BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
NGUYỄN THỊ THANH NGA
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG HỘ GIA
ĐÌNH ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN CHI NHÁNH BÙ GIA MẬP
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh.
Mã số ngành: 60340102.
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
NGUYỄN THỊ THANH NGA
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG HỘ GIA
ĐÌNH ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN CHI NHÁNH BÙ GIA MẬP
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh.
Mã số ngành: 60340102.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUYẾT THẮNG
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2017
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quyết Thắng
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày … tháng … năm …
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
Họ và tên
Chức danh Hội đồng
1
Nguyễn Phú Tụ
Chủ tịch
2
Lê Quang Hùng
Phản biện 1
3
Lại Tiến Dĩnh
Phản biện 2
4
Nguyễn Ngọc Dương
Ủy viên
5
Võ Tấn Phong
Ủy viên, Thư ký
TT
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 19 tháng 01 năm 2017
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Thị Thanh Nga
Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 04/08/1984
Nơi sinh: Vĩnh Phúc
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh .
MSHV: 1541820207
I- Tên đề tài:
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng hộ gia đình
đến chất lượng tín dụng hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Huyện Bù Gia Mập.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
1.Khái niệm về tín dụng : chất lượng tín dụng hộ gia đình và các yếu tố ảnh hưởng đến
sự hài lòng của khách hàng về chất lượng tín dụng phục vụ hộ gia đình .
2. Nêu thực trạng hoạt động tín dụng hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Huyện Bù Gia Mập.
3.Phân tích những mặt đạt được , những mặt còn hạn chế để làm rõ thực trạng chất
lượng tín dụng phục vụ hộ gia đình; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín
dụng phục vụ hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Bù
Gia Mập.
4. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ gia đình tại ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Bù Gia Mập.
5. Kiến nghị
III- Ngày giao nhiệm vụ: 24/01/2017
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 11/08/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: TS.NGUYỄN QUYẾT THẮNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)
(Họ tên và chữ ký)
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
Nguyễn Thị Thanh Nga
ii
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu,
Phòng Đào tạo, Khoa Sau Đại học, cùng các thầy, cô giáo trong trường Đại học
Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong
quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Quyết Thắng đã trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, các anh chị công chức công tác tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Bù Gia Mập
đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, các bạn học viên lớp Quản trị kinh
doanh đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
iii
TÓM TẮT
Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của hộ
gia đình đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn-Chi nhánh Bù Gia Mập” được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định
lượng. Trên cơ sở phân tích các số liệu sơ cấp thu thập được tại Agribank Bù Gia
Mập, đề tài thực hiện đánh giá phân tích những điểm mạnh điểm yếu, các tồn tại và
yếu kém trong công tác hoạt động tín dụng cho hộ gia đình tại chi nhánh ngân hàng
và đề xuất những giải tại Agribank Bù Gia Mập.
Nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương như sau:
Trong chương 1, luận văn đã nêu các cơ sở lý luận về chất lượng, chất lượng
tín dụng, trình tự hoạt động tín dụng, các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng.
Bên cạnh đó, luận văn cũng nêu khái quát về phương pháp thực hiện luận văn và cơ
sở dữ liệu.
Trong chương 2 luận văn giới thiệu tổng quan về sự ra đời của tín dụng, phân
loại tín dụng và tín dụng dành cho hộ gia đình. Trong chương 2, mô hình nghiên
cứu và các nghiên cứu đi trước cũng được trình bày.
Trong chương 3, tác giả trình bày cụ thể về phương pháp nghiên cứu, thang
đo mẫu khảo sát và phương pháp phân tích EFA, hồi quy.
Phần kết quả phân tích EFA, phân tích Cronbach alpha và kết quả thu được
từ phân tích hồi quy được trình bày trong chương 4. Bên cạnh đó, kết quả trung
bình khảo sát cũng được đưa ra để đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu trong quá
trình hoạt động tín dụng.
Chương 5 là phần kết luận, kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng tín dụng hộ gia đình.
iv
ABSTRACT
The master dissertation named “The factors affect to the quality of credits
activities for households in Agribank Bu Gia Map-Binh Phuoc province” is proceed
by quanlity method. Base on the primary data set, the author has pointed out the
strength, weakness of credit activies for household and so suggest some solutions.
The dissertation is constructed by 3 mains chapters:
Chapter 1: the authors has presents some theories on the quality, credit quality,
procedure of credits acts and the determinants of credits. Besides, this chapter also
introduces the methodology of thesis as well as the data base, briefly.
In the chapter 2, the authors has presents the general information of the credit
activities. In addition this, this chapter also give some information about the
previous studies and their methodology.
In chapter 3, the details of methology includes the EFA, Cronback alpha
analysis and regression analysis.
The results of EFA, cronbach alpha and regression is presented in chapter 4.
Besides, this chapter also provides the mean values of survey to conduct the
advantages as well as disadvantages of Agribank.
Chapter 5 is the conclusion, recommendation and solutions on enhancing the
quality of credit activities in Agribank. This chapter also points out some directions
for future research on the quality of credits.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT ...............................................................................................................iv
M C L C ...................................................................................................................v
DANH M C CÁC BẢNG...................................................................................... viii
DANH M C CÁC HÌNH ..........................................................................................ix
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................................1
1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .....................................................................1
1.2.M C TIÊU NGHIÊN CỨU ..............................................................................3
1.3.PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................3
1.4.CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................................................................4
1.5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................4
1.5.1.Nguồn số liệu sử dụng: ..................................................................................4
1.5.2.Phương pháp nghiên cứu: ..............................................................................4
1.6.Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN VÀ TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI............5
1.7.CẤU TRÚC LUẬN VĂN .................................................................................5
Tóm tắt chương 1 ........................................................................................................7
CHƯƠNG 2 ................................................................................................................8
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨ ..............................................8
2.1.Một số vấn đề cơ bản về tín dụng ......................................................................8
2.1.1.Khái niệm về tín dụng ....................................................................................8
2.1.2.Vai trò của tín dụng........................................................................................9
2.1.3.Phân loại tín dụng ........................................................................................11
2.2.Chương trình tín dụng nông thôn cho hộ gia đình...........................................14
2.2.1.Sự cần thiết của tín dụng nông thôn cho hộ gia đình ...................................14
2.2.2.Quy trình và đặc điểm tín dụng cho hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn ..............................................................................................15
vi
2.2.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ...........................................17
2.2.4.Các nghiên cứu đi trước ...............................................................................21
2.3.MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT .....................................26
Tóm tắt chương 2 ......................................................................................................30
CHƯƠNG 3 ..............................................................................................................31
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................31
3.1.QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .........................................................................31
3.2.THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .............................................................................32
3.2.1.Nghiên cứu Sơ bộ.........................................................................................32
3.2.2.Nghiên cứu chính thức .................................................................................32
3.2.3.Thang đo ......................................................................................................33
3.2.4.Mẫu khảo sát ................................................................................................36
3.2.5.Đánh giá độ tin cậy thang đo .......................................................................37
3.2.6.Đánh giá giá trị thang đo ..............................................................................38
3.2.7.Phân tích hồi qui ..........................................................................................40
Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................41
CHƯƠNG 4 ..............................................................................................................42
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................................42
4.1.Mô tả mẫu nghiên cứu .....................................................................................42
4.2.Kết quả phân tích Cronbach Alpha ..................................................................44
4.3.Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA .......................................................47
4.4.Kết quả phân tích hồi quy ................................................................................50
4.4.1.Kiểm định giả thuyết ....................................................................................54
4.4.2.Thảo luận......................................................................................................55
4.4.3.Phân tích kết quả thu được ở nhóm biến “tin cậy” ......................................56
4.4.4.Phân tích kết quả thu được ở nhóm biến Đáp ứng.......................................57
4.4.5.Phân tích kết quả thu được ở nhóm biến Đồng cảm ....................................58
4.4.6.Phân tích kết quả thu được ở nhóm biến Phục Vụ.......................................59
Tóm tắt chương 4 ......................................................................................................60
CHƯƠNG 5 ..............................................................................................................61
vii
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ..........................................................................................61
5.1.KẾT LUẬN......................................................................................................61
5.2.ĐỀ XUẤT MỘT SỐ HÀM Ý ..........................................................................62
5.1.HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ..................................70
TÀI LIỆ THAM KHẢO .........................................................................................71
PH L C ......................................................................................................................
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các mô hình và nghiên cứu đi trước.................................25
Bảng 3.1: Thang đo nhân tố ......................................................................................33
Bảng 4.1. Thông tin thống kê mô tả đặc điểm bộ dữ liệu .........................................42
Bảng 4.2: Phân tích độ tin cậy cho các thang đo ......................................................44
Bảng 4.3: Kết quả phân tích EFA nhóm biến độc lập...............................................48
Bảng 4.4: Phân tích tương quan Pearson ..................................................................51
Bảng 4.5. Bảng Tóm tắt mô hình hồi qui ..................................................................52
Bảng 4.6. Kết quả phân tích Anova trong hồi qui.....................................................53
Bảng 4.7. Trọng số hồi qui ........................................................................................53
Bảng 4. . Giá trị trung bình các biến quan sát thang đo “Vật chất hữu hình”..........55
Bảng 4. . Giá trị trung bình các biến quan sát thang đo “tin cậy”............................56
Bảng 4.10 Giá trị trung bình các biến quan sát thang đo “Đáp ứng”........................57
Bảng 4.11. Giá trị trung bình các biến quan sát thang đo “Đồng cảm” ....................58
Bảng 4.12. Giá trị trung bình các biến quan sát thang đo “Phục vụ” .......................59
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Mối quan hệ tín dụng ..................................................................................9
Hình 2.2: Trình tự tín dụng .......................................................................................15
Hình 2.3: Mô hình SERVQUAL của Minh (2009), Thảo (2016) .............................24
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................31
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một trong những quốc gia có đến 70% lực lượng lao động làm trong
lĩnh vực nông nghiệp , 80% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn , nông nghiệp đóng
góp khoảng 22% GDP và chiếm 30% kim nghạch xuất khẩu (Tổng cục thống kê, 2016)
Vai trò kinh tế hộ đã trở thành nhân tố động lực trong phát triển kinh tế hàng hóa tại khu
vực, mối quan hệ giữa kinh tế hộ với các thành phần kinh tế khác tăng lên. Chính sách
điều tiết hỗ trợ của Nhà nước đối với kinh tế hộ đan xen với mục tiêu lợi ích kinh tế
chung đã giải phóng được sức sản xuất, xác lập đủ điều kiện để phát triển một ngành
nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch
cơ cấu nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này là rất cần thiết
đối với nhà nông và hộ kinh doanh nông nghiệp ở nước ta.
Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam giữ vai trò đặc biệt
quan trọng đối với quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn và nền kinh tế nước ta .
Một nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ngay từ khi mới bắt đầu thành lập , Agribank đã và đang khẳng định được tầm quan
trọng của tổ chức tín dụng trong việc hỗ trợ người nghèo , người có thu nhập thấp , người
dân khu vực nông thôn được tiếp cận các dịch vụ tài chính thuận tiện , thể hiện vai trò
quan trọng đối với thành công chung của công cuộc xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam1 .
Trong nhiều năm qua , giữ vai trò chủ lực trong đầu tư cho “Tam nông” ,
Agribank đã và đang làm rất tốt vai trò cung ứng vốn , tạo nền tảng chắc chắn giúp kinh
tế hộ ở Việt Nam không ngừng phát triển .. Trong mối quan hệ đó với chức năng của
mình tín dụng ngân hàng đã có những tác động thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hộ
thông qua các hình thức thu hút vốn nhàn rỗi từ dân cư, tổ chức kinh tế để cấp vốn tập
rung vao các mục tiêu xoá dói, giảm nghèo, kích thích sản xuất phát triển tín dụng ngân
1
/>
2
hàng đã tạo được đầu ra giúp hộ sản xuất đủ nguồn lực để tổ chức sản xuất, mở rộng quy
mô sản xuất theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa gắn với nhu cầu của thị trường. Bên
cạnh đó, tín dụng ngân hàng còn là một trong những đầu mối hỗ trợ Nhà nước thực hiện
có hiệu quả các chính sách, cơ chế khuyết khích ưu đãi về kỹ thuật và hỗ trợ lãi suất sau
đầu tư cho phát triển kinh tế hộ thông qua kỹ năng kiểm tra trước trong và sau khi cho
vay của ngân hàng
Gần 30 năm hoạt động ngân hàng đã triển khai được thêm nhiều chương trình tín
dụng ưu đãi phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, đáp ứng được nhu cầu phát
triển, ổn định kinh tế, chính trị của đất nước. Nhờ có những đường lối đúng đắn của
Đảng và Nhà nước mà hộ nghèo ngày càng có xu hướng giảm nhờ có các gói tín dụng
thuộc lĩnh vực ưu tiên, áp dụng lãi suất ưu đãi mà Agribank đã và đang thực hiện .
Nhờ tính chất ưu việt của mình đã làm cho, mối quan hệ của tín dụng ngân hàng
với hộ gia đình được cải thiện, trong đó tín dụng giữ vai trò động lực cho phát triển kinh
tế tại khu vực nông thôn. Bằng các nghiệp vụ chuyên môn, nhất là công tác huy động
vốn và thực hiện đầu tư tín dụng của Ngân hàng cho hộ sản xuất nông nghiệp tại địa bàn
đã góp phần thực hiện tốt nhất định hướng cơ cấu kinh tế tại địa phương thúc đẩy tăng
trưởng, tăng được thu nhập của kinh tế hộ.
Hiện nay, công tác nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ gia đình luôn được ban
lãnh đạo chi nhánh đặt lên hàng đầu. Một mặt, Agribank là một ngân hàng vừa được
thành lập chưa lâu, việc nâng cao chất lượng tín dụng sẽ góp phần cho ngân hàng thu hút
thêm được khách hàng, qua đó nâng cao lợi nhuận của mình. Mặt khác, đối tượng khách
hàng trọng điểm mà chi nhánh xác định là các hộ gia đình trên địa bàn nhằm giúp cho bà
con nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh sản xuất của mình, giúp bà con nâng cao
đời sống. Mặc dù có nhiều cố gắng song thực tiễn công tác tại chi nhánh, tác giả nhận
thấy hoạt động tín dụng hiện nay vẫn còn tồn đọng một số điều như sau:
Thứ nhất, huyện Bù Gia Mập là một huyện tương đối kém phát triển so với các
địa phương lân cận, công tác tín dụng tại chi nhánh hiện vẫn còn nhiều khó khăn. Bà con
thường có nhu cầu tín dụng để chuẩn bị cho vụ mùa mới dẫn đến việc nhân viên khó
đánh giả được tính khả thi về việc kinh doanh, trồng trọt. Bên cạnh đó, việc bà con
thường có nhu cầu tín dụng trước vụ mùa dẫn đến hệ thống thường trong tình trạng quá
3
tải, áp lực lên cán bộ ngân hàng dẫn đến giảm chất lượng dịch vụ tín dụng tại chi nhánh.
Chính vì vậy, việc tiến hành đề tài này tác giả kỳ vọng sẽ giúp cho nâng cao chất lượng
dịch vụ tín dụng tại chi nhánh được cải thiện.
Thứ hai, trong một môi trường kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay, hầu hết
các ngân hàng đều đã hiện diện trên địa bàn của Huyện Bù Gia Mập. Việc nâng cao chất
lượng tín dụng sẽ phần nào giúp cho ngân hàng nâng cao được năng lực cạnh tranh của
mình, gia tăng thị phần của chi nhánh.
Với ý nghĩa đó tác giả chọn đề tài "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự
hài lòng của khách hàng đến chất lượng tín dụng nông nghiệp cho hộ gia đình tại
ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bù Gia Mập”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định các yếu tố ảnh hưởng và xây dựng dự mô hình nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng nông nghiệp cho hộ gia đình tại ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Bù Gia Mập.
Đo lường và đánh giá mức độ hài lòng ảnh hưởng của các nhân tố tác động
đến chất lượng dịch vụ tín dụng nông nghiệp cho hộ gia đình tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bù Gia Mập.
Đưa ra kết luận và hàm ý nhằm nâng cao Chất lượng tín dụng nông nghiệp
cho hộ gia đình tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi
nhánh Bù Gia Mập.
1.3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tín
dụng nông nghiệp cho hộ gia đình.
- Phạm vi thời gian: các số liệu thống kê tới tháng 12 năm 2016 tại ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bù Gia Mập.
- Phạm vi không gian: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi
nhánh Bù Gia Mập.
4
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Các nhân tố ảnh hưởng, tác động đến sự hài lòng về chất lượng tín dụng của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Bù Gia
Mập?
Mức độ tác động của từng nhân tố đến Chất lượng tín dụng? Đâu là nhân tố
tác động mạnh nhất, yếu nhất? Vì sao?
Những hàm ý quản trị nào góp phần nâng cao, cải thiện Chất lượng tín dụng
tại Agribank Bù Gia Mập?
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1. Nguồn số liệu sử dụng:
Dữ liệu thứ cấp
Việc xác định các tiêu thức dùng để nghiên cứu về nâng cao Chất lượng tín
dụng tại NHNo&PTNT Bù Gia Mập dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu, sách, tạp
chí, bài báo, trang web, số liệu cơ quan thống kê, các công trình nghiên cứu có liên
quan đến đề tài, các báo cáo tài chính của NHNo&PTNT Bù Gia Mập giai đoạn
2013 –2016.
Dữ liệu sơ cấp (số liệu điều tra):
Được thu thập thông qua khảo sát Khách hàng sử dụng dịch vụ tín dụng hộ
gia đình tại Agribank Bù Gia Mập thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn để tìm hiểu các
yếu tố ảnh hưởng đến Chất lượng tín dụng, từ đó đề xuất các biện pháp cho
NHNo&PTNT
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu định tính:
Thông qua phỏng vấn tay đôi và phỏng vấn nhóm để xem xét các yếu tố ảnh
hưởng đến Chất lượng tín dụng, đồng thời điều chỉnh, phát triển mô hình đề xuất và
bảng câu hỏi khảo sát dựa trên các thang đo có sẵn từ các nghiên cứu có liên quan
trên thế giới.
5
Nghiên cứu định lượng:
Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu
hỏi đã được điều chỉnh trong nghiên cứu định tính.
Mẫu khảo sát được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, phi xác suất.
Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0. Độ tin
cậy của thang đo được kiểm định bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố
khám phá (EFA) để kiểm định giá tri hội tụ và giá trị phân biệt. Sau đó sẽ kiểm định
mô hình, phân tích hồi qui và kiểm định giả thuyết, báo cáo kết quả nghiên cứu.
Phân tích hồi quy bội để kiểm định sự tác động của các biến độc lập đến biến
nghiên cứu trong mô hình đã đề xuất, thông qua đó xác định các yếu tố tác động đến
đối tượng nghiên cứu và mức độ tác động của từng yếu tố, từ đó tiến hành phân tích
Chất lượng tín dụng, đề xuất giải pháp.
1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN VÀ TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Về lý thuyết: Nghiên cứu này nhằm đóng góp vào hệ thống các thang đo đo
lường Chất lượng tín dụng tại ngân hàng.
Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở lý luận về tín dụng của NHTM, tác giả đưa ra
quan điểm Chất lượng tín dụng dựa trên thực tiễn tại chi nhánh Bù Gia Mập.
Các nhà quản trị ngân hàng hiểu rõ hơn về các nhân tố tác động đến Chất
lượng tín dụng của ngân hàng, từ đó đưa ra những chiến lược và chính sách phù hợp
nhằm nâng cao Chất lượng tín dụng của ngân hàng.
1.7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Kết cấu của luận văn này được chia thành 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Giới thiệu về lý do tiến hành nghiên cứu của đề tài, mục tiêu nghiên cứu,
cũng như đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và Mô hình nghiên cứu
Giới thiệu cơ sở lý thuyết của đề tài, các mô hình nghiên cứu trước đó và đưa
ra mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
6
Giới thiệu phương pháp nghiên cứu được sử dụng để điều chỉnh và đánh giá
các thang đo đo lường, các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mô hình lý thuyết
cùng các giả thuyết đề ra.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Tổng kết kết quả kiểm định thang đo, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
ra đưa ra của mô hình.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu đã đạt được, hàm ý cũng như các hạn
chế của đề tài.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
7
Tóm tắt chương 1
Nôi dung chương I nhằm nên các vấn đề tổng quát của luận văn bao gồm
tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu và ý nghĩa khoa thực tiễn kỳ vọng mà luận văn hướng đến.
8
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ M
HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Một số vấn đề cơ bản về tín dụng
2.1.1. Khái niệm về tín dụng
Khái niệm tín dụng là một từ trong chữ Latin là creditium- sự tin tưởng, tự
tín nhiệm. Theo đó hoạt động tín dụng sẽ xuất phát trên cơ sở sự tin tưởng giữa chủ
thể người cho vay và người được cho vay. Trong hệ thống ngân hàng, tín dụng là
một nghiệp vụ kinh doanh mang lại phần lớn nguồn thu nhập cho ngân hàng và nó
quyết định tới sự thành công hay thất bại của ngân hàng trên thị trường. Dưới góc
độ của ngân hàng thì tín dụng được hiểu như là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc
hàng hóa) giữa người cho vay và người vay trong đó người cho vay chuyển giao tài
sản cho người vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, người vay
có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho người cho vay khi đến hạn
than toán.
Trong quan hệ giao dịch giữa người cho vay và người đi vay thể hiện các nội
dung sau: Người cho vay hay còn gọi là trái chủ chuyển giao cho người đi vay hay
còn gọi là người thụ trái một giá trị nhất định. Giá trị này có thể dưới hình thái tiền
tệ hoặc dưới hình thái hiện vật như hàng hóa, máy móc, thiết bị bất động sản.
Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau
khi hết thời hạn sử dụng theo thỏa thuận, người đi vay phải hoàn trả lại cho người
cho vay có kèm theo phần giá trị tăng lên gọi là lãi. (Đồng Thị Vân Hồng, 2010)
Cũng theo Arnon (2010), trong quan hệ tín dụng ngân hàng, người đi vay có
trách hoàn trả tiền vay vô điều kiện khi đến hạn trả nợ. Tuy nhiên, về mặt pháp lý
thì cơ sở của việc hoàn trả vô điều kiện này chính là các hợp đồng tín dụng, các khế
ước nhận nợ, các giấy tờ có giá khác.
Trên thực tế, tín dụng có nghĩa rộng hơn cho vay. Nhưng trong lĩnh vực ngân hàng,
tín dụng nhiều khi được hiểu là cho vay bởi vi cho vay là một nội dung lớn của
những quan hệ tín dụng mà trong đó ngân hàng tham gia. Chính việc sử dụng số
9
tiền huy động được từ các thành phần kinh tế có hiệu quả hay không, tức là việc cho
vay hiệu quả sẽ quyết định uy tín của ngân hàng để từ đó các chủ thể có vốn nhàn
rỗi quyết định gửi tiền vào ngân hàng. Vì vậy, tín dụng được hiểu là cho vay, tín
dụng theo hạn mức được hiểu là cho vay theo hạn mức.
Mối quan hệ trong tín dụng cơ bản được thể hiện như trong sơ đồ sau đây:
Gốc : Tiền hoặc tài sản
Người cho vay
Người được cho
vay
Gốc và lãi
Hình 2.1: Mối quan hệ tín dụng
Nguồn: Đồng Thị Vân Hồng (2009)
2.1.2. Vai trò của tín dụng
Theo Phạm Thị Cúc (2008), Tín dụng Ngân hàng là một kênh vốn quan trọng
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại
hóa.Trước những chuyển biến trong điều kiện kinh tế thị trường tín dụng Ngân hàng
là công cụ đòn bẩy thúc đẩy mạnh mẻ phát triển kinh tế hàng hóa hình thành và góp
phần giữ vững ổn định kinh tế thị trường.
Thứ nhất: Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục, góp
phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh dịch vụ cho hộ nông dân:
Vai trò quan trọng nhất của tín dụng Ngân hàng là cung ứng vốn một cách
kịp thời cho các hộ có nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của các thành phần kinh tế
trong xã hội, từ đó làm cho các chủ thể kinh tế này phải đẩy mạnh tốc độ sản xuất
10
cũng như tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Trong vai trò trung gian này, ngân hàng thương
mại thật sự là người bạn đồng hành của nông dân, vì hệ thống Ngân hàng hiện nay
mở rộng mạng lưới khắp nơi, các hình thức tín dụng đa dạng không những thỏa mản
nhu cầu về vốn mà còn làm cho sự tiếp cận nguồn vốn tín dụng và các tiện ích trở
nên dễ dàng, tiết kiệm được chi phí giao dịch, quỹ thời gian, giảm bớt chi phí nguồn
vốn cho nông dân (Phan Thị Thu Hà, 2007). Một mặt tập trung vốn đầu tư các dự án
trung và dài hạn nhằm cơ giới hoá, hiện đại hóa trong nông nghiệp, mở rộng quy
mô sản xuất, tăng năng suất sản lượng sản phẩm nông nghiệp
Về hiệu quả kinh tế là vấn đề quan trọng đối với hộ sản xuất và là mục tiêu
chính của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Vì vậy tín
dụng cho nông dân sản xuất phải đáp ứng nhu cầu kịp thời về vốn đặt biệt chú trọng
tạo điều kiện cho nông dân thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất mới
với hình thức chuyên môn hóa theo vùng quy hoạch sản xuất hàng hóa có giá trị
kinh tế cao cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu, đồng thời tạo cơ sở
vật chất kỹ thuật công nghệ hiện đại có khả năng chống lại thiên tai, dịch bệnh đưa
sản xuất nông nghiệp từng bước thoát khỏi sự ảnh hưởng của thiên nhiên.
Thứ hai: Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và
những ngành kinh tế mũi nhọn:
Theo điều tra dân số và nhà ở do tổng cục thống kê phát hành năm 2014,
Việt Nam là một quốc gia có hơn 0% dân số sinh sống tại nông thôn, vì vậy việc
phát triển sản xuất nông nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nông nghiệp là
ngành sản xuất đáp ứng nhu cầu cần thiết cho xã hội trong quá trình công nghiệp
hóa - hiện đại hóa và là ngành chịu tác động nhiều nhất. Vì vậy, trong giai đoạn tới
nhà nước phải tập trung đầu tư vào phát triển nông nghiệp để giải quyết những nhu
cầu tối thiểu của xã hội, tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác. Cần tập
trung tín dụng tài trợ cho các ngành kinh tế mũi nhọn, sẽ tạo cơ sở cho việc lôi cuốn
các ngành kinh tế khác như xuất khẩu, khai thác dầu khí .v.v. cùng phát triển.
Thứ ba: Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất:
Hoạt động của Ngân hàng là tập trung vốn tiền nhàn rỗi tạm thời chưa sử
dụng, vốn này nằm ở khắp nơi, trong tay cá nhân, các doanh nghiệp, cơ quan nhà
11
nước, các đơn vị kinh tế. Tuy nhiên, quá trình đầu tư tín dụng không phải rải điều
cho mọi cho mọi chu thể mà việc đầu tư được thực hiện một cách tập trung chủ yếu
là các xí nghiệp lớn, khả năng tài chính mạnh, phương án sản xuất kinh doanh khả
thi và kinh doanh có hiêu quả đảm bảo trả nợ vay đúng hẹn trong hợp đồng đã thỏa
thuận vừa đảm bảo tránh rủi ro, vừa thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế
Thứ tư: Tạo điều kiện phát triển hợp tác kinh tế với các đối tác nước ngoài:
Trong điều kiện ngày nay, phát triển của một nước luôn gắn liền với thị
trường thế giới, kinh tế “đóng” đã nhường bước cho kinh tế “mở”. Vì vậy, tín dụng
Ngân hàng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền các nền kinh tế các
nước với nhau. Đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng, tín
dụng đóng vai trò quan trong trong việc mở rộng xuất khẩu hàng hóa, đồng thời nhờ
nguồn tín dụng bên ngoài để công nghiệp hóa - hiên đại hóa nền kinh tế.
2.1.3. Phân loại tín dụng
+ Căn cứ vào mục đích
Dựa vào căn cứ này cho vay thường được chia ra làm các loại sau: cho vay
bất động sản; cho vay công nghiệp và thương mại; cho vay nông nghiệp; cho vay cá
nhân; ngoài ra còn có cho thuê tài chính và các dạng khác.
+ Căn cứ vào thời hạn cho vay
Theo căn cứ này cho vay được chia ra làm 3 loại bao gồm cho vay ngắn hạn,
cho vay trung hạn và cho vay dài hạn. Sự khác nhau của 3 loại này cơ bản chính ở
thời hạn cho vay và đối tương cho vay.
Cho vay ngắn hạn là loại cho vay có thời han dưới 12 tháng và được sử dụng để
bù đắp sự thiếu hụt vố lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn
của cá nhân. Đối với các ngân hàng thương mại, tín dụng ngắn hạn là loại chiếm tỷ trọng
cao nhất.
Cho vay trung hạn là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm đối với Việt Nam
và đối với các nước trên thế giới thì có thời hạn đến 7 năm. Tín dụng trung hạn chủ yếu
được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiệt bị, công
nghệ, mở rộng sản xuất kin doanh, xây dựng các dự án mới có qui mô nhỏ và thời gian
12
thu hồi vốn nhanh. Trong nông nghiệp, chủ yếu cho vay trung hạn để đầu tư vào các đối
tượng sau: máy cày, máy bơm nước, xây dựng các vườn cây công nghiệp như cây cà
phê, điều.
Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm đối với Việt Nam và trên
7 năm đối với các nước trên thế giới. Tín dụng dài hạn là loại tín dụng được cung cấp để
đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy
mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.
+ Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
Theo căn cứ này thì cho vay được chia làm 2 loại bao gồm cho vay không
đảm bảo và cho vay có đảm bảo. Sư khác nhau của 2 loại này đến từ tính chất có
hoặc không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba để ngân
hàng cấp tín dụng.
+ Căn cứ vào hình thái tín dụng
Theo căn cứ vào hình thái tín dụng thì cho vay được chia thành hai loại là cho vay
bằng tiền và cho vay bằng tài sản. Đối với loại hình cho vay bằng tiền, thì đây là hình
thái giá trị tín dụng được cung cấp bằng tiền và là loại cho vay chủ yếu của các ngân
hàng và được thực hiện bằng các kỹ thuật khác nhau như: tín dụng ứng trước, thấu chi,dễ
dãi ngân quĩ, tín dụng thời vụ, tín dụng trả góp.
Đối với cho vay bằng tài sản, thì đây là hình thức cho vay bằng tài sản rất phổ
biến và đa dạng, riêng đối với các ngân hàng cho vay bằng tài sản được áp dụng phổ biến
đó là tài trợ thuê mua (cho thuê tài chính). Theo phương thức cho vay này, ngân hàng
hoặc các công ty thuê mua (công ty con của ngân hàng) cung cấp trực tiếp tài sản cho
người đi vay được gọi là người đi thuê, và theo định kỳ người đi thuê hoàn trả nợ vay
bao gồm cả vốn gốc lẫn lãi.
+ Căn cứ vào phương pháp hoàn trả
Cho vay của ngân hàng được chia thành 2 loại bao gồm cho vay trả góp và cho
vay phi trả góp.Cho vay trả góp là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và
lãi theo định kỳ. Loại cho vay này chủ yếu được áp dụng trong cho vay bất động sản, nhà
ở, cho vay tiêu dùng, cho vay đối với các đối tượng là người kinh doanh nhỏ, cho vay
trang bị kỹ thuật nông nghiệp.Thông thường thì có 4 phương pháp trả góp sau đây: