Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

đánh giá hiện trạng, bước đầu đề xuất các giải pháp để phục hồi nguồn lợi thủy sản tại đầm nại – ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.88 KB, 65 trang )


1

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam với đường bờ biển dài 3.260 km, bao gồm hơn 4.000 hòn đảo lớn nhỏ,
nhiều vũng vónh, eo biển, đầm phá. Đặc biệt ven biển Việt Nam có 12 đầm phá
điển hình, nằm dọc ven biển các tỉnh Trung bộ và Nam Trung bộ, thuộc hai nhóm:
nhiệt đới ẩm, mưa nhiều và khô hạn, ít mưa. Đầm phá ven biển là một loại hình
thủy vực tiêu biểu, được ngăn cách với biển bởi các roi cát chắn ngoài, có một vài
cửa sông mang nước ngọt đổ vào và thông với biển bởi một hoặc vài cửa. Đầm phá
cũng là hệ sinh thái đặc thù: nông, nửa kín/gần kín, nơi giao lưu giữa nước ngọt và
nước mặn, nơi thuận lợi cho các loài thủy sản sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra
đầm phá còn có chức năng sinhh thái quan trọng cho toàn vùng bờ và chứa đựng
tiềm năng kinh tế đa mục tiêu. Nhưng phần lớn các đầm phá ở nước ta chỉ được đưa
vào khai thác và nuôi trồng thủy sản, các tiềm năng khác chưa được sử dụng hợp lý.
Việc sử dụng tài nguyên đầm chưa theo qui hoạch, tài nguyên bò khai thác quá mức,
vượt quá ngưỡng phục hồi và sức tải của đầm. Chính vì vậy đã làm cho nguồn lợi
suy giảm nhanh chóng và môi trường ô nhiễm. Đầm Nại là một thủy vực nằm ở phía
đông tỉnh Ninh Thuận, thuộc chuỗi đầm phá ven biển Nam Trung bộ – Việt Nam
cũng không nằm ngoài qui luật đó.
Vùng đầm phá là nơi thuận lợi cho các hoạt động kinh tế. Do đó dân cư sống chủ
yếu tập trung xung quanh đầm. Đặc điểm của cư dân ven biển và đầm phá là đông
con, trình độ học vấn hạn chế, đời sống còn nhiều khó khắn. Nên buộc họ phải tăng
cường khai thác và đánh bắt tất cả những gì có thể sử dụng được để đáp ứng nhu cầu
thiết yếu hàng ngày. Đa số người dân sống chủ yếu bằng nghề khai thác. Cũng
chính từ đó làm cho nguồn lợi ở các đầm phá ven biển nước ta trong một vài năm
gần đây giảm sút nhanh chóng. Điều này đã đặt ra là phải có những nghiên cứu cụ
thể nhằm đánh giá về hiện trạng nguồn lợi cũng như môi trường ở các đầm phá và

2
đề ra các giải pháp hợp lý để sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên


trong đó đặc biệt là nguồn lợi thủy sản.
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Phòng đào tạo, Ban Chủ nhiệm
khoa Nuôi trồng thủy sản, Tiến só Nguyễn Đình Mão. Tôi được giao thực hiện đề tài
tốt nghiệp: “Đánh giá hiện trạng, bước đầu đề xuất các giải pháp để phục hồi nguồn
lợi thủy sản tại đầm Nại – Ninh Thuận” với các nội dung sau:
• Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và một số đặc điểm kinh tế xã hội khu vực đầm Nại – Ninh Thuận.
• Đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản ở đầm Nại – Ninh Thuận.
• Tìm hiểu những nguyên nhân chính gây suy giảm nguồn lợi và đề xuất các giải pháp phục hồi.
Bước đầu mới làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học nên không thể
tránh khỏi những thiếu sót trong báo cáo, tôi mong đựơc sự đóng góp q báu của
thầy cô và bạn bè để báo cáo được hoàn thiện hơn.
















3
MỤC LỤC


Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: TỔNG LUẬN 3
I. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGUỒN LI THUỶ SẢN TRÊN THẾ GIỚI .3
II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGUỒN LI THUỶ SẢN Ở VIỆT NAM 5
1. Nguồn lợi sinh vật phù du 5
2. Nguồn lợi cá 5
3. Nguồn lợi động vật thân mềm 7
4. Nguồn lợi giáp xác 8
5. Nguồn lợi San Hô 8
6. Nguồn lợi rong biển Việt Nam 8
7. Nguồn lợi động vật bò sát 9
8. Nguồn lợi Rừng ngập mặn 9
9. Một số kết quả điều tra nguồn lợi đầm phá ở Việt Nam 9
III.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGUỒN LI THUỶ SẢN NINH THUẬN VÀ VỊNH
PHAN RANG 11
PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
1. Thời gian và đòa điểm nghiên cứu 13
2. Phương pháp thực hiện 13
2.1. Sơ đồ nghiên cứu 14
2.2. Phương pháp nghiên cứu 14
3. Phương pháp xử lý số liệu 14
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 16
I.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
ĐẦM NẠi 16

4
1. Điều kiện tự nhiên 16
1.1. Vò trí đòa lý 16

1.2. Đòa hình Đầm Nại 17
1.3. Đặc điểm khí tượng thuỷ văn Đầm Nại 17
1.3.1. Đặc điểm khí tượng 17
1.3.2. Nguồn cung cấp nước và chế độ thuỷ văn 18
1.4. Đòa chất và thổ nhưỡng 19
1.5. Môi trường đầm Nại 19
2. Một số đặc điểm kinh tế – xã hội 19
2.1. Dân số 19
2.2. Trình độ dân trí 21
2.3. Cơ cấu nghề nghiệp 22
2.4. Mức sống của ngư dân ven đầm Nại 23
II. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC 24
1. Phương tiện, ngư cụ khai thác 24
1.1 Phương tiện 24
1.2 Ngư cụ khai thác 24
2. Mùa vụ khai thác 26
3. Năng suất khai thác 26
4. Đối tượng và kích thước 29
5. Hình thức tiêu thụ sản phẩm và giá cả 29
6. Hoạch toán kinh tế trong khai thác thuỷ sản trên đầm Nại 31
III. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY SUY GIẢM NGUỒN LI THỦY SẢN
VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 34
1. Nguyên nhân chính gây suy giảm nguồn lợi 34
1.1. Khai thác quá mức 34
1.2. Khai thác hủy diệt 34

5
1.3. Ô nhiễm môi trường 35
1.4. Diện tích đầm bò thu hẹp 38
1.5. Chặt phá rừng ngập mặn 39

1.6. Dân số 39
2. Một số giải pháp khắc phục nguồn lợi 39
2.1.Hạn chế gia tăng dân số 39
2.2. Tạo công ăn việc làm 40
2.3. Cải thiện môi trường 40
2.4. Nghiêm cấm hoạt động khai thác hủy diệt trên đầm 42
2.5. Khôi phục nguồn lợi 43
2.6. Tuyên truyền giáo dục cho người dân trong việc bảo vệ nguồn lợi 43
2.7. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học để biết mùa vụ sinh sản, di chuyển
hạn chế khai thác 44
2.8. Trồng lại rừng ngập mặn 44
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 45
I. KẾT LUẬN 45
II. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC









6

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo, Ban Chủ
nhiệm Khoa Nuôi trồng Thủy sản đã đồng ý cho phép tôi thực hiện đề tài này.

Xin chân thành cảm ơn Sở Thủy sản Ninh Thuận, Trung tâm khuyến ngư, Chi cục
bảo vệ nguồn lợi tỉnh Ninh Thuận, Ủy ban nhân dân huyện Ninh Hải.
Xin chân thành cảm ơn các cô chú chủ tòch, phó chủ tòch các xã Tân Hải, Hộ Hải,
Khánh Hải, Tri Hải, Phương Hải. Các chú trưởng thôn: Tri Thủy, Hòn Thiên, Khánh
Giang,Phương Cựu . Cảm ơn gia đình chú Võ Só Tráng, Huỳnh Sanh đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi nhất cho tôi trong thời gian thưc tập.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Tiến só Nguyễn Đình Mão,
Kỹ sư Lưu Xuân Vónh, cùng gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành cuốn báo
cáo này.

Nha Trang, ngày 19 tháng 11 năm 2005

Sinh viên


Kiều Minh Khuê












7
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Cơ cấu dân số của các thôn hành nghề khai thác thủy sản trên đầm Nại. .20
Bảng 2: Trình độ dân trí của ngư dân khai thác ven đầm Nại (n = 111) 21
Bảng 3: Cơ cấu nghề nghiệp của ngư dân ven đầm Nại 22
Bảng 4: Mức sống của ngư dân ven đầm Nại 23
Bảng 5: Số lượng sỏng khai thác và số lượng sỏng hiện có 24
Bảng 6: Số lượng và kích thước mắt lưới của từng loại nghề 25
Bảng 7: Năng suất khai thác tôm, ghẹ, cá trên đầm Nại năm 2005 27
Bảng 8: Năng suất khai thác Ngao, Sò, Ốc, Hầu trên đầm Nại năm 2005 28
Bảng 9: Năng suất khai thác sò (Kg/ngày/hộ) theo năm (Nguyễn Trọng Nho, 2003).28
Bảng 10: Đối tượng và kích thước của một số loài khai thác trên đầm Nại 29
Bảng 11: Giá bán một số đối tượng khai thác trên đầm Nại 31
Bảng 12: Chi phí cho hoạt động khai thác của 1 hộ trong năm 32
Bảng 13: Doanh thu 1 ngày của 1 hộ KTTS trên đầm Nại 33
Bảng 14:Lợi nhuận của một người KTTS trên đầm Nại trong 1 năm 34
Bảng 15:Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của các xã quanh đầm Nại năm 2005 35
Bảng 16: Diện tích sản xuất muối đầm Nại qua các năm 36
Bảng 17: Diễn biến diện tích nuôi trồng thủy sản ở đầm Nại qua các năm 38










8
DANH MỤC HÌNH
Trang

Hình 1: Sơ đồ khối nghiên cứu 14
Hình 2:Bản đồ đầm Nại 17
Hình 3: Ngư cụ, hoạt động khai thác và vá lưới 25
Hình 4: Khi ngư dân khai thác trở về bến 26
Hình 5: Sản phẩm khai thác từ đầm Nại 30
Hình 6: Nước thải từ làm muối ra đầm Nại 37
Hình 7: Nước thải và giác thải từ sinh hoạt 37
Hình 8: Diện tích đầm bò lấn để nuôi trồng thuỷ sản 38
Hình 9: Mô hình nuôi rong cải thiện môi trường trong ao nuôi 41
Hình 10: Bảng báo cấm một số hoạt động khai thác thuỷ sản trên đầm Nại 43
















9
MỘT SỐ KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
TVPD: Thực vật phù du
ĐVPD: Động vật phù du

ĐVTM Động vật thân mềm
ĐVĐ: Động vật đáy
TVĐ: Thực vật đáy
KTTS: Khai thác thuỷ sản
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
CĐ/THCN: Trung học chuyên nghiệp
NTTS: Nuôi trồng thuỷ sản
CN: Công nghiệp
VNĐ: Việt Nam Đồng
ppt: Phần ngìn
h: Giờ


10
PHẦN I: TỔNG LUẬN
I. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGUỒN LI THUỶ SẢN TRÊN THẾ GIỚI
Gulland (1970, 1971) đã ước tính tiềm năng cực đại đối với những loài khai thác
biển truyền thống ngoại trừ động vật chân đầu khoảng 100 triệu tấn/năm.
Những nỗ lực để đánh giá nguồn lợi thuỷ sản của thế giới đã được bắt đầu bằng
hàng loạt các nghiên cứu của FAO (từ 1950-2004).
Sản lượng thuỷ sản trên thế giới tăng đều đặn từ 19,3 triệu tấn năm 1950 và hơn 100
triệu tấn năm 1989 và gần 134 triệu tấn năm 2002. Đối với khai thác hải sản sau khi đạt
được 80 triệu tấn năm 1980 và đạt kỷ lục 87,6 triệu tấn năm 2000 và giảm nhẹ 84,4 triệu
tấn năm 2002, nhóm đóng vai trò quan trọng trong khai thác hải sản là loài thủy sản sống
tầng mặt. Cũng chính từ áp lực khai thác và thay đổi môi trường dẫn đến sự suy giảm một
cách đáng kể 3 loài Peruvian anchoveta, Sardine, cá thu Chilean jack ở Đông Nam Thái
Bình Dương trong những năm gần đây (FAO, 2004).
Nguồn giống thuỷ sản trên thế giới vẫn khai thác một cách bền vững và tăng lên
một cách đều đặn từ năm 1974 đến 1995. Sau năm 1995 tiềm năng về giống giảm

xuống rõ rệt, giảm từ 40% năm 1970 xuống còn 24% vào năm 2004 (FAO, 2004).
FAO (2004) cho biết giữa năm 2000 – 2002 thì đánh bắt giảm ở Tây bắc, Đông
Nam Thái Bình Dương và Trung đông, Tây Nam Đại Tây Dương. Ở Đông Nam
Thái Bình Dương việc đánh bắt động vật chân đầu đã giảm sút đến mức trầm trọng
từ 1,2 triệu tấn năm 1999 còn 0,5 triệu tấn năm 2002.
FAO (2004) cũng đã đưa ra thống kê về 10 nước khai thác hải sản đứng đầu thế
giới đó là Trung Quốc, Pêru, Mỹ, Inđônêxia, Nhật Bản, Chi Lê, Ấn Độ, Nga, Thái
Lan, Na Uy và 10 loài hải sản có sản lượng cao là Anchoveta, Alasca Pollock,
Skipijck tuna, Capelin, Atlantic herring, Japanese anchovy, Chilean jiack mackerel,
Blue whiting, Chub mackerel, Largehead hairtail.
Hà Xuân Thông (2000), cho biết 50 năm qua sản lượng hải sản khai thác được
của thế giới đã gia tăng 5 lần, làm cho nguồn lợi hải sản bò khai thác quá mức. Sản

11
lượng giảm sút đáng kể ở hai vùng Đông Nam và Tây Bắc Đại Tây Dương, chỉ
trong hai thập kỷ qua đã giảm tới 60% sản lượng khai thác. Trong khi đó ở Thái
Bình Dương chỉ giảm 20%.
Khu vực Đông Nam Á và Nam Á cũng là một trong những khu vực có nghề thuỷ
sản lớn nhất thế giới. Tổng sản lượng thuỷ sản ở hai khu vực này năm 1994 đạt 19,5
triệu tấn chiếm 27% tổng sản lượng thuỷ sản toàn cầu. Bốn nước có sản lượng lớn
khu vực này là Ấn Độ, Inđônêxia, Thái Lan, Philippin. Trong đó tôm là sản phẩm
khai thác biển có giá trò cao nhất ở khu vực này.
Hà Xuân Thông cũng đưa ra những dự đoán của FAO là:
+ Sản lượng hải sản có thể tăng do các nước phát triển kinh tế ở các vùng còn
khả năng phát triển như Ấn Độ Dương.
+ Khả năng phục hồi một số nguồn lợi do quản lý tốt.
+ Nguồn lợi cá đáy có giá trò cao ở Đại Tây Dương và có giá trò thấp hơn ở Thái
Bình Dương sẽ được gia tăng khai thác.
+ Có thể tăng sản lượng cá Trích nhỏ ở gần bờ Đại Tây Dương nếu giảm chi phí
khai thác.

+ Sản lượng cá nước ngọt khai thác trong nội đòa của nhiều nước cũng có khả
năng được gia tăng do càng ngày môi trường sinh thái được quản lý tốt hơn.
Nguyễn Chu Hồi (2003) cho biết ASEAN nằm trong vùng trung tâm Tây Thái
Bình Dương, nơi đánh bắt tới một nửa cá ngừ vằn và cá vây vàng của thế giới.
Trong suốt những năm 80, tổng sản lượng cá đánh bắt của vùng trung tâm Tây Thái
Bình Dương đều đạt mức từ 600.000 – 800.000 tấn. Đánh bắt cá tập trung nhất trong
vònh Thái Lan, eo biển Malaca, phần nước nông của biển nam Java và vùng biển
Philippin. Một số loài cá nổi nhỏ vùng ven biển của ASEAN đang tiến dần đến mức
khai thác tới hạn như cá Thu, cá Sòng Tròn, cá Trích. Các loài cá nổi lớn vùng ven
biển đã được khai thác từ mức thấp đến mức trung bình trong những năm gần đây.
II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGUỒN LI THUỶ SẢN Ở VIỆT NAM

12
1. Nguồn lợi sinh vật phù du
Những công trình đầu tiên nghiên cứu về nguồn lợi ở vùng ven bờ biển Việt Nam
là của Maurise Rose (1920 – 1926) đã công bố 42 loài TVPD và 56 loài ĐVPD.
R. Serène (1937) công bố danh mục 47 loài chân mái chèo ở vùng biển Việt Nam.
Hoàng Quốc Trương (1962 – 1963 và 1967) đã xác đònh 245 loài TVPD ở vònh Nha Trang.
A.Shirota (1966) đã công bố danh sách có kèm theo hình vẽ của 72 loài giáp xác
chân chèo ở vùng biển miền Nam Việt Nam.
Nguyễn Tiến Cảnh et al. (2001) đã xác đònh ở vùng biển quần đảo Trường Sa có
313 loài TVPD và 299 loài ĐVPD.
Nguyễn Dương Thạo (2001) nghiên cứu về vùng biển miền Nam Việt Nam đã
xác đònh được 170 loài TVPD và 219 loài ĐVPD.
Phạm Thược (2001) đã xác đònh được 171 loài TVPD và 105 loài ĐVPD ở vùng
biển giữa vònh Thái Lan.
Toàn bộ vùng biển Việt Nam có 537 loài TVPD và 657 loài ĐVPD không kể
động vật nguyên sinh (Protozoa).[34]
2. Nguồn lợi cá
2.1. Nguồn lợi cá nước ngọt

Công trình đầu tiên nghiên cứu nguồn lợi cá nước ngọt ở nước ta là của H.E.
Sauvage (1881) đã thống kê được 139 loài cá chung cho toàn bộ Đông Dương và
mô tả 2 loài mới ở miền Bắc Việt Nam.
Sau khoảng một thế kỷ thu thập vật mẫu và phân loại các loài cá sống ở các vực
nước ngọt chính trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, đã thống kê được 544 loài và phân
loài cá nằm trong 18 bộ, 57 họ và 228 giống. Có 5 bộ cá quan trọng là bộ cá Chép
(Cypriniformes), Bộ cá Nheo (Silurifomes), Bộ cá Vược (Percifomes), Bộ cá Trích
(Clupeidae), Bộ cá Bơn (Pleuronectifomes). Các loài cá kinh tế nước ngọt gồm 97
loài nằm trong 23 họ.
2.2. Nguồn lợi cá biển

13
Những nghiên cứu đầu tiên về khu hệ cá ở Đông Dương đã được Pellegrin
(1905) và Chabanaud (1926) công bố, trong đó chủ yếu là ở Trung Bộ, Nam Bộ
Việt Nam và vònh Thái Lan.
Từ năm 1925 – 1987 đã có sự hợp tác giữa chính phủ Việt Nam với Trung Quốc, Nhật
Bản, Liên Xô và sự hỗ trợ của UNDP/ FAO để nghiên cứu khu hệ cá ở vùng biển Việt Nam.
Đào Mạnh Sơn (2001) trong đề tài “Nguồn lợi hải sản xa bờ vònh Bắc Bộ, Đông
Nam Bộ và vùng biển giữa biển đông của Việt Nam” đã xác đònh được 338 loài cá
thuộc 107 họ. Tác giả cho biết trữ lượng hải sản vùng biển xa bờ trong phạm vi
nghiên cứu ước tính khoảng 2 triệu tấn và khả năng khai thác xấp xỉ 1 triệu tấn.
Phạm Thược (2001) đã xác đònh vùng biển giữa vònh Thái Lan có khu hệ cá gần
100 loài thuộc 51 họ, chiếm tỷ lệ cao là cá Trác và cá Lượng.
Phạm Thược (2001) khi nghiên cứu nguồn lợi hải sản gần bờ Việt Nam đã xác
đònh được 1.145 loài hải sản, trong đó khoảng 100 loài có giá trò kinh tế, các loài cá
đáy chiếm 80% và cá nổi 20%. Trữ lượng cá tầng đáy ước tính từ sản lượng lưới kéo
đáy ở vùng biển Việt Nam khoảng 1,4 triệu tấn và cá tầng mặt 2,0 triệu tấn. Tổng
ước tính trữ lượng cho cả cá tầng mặt và cá tầng đáy ở vùng biển Việt Nam khoảng
3,4 – 3,5 triệu tấn, khả năng khai thác khoảng 1,4 – 1,5 triệu tấn.
Nguyễn Chu Hồi (2004) cho biết vùng biển nước ta tính đến nay đã phát hiện

được 2.038 loài cá trong đó trên 100 loài cá kinh tế.
Đào Mạnh Sơn (2005) đã xác đònh vùng biển Việt Nam có trên 2.000 loài cá,
nhưng số lượng của mỗi loài ít và số loài cá kinh tế có khoảng 130 loài. Trữ lượng
cá ở vùng biển xa bờ là 2.378.000 tấn (cá nổi chiếm 72% và cá đáy 28%). Trữ lượng
cá đáy ở vùng biển xa bờ khoảng 660.000 tấn, khả năng khai thác là 264.000 tấn và
trữ lượng cá nổi xa bờ ước tính khoảng 1,7 triệu tấn, khả năng khai thác trên dưới
830.000 tấn, trong đó cá nổi đại dương có trữ lượng là 510.000 tấn và khả năng khai
thác khoảng 230.000 tấn.

14
Nhìn chung khu hệ cá biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Có số họ nhiều nhưng số giống trong từng họ chưa nhiều đặc biệt số loài trong một
giống ít. Đa số các loài cá sống tản mạn ít kết đàn. Các loài cá thường gặp là cá
Nục, cá Trích, cá Mối, cá Phèn, cà Lượng, cá Hố… Các loài cá kinh tế như họ cá
Nhám (Carchahinidae), họ cá Đuối (Dasyatidae), họ cá Đối (Mugilidae)…[34]
2.3. Nguồn lợi cá rạn san hô
Ở vùng biển Việt Nam đến nay đã xác đònh được 635 loài thuộc 62 họ. Có 4 họ
có số lượng nhiều nhất là họ cá Thia (Pomacentridae), họ cá Bàng Chài (Labridae),
họ cá Bướm (Chaetodontidae), họ cá Mó. Một số loài cá có giá trò kinh tế ở rạn san
hô như cá Mập, cá Đuối, cá Mú, cá Hồng.[34]
2.4. Nguồn lợi cá vùng cửa sông
Vũ Trung Tạng (1994) cho biết khu hệ cá thuộc toàn bôï vùng cửa sông dọc bờ
biển nước ta được tổng hợp lại lên tới 580 loài thuộc 110 họ của 25 bộ cá.
3. Nguồn lợi động vật thân mềm
Nguyễn Hữu Phụng et al. (1994) đã cho biết có tới 2.500 loài thân mềm ở vùng biển
Việt Nam.
Dương Trí Dũng et al. (2001) đã xác đònh ven biển thò xã Bạc Liêu có 7 loài động
vật hai mảnh vỏ, một số loài có giá trò kinh tế như Nghêu Bến Tre (Meretric lyrata),
sò Huyết (Anadara granosa).
Nguyễn Hữu Phụng et al. (2001) đã xác đònh động vật thân mềm thuộc lớp chân

bụng (Gastroposda) và lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia) ở ven biển Việt Nam có 15 loài
ốc và 22 loài Ngao. Tổng sản lượng của chúng ùc tính 300.000 – 350.000 tấn.
Nguyễn Xuân Dục (2003) trên cơ sở tổng kết các kết quả khảo sát từ 1959 đến nay ở
vònh Bắc Bộ và vùng biển ven bờ đã đưa ra bản danh mục 352 loài thân mềm hai mảnh vỏ
thuộc 143 giống, 43 họ, 8 bộ, 3 lớp phụ. Tác giả cũng cho biết ở Việt Nam thì ĐVTM chân
bụng lớp phụ mang sau là 193 loài thuộc 91 giống, 44 họ, 5 bộ, động vật nhiều tấm vỏ là 27
loài thuộc 15 giống, 7 họ, 2 bộ phụ của bộ Neoloricata.

15
Theo thống kê của bộ Thuỷ sản (1996) ở vùng biển Việt Nam thì lớp hai mảnh vỏ
(Bivalvia) có tới 13 họ. Lớp chân đầu (Cephalopoda) là 53 loài (có 3 loài mới) trong
đó vònh Bắc Bộ 32 loài, vùng biển phía Nam 40 loài.
4. Nguồn lợi giáp xác
Nguồn lợi tôm he: ở vùng biển Việt Nam đã bắt gặp 225 loài tôm thuộc 68 giống
của 21 họ tôm biển khác nhau trong đó họ tôm he – Penaeidae có số lượng loài
đông nhất 77 loài chiếm 34,32%. Các loài có giá trò kinh tế và xuất khẩu chiếm trên
50% như Penaeus indicus, P . monodon, Metapenaeus ensis, M . affinis.
Nguồn lợi tôm hùm đã xác đònh được 9 loài thuộc họ tôm hùm (Palinuridae) một số loài
có giá trò kinh tế cao như Panulirus ornatus, P. vercicolor …[34]
5. Nguồn lợi san hô
Với tổng số 69 giống san hô tạo rạn đã phát hiện ở vùng biển ven bờ Việt Nam,
trong đó vùng ven bờ Nam Trung Bộ có sự đa dạng về giống cao nhất 67 giống,
vùng biển Bắc Trung Bộ, vònh Bắc Bộ, Đông Nam Bộ có số giống xấp xỉ nhau 48
và 49 giống, vùng biển Tây Nam Bộ mới phát hiện 43 giống [34]
6. Nguồn lợi rong biển Việt Nam
Rong câu ở ven biển phía Bắc Việt Nam có 13 loài, phía Nam có 11 loài, có 5 loài
chung cho cả 2 miền nam bắc.
Rong mơ ở ven biển nước ta đã xác đònh được 49 loài, 5 biến loài và 3 dạng khác
trong đó 12 loài phân bố cả miền Nam và miền Bắc. Ở Việt Nam có khoảng 10 – 15
loài có sản lượng tự nhiên lớn, có giá trò kinh tế cao.

Rong mứt (Porphyra tenava) ở nước ta đã phát hiện 3 loài, rong đông (Hypnea) là 12
loài khác nhau.[34]


7. Nguồn lợi động vật bò sát

16
Rắn biển: căn cứ vào số mẫu vật rắn biển, viện Hải dương học đã thu được từ trước đến
nay và phân loại được 15 loài rắn biển.
Đào Văn Tiến (1976) đã nêu lên 5 loài rùa biển ở nước ta.
8. Nguồn lợi rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn ở nước ta đã xác lập được 74 loài trong hai nhóm:
Nhóm I : Những loài cây ngập mặn điển hình gồm 35 loài thuộc 20 chi và 16 họ.
Nhóm II: Gồm những loài gia nhập vào rừng ngập mặn gồm 20 loài thuộc 35 chi 27 ho.ï[34]
9. Một số kết quả điều tra nguồn lợi đầm phá ở Việt Nam
Vũ Trung Tạng (1994) đã thống kê kết quả nghiên cứu từ trước đến nay cho thấy:
+ Phá Tam Giang – Cầu Hai đã thống kê được 75 loài TVPD tại các phá nam sông
Hương, còn khu hệ TVPD toàn giải phá Thừa Thiên có tới 153 loài. Động vật nổi đã xác
đònh được 34 loài. Khu hệ cá của phá Thừa Thiên và sông Hương lần đầu tiên được công
bố la ø138 loài.
+ Đầm Ô Loan có khoảng 30 loài TVĐ, ĐVĐ, chỉ riêng ĐVTM đã gặp 16 loài, tôm
13 loài, cá trong đầm thống kê được 71 loài thuộc 39 họ.
+ Vònh Quy Nhơn: đã xác đònh được 185 loài TVPD, 58 loài ĐVPD và 6 dạng ấu
trùng động vật không xương sống khác, thực vật đáy 136 loài, động vật đáy xác đònh
được 192 loài, chiếm đa số là thân mềm (100 loài) sau đó chân đốt 71 loài. Khu cá
đã xác đònh được 114 loài thuộc 60 họ, 15 bộ cá. Những loài có sản lượng cao là cá
Đối (Mugil cephalus), cá Dìa (Siganus guttatus), cá Đăng (Therapon jarbua), cá
Hồng (Lutianus russelti).
+ Đầm Nha Phu đã xác đònh được 529 loài, trong đó TVPD 116 loài, ĐVPD 44 loài,
TVĐ 104 loài, ĐVĐ 172 loài và cá 93 loài, phần lớn các giống chỉ có 1 loài chiếm

68,5% tổng số.
Nguyễn Đình Mão (1998) tổng hợp ở các đầm Thò Nại, Nha Phu, Ô Loan đã xác
đònh được 184 loài cá thuộc 119 giống và 76 họ. Một số cá kinh tế trong các đầm

17
phá ven biển Nam Trung Bộ là: cá Đối Mục – Mugil cephalus, cá Đối Anh – M
.engeli, cá Móm Gai Dài – Gerres fila mentocus, cá Dìa Công – Signanus guttatus.
Nguyễn Thò Mai Anh và Hồ Văn Thệ (2001) khi nghiên cứu ở đầm Cù Mông và
vònh Xuân Đài đã xác đònh được 135 loài thuộc 3 lớp tảo, trong đó tảo Silic
(Bacillariophyta) có 87 loài, tảo Giáp (Dinophyceae) có 47 loài, tảo Kim có 1 loài.
Nguyễn Văn Khôi (2001) trong đề tài “Đánh giá tiềm năng sinh học và nguồn
lợi thuỷ sản Đầm Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã xác đònh được 99 loài TVPD
và 38 loài ĐVPD, 132 loài thuỷ sản trong đó có 115 loài cá (18 loài có giá trò kinh
tế), 7 loài tôm cua, 9 loài trai, ốc, 1 loài Hải sâm. Sản lượng cá khai thác trong
những năm gần nay khoảng 100 – 120 tấn/năm trung bình mỗi năm giảm 15%, năng
suất khai thác chỉ đạt 86/kg/ha/năm.
Nguyễn Văn Chung (2003) cho biết thành phần loài ĐVTM trong các đầm phá
Nam Trung Bộ là 120 loài, trong đó lớp 2 mảnh vỏ (Bivalvia) có khoảng hơn 30
loài. Một số loài có giá trò kinh tế như sò Huyết (Anadara granosa), Ngao dầu
(Meretrix meretrix), Nghêu (M .lytata), Vẹm xanh (Perna viridis).
Nguyễn Trọng Nho et al (2003). đã xác đònh được 2 loài sò Huyết ở Đầm Nại là
Anadara granosa và A .nodifera.
Nguyễn Văn Lục và Phi Nguyên Uy Vũ (2003) qua nghiên cứu ở đầm Trà Ổ, Đề
Gi và Thò Nại Bình Đònh đã xác đònh được 2 loài thuộc họ cá Chình thường gặp là cá
Chình Bông – Anguilla marmorata và cá Chình Mua – Anguilla bicolor pacifica.
Vùng biển Việt Nam có sự đa dạng và phong phú về thành phần giống loài sinh
vật tới 11.000 loài. Trong tổng loài được phát hiện có khoảng 6.000 loài ĐVĐ,
2.038 loài cá, 653 loài rong biển, 657 loài ĐVPD, 537 loài TVPD, 94 loài thực vật
ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 12 loài thú biển và
43 loài chim nước. Nhìn chung các công trình nghiên cứu về nguồn lợi thuỷ sản Việt

Nam trước năm 1945 chủ yếu do người nước ngoài. Sau khi nước nhà hoàn toàn giải

18
phóng 1975 được sự quan tâm của chính phủ cùng sự giúp đỡ của các nước anh em.
Nên các nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam đã được điều tra cơ bản và khái quát hơn.[10]
III. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGUỒN LI THUỶ SẢN NINH THUẬN VÀ
VỊNH PHAN RANG
Bờ biển Ninh Thuận dài 105 km, vùng đặc quyền kinh tế 24.480 km
2
, diện tích
vùng biển nội thuỷ 1.800 km
2
, có các cửa biển là cà Ná, Đông Hải, Khánh Hội,
Vónh Hy. Đặc biệt vùng biển Ninh Thuận nằm trong khu vực nước trồi mạnh nhất
của vùng thềm lục đòa phía Nam. Nên đây là một trong 4 ngư trường lớn nhất và
giàu nguồn lợi nhất về các loài hải sản của cả nước.
Khu hệ cá vùng biển Ninh Thuận rất phong phú và đa dạng có thể chia làm 2 nhóm
+ Nhóm cá nổi 146 loài (chủ yếu cá cơm) chiếm 27,13% tổng số loài .
+ Nhóm cá đáy 392 loài (chủ yếu cá Mối vạch, cá Mú xám, cá Nục xồ) chiếm
72,86% tổng số loài.
Nguồn lợi mực có khoảng 20 loài trong đó 6 loài mực nang, 4 loài mực ống, 2 loài mực lá.
Nguồn lợi tôm thì vònh Phan Rang không phải là bãi đẻ của tôm hùm nhưng lại là
nơi cư trú của tôm hùm con. Số lượng tôm hùm con mà nhân dân lặn bắt được hàng
năm từ 200.000 – 300.000 con (Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thuỷ sản Ninh
Thuận giai đoạn 2001 – 2010, 2002).
Rong vùng biển Ninh Thuận có đến 194 loài rong và 4 loài cỏ biển. Trong đó
rong lam 3 loài, rong đỏ 82 loài, rong nâu 27 loài và lục 50 loài.[30]
Biển Ninh Thuận được coi là một trong những trung tâm phát triển san hô tạo rạn
lâu đời ở nước ta với 120 loài thuộc 65 giống. Nguồn lợi sinh vật trong rạn san hô rất
phong phú, chỉ tính riêng rạn san hô ở vònh Phan Rang đã có 9 loài thân mềm, 2 loài

ra gai, 3 loài giáp xác, 3 loài cỏ biển, 22 loài rong biển và hàng trăm loài cá rạn san hô.
Ở vùng biển Ninh Thuận đã xác đònh được 391 loài TVPD thuộc 6 nghành tảo là
tảo Lam (Cyanophyta), tảo Silic (Bacillariophyta), tảo Kim (Dictyochophyta), tảo
Giáp (Dinophyta), tảo Lục (Chlorophyta), tảo Mắt (Euglenophyta), ĐVPD là 290

19
loài trong đó chân mái chèo (Copepoda) chiếm ưu thế 156 loài, ĐVĐ là 402 loài
nhiều nhất là Mollusca.[30]
Bùi Lai et al. (1998) đã xác đònh được 121 loài TVPD ở Đầm Nại so với 148 loài mà
Nguyễn Trọng Nho et al. (1993) đã xác đònh được thuộc 5 nghành tảo là Cyanophyta,
Bacillariophyta, Chlorophyta, Euglenophyta, Pyrrophyta. ĐVPD đã xác đònh được 31 loài
thuộc 24 giống, điều tra của Nguyễn trọng Nho et .al (1993) là 26 giống.[15]
Nguyễn trọng Nho et al. (2003) đã xác đònh được 2 loài sò Huyết ở Đầm Nại là Anadara
granosa và A – nodifera.
Phan Văn Mạch (2005) đã xác đònh được tổng số 91 loài tảo qua 2 đợt thu mẫu
tháng 8/2004 và 4/2005, trong đó tảo lam 3 loài, tảo Silic 74 loài, tảo Giáp 8 loài,
tảo Mắt 1 loài. Động vật nổi 56 loài: Chân mái chèo 35 loài, Râu ngành 8 loài,
trùng bánh xe 2 loài, các nhóm khác 11 loài.










20


PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thời gian và đòa điểm nghiên cứu
* Thời gian thực hiện: Từ ngày 2/8 năm 2005 đến ngày 19/11/2005
* Đòa điểm thực hiện: Sở Thuỷ sản Ninh Thuận, Trung tâm khuyến ngư, Chi cục
bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Uỷ ban nhân dân huyện Ninh Hải, 5 xã quanh Đầm Nại,
các hộ dân làm nghề khai thác trên đầm.
2. Phương pháp thực hiện
Thu thập số liệu thứ cấp: thông qua sở thuỷ sản Ninh Thuận, Trung tâm khuyến
ngư, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Uỷ ban nhân dân huyện Ninh Hải, 5 xã
quanh Đầm Nại.
Thu thập số liệu sơ cấp: điều tra tại thực đòa thông qua bộ câu hỏi.
Lấy mẫu theo “Hướng dẫn giám sát kinh tế xã hội cho các nhà quản lý vùng ven
biển ở Đông Nam Á: SOCMON SEA”.

21
2.1. Sơ đồ nghiên cứu


















Hình 1: Sơ đồ khối nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu năng suất khai thác bằng phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu.
Nghiên cứu kinh tế xã hội các hộ khai thác dựa theo phương pháp đánh giá nhanh
(RRA = Rapid rural appraisal) và phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của
cộng đồng (PRA = Participatory rural appraisal).[22]
3. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Exel xử lý thống kê
+ Giá trò trung bình

=
X
i
n
X
1


Thực hiện
Thu thập
số liệu
Số liệu thứ cấp (Sở Thuỷ
sản, phòng thuỷ sản huyện,
các thôn xã quanh đầm)
Số liệu sơ cấp (phỏng
vấn qua ngư dân)
Điều kiện tự

nhiên & đặc
điểm KT-XH
khu vực Đầm
Nại
Sản
lượng
khai
thác
thuỷ
sản

Tình
hình
khai
thác
thuỷ
sản

NTTS
ảnh
hưởng
đến
nguồn
lợi

Phân
tích
số
liệu
Kết luận và kiến nghò



22

Trong đó:
X
là giá trò trung bình
X
i
là giá trò thứ i
n là số cá thể kiểm tra
+ Hoạch toán kinh tế từ khai thác thuỷ sản
Doanh thu = Sản lượng * Giá bán
Lợi nhuận = Thu nhập – Chi phí

23
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI KHU
VỰC ĐẦM NẠI
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vò trí đòa lý
Đầm Nại thuộc đòa phận huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Bắc giáp Tân Hải
(thôn Gò Đền), Tây bắc giáp Hộ Hải (thôn Lương Cách, Hộ Diêm), Đông và Đông
bắc giáp Phương Hải (thôn Phương Cựu), Đông nam giáp Tri Hải (thôn Tri Thuỷ),
Nam và Tây nam giáp Khánh Hải (thôn Dư Khánh). Đầm Nại nằm trong giới hạn
toạ độ (theo bản đồ không ảnh tỷ lệ 1/25.000 hệ UTM) [3] từ 11
0
36’ – 11
0

38’ vó độ
Bắc và từ 109
0
01’ – 109
0
03’ kinh độ Đông.
Đầm Nại là một lòng chảo nông dạng lục giác không đều ít eo ngách. Nối với
biển qua lạch Ninh Chữ dài 2 km, rộng 150 – 300 (m), sâu 3 – 5 (m), chỗ hẹp nhất
140 (m) tại cầu Tri Thuỷ. Diện tích lòng Đầm Nại khoảng 700 ha, vùng đồng bằng
ven đầm bò chi phối triều trên 400 ha. Bao quanh Đầm Nại là ruộng lúa, các ngọn
núi Cà Đú, núi Đình, Hòn Thiên, các ruộng muối và các ao nuôi tôm.[28]




24

Hình 2: Bản đồ đầm Nại
1.2. Đòa hình đầm Nại
Đầm Nại là một hồ biển nông, độ dốc hướng về lạch thông với biển nơi sâu nhất
(rốn đầm) chỉ cách ngọn lạch biển 180 m. Do lạch hẹp mà các đường đẳng sâu khi
đến ngọn lạch thường bò xen chặt vào nhau. Tại đây bờ lạch khá dốc. Từ độ cao 1,2
m đến độ sâu 2,5 m ken nhau trên một mặt cắt không quá 5 m, càng xa ngọn lạch về
phía đầm các đường đẳng sâu giãn ra. Tại Hộ Diêm, Phương Cựu, Hòn Thiên, trên
đòa hình 0 – 0,5 m có mặt cắt hàng trăm mét. Theo độ sâu khoảng cách các mặt cắt
giãn dần từ 0 – 2,5 m, vùng có độ sâu thấp có diện tích lớn và ngược lại.[31]
1.3. Đặc điểm khí tượng thuỷ văn đầm Nại
1.3.1. Đặc điểm khí tượng
* Chế độ gió
Đầm Nại thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa gió chính:

+ Gió mùa Đông bắc thònh hành từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.

25
+ Gió mùa Tây nam thònh hành từ tháng 5 đến tháng 9.
Tốc độ gió trung bình năm 2,3 m/s. Chế độ gió ảnh hưởng khá lớn đến độ đục của
đầm. Hiện nay gần như toàn bộ rừng ngập mặn xung quanh đầm bò chặt phá gần hết
nên trong mùa gió Đông bắc tốc độ gió trên đầm khá lớn làm cho nước trong đầm
thường bò đục bởi sự xáo trộn lớn chất lắng đọng trên nền đáy đầm, đặc biệt chất
thải trong quá trình cải tạo ao nuôi tôm thải ra vùng đầm.[28]
* Chế độ mưa
Lượng mưa ở vùng đầm Nại thường thấp, mức thấp nhất trung bình 731,6 mm
(700 – 800 mm) tập trung từ tháng 8 đến tháng 11 (chiếm 58,4% lượng mưa cả
năm). Do đó thời gian này thường xảy ra lũ lụt làm ngọt hoá đầm.
* Chế độ nhiệt
Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình cả năm 27,1
0
C dao động từ 14
0
C – 38
0
C.
Nhiệt độ nước: nhiệt độ nước trung bình 24,4
0
C – 28,6
0
C, dao động 22,5
0
C –
34,7
0

C, chênh lệch nhiệt độ nước trong ngày không quá 5
0
C [28].
1.3.2. Nguồn cung cấp nước và chế độ thuỷ văn
* Nguồn cung cấp nước mặn và đặc điểm trao đổi nước của đầm Nại
Vònh Phan Rang là nơi trực tiếp trao đổi nước mặn với đầm Nại qua lạch Ninh
Chữ. Hàng ngày đầm Nại nhận một lượng nước biển khoảng 3 – 4 triệu m
3
vào kỳ
nước kém và 5 – 6 triệu m
3
vào kỳ nước cường. Lượng nước này chiếm khoảng 12 –
25% tổng lượng nước của đầm. Mức nước thay hàng ngày ở đầm Nại khoảng 20%
vào mùa khô và 15% vào mùa mưa, tạo ra sự cân bằng ổn đònh cho đầm lâu dài, nếu
không có tác động của con người. Song nguồn nước mặn ra vào đầm có hiện tượng
quay vòng, không thay nước triệt để được, nên đầm Nại trở thành túi chứa nước thải
của vùng nuôi tôm quanh đầm Nại.
Thuỷ triều đặc trưng của đầm Nại chòu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều khu vực
Nam Trung Bộ: Nhật triều không đều, trung bình một tháng có 18 – 20 ngày là Nhật
triều, còn lại là bán Nhật triều. Biên độ triều dao động từ 0,7 – 2,5 m, cường độ triều

×