Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỔ PHẦN HOÁ TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN PHỐ WALL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.38 KB, 10 trang )

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỔ PHẦN HOÁ TẠI CÔNG TY
CHỨNG KHOÁN PHỐ WALL
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN PHỐ WALL
3.1.1. Định hướng phát triển chung của Thị trường Chứng khoán Việt Nam.
Trong môi trường kinh tế cạnh tranh khốc liệt, các công ty muốn tồn tại thì
phải không ngừng tìm tòi, phát triển. Khi công ty phát triển sẽ đảm bảo khả năng
cạnh tranh với các công ty khác trên thị trường.
Theo Quyết định số 163/2003/QĐ – TTg ngày 5 tháng 8 năm 2003 đã phê
duyệt chiến lược phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010: “Phát
triển thị trường chứng khoán cả về quy mô và chất lượng hoạt động nhằm tạo ra
kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, góp phần phát triển thị
trường tài chính Việt Nam; duy trì trật tự, an toàn, mở rộng phạm vi, tăng cường
hiệu quả quản lý, giám sát thị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị
trường tài chính quốc tế.”
Trong đó nhấn mạnh vấn đề tăng cung chứng khoán cho thị trường về số
lượng, chất lượng và chủng loại bằng việc lựa chọn các DN cổ phần hoá và gắn tiến
trình CPH DNNN với việc phát hành cổ phiếu ra công chúng và niêm yết trên TTCK.
Nhằm mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước,
trong thời gian qua Đảng và Nhà nước chủ trương thúc đẩy nhanh và bền vững quá
trình cổ phần hoá DNNN, coi đó là khâu then chốt trong việc cơ cấu lại, sắp xếp, đổi
mới cơ chế quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN. Để đẩy mạnh hơn nữa
công cuộc này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 164/2004/NĐ – CP về việc chuyển
công ty Nhà nước thành công ty cổ phần, sau đó là Nghị định 187/2004/NĐ – CP về
việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần thay thế cho Nghị định 164, ban
hành kèm theo thông tư 126/2004/TT – BTC của Bộ Tài chính và quyết định
155/2004/QĐ – TTg ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng chính phủ về đẩy
nhanh vững chắc cổ phần hoá Công ty Nhà nước. Có thể nói hệ thống văn bản
pháp quy ban hành đã thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc tổ chức cổ
phần hoá DNNN.
Tính đến năm 2005 đã CPH được 2.935 DNNN và bộ phận DNNN, năm 2006


có khoảng 3.500 DN được CPH. Riêng giai đoạn 2001-2005, cả nước sắp xếp được
3.590 DNNN trong tổng số 5.655 DNNN có vào đầu năm 2001, trong đó đã CPH 2.347
DNNN, chiếm hơn 80% toàn bộ số DN đã CPH trong cả 15 năm. Đã huy động được
thêm 20.704 tỉ đồng để đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, kinh doanh,
ngân sách nhà nước thu về 14.971 tỉ đồng. 85% số DN cổ phần hoạt động có lãi, có cổ
tức cao. (Nguồn: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội).
Cổ phần hoá gắn với niêm yết cũng được khuyến khích mạnh mẽ bằng chính
sách ưu đãi thuế, không phải nộp thuế trong 02 năm sau khi niêm yết (trước 2007).
Chính sách này có tác dụng khuyến khích các DN tham gia niêm yết trên TTCK nhằm
thúc đẩy hàng hoá trên TTCK Việt nam.Chính vì vậy mà năm 2006 rất nhiều DN đã
tranh thủ cơ hội ưu đãi này của Nhà nước đua nhau lên sàn.
Một vấn đề nổi bật của cổ phần hoá DNNN là vấn đề “hậu cổ phần hoá”: Đất
đai của DN sau khi cổ phần hoá, vấn đề quản trị DN sau cổ phần hoá, kiểm kê đánh
giá lại tài sản tài chính của DN sau cổ phần hoá… vì vậy vấn đề cổ phần hoá là hết
sức khó khăn và nặng nề. Các tổ chức tư vấn cổ phần hoá như các CTCK có vai trò rất
quan trọng trong việc tư vấn giải quyết các vấn đề “ hậu cổ phần hoá”.
3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty Chứng khoán Phố Wall
Với mục tiêu trở thành một trong những CTCK hàng đầu trên Thị trường
chứng khoán Việt nam, Công ty Chứng khoán Phố Wall đã đề ra những định hướng
cụ thể cho sự phát triển của Công ty.
Phát triển hơn nữa các nghiệp vụ của Công ty, nâng cao doanh thu hơn nữa so
với các năm trước. Mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả
kinh doanh, tăng thị phần các sản phẩm dịch vụ của Công ty trên thị trường, xây
dựng hoàn thiện bản sắc và thương hiệu.
Công ty đã đề ra chỉ tiêu trong phát triển trong năm 2010 đó là, đối với hoạt
động môi giới: phí môi giới đạt 12 tỷ đồng; phí dịch vụ 1,5 tỷ đồng; phí lưu ký 0,5 tỷ
đồng. Tự doanh cổ phiếu chiếm 78,6%, phí bảo lãnh phát hành 9%, quản lý danh mục
đầu tư 500 triệu đồng, tư vấn tài chính doanh nghiệp 2,6 tỷ đồng.
Công ty đã đề ra các biện pháp cụ thể:
- Xác định rõ hơn khách hàng chiến lược, khách hàng mục tiêu của các sản phẩm

dịch vụ của Công ty, cần tăng cường hơn nữa công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng,
đặc biệt khách hàng là tổ chức, là nhà đầu tư nước ngoài.
- Đẩy mạnh phát triển các nghiệp vụ cả về quy mô và chất lượng, tăng tính
cạnh tranh và nâng cao thị phần các sản phẩm dịch vụ, tăng cường khai thác vốn,
cân đối hợp lý nguồn vốn cho các nghiệp vụ.
- Hoàn thiện hệ thống cơ chế, quy chế, quản trị điều hành, quy trình kỹ thuật
nghiệp vụ vừa đảm bảo cơ sở pháp lý, đúng hướng mọi hoạt động, vừa thông thoáng,
thuận lợi, cạnh tranh thu hút được khách hàng.
- Đẩy mạnh hiện đại hoá công nghệ thông tin, tin học hoá tất cả các giao dịch
và nghiệp vụ các phần mềm ứng dụng tiên tiến với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh
tranh về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, phục vụ công tác quản lý điều hành.
- Đổi mới phương pháp quản lý, điều hành kinh doanh theo hướng tiên tiến
hiện đại, phân cấp quản lý hợp lý, uỷ quyền phù hợp, tăng quyền chủ động, quyền
quyết định trong hạn mức cho các cấp cán bộ trên cơ sở thực hiện đúng cơ chế và
quy trình nghiệp vụ.
- Thực hiện các chính sách, cơ chế đầu tư vào đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực từ cán bộ quản quản lý điều hành đến cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, đặc
biệt là cán bộ chủ chốt và đội ngũ cán bộ nghiệp vụ có trình độ chuyên môn cao.
- Đổi mới cơ chế kinh doanh, cơ chế động lực, hoàn thành đề án xây dựng
thương hiệu, đề án xây dựng văn hoá công ty, hệ thống quản lý chất lượng tiêu
chuẩn ISO đối với các sản phẩm dịch vụ.
- Phát động các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo.
Năm 2010 – 2012 là giai đoạn chuyển biến mạnh mẽ của Thị trường chứng
khoán, toàn diện cả về bản chất sở hữu, mô hình tổ chức, cơ chế điều hành, quy mô
và chất lượng hoạt động. Tất cả mọi mặt phải được đổi mới để tồn tại và phát triển
tốt hơn, Công ty chứng khoán Phố Wall chắc chắn sẽ có những bước phát triển vượt
bậc trong những năm tới.
3.1.3. Định hướng phát triển hoạt động tư vấn cổ phần hoá của Công ty.
Tư vấn cổ phần hoá nằm trong hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp, đây
cũng là một thế mạnh của công ty chứng khoán Phố Wall với đội ngũ chuyên môn

giàu kinh nghiệm. Với những thuận lợi về cầu thị trường do Chính phủ tích cực đẩy
mạnh hoạt động cổ phần hoá DNNN, từ năm 2006 đến 2010, tư vấn cổ phần hoá vẫn
là mảnh đất màu mỡ cho các tổ chức tư vấn khai thác. Trong những năm tới Công ty
Chứng khoán Phố Wall tiếp tục theo đuổi mục tiêu chất lượng là hàng đầu cho các
hợp đồng tư vấn, tìm kiếm các khách hàng lớn và thực sự có nhu cầu tư vấn, xây
dựng vị thế vững chắc và uy tín của công ty đối với lĩnh vực tư vấn cổ phần hoá. Đó
là về lâu dài còn trước mắt công ty hoàn thành các hợp đồng tư vấn đã ký kết trong
thời gian ngắn hiệu quả cao và từng bước tiếp cận với khách hàng là các DN lớn, các
DN đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán sau khi thực hiện cổ phần
hoá.
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỔ PHẦN HOÁ CỦA
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN PHỐ WALL.
3.2.1. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực bao giờ cũng là nhân tố hàng đầu quyết định sự thành công
của một công ty, đặc biệt lại là lĩnh vực tư vấn vì đây là ngành nghề đòi hỏi phải có
chất xám. Do đó muốn nâng cao chất lượng dịch vụ, trước hết phải xây dựng một đội
ngũ nhân lực đủ mạnh. Hơn thế nữa hoạt động tư vấn cổ phần hoá của CTCK chịu sự
cạnh tranh khốc liệt từ phía các CTCK khác và từ các tổ chức có chức năng thực hiện
nghiệp vụ này như công ty kiểm toán, các tổ chức định giá DN. Do vậy WSS cần xây
dựng một đội ngũ nhân viên giỏi trong lĩnh vực này.
Như nói ở trên tư vấn là sản phẩm của chất xám do đó chất lượng nguồn
nhân lực có vai trò quyết định tới sự thành công của hoạt động tư vấn. WSS có lợi thế
về nguồn nhân lực trẻ, năng động có trình độ chuyên môn cao, am hiểu lĩnh vực thị
trường tài chính. Tuy nhiên do yêu cầu chất lượng ngày càng cao của thị trường, sự
cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ do đó đòi hỏi các chuyên viên tư vấn phải liên tục
nâng cao về kiến thức tư vấn, về khả năng thuyết phục khách hàng. Vì vậy công ty
cần phải có chương trình đào tạo liên tục, thường xuyên cho cán bộ tư vấn bằng các
chương trình đào tạo do các chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm trong và ngoài nước
giảng dạy; Công ty nên có chính sách đãi ngộ, khuyến khích động viên nhân viên để
nhân viên làm việc một cách thoải mái, hết mình vì công việc tạo nên hiệu quả cao

cho công việc.
Do số lượng nhân viên tư vấn còn hạn chế đã ảnh hưởng không ít đến chất
lượng tư vấn của công ty. Do vậy, công ty cần tuyển thêm nhân viên cho hoạt động tư
vấn. Chính sách tuyển dụng cần phải hợp lý, công ty nên tuyển những nhân viên có
kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và kiểm toán để đẩy mạnh hoạt động xác định
giá trị doanh nghiệp,và hoạt động tư vấn hậu cổ phần hoá. Ngoài ra công ty nên
tuyển cả những sinh viên vừa mới tốt nghiệp Đại hoc chuyên nghiệp, mặc dù họ chưa
có kinh nghiệm thực tế nhưng với kiến thức được học trong Đại học cộng với sự
nhiệt tình của tuổi trẻ sẽ đem lại thành công cho công ty.
3.2.2. Hoàn thiện quy trình tư vấn cổ phần hoá
Một yếu tố không kém phần quan trọng góp phần giúp cho hoạt động tư vấn
cổ phần hoá phát triển đó là quy trình tư vấn cổ phần hoá mà công ty đã xây dựng.
Thật vậy, khi quy trình tư vấn được xây dựng một cách đúng đắn và phù hợp nó sẽ
giúp cho quá trình tư vấn diễn ra nhanh hơn, điều đó có nghĩa là tiết kiệm được về
mặt thời gian, chi phí cho khách hàng đồng thời tăng hiệu quả tư vấn. Quy trình tư
vấn của Công ty Chứng khoán Phố Wall đã được xây dựng tương đối cơ bản, phù hợp
với điều kiện hoàn cảnh của Công ty nhưng vẫn cần lưu ý những điểm sau:
Thứ nhất, về phát triển tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp. Theo điều 16
Nghị định 187/NĐ – CP thì các Doanh nghiệp Nhà nước khi thực hiện cổ phần hoá có
thể sử dụng một trong các phương pháp sau để xác định giá trị Doanh nghiệp:
+ Phương pháp tài sản (phụ lục 1)
+ Phương pháp dòng tiền chiết khấu (phụ lục 2)
+ Các phương pháp khác.
Thường thì việc xác định giá trị Doanh nghiệp sản xuất dùng phương pháp tài
sản, còn xác định giá trị của những doanh nghiệp thương mại dịch vụ thì dùng

×