Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Giải pháp phát triển hoạt động an sinh xã hội của tổng công ty điện lực tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

HUỲNH TẤN KHƯƠNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
AN SINH XÃ HỘI CỦA TỔNG CƠNG TY ĐIỆN LỰC
TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 9 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

HUỲNH TẤN KHƯƠNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
AN SINH XÃ HỘI CỦA TỔNG CƠNG TY ĐIỆN LỰC
TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh


Mã số ngành: 60340102
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Đình Luận

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 9 năm 2017


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ TP. HCM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đình Luận

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 23 tháng 9 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
TT
1
2
3
4
5

Họ và tên
PGS.TS. Nguyễn Phú Tụ
TS. Lê Quang Hùng
TS. Võ Tấn Phong
TS. Nguyễn Ngọc Dương
TS. Lại Tiến Dĩnh

Chức danh Hội đồng
Chủ tịch

Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 14 tháng 07 năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Huỳnh Tấn Khương
Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 15/05/1987
Nơi sinh: TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
MSHV: 1541820197
I- Tên đề tài:
Giải pháp phát triển hoạt động an sinh xã hội của Tổng công ty Điện lực Thành
phố Hồ Chí Minh.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Đề tài nghiên cứu, phân tích và tìm ra những ý tưởng, giải pháp để phát triển các hoạt

động an sinh xã hội của Tổng cơng ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh nhằm góp
phần nâng cao thương hiệu của đơn vị.
Các nhiệm vụ mà đề tài cần thực hiện như sau:
• Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thương hiệu, trách nhiệm xã hội và hoạt động an sinh
xã hội trong doanh nghiệp, đây là cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
• Đánh giá hiệu quả các hoạt động an sinh xã hội tại Tổng công ty Điện lực Thành
phố Hồ Chí Minh thơng qua các nguồn dữ liệu được thu thập nhằm tìm ra các điểm
mạnh cần phát huy và các điểm yếu cần cải thiện góp phần nâng cao thương hiệu Tổng
công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh.
• Trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động an sinh xã
hội tiến hành phân tích và tìm ra những cơ hội đồng thời chủ động đối mặt với các
thách thức, khó khăn. Cuối cùng tổng hợp lại và đề xuất các giải pháp hoàn thiện, ý
tưởng mới để phát triển hoạt động an sinh xã hội của Tổng công ty Điện lực Thành phố
Hồ Chí Minh góp phần nâng cao thương hiệu.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 15/02/2017
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 14/07/2017
V- Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Đình Luận
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

PGS.TS.Nguyễn Đình Luận

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả

nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Huỳnh Tấn Khương


ii

LỜI CÁM ƠN
Tơi xin kính gửi lời cám ơn chân thành tới Ban giám hiệu, quý thầy cô Khoa Quản trị
Kinh doanh – Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức, hỗ
trợ tơi trong suốt q trình học tập tại trường.
Đặc biệt tơi xin gửi lời cảm ơn đến Thầy PGS.TS. Nguyễn Đình Luận đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện Luận văn. Những ý kiến góp ý
quý báu của thầy đã giúp tôi nghiên cứu, khắc phục các thiếu sót và xây dựng Luận văn
hồn chỉnh.
Bên cạnh đó tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, các anh chị đồng nghiệp tại Cơ
quan – Tổng cơng ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh đã cùng chia sẻ, trao đổi, góp ý cho tơi
trong q trình học tập cũng như quá trình thực hiện Luận văn.
Luận văn này được hồn thành trong thời gian có hạn nên chắc chắn khơng thể tránh
khỏi những thiếu sót, tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng của
Q thầy cơ và các bạn để hồn thiện Luận văn.
Trân trọng!
Học viên thực hiện Luận văn


Huỳnh Tấn Khương


iii

TÓM TẮT
Trong giai đoạn hội nhập của kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, các doanh
nghiệp tại Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn của nền kinh tế mở
cửa yêu cầu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngày càng cao hơn để đáp ứng kịp thời
nhu cầu của khách hàng cũng ngày càng khắt khe hơn…Để tiến tới mục tiêu phát
triển bền vững, các doanh nghiệp tại Việt Nam phải tạo được một chỗ đứng vững
chắc trên thị trường, gầy dựng được niềm tin vào “Thương hiệu” trong đó cần phải
chú trọng đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh, chú trọng
đến các hoạt động bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội để góp phần củng cố
hình ảnh, nâng cao uy tín và khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp đối với
khách hàng và cộng đồng xã hội.
Trong những năm qua, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh ln chú trọng
hướng đến việc cải thiện chất lượng dịch vụ, hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng
cao uy tín và thương hiệu Tổng cơng ty thông qua các định hướng, mục tiêu rõ ràng
như cung cấp nguồn điện năng liên tục, ổn định, tin cậy; đồng thời phải thực hiện
tốt nhiệm vụ chính trị là đảm bảo an ninh năng lượng, an sinh xã hội cho người dân
đặc biệt là tại trung tâm tài chính kinh tế văn hóa xã hội lớn nhất cả nước như thành
phố Hồ Chí Minh. Tổng cơng ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh ln đề cao trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp thơng qua nhiều cơng trình an sinh xã hội do Đồn Thanh
niên Tổng cơng ty tổ chức và đã nhận được nhiều sự phản hồi tích cực, đánh giá cao
từ phía cộng đồng xã hội.
Hiện nay chưa có một nghiên cứu chính thức về việc phát triển hoạt động an sinh xã
hội cho Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, với những phân
tích như trên, tơi quyết định chọn đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động an sinh
xã hội của Tổng cơng ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh”. Nhiệm vụ của đề tài là

nghiên cứu đánh giá hiệu quả các hoạt động an sinh xã hội tại Tổng công ty Điện
lực Thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó xây dựng các nhóm giải pháp nhằm
hồn thiện phát triển hoạt động an sinh xã hội góp phần nâng cao thương hiệu của
Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh.


iv

Luận văn đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và
thương hiệu, đồng thời đánh giá thực trạng hoạt động an sinh xã hội tại Tổng cơng
ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh. Sử dụng các dữ liệu được thu thập, luận văn
tiến hành phân tích và xây dựng hệ thống các nhóm giải pháp để phát triển hoạt
động an sinh xã hội của Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở
tận dụng, phát huy các điểm mạnh, hạn chế và khắc phục dần các điểm yếu, nắm bắt
các cơ hội và có phương án cụ thể để giải quyết các khó khăn, thách thức đã phân
tích.
Các giải pháp được đề ra trong luận văn này là cơ sở để các cấp lãnh đạo Tổng công
ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh xem xét triển khai thực hiện trong thời gian tới
để nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền các chủ trương, chính sách của ngành
điện đến người dân một cách kịp thời và nhận được sự đồng thuận cao từ cộng đồng
xã hội trong quá trình thực hiện.
Các hoạt động an sinh xã hội nâng cao thương hiệu thành cơng sẽ góp phần tạo hiệu
ứng lan tỏa trong cộng đồng giúp nâng cao vị thế của Tổng cơng ty Điện lực Thành
phố Hồ Chí Minh, tạo mối liên kết tốt đẹp với các cấp lãnh đạo thành phố cũng như
người dân sử dụng điện trên địa bàn thành phố. Từ đó xây dựng hình ảnh đẹp cho
Tổng công ty đối với cộng đồng xã hội tạo điều kiện thuận lợi và động lực thúc đẩy
Tổng cơng ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ sản xuất kinh doanh lẫn nhiệm vụ chính trị được giao phó góp phần vào việc
thực hiện thành công mục tiêu xây dựng Tổng công ty phát triển ngang tầm các
Công ty Điện lực của các nước tiên tiến trong khu vực.



v

ABSTRACT
In the Vietnam economic integration on International economy, enterprises in
Vietnam are embraced with the great challenges of open market for quality products
and services. Aims to sustainable deveploment, enterprises in Vietnam have to build
the trust in “branding”, which focus on corporate responsibilities, business ethics,
and environmental, social community activities. This shall contribute to upgrate the
images, trust and enhance the brand in customers’ mindset and social community.
Over the years, Ho Chi Minh City Power Corporation has concentrated on
improving the services quality, business efficiency, enhancing prestige and brand.
For example that they are providing stable, reliable electricity sources, ensuring
energy for the people, especially in the largest center of socio-economic such as Ho
Chi Minh City. Ho Chi Minh City Power Corporation always focuses on the social
community activities which organized by the Youth Union Corporation and
received many positive feedbacks from the social community.
Currently, there is no official dissertation on improving brand image for Ho Chi
Minh City Power Corporation through social community activities. Therefore,
based on the above analysis, we decided to choose the topic "Solutions to develop
the Corporate Social Responsibility (CSR) of Ho Chi Minh City Power
Corporation”. The objective of this dissertation shall evaluate and improve the
effectiveness of social community activities at Ho Chi Minh City Power
Corporation, which help to enhance the brand awareness of Ho Chi Minh City
Power Corporation.
The dissertation has conducted research, assessment the relationship between CSR
activities and branding, as well as affecting the CSR activities of Ho Chi Minh City
Power Corporation. Based on the database, the dissertation analyses and build
solutions to enhance the brand image of Ho Chi Minh City Power Corporation

through improving the weaknesses, seize opportunities and strengths.


vi

The solutions proposed in this dessertation are the basis for the Board Management
of Ho Chi Minh City Power Corporation to consider and implement in the future to
improve the communication effectiveness to the people on time and receive high
consensus from the social community in the implementation process.
The social community activities shall enhance the brand image and position of Ho
Chi Minh City Power Corporation in customer’s mindset and connect the board
management of Ho Chi Minh City and the community as well. These are the
motivation to Ho Chi Minh City Power Corporation to fufil business and political
objectives.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ...............................................................................................................v
MỤC LỤC ............................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ xi
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... xii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... xiii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ AN
SINH XÃ HỘI TRONG DOANH NGHIỆP ...................................................................6

1.1 Tổng quan về thương hiệu ....................................................................................6
1.1.1 Khái niệm ........................................................................................................... 6
1.1.2 Vai trò của Thương hiệu .................................................................................... 7
1.1.3 Phân loại thương hiệu ...................................................................................... 10
1.1.3.1 Thương hiệu cá biệt....................................................................................... 10
1.1.3.2 Thương hiệu doanh nghiệp ........................................................................... 11
1.1.3.3 Thương hiệu tập thể ...................................................................................... 12
1.1.3.4 Thương hiệu quốc gia ................................................................................... 13
1.1.4 Các yếu tố cấu thành thương hiệu .................................................................... 13
1.1.4.1 Biểu tượng – Logo ........................................................................................ 14
1.1.4.2 Tên thương hiệu – tên thương mại ................................................................ 15
1.1.4.3 Câu định vị thương hiệu – Slogan................................................................. 16
1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu của doanh nghiệp .............................. 18
1.1.5.1 Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường ....................................................... 18
1.1.5.2 Chất lượng sản phẩm / dịch vụ...................................................................... 18


viii

1.1.5.3 Đặc trưng, điểm nhấn / nét riêng của Sản phẩm/ dịch vụ ............................. 18
1.1.5.4 Tài sản của Doanh nghiệp ............................................................................. 19
1.1.5.5 Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ........................................................ 19
1.1.5.6 Khả năng nhận diện thương hiệu .................................................................. 19
1.1.6 Các hoạt động quảng bá thương hiệu ............................................................... 20
1.1.6.1 Hoạt động quảng cáo ..................................................................................... 20
1.1.6.2 Hoạt động quan hệ công chúng (PR) ........................................................... 21
1.1.6.3 Hoạt động tài trợ ........................................................................................... 22
1.1.6.4 Hoạt động sự kiện ......................................................................................... 22
1.2 Tổng quan về trách nhiệm xã hội và hoạt động an sinh xã hội ........................... 23
1.2.1 Tổng quan về trách nhiệm xã hội ..................................................................... 23

1.2.1.1 Khái niệm ...................................................................................................... 23
1.2.1.2 Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam ....... 26
1.2.2 Tổng quan về An sinh xã hội ........................................................................... 26
1.2.2.1 Khái niệm An sinh xã hội.............................................................................. 26
1.2.2.2 Vai trò của hoạt động an sinh xã hội tại Việt Nam ....................................... 27
1.2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động an sinh xã hội .................................... 28
1.3 Mối quan hệ giữa Thương hiệu và hoạt động an sinh xã hội .............................. 31
Tóm tắt Chương 1 ..................................................................................................... 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI TẠI
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP. HCM .............................................................35
2.1 Tổng quan về Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh .........................35
2.1.1 Cơ sở pháp lý và ngành nghề kinh doanh ........................................................ 35
2.1.2 Cơ cấu tổ chức .................................................................................................. 36
2.1.3 Kết quả hoạt động của EVNHCMC trong năm 2016 ...................................... 37
2.1.4 Các yếu tố cấu thành thương hiệu của Tổng cơng ty Điện lực Thành phố Hồ
Chí Minh ...................................................................................................................37
2.1.4.1 Biểu tượng ..................................................................................................... 37
2.1.4.2 Tên thương mại ............................................................................................. 39


ix

2.1.4.3 Slogan ............................................................................................................ 39
2.1.5 Khảo sát mức độ hài lòng của KH sử dụng điện tại TPHCM .......................... 39
2.1.5.1 Mức độ hài lòng chung ................................................................................. 40
2.1.5.2 Mức độ hài lòng về Sự đồng thuận của xã hội.............................................. 41
2.1.5.3 Mong muốn của KH về yếu tố Hình ảnh kinh doanh ................................... 42
2.1.5.4 Mong muốn của KH về yếu tố Sự đồng thuận của xã hội ............................ 43
2.1.5.5 Hình ảnh kinh doanh và Sự đồng thuận của xã hội ...................................... 43
2.2 Thực trạng các hoạt động an sinh xã hội tại Tổng cơng ty Điện lực TP. Hồ Chí

Minh .......................................................................................................................... 46
2.2.1 Cơng trình “Nguồn sáng an tồn, văn minh, tiết kiệm vì an sinh xã hội” ....... 46
2.2.2 Cơng trình “Cùng bạn sử dụng điện an tồn tiết kiệm” ................................... 49
2.2.3 Cơng trình “Tuyến hẻm có hệ thống điện mỹ quan, an tồn, tiết kiệm” ......... 52
2.2.4 Chương trình “Chung cư văn minh, sạch đẹp, an tồn” .................................. 56
2.2.5 Chương trình truyền hình thực tế “Thắp sáng niềm tin” ................................. 58
2.3 Đánh giá hiệu quả các hoạt động an sinh xã hội tại Tổng cơng ty Điện lực Thành
phố Hồ Chí Minh ...................................................................................................... 61
2.3.1 Điểm mạnh ....................................................................................................... 61
2.3.2 Điểm yếu .......................................................................................................... 62
Tóm tắt chương 2 ......................................................................................................63
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI
CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP. HỒ CHÍ MINH ..................................64
3.1 Cơ sở đề ra giải pháp ...........................................................................................64
3.1.1 Mơi trường kinh doanh .................................................................................... 64
3.1.1.1Mơi trường chính trị ....................................................................................... 64
3.1.1.2 Môi trường kinh tế ........................................................................................ 65
3.1.1.3 Môi trường văn hóa – xã hội ......................................................................... 65
3.1.2 Các mối quan hệ đặc thù .................................................................................. 66
3.1.2.1 Quan hệ giữa Tổng công ty và khách hàng sử dụng điện ............................. 66
3.1.2.2 Quan hệ giữa Tổng công ty và các doanh nghiệp cạnh tranh ....................... 67


x

3.1.2.3 Quan hệ giữa Tổng công ty và cơ quan nhà nước......................................... 67
3.2 Các giải pháp phát triển hoạt động an sinh xã hội của Tổng công ty Điện lực TP.
Hồ Chí Minh .............................................................................................................68
3.2.1 Nhóm giải pháp phát triển các hoạt động an sinh xã hội hiện tại của Tổng cơng
ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................ 68

3.2.1.1 Các giải pháp chung ..................................................................................... 69
3.2.1.2 Các giải pháp cụ thể ...................................................................................... 70
3.2.2 Nhóm giải pháp mới phát triển hoạt động an sinh xã hội của Tổng công ty
Điện lực TP. Hồ Chí Minh ........................................................................................ 71
3.2.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền thông qua Trang mạng xã hội....72
3.2.2.2 Giải pháp tổ chức thực hiện Cơng trình thanh niên an sinh xã hội “Tun
truyền thanh tốn tiền điện khơng dùng tiền mặt và các dịch vụ về điện trên địa bàn
TPHCM” ...................................................................................................................72
3.3 Lộ trình và phân cơng thực hiện .........................................................................75
3.4

Kiến nghị .........................................................................................................77

Tóm tắt Chương 3 ...................................................................................................78
KẾT LUẬN ..............................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................80


xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTĐL

: Công ty điện lực

ĐL

: Điện lực

EVNHCMC : Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh

KH

: Khách hàng

TPHCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

Đồn TCT

: Đồn Thanh niên Tổng cơng ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh

ĐVTN

: Đồn viên, thanh niên Tổng cơng ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh


xii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 - Mong muốn/đóng góp của KH về yếu tố Hình ảnh kinh doanh
Bảng 2.2 - Mong muốn/đóng góp của KH về yếu tố Sự đồng thuận của xã hội
Bảng 3.1 - Thông tin thu thập qua trò chơi tương tác cảm ứng
Bảng 3.2 - Lộ trình và phân cơng nhiệm vụ thực hiện giải pháp


xiii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 –Nhận thức của khách hàng đối với thương hiệu xe hơi theo quốc gia

Hình 1.2 – Một số thương hiệu cá biệt
Hình 1.3 – Một số thương hiệu doanh nghiệp
Hình 1.4 – Một số thương hiệu tập thể
Hình 1.5 – Một số thương hiệu quốc gia
Hình 1.6 – Hình tượng mặt trời trong logo của ngân hàng Đơng Á và trái táo trong
logo của Apple
Hình 1.7 – Một số tên thương hiệu
Hình 1.8 – Một số câu slogan nổi tiếng
Hình 2.1 - Sơ đồ tổ chức Tổng cơng ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.2 - Biểu tượng của Tập đồn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Điện lực
Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.3 - Điểm hài lịng chung của KH đối với EVNHCMC
Hình 2.4 - Mức độ hài lịng theo từng tiêu chí của yếu tố Sự đồng thuận của xã hội
Hình 2.5 - Điểm hài lịng về Sự đồng thuận của xã hội của KHSH theo từng CTĐL


1

MỞ ĐẦU
1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới (WTO), các doanh nghiệp tại Việt Nam
đang đứng trước những thách thức to lớn đến từ các doanh nghiệp nước ngồi có tiềm
lực mạnh, trình độ khoa học cơng nghệ cao và “Thương hiệu” đã được khẳng định lâu
năm trên thương trường quốc tế, bên cạnh đó nền kinh tế mở cửa kéo theo chất lượng
cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện, có nhiều sự lựa chọn hơn trong các
nhu cầu thiết yếu hàng ngày…Vì vậy yêu cầu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng
ngày càng cao hơn. Để tránh sự đào thải theo quy luật tất yếu đó và tiến tới mục tiêu
phát triển bền vững, các doanh nghiệp tại Việt Nam phải tạo được một chỗ đứng vững
chắc trên thị trường, gầy dựng được niềm tin vào “Thương hiệu” trong tâm thức khách
hàng không chỉ qua việc tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm-dịch vụ, điều chỉnh

giá cả phù hợp, cải tiến khoa học công nghệ…mà song song đó cịn phải chú trọng đến
việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh, chú trọng đến các hoạt động
bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội để góp phần củng cố hình ảnh, nâng cao uy tín
và khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp đối với khách hàng và cộng đồng xã hội.
Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh là một doanh nghiệp do Tập đoàn Điện lực
Việt Nam (EVN) nắm giữ 100% vốn điều lệ, được tổ chức dưới hình thức Cơng ty
TNHH một thành viên, hoạt động theo mơ hình Công ty mẹ - Công ty con theo quy
định của Luật Doanh nghiệp, có chức năng chính là quản lý và phân phối điện trên địa
bàn 24 quận, huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ chính của EVNHCMC
là phân phối điện năng, cơ khí điện lực và các dịch vụ khác liên quan đến ngành điện.
Trong những năm qua, Tổng cơng ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh luôn chú trọng hướng
đến việc cải thiện chất lượng dịch vụ, hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao uy tín và
thương hiệu Tổng cơng ty thơng qua các định hướng, mục tiêu rõ ràng đã được đề ra,
cụ thể như:


2

• Đảm bảo cung cấp điện an tồn, liên tục, ổn định để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội của Thành phố.
• Thực hiện tốt nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp; nâng cao năng lực quản trị doanh
nghiệp, hiệu quả hoạt động.
• Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng với mục tiêu “Hiện đại hóa các cơng tác
phục vụ khách hàng, hướng tới mục tiêu chất lượng dịch vụ ngày càng hoàn hảo” theo
phương châm “Khách hàng là sự tồn tại của chúng ta”.
• Nâng cao năng suất lao động; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao
động.
• Thực hiện tốt cơng tác an tồn, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường qua việc tăng
cường đầu tư ứng dụng thiết bị và công nghệ tiên tiến hiện đại; chú trọng giáo dục
nâng cao nhận thức và đảm bảo an toàn cho người lao động bằng việc ban hành và

triển khai thực hiện Chương trình về nhiệm vụ an tồn - vệ sinh lao động - phòng
chống cháy nổ - phịng chống bão lụt - bảo vệ mơi trường.
• Tích cực tham gia công tác an sinh - xã hội bằng nhiều chương trình góp phần đảm
bảo an sinh xã hội.
Với những nỗ lực vượt bậc, các nhiệm vụ và chỉ tiêu trên bước đầu đã đạt được các
thành tựu rất khả quan trong việc cải thiện phần nào cái nhìn khơng đúng của người
dân đối với ngành điện và góp phần nâng cao thương hiệu Tổng cơng ty đối với khách
hàng và cộng đồng xã hội. Tiếp tục phát huy những thành quả đạt được và cũng phù
hợp với lĩnh vực công tác mà tôi đang phụ trách về mảng hoạt động an sinh xã hội của
tổ chức đoàn thanh niên Tổng công ty, tôi quyết định chọn đề tài “GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI CỦA TỔNG CƠNG TY ĐIỆN LỰC
TP. HỒ CHÍ MINH”. Đề tài nghiên cứu này nhằm mục đích đưa ra những ý tưởng,


3

giải pháp, kế hoạch để phát triển các hoạt động an sinh xã hội góp phần nâng cao
thương hiệu của Tổng cơng ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
2. Sự cần thiết của đề tài
Điện là một thành phần không thể thiếu trong tất cả các mặt của đời sống xã hội hiện
nay, Ngành điện đóng vai trị chủ chốt trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước với nhiệm vụ cung cấp nguồn điện năng liên tục, ổn định, tin cậy để nền kinh
tế hoạt động liên tục đồng thời còn phải thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an ninh
năng lượng cho quốc gia nên điện được xem là yếu tố đầu tiên và quyết định đối với
việc xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh.
Với sứ mệnh quan trọng như vậy đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm tài
chính kinh tế văn hóa xã hội lớn nhất cả nước, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh
có nhiệm vụ nặng nề khi vừa phải nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh,
đảm bảo cung ứng điện năng cho toàn thành phố vừa phải hồn thành tốt nhiệm vụ
chính trị được giao phó. Để làm được điều đó, một trong những nhiệm vụ cấp thiết là

phải xây dựng được niềm tin và nâng cao thương hiệu của Tổng công ty Điện lực TP.
Hồ Chí Minh là một doanh nghiệp có trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội để người
dân ngày càng tín nhiệm, hiểu và ủng hộ các chủ trương, chương trình và hoạt động
của ngành điện.
Nhận thức được vai trị chủ chốt của hoạt động an sinh xã hội trong việc thực hiện
nhiệm vụ cấp thiết trên, tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài này để nghiên cứu các giải
pháp góp phần nâng cao thương hiệu của Tổng cơng ty.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu phân tích và tìm ra những ý tưởng, giải pháp nhằm
phát triển hoạt động an sinh xã hội của Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh:
Để đạt được mục tiêu trên, các nhiệm vụ mà đề tài cần thực hiện là:


4

• Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thương hiệu, trách nhiệm xã hội và an sinh xã hội
trong doanh nghiệp, đây là cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
• Đánh giá thực trạng các hoạt động an sinh xã hội tại Tổng công ty Điện lực Thành
phố Hồ Chí Minh thơng qua các nguồn dữ liệu được thu thập nhằm tìm ra các điểm
mạnh cần phát huy và các điểm yếu cần cải thiện góp phần nâng cao thương hiệu Tổng
công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh.
• Trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động an sinh xã
hội tiến hành phân tích và tìm ra những cơ hội, thuận lợi đồng thời chủ động đối mặt
với các thách thức, khó khăn. Cuối cùng tổng hợp lại và đề xuất các giải pháp hoàn
thiện, ý tưởng mới để phát triển hoạt động an sinh xã hội của Tổng cơng ty Điện lực
Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Tổng cơng ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu: Bao gồm mơ hình tổ chức, các hoạt động an sinh xã hội do tổ
chức đoàn thể thực hiện tại Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài:
• Phương pháp luận: sử dụng phương pháp định tính trong đó tiến hành thu thập các
số liệu liên quan và trình bày một cách có hệ thống nhằm thể hiện rõ nét về thực trạng
hoạt động an sinh xã hội tại Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay,
từ đó nghiên cứu (thống kê các ý kiến, mong muốn của khách hàng đối với ngành điện)
để đưa ra các giải pháp hiệu quả để phát triển hoạt động an sinh xã hội của Tổng cơng
ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh.
• Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo 2 bước là nghiên cứu thứ
cấp và nghiên cứu hoạch định, trong đó:


5

Nghiên cứu thứ cấp được thực hiện thông qua thu thập các dữ liệu liên quan đến đề tài
nghiên cứu từ các nguồn bên trong như là báo cáo tổng kết về kết quả thực hiện các
hoạt động an sinh xã hội do tổ chức đoàn thể thực hiện, các báo cáo về hoạt động
truyền thông, báo cáo về đánh giá sự hài lòng của khách hàng do các Ban chuyên môn
thực hiện để nâng cao thương hiệu Tổng công ty và các nguồn dữ liệu bên ngoài
EVNHCMC như là báo chí, internet.
Nghiên cứu hoạch định là bước quan trọng của đề tài: Sau khi dữ liệu được thu thập,
luận văn sẽ sử dụng các phương pháp phân tích như so sánh, thống kê, mô tả, tổng hợp
và khái quát hóa để phân tích dữ liệu. Trên cơ sở đó, luận văn tiến hành phân tích đánh
giá thực trạng của hoạt động an sinh xã hội để đưa ra các giải pháp, ý tưởng góp phần
phát triển hoạt động an sinh xã hội của Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí
Minh.
5. Kết cấu bố cục của luận văn
Đề tài được kết cấu thành 03 chương, cụ thể như sau:
• Chương 1: Cơ sở lý luận về thương hiệu, trách nhiệm xã hội và an sinh xã hội trong
doanh nghiệp.
• Chương 2: Thực trạng các hoạt động an sinh xã hội của Tổng cơng ty Điện lực TP.

Hồ Chí Minh.
• Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động an sinh xã hội của Tổng công ty Điện lực
Thành phố Hồ Chí Minh.


6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU, TRÁCH NHIỆM
XÃ HỘI VÀ AN SINH XÃ HỘI TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan về thương hiệu
1.1.1 Khái niệm
Thương hiệu là một tập hợp những cảm nhận của khách hàng về một công ty, một sản
phẩm hay dịch vụ với đầy đủ các khía cạnh: mơ tả nhận diện (brand identities), giá trị
(brand values), thuộc tính (brand attributes), cá tính (brand personality). Thương hiệu
ràng buộc với người tiêu dùng qua mối quan hệ thương hiệu-người tiêu dùng (brandconsumers relationship), hiện nay trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về
thương hiệu, điển hình như:
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (AMA), thương hiệu là một cái tên, biểu tượng, kiểu
dáng hay là sự phối hợp các yếu tố trên, nhằm mục đích nhận dạng sản phẩm hay dịch
vụ của một nhà sản xuất, và phân biệt với các thương hiệu của đối thủ cạnh tranh.
Theo định nghĩa của Al Ries, một chuyên gia thương hiệu thì “Thương hiệu là khái
niệm duy nhất trong đầu khách hàng khi họ nghe nói đến công ty bạn”.
Thương hiệu là một cam kết tuyệt đối về chất lượng, dịch vụ và giá trị trong một thời
gian dài và đã được chứng nhận qua hiệu quả sử dụng và bởi sự thoả mãn của người
tiêu dùng (A Brand is a trusted promise of Quality, Service and Value, established over
time and proven by the test of operated use and satisfaction, Brand Positioning – Jack
Trout).
Chuyên gia thương hiệu David A. Aaker đưa ra mơ hình giá trị thương hiệu được cấu
thành từ 5 yếu tố:
• Độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness)
• Lịng trung thành thương hiệu (Brand Loyalty)

• Chất lượng cảm nhận (Perceived Quality)


7

• Liên tưởng thương hiệu (Brand Associations)
• Các tài sản thương hiệu khác như kênh phân phối, bản quyền sáng chế... (Other
Assets such as Channel, Patent, etc.)
Chức năng của thương hiệu bao gồm hỗ trợ xây dựng hình ảnh và tăng giá trị của sản
phẩm trong tâm trí khách hàng, đồng thời cũng được dùng để truyền tải những cam kết
của nhà sản xuất đến với khách hàng và cộng đồng, ví dụ như: trong lĩnh vực xe hơi,
khi nhắc đến Mercedes, BMW, Audi, Porches, người tiêu dùng thường nghĩ ngay đến
dòng xe hơi đắt tiền dành cho giới thượng lưu; Toyota, Ford, Corolla dành cho giới
trung lưu; còn Vios, Matiz dành cho giới tiêu dùng bình dân hơn.
Tại Việt Nam khơng có đưa ra định nghĩa về “Thương hiệu” mà chỉ có định nghĩa về
nhãn hiệu, theo Luật Sở hữu trí tuệ 50/2005/QH11 của Việt Nam quy định nhãn hiệu
được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
• Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình
3 chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
• Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa,
dịch vụ của chủ thể khác”.
1.1.2 Vai trò của Thương hiệu
Một doanh nghiệp muốn hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cần phải xây dựng
được một thương hiệu mạnh, để làm được điều đó sẽ mất rất nhiều thời gian và chịu
ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau, cả chủ quan và khách quan. Vì vậy, doanh
nghiệp cần có một chiến lược cụ thể để tập trung củng cố, nâng cao thương hiệu của
doanh nghiệp.
Trong thực tế, doanh nghiệp có thể lựa chọn chiến lược đi từ thương hiệu cá biệt của
hàng hoá đến thương hiệu của doanh nghiệp hoặc ngược lại đi từ thương hiệu chung



8

của doanh nghiệp đến thương hiệu cá biệt cho từng hàng hố (trích dẫn từ bài viết
Thương hiệu là gì tại />• Với chiến lược đi từ thương hiệu cá biệt đến thương hiệu chung hoặc vừa phát triển
thương hiệu cá biệt vừa phát triển thương hiệu chung là cách mà các doanh nghiệp lớn
thường lựa chọn (chiến lược đa thương hiệu). Ưu điểm của cách này là khả năng tiếp
cận thị trường nhanh, hạn chế được nguy cơ rủi ro từ một thương hiệu cá biệt không
thành công và phát triển nhanh các thương hiệu khác nhờ một thương hiệu thành cơng.
Tuy nhiên chi phí rất lớn.
• Lựa chọn phát triển thương hiệu chung (thương hiệu gia đình) là cách đi của nhiều
doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi lẽ đi theo hướng
này sẽ hạn chế rất nhiều chi phí cho phát triển thương hiệu.
Trên thực tế, các thương hiệu thành công thường là những thương hiệu mang lại nhiều
cảm xúc, có tính cách riêng, có hình tượng đặc trưng và được chuyển tải cùng với
thông điệp phù hợp.
Trong kế hoạch xây dựng và phát triển Thương hiệu, Doanh nghiệp cần phải giải quyết
được những câu hỏi sau:
• Sản phẩm/ Dịch vụ mà Doanh nghiệp đem lại cho Khách hàng mục tiêu có điểm gì
Khác biệt/ độc đáo so với sản phẩm cùng loại?
• Nếu coi Thương hiệu Doanh nghiệp như một Con người, thì Tính cách nào có thể
trở thành Đặc trưng nổi bật?
• Nếu coi Thương hiệu Doanh nghiệp như “Một Hình ảnh”, thì “Hình tượng” nào là
Bản sắc?
• Thơng qua hoạt động quảng bá, truyền thông và nỗ lực Marketing, Hình tượng
thương hiệu doanh nghiệp được hình thành dựa trên sự cảm nhận, liên tưởng và nhận
biết của Khách hàng mục tiêu và công chúng.



×