Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

BÁO CÁO THỰC ĐỊA LẠNG SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.59 MB, 56 trang )

Báo cáo thực địa Lạng Sơn
DANH MỤC CÁC BẢNG, BẢN ĐỒ, HÌNH VẼ
Bản đồ:
 Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn
 Bản đồ giao thông khu vực ngã sáu- nguồn Internet.
Ảnh:
 Ảnh 1: Một góc nhỏ thành phố Lạng Sơn ( ảnh chụp trên đường đi lên đỉnh núi
Văn Vỉ)- ảnh Hoàng Thị Vân K66_TN
 Ảnh 2: Trạm biết áp 110KV ở thành phố Lạng Sơn- ảnh Hoàng Thị Vân K66TN
 Ảnh 3: Một số hình ảnh động Nhị- Tam Thanh, Thành Nhà Mạc
 Ảnh 4 : Chùa Tân Thanh gần cửa khẩu Tân Thanh- ảnh Hoàng Thị Vân K66_TN
 Ảnh 5. Các chỏm núi đá vôi thuộc khu vực Nhị Thanh cạnh trạm biến áp
110KV- ảnh Hoàng Thị Vân K66_TN
 Ảnh 6: Núi Con Voi - thành phố Lạng Sơn là đá vôi có tuổi Permi muộn thuộc
hệ tầng Đồng Đăng (P2 đđ) - ảnh Hoàng Thị Vân K66_TN
 Ảnh 7: Cát kết phân lớp nghiêng tại khu vực Thác Trà- ảnh Hoàng Thị Vân
K66_TN
 Ảnh 8: Hóa thạch cây cơm cháy tại chùa Tam Thanh- ảnh Hoàng Thị Vân
K66_TN
 Ảnh 9: Phong hóa bóc vỏ- nguồn Internet.
 Ảnh 10: Phong hóa sinh vật ( núi gần động Tam Thanh)- nguồn Internet
 Ảnh 11: Đồng bằng Lạng Sơn nhìn từ đỉnh núi Tô Thị- ảnh Hoàng Thị Vân
K66_TN
 Ảnh 12: Một đoạn sông Kỳ Cùng chảy qua Thành phố Lạng Sơn
 Ảnh 13: Trượt lở đất ở vùng núi- ảnh Hoàng Thị Vân
 Ảnh 14: Hiện tượng đốt rừng làm nương rẫy ở Lạng Sơn- ảnh Hoàng Thị Vân
K66_TN
 Ảnh 15: Cháy rừng chụp trên đường lên đỉnh Văn Vỉ- ảnh Hoàng Thị Vân
K66_TN
Bảng:
 Bảng 1: Số ngày mưa trung bình tháng và năm ở Lạng Sơn


 Bảng 2 : Độ ẩm tương đối trung bình năm và tháng ở Lạng Sơn (%)
Hoàng Thị Vân- K66TN

Page 1


Báo cáo thực địa Lạng Sơn
Biểu đồ:
 Biểu đồ nhiệt độ- lượng mưa tỉnh Lạng Sơn
 Biểu đồ lưu lượng nước tại trạm thủy văn trên sông Kỳ Cùng
Mặt cắt sơ lược địa chất - địa hình bồn địa thành phố Lạng Sơn:
 A. Hướng cắt Tây - Đông phần phía nam thành phố Lạng Sơn (Chùa Tiên - Nà
Chương)
 B. Hướng cắt Tây Nam - Đông Bắc phần phía bắc thành phố Lạng Sơn (Nà
Chung - Cao Lộc)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Mẫu hướng dẫn báo cáo của các thầy cô và các số liệu khí hậu- thủy văn.
Giáo trình địa chất cơ sở.
Các trang web:
/> /> />
Hoàng Thị Vân- K66TN

Page 2


Báo cáo thực địa Lạng Sơn

MỤC LỤC
A/ MỞ ĐẦU..............................................................................................................4
1, Mục đích, yêu cầu..............................................................................................4

1.1.Mục đích......................................................................................................4
1.2.Yêu cầu........................................................................................................5
2, Các tuyến, điểm thực địa...................................................................................5
3, Thời gian thực hiện............................................................................................6
4, Phương pháp nghiên cứu...................................................................................7
B/ NỘI DUNG...........................................................................................................8
1. Khái quát các điều kiện kinh tế - xã hội khu vực thành phố Lạng Sơn.............8
1.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ.....................................................................8
1.2. Các điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................10
2. Đặc điểm các thành phần tự nhiên khu vực thành phố Lạng Sơn...................15
2.1. Đặc điểm địa chất - địa hình.....................................................................15
2.2. Đặc điểm khí hậu......................................................................................31
2.3. Đặc điểm thuỷ văn....................................................................................33
2.4. Đặc điểm lớp phủ thổ nhưỡng..................................................................35
2.5. Đặc điểm sinh vật (tập trung vào thảm thực vật).....................................35
3. Hiện trạng khai thác và vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường
khu vực thành phố Lạng Sơn...............................................................................44
3.1. Tài nguyên khoáng sản.............................................................................44
3.2. Tài nguyên đất..........................................................................................44
3.3. Tài nguyên nước.......................................................................................50
3.4. Vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường......51
C/ KẾT LUẬN........................................................................................................55
1. Kết luận...........................................................................................................55
2. Kiến nghị.........................................................................................................56
Hoàng Thị Vân- K66TN

Page 3


Báo cáo thực địa Lạng Sơn


A/ MỞ ĐẦU
Giới thiệu chung về chuyên nghành địa lí tự nhiên
Địa lí tự nhiên là một phân nghành của địa lí nghiên cứu về các vấn đề về
thủy quyển, sinh quyển và khí quyển. Nó giúp người ta hiểu được về những quy
luật tự nhiên của Trái Đất. Địa lí tự nhiên đóng vai trò là một ngành khoa học thuộc
Địa lí, nhân văn. Nhiệm vụ của ngành này là nghiên cứu tổng thể các điều kiện tự
nhiên của các vùng lãnh thổ trên bề mặt Trái Đất, các mối quan hệ tác động qua lại
giữa con người với các điều kiện tự nhiên đó, các đặc điểm dân cư, phân bố dân
cư, đặc điểm văn hóa dân tộc…của các vùng miền trên thế giới. Những người tham
gia nghiên cứu là những nhà khoa học chuyên sâu địa lí làm trong các lĩnh vực
khác nhau thuộc nghành địa lí ( khí hậu, khí tượng thủy văn, thổ nhưỡng, địa lí
sinh vật, đia lí dân cư…)
Một trong những đặc thù của sinh viên khoa địa lí trong quá trình học tập trên
giảng đường của trường đại học sư phạm Hà Nội là gắn liền với những chuyến đi
thực địa. Khoa đã tổ chức cho sinh viên đi thực địa với mục đích để thực hành, vận
dụng những kiến thức đã học trên lớp vào trong thực tế. Cùng với đó là có thể tìm
hiểu khám phá về những vùng đất mới, tăng thêm hiểu biết cho sinh viên chúng em
để phục vụ cho quá trình học tập. K66 chúng em năm nay cũng giống như những
khóa trước được nhà trường tổ chức cho đi thực địa bộ môn địa lý tự nhiên tại khu
vực thành phố Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn từ ngày 8 tháng 5 năm 2017 đến ngày 11
tháng 5 năm 2017.
1, Mục đích, yêu cầu
1.1.Mục đích

Chuyến đi thực địa về với thành phố Lạng Sơn đã giúp cho sinh viên năm
nhất chúng em rèn luyện được kĩ năng khảo sát nghiên cứu ngoài thực địa, củng cố
hoàn thiện kiến thức đã học trên lớp.
Chuyến đi đã bổ sung kiến thức mới, mở rộng các kiến thức liên quan với địa
lý tự nhiên. Giúp chúng em nắm rõ các đặc điểm, mối quan hệ và biểu hiện của các

quy luật địa lý tự nhiên trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, làm quen với công tác
Hoàng Thị Vân- K66TN

Page 4


Báo cáo thực địa Lạng Sơn
nghiên cứu khoa học, cách thức tổ chức, hướng dẫn các đợt tham quan, thực tế trong
các suốt quá trình học tập và làm việc sau này.
Không chỉ vậy, chúng em còn rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu, kinh
nghiệm tự trang bị tổ chức cho chuyến đi dài ngày,làm quen với cách thức làm việc
và các hoạt động theo nhóm theo tập thể phục vụ cho công tác của một giáo viên
tương lai. Đặc biệt sau chuyến đi này tất cả mỗi sinh viên tham gia chuyến thực địa
viết báo cáo, điều này có ý nghĩa như một bước tập dượt đầu tiên cho các lần viết
báo cáo, nghiên cứu kho học hay luận văn tốt nghiệp sau này.
Chuyến đi đã cho chúng em thêm nhiều sự hiểu biết về con người, tập quán,
địa danh ở những vùng đất mới để có thêm vốn sống đa dạng, bồi đắp những kỹ
năng trong cuộc sống sau này.
1.2.Yêu cầu

Cũng như chuyến thực địa lần thứ nhất tại Ninh Bình,yêu cầu cơ bản cần có
đối với sinh viên là tự lập trang bị đầy đủ đồ dùng học tập( tài liệu ghi chép,bút
thước…) thức ăn đồ uống bảo đảm cho việc giữ gìn sức khỏe, cũng như công tác
học tập thực tế.
Đây là chuyến thực địa dài ngày, kéo dài 9 ngày vì vậy yêu cầu tất cả sinh
viên phải nghiêm chỉnh chấp hành mọi nội quy của ban tổ chức ,hướng dẫn của
giảng viên. Bắt buộc phải tham gia đầy đủ các tuyến thực tế, ghi chép đầy đủ các
thông tin kiến thức, chuẩn bị lựa chọn các phương pháp thu thập tài liệu tốt rèn
luyện khả năng ghi chép lắng nghe thấu hiểu để giải thích các hiện tượng địa lí,biết
áp dụng lí thuyết vào việc thực hành như thực hành nhận biết đá cây cối,cách sử

dụng dụng cụ đó đạc: địa bàn, la bàn.
Lạng Sơn là vùng đất khá phức tạp nhiều biến động giáp với Trung Quốc, có
các cửa khẩu lại là nơi xảy ra các tệ nạn xã hội như ma túy, buôn lậu,… vì vậy phải
luôn đề cao cảnh giác không đi ra ngoài một mình. Nghiêm chỉnh chấp hành giữ
gìn trật tự an toàn giao thông, giữ gìn vệ sinh trật tự nơi nghỉ ngơi.
Sau chuyến đi yêu cầu mỗi sinh viên phải có một bài báo cáo hoàn chỉnh
biên soạn dưới sự hướng dẫn chung của thày cô, nộp về khoa để thông báo kết quả
cũng như những kiến thức thu nhận được từ chuyến đi lần này.
Hoàng Thị Vân- K66TN

Page 5


Báo cáo thực địa Lạng Sơn
2, Các tuyến, điểm thực địa
Chuyến thực địa cơ sở chuyên đề địa lí tự nhiên khu vực thành phố Lạng Sơn
được chia thành 5 tuyến đi với sự hướng dẫn của các thầy giáo, cô giáo như sau:
 Tuyến đầu tiên là tuyến thực địa về địa lí tự nhiên ( thủy quyển & khí
quyển), đi đến trạm khí tượng ở Mai Pha ( xã Mai Pha- TP. Lạng Sơn- tỉnh
Lạng Sơn) và trạm thủy văn trên sông Kì Cùng tại thành phố Lạng Sơn do
thầy Đào Ngọc Hùng hướng dẫn.
 Tuyến thứ hai là tuyến đi thực địa về địa lí tự nhiên ( sinh quyển,cảnh quan)
đi núi Văn Vỉ do cô Nguyễn Thị Thu Hiền và cô Vũ Thị Hằng hướng dẫn.
Tuyến này qua Giếng Tiên rồi đi dọc theo đường xi măng đến đỉnh núi Văn
Vỉ.
 Tuyến thứ ba là tuyến đi thực địa về địa chất tại động Nhất - Nhị - Tam
Thanh, thành nhà Mạc, Nàng Tô Thị. Tuyến thực địa này do thầy Đào Ngọc
Hùng cùng các cô Vũ Thị Hằng, Nguyễn Thị Thu Hiền, Bùi Thị Thanh Dung
hướng dẫn.
 Tuyến thứ tư là là tuyến đi Văn Quan dọc theo sông Kì Cùng là tuyến đi

thực địa về địa chất do cô Bùi Thị Thanh Dung hướng dẫn. Tuyến này đi về
phía Tây thành phố men theo phía sau Bệnh viện Đa khoa sau đó đi dọc sông
Kỳ Cùng đến Thác Trà.
 Tuyến cuối cùng là tuyến tham quan cùng các thầy, cô giáo đến cửa khẩu
Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh, chùa Tân Thanh.
3, Thời gian thực hiện
Quá trình thực địa chuyên đề địa lí tự nhiên khu vực thành phố Lạng Sơn diễn ra
trong 3 ngày từ ngày 8/5/2017 đến ngày 11/5/2017 với lịch trình cụ thể như sau:
 Sáng ngày mùng 8/5/2017 đi đến trạm khí tượng ở Mai Pha trạm và thủy văn
trên Sông Kì Cùng ( Đào Ngọc Hùng).
 Sáng ngày 9/5/2017 đi lên đỉnh núi Văn Vỉ (Nguyễn Thị Thu Hiền và Vũ Thị
Hằng).
 Chiều ngày 9/5/2017 đi đến các động Nhất - Nhị- Tam Thanh, thành nhà
Mạc, Nàng Tô Thị ( tất cả các thầy cô).
Hoàng Thị Vân- K66TN

Page 6


Báo cáo thực địa Lạng Sơn
 Sáng ngày 10/5/2017 đi dọc Văn Quan dọc sông Kì Cùng ( Bùi Thị Thanh
Dung).
 Sáng 11/5/2016 đi tham quan hai cửa khẩu Hữu Nghị và Tân Thanh

4, Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp chuẩn bị: chuẩn bị dụng cụ, nội dung, tài liệu liên quan đến
tuyến, điểm và lãnh thổ nghiên cứu (thành phố Lạng Sơn). Chuẩn bị đề
cương báo cáo thu hoạch.
 Phương pháp phân tích, giải thích, tổng hợp.
 Phương pháp thực địa: điều tra khảo sát tại tuyến, điểm nghiên cứu.

 Phương pháp bản đồ, biểu đồ: vẽ và phân tích biều đồ nhiệt độ- lượng mưa,
biểu đồ thủy văn.
 Phương pháp thu thập tư liệu, phân tích, tổng hợp tư liệu: thu thập số liệu, tư
liệu liên quan đến Lạng Sơn, thành phố Lạng Sơn, tài liệu về địa chất, tự
nhiên tại khu vực nghiên cứu thực địa.
.

Hoàng Thị Vân- K66TN

Page 7


Báo cáo thực địa Lạng Sơn

B/ NỘI DUNG
1. Khái quát các điều kiện kinh tế - xã hội khu vực thành ph ố L ạng S ơn
1.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi giáp biên giới thuộc khu vực Đông Bắc, có
diện tích 8305 km².
Thuộc hệ tọa độ: 20o27’ Bắc đến 22o19’ Bắc và từ 106o6’ Đông đến 107o21’
Đông.
Vị trí tiếp giáp của tỉnh Lạng Sơn:
- Phía Đông Bắc giáp Trung Quốc : có đường biên giới dài 253 km.
- Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng: 55 km.
- Phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang: 148 km
- Phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh: 48 km.
- Phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn: 73km.
- Phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên: 60 km.
Lạng Sơn có vị trí vô cùng quan trọng : nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của

Tổ quốc, đầu mút của con đường huyết mạch (quốc lộ 1A) nối Việt Nam với nước
Cộng hoà nhân dân Trung Hoa , đồng thời cũng là con đường quan trọng nối Trung
Quốc với các nước ASEAN. Với vị trí địa lý thuận lợi về kinh tế và có ý nghĩa vô
cùng quan trọng về an ninh - quốc phòng, trở thành đầu mối quan trọng trong giao
lưu kinh tế, văn hoá – xã hội và hợp tác kinh tế quốc tế.
Lạng Sơn có 2 cửa khẩu Quốc tế: Cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng và cửa
khẩu đường bộ Hữu Nghị. Có hai cửa khẩu Quốc gia là : Chi Ma (Huyện Lộc
Bình), Bình Nghi (Huyện Tràng Định) ... và nhiều chợ biên giới với Trung Quốc.
Đây là một vị thế chiến lược quan trọng của vùng Đông Bắc Tổ quốc Việt
Nam.Với vị trí địa lí thuận lợi như vậy giúp cho tỉnh Lạng Sơn dễ dàng giao lưu
kinh tế, văn hóa với các tỉnh trong nước và với các nước trên thế giới.

Hoàng Thị Vân- K66TN

Page 8


Báo cáo thực địa Lạng Sơn
Tỉnh Lạng sơn có 10 huyện và 1 Thành phố: 226 xã phường, thị trấn bao
gồm: Thành phố Lạng Sơn và các huyện: Hữu Lũng; Chi Lăng; Cao Lộc; Lộc
Bình; Đình Lập; Văn Lãng; Tràng Định; Văn Quan; Bình Gia; Bắc Sơn.

Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn
Vùng nghiên cứu thực địa trong chuyến đi này là thành phố Lạng Sơn- nằm
ở phía Bắc - Đông Bắc nước ta, cách Hà Nội khoảng 156 km theo quốc lộ A1, nằm
ở trung tâm tỉnh Lạng Sơn, có diện tích khoảng 81km².
Trên bản đồ Việt Nam, thành phố Lạng Sơn được giới hạn bởi các tọa độ
sau: Từ 106043’20’’ đến 106048’30’’ kinh độ Đông; Từ 21049’11,4’’ đến 21054’03’’
vĩ độ Bắc.
Vị trí tiếp giáp:

- Phía Đông giáp thị trấn Cao Lộc và các xã Gia Cát, Hợp Thành, Tân Liên –
huyện Cao Lộc.
- Phía Nam giáp xã Tân Thành, Yên Trạch (huyện Cao lộc) và xã Vân Thủy
(huyện Chi lăng).
Hoàng Thị Vân- K66TN

Page 9


Báo cáo thực địa Lạng Sơn
- Phía Tây giáp xã Xuân Long –huyện Cao lộc và xã Đồng Giáp (huyện Văn
Quan).

Ảnh 1: Một góc nhỏ thành phố Lạng Sơn ( ảnh chụp trên đường đi lên
đỉnh núi Văn Vỉ)- ảnh Hoàng Thị Vân K66_TN
1.3. Các điều kiện kinh tế - xã hội

Về dân số, lao động
Năm 2009 dân số của thành phố Lạng Sơn khoảng 148.000 người. Nguồn
lao động có 82.880 người trong độ tuổi lao động, chiếm 56% dân số, trong đó lao
động nông nghiệp chiếm 26%. Phần lớn dân cư hoạt động trong lĩnh vực dịch vụthương mại. Số lao động có trình độ trung cấp trở lên chiếm hơn 10% trong tổng số
lao động. Có thể thấy thành phố Lạng Sơn có lực lượng lao động đông và trẻ, tuy
nhiên chất lượng lao động còn thấp. Thành phố Lạng Sơn có nhiều dân tộc sinh
sống. Dân tộc Kinh chiếm 42%, còn lại là các dân tộc Tày, Nùng, Hoa, Dao…Các
dân tộc đã tạo nên tính đã dạng và đặc sắc về văn hóa.
Về giao thông
Lạng Sơn là một miền núi phía bắc,vì vậy hệ thống giao thông vận tải ngày
càng được mở rộng đầu tư phát tiển.Mạng lưới giao thông tương đối đều có thể sử
dụng được cả đường sắt( đường sắt liên vận quốc tế: Hà Nội- Đồng Đăng- Lạng
Hoàng Thị Vân- K66TN


Page 10


Báo cáo thực địa Lạng Sơn
Sơn-cửa khẩu sang Trung Quốc dài 115 km), đường bộ(các tuyến đường quốc lộ
1A, 1B, 4A,4B,…), đường sông( một đoạn sông Kì Cùng khu vực Lộc Bình qua
thành phố tới Văn Lãng, Tràng Định, lượng vận chuyển nhỏ). Đây là điểm đầu giao
lưu kinh tế văn hóa với các tỉnh lân cận và Trung Quốc thông qua hệ thống các
tuyến đường và các của khẩu: Hữu Nghị, Tân Thanh, Đồng Đăng…vì vậy Lạng
Sơn trở thành đầu mối giao thông vận tải hết sức quan trọng.

Bản đồ giao thông khu vực ngã sáu- nguồn Internet
Về hệ thống điện và cấp điện
Đến nay Lạng Sơn có mạng lưới điện phân bố rộng khắp và tương đối đồng
bộ từ 110kv đến 35kv và 10kv.Toàn tỉnh có một trạm biến áp 110kv, đây là nguồn
cung cấp điện phục vụ đời sống sinh hoạt và hoạt động kinh tế toàn tỉnh và vùng
lân cận.Vùng có nhà máy nhiệt điện Na Dương công suất đạt 100MW. Vì vậy mà
vùng không bị thiếu điện mùa hè.Hiện nay đang tiến hành xây dựng nhiều dự án
thủy điện nhỏ khác.

Hoàng Thị Vân- K66TN

Page 11


Báo cáo thực địa Lạng Sơn

Ảnh 2: Trạm biết áp 110KV ở thành phố Lạng Sơn- ảnh Hoàng Thị Vân K66TN


Về thủy lợi và cấp nước
Thủy lợi là một trong những nghành được quan tâm sớm và đầu tư khá nhiều
vốn nhằm đáp ứng yêu cầu sinh hoạt và sản xuất. Hệ thống thủy lợi hiện có là 34
công trình hồ đập nước lớn từ 100 ha trở lên. Trên địa bàn có 8 hồ đập lớn nhỏ, với
năng lực thiết kế 600 ha và 20 trạm bơi có khả năng tưới cho 300 ha đất, 10 giếng
khoan với công suất 500 – 600 m3/h và 50 đường ống phi 50 – 300 mm cung cấp
nước cho trên 8000 hộ gia đình và trên 300 cơ quan trường học.
Về mạng lưới thông tin liên lạc
Ngày càng được phát triển đáp ứng nhu cầu giao lưu trao đổi tiếp cận của
người dân. Trong tỉnh đã lắp đặt hệ thống truyền dẫn vi ba từ trung tâm thành phố
đến 11 huyện, đến các cửa khẩu. Có 15000 máy thuê bao, hàng nghìn di động.
Về giáo dục
Trường Việt Bắc là một trong những trường trung học phổ thông lâu đời
nhất ở nước ta được thành lập năm 1949. Cùng với sự phát triển chung của đất
nước, ngành giáo dục ở Lạng Sơn thời gian gần đây đã có những bước khởi sắc.

Hoàng Thị Vân- K66TN

Page 12


Báo cáo thực địa Lạng Sơn
Trên địa bàn tỉnh có 25 trường học: 8 trường tiểu học, 7 trường trung học cơ
sở, 3 trường trung học phổ thông trọng điểm.Cơ sở trang thiết bị ngày càng được
nâng cao,đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình có trình độ chuyên môn sâu.
Tuy nhiên tỷ lệ bỏ học vẫn còn cao, đặc biệt là trẻ em dân tộc ít người.
Về y tế
Ytế ngày càng được đầu tư và phát triển, nâng cao trang thiết bị,đội ngũ cán
bộ,phục vụ đảm bảo sức khỏe người dân.Vùng có 4 bệnh viện cấp tỉnh, 1 trung y tế
cấp thành phố và 8 trạm y tế cấp phường và nhiều đơn vị khám chữa bệnh nhỏ lẻ

cấp giấy phép an toàn.
Về du lịch

Ảnh 4: Chùa Tân Thanh gần cửa
Ảnh 3: Mộtkhẩu
số hình
động
NhịTam Thị
Thanh,
Nhà Mạc
Tân ảnh
Thanhảnh
Hoàng
VânThành
K66_TN
Lạng sơn là vùng có tiềm năng lớn về du lịch.Vùng có nhiều khu di tích văn
hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh, các hang động tuyệt đẹp đang được đầu tư tôn
Hoàng Thị Vân- K66TN

Page 13


Báo cáo thực địa Lạng Sơn
tạo thu hút du lịch trong và ngoài nước: Khu di tích Thành nhà Mạc,quần thể khu
di tích Nhất - Nhị - Tam Thanh, Chùa Tiên, chùa Tam Thanh, chùa Kì Cùng, chùa
Tân Thanh… Đầu tư xây dựng các công trình phục vụ phát triển du lịch như: kè bờ
sông Kỳ Cùng, kè suối Lao Ly, cải tạo công viên Hồ Phai Loạn, xây dựng Khu du
lịch sinh thái hồ Nà Tâm, hồ Thâm Sỉnh, Khu du lịch sinh thái Đèo Giang - Văn
Vỉ, đỉnh Mẫu Sơn... nhằm tạo ra các điểm du lịch hấp dẫn, thu hút khách đến tham
quan, du lịch trên địa bàn. Thành phố Lạng Sơn còn nổi tiếng các chợ: chợ Đêm,

Chợ Kì Cùng, Chợ Đông Kinh, chợ Giếng Vua….hệ thống các nhà nghỉ khách sạn
ngày một tân tiến.
Về an ninh chính trị
Trật tự xã hội được giữ vững ổn định tạo môi trường thuận lợi cho phát triển
kinh tế xã hội. Hệ thống chính trị từ Trung ương đến các cấp được tăng cường củng
cố vững mạnh, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu đổi
mới đất nước. Tăng cường đoàn kết dân tộc vững chắc niềm tin lòng dân vào nhà
nước.
Đặc điểm kinh tế
Công nghiệp Lạng Sơn có tiềm năng rất lớn nhưng chưa được khai thác, chỉ
có một vài xí nghiệp nhỏ lẻ và hầu như không có xí nghiệp nào của Trung ương.
Đáng chú ý là nhà máy xi măng Lạng Sơn, xí nghiệp gạch ngói Hợp Thành.
Nông nghiệp phát triển chưa cao vì điều kiện khí hậu và địa hình trong vùng
không thật sự thuận lợi và phương thức canh tác của người dân vẫn còn lạc hậu.
Lâm nghiệp kém phát triển, phần lớn đồi núi vẫn là đồi trọc do nạn phá rừng.
Thương nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của vùng. Trong vùng có một số
cửa khẩu thông với Trung Quốc và nhiều chợ có lượng hàng hoá lớn như: Đồng
Đăng, Đông Kinh… Tuy nhiên vẫn còn nạn buôn lậu hàng hoá qua biên giới ảnh
hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của đất nước.

2. Đặc điểm các thành phần tự nhiên khu vực thành ph ố Lạng S ơn
2.1. Đặc điểm địa chất - địa hình

Hoàng Thị Vân- K66TN

Page 14


Báo cáo thực địa Lạng Sơn
Tây


T1

Núi
Chùa
Tiên

Sông Kỳ
Cùng
Trầm
tích Q

Sông Kỳ
Cùng
Quốc lộ
1

Đông
Thềm III
Thềm II

Thềm I

Đá vôi
C-P

T
1

Đá vôi

C-P

a. Hướng cắt Tây - Đông phần phía nam thành phố Lạng Sơn (Chùa Tiên - Nà Chương)

Tây

Đông
Bắc

Núi Tô Thị
Hồ

T
1

Đá vôi
C-P

Quốc
lộ 1

Cao
Lộc

N

Trầm tích
Q

T3

ms

b. Hướng cắt Tây - Đông Bắc phần phía bắc thành phố Lạng Sơn (Nà Chung - Cao
Lộc)
MẶT CẮT SƠ LƯỢC ĐỊA CHẤT - ĐỊA HÌNH BỒN ĐỊA TP. LẠNG SƠN
( Nguồn- Nguyễn Quyết Chiến mô phỏng theo sơ đồ của thầy Phạm Ngọc Đĩnh, có
cập nhật về tuổi của các đá)

2.1.1. Đặc điểm địa chất
Đặc điểm các loại đá

Hoàng Thị Vân- K66TN

Page 15


Báo cáo thực địa Lạng Sơn
Trên cơ sở khảo sát thực địa, kết hợp với việc tham khảo các tài liệu tham khảo
cho thấy khu vực thành phố Lạng Sơn đã trải qua lịch sử phát triển lâu dài. Phần
lớn các thành tạo cổ ở đây đã bị chìm sâu do hoạt động kiến tạo hạ võng.
Hiện nay trên bình đồ khu vực tồn tại các đá trầm tích phun trào có tuổi
Cacbon đến Đệ tứ. Các thành tạo này được xếp vào phân vị địa tầng địa phương.
Giới Paleozoi (PZ)
 Hệ Cacbon – Pecmi, thống dưới – hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs)
 Hệ Pecmi thống trên – hệ tầng Đồng Đăng (P₂ đđ)
Giới Mesozoi (MZ)
 Hệ Trias thống dưới – bậc Indi – hệ tầng Lạng Sơn (T₁ ls)
 Hệ Trias thống giữa – bậc Anizi – hệ tầng Khôn Làng (T₂a kl)
 Hệ Trias thống giữa – bậc Ladini – hệ tầng Nà Khuất (T₂l nk)
 Hệ Trias thống trên– bậc Kacni – hệ tầng Mẫu Sơn (T₃c ms)

Giới Kainozoi (KZ)
 Hệ Neogen – hệ tầng Nà Dương (N₁ nd)
 Hệ Đệ tứ (Q)
Sự phân bố các hệ tầng Thành phố Lạng Sơn có quy luật khá rõ. Phần trung
tâm là Hệ tầng Bắc Sơn sau đó xa dần là hệ tầng Đồng Đăng, Lạng Sơn, Khôn
Làng, Nà Khuất, Mẫu Sơn.
Giới Paleozoi (Pz)
Hệ tầng Bắc Sơn (C-P2 bs):
Hệ tầng Bắc Sơn được nhà địa chất Pháp E.Saurin nghiên cứu và đặt tên
năm1956. Trên bản đồ địa chất vùng này, hệ tầng Bắc Sơn có diện phân bố khá
rộng và có dạng hình quả trám, phình to ở giữa, thu hẹp và thắt hẳn ở hai đầu Tây
Bắc và Đông Nam. Hệ thống núi đá vôi ở thành phố Lạng Sơn lộ ra trên bề mặt đất
là các núi sót dạng chỏm nhỏ, nằm rải rác tại các địa điểm như Cao Lộc, Tam
Thanh, Nhị Thanh, núi Tô Thị, núi Phai Vệ, Mai Pha với diện lộ khoảng 2 km 2.
Phần lớn đá vôi không lộ ra ngoài mặt đất, chúng là nền móng của bồn trũng Lạng
Sơn, bị phủ bên trên bề mặt bởi các đá trẻ hơn, mà chủ yếu là trầm tích Đệ Tứ. Ở
Hoàng Thị Vân- K66TN

Page 16


Báo cáo thực địa Lạng Sơn
các sông suối có thể thấy các loại đá này lộ ra như tại chân cầu phố Muối, chân cầu
Kỳ Lừa…
Về mầu sắc: nhìn bên ngoài đá có mầu xám đen, xám xanh, một số nơi loang
lổ mầu vàng, đỏ. Thực ra đá vôi của hệ tầng này có mầu xám sáng, nhưng do bị
phong hóa nên mầu sắc ở nơi tiếp xúc với không khí có thể là xám đen hoặc xám
xanh. Nước chảy từ các khe núi đá vôi cũng có thể mang theo hyđroxit sắt hai, khi
lộ ra ngoài không khí trong môi trường giầu oxi chuyển thành oxit sắt ba có mầu
vàng đọng lại trên các khối đá vôi

Về kiến trúc, cấu tạo: đá có cấu tạo dạng khối hoặc phân lớp dày, kiến trúc kết
tinh yếu, có các mạch calxit xuyên cắt, đôi chỗ có ít mảnh dăm và thường có các
hóa thạch.
Về thế nằm các đá của hệ tầng Bắc Sơn nằm phần dưới cùng cột địa tầng.
Vùng nghiên cứu chưa thấy đá nào già hơn trong các vết lộ. Đá vôi ở đây thường
nằm nghiêng trong cấu tạo nếp uốn thoải dạng vung chảo, nếp uốn gắn với góc dốc
20 -40°. Các núi đá vôi bị cắt xẻ bởi nhiều hệ thống khe nứt,dọc, ngang. Nguyên
nhân thành tạo các khe nứt này là do các hoạt động kiến tạo nâng các núi đá vôi
lên. Thêm vào đó là do đặc điểm rắn và dòn của đá vôi, nên trong các hoạt động
tạo núi, chúng lại càng dễ bị cắt xẻ bởi các vết nứt lớn, thường có phương song
song với nhau.
Về thành phần: đá khá tinh khiết chủ yếu trầm tích carbonat. Tuy nhiên trong
thành phần của đá còn có sét, oxit sắt, mangan… Theo các nhà khoa học, loại đá
vôi này là trầm tích của vỏ trùng lỗ là sinh vật sống ở vùng biển sâu, nơi có khí hậu
ấm áp. Trong đá vôi có nhiều hoá đá Huệ biển, San hô 4 tia (ở khu vực núi Tô Thị).
Trải qua hàng chục triệu năm, tích tụ, tổng chiều dày của Đá vôi hệ tầng Bắc Sơn
(C-P2 bs) ở khu vực nghiên cứu khoảng 550m.

Hoàng Thị Vân- K66TN

Page 17


Báo cáo thực địa Lạng Sơn

Ảnh 5. Các chỏm núi đá vôi khu vực Nhị Thanh cạnh trạm biến áp 110V
Hệ tầng Đồng Đăng P2 đđ
Năm 1956, nhà địa chất người Pháp là Saurin đã nghiên cứu trầm tích silic,
bauxit, đá vôi ở Lạng Sơn và đã xác định đá tuổi Pecmi muộn. Năm 1966, Nguyễn
Văn Liêm đã nghiên cứu và xếp chúng vào hệ tầng Đồng Đăng.

Hệ tầng Đồng Đăng phân bố trên diện hẹp, chỉ viền quanh các thành tạo của
hệ tầng Bắc Sơn và rải rác tại phường Chi Lăng như núi Hang Dê, núi Đại Tượng,
Chùa Tiên hay ở Quán Lóng.
Về thành phần hệ tầng Đồng Đăng có bauxit, bột kết, đá vôi, sét silic. Bề dày
của hệ tầng Đồng Đăng tại thành phố Lạng Sơn khoảng 200m.

Hoàng Thị Vân- K66TN

Page 18


Báo cáo thực địa Lạng Sơn

Ảnh 6: Núi Con Voi - thành phố Lạng Sơn là đá vôi có tuổi Permi muộn thuộc
hệ tầng Đồng Đăng (P2 đđ)
Giới Mesozoi (Mz)
Hệ tầng Lạng Sơn (T1ils)
Thành phần của hệ tầng bao gồm cát kết, bột kết, đá phiến sét, đá vôi sét, sét
vôi.
Đá hệ tầng Lạng Sơn phân bố trên một diện khá rộng, chạy dài gần theo hướng
bắc nam ở Phía đông như ở Cao Lộc và phía tây thành phố Lạng Sơn như ở Thác
Trà, ở núi Văn Vỉ…. Tuy nhiên ở phía tây diện rộng hơn.
Đá có nguồn gốc trầm tích từ lục địa, được dòng nước vận chuyển ra biển, với
mầu sắc xám xanh chứng tỏ trầm tích trầm lắng ngoài biển. Với các hóa thạch chân
đầu (Cephalopoda), chân bụng (Gastropoda) chứng tỏ đá hình thành trong chế độ
biển nông (sâu không quá 50 m).

Hoàng Thị Vân- K66TN

Page 19



Báo cáo thực địa Lạng Sơn

Ảnh 7: Cát kết phân lớp nghiêng tại khu vực Thác Trà- ảnh Hoàng Thị Vân
K66_TN
Về đặc điểm, đá có cấu tạo phân lớp bao gồm cát kết, bột kết, phiến sét nằm
đan xen nhau. Cát kết có cấu tạo hạt thô, màu xám lục nhạt, phân lớp dày khoảng
10-20 cm; bột kết có cấu tạo hạt mịn hơn, mầu xanh lục, phân lớp mỏng; phiến sét
có cấu tạo từ trầm tích rất mịn, màu xám nhạt, phân lớp rất mỏng, khoảng vài mm.
Độ dầy và hướng cắm của đá không đều nhau, mà thay đổi liên tục trong địa bàn
nghiên cứu. Nguyên nhân của sự thay đổi độ dày của đá là do các quá trình:
 Dao động của mực nước biển
 Lượng mưa thay đổi trong lục địa
 Lượng vật liệu được vận chuyển đến nơi trầm tích thay đổi.
Đá hệ tầng Lạng Sơn khá giòn và dễ vỡ, có thể bóc tách dễ dàng. Các pha tạo
núi như Inđosini, Kimeri, Anpơ-Hymalaya đã làm cho đá uốn nếp, thay đổi liên tục
thế nằm và xuất hiện các đứt gãy.
Hoàng Thị Vân- K66TN

Page 20


Báo cáo thực địa Lạng Sơn
Tại khu vực giữa Thác Trà và thác Nà Me, lẫn trong các trầm tích lục nguyên
có các thấu kính sét vôi tuổi T₁, dài 7-8 m, đường kính trên dưới 1m , không phân
lớp, kiến trúc loang lổ, vật chất phân bố hỗn loạn, có màu xám xanh hoặc xám đen.
Nguyên nnhân hình thành các thấu kính này do dòng xoáy cục bộ dưới đáy biển
tạo thành. Đá hệ tầng Lạng Sơn có độ dày khoảng 200m.
Hệ tầng Khôn Làng (T2a kl)

Hệ tầng Khôn Làng do Vaxilepxkaia lập năm 1962 là dung nham núi lửa của
đới Khôn làng . Phạm vi của hệ tầng Khôn Làng lộ ra khoảng 15 km² phân bố ở
khu vực phía Tây dọc sông Kỳ Cùng (vùng Thác Trà và kéo dài về Phía tây),
khoảng 18 km² phân bố ở phía Đông kéo dài dạng hình cung hướng về phía Đông
ví dụ tại khu vực Hợp Thành- Cao Lộc.
Phần bên trên của hệ tầng Khôn Làng chủ yếu là cát kết, bột kết, tufit và cuội
kết. Chiều dày của hệ tầng là khoảng 280-330 m. Phần bên dưới của hệ tầng Khôn
Làng chủ yếu gồm ryolit, tuf, tufit. Đá ryolit cấu tạo khối, có màu xám xanh, xanh
lục, rắn chắc. Đây là loại đá macma axit, mầu xám xanh, trên nền sẫm mầu có ban
tinh sáng mầu. Đá có kiến trúc poophia (hay còn gọi là kiến trúc nổi ban).
Đá ở sông Kỳ Cùng có ban tinh bé, chứng tỏ thời gian kết tinh nhanh, còn đá ở
Cao lộc hạt ban tinh to hơn, chứng tỏ thời gian kết tinh chậm hơn. Do trong thành
phần của đá có nhiều loại khoáng vật khác nhau (fenspat, mica, thạch anh…) nên
khi gặp điều kiện biên độ nhiệt lớn, sự giãn nở vì nhiệt của các khoáng vật không
như nhau, các liên kết bị phá vỡ và hình thành sản phẩm phong hóa mầu đỏ da
cam.
Hệ tầng Mẫu Sơn (T3c ms)
Hệ tầng Mẫu Sơn được Dovjicov xác lập vào năm 1965 hệ tầng này gồm các đá
trầm tích.
Phạm vi phân bố khoảng 7 km2, nằm chủ yếu ở phía đông bắc thành phố Lạng
Sơn. Mặt cắt quan sát tốt nhất tại tuyến đi Cao Lộc, đặc điểm thường thấy hệ tầng
này là lớp dăm kết, sạn, cuội kết hạt thô phân lớp dày màu sặc sỡ, mầu đỏ,đỏ nâu,
xám xanh, sau đó là các tập cát kết,bột kết màu sắc tương tự.
Nguyên nhân của sự đa dạng về mầu sắc của loại đá này có thể do nguồn gốc
của đá hình thành trong điều kiện á lục địa, khi trầm tích dưới mực nước biển có
mầu xanh, khi trầm tích trên mực nước biển có mầu vàng, đỏ. Phần lớn là các đá
Hoàng Thị Vân- K66TN

Page 21



Báo cáo thực địa Lạng Sơn
có thế nằm theo hướng đông- đông bắc, đông nam, góc dốc 60-70°. Do góc dốc
lớn, lớp vỏ phong hóa dầy, tơi xốp thích hợp trồng các loại cây như thông, samu…
Trong hệ tầng thấy các hoá đá: Cá giáp, ngành chân khớp thuộc lớp xác cứng.
Chiều dày của hệ tầng khoảng trên 500m.
Giới Kainozoi (Kz):
Hệ tầng Na Dương, tuổi Neogen hạ - N1 nd.
Năm 1977 Trần Văn Trị đã nghiên cứu và xác lập hệ tầng này. Diện phân bố
chủ yếu là phía Đông Bắc dọc theo thung lũng Nà Luôm kéo dài từ bản Nà Dảo
đến Nà Luông
Mặt cắt quan sát tốt nhất ở khu vực công ty gạch ngói Hợp Thành trầm tích hệ
tầng Nà Dương bao gồm sạn kết, cát kết, bột kết, mầu xám, phân lớp dày và không
rõ ràng, độ gắn kết trung bình. Giữa các lớp trầm tích đôi chỗ xen kẽ các vỉa than
mỏng. Hiện giờ người ta thu được rất nhiều hóa thạch của cây Cơm cháy tại mỏ
than Na Dương, chùa Tam Thanh. Trầm tích của hệ tầng này được thành tạo trong
một cấu trúc địa chất - địa hào có dạng kéo dài do hoạt động tách giãn của đứt gãy
Cao Bằng – Lộc Bình –Tiên Yên..Trong hệ tầng Na Dương khá giàu sét felpat,
silic...Khi bị phong hoá tạo thành sét cao lanh màu vàng trắng, vàng được sử dụng
làm vật liệu xây dựng.
Hoạt động kiến tạo trong pha tạo sơn Hymalaya làm phát sinh đứt gãy và hình
thành đới sụt lún kéo dài từ Cao Bằng tới Tiên Yên. Những chỗ sụt lún sâu tạo nên
các hồ nước ngọt và các đầm lầy. Do quãng đường vận chuyển ngắn, thành phần
trầm tích đầm hồ thô, lẫn sạn, có độ chọn lọc vật liệu kém nên phân lớp không rõ
ràng. Đáy hồ kiến tạo này thường không bằng phẳng, chỗ lõm thành phần hạt mịn
lắng xuống tạo thành các ổ sét cao lanh. Đây là nguyên liệu để sản xuất gốm sứ.
Tuy nhiên, do khai thác cạn kiệt, đến nay sét cao lanh không còn nữa

Hoàng Thị Vân- K66TN


Page 22


Báo cáo thực địa Lạng Sơn

Ảnh 8: Hóa thạch cây cơm cháy tại chùa Tam Thanh- ảnh
Hoàng Thị Vân K66_TN
. Trong đá tuổi Neogen có các vỉa than mỏng và hóa thạch lá cây. Sự hình
thành than ở đây có thể giải thích do thực vật đầm lầy khi chết đi, trong môi trường
yếm khí bị phân hủy không triệt để, đầu tiên tạo thành than bùn, trải qua thời gian
nén ép và có sự phân dị hóa học, hàm lượng carbon tăng nên tạo thành than nâu.
Chiều dày của hệ tầng khoảng 295m.
Hệ tầng Đệ tứ (Q)
Hệ tầng Đệ tứ phân bố dọc sông Kỳ Cùng, là vùng tập trung dân cư của thành
phố Lạng Sơn. Đây là lớp trầm tích tuổi trẻ nhất trong các thành tạo địa chất ở
thành phố Lạng Sơn, nó là lớp trên cùng bao phủ bề mặt địa hình, là thềm bậc I của
thành phố. Đá có mầu nâu xám bao gồm cuội, cát, bột sét bở rời. Đá này ban đầu
chính là các bãi bồi của sông kỳ cùng do kết quả trâmg lắmg phù sa dọc sông. Do
các hoạt động địa chất nâng lên, hay sự thay đổi của chế độ nước, các bãi bồi cổ đã
trở thành các bậc thềm (thể hiện của sự nâng lên là 3 bậc hang ở động Tam Thanh).
Độ cao trung bình của thềm bậc I khoảng 10-12 m. Thềm bậc I chiếm phần lớn
diện tích thành phố Lạng Sơn. Dọc sông Kỳ Cùng, có các bãi bồi nhỏ, hẹp, không
liên tục với đất mềm, xốp thấm nước tốt.
Hoàng Thị Vân- K66TN

Page 23


Báo cáo thực địa Lạng Sơn
Trầm tích Đệ Tứ một phần nhỏ còn có nguồn gốc bồi tích: bồi tích-sườn tích

và bồi tích-lũ tích, do dòng tạm thời vận chuyển từ các sườn dốc xung quanh
xuống bồn địa Lạng Sơn. Ở tuyến thực địa Cao lộc giáp đường quốc lộ số 1có thể
quan sát được dải lũ tích kéo dài theo hướng Bắc-Nam, phân lớp. Lớp trên có mầu
vàng đỏ dầy khoảng 1 m. Tiếp theo là một lớp mỏng chứa rất nhiều các kết hạch
sắt, mangan màu nâu xám.
Ngoài ra còn loại đất có nguồn gốc là sản phẩm phong hóa từ đá vôi, được gọi
là terarosa. Đây là loại đất có tính bazơ, độ phì cao, rất tốt và thích hợp trồng các
cây ăn quả như đào, mận, na…
Trầm tích Đệ Tứ có ý nghĩa quan trọng đối với con người, đây là nơi quần cư
chủ yếu và cũng là nới tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng
lúa, ngô, khoai, sắn, thuốc lá…
Từ sự phân tích trên em khái quát thành thang thời gian địa chất sau:

Giới

Hệ tầng

Giới Kanozoi ( Kz)

Hệ tầng Đệ
Tứ (Q)

Địa chất

Đặc điểm đá

 Phân bố dọc sông Kỳ Cùng
 Đây là trầm tích trẻ nhất
 Màu: nâu xám
 Thành phần: cuội kết, cát kết, bột kết.


Hệ tầng Na
Dương
( Hệ Neogen)

 Thành phần: sạn kết, cát kết, bột kết.
 Màu sắc: màu xám
 Bề dày khoảng 295m.

Giới Mesozoi ( Mz)

Hệ tầng Mẫu
Sơn
( Hệ Trias
thống trênBậc Kacni)- T3

 Phạm vi phân bố khoảng 7km2, chủ yếu ở phía
Đông Bắc thành phố
 Màu sắc đa dạng: màu đỏ, đỏ nâu, xanh xám
 Thành phần: cát kết, bột kết, sét kết
 Chiều dày: 450-470m

Hệ tầng Khôn

Hoàng Thị Vân- K66TN

 Phạm vi phân bố khoảng 15km2, chủ yếu ở

Page 24



Báo cáo thực địa Lạng Sơn
phía Tây, dọc sông Kỳ Cùng.

Làng
( Hệ Trias
thống giữabậc Anizi)- T2

^^^^^^^^^^^^^

 Thành phần: cuội kết, bột kết, cát kết, có màu
đỏ, phân lớp rõ ràng

^^^^^^^^^^^^^

 Bề dày từ 220-330m

Hệ tầng Lạng
Sơn

 Phân bố trên diện khá rộng: phía Tây thành
phố Lạng Sơn, khu vực thác Trà, vúi Văn Vỉ

( Hệ Trias
thống dướibậc Indi) – T1

 Cấu tạo: phân lớp cát, bột kết; phiến sét
 Giòn, dễ vỡ, có thể tách dễ dàng
 Thành phần: cát kết, bột kết, đá phiến sét, đá
vôi sét, sét vôi

 Bề dày khoảng 200m

Giới Paleozoi ( Pz)

Hệ tầng Đồng
Đăng

 Phân bố trên diện hẹp hơn: viền lấy hệ tầng
Bắc Sơn, lộ ra ở Chùa Tiên, núi Con Voi.

( Hệ Pecmi
thống trên)
P2

 Thành phần: boxit, bột kết, đá vôi, sét silic

Hệ tầng Bắc
Sơn

 Phân bố khá rộng: Nhị- Tam Thanh, núi Tô
Thị, núi Phai Vệ

( Hệ CacbonPecmi)C-P1

 Màu sắc: xám đen, xám xanh

 Bề dày khoảng 200m

 Cấu tạo: dạng khối hoặc phân lớp dày, kiến
trúc kết tinh yếu.

 Thành phần: chủ yếu là trầm tích Cacbonat
 Bề dày khoảng 550m

Hoàng Thị Vân- K66TN

Page 25


×