Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

DẠY HỌC TRẢI NGHIEM VẬT LÍ (4)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.13 KB, 9 trang )

TRƯỜNG THPT LÊ HỮU TRÁC
BÀI THU HOẠCH TẬP HUẤN HÈ NĂM HỌC 2018 – 2019
Câu hỏi:
Câu 1: Nêu các khung năng lực thế kỉ XXI
Câu 2: Nêu các bước tổ chức chuyên đề dạy học trải nghiệm sáng tạo
Câu 3: Trình bày một chủ đề minh họa dạy học trải nghiệm sáng tạo trong chương trình vật lí phổ thông
Bài làm:
Câu 1: Các khung năng lực mới ở thế kỉ XXI
1. Về các năng lực chung
Các năng lực chung
Biểu hiện
1. Năng lực tự học
a) Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt
được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện.
b) Lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nề nếp; thực hiện các
cách học.
c) Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực
hiện các nhiệm vụ học tập thông qua lời góp ý của GV, bạn bè; chủ
động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập.
2. Năng lực giải
a) Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình
quyết vấn đề
huống có vấn đề trong học tập.
b) Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề
xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.
c) Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay
không phù hợp của giải pháp thực hiện.
3. Năng lực sáng a) Đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng; xác định và làm rõ
tạo
thông tin, ý tưởng mới; phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ
nhiều nguồn khác nhau.


b) Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề xuất giải
pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp; so sánh và
bình luận được về các giải pháp đề xuất.
c) Suy nghĩ và khái quát hoá thành tiến trình khi thực hiện một công việc nào
đó; tôn trọng các quan điểm trái chiều; áp dụng điều đã biết vào tình huống
tương tự với những điều chỉnh hợp lý.
d) Hứng thú, tự do trong suy nghĩ; chủ động nêu ý kiến; không quá lo
lắng về tính đúng sai của ý kiến đề xuất; phát hiện yếu tố mới, tích cực
trong những ý kiến khác.
4. Năng lực tự quản a) Nhận ra được các yếu tố tác động đến hành động của bản thân trong

học tập và trong giao tiếp hàng ngày; kiềm chế được cảm xúc của bản
thân trong các tình huống ngoài ý muốn.
b) Ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình; xây dựng và thực hiện
được kế hoạch nhằm đạt được mục đích; nhận ra và có ứng xử phù hợp
với những tình huống không an toàn.
c) Tự đánh giá, tự điều chỉnh những hành động chưa hợp lý của bản
thân trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày.
d) Đánh giá được hình thể của bản thân so với chuẩn về chiều cao, cân
nặng; nhận ra được những dấu hiệu thay đổi của bản thân để nâng cao
sức khoẻ; nhận ra và kiểm soát được những yếu tố ảnh hưởng xấu tới
sức khoẻ và tinh thần trong môi trường sống và học tập.
5. Năng lực giao a) Bước đầu biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan
tiếp
trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp;
b) Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp; nhận ra được bối cảnh
giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp;


c) Diễn đạt ý tưởng một cách tự tin; thể hiện được biểu cảm phù hợp với

đối tượng và bối cảnh giao tiếp.
6. Năng lực
tác

hợp

a) Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao các nhiệm vụ; xác
định được loại công việc nào có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác
theo nhóm với quy mô phù hợp;
b) Biết trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với công việc cụ thể;
c) Nhận biết được đặc điểm, khả năng của từng thành viên cũng như kết
quả làm việc nhóm; dự kiến phân công từng thành viên trong nhóm các
công việc phù hợp;
d) Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều
chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; chia sẻ, khiêm tốn học hỏi các thành
viên trong nhóm;
e) Biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng kết hoạt động chung của nhóm; nêu
mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm.
7. Năng lực sử dụng a) Sử dụng đúng cách các thiết bị ICT để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể;
công nghệ thông tin nhận biết các thành phần của hệ thống ICT cơ bản; sử dụng được các
và truyền thông
phần mềm hỗ trợ học tập thuộc các lĩnh vực khác nhau; tổ chức và lưu
trữ dữ liệu vào các bộ nhớ khác nhau, tại thiết bị và trên mạng.
b) Xác định được thông tin cần thiết để thực hiện nhiệm vụ học tập; tìm kiếm
được thông tin với các chức năng tìm kiếm đơn giản và tổ chức thông tin phù
hợp; đánh giá sự phù hợp của thông tin, dữ liệu đã tìm thấy với nhiệm vụ đặt
ra; xác lập mối liên hệ giữa kiến thức đã biết với thông tin mới thu thập được
và dùng thông tin đó để giải quyết các nhiệm vụ học tập và trong cuộc sống;
8. Năng lực sử dụng
a) Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các bài đối thoại,

ngôn ngữ
chuyện kể, lời giải thích, cuộc thảo luận; nói chính xác, đúng ngữ điệu và
nhịp điệu, trình bày được nội dung chủ đề thuộc chương tŕnh học tập; đọc
hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các văn bản, tài liệu ngắn; viết
đúng các dạng văn bản về những chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân ưa
thích; viết tóm tắt nội dung chính của bài văn, câu chuyện ngắn;
b) Phát âm đúng nhịp điệu và ngữ điệu; hiểu từ vựng thông dụng được thể hiện
trong hai lĩnh vực khẩu ngữ và bút ngữ, thông qua các ngữ cảnh có nghĩa; phân
tích được cấu trúc và ý nghĩa giao tiếp của các loại câu trần thuật, câu hỏi, câu
mệnh lệnh, câu cảm thán, câu khẳng định, câu phủ định, câu đơn, câu ghép, câu
phức, câu điều kiện;
c) Đạt năng lực bậc 2 về 1 ngoại ngữ
9. Năng lực tính a) Sử dụng được các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa, khai căn)
toán
trong học tập và trong cuộc sống; hiểu và có thể sử dụng các kiến thức,
kĩ năng về đo lường, ước tính trong các tình huống quen thuộc.
b) Sử dụng được các thuật ngữ, kí hiệu toán học, tính chất các số và của
các hình hình học; sử dụng được thống kê toán học trong học tập và
trong một số tình huống đơn giản hàng ngày; hình dung và có thể vẽ
phác hình dạng các đối tượng, trong môi trường xung quanh, nêu được
tính chất cơ bản của chúng.
c) Hiểu và biểu diễn được mối quan hệ toán học giữa các yếu tố trong
các tình huống học tập và trong đời sống; bước đầu vận dụng được các
bài toán tối ưu trong học tập và trong cuộc sống; biết sử dụng một số
yếu tố của lôgic hình thức để lập luận và diễn đạt ý tưởng.
d) Sử dụng được các dụng cụ đo, vẽ, tính; sử dụng được máy tính cầm
tay trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày; bước đầu sử
dụng máy vi tính để tính toán trong học tập.
2. Các năng lực chuyên biệt trong bộ môn Vật lí
a) Xây dựng các năng lực chuyên biệt bằng cách cụ thể hóa các năng lực chung

Bảng 1: Bảng năng lực chuyên biệt môn Vật lí được cụ thể hóa từ năng lực chung


Stt

Năng lực chung

Biểu hiện năng lực trong môn Vật lí

Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân:
1

Năng lực tự học

2

Năng lực giải
quyết vấn đề

3

Năng lực sáng
tạo

4

- Lập được kế hoạch tự học và điều chỉnh, thực hiện kế hoạch có
hiệu quả
- Tìm kiếm thông tin về nguyên tắc cấu tạo, hoạt động của các ứng
dụng kĩ thuật

- Đánh giá được mức độ chính xác nguồn thông tin
- Đặt được câu hỏi về hiện tượng sự vật quanh ta
- Tóm tắt được nội dung vật lí trọng tâm của văn bản.
- Tóm tắt thông tin bằng sơ đồ tư duy, bản đồ khái niệm, bảng biểu,
sơ đồ khối
- Tự đặt câu hỏi và thiết kế, tiến hành được phương án thí nghiệm để
trả lời cho các câu hỏi đó.
- Đặc biệt quan trọng là năng lực thực nghiệm
- Đưa ra được cách thức tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi đã đặt ra.
- Tiến hành thực hiện các cách thức tìm câu trả lời
- Khái quát hóa rút ra kết luận từ kết quả thu được
- Đánh giá độ tin cậy và kết quả thu được
- Thiết kế được phương án thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết (hoặc
dự đoán)
- Lựa chọn được phương án thí nghiệm tối ưu
- Giải được bài tập sáng tạo
- Lựa chọn được cách thức giải quyết vấn đề một cách tối ưu
Không có tính đặc thù

Năng lực tự
quản lí
Nhóm năng lực về quan hệ xã hội:
5

Năng lực giao
tiếp

- Sử dụng được ngôn ngữ vật lí để mô tả hiện tượng
- Lập được bảng và mô tả bảng số liệu thực nghiệm
- Vẽ được đồ thị từ bảng số liệu cho trước

- Vẽ được sơ đồ thí nghiệm
- Mô tả được sơ đồ thí nghiệm
- Đưa ra các lập luận lô gic, biện chứng
6
Năng lực hợp
- Tiến hành thí nghiệm theo nhóm
tác
- Tiến hành thí nghiệm theo các khu vực khác nhau
Nhóm năng lực công cụ (Các năng lực này sẽ được hình thành trong quá trình hình thành
các năng lực ở trên)
7
Năng lực sử dụng
- Sử dụng một số phần mềm chuyên dụng (maple, coachs…)
công nghệ thông tin
để mô hình hóa quá trình vật lí
và truyền thông (ICT) - Sử dụng phần mềm mô phỏng để mô tả đối tượng vật lí
8
Năng lực sử dụng
- Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn tả quy luật vật lí
ngôn ngữ
- Sử dụng bảng biểu, đồ thị để diễn tả quy luật vật lí
- Đọc hiểu được đồ thị, bảng biểu
9
Năng lực tính toán
- Mô hình hóa quy luật vật lí bằng các công thức toán học
- Sử dụng toán học để suy luận từ kiến thức đã biết ra hệ quả
hoặc ra kiến thức mới.
b) Xây dựng các năng lực chuyên biệt dựa trên đặc thù môn học
Bảng 2: Năng lực chuyên biệt môn Vật lí
Nhóm năng lực

Năng lực thành phần trong môn Vật lí
thành phần
Nhóm NLPT
HS có thể:
liên quan đến
- K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật,
sử dụng kiến
nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí


thức vật lí

Nhóm NLTP về
phương pháp
(tập trung vào
năng lực thực
nghiệm và
năng lực mô
hình hóa)

Nhóm NLTP
trao đổi thông
tin

Nhóm NLTP
liên quan đến
cá nhân

- K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí
- K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá
giải pháp … ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn
HS có thể:
- P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí
- P2: mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra
các quy luật vật lí trong hiện tượng đó
- P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác
nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí
- P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức vật lí
- P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập
vật lí.
- P6: chỉ ra được điều kiện lí tưởng của hiện tượng vật lí
- P7: đề xuất được giả thuyết; suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được.
- P8: xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết
quả thí nghiệm và rút ra nhận xét.
- P9: Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và tính đúng đắn các
kết luận được khái quát hóa từ kết quả thí nghiệm này.
HS có thể
- X1: trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các
cách diễn tả đặc thù của vật lí
- X2: phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ
đời sống và ngôn ngữ vật lí (chuyên ngành )
- X3: lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau,
- X4: mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kĩ thuật,
công nghệ
- X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình
(nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm… )
- X6: trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe
giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm… ) một cách phù hợp
- X7: thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên

quan dưới góc nhìn vật lí
- X8: tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí
HS có thể
- C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng , thái độ của cá
nhân trong học tập vật lí
- C2: Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học
tập vật lí nhằm nâng cao trình độ bản thân.
- C3: chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế của các quan điểm vật lí đối
trong các trường hợp cụ thể trong môn Vật lí và ngoài môn Vật lí
- C4: so sánh và đánh giá được - dưới khía cạnh vật lí- các giải pháp kĩ
thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường
- C5: sử dụng được kiến thức vật lí để đánh giá và cảnh báo mức độ an
toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và của các công nghệ
hiện đại
- C6: nhận ra được ảnh hưởng vật lí lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử.

Câu 2: Các bước tổ chức chuyên đề dạy học trải nghiệm sáng tạo
Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Công việc này bao gồm một
số việc: Căn cứ nhiệm vụ, mục tiêu và chương trình giáo dục, nhà giáo dục cần tiến hành khảo sát nhu
cầu, điều kiện tiến hành.
Bước 2: Đặt tên cho hoạt động
Đặt tên cho hoạt động là một việc làm cần thiết vì tên của hoạt động tự nó đã nói lên được chủ
đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động.


Việc đặt tên cho hoạt động cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Rõ ràng, chính xác, ngắn gọn.
- Phản ánh được chủ đề và nội dung của hoạt động.
- Tạo được ấn tượng ban đầu cho học sinh
Tên hoạt động đã được gợi ý trong bản kế hoạch HĐTNST, nhưng có thể tùy thuộc vào khả năng

và điều kiện cụ thể của từng lớp để lựa chọn tên khác cho hoạt động.
Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động
Mỗi hoạt động đều thực hiện mục đích chung của mỗi chủ đề theo từng tháng nhưng cũng có
những mục tiêu cụ thể của hoạt động đó.
Nếu xác định đúng mục tiêu sẽ có các tác dụng là:
- Định hướng cho hoạt động, là cơ sở để chọn lựa nội dung và điều chỉnh hoạt động
- Căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động
- Kích thích tính tích cực hoạt động của thầy và trò
Tùy theo chủ đề của HĐTNST ở mỗi tháng, đặc điểm HS và hoàn cảnh riêng của mỗi lớp mà hệ
thống mục tiêu sẽ được cụ thể hóa và mang màu sắc riêng.
Khi xác định được mục tiêu cần phải trả lời các câu hỏi sau:
- Hoạt động này có thể hình thành cho học sinh những kiến thức ở mức độ nào?
- Những kỹ năng nào có thể được hình thành ở học sinh và các mức độ của nó đạt được sau khi
tham gia hoạt động?
- Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở học sinh sau hoạt động?
Bước 4: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động
Mục tiêu có thể đạt được hay không phụ thuộc vào việc xác định đầy đủ và hợp lý những nội
dung và hình thức của hoạt động.
Có thể một hoạt động nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đan xen hoặc trong dó
có một hình thức nào đó là chủ đạo, còn hình thức khác là phụ trợ.
Bước 5: Lập kế hoạch
Lập kế hoạch để thực hiện hệ thống mục tiêu tức là tìm các nguồn lực (nhân lực – vật lực – tài
liệu) và thời gian, không gian… cần cho việc hoàn thành các mục tiêu.
Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy
Trong bước này, cần phải xác định:
- Có bao nhiêu việc cần phải thực hiện?
- Các việc đó là gì? Nội dung của mỗi việc đó ra sao?
- Tiến trình và thời gian thực hiện các việc đó như thế nào?
- Các công việc cụ thể cho các tổ, nhóm, các cá nhân.
- Yêu cầu cần đạt được của mỗi việc.

Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động
Rõ soát, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét
tính hợp lý, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được.
Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lý ở khâu nào, bước nào, nội dung nào hay việc nào thì
kịp thời điều chỉnh.
Cuối cùng, hoàn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động và cụ thể hóa chương trình đó bằng
căn bản. Đó là giáo án tổ chức hoạt động.
Bước 8: Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh
Câu 3: Trình bày một chủ đề minh họa dạy học trải nghiệm sáng tạo trong chương trình vật lí phổ
thông :
I.

CHỦ ĐỀ: MẠ ĐỒNG(VÀNG,BẠC) CHO VÒNG ĐEO TAY
MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu được bản chất của dòng điện trong chất điện phân, hiện tượng dương
cực tan, các định luật của Faraday về điện phân.
2. Kỹ năng:
-Tiến hành được thí nghiệm điện phân.
- Sử dụng phần mềm power point thiết kế bài báo cáo
3. Thái độ:
- Học sinh làm việc nghiêm túc, cẩn thận, trung thực.


- Tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.
- Yêu thích khoa học, say mê trong việc nghiên cứu khoa học.
- Thấy được những ứng dụng thực tế của các môn học, từ đó yêu thích các môn học hơn.
4. Năng lực cần hình thành
- Tự học và nghiên cứu các phương án mạ từ sgk và internet.
- Sáng tạo tìm ra cách mạ sao cho sản phẩm có tính thẩm mĩ.
- Giải quyết vấn đề : có sản phẩm để báo cáo đúng thời gian quy định và có tính thẩm mĩ

- Hợp tác giữa các thành viên của nhóm để thực hiện nhiệm vụ tốt nhất.
II.
Chuẩn bị
1. Giáo viên :
- Bộ thí nghiệm hiện tượng điện phân

III.

- Đồng phoi bào
- Muối đồng sunfat (CuSO4)
- Vòng sắt
- Máy ảnh
- Máy vi tính
- Máy chiếu
2. Học sinh: có thể tìm bạc hoặc kim loại cần mạ khác kèm theo muối của kim loại đó.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: nhóm thực hiện rồi báo cáo sản phẩm của nhóm trước
lớp
Các hoạt động

Hoạt động 1: Tìm kiếm thông tin
Tiết
1

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Trước khi thực hiện nhiệm vụ
- Giới thiệu nhiệm vụ học tập
- Lắng nghe và thảo luận
- Chọn 7-8 HS thành lập một nhóm


- Bầu nhóm trưởng, thư kí cho nhóm
- Nhận nhiệm vụ được giao

- Giao nhiệm vụ cho các thành viên

- Tiếp thu các tiêu chí đánh giá

- Đưa ra cách đánh giá kết quả trong khi
thực hiện dự án
- Yêu cầu học sinh thiết kế phương án thí

- Thảo luận và đưa ra phương án thiết kế


nghiệm điện phân có hiện tượng dương

- Chuẩn bị thiết bị, vật liệu, dụng cụ theo

cực tan.

yêu cầu của giáo viên

- Hướng dẫn học sinh tìm thiết bị, vật

- Lập kế hoạch công tác

liệu, dụng cụ
- Lập kế hoạch làm việc với nhân viên
phòng thí nghiệm Vật lí, Hóa học, phòng


- Ghi nhận thông tin

thực hành Tin học
- Cung cấp cho học sinh các nguồn tài

- Soạn bài trình chiếu để báo cáo

liệu tham khảo
- Hướng dẫn học sinh soạn bài trình

- Chụp hình các bước tiến hành và sản

chiếu power point để báo cáo

phẩm thu được

- Yêu cầu học sinh chụp hình các bước
tiến hành và sản phẩm thu được

- Lắng nghe và ghi nhớ các lưu ý

- Dặn dò học sinh một số lưu ý khi thực
hiện nhiệm vụ
Trong khi thực hiện nhiệm vụ
- Theo dõi tiến độ làm việc của nhóm
- Báo cáo tiến độ làm việc cho giáo viên
1

- Giải đáp các thắc mắc của các thành


- Đưa ra các câu hỏi về vấn đề thắc mắc

viên trong nhóm

- Viết báo cáo

- Hướng dẫn học sinh viết bài báo cáo
Sau khi hoàn thành sản phẩm
- Tổ chức cho nhóm thuyết trình trước
- Nhóm trưởng thay mặt nhóm lên thuyết
lớp về hoạt động và sản phẩm của nhóm
2

trình bài báo cáo của nhóm

- Thảo luận về hoạt động và sản phẩm
của nhóm

- Đặt câu hỏi thảo luận và trả lời

- Tổng kết, đánh giá. Rút kinh nghiệm
- Ghi nhận và rút kinh nghiệm
Hoạt động 2: Báo cáo sản phẩm
Hoạt động 3: Đánh giá
Hoạt động này được giáo viên thiết kế thành các tiêu chí đánh giá: đánh giá cá nhân,
nhóm… theo phiếu
Mẫu phiếu đánh giá sản phẩm:


Tiêu chí đánh giá


Điểm

Điểm của

Điểm của

giáo viên

học sinh

Hoàn thành tất cả các phần của dự án
Mô tả được tiến trình thực hiện dự án
Mô tả được quá trình pha chế dung dịch
Mô tả được quá trình gia công vòng sắt
Mô tả các bước lắp ráp thí nghiệm điện phân
Trình bày được hiện tượng dương cực tan
Đề xuất được phương án để lớp mạ bám đều vào

tối đa
10
10
10
10
10
10
10

vật cần mạ
Chất lượng sản phẩm sau mạ

Có hình ảnh và video minh họa
Trình bày tự tin, dùng từ ngữ chính xác
Tổng cộng
Thiết kế phương án tính điểm cho nhóm

10
10
10
100

- Mỗi Giáo viên tham gia đánh giá sử dụng 01 phiếu đánh giá
- Mỗi học sinh trong lớp sử dụng 01 phiếu đánh giá
- Điểm TB GV = Tổng điểm các phiếu giáo viên đánh giá/số giáo viên
- Điểm TB HS = Tổng điểm các phiếu học sinh đánh giá/số học sinh
- Đánh giá theo thang điểm 100, sau đó quy đổi về thang điểm 10
Điểm nhóm=
IV. Kết quả sản phẩm
1.Một số hình ảnh thực hiện

Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm điện phân


Tiến hành lắp ráp thí nghiệm

Thí nghiệm thành công
2. Sản phẩm của dự án
- Chiếc vòng sắt mạ đồng
- Bài báo cáo trên phần mềm power point




×