Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

TẠ MINH BẢO PHONG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH Ở TỈNH
PHÚ YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

TẠ MINH BẢO PHONG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH Ở TỈNH
PHÚ YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số ngành: 60340102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. VÕ THANH THU



TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. Võ Thanh Thu
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

GS. TS. Võ Thanh Thu
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 22 tháng 09 năm 2017.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT

Chức danh Hội đồng

Họ và Tên

1

PGS.TS. Nguyễn Phú Tụ

Chủ tịch

2


TS. Nguyễn Ngọc Dương

Phản biện 1

3

TS. Võ Tấn Phong

Phản biện 2

4

TS. Lê Quang Hùng

Ủy viên

5

TS. Lại Tiến Dĩnh

Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 22 tháng 09 năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: TẠ MINH BẢO PHONG

Giới tính: NAM

Ngày, tháng, năm sinh: 24/09/1991

Nơi sinh: TP.HCM

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

MSHV: 1541820098

I- Tên đề tài:
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
DU LỊCH Ở TỈNH PHÚ YÊN
II- Nhiệm vụ và nội dung:
- Tổng hợp các số liệu và kế thừa các nghiên cứu, tài liệu liên quan.
- Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du
lịch ở tỉnh Phú Yên.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động tại các doanh
nghiệp du lịch ở tỉnh Phú Yên đến năm 2025.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 15/09/2016

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 22/09/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: GIÁO SƯ. TIẾN SĨ. VÕ THANH THU
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả đạt được nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện luận văn

Tạ Minh Bảo Phong


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đối với cô GS.TS. Võ Thanh Thu,
Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, cô đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cảm ơn các anh chị, các bạn học viên cùng khóa đã động viên, hỗ trợ tôi hoàn
thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn các doanh nghiệp đã cho ý kiến đánh giá, cùng Ban
Lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên đã hỗ trợ để tôi có thể

hoàn thành Luận văn này. Mong rằng, kết quả của Luận văn sẽ là một nguồn tài liệu
bổ ích để giúp cho lao động tại các doanh nghiệp du lịch ngày càng phát triển hơn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!


iii

TÓM TẮT
Luận văn “Nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh
Phú Yên” được hoàn thành tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (Hutech). Nội
dung của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Làm rõ cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng lao động tại các
doanh nghiệp du lịch, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động
tại các doanh nghiệp du lịch, đồng thời tham khảo bài học kinh nghiệm về nâng cao
chất lượng lao động du lịch của các nước trên thế giới từ đó rút ra bài học cho
ngành Du lịch Phú Yên
Chương 2: Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, tiềm năng du lịch
và tình hình hoạt động du lịch của tỉnh Phú Yên. Trên cơ sở đánh giá thực trạng
chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 –
2015, tìm ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của chúng.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động cho
ngành Du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Yên phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Ngoài ra, tác giả còn đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước nhằm tạo điều kiện
để ngành Du lịch Phú Yên ngày càng phát triển.


iv

ABSTRACT
Thesis "Improving the quality of labor in the tourism business in Phu Yen

province" was completed at the HCMC University of Technology (Hutech). The
content of the thesis is divided into three chapters:
Chapter 1: Clarify the rationale for raising the quality of labor in the tourism
business, study the factors affecting the quality of labor in the tourism business, and
refer to lessons learned about improving the quality of labor tourist business of the
countries of the world from which to draw lessons for tourism Phu Yen.
Chapter 2: Definition extensive natural characteristics, economic - social,
and tourism potential situation of tourism activities in Phu Yen province. Based on
the actual situation of labor quality in the tourism business in the province the
period 2011 - 2015, found shortcomings and limitations and their causes.
Chapter 3: Propose some solutions to enhance the quality of labor for the
tourism industry in the province of Phu Yen suitable for the actual situation
today. In addition, the author also provides some recommendations for the State to
create conditions for Phu Yen tourism industry is growing.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ............................................................................ ix
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ .....................................................................x
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...........................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ......................................................2
4. Tổng quan và đóng góp của đề tài ......................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................6
6. Bố cục của luận văn ............................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH.....................................................................8
1.1. Các khái niệm liên quan ...................................................................................8
1.1.1. Nguồn nhân lực .........................................................................................8
1.1.2. Nguồn nhân lực ngành du lịch ..................................................................9
1.1.3. Lao động tại các doanh nghiệp du lịch ...................................................11
1.1.3.1. Phân loại ...........................................................................................11
1.1.3.2. Doanh nghiệp du lịch .......................................................................12
1.1.4. Chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch ..................................13
1.1.5. Nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch ..................14
1.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ................................................15
1.2.1. Các chỉ tiêu về thể lực .............................................................................17


vi

1.2.2. Các chỉ tiêu về trí lực ..............................................................................19
1.2.3. Các chỉ tiêu về tâm lực ............................................................................22
1.3. Nội dung nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch ..........23
1.3.1. Nâng cao về thể lực .................................................................................23
1.3.2. Nâng cao về trí lực ..................................................................................24
1.3.3. Nâng cao về tâm lực ................................................................................25
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới nâng cao chất lượng lao động tại các doanh
nghiệp du lịch ........................................................................................................25
1.4.1. Môi trường bên ngoài ..............................................................................25
1.4.2. Môi trường bên trong ..............................................................................27

1.5. Bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du
lịch của các nước trên thế giới ..............................................................................28
1.5.1. Thái Lan ..................................................................................................28
1.5.2. Pháp .........................................................................................................28
1.5.3. Singapore.................................................................................................29
1.5.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Phú Yên ................................................31
Tóm tắt chương 1 ......................................................................................................32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP DU LỊCH Ở TỈNH PHÚ YÊN ..................................................................33
2.1. Khái quát về du lịch ở tỉnh Phú Yên ..............................................................33
2.1.2. Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội ...........................................................34
2.1.3. Tiềm năng du lịch....................................................................................35
2.1.4. Tình hình hoạt động du lịch của tỉnh Phú Yên .......................................37
2.2. Thực trạng chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Phú Yên
...............................................................................................................................39
2.2.1. Thể lực.....................................................................................................40
2.2.2. Trí lực ......................................................................................................44
2.2.3. Tâm lực ...................................................................................................49


vii

2.3. Đánh giá chung về thực trạng chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du
lịch ở tỉnh Phú Yên................................................................................................52
2.3.1. Những kết quả đạt được ..........................................................................52
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế ............................................................................54
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ................................................56
Tóm tắt chương 2 ......................................................................................................58
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP DU LỊCH Ở TỈNH PHÚ YÊN ...................................................59

3.1. Quan điểm nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh
Phú Yên .................................................................................................................59
3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Phú Yên ......................................59
3.1.2. Quan điểm nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch.60
3.1.3. Mục tiêu phát triển ..................................................................................61
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở
tỉnh Phú Yên ..........................................................................................................62
3.2.1. Nhóm giải pháp về nâng cao thể lực .......................................................62
3.2.2. Nhóm giải pháp về nâng cao trí lực ........................................................64
3.2.3. Nhóm giải pháp về nâng cao tâm lực ......................................................66
3.3. Kiến nghị đối với Nhà nước ...........................................................................69
KẾT LUẬN ...............................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................72


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CLNNL

chất lượng nguồn nhân lực

DL

du lịch

DN

doanh nghiệp


KTXH

kinh tế - xã hội

LLLĐ

lực lượng lao động

NLĐ

người lao động

NNL

nguồn nhân lực


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.1 Tiêu chuẩn phân loại sức khoẻ về thể lực của lao động ở các nghề, công
việc ............................................................................................................................18
Bảng 1.2 Đánh giá chỉ số BMI ..................................................................................19
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu về lượt khách và thu nhập du lịch của Phú Yên ....................37
Bảng 2.2 Cơ cấu lao động ngành du lịch theo mức độ tác động...............................40
Bảng 2.3 Cơ cấu lao động tại các doanh nghiệp du lịch theo giới tính ....................41
Bảng 2.4 Thực trạng về hoạt động đảm bảo thể lực tại các doanh nghiệp ...............43
Bảng 2.5 Thực trạng trình về độ học vấn của lao động tại các doanh nghiệp du lịch

...................................................................................................................................45
Bảng 2.6 Thực trạng lao động đã qua đào tạo tại các doanh nghiệp du lịch ............46
Bảng 2.7 Thực trạng về kỹ năng chuyên môn – nghiệp vụ của lao động tại các
doanh nghiệp du lịch .................................................................................................47
Bảng 2.8 Thực trạng về kỹ năng ngoại ngữ của lao động, chính sách đào tạo, bồi
dưỡng của doanh nghiệp ...........................................................................................48
Bảng 2.9 Thực trạng về tâm lực của lao động tại các doanh nghiệp du lịch ............50
Bảng 2.10 Thực trạng về hoạt động đảm bảo tâm lực tại các doanh nghiệp ............51


x

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ

Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Phú Yên ............................................................... 33
Biểu đồ 2.1 Diễn biến lượt khách du lịch đến Phú Yên và thu nhập từ du lịch ........ 38
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu lao động tại các doanh nghiệp du lịch theo độ tuổi ................... 42


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, nằm ở phía Đông
– Đông Nam khối nhô Kon Tum, thuộc phía Đông của dãy núi Trường Sơn. Thiên
nhiên khá ưu ái khi ban tặng cho Phú Yên không chỉ có bờ biển dài, núi biển liền kề
tạo nên nhiều đầm, vịnh, mũi, gành... mang vẻ đẹp hoang sơ, kỳ thú, mà còn là vùng
đất có chiều sâu văn hóa và bề dày lịch sử. Nét đặc sắc của DL Phú Yên còn là sự
giao thoa giữa văn hóa Việt - Chăm với Tháp Nhạn, Thành Hồ cổ kính; hay nhiều lễ
hội gắn với đặc trưng cư dân vùng biển, các làn điệu dân ca, dân vũ đặc sắc hô bài

chòi, hò khoan, hò bá trạo, hò kéo lưới…; cùng những làng nghề truyền thống và
nền ẩm thực phong phú. Với những tiềm năng và thế mạnh đó, phát triển DL trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn, mang màu sắc độc đáo riêng, phát huy bản sắc văn
hóa các dân tộc là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu được Tỉnh ủy,
UBND tỉnh Phú Yên quan tâm chỉ đạo giai đoạn hiện nay.
Thực tế nhiều năm qua đã cho thấy, hoạt động DL Phú Yên đã có những bước
phát triển đáng khích lệ, công tác quảng bá, xúc tiến DL cũng được Phú Yên hết sức
chú trọng. Đến nay, Phú Yên đã công bố biểu trương DL với tiêu đề: “Du lịch Phú
Yên – Hấp dẫn và Thân thiện”; tổ chức và tham gia các hội nghị xúc tiến, hội chợ,
triển lãm DL trong và ngoài tỉnh; phát hành các ấn phẩm DL, quảng bá trên trang
mạng DL Phú Yên, mạng xã hội và các phương tiện thông tin, truyền thông khác.
Đáng chú ý là các lợi thế, thuận lợi cho hoạt động DL phát triển như: hệ thống cơ sở
hạ tầng phục vụ dân sinh, hạ tầng DL… đã được đầu tư, nâng cấp rộng khắp các địa
bàn của tỉnh. Chiến lược phát triển DL Việt Nam đến năm 2020 đã tạo điều kiện
thuận lợi cho DL Phú Yên phát triển. Các tài nguyên thiên nhiên chưa được khai
thác nhiều, môi trường còn trong sạch, nhiều cảnh đẹp hoang sơ, một số vùng dân
cư còn thưa… là lợi thế cơ bản để thu hút đầu tư phát triển DL và và du khách đến
với Phú Yên.
Không thể phủ nhận được rằng Phú Yên đẹp, cái đẹp hoang sơ của những


2

cảnh sắc gần như chưa từng bị tác động bởi bàn tay con người. Tuy nhiên, vẻ đẹp
đó vẫn chưa mang lại hiệu quả kinh tế tương xứng so tiềm năng thực sự của vùng
đất giàu tài nguyên DL này. Bởi bên cạnh những nổ lực không ngừng, DL Phú Yên
còn bộc lộ nhiều yếu kém và hạn chế. Mà một trong những vấn đề tồn tại khiến DL
Phú Yên chưa thể cất cánh đó chính là chất lượng NNL phục vụ cho ngành DL, đặc
biệt là lao động tại các DN du lịch. Cụ thể, LLLĐ này còn nhiều mặt chưa đáp ứng
nhiệm vụ phát triển phát triển DL khi hội nhập quốc tế: số lượng nhân lực còn ít,

năng lực thực tiễn chưa tương xứng với bằng cấp, kỹ năng chuyên môn – nghiệp vụ,
kiến thức hội nhập, ngoại ngữ, tin học, năng lực sáng tạo và kinh nghiệm thực tiễn
còn nhiều hạn chế, LLLĐ có tại các DN còn bấp bênh, thiếu sự ổn định.
Nhận thức được những vấn đề đang đặt ra cho ngành DL và để đáp ứng được
yêu cầu phát triển, Phú Yên đang rất quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng lao
động tại các DN du lịch. Xuất phát từ thực tế khách quan đó, tôi lựa chọn đề tài:
“Nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Phú Yên".
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu tổng quát: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động
tại các DN du lịch ở tỉnh Phú Yên, góp phần đáp ứng nhiệm vụ phát triển của
Ngành cũng như thúc đẩy KTXH của địa phương phát triển.
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp
du lịch.
- Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng lao động tại các DN du lịch ở
tỉnh Phú Yên.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động tại các DN du lịch
ở tỉnh Phú Yên đến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng lao động tại các DN du lịch trên địa bàn
tỉnh Phú Yên trong tình hình hiện nay.


3

- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu nâng cao chất lượng lao động tại
các DN du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện nay.
+ Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
+ Về thời gian: Số liệu được thu thập, xử lý và phân tích trong giai đoạn 2011

– 2015, những giải pháp được đề xuất đến năm 2025.
4. Tổng quan và đóng góp của đề tài
DL nước ta đang đứng trước những cơ hội to lớn nhưng thách thức cũng
không nhỏ. Chúng ta có nhiều lợi thế về cảnh quan thiên nhiên đẹp; lịch sử, văn hóa
giàu bản sắc; con người cần cù, hiếu khách; đất nước hòa bình, chế độ chính trị ổn
định, kinh tế liên tục phát triển, được bạn bè thế giới bình chọn là “điểm đến an
toàn, thân thiện”. Tuy nhiên, trong tương quan của hội nhập quốc tế, chúng ta phải
chịu sự tác động mạnh mẽ trong bối cảnh quốc tế biến động phức tạp. Sự phân công
lao động quốc tế trong DL ở khu vực và toàn cầu có cấu trúc, quy mô và cơ chế vận
hành mới. Quá trình phát triển kinh tế tri thức trong lĩnh vực dịch vụ diễn ra nhanh
chóng, tạo ra và dựa trên những lực lượng sản xuất và lợi thế phát triển mới, cạnh
tranh về lao động rất gay gắt. Chỉ có bắt kịp sự thay đổi nhanh chóng về tương quan
lực lượng trên quy mô toàn cầu; về lợi thế so sánh và chiến lược, chính sách phát
triển DL của các nước, các công ty đa quốc gia mới có thể đến thành công. Để DL
phát triển mạnh mẽ, cần tích cực huy động mọi nguồn lực, trong đó, yếu tố quan
trọng và mang tính quyết định nhất là NNL. Chính vì vậy, đã có rất nhiều tài liệu
khoa học, công trình nghiên cứu về NNL, đặc biệt là đối với ngành DL – “ngành
công nghiệp không khói”. Cụ thể là một số các báo cáo, tài liệu khoa học và công
trình nghiên cứu sau đây:
- Nguyễn Thị Cẩm Hà, 2015, “Nâng cao chất lượng lao động trực tiếp làm
công tác DL tại các DN ở Thành phố Hội An”, luận văn Thạc sỹ, ngành Quản trị
nhân lực, trường Đại học Lao động và Xã hội. Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận
về nâng cao chất lượng lao động trực tiếp làm công tác DL và làm rõ thực trạng
hoạt động vấn đề nghiên cứu tại các DN ở Hội An, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và


4

nguyên nhân gây ra chúng. Từ đó đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng
cao chất lượng lao động trực tiếp làm công tác DL tại các DN ở Thành phố Hội An.

Điểm mới của đề tài là đề xuất hệ thống chỉ tiêu đánh giá các hoạt động nâng cao
chất lượng lao động trực tiếp làm công tác DL tại các DN. Tuy nhiên, đề tài chỉ
nghiên cứu một bộ phận trong tổng thể NNL cho ngành DL nên những giải pháp tác
giả đề xuất vẫn chưa bao quát được mặt bằng chung cho nguồn lao động của ngành
DL.
- Phạm Cao Tố, 2012, “Nâng cao chất lượng đào tạo NNL ngành DL tại tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu”, luận văn Thạc sỹ, ngành Quản trị kinh doanh, trường Đại học
Công nghệ Tp.HCM. Luận văn tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng đào tạo NNL ngành DL tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trên cơ sở lý
thuyết, tham khảo các mô hình nghiên cứu đã có và khảo sát định tính, tác giả đã
xây dựng mô hình và thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo NNL
ngành DL. Qua đó, tác giả tiến hành khảo sát bằng hình thức phát phiếu điều tra và
dùng phần mềm SPSS để xử lý, phân tích. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề
xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo NNL ngành DL tại tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuy nhiên, mức độ khảo sát ý kiến đánh giá của nhóm đối
tượng là những người đang theo học tại trường Cao đẳng Nghề DL Vũng Tàu mà
chưa đa dạng đối tượng được khảo sát như lao động tại các DN DL, cán bộ, lãnh
đạo các đơn vị quản lý.
- Nguyễn Thanh Tùng, 2015, “Nâng cao chất lượng NNL quản lý Nhà nước
của Sở Giao thông vận tải tỉnh Sóc Trăng”, luận văn Thạc sỹ, ngành Quản trị kinh
doanh, trường Đại học Công nghệ Tp.HCM. Trên cơ sở phân tích lý luận về nâng
cao chất lượng NNL về ngành Giao thông vận tải, luận văn đã làm rõ thực trạng vấn
đề nghiên cứu tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Sóc Trăng. Từ đó, tác giả đề xuất giải
pháp nâng cao chất lượng NNL trong quản lý Nhà nước tại Sở Giao thông vận tải
tỉnh Sóc Trăng. Đề tài góp phần đóng góp thêm cơ sở khoa học cho hoạt động nâng
cao chất lượng NNL quản lý Nhà nước tại Sở Giao thông vận tải. Tuy nhiên, các
giải pháp vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.


5


- Bộ Văn hóa, Thể thao và DL, 2011, Quy hoạch “Phát triển nhân lực ngành
DL giai đoạn 2011 – 2020”, Hà Nội. Bản quy hoạch trên tập trung giải quyết tám
vấn đề liên quan đến nhân lực ngành DL, gồm: Tăng cường năng lực hệ thống quản
lý phát triển nhân lực ngành DL; Đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ quản lý và lao động
ngành DL; Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên, đào tạo viên DL; Đầu tư cơ sở
vật chất kỹ thuật và tăng cường năng lực của cơ sở đào tạo DL; Phát triển chương
trình, giáo trình; xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp DL; Ứng
dụng công nghệ mới trong phát triển nhân lực DL; Hợp tác quốc tế về phát triển
nhân lực ngành DL; Nâng cao nhận thức cộng đồng về DL và phát triển nhân lực
ngành DL. Từ đó, đưa ra các giải pháp phát triển nhân lực ngành DL giai đoạn 2011
– 2020 và các dự án ưu tiên. Việc xây dựng quy hoạch trên đã đáp ứng được nhu
cầu phát triển DL nhanh và bền vững, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Phan Thu Hằng, 2011, “Phát triển NNL chất
lượng cao tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ,
tập 14, số Q1, tr. 101-111. Bài báo này nghiên cứu tính hệ thống về những đặc
trưng và chỉ tiêu NNL chất lượng cao, những yêu cầu và giải pháp phát triển NNL
chất lượng cao và nâng cao chất lượng NNL trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, hướng đến việc trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, giáo
dục – đào tạo, khoa học – công nghệ của Đông Nam Á.
Hồ Thị Ánh Vân, 2011, “Đào tạo NNL ngành DL thành phố Đà Nẵng đến
năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”, luận văn Thạc sỹ, ngành Kinh tế phát triển,
trường Đại học Đà Nẵng. Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận về đào tạo NNL DL
để chỉ ra thực trạng NNL và công tác đào tạo NNL ngành DL thành phố Đà Nẵng,
đồng thời đánh giá chung những ưu điểm và tồn tại. Từ đó đề xuất giải pháp dào tạo
NNL ngành DL thành phố Đà Nẵng đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Đề
tài đưa ra cái nhìn tổng quát về đào tạo NNL ngành DL tại thành phố Đà Nẵng, qua
đó làm cơ sở xác định một số chính sách để thành phố có kế hoạch kịp thời hơn.
Tuy nhiên do thực trạng chưa được phân tích sâu sát nên dẫn đến các giải pháp đề
xuất chưa thiết thực.



6

Điểm mới của luận văn là: Đề xuất các giải pháp thiết thực đáp ứng yêu cầu
cấp bách hiện nay về nâng cao chất lượng NNL cho ngành DL tỉnh Phú Yên, nhất là
lao động tại các DN du lịch, kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở giúp ngành DL tỉnh
nhà và các cơ quan hữu quan xây dựng được nguồn lao động phục vụ cho ngành
DL, ngành kinh tế mũi nhọn trong Quy hoạch phát triển KTXH tỉnh Phú Yên đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Thu thập số liệu thứ cấp: bao gồm các tài liệu, sách báo, tạp chí, công trình
nghiên cứu, niên giám thống kê… trong và ngoài nước đã được công bố. Nguồn dữ
liệu của Tổng cục thống kê; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Tổng cục Du lịch
Việt Nam; UBND Tỉnh Phú Yên; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên,
các sở ban ngành liên quan và các nguồn khác…
+ Thu thập số liệu sơ cấp: số liệu sơ cấp thu được thông qua việc tiến hành
điều tra lao động tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch… về những
vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu. Việc điều tra, được tiến hành thông qua
các phiếu điều tra khảo sát được thiết kế theo mẫu với nội dung là những tiêu chí đã
được lựa chọn để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu. Tổng số phiếu phát ra là 585
phiếu, thu về 492 phiếu, sau khi loại những mẫu hỏng kết quả thu về 456 phiếu hợp
lệ. Tác giả ước lượng mẫu theo công thức:

n: cỡ mẫu nghiên cứu cần có
N: kích thước của tổng thể
e: mức sai lệch cho phép
Kết quả ước lượng mẫu là 299 phiếu, tác giả thu về 456 phiếu thoả mãn được
cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được.



7

- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp phân tích thống kê: sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp tin cậy
của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Sở Văn hoá, Thể thao và
Du lịch tỉnh Phú Yên, Chi cục Thống kê tỉnh Phú Yên, Tổng cục Thống kê, các sở,
ban, ngành, địa phương có liên quan, các doanh nghiệp chuyên về du lịch trên địa
bàn tỉnh. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các số liệu chính thức được công bố của các
tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF)… Từ các
nguồn số liệu trên, tác giả sử dụng phương pháp phân tích thống kê để đánh giá
thực trạng chất lượng lao động tại các DN du lịch của tỉnh Phú Yên.
Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích, đánh giá so
sánh giữa Phú Yên với một số tỉnh có điều kiện tương tự, đặc biệt là trong khu vực
duyên hải Nam Trung Bộ, sử dụng so sánh để đối chiếu các số liệu liên quan đến
chất lượng lao động tại các DN du lịch giữa các kỳ và năm hoạt động của tỉnh.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, bố cục của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng lao động tại các doanh
nghiệp du lịch.
Chương 2: Thực trạng chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh
Phú Yên.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du
lịch ở tỉnh Phú Yên.


8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO

ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Nguồn nhân lực
Trong tình hình nền kinh tế thế giới đang dần chuyển sang kinh tế tri thức, xu
thế toàn cầu hoá đang diễn ra sâu rộng và nhanh chóng thì yếu tố NNL được coi là
yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển KTXH của mọi quốc gia. NNL là động
lực cho sự phát triển kinh tế nói riêng và là động lực phát triển xã hội, con người
nói chung. Đại hội lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: “Phát triển,
nâng cao CLNNL, nhất là NNL chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết
định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước”. Vậy thế nào là NNL? Các khái niệm
về “NNL” hay “nguồn lực con người” hay “tài nguyên con người” đang được sử
sụng rất rộng rãi. Theo một số tác giả chương trình khoa học - công nghệ cấp Nhà
nước: “Con người Việt Nam – mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế xã
hội” mang mã số KX.07 do GS.TSKH Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm thì đây là
những khái niệm đều được dịch từ cụm từ “human resources”, tuỳ cách dịch. Khái
niệm NNL được sử dụng từ những năm 60 của thế kỷ XX ở nhiều nước phương Tây
và một số nước Châu Á và giờ đây thịnh hành trên thế giới dựa trên quan niệm mới
về vai trò, vị trí của con người trong sự phát triển. Ở nước ta, khái niệm này được sử
dụng rộng rãi từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay. Mặc dù đã có rất nhiều
các bài viết về NNL, tuy nhiên vẫn chưa có tài liệu nào chính thức đưa ra định
nghĩa về NNL. Ở những góc độ khác nhau sẽ có những quan niệm khác nhau về
NNL.
Trong báo cáo của Liên hợp quốc đánh giá về những tác động của toàn cầu
hoá đối với NNL đã đưa ra định nghĩa: “NNL là trình độ lành nghề, là kiến thức và
năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế, hoặc tiềm năng để phát
triển KTXH trong một cộng đồng”. Trong quan niệm này, điểm được đánh giá cao


9


là coi các tiềm năng của con người cũng là năng lực khả năng để từ đó có những cơ
chế thích hợp trong quản lý, sử dụng.
Một số nhà khoa học tham gia chương trình KX.07 cho rằng NNL được hiểu
là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khoẻ và trí
tuệ, năng lực và phẩm chất.
Theo Phạm Minh Hạc (2001): “NNL là tổng thể các tiềm năng lao động của
một nước hoặc một địa phương, tức nguồn lao động được chuẩn bị (ở các mức độ
khác nhau) sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó, tức là những NLĐ có
kỹ năng (hay khả năng nói chung), bằng con đường đáp ứng được yêu cầu của cơ
chế chuyển đổi cơ cấu lao động, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hóa”.
Theo Nguyễn Tiệp (2005): NNL là nguồn lực con người, yếu tố quan trọng,
năng động nhất của tăng trưởng và phát triển KTXH. Trước hết với tư cách là
nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, ở nghĩa rộng nhất thì “NNL bao gồm toàn
bộ dân cư có khả năng lao động”, không phân biệt người đó đang được phân bố vào
ngành nghề, lĩnh vực, khu vực nào và có thể coi đây là NNL xã hội. Với tư cách là
khả năng đảm đương lao động chính của xã hội thì “NNL được hiểu theo nghĩa hẹp
hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động (do pháp
luật lao động quy định)”.
Với những quan niệm NNL khác nhau sẽ có những lý thuyết và cách tiếp cận
khác nhau. Nhưng trong phạm vi đề tài này chúng ta có thể hiểu: NNL là nguồn
cung cấp sức lao động cho xã hội, có tiềm năng về lao động (thể lực, trí lực, phẩm
chất đạo đức…) và có khả năng huy động vào quá trình phát triển KTXH của đất
nước trong một thời kỳ xác định.
1.1.2. Nguồn nhân lực ngành du lịch
Từ những khái niệm trên về NNL, ta có thể định nghĩa NNL ngành DL như
sau: NNL ngành DL là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, có tiềm năng về


10


lao động (thể lực, trí lực, phẩm chất đạo đức…) tham gia vào các hoạt động phục vụ
cho ngành DL để duy trì và phát triển lĩnh vực này.
NNL trong ngành DL là một bộ phận cấu thành lao động xã hội. Nó hình
thành và phát triển trên cơ sở của sự phân công lao động xã hội nên nó mang mọi
đặc điểm chung của lao động xã hội. Tuy nhiên, ngành công nghiệp DL là một lĩnh
vực có nhiều đặc thù nên NNL ngành DL cũng có những nét đặc điểm riêng:
- Lao động trong DL có tính chất chuyên môn hóa cao, mỗi bộ phận đòi hỏi
một quy trình phục vụ thành thạo từ kỹ thuật phục vụ chuyển thành nghệ thuật phục
vụ, đòi hỏi người nhân viên phải nắm kiến thức chuyên môn, có kỹ năng nghiệp vụ
và đồng thời đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình phục vụ cho
khách hàng. Mặt khác, lao động trong DL có tính thay thế tất yếu, có ý nghĩa là
nhân viên ở bộ phận này không thể làm thay thế cho nhân viên ở một bộ phận khác.
Chính vì vậy, NLĐ cần ý thức rằng bản thân họ chính là một phần trong chất lượng
dịch vụ chung của DN.
- Thời gian làm việc của họ khó có thể định mức được, hoàn toàn phụ thuộc
vào thời gian tiêu dùng của khách hàng. Vì vậy, NLĐ thường phải làm việc vào
những ngày cuối tuần, ngày lễ, Tết và có thể làm đêm.
- Cường độ làm việc trong ngành DL không cao nhưng phải chịu sức ép tâm
lý và làm việc trong môi trường phức tạp, phục vụ đối tượng khách hàng đến từ các
vùng miền khác nhau, các quốc gia khác nhau và những nền văn hóa khác nhau.
- Một trong những đặc thù lớn nhất của lao động trong ngành DL là tính chất
thời vụ, chủ yếu thuộc vào sự phân bổ của tài nguyên du lịch, như du lịch biển, du
lịch núi… tức là mọi loại hình DL có gắn với việc thưởng thức cảnh quan thiên
nhiên thì chịu ảnh hưởng của thời tiết khí hậu, phong tục tập quán, hay quy ước xã
hội…


11


1.1.3. Lao động tại các doanh nghiệp du lịch
1.1.3.1. Phân loại
Xét mức độ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngành DL và của mỗi DN,
NNL trong ngành DL có thể chia thành ba nhóm sau:
- Nhóm lao động chức năng quản lý Nhà nước về DL: bao gồm những
người làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương xuống đến địa
phương như: Tổng cục DL, Sở Văn hóa, Thể thao và DL… Nhóm lao động này
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thể, song đây là bộ phận nhân lực có trình độ cao, có
hiểu biết tương đối toàn diện về chuyên môn.
- Nhóm lao động chức năng sự nghiệp ngành DL (đào tạo và nghiên cứu
khoa học): bao gồm những người làm việc ở các cơ sở giáo dục, đào tạo như cán bộ
giảng dạy, nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng… và các viện khoa học về
DL. Đây là bộ phận nhân lực có trình độ học vấn cao, có trình độ chuyên môn và
am hiểu sâu sắc trong lĩnh vực DL.
- Nhóm lao động chức năng kinh doanh DL: chiếm số lượng đông đảo nhất
trong hoạt động của ngành DL và có thể chia thành bốn bộ phận nhỏ:
+ Bộ phận lao động chức năng quản lý chung của DN DL: là những người
đứng đầu, nhà lãnh đạo thuộc các đơn vị kinh tế cơ sở như: DN kinh doanh khách
sạn, vận tải, lữ hành… Nhiệm vụ của họ là tổ chức và điều hành công việc nhằm đạt
mục đích kinh doanh có hiệu quả cao.
+ Bộ phận lao động chức năng quản lý theo các nghiệp vụ kinh tế trong DN
DL: bao gồm lao động thuộc các phòng chức năng như: phòng kế hoạch – đầu tư,
phòng tài chính – kế toán, phòng tổng hợp… Nhiệm vụ chính của bộ phận này là tổ
chức hách toán kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp và các hoạt động
kinh doanh.
+ Bộ phận lao động chức năng đảm bảo điều kiện kinh doanh của DN DL:
bao gồm những người gián tiếp cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Nhiệm



×