thủy sản như xử lý nghiêm các nghề KTTS mang tính hủy diệt
(chất độc và xung điện), hạn chế khai thác; thay đổi mùa vụ khai thác hợp lý, tránh khai thác
vào mùa sinh sản; quy định khu vực khai thác, kích cỡ đối tượng và mùa vụ khai thác; tái
tạo NLTS bằng cách thả nguồn giống của một số đối tượng vào thủy vực.
Nghiên cứu của Kiều Minh Khuê đã đề xuất được 06 nhóm giải pháp phục hồi NLTS
tại đầm Nại như: Hạn chế gia tăng dân số; tạo công ăn việc làm thay thế nghề KTTS; cải
thiện môi trường từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản, thu gom, xử lý rác thải từ sản xuất và
dân sinh; nghiêm cấm sử dụng các nghề, phương thức khai thác mang tính hủy diệt; thả bổ
sung NLTS vào đầm; tuyên truyền người dân bảo vệ NLTS trong đầm; nghiên cứu, xác định
mùa vụ sinh sản của các loài thủy sản, từ đó hạn chế khai thác vào mùa vụ sinh đẻ; khôi
phục rừng ngập mặn.
Nghiên cứu hoạt động khai thác và đề xuất giải pháp bảo vệ NLTS
Nghiên cứu của Lưu Xuân Vĩnh và cộng sự đã mô tả chi tiết về hoạt động khai thác
NLTS tại đầm Nại. Theo đó, tàu khai thác ở đầm Nại chủ yếu là thúng chai, sỏng tôn,
thuyền gỗ và các tàu này không lắp máy. Ngư cụ khai thác chủ yếu có 5 nghề bao gồm: lưới
rê, lưới đáy, câu, lờ dây và cào sò (bao gồm cả hàu). Sản phẩm khai thác được ở đầm Nại
chủ yếu có kích thước và trọng lượng nhỏ, hầu hết vi phạm quy định của Nhà nước.
Nghiên cứu của Kiều Minh Khuê đã xác định được năng suất khai thác theo một số
nhóm đối tượng có giá trị kinh tế tại đầm Nại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất khai
thác vào mùa chính cao hơn mùa phụ. Tác giả mới đánh giá được năng suất khai thác theo
nhóm đối tượng như cá, tôm, ghẹ, v.v mà chưa phân thành các loài đặc hữu.
1.3. Đánh giá chung các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.3.1. Về phương pháp nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tổng hợp, phân tích và đánh giá dữ liệu đã được
công bố từ các báo cáo, công trình nghiên cứu, cũng như số liệu của các cơ quan quản lý

nghề cá.
- Phương pháp phi thực nghiệm: Tổ chức điều tra, phỏng vấn hộ gia đình tham gia
khai thác theo phiếu đã được thiết kế, phân tích đánh giá dựa vào các chỉ số, mô hình nhằm
kiểm nghiệm các giả thuyết, luận điểm nghiên cứu trong thực tiễn.
- Phương pháp chuyên gia, phỏng vấn hồi cố và điều tra nhanh nông thôn có sự tham
gia của cộng đồng: Phân tích, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, biến động nguồn lợi, v.v
làm cơ sở đề xuất các giải pháp khai thác, xây dựng mô hình quản lý phù hợp.
- Kết hợp phương pháp nghiên cứu tài liệu và phi thực nghiệm: Xây dựng các luận
điểm và tìm ra các luận cứ có tính xác thực đã được công nhận, kiểm chứng và chứng minh
các giả thuyết khoa học đã đưa ra.
- Sử dụng phương pháp toán thống kê và mô hình tính toán: Xác định các chỉ số
nghiên cứu, ước lượng các tham số và giá trị phục vụ đánh giá, nội suy xu thế nghề cá.
- Các phương pháp thực nghiệm: Thu thập thông tin, dữ liệu phục vụ phân tích, đánh
giá và kiểm định các giả thuyết.
1.3.2. Về nội dung và kết quả nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã tập trung giải quyết các vấn đề cơ
bản như sau:
- Nghiên cứu xây dựng lý thuyết khai thác hợp lý NLTS và phương pháp tính toán
nhằm xác định các chỉ số hoạt động đánh bắt thủy sản (như MSY, fMSY, L50, SR và SF)
làm cơ sở điều chỉnh, quản lý và tổ chức hoạt động KTTS.

6


- Nghiên cứu xác định cường lực và sản lượng đánh bắt bền vững làm cơ sở đề xuất
giải pháp quản lý hoạt động KTTS, điều chỉnh cường lực và cơ cấu nghề, chuyển đổi nghề
nghiệp, phân vùng khai thác nhằm khai thác hợp lý NLTS.
- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng khai thác, bảo vệ NLTS, các hoạt động tác động
tiêu cực đến môi trường và NLTS và đặc điểm kinh tế - xã hội làm cơ sở đề xuất giải pháp
phục hồi môi sinh và NLTS, xây dựng mô hình quản lý và mô hình chuyển đổi nghề thí

điểm phù hợp.
- Nghiên cứu xác định khả năng chọn lọc của ngư cụ và thiết bị lọc cá non làm cơ sở
đề xuất giải pháp sử dụng ngư cụ hợp lý khai thác NLTS.
1.3.3. Những kế thừa cho đề tài luận án
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài luận án, nghiên cứu sinh sẽ kế thừa các phương pháp nghiên cứu
cơ bản sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu để tổng hợp, phân tích đánh giá số liệu đã được
công bố từ các báo cáo, công trình nghiên cứu trước đó, và số liệu của các cơ quan quản lý
nghề cá và các nguồn tài liệu thứ cấp.
- Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm tại cộng đồng xã hội, điều tra phỏng vấn
theo phiếu điều tra mẫu, tổ chức thực hiện mô hình, kiểm nghiệm các giả thuyết, luận điểm
nghiên cứu trong thực tiễn.
- Phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn hồi cố, phương pháp điều tra
nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng để phân tích, đánh giá về điều kiện tự nhiên
- kinh tế xã hội, nguồn lợi thủy sản, chất lượng môi trường để làm cơ sở xây dựng giải pháp
quản lý phù hợp.
- Phương pháp thực nghiệm: sử dụng tấm lọc bằng mắt lưới hình vuông lắp đặt trên
tấm lưng của lưới đáy để thử nghiệm khả năng chọn lọc của thiết bị ứng với hình dạng và
kích thước mắt lưới khác nhau.
- Phương pháp tính toán và xử lý số liệu: sử dụng mô hình toán để xác định các tham
số chọn lọc và xây dựng đường cong lựa chọn theo phương pháp của Sparre và Wileman.
- Phương pháp xây dựng mô hình thí điểm: Từ kết quả thử nghiệm thiết bị lọc cá, tôm
non và chưa trưởng thành của nghề lưới đáy, đề tài sẽ lựa chọn và triển khai xây dựng mô
hình thí điểm, đánh giá kết quả đạt được làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp sử
dụng ngư cụ hợp lý khai thác NLTS và nhân rộng mô hình vào thực tiễn sản xuất.
Về kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ kế thừa một số kết quả của các công trình có liên quan đến môi trường,
NLTS ở đầm Nại như: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, môi trường và NLTS. Những kết quả
trên là những tài liệu tham khảo để làm căn cứ, luận cứ cho việc xây dựng các giải pháp

khai thác hợp lý NLTS tại đầm Nại.
Để thực hiện đề tài luận án, nghiên cứu sinh sẽ tiếp thu có chọn lọc kết quả của các
công trình nghiên cứu có liên quan đã phân tích ở trên và tập trung làm rõ một số nội dung
sau đây:
(1). Điều tra, khảo sát thực trạng hoạt động khai thác thủy sản tại đầm Nại;
(2). Điều tra, khảo sát thực trạng hoạt động bảo vệ NLTS tại đầm Nại;
(3). Đánh giá thực trạng hoạt động khai thác thủy sản tại đầm Nại;
(4). Đánh giá thực trạng hoạt động bảo vệ NLTS tại đầm Nại;
(5). Đề xuất giải pháp khai thác hợp lý NLTS tại đầm Nại.

7


CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để tổng hợp, phân tích đánh giá số liệu đã
được công bố từ các báo cáo, công trình nghiên cứu, số liệu của các cơ quan quản lý nghề cá
và các nguồn tài liệu thứ cấp.
Các tài liệu, số liệu được chọn lọc và sử dụng từ các công trình đã công bố gần thời
gian nghiên cứu.
2.2. Thu thập số liệu phi thực nghiệm
2.2.1. Phạm vi khảo sát số liệu
- Đối tượng điều tra, khảo sát thu thập số liệu: tất cả các loại nghề KTTS tại đầm Nại ở
4 địa phương xung quanh đầm, gồm: xã Tri Hải, Phương Hải, Tân Hải, Hộ Hải và thị trấn
Khánh Hải.
- Thời gian thu thập số liệu từ năm 2012 ÷ 2016.
2.2.2. Thu thập số liệu về số hộ tham gia KTTS tại đầm Nại và xác định cỡ mẫu điều tra
- Nghề KTTS tại đầm Nại không được cơ quan quản lý và chính quyền địa phương
thống kê đầy đủ về loại nghề và số hộ theo từng địa phương.
- Chọn mẫu điều tra được thực hiện dựa vào phương pháp phân nhóm theo hướng dẫn

của Bộ Thủy sản và FAO.
- Số lượng mẫu điều tra (n) trong tổng số hộ ngư dân tham gia KTTS tại đầm Nại (N)
được xác định theo công thức tính của Yamane (1967).
n

N
1  N * e2

(2-1)

Trong đó: n: Số lượng mẫu (số hộ) cần điều tra của các loại nghề KTTS tại đầm Nại;
N: Tổng số hộ KTTS tại đầm Nại; e: Mức độ sai số cho phép.
2.2.3. Thu thập số liệu về thực trạng hoạt động khai thác thủy sản
Tàu thuyền: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các trưởng thôn và tổ trưởng
tổ dân phố để thu thập số lượng và phân bố tàu cá tại các cụm dân cư.
Thu thập số liệu về ngư cụ hoạt động tại đầm Nại: Điều tra và khảo sát trực tiếp các
loại ngư cụ tại đầm Nại; Xây dựng bảng thông số kỹ thuật của từng lọa ngư cụ.
Lao động: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp những người hoạt động KTTS
tại đầm Nại
Sản lượng thủy sản khai thác: Chọn mẫu điều tra được thực hiện dựa vào phương
pháp phân nhóm theo hướng dẫn của Bộ Thủy sản và FAO.
Thành phần sản phẩm chính: Trực tiếp lên tàu cá của ngư dân để khảo sát sản phẩm
khai thác của các nghề lưới rê 3 lớp, lưới đáy, lờ dây, câu vàng và te theo mẫu phiếu.
Kích thước đối tượng khai thác chính:
- Từ số liệu thu được ở các mẫu khảo sát, nhóm nghiên cứu lấy mẫu cá thể của các
loài, nhóm thủy sản để đo kích thước của các sản phẩm khai thác chính.
- Việc xác định kích thước được thực hiện theo hướng dẫn của Per Sparre và của Bộ
NN&PTNT.
- Số liệu sau khi đo được nhập vào phần mềm Microsoft Excel 2003 và xử lý bằng
công cụ thống kê mô tả nhằm xác định các giá trị chiều dài của từng đối tượng hoặc nhóm

sản phẩm.
- Giá trị kích thước của từng đối tượng hoặc nhóm sản phẩm được so sánh đối chiếu
với quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý chiều dài tối thiểu các loài thủy sản được
phép đánh bắt.
2.2.4. Thu thập số liệu về thực trạng hoạt động bảo vệ NLTS
- Đi khảo sát thực tế trên đầm với ngư dân và kết hợp với phương pháp phỏng vấn hồi

8


cố để nắm được tình hình thực tế về công tác bảo vệ NLTS của lực lượng thanh tra thuỷ sản
và những vi phạm các quy định về công tác bảo vệ NLTS của người dân KTTS trên đầm.
- Sử dụng nhóm điều tra để phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn gia đình, phỏng vấn nhóm
ngư dân theo phương pháp phỏng vấn hồi cố và phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có
sự tham gia của người dân (PRA) để nắm được thông tin về công tác bảo vệ NLTS.
2.2.5. Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm thiết bị chọn lọc cho ngư cụ
Mô hình tính toán
Hầu hết các loài cá đều thể hiện mối quan hệ tuyến tính giữa chiều dài với chu vi thân
cá và nó có sự khác nhau khi mùa vụ, vùng biển đánh bắt không giống nhau. Việc lựa chọn
và ứng dụng mô hình toán có thể mô tả khả năng cá đi vào đụt lưới và bị giữ lại khi đạt một
chiều dài nào đó. Đó là mô hình toán thể hiện số lượng cá đi vào và bị giữ lại trong đụt lưới
so với tổng số cá thể vào đụt lưới ở nhóm chiều dài xác định được biểu diễn theo phương
trình logarit (2-3).
r ( L) 

exp( a  b  L)
1  exp(a  b  L)

(2-3)


Trong đó: L: là phân lớp chiều dài đối tượng nghiên cứu; a và b: là các hằng số, được
xác định thông qua số liệu thực nghiệm và r(L): là tỷ lệ chọn lọc.
Tỷ lệ chọn lọc r(L) là tỷ số giữa số lượng cá ứng với chiều dài L có trong đụt lưới so
với tổng số lượng cá theo chiều dài L bị giữ lại ở đụt trong và đụt ngoài được thể hiện theo
công thức (2-4).
r ( L) 

N
 (N

DN

DT

(2-4)

 N DT )

Trong đó: NDT là số lượng cá thể cá ở đụt trong; NDN là số lượng cá thể cá ở đụt ngoài.
Từ phương trình (2-3) triển khai các thuật toán sẽ có phương trình (2-5).
a  b  L  ln(

r ( L)
)
1  r ( L)

(2-5)

Phương trình (2-5) biểu diễn một đường thẳng hay là mô hình hồi quy tuyến tính với a
là hệ số chặn và b là hệ số góc. Số lượng cá bị giữ lại trong đụt sẽ tăng khi chiều dài cá tăng

lên vì thế b sẽ > 0 và tỷ lệ cá bị giữ lại trong đụt khi chiều dài L = 0 sẽ là 0%.
Cá có chiều dài (L) khi vào lưới chắc chắn có xác suất nào đó bị giữ lại trong đụt. Xác
suất lưu giữ lại r(L) trong đụt lưới của một con cá có chiều dài L là từ 0 (xác suất giữ 0%)
đến 1 (xác suất giữ 100%). Hai thông số quan trọng của quá trình chọn lọc của ngư cụ là
L50% (chiều dài của cá với xác suất 50% bị giữ lại) và khoảng chọn lọc (SR) đó là sự khác
biệt giữa L75% (chiều dài của cá với xác suất 75% bị giữ lại) và L25% (chiều dài của cá với
xác suất 25% bị giữ lại). Mối quan hệ giữa L50% và kích thước mắt lưới sử dụng được gọi
là hệ số chọn lọc (SF).
Xác định các tham số chọn lọc
Chiều dài cá với xác suất 50% (L50) bị giữ lại trong đụt được tính theo phương trình
(2-8) như sau:
a  b * L50  ln(

0,5
a
)  ln 1  0 suy ra L50  
1  0,5
b

(2-8)

L cá với xác suất 25% (L25) và 75% (L75) giữ lại trong đụt, tính theo biểu thức (2-9)
và (2-10).
0,25
1
a  b * L25  ln(
)  ln( ) suy ra L 25 
1  0,25
3


9

1
ln( )  a
3
b

(2-9)


a  b * L75  ln(

0,75
ln(3)  a
)  ln( 3) suy ra L75 
1  0,75
b

(2-10)

Khoảng độ dài từ L25 ÷ L75 đối xứng qua L50 được gọi là khoảng chọn lọc (SR). Còn
L50 là chiều dài cá thể cá mà tại đó có tỷ lệ thoát ra ngoài ở mức 50%. SR được xác định
theo công thức (2-11).
1
ln( )  a
ln(3)  a
2 * ln(3)
3
SR = L75 – L25 =



b
b
b

(2-11)

Từ giá trị L50 sẽ tính được hệ số chọn lọc theo kích thước mắt lưới cho thiết bị theo
công thức (2-12).
SF 

L50
L
 KTML  50
KTML
SF

(2-12)

Trong đó: SF: là hệ số lựa chọn kích thước mắt lưới; KTML là kích thước mắt lưới của
thiết bị (hình thoi là 2a và hình vuông là a).
Khi đã có hệ số SF sẽ xác định được kích thước mắt lưới có thể cho cá thoát ở mức
50% theo chiều dài (L) tối thiểu mà cá phát dục hoặc chiều dài tối thiểu được phép đánh bắt.
2.3. Phương pháp tính toán
2.3.1. Xác định sản lượng (MSY) và cường lực khai thác BVTĐ (fMSY)
Mô hình ước lượng MSY và fMSY của Schaefer
Để xác định sản lượng khai thác BVTĐ, cần có các số liệu đầu vào, gồm: cường lực và
sản lượng khai thác của nhiều năm như sau:
- fi: Cường lực khai thác của năm thứ i (với i = 1, 2, 3, …, n).
- Yi: Sản lượng khai thác của năm thứ i (với i = 1, 2, 3, …, n).

- Năng suất khai thác (Y/f) được xác định theo công thức (2-13) như sau:
CPUE 

Y Yi

f
fi

(2-13)

Trong đó, Y là sản lượng khai thác; f là cường lực khai thác.
Năng suất khai thác (Y/f) là một hàm của cường lực (f) dạng phương trình tuyến tính
do Schafer đề xuất năm 1954, được gọi là “Mô hình Schaefer” như sau:
Yi/fi = b x fi + a nếu f(i) ≤ -a/b
(2-14)
Độ dốc b có thể có giá trị âm nếu năng suất (Yi/fi) giảm khi cường lực khai thác (fi)
tăng. Khoảng chắn a trên trục tọa độ có giá trị dương. Yi/fi = 0 khi fi = -a/b.
Yi/fi ≥ 0, giả sử Yi = 0 thì fi = -a/b, nên mô hình Schaefer chỉ áp dụng khi f ≤ -a/b.
Các giá trị ước lượng cường lực khai thác BVTĐ (fMSY) và sản lượng khai thác BVTĐ
(MSY) được xác định theo các công thức sau:
f MSY 

a
a
 0,5
2b
b

(2-15)


MSY 

 a2
a2
 0,25
4b
b

(2-16)

Trong đó, fMSY: Cường lực khai thác BVTĐ; MSY là sản lượng BVTĐ (tấn).
Phương pháp tính cường lực khai thác
- Cường lực khai thác được xác định bằng công thức (2-17).
E = F x A x BAC
(2-17)
Trong đó, E: Cường lực khai thác của nghề nghiên cứu; F: Số lượng ngư cụ tiềm năng
tham gia khai thác; A: Số ngày tiềm năng các nghề có thể đánh bắt trong một tháng (ngày)
và BAC: Hệ số hoạt của nghề.
- Số ngày tiềm năng A được xác định theo công thức (2-18).
A = Ai - A0i
(2-18)
Trong đó, Ai: Số ngày dương lịch trong tháng thứ i; A0i: Số ngày tất cả các tàu không

10


đi biển trong tháng thứ i. A0i phụ thuộc vào đặc trưng của từng nghề và điều kiện thời tiết
trong tháng. Như vậy, A0i được tính theo công thức (2-19).
A0i = B + C
(2-19)

Trong đó, B: Số ngày nghỉ trăng hoặc nghỉ theo chu kỳ thủy triều, được xác định theo
thực tế hoạt động khai thác của từng nghề (ngày); C: Số ngày nghỉ (do thời tiế, nghỉ lễ, tết).
- Hệ số hoạt động của nghề (BAC): Là xác suất để một tàu cá nào đó có thể đi biển
vào một ngày bất kỳ trong tháng. Hệ số BAC được tính theo công thức (2-20).
BAC 

(a1  a2  ...  ai )
( N1  N 2  ...  N i )

(2-20)

Trong đó, ai: Số tàu thu mẫu hoạt động vào ngày i (tàu) và Ni: Số tàu thu mẫu được
chọn điều tra vào ngày i (tàu).
2.3.2. Phương pháp xác định sản lượng thủy sản khai thác
Năng suất khai thác trung bình của mỗi nghề
- Năng suất khai thác trung bình của mỗi nghề được tính theo công thức (2-21).
CPUE 

1 n
 CPUE i
n i 1

(2-21)

Trong đó, CPUE : Năng suất khai thác trung bình của nghề cần tính. n: Số mẫu thu
thập được; CPUEi: Năng suất khai thác của mẫu thứ i.
- CPUE được tính riêng cho từng nghề theo đơn vị cường lực khai thác như sau:
+ Nghề lưới rê: kg/1.000 mét lưới (tính theo chiều dài dây giềng phao);
+ Nghề câu vàng: kg/1.000 lưỡi câu;
+ Nghề lờ dây: kg/1.000 dây lờ;

+ Nghề lưới đáy: kg/miệng đáy;
+ Nghề te: kg/miệng te;
+ Nghề cào sò và khai thác hàu: kg/người.
Sản lượng khai thác của mỗi nghề
Sản lượng đánh bắt của mỗi nghề được tính theo công thức (2-22).
Ci  CPUE i x Ai x Fi x BACi
(2-22)
Trong đó, Ci: Sản lượng khai thác của nghề i (tấn); CPUE i : Năng suất trung bình của
nghề i; Ai: Số ngày trung bình mà tàu hoặc lao động hoạt động của nghề i (ngày); Fi: Số ngư
cụ hoạt động của nghề i.
Tổng sản lượng thủy sản khai thác tại đầm Nại
Tổng sản lượng KTTS tại đầm Nại được xác định theo công thức (2-23).
n

C   Ci

(2-23)

i 1

Trong đó, C: Tổng sản lượng thủy sản khai thác (tấn); Ci: Sản lượng khai thác của
nghề i (tấn); n: Số nghề tham gia KTTS tại đầm Nại.

11


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng hoạt động khai thác thủy sản tại đầm Nại
3.1.1. Cường lực khai thác, cơ cấu nghề và tàu thuyền
Cường lực và cơ cấu nghề khai thác

Cường lực khai thác theo hộ gia đình: Trong cả giai đoạn 2012 ÷ 2016, tổng số hộ KTTS
ở đầm Nại có khuynh hướng giảm dần, từ 1.007 (2012) còn lại 933 (2016).
Cơ cấu nghề khai thác:
- Đầm Nại có 7 loại nghề hoạt động KTTS. Trong đó, nghề lưới rê có số lượng hộ
tham gia đông nhất, tiếp đến là nghề cào sò và ít nhất là nghề lưới đáy.
- Ngoại trừ nghề lưới đáy và câu vàng các nghề khai thác khác gồm lưới rê, lờ dây, cào
sò, te và khai thác hàu đều có khuynh hướng giảm mạnh.
Cơ cấu tàu thuyền
- Đầm Nại có nhiều hộ tham gia KTTS nhưng do diện tích đầm nhỏ nên quy mô nghề
cũng nhỏ. Ngư dân sử dụng tàu thuyền cho các nghề gồm: lưới rê, lưới đáy, câu vàng và lờ
dây; các nghề còn lại gồm: cào sò, te và khai thác hàu không sử dụng tàu cá.
- Số lượng phương tiện hoạt động khai thác giảm dần, từ 462 chiếc (2012) xuống còn
433 chiếc (2016). Tàu thuyền tập trung nhiều nhất ở xã Tri Hải (125 chiếc), tiếp đến là Hộ
Hải (99 chiếc), Phương Hải và thị trấn Khánh Hải có số lượng tương đương nhau. Đầm Nại
có 443 tàu cá sử dụng cho các nghề như: lưới rê, lưới đáy, câu vàng và lờ dây. Trong đó,
nghề lưới rê chiếm ưu thế, 367 chiếc; tiếp đến là nghề lờ dây, 54 chiếc; ít nhất là nghề lưới
đáy, 7 chiếc.
Đặc điểm tàu thuyền và trang thiết bị
- Tàu cá tại đầm Nại chủ yếu không gắn máy với 427 chiếc, chiếm 96,4% và tàu gắn
máy chỉ có 16 chiếc, chiếm 3,6%. Tàu cá vỏ nhôm chiếm ưu thế với 400 chiếc, chiếm
90,3%; tiếp đến là tàu vỏ gỗ với 15 chiếc, chiếm 3,4% và số còn lại là thuyền thúng được
làm từ tre với 28 chiếc, chiếm 6,3%.
- Tàu vỏ nhôm: Chiều dài từ 4,0 ÷ 6,0m, trung bình là 4,9m; chiều rộng 0,85 ÷ 1,25m,
trung bình là 1,04m. Tàu vỏ nhôm chở được 2 lao động trong quá trình hoạt động khai thác.
- Tàu vỏ gỗ: Chiều dài từ 6,5 ÷ 12,0m, trung bình là 8,65m; chiều rộng từ 2,5 ÷ 3,1m,
trung bình là 2,68m. Tàu vỏ gỗ chở được 2 ÷ 4 lao động trong quá trình hoạt động khai thác.
- Thuyền thúng: Đường kính từ 1,2 ÷ 2,2m, trung bình là 1,83m. Thuyền thúng chở
được 1 ÷ 2 lao động trong quá trình hoạt động khai thác.
- Tất cả các tàu đánh bắt thủy sản tại đầm Nại chỉ sử dụng sức người mà không có bất
cứ thiết bị, máy móc hỗ trợ. Các thiết bị an toàn như đèn tín hiệu, phao cứu sinh, chống

đắm, chống thủng, phòng cháy và chữa cháy chưa được ngư dân quan tâm trang bị trên tàu
cá. Trong số các thiết bị đảm bảo an toàn lao động, một số ngư dân chỉ trang bị áo phao cứu
sinh còn các thiết bị khác đều không có.
3.1.2. Kết quả điều tra ngư cụ
Lưới rê: Kích thước tấm lưới ngắn, chiều dài giềng phao từ 35 ÷ 38m, trung bình
36,1m; chiều cao rút gọn từ 1,2 ÷ 2,4m, trung bình 1,9m. Mỗi hộ ngư dân trang bị từ 10 ÷
15 tấm lưới, chiều dài vàng lưới trung bình 448m. Kích thước mắt lưới lớp ngoài lớn gấp 4
lần lớp giữa, từ 96 ÷ 100mm. Kích thước mắt lưới lớp giữa nhỏ (2a = 24mm). Hệ số rút gọn
của lớp lưới giữa từ 0,45 ÷ 0,55 nhằm tăng độ chùng.
Lưới đáy: Chiều dài trung bình dây giềng phao 38,6m; độ mở ngang miệng lưới
33,4m; độ mở đứng miệng lưới từ 2,0÷3,5m, trung bình đạt 2,6m và chiều dài trung bình
vàng lưới 16,6m. Kích thước mắt lưới giảm dần từ miệng lưới đến đụt lưới. Trong đó, 2a
phần miệng lưới từ 24,0÷26,0mm và phần đụt 12mm.

12


Lờ dây: Mỗi hộ ngư dân trang bị từ 50 ÷ 100 dây lờ, trung bình 78 dây/hộ; chiều dài
mỗi dây lờ từ 6,0 ÷ 6,5m; trung bình chiều dài mỗi vàng lờ là 485m. Các thông số kỹ thuật
của lờ dây khá giống nhau giữa các hộ, với chiều dài trung bình 6,2m, chiều cao 0,225m và
chiều rộng 0,318m; mỗi lờ có 2 túi và chiều dài mỗi túi từ 0,5 ÷ 0,7m; trung bình chiều dài
hom lờ là 0,113m, chiều cao hom là 38mm.
Te: Quy mô ngư cụ nhỏ, diện tích của miệng te từ 0,7 ÷ 1,3m2. Trong đó, trung bình
dây giềng chì dài 1,7m, dây giềng trên 0,6m và chiều cao 0,8m; Kích thước mắt lưới sử
dụng trong nghề te rất nhỏ, trung bình ở phần miệng te 2a = 14mm và ở đụt có 2a = 4,9mm.
Câu vàng: Quy mô vàng câu ở đầm Nại ngắn, trung bình dây triên dài 256m và có
165 lưỡi câu; mỗi dây thẻo trang bị một lưỡi câu, chiều dài thẻo trung bình 1,0m và khoảng
cách giữa các thẻo là 1,6m.
Cào sò và khai thác hàu: Ngư cụ cào sò khá thô sơ, ngoài cào chuyên dụng để đánh
bắt sò huyết, ngư dân có thể sử dụng muỗng (thìa), dao, thanh sắt để cào cát tìm sò hoặc

tách hàu ra khỏi nơi cư trú.
3.1.3. Kết quả điều tra thực trạng lao động khai thác thủy sản
Số lượng lao động:
Trong giai đoạn 2012 ÷ 2016, số lượng lao động của nghề KTTS tại đầm Nại có chiều
hướng giảm dần, từ 1.227 người (năm 2012) xuống còn 1.149 người (năm 2016), trung bình
giảm 1,3%/ năm.
Trình độ học vấn và độ tuổi lao động:
- Trình độ học vấn của lao động KTTS thấp. Trong đó, có 224 người, chiếm 28,0% lao
động không biết chữ; 412 người, chiếm 51,6% lao động có trình độ tiểu học; 108 người,
chiếm 13,5 % lao động có trình độ trung học cơ sở; 53 người, chiếm 6,6% lao động có trình
độ trung học phổ thông và có 2 lao động có trình độ trung cấp nghề, chiếm 0,3%.
- Số lượng lao động không biết chữ chủ yếu tập trung vào nhóm trên 60 tuổi và nhóm
tuổi này không có người nào tốt nghiệp THPT.
- Nhóm tuổi có số lượng lao động nhiều nhất là trên 60 tuổi, chiếm 38,4%; tiếp đến là
nhóm dưới 18 tuổi, chiếm 34,2%; thấp nhấp là nhóm tuổi từ 18 ÷ 60 tuổi. Bên cạnh đó,
nhiều lao động có tuổi đời rất nhỏ, từ 8 ÷ 12 cũng tham gia khai thác vào thời gian rảnh rỗi.
- Tỷ lệ nữ giới tham gia khai thác khá lớn, với 268/799 người, chiếm 33,5%. Lao
động nữ chủ yếu tập trung vào các nghề khai thác hàu, cào sò và lờ dây.
Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của lao động:
- Tuổi nghề của lao động KTTS khá cao, với 87,4% số lượng người được hỏi có kinh
nghiệm trên 5 năm. Trong đó, số năm kinh nghiệm từ 5 ÷< 10 năm chiếm 18,2%; từ 10 ÷ <
15 năm chiếm 20%; từ 15 ÷ < 20 năm chiếm 25,3% và từ 20 năm trở lên chiếm 23,9% lao
động. Bên cạnh đó, có 12,6% lao động có tuổi nghề dưới 5 năm. Nhóm lao động này chủ
yếu là những người còn đi học và tham gia KTTS vào thời gian rảnh rỗi.
- Mặc dù tuổi nghề của lao động lớn song trình độ chuyên môn được qua đào tạo còn
khiêm tốn, chỉ có 56/799 người (chiếm 7,2%) được tham gia các lớp tập huấn và đào tạo
nghề ngắn hạn. Những nghề được đào tạo gồm thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên tàu
cá và nghiệp vụ nuôi trồng một số đối tượng thủy sản.
3.1.4. Kết quả điều tra về tổ chức sản xuất và mùa vụ khai thác
Mùa vụ khai thác: Kết quả điều tra cho thấy, KTTS tại đầm Nại phân thành 2 mùa

theo diễn biến thời tiết của từng năm. Mùa chính diễn ra từ tháng 4 ÷ 10 và mùa phụ từ
tháng 11 ÷ 3 âm lịch năm sau.
Thời gian khai thác: Trung bình thời gian thực tế khai thác nhóm nghề lưới đáy, câu
vàng và lờ dây dao động từ 245 ÷ 277 ngày/năm; nghề lưới rê, te và cào sò dao động từ 155
÷ 197 ngày/năm và nghề khai thác hàu hoạt động 78 ngày/năm.

13


3.1.5. Thực trạng sản lượng thủy sản khai thác
Năng suất khai thác trung bình
Năng suất trung bình của các nghề khai thác đều có khuynh hướng giảm dần trong cả giai
đoạn 2012 ÷ 2016. Trong đó, nghề lờ dây có năng suất giảm nhanh nhất (13,8%/năm); nghề
lưới đáy, lưới rê 3 lớp, khai thác hàu và câu vàng mức giảm dao động từ 10,8 ÷ 12,6%/năm;
nghề cào sò và te giảm lần lượt là 8,8 và 6,1%/năm.
Tổng sản lượng thủy sản ước tính của các nghề
Nghề lưới rê: Năng suất khai thác ( CPUE ) và sản lượng trung bình (SLTB) theo hộ
ngư dân có xu hướng giảm cả vào mùa chính (MC) và mùa phụ (MP). Sản lượng trung bình
vào mùa chính chiếm từ 71,2 ÷ 82,4% tổng sản lượng đánh bắt. Tổng sản lượng của nghề
lưới rê giảm từ 235,81 tấn (năm 2012) xuống còn 138,10 tấn (năm 2016), trung bình giảm
8,3%/năm.
Nghề lưới đáy: Năng suất và sản lượng của nghề lưới đáy giảm mạnh. Tổng sản lượng
của nghề lưới đáy giảm từ 24,82 tấn (năm 2012) xuống còn 15,13 tấn (năm 2016), trung bình
giảm 7,8%/năm.
Nghề câu vàng: Năng suất và sản lượng của nghề câu giảm sút trong cả giai đoạn
2012 ÷ 2016. Sản lượng trung bình vào mùa chính chiếm từ 81,8 ÷ 87,5% tổng sản lượng
đánh bắt. Tổng sản lượng của nghề câu giảm từ 7,44 tấn (năm 2012) xuống còn 5,70 tấn (năm
2016), trung bình giảm 4,7%/năm.
Nghề lờ dây: Năng suất và sản lượng của nghề lờ dây suy giảm mạnh trong cả giai
đoạn 2012 ÷ 2016. Sản lượng trung bình vào mùa chính chiếm từ 81,4 ÷ 84,2% tổng sản

lượng đánh bắt. Tổng sản lượng của nghề lờ dây giảm từ 27,66 tấn (năm 2012) xuống còn
16,02 tấn (năm 2016), trung bình giảm 8,4%/năm.
Nghề te: Năng suất và sản lượng của nghề te giảm mạnh trong giai đoạn 2012 ÷ 2016.
Sản lượng trung bình vào mùa chính chiếm từ 81,4 ÷ 85,4% tổng sản lượng đánh bắt. Tổng
sản lượng của nghề te giảm từ 18,71 tấn (năm 2012) xuống còn 8,0 tấn (năm 2016), trung
bình giảm 11,4%/năm.
Nghề cào sò: Năng suất và sản lượng nghề cào sò giảm mạnh trong giai đoạn 2012 ÷
2016. Sản lượng trung bình vào mùa chính chiếm từ 89,6 ÷ 91,5% tổng sản lượng đánh bắt.
Tổng sản lượng của nghề cào sò giảm từ 145,59 tấn (năm 2012) xuống còn 96,96 tấn (năm
2016), trung bình giảm 6,7%/năm.
Nghề khai thác hàu: Năng suất và sản lượng nghề khai thác hàu suy giảm mạnh trong
cả giai đoạn 2012 ÷ 2016. Tổng sản lượng của nghề khai thác hàu giảm từ 38,40 tấn (năm
2012) xuống còn 20,18 tấn (năm 2016), trung bình giảm 9,5%/năm.
3.1.6. Thực trạng thành phần sản phẩm khai thác
Nghề lưới rê: Các đối tượng khai thác chính của nghề lưới rê có sản lượng biến động
theo chiều hướng giảm dần. Cá dìa công, cá đối mục và cá dò là nhóm đối tượng cho sản
lượng cao nhưng có xu hướng giảm nhanh trong suốt thời kỳ 2012 ÷ 2016. Cá mú chấm
vạch, cá liệt lớn, cá hồng bạc, tôm bạc nghệ và ghẹ xanh có sản lượng thấp, nhưng khá ổn định.
Nghề lưới đáy: Sản phẩm khai thác của nghề lưới đáy đa dạng về thành phần loài. Các
đối tượng có sản lượng cao gồm: Cá đối mục, các dò, cá dìa công, cá liệt lớn, cá liệt vằn lưng,
cá mối vạch, cá mai, cá lượng, tôm bạc nghệ, tôm rảo. Các đối tượng khác như: các mú chấm
vạch, cá hồng bạc, ghẹ xanh có sản lượng khá thấp. Các đối tượng khai thác của nghề lưới đáy
đều biến động theo chiều hướng giảm dần sản lượng và đối tượng đạt sản lượng đánh bắt cao có
xu hướng giảm nhanh hơn các đối tượng có sản lượng thấp.
Nghề lờ dây: Sản lượng các đối tượng khai thác của nghề lờ dây giảm dần theo thời gian
trong giai đoạn 2012 ÷ 2016. Các đối tượng khai thác có sản lượng cao gồm: Cá mai, tôm rảo,
cá mối vạch, cá lượng và tôm bạc nghệ. Các đối tượng khác có sản lượng thấp hơn như: cá đối

14



mục, cá mú chấm vạch, cá sơn biển và ghẹ xanh. Các đối tượng khai thác có sản lượng cao (cá
mai, tôm rảo, tôm bạc nghệ, cá mối vạch và cá lượng), mức độ giảm sút mạnh hơn trong cả giai
đoạn 2012 ÷ 2016. Ngược lại, các đối tượng có sản lượng thấp (cá mú chấm vạch, cá đối mục
và ghẹ) thì mức độ ổn định hơn.
Nghề te: Sản phẩm chính của nghề te chỉ có 4 loài, trong đó tôm rảo có giá trị kinh tế cao
nhất, các đối tượng khác có kích thước nhỏ nên giá sản phẩm thấp. Tuy nhiên, sản lượng các
đối tượng chính chiếm tỷ trọng nhỏ trong các mẻ lưới.
Nghề câu: Nghề câu chủ yếu khai thác được các đối tượng có giá trị kinh tế, trong đó
cá mú chấm vạch và cá mối cho sản lượng cao nhất. Tất cả các đối tượng khai thác của nghề
câu đều có biến động giảm dần sản lượng trong giai đoạn 2012 ÷ 2016. Trong đó, cá dìa công
có mức suy giảm nhanh nhất.
Nghề cào sò: Nghề cào sò đánh bắt 2 đối tượng gồm sò lông và sò huyết. Sò lông đánh
bắt ở đầm Nại là loài Anadara antiquata và sò huyết gồm 2 loài là Anadara nodifera và
Anadara granosa; sò lông có sản lượng đánh bắt cao hơn sò huyết chiếm từ 49,6 ÷ 64,5 % và
biến động hàng năm. Tỷ trọng của sò lông ngày càng tăng và sò huyết ngày càng giảm; trong 2
loài sò huyết, loài Anadara nodifera có sản lượng cao hơn loài Anadara granosa. Cả 3 đối
tượng khai thác đều có sản lượng giảm dần trong giai đoạn 2012 ÷ 2016.
3.1.7. Thực trạng thu nhập của lao động khai thác thủy sản tại đầm Nại
Nghề lưới rê: Lợi nhuận và thu nhập trung bình theo lao động của nghề lưới rê cao nhất
trong cơ cấu nghề khai thác tại đầm Nại. Lợi nhuận dao động từ 4.165,1 ÷ 8.690,8 triệu đồng
và thu nhập từ 9,7 ÷ 20,3 triệu đồng/năm. Trung bình mỗi năm, lợi nhuận và thu nhập của
người lao động giảm 10,4%/năm.
Nghề lưới đáy: Lợi nhuận của nghề lưới đáy dao động từ 85,8 ÷ 111,3 triệu đồng, thu
nhập trung bình từ 6,1 ÷ 8,0 triệu đồng/năm, mỗi năm giảm giảm 3,5%/năm cả về lợi nhuận
và thu nhập của thuyền viên.
Nghề câu vàng: Lợi nhuận của nghề câu vàng dao động từ 142,8 ÷304,8 triệu đồng,
thu nhập trung bình từ 9,5 ÷ 18,5 triệu đồng/năm, trung bình mỗi năm giảm 6,1% về lợi
nhuận và 8,9%/năm về thu nhập của thuyền viên.
Nghề lờ dây: Lợi nhuận của nghề lờ dây dao động từ 457,0 ÷ 1.048,1 triệu đồng, thu

nhập trung bình từ 8,5 ÷ 21,9 triệu đồng/năm, trung bình mỗi năm giảm 11,3% về lợi nhuận
và 10,3%/năm về thu nhập của thuyền viên.
Nghề te: Lợi nhuận của nghề te dao động từ 290,2 ÷ 774,6 triệu đồng, thu nhập trung
bình từ 11,6 ÷ 17,2 triệu đồng/năm, trung bình mỗi năm giảm 12,5% về lợi nhuận và
6,5%/năm về thu nhập.
Nghề cào sò: Lợi nhuận của nghề cào sò dao động từ 3.420,8 ÷ 4.769,7 triệu đồng, thu
nhập trung bình từ 7,6 ÷ 9,9 triệu đồng/năm, trung bình mỗi năm giảm 5,7% về lợi nhuận và
4,7%/năm về thu nhập.
Nghề khai thác hàu: Lợi nhuận của nghề khai thác hàu dao động từ 970,3 ÷ 1.721,5
triệu đồng, thu nhập trung bình từ 6,0 ÷ 9,3 triệu đồng/năm, trung bình mỗi năm giảm 8,7%
về lợi nhuận và 7,0%/năm về thu nhập của thuyền viên.
3.2. Kết quả điều tra hoạt động công tác bảo vệ NLTS tại đầm Nại
3.2.1. Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về khai thác và bảo vệ NLTS
Các văn bản quản lý Nhà nước về lĩnh vực thủy sản
Kết quả khảo sát hệ thống văn bản pháp quy có liên quan đến công tác quản lý khai
thác, bảo vệ và phát triển NLTS áp dụng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nói chung và đầm
Nại nói riêng gồm có: Nghị định 59/2005/NĐ-CP, Nghị định 59/2005/NĐ-CP, Nghị định
14/2009/NĐ-CP, Nghị định 103/2013/NĐ-CP, Thông tư 02/2006/TT-BTS, Thông tư
02/2007/TT-BTS, Thông tư 62/2008/TT-BNN,

15


UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quyết định số 36/2014/QĐ-UBND ngày
08/5/2014 ban hành quy chế quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển NLTS trên
địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Trong đó có một số nội dung áp dụng quản lý hoạt KTTS, bảo vệ
và phát triển NLTS ở đầm Nại.
- Tại vùng nước nội địa:
+ Cấm sử dụng tàu cá gắn máy để KTTS trong vùng nước nội địa.
+ Cấm sử dụng các loại ngư cụ có kích thước mắt lưới 2a nhỏ hơn 15mm để KTTS tại

đầm Nại.
+ KTTS bằng các ngư cụ cố định chỉ được bố trí ngư cụ trên vùng nước của địa
phương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, theo quy hoạch được duyệt và vị trí đặt các loại
ngư cụ khai thác cố định phải đảm bảo đường di cư tự do của các loài thủy sản đồng thời
phải đảm bảo hành lang an toàn giao thông đường thủy nội địa trên các sông, đầm, cửa biển.
+ Ngư cụ di động được phép khai thác trên các vùng nước nội địa nhưng không làm
ảnh hưởng đến các ngư cụ cố định của ngư dân địa phương sở tại.
- Tại vùng biển ven bờ: Cấm KTTS bằng nghề đăng, đáy, lờ xếp (lờ dây) tại các đầm
và vùng nước thuộc cửa sông, cửa biển.
- Các hoạt động thủy sản khác bị cấm:
+ Cấm KTTS làm hủy hoại các rạn đá ngầm, rạn san hô, các bãi rạn nhân tạo, các bãi
thực vật ngầm và hệ sinh cảnh khác;
+ Nghiêm cấm các hành vi KTTS bằng chất nổ, điện, công cụ kích điện hoặc tạo xung
điện, hóa chất hoặc chất độc; khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- Các đối tượng bị cấm khai thác:
+ Không được đánh bắt các đối tượng bị cấm khai thác, bị cấm khai thác có thời hạn
trong năm, có kích thước nhỏ hơn kích thước tối thiểu được phép khai thác theo quy định tại
các phụ lục 5, phụ lục 6, phụ lục 7 của Thông tư 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 và Thông
tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20/5/2008.
+ Cấm sử dụng ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định tại phụ lục 2 và 3 của
Thông tư 02/2006/TT-BTS và Thông tư số 62/2008/TT-BNN.
Tổ chức bộ máy và phân công nhiệm vụ về quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển
NLTS
Tổ chức bộ máy của Chi cục Thủy sản gồm có 4 phòng chuyên môn, nghiệp vụ (phòng
Hành chính, Tổng hợp; phòng Khai thác và phát triển NLTS; phòng Tàu cá, cơ sở dịch vụ hậu
cần nghề cá; phòng Nuôi trồng thủy sản; phòng Thanh tra - Pháp chế) và 2 đơn vị trực thuộc
(trạm thủy sản Cà Ná và trạm Thủy sản An Hải). Trong đó, phòng Thanh tra - Pháp chế phối
hợp với lực lượng kiểm ngư trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tuần tra, giám sát hoạt động khai
thác và bảo vệ NLTS trên phạm vi toàn tỉnh.
Phòng Thanh tra - Pháp chế gồm có 15 cán bộ viên chức; 3 tàu kiểm ngư (VN 94113

KN - 460CV, VN 90996 KN - 155CV, VN 94109 KN - 385CV và 1 chiếc Cano - 85CV).
Đối với vùng nước ven bờ và vùng nước nội địa, công tác quản lý khai thác, bảo vệ và
phát triển NLTS được phân cấp cho các huyện ven biển tổ chức thực hiện.
Tổ chức hoạt động quản lý khai thác và bảo vệ NLTS
Tổ chức tuyên truyền hướng dẫn khai thác, bảo vệ và phát triển NLTS
Trên địa bàn toàn tỉnh Ninh Thuận, trong giai đoạn từ 2012 ÷ 2017 đã tổ chức được
112 lớp tuyên truyền với 5.224 lượt người tham dự. Trong đó, khu vực đầm Nại có 25 lớp
với 600 lượt người tham gia.
Đối với lĩnh vực khai thác và bảo vệ NLTS, toàn tỉnh có 41 lớp với 2.100 lượt người
tham gia. Trong đó, khu vực đầm Nại cũng đã được lực lượng chức năng tập huấn và tuyên
truyền khá đều trong các năm gần đây, với 11 lớp và 330 người tham gia.

16


Tổ chức thanh tra, giám sát hoạt động khai thác và bảo vệ NLTS
Từ năm 2012 ÷ 2017, Chi cục Thủy sản đã thực hiện 103 đợt thanh tra, tuần tra trong lĩnh
vực thủy sản. Trong đó, KTTS có 77 đợt và nuôi trồng thủy sản có 27 đợt, thể hiện ở bảng 3.35.
Số lượng đối tượng bị thanh tra lớn và số vụ vị phạm bị phát hiện, xử lý khá cao. Tỷ lệ
đối tượng vi phạm cao, trung bình 34,5% trong cả giai đoạn 2012 ÷ 2017. Điều này cũng thể
hiện rằng, nếu công tác thanh tra thực hiện càng thường xuyên, số vụ vi phạm bị phát hiện và
xử lý càng nhiều. Trong đó, từ 2012 ÷ 2017 tại đầm Nại đã xử lý 96 trường hợp sử dụng xung
điện khai thác thủy sản.
3.2.2. Mức độ hiểu biết của ngư dân về quản lý khai thác và bảo vệ NLTS
Mức độ hiểu biết về các quy định quản lý KTTS
- Mức độ hiểu biết của ngư dân về nội dung các văn bản liên quan đến công tác quản
lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển NLTS còn rất hạn chế, trung bình có 22,8% số
người được hỏi biết rõ và 77,2% số người không biết đến các quy định.
- Các quy định do địa phương ban hành được ngư dân biết đến nhiều hơn (từ 40,7 ÷
48,2% số người biết) so với Trung ương (từ 0,3 ÷ 26,7%).

- Mức độ hiểu biết của ngư dân về vấn đề quản lý ngư cụ, khu vực khai thác và tàu cá
của ngư dân quanh đầm Nại còn rất hạn chế, trung bình có 76,7% người được hỏi không
biết và 23,3% số người biết đến.
- Một số nội dung quản lý rất quan trọng có ảnh hưởng lớn đến việc bảo vệ và phát
triển NLTS, nhưng mức độ hiểu biết của ngư dân còn rất thấp, như: các loại ngư cụ (3,0%)
và kích thước mắt lưới không được phép sử dụng (1,9%), vị trí đặt ngư cụ cố định (2,8%).
Mức độ hiểu biết về bảo vệ và phát triển NLTS
- Mức độ hiểu biết của ngư dân về công tác bảo vệ và phát triển NLTS rất thấp. Trung
bình có 13,4% người được hỏi biết rõ về quy định này và 86,6% không nắm được. Đặc biệt
là, gần 100% người được hỏi không biết đến kích thước cá được phép khai thác, các đối
tượng bị cấm khai thác (97,6%), cấm có thời hạn (99,0%), các đối tượng cần bảo vệ và phục
hổi (96,7 ÷ 97,4%).
- Có đến 84% người được hỏi cho rằng, việc bảo vệ và phát triển NLTS là trách nhiệm
của Nhà nước. Trong khi đó mức độ nhận thức của ngư dân về công tác này không chỉ của
cơ quan Nhà nước mà còn phải có sự tham gia của nhân dân (10,8%) hoặc của ngư dân
(2,8%) là khá khiêm tốn, nghĩa là ngư dân gần như không có nghĩa vụ và trách nhiệm gì đến
việc bảo vệ và phát triển NLTS.
Mức độ hiểu biết về các hoạt động ảnh hưởng đến môi trường và NLTS
- Mức độ hiểu biết của ngư dân về các hoạt động có ảnh hưởng tiêu cực đến môi
trường và NLTS rất thấp, trung bình có 40% số người biết và 60% không biết. Trong đó,
một số hoạt động được ngư dân biết đến với mức độ cao như: khai thác cá nhỏ và cá chưa
trưởng thành (94,6%); sử dụng chất nổ, chất độc, điện, kích điện và xung điện trong KTTS
(72,2%); xả thải và vứt bỏ ngư cụ hỏng ra môi trường (64,1%).
- Mức độ hiểu biết của ngư dân đối với các hệ sinh thái quan trọng trong đầm Nại còn
rất hạn chế. Các hệ sinh thái này giúp cải thiện và bảo vệ môi trường, NLTS nhưng chỉ có
31,8% ngư dân biết khai thác san hô là có hại, tương tự đối với rừng ngập mặn là 18,4% và
rong, cỏ biển là 16,4%.
- Mức độ hiểu biết về hoạt động khai thác vào các thời kỳ cá sinh sản, cá mang trứng
và cá ở các bãi đẻ vào mùa sinh sản của ngư dân còn khá thấp, dao động từ 24 ÷ 47,2% số
người biết và số còn lại chưa nhận thức được mức độ tác hại.

Một số đánh giá của ngư dân về tình trạng KTTS tại đầm Nại
- Hầu hết số lượng ngư dân được hỏi nhận định rằng, sản lượng và kích thước cá khai
thác đều giảm theo thời gian, với tỷ lệ (%) tương ứng là 91,6% và 93,2%.

17


- Để đảm bảo có lợi nhuận trong hoạt động khai thác, hầu hết ngư dân đều có xu
hướng tăng khả năng khai thác cá nhỏ, với 95,4%.
- Giá sản phẩm và chi phí sản xuất đều tăng theo thời gian, nhưng lợi nhuận tăng lên
không đáng kể (45,7%) và 35,9% số người được hỏi là lợi nhuận giảm theo thời gian.
- Hiệu quả kinh tế của hoạt động khai thác tăng không đáng kể nên không có ngư dân
nào đầu tư thêm vào việc phát triển nghề (0,%); 56,4% ngư dân giảm mức đầu tư và chỉ
dừng lại ở mức sửa chữa ngư cụ, tàu cá; có 29,3% ngư dân sẽ tiếp tục đầu tư mua sắm ngư
cụ và 14,3% chưa xác định được phương hướng.
Các ý kiến đề xuất của ngư dân về giải pháp phát triển nghề cá theo hướng bền
vững
- Người dân tập trung đề xuất nhiều nhất là việc xử lý nghiêm và công bằng những
trường hợp sử dụng loại nghề, phương thức khai thác bị cấm, chiếm 26,46%; tiếp đến là
tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động KTTS trong đầm, chiếm 21,8%; các đề
xuất về hỗ trợ vốn và kỹ thuật để chuyển đổi nghề, vận động cộng đồng tham gia bảo vệ
NLTS, tuyên truyền nâng cao nhận thức về pháp luật thủy sản, lần lượt chiếm 16,88%,
16,79% và 12,13%.
- Ngoài ra, một số ý kiến cũng cho rằng, cần kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường
(3,56%) và phục hồi rừng ngập mặn ở đầm Nại (2,37%).
3.3. Đánh giá thực trạng hoạt động khai thác thủy sản tại đầm Nại
3.3.1. Đánh giá thực trạng cường lực và sản lượng khai thác tại đầm Nại
Xác định sản lượng và cường lực BVTĐ theo đơn vị cường lực chuẩn
Từ kết quả tính toán theo mô hình Schaefer và kết quả phân tích theo phương pháp suy
luận loại suy ở trên, giá trị sản lượng và cường lực khai thác BVTĐ của các nghề theo đơn

vị cường lực chuẩn được tổng hợp ở bảng 3.35.
Bảng 3.35. Sản lượng và cường lực BVTĐ theo đơn vị cường lực chuẩn
Cường lực chuẩn
TT
Nghề
Sản lượng (tấn)
Giá trị
Đơn vị chuẩn
1
Lưới rê 3 lớp
211,8
152,169
1.000 mét lưới
2
Câu vàng
8,1
2,603
1.000 lưỡi câu
3
Lờ dây
28,6
2,610
1.000 dây lờ
4
Lưới đáy
22,4
8,000
Miệng đáy
5
Te

9,5
25,000
Miệng te
Xác định sản lượng và cường lực BVTĐ theo đơn vị cường lực thực tế
Từ giá trị cường lực và sản lượng khai thác BVTĐ theo đơn vị cường lực chuẩn của
các nghề ở bảng 3.35, bằng phương pháp quy đổi ngược lai, NCS tiến hành xác định được
cường lực khai thác bền vững tối đa theo đơn vị thực tế, kết quả thể hiện ở bảng 3.36.
Bảng 3.36. Sản lượng và cường lực bền vững tối đa theo đơn vị cường lực thực tế
Cường lực thực tế
TT
Nghề
Sản lượng (tấn)
Giá trị
Đơn vị thực tế
Trung bình
1 Lưới rê 3 lớp
211,8
298 Vàng lưới
511 mét lưới/vàng
2 Câu vàng
8,1
15 Vàng câu
173 lưỡi câu/vàng
3 Lờ dây
28,6
33 Hộ gia đình
78 dây lờ/hộ
4 Lưới đáy
22,4
8 Miệng đáy

5 Te
9,5
25 Miệng te
Đánh giá mức độ hợp lý về cường lực và sản lượng khai thác
- Năng suất khai thác trung bình của tất cả các nghề liên tục giảm trung bình 9,8%/năm.
Trong đó, nghề lờ dây, lưới đáy, lưới rê, câu và khai thác hàu có mức giảm nhanh, trung bình từ
10,3 ÷ 13,4%/năm; nghề cào sò và te có mức giảm chậm hơn, trung bình từ 4,6 ÷ 5,8%/năm.

18


- Tổng sản lượng thủy sản khai thác tại đầm Nại dao động từ 300 ÷ 498 tấn và liên tục
giảm trong cả gian đoạn 2012 ÷ 2016, trung bình giảm 7,96%/năm. Trong đó, sản lượng của
nghề te có mức suy giảm nhanh nhất, trung bình 11,45%/năm; tiếp đến là nghề cào sò, giảm
7,81%/năm; nghề khai thác hàu giảm 9,49%/năm; nghề lưới rê và lờ dây giảm tương đương
nhau, gần 8,5%năm; nghề đáy giảm 7,81%/năm; nghề cào sò giảm 6,68% và nghề câu giảm
4,68%/năm.
- Tổng sản lượng khai thác năm 2016 (182,8 tấn) thấp hơn mức sản lượng BVTĐ
(280,4 tấn) là 97,6 tấn tương ứng 65,2%. Trong đó, nghề lưới rê 3 lớp đã khai thác hết
65,2% sản lượng BVTĐ; tương tự với nghề câu là 70,4%; nghề lờ dây là 56,0%; nghề lưới
đáy là 67,5% và nghề te là 84,3%.
- Nghề lưới rê 3 lớp: Tổng cường lực khai thác vượt mức fMSY là 164,6%. Như vậy,
nghề lưới rê 3 lớp đang dư thừa 64,6% cường lực, tương ứng 98.355 mét lưới.
- Nghề câu vàng: Tổng cường lực khai thác vượt mức fMSY là 122,2%. Như vậy, nghề
câu vàng đang dư thừa 22,2% cường lực, tương ứng 577 lưỡi câu.
- Nghề lờ dây: Tổng cường lực khai thác vượt mức fMSY là 161,4%. Như vậy, nghề lờ
dây đang dư thừa 61,4% cường lực, tương ứng với 1.602 dây lờ.
- Nghề lưới đáy: Tổng cường lực khai thác vượt mức fMSY là 137,5%. Như vậy, nghề
lưới đáy đang dư thừa 37,5% cường lực, tương ứng với 03 miệng đáy.
- Nghề te: Từ năm 2014 ÷ 2016 sử dụng ổn định 25 miệng te.

3.3.2. Đánh giá thực trạng sản phẩm khai thác tại đầm Nại
Biến động thành phần sản phẩm theo sản lượng khai thác
Trong số 18 loài chính, có 11 loài cá, 3 loài sò, 2 loài tôm, 01 loài ghẹ và 01 loài hàu.
Ngoại trừ cá hồng bạc, sản lượng của các loài khác đều có xu hướng giảm sút trong cả giai
đoạn 2012 ÷ 2016. Trong đó, nhóm đối tượng có mức suy giảm dưới 5%/năm gồm sò lông,
cá liệt lớn, cá dò và cá mối vạch; mức giảm từ 5 ÷ <10%/năm gồm cá sơn biển, sò huyết (A.
nodifera), cá lượng, tôm bạc nghệ, hàu và cá liệt vằn lưng; giảm trên 10%/năm gồm cá đối,
cá dìa công, tôm rảo, cá mai, cá mú chấm vạch, ghẹ xanh và sò huyết (A. granosa).
- Tỷ lệ nhóm cá khác chiếm từ 15,6 ÷ 20,8% trong cơ cấu sản phẩm khai thác và sản
lượng ngày càng giảm, trung bình 7,9%/năm.
Đánh giá thực trạng vi phạm kích thước sản phẩm khai thác
- Trong số 14 đối tượng chính, có 6 loài thủy sản đã được Nhà nước quy định kích
thước tối thiểu được phép đánh bắt (Lmin).
- Có 100% nghề khai thác vi phạm quy định của Nhà nước về tỷ lệ được phép lẫn sản
phẩm nhỏ hơn kích thước được phép đánh bắt (15%).
- Tỷ lệ sản phẩm đạt quy định kích thước rất thấp. Trong đó, tôm bạc nghệ có 31,4%
của nghề lưới rê, 20% của nghề lưới đáy, 22,9% của nghề lờ dây; 17,5% cá lượng của nghề
câu, 1,8% tôm rảocủa nghề lưới đáy đạt yêu cầu.
3.3.3. Đánh giá tình trạng vi phạm quy định về tàu cá
- Đầm Nại có 16 tàu gắn máy hoạt động khai thác thủy sản, đây là các tàu vi phạm quy
định của địa phương về quản lý tàu cá trong vùng nước nội địa.
- Trong số 16 tàu gắn máy, có 6 tàu hoạt động nghề lưới rê, 4 tàu hoạt động nghề lưới
đáy và 6 tàu hoạt động nghề lờ dây.
3.3.4. Đánh giá tình trạng vi phạm quy định về ngư cụ
Các loại ngư cụ được sử dụng có quy mô nhỏ và một số ngư cụ vi phạm quy định của
Nhà nước. Lưới đáy vi phạm quy định của Nhà nước về kích thước mắt lưới nhỏ nhất được
phép sử dụng, nghề te vi phạm quy định về sử dụng điện trong đánh bắt thủy sản. Bên cạnh
đó, lờ dây và lưới rê 3 lớp chưa có quy định nhưng kích thước mắt lưới sử dụng rất nhỏ.
Có 100% hộ ngư dân sử dụng nghề lưới đáy vi phạm quy định về kích thước mắt lưới


19


tại bộ phận giữ cá và có 100% hộ ngư dân sử dụng nghề te vi phạm quy định về sử dụng
điện, xung điện để KTTS.
3.3.5. Đánh giá về thời gian hoạt động khai thác
Hoạt động KTTS tại đầm Nại diễn ra quanh năm và được chia thành 2 vụ, vụ chính
cho sản lượng cao nên thu hút số lượng lao động tham gia nhiều hơn, đặc biệt là nghề cào sò
và khai thác hàu.
Nhìn chung, thời kỳ cá mang trứng được bắt gặp diễn ra quanh năm. Tuy nhiên, tần
suất bắt gặp cá mang trứng từ tháng 4 ÷ 9 nhiều hơn các tháng còn lại. Thời kỳ cá mang
trứng bắt gặp tại đầm Nại tương tự với đặc điểm chung của các loài cá ở khu vực miền
Trung nước ta.
3.4. Đánh giá thực trạng hoạt động bảo vệ NLTS tại đầm Nại
3.4.1. Đánh giá thực trạng công tác bảo vệ NLTS của cơ quan quản lý
- Hệ thống văn bản quản lý Nhà nước về khai thác, bảo vệ và phát triển NLTS ở tỉnh
Ninh Thuận nói chung và đầm Nại nói riêng tương đối đầy đủ, là căn cứ pháp lý cho lực
lượng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển NLTS.
- Các phương tiện phục vụ cho hoạt động tuần tra, kiểm soát hiện nay được trang bị
nhưng do gần hết niên hạn sử dụng, hư hỏng xuống cấp không đảm bảo an toàn cho công
tác tuần tra, giám sát.
- Lực lượng thuyền viên thực hiện công tác bảo vệ NLTS còn mỏng và thiếu so với
diện tích vùng nước (biển, sông, hồ và đầm) của tỉnh quản lý.
3.4.2. Đánh giá sự hiểu biết của ngư dân về công tác bảo vệ NLTS
Phần lớn (77,2%) số người được hỏi đều không hiểu biết hoặc không nắm rõ các quy
định liên quan đến công tác quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển NLTS nói chung và đầm
Nại nói riêng.
- Có 95,2% số người được hỏi không biết cơ quan nào trực tiếp quản lý, kiểm tra an
toàn kỹ thuật, cấp giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá và cấp giấy phép KTTS. Điều này cho
thấy, mối liên hệ giữa cơ quan quản lý và người dân chưa chặt chẽ.

- Có 98,1% số người được hỏi không biết quy định về kích thước mắt lưới tối thiểu
được phép sử dụng để KTTS và trên 97% ngư dân không biết các loại nghề và phương thức
khai thác bị cấm sử dụng. Số còn lại là các ngư dân sử dụng te kết hợp kích điện có biết một
số phương thức bị cấm như xung điện, mìn, v.v - Có 97,6% và 99,0% số người được hỏi
không biết quy định của nhà nước về các đối tượng bị cấm đánh bắt và cấm có thời hạn
trong năm. Những người còn lại có biết một số đối tượng bị cấm như: cá heo, rùa, vích, san
hô nhưng các loài này không có ở đầm. Ngư dân cũng không quan tâm đến các đối tượng
cần bảo vệ và cần phục hồi trữ lượng, với 97,4 và 96,7% tương ứng.
- Có 99,6% số người được hỏi không biết đến quy định kích thước tối thiểu được phép
đánh bắt của các đối tượng kinh tế sống trong đầm.
- Có 99,7% ngư dân không biết quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính trong
khai thác và bảo vệ NLTS. Ngư dân cũng khẳng định rằng chưa bao giờ bị xử phạt, kể cả
những người sử dụng kích điện để đánh bắt thủy sản. Do đó, họ không nắm được mức xử
phạt mà Nhà nước đã ban hành.
- Có 94,6% ngư dân đã biết việc khai thác cá nhỏ, cá chưa trưởng thành sẽ tác động
lớn đến NLTS và để bảo vệ, phát triển NLTS thì Nhà nước và nhân dân cùng tham gia
(10,8%).
- Phần lớn người được khảo sát (97,9%) không biết trách nhiệm của mình là khi phát
hiện, tố giác và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ NLTS. Do
đó, số lượng vụ phi phạm bị phát hiện và xử lý rất ít so với thực tế.

20


- Sản lượng và kích thước cá khai thác đều giảm theo thời gian, tương ứng là 91,6% và
93,2%. Để đảm bảo có lợi nhuận thì 95,4% người được hỏi sẽ tăng mức độ đánh bắt cá nhỏ.
Hiệu quả kinh tế của hoạt động khai thác thấp và có xu hướng giảm nhanh nên không có
khả năng tiếp tục đầu tư phát triển tàu, ngư cụ và trang thiết bị khai thác thủy sản ở biển.
3.5. Đề xuất giải pháp khai thác hợp lý NLTS tại đầm Nại
3.5.1. Giải pháp sử dụng ngư cụ khai thác hợp lý NLTS

Đặt vấn đề và mô tả giải pháp
Từ kết quả điều tra, khảo sát thực trạng và kết quả đánh giá thực trạng cho thấy nghề
đáy và nghề lờ dây được coi là 2 nghề khai thác bất hợp lý tại đầm Nại do đánh bắt nhiều
loài tôm cá non.
NCS thực hiện giải pháp làm thế nào để đưa 2 loại nghề lưới đáy và lờ dây trở thành
những nghề khai thác hợp lý. Giải pháp này được thực hiện như sau:
(1). Thử nghiệm thiết bị chọn lọc trên ngư cụ đáy và lờ dây;
(2). Lựa chọn thiết bị chọn lọc cho từng ngư cụ;
(3). Tổ chức thực hiện mô hình thí điểm và kết quả đạt được của giải pháp;
(4). Đánh giá kết quả thực hiện giải pháp.
Mục tiêu giải pháp cần đạt được là tỷ lệ tôm cá có kích thước nhỏ hơn kích thước cho
phép khai thác của nghề lưới đáy và lờ dây không vượt quá 15% sản phẩm trong mỗi mẻ
lưới hoặc tổng sản lượng của chuyến biển.
Kết quả thử nghiệm thiết bị chọn lọc trên ngư cụ nghề lưới đáy
Mẫu M2: khi sử dụng kích thước mắt lưới đúng theo quy định của Nhà nước (2a =
18mm), có số lượng cá thể nhỏ thoát ra ngoài là 17,15% đối với tôm rảo và 16,18% đối với
cá lượng. Nghĩa là chúng ta bảo vệ được từ 16 ÷ 17% số cá thể tôm rảo và cá lượng chưa
trưởng thành so với lưới truyền thống (M1). Mức thu nhập của ngư dân giảm sút không
đáng kể, chỉ 3,2% so với trước đây nên dễ được ngư dân chấp thuận.
Mẫu M3: sử dụng tấm lọc mắt lưới hình vuông, có a = 9mm lắp đặt trên tấm lưng của
đụt lưới đáy sẽ bảo vệ được 25,1% số cá thể tôm rảo và 14,78% số cá thể cá lượng chưa
trưởng thành so với lưới đáy mà ngư dân đang sử dụng (M1). Mức thu nhập của ngư dân
giảm sút không đáng kể, chỉ 6,7% so với trước đây nên dễ được ngư dân chấp thuận.
Mẫu M4: sử dụng tấm lọc mắt lưới hình vuông, có a = 11mm sẽ bảo vệ được 25,77%
số cá thể tôm rảo và 31,22% số cá thể cá lượng chưa trưởng thành so với lưới đáy mà ngư
dân đang sử dụng (M1). Mức thu nhập của ngư dân giảm 15,6% so với trước đây.
Lựa chọn thiết bị chọn lọc cho ngư cụ nghề lưới đáy
Để nâng cao khả năng chọn lọc cho lưới đáy, tức là làm thế nào để trong quá trình lưới
đáy hoạt động thì tôm cá con có thể tự thoát ra khỏi lưới. Để lựa chọn mẫu lưới nào là hợp
lý nhất theo 2 tiêu chí sau:

- Ưu tiên cho mẫu lưới có khả năng chọn lọc cao (tỷ lệ cá non, cá chưa trưởng thành
thấp dưới 15%);
- Chú ý đến lợi ích kinh tế của ngư dân, đảm bảo hài hoà giữa lợi ích của ngư dân với
lợi ích của xã hội và người dân đồng thuận.
Qua kết quả thử nghiệm, NCS đề xuất 3 phương án để lựa chọn:
- Phương án 1: Sử dụng 2a ở đụt lưới đáy đúng quy định hiện hành (2a = 18mm).
- Phương án 2: Sử dụng tấm lọc dạng mắt lưới hình vuông có cạnh a = 9mm lắp đặt
trên tấm lưng của đụt lưới đáy ngư dân hiện đang sử dụng.
- Phương án 3: Sử dụng tấm lọc dạng mắt lưới hình vuông có cạnh a = 11mm lắp đặt
trên tấm lưng của đụt lưới đáy ngư dân hiện đang sử dụng.
Kết quả khảo sát ý kiến của 7 hộ làm nghề lưới đáy tại đầm Nại cho thấy:

21


- Có 100% hộ sẽ sử dụng đụt lưới M2 nhằm làm tăng khả năng lọc tôm nhỏ theo đúng
quy định của Nhà nước nếu cơ quan quản lý thủy sản của tỉnh Ninh Thuận yêu cầu.
- Có 100% hộ sẽ sử dụng thiết bị lọc M3 lắp đặt trên tấm thân của đụt lưới đáy nhằm
làm tăng khả năng lọc tôm nhỏ nếu triển khai đồng bộ 1 trong 2 điều kiện sau: (1). Cấm triệt
để nghề lờ dây hoạt động KTTS trong đầm Nại và (2). Cho phép nghề lờ dây hoạt động
nhưng kích thước mắt lưới ở phần túi phải tăng lên 1,5 lần so với hiện tại (hiện tại là 2a =
15mm) và kết cấu chỉ lưới không thay đổi.
- Không có hộ nào chấp thuận việc lắp đặt thiết bị lọc M4 cho lưới đáy hoặc trong quá
trình khai thác chỉ chọn bắt các cá thể đủ chiều dài tối thiểu theo quy định của Nhà nước nếu
không có hỗ trợ bước đầu.
Từ phân tích như trên, NCS đã lựa chọn phương án 2, sử dụng tấm lọc mắt lưới hình
vuông, có a = 9mm lắp đặt trên tấm lưng của đụt lưới ngư dân hiện đang sử dụng.
Tổ chức thực hiện mô hình thí điểm và kết quả đạt được của giải pháp
Bước 1: Tổ chức đối thoại với ngư dân về thực hiện giải pháp khai thác hợp lý NLTS
tại đầm Nại.

- Tuyên truyền pháp luật, quy định về khai thác, bảo vệ và phát triển NLTS tại đầm
Nại, làm cho ngư dân hiểu rõ tác hại của việc khai thác cá con và cá chưa trưởng thành là vi
phạm pháp luật và ảnh hưởng nghiêm trọng đến lượng bổ sung NLTS.
- Giúp cho ngư dân hiểu rõ nghề đáy họ đang làm là nghề gây hại NLTS như thế nào
và là nghề đã bị pháp luật cấm hoạt động ở một số khu vực trên địa bàn toàn tỉnh.
- Trình bày cách làm thế nào để lưới đáy của họ trở nên hoạt động không gây hại
NLTS. Ai là người giúp họ lắp đặt thiết bị chọn lọc vào đụt lưới đáy mà họ đang làm.
Bước 2: Tổ chức đăng ký thực hiện giải pháp lắp đặt thiết bị lọc trên đụt lưới đáy.
Sau cuộc họp, NCS đã phối hợp với cán bộ Chi cục Thủy sản và Tổ Trưởng đến từng
gia đình làm nghề lưới đáy, từng giàn đáy trực tiếp vận động. Kết quả ban đầu, tháng 11
năm 2016 đã có 2 hộ chủ đáy đăng ký thực hiện giải pháp, gồm: ông Dương Văn Châu và
ông Dương Ngọc Tuấn.
Bước 3: Tổ chức thực hiện mô hình.
- Giới thiệu mô hình
+ Cả 2 hộ sử dụng chung 01 chiếc tàu, số đăng ký: NT00360TS, trước đây lắp máy
15CV nhưng hiện nay đã gỡ bỏ (do khoảng cách di chuyển ngắn và máy đã bị hỏng), tàu vỏ
gỗ có chiều dài 8,50m và chiều rộng 2,55m.
+ Mỗi hộ có 2 giàn lưới đáy, các thông số kỹ thuật giống nhau.
- Tiến hành lắp ráp thiết bị chọn lọc lên đụt lưới đáy.
+ Công đoạn 1: Lựa chọn tấm lưới hình thoi, có cạnh mắt lưới 9mm và tiến hành cắt
xiên hoàn toàn để có tấm lưới hình chữ nhật, chiều dài 116 cạnh và chiều ngang 107 cạnh
mắt lưới.
+ Công đoạn 2: Lắp ráp dây giềng quanh tấm lưới đã được cắt ra bằng dây PPΦ4 và
kéo chéo góc, để mắt lưới hình thoi trở thành hình vuông.
+ Công đoạn 3: Cắt tấm lưng của đụt lưới có kích thước phù hợp với tấm lọc mắt
vuông vừa tạo ra.
+ Công đoạn 4: Ghép tấm lọc mắt lưới hình vuông vào phần đụt đã bị cắt và hoàn
thiện đụt lưới.
- Kết quả theo dõi hoạt động sản xuất của 2 mô hình lắp đặt thiết bị lọc cá non từ ngày
14 đến 30/11/2016 (từ ngày 15 tháng 10 đến ngày 02 tháng 11 âm lịch).

+ Chủ hộ Dương Văn Châu: năng suất khai thác trung bình của miệng lưới lắp đặt
thêm thiết bị lọc (4,2 kg/mẻ lưới) thấp hơn miệng đáy không lắp đặt (5,1 kg/mẻ lưới).
+ Chủ hộ Dương Ngọc Tuấn: năng suất khai thác trung bình của miệng đáy lắp đặt

22


×