BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
------------------------
TRẦN THỊ NGỌC TRANG
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI
CÁC KHO BẠC NHÀ NƯỚC TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số ngành: 60340301
TP.HCM, Tháng 8 năm 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
------------------------
TRẦN THỊ NGỌC TRANG
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI
CÁC KHO BẠC NHÀ NƯỚC TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số ngành: 60340301
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.NGUYỄN QUYẾT THẰNG
TP.HCM, Tháng 8 năm 2017
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN QUYẾT THẮNG
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 08 tháng 10 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT
Chức danh Hội đồng
Họ và tên
1
PGS.TS. Phạm Văn Dược
2
PGS.TS. Trần Phước
Phản biện 1
3
PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh
Phản biện 2
4
TS. Phan Văn Dũng
Ủy viên
5
TS. Trần Văn Tùng
Ủy viên, Thư ký
Chủ tịch
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2017
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên
: TRẦN THỊ NGỌC TRANG Giới tính : Nữ
Ngày, tháng, năm sinh
: 02/9/1988
Nơi sinh
: TÂY NINH
Chuyên ngành
: Kế toán
MSHV
: 1541850104
I- Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ THỐNG
KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC KHO BẠC NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH TÂY NINH
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các
Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong các năm 2014 đến năm 2016.
Từ kết quả hồi quy Logit, tác giả đã đề ra một số giải pháp có giá trị để giúp các nhà
quản lý có những quyết định chiến lược mang lại hiệu quả cho việc kiểm soát hệ
thống kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
III- Ngày giao nhiệm vụ
: 15/02/2017
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ : 22/7/2017
V- Cán bộ hướng dẫn
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
:TS. NGUYỄN QUYẾT THẮNG
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống
kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh” là công
trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện luận văn
Trần Thị Ngọc Trang
ii
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, lãnh đạo Viện đào tạo
sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa và quý giảng viên Khoa Kế toán trường đại học
Công nghệ TP Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu, thực hiện và bảo vệ luận án các cấp.
Gửi lời cảm ơn sâu sắc đến nhà giáo ưu tú TS. Nguyễn Quyết Thắng, người
hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đở, hướng dẫn tôi từ trong suốt quá trình học
tập và làm luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Ban Giám đốc các Phòng KBNN Tây
Ninh, KBNN huyện và quý đồng nghiệp đã dành thời gian quý báu để trả lời phỏng
vấn và cung cấp thông tin hữu ích để tôi có thể thực hiện được nghiên cứu này.
Sau cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và các bạn bè đã động viên, giúp
đỡ tôi trong quá trình làm luận văn.
Học viên thực hiện luận văn
Trần Thị Ngọc Trang
iii
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện với 2 mục tiêu trọng tâm là: (1) Xác định các
yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc Nhà nước trên địa
bàn tỉnh Tây Ninh, (2) Đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống
kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Nghiên cứu
được tiến hành qua hai giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng cách thảo luận nhóm chuyên gia
với các chuyên gia đang công tác tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh, qua đó xác định được 6 yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại
các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh: (1) Môi trường Kiểm soát, (2)
Đánh giá rủi ro, (3) Hệ thống Kiểm soát, (4) Thông tin truyền thông, (5) Hệ thống
Giám sát, (6) Tự kiểm tra và kiểm tra chéo.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát, sử
dụng phân tích hồi quy đa biến thông qua phần mềm SPSS 20.0 với cỡ mẫu là 215
quan sát.
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá thực trạng và tìm ra giải
pháp nhằm hoàn thiện HTKSNB tại các KBNN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh tác giả
đã tiến hành nghiên cứu các nội dung như sau:
Đầu tiên là tìm hiểu cơ sở lý luận HTKSNB dựa trên nền tảng báo cáo
COSO đưa ra năm yếu tố của HTKSNB bao gồm: Môi trường kiểm soát; Đánh giá
rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin truyền thông; Giám sát. Đây là các yếu tố cơ
bản để đánh giá thực trạng HTKSNB tại các KBNN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
nhằm đưa KBNN tại Tây Ninh đạt được mục tiêu: Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả;
Bảo đảm tính trung thực và đáng tin cậy của báo cáo tài chính; Tuân thủ các luật lệ
và quy định.
Tiếp đó tác giả tiến hành khảo sát thống kê tình hình thực tế về HTKSNB tại
các KBNN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, từ đó đưa ra đánh giá thực trạng về
HTKSNB, thấy được những mặt đã làm được, những mặt còn hạn chế và nguyên
nhân tồn tại làm nền tảng đề xuất các giải pháp hoàn thiện để giảm bớt nguy cơ rủi
ro tiềm ẩn trong quản lý quỹ ngân sách. Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát,
iv
hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp. Đảm bảo mọi CBCC tuân thủ nội quy, quy chế
của ngành cũng như các quy định của pháp luật, kiểm tra giám sát chấn chỉnh, khắc
phục triệt để nhằm đảm bảo an toàn tiền và tài sản được nhà nước giao quản lý,
hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị và của hệ thống Kho bạc Nhà Nước.
Nghiên cứu cũng còn một số hạn chế như kích thước mẫu chưa thực sự lớn,
tính đại diện chưa cao nên những đánh giá chủ quan của một nhóm đối tượng có thể
làm sai lệch kết quả nghiên cứu. Các hạn chế này cũng là tiền đề cho những hướng
nghiên cứu tiếp theo.
v
ABSTRACT
This research was conducted with a focus on two objectives: (1) Identify the
factors affecting the internal control system in the State Treasury in Tây Ninh
province, (2) Proposed recommendations and solutions to improve the internal
control system in the State Treasury in Tây Ninh province. The research was
conducted in two phases is qualitative research and quantitative research.
Qualitative research was conducted by expert group discussions with
professionals working in the State Treasury in Tây Ninh province, which identified
six factors that affect the control system in the State Treasury in Tây Ninh province:
(1) control environment, (2) risk assessment, (3) control system, (4) Information
and communications, (5) supervision, (6) Self-check and cross-check.
Quantitative research was conducted through a questionnaire survey, using
Multivariate regression analysis through SPSS 20.0 software with a sample size of
215 observations.
The aims of the research study are also to assess the present situations to
give solutions to improve the internal control system in the State Treasury in Tây
Ninh province. The author has studied the contents as follows:
The first is to investigate the rationale for the literature review of the internal
control system based on five factors in reports issued by COSO. They are listed as
follow: control environment; risk assessment; control activities; information and
communication; supervision. These are the basic factors to assess the situation of
the internal control system at the State Treasury in Tây Ninh province. Mastering
these factors can help the branches operate effectively by giving exact and reliable
financial reports within law and regulation framework.
Then the author has conducted a statistics survey about actual situation of the
internal control system at the State Treasury in Tây Ninh province to give
evaluations of it. The results of the evaluations will expose all the positive as well
as negative feedbacks that can be used to consult the State budget management
about complete solutions to reduce potential risks in the management of budget
vi
funds, protect property from damage, loss, fraud… Especially, to ensure all state
workers compliance with rules and regulations of the branch.
The study also has some limitations, such as the sample size is not really big,
not so high representative of the subjective evaluation of a group of objects that can
distort results. These restrictions are also a prerequisite for the next research
direction.
vii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT ................................................................................................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... xiii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... xiv
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
2.1 Mục tiêu tổng quát: .........................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể: .............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3
4.1. Dữ liệu dùng cho nghiên cứu ........................................................................3
4.2. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................4
4.2.1. Nghiên cứu định tính ..................................................................................4
4.2.2. Nghiên cứu định lượng ...............................................................................4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 5
5.1 Ý nghĩa khoa học: ...........................................................................................5
5.2 Ý nghĩa thực tiễn: ...........................................................................................5
6. Kết cấu của luận văn. .............................................................................................. 5
Phần mở đầu ................................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ...................................................7
1.1. Nghiên cứu nước ngoài ........................................................................................ 7
1.2. Nghiên cứu trong nước......................................................................................... 9
1.3. Điểm mới của đề tài nghiên cứu ........................................................................ 12
viii
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................14
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA KBNN ...................................................15
2.1. Tổng quan về kiểm soát nội bộ .......................................................................... 15
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển kiểm soát nội bộ ....................................15
2.1.1.1. Giai đoạn sơ khai ...................................................................................15
2.1.1.2. Giai đoạn hình thành .............................................................................16
2.1.1.3. Giai đoạn phát triển ...............................................................................16
2.1.1.4. Giai đoạn hiện đại ..................................................................................16
2.1.2 Định nghĩa về kiểm soát nội bộ của INTOSAI .........................................18
2.1.3Định nghĩa về kiểm soát nội bộ ..................................................................19
2.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ của Kho bạc Nhà nước............................................ 20
2.2.1.Khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ KBNN ........................................20
2.2.2.Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ KBNN ........................21
2.2.2.1. Môi trường kiểm soát ............................................................................21
2.2.2.2. Đánh giá rủi ro .......................................................................................25
2.2.2.3. Hoạt động kiểm soát ..............................................................................27
2.2.2.4. Thông tin và truyền thông .....................................................................29
2.2.2.5. Giám sát .................................................................................................32
2.2.3 Mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội bộ .......35
2.2.4 Mối quan hệ giữa các mục tiêu của tổ chức và các bộ phận hợp thành hệ
thống kiểm soát nội bộ ..............................................................................................36
2.2.5 Sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ ...............................................37
2.3 Mô hình lý thuyết của nghiên cứu....................................................................... 39
2.3.1 Một số mô hình nghiên cứu trước đây.......................................................39
2.3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................45
2.3.3. Các giả thuyết nghiên cứu ........................................................................46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................48
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................49
3.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 50
ix
3.2. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 50
3.2.1. Nghiên cứu định tính ................................................................................50
3.2.1.1. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu ............................................................50
3.2.1.2. Xây dựng thang đo ................................................................................51
3.2.2. Nghiên cứu định lượng .............................................................................55
3.2.2.1. Mục tiêu .................................................................................................55
3.2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ..............................................................55
3.3. Phương pháp chọn mẫu và thiết kế mẫu ............................................................ 59
3.3.1. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................59
3.3.2. Thiết kế mẫu .............................................................................................60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................62
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................63
4.1. Thực trạng về hệ thống kiếm soát nội bộ tại các Kho bạc Nhà nước trên địa
bàn tỉnh Tây Ninh ...................................................................................................... 63
4.1.1. Tổng quan về các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ...........63
4.1.2. Thực trạng về hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc Nhà nước trên
địa bàn tỉnh Tây Ninh ................................................................................................68
4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo .................................................................... 70
4.3. Kiểm định thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA ..................... 74
4.4 Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ............................................... 80
4.4.1. Phân tích tương quan ................................................................................80
4.4.2 Phân tích hồi quy .......................................................................................83
4.4.2.1 Kiểm định các giả thuyết hồi quy ...........................................................83
4.4.2.2 Phương trình hồi quy ..............................................................................87
4.4.3 Giải thích tầm quan trọng của các biến trong mô hình .............................89
4.5 Kiểm định các giả thuyết..................................................................................... 91
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4..........................................................................................95
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP .............................................................96
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 96
5.2. Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc Nhà
x
nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ............................................................................... 97
5.2.1Hoàn thiện nhân tố môi trường kiểm soát ..................................................97
5.2.2Hoàn thiện nhân tố Đánh giá rủi ro ............................................................99
5.2.3Hoàn thiện yếu tố kiểm soát .....................................................................101
5.2.4Hoàn thiện nhân tố Thông tin và truyền thông .........................................103
5.2.5Hoàn thiện nhân tố giám sát .....................................................................105
5.3 Các kiến nghị hỗ trợ nhằm hoàn thiện Hệ thống KSNB ................................... 106
5.3.1. Đối với Nhà nước và Kho bạc nhà nước: ...............................................106
5.3.2. Đối với các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ...................106
5.4 Giới hạn nghiên cứu và kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo ................... 107
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5........................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................109
Phụ lục ..........................................................................................................................
xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
Ký hiệu
Giải thích
Tiếng Anh
Ký hiệu
Giải thích
AAA
American Accounting Association
(Hội kế toán Hoa Kỳ)
American Institute of Certified
Public Acountants (Hiệp hội kế
toán viên công chứng Hoa Kỳ)
Basle Commettee on Banking
Supervision (Ủy ban Balse về
giám sát ngân hàng)
Control Objectives for
Information and Related
Technology (Các mục tiêu kiểm
soát trong công nghệ thông tin và
các lĩnh vực có liên quan)
Committee of Sponsoring
Organization (Ủy ban các tổ chức
đồng bảo trợ)
Enterprise Risk Management
Framework (Hệ thống quản trị rủi
ro doanh nghiệp)
Financial Executives Institute
(Hiệp hội các nhà quản trị tài
chính)
International Standard on
Auditing
(Chuẩn mực kiểm toán quốc tế)
The International Federation of
Accountant (Liên đoàn kế toán
quốc tế)
Institute of Internal Auditors
(Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ)
Institute of management
ccountants
(Hiệp hội kế toán viên quản trị)
Information System Audit and
Control Association (Hiệp hội về
kiểm soát và kiểm toán hệ thống
thông tin)
BCTC
Báo cáo tài
chính
BTC
Bộ Tài chính
AICPA
CBCC
Cán bộ công
chức
BCBS
HTKSNB
Hệ thống kiểm
soát nội bộ
CoBIT
KBNN
Kho bạc Nhà
nước
COSO
KBTN
Kho bạc Tây
Ninh
ERM
KSNB
Kiểm soát nội bộ
FEI
NSNN
Ngân sách nhà
nước
IAS
SXKD
Sản xuất kinh
doanh
IFAC
IIA
IMA
ISACA
xii
SAP
SAS
SEC
TABMIS
TCS
Statement Auditing Procedure
(Báo cáo về thủ tục kiểm toán)
Statement on Auditing Standard
(Chuẩn mực kiểm toán)
Security Exchange Commission
(Ủy ban Giao dịch Chứng khoán
Mỹ)
Treasury And Budget
Management Information
System (Hệ thống Thông tin
Quản lý Ngân Sách và Kho bạc)
Chương trình thu ngân sách nhà
nước
xiii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tiến độ thực hiện nghiên cứu ...................................................................50
Bảng 3.2: Các thành phần tham gia thảo luận nhóm ................................................51
Bảng 3.3. Thang đo chính thức và mã hóa ................................................................52
Bảng 3.4: Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng ...................................60
Bảng 3.5 Thống kê mẫu về đặc điểm chức vụ ..........................................................61
Bảng 4.1 Tình hình nhân sự và thống kê trình độ chuyên môn của Cán bộ công
chức KBNN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ...................................................................66
Bảng 4.2 Bảng kết quả phân tích Cronbach’s Alpha (lần 1) ....................................70
Bảng 4.3 Bảng kết quả phân tích Cronbach’s Alpha (lần 2) ....................................72
Bảng 4.4 Kết quả hệ số KMO and Bartlett's Test .....................................................75
Bảng 4.5 Bảng phương sai trích ................................................................................75
Bảng 4.6 Kết quả hệ số KMO and Bartlett's Test .....................................................76
Bảng 4.7 Bảng phương sai trích ................................................................................76
Bảng 4.8 Kết quả xoay nhân tố .................................................................................77
Bảng 4.9 Kết quả hệ số KMO and Bartlett's Test .....................................................78
Bảng 4.10 Bảng phương sai trích ..............................................................................79
Bảng 4.11 Bảng kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc ...........................................79
Bảng 4.12: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến .................................................80
Bảng 4.13 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến .........................................................83
Bảng 4.14 Kết quả mô hình hồi quy .........................................................................84
Bảng 4.15 Bảng kiểm định độ phù hợp của mô hình ................................................87
Bảng 4.16 Bảng thông số thống kê trong mô hình hồi quy .....................................88
Bảng 4.17. Tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội
bộ tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh .........................................91
Bảng 4.18 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết ...................................................92
Bảng 5.1 Đề xuất nâng cao môi trường kiểm soát ....................................................98
Bảng 5.2 Đề xuất nâng cao đánh giá rủi ro .............................................................101
Bảng 5.3 Đề xuất nâng cao hệ thống kiểm soát ......................................................102
Bảng 5.4 Đề xuất nâng cao chất lượng thông tin truyền thông...............................104
Bảng 5.5 Đề xuất nâng cao hệ thống giám sát ........................................................106
xiv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của HTKSNB ................................40
Hình 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB ............................41
Hình 2.3 Mô hình các yếu tố tác động đến hiệu quả của HTKSNB .........................42
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội
bộ của Bệnh viện An Bình- Thành phố Hồ Chí Minh ..............................................43
Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các KBNN trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................44
Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất.......................................................................46
Hình 3.1:Thiết kế nghiên cứu....................................................................................49
Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy KBNN ....................................................................64
Hình 4.2 Đồ thị phân bố phần dư hàm hồi quy .........................................................85
Hình 4.3 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa .......................................................86
Hình 4.4 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy .....................86
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang vận hành theo cơ chế thị
trường và trong xu thế hội nhập, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, khốc liệt đòi
hỏi các doanh nghiệp, các tổ chức nhà nước phải mở rộng theo cả chiều rộng lẫn
chiều sâu nếu như các đơn vị muốn tồn tại một cách ổn định và bền vững. Một
trong những công cụ đắc lực và cần thiết đối với hoạt động tài chính Nhà nước đó
chính là hệ thống kiểm soát nội bộ. Hệ thống Kiểm Soát Nội Bộ nhằm đưa ra những
phương pháp và chính sách được thiết kế để ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro có thể
xảy ra cũng như giảm thiểu sai sót, khuyến khích hệ thống hoạt động và đạt được sự
tuân thủ của chính sách và quy trình được thiết lập (Trần Thị Giang Tân, 2012).
Bên cạnh đó, nó còn đảm bảo cho mọi cán bộ công chức tuân thủ nội quy,
quy chế của ngành cũng như các quy định của pháp luật nhằm hoàn thành nhiệm vụ
chính trị được giao. Hệ thống Kiểm soát nội bộ giúp cho việc thực hiện thu chi ngân
sách của Chính phủ đạt được những kết quả khả quan nhưng cũng có nhiều vấn đề
cần phải quan tâm như việc thu Ngân sách Nhà nước thất thu ở một số khâu, một số
lĩnh vực; chi Ngân sách Nhà nước vẫn còn lãng phí, thất thoát tiền Nhà nước.
Những vấn đề còn tồn tại này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như
quản lý ngân sách còn nhiều hạn chế, áp dụng quy trình nghiệp vụ chưa đúng quy
định hay vai trò kiểm soát quỹ Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước chưa
được đề cao (Ngô Thế Chi và Phạm Tiến Hưng, 2013). Do vậy, Kiểm Soát Nội Bộ
tại các Kho bạc Nhà nước luôn là sự cần thiết tất yêu và cần được tăng cường.
Muốn thực hiện được điều này Đảng và Nhà nước cần xem xét và nâng cao hệ
thống KSNB tại KBNN trên địa bàn các tỉnh.
Hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) đóng vai trò to lớn trong việc giảm
bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong quản lý quỹ ngân sách, bảo vệ tài sản khỏi bị hư
hỏng, mất mát, hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp. Bên cạnh đó, HTKSNB đảm
bảo mọi CBCC tuân thủ nội quy, quy chế của ngành cũng như các quy định của
pháp luật nhằm hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Đã có rất nhiều nghiên
2
cứu về HTKSNB trong các doanh nghiệp, công ty, tuy nhiên tại các đơn vị sử dụng
ngân sách nhà nước vấn đề này chưa được nghiên cứu hoặc chỉ nghiên cứu một
hoặc một vài bộ phận trong hệ thống.
Ở Việt Nam, KSNB đã tồn tại và phát triển nhưng phần lớn còn tồn tại nhiều
yếu kém, chưa phát huy hết vai trò, công cụ quản lý của Nhà nước. Vì vậy, việc
nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới để vận dụng là điều cần thiết đối
với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên các Kho bạc Nhà nước trên địa
bàn tỉnh Tây Ninh cũng đã gặp nhiều vấn đề còn tồn tại, cho thấy việc kiểm soát nội
bộ tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh cần được xem xét, tìm
hiểu, chỉ ra những sai phạm để khắc phục, mang đến hệ thống tốt hơn. Muốn làm
được điều này, chúng ta cần nghiên cứu về những nhân tố tác động đến hệ thống
kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, từ đó có thể
xác định các nhân tố ảnh hưởng cũng như lý do khiến hệ thống kiểm soát nội bộ gặp
nhiều vấn đề, vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh”. Đề tài nhằm góp phần giảm bớt những nguy cơ, rủi ro thất thoát trong công
tác quản lý nhà nước về quỹ Ngân sách nhà nước, các quỹ Tài chính nhà nước và
các quỹ khác của nhà nước được giao quản lý. Đồng thời nâng cao chất lượng công
tác kiểm tra, KSNB hệ thống trên các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ và quản lý nội
bộ; phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và
ngăn ngừa các sai phạm đảm bảo ổn định hệ thống KBNN nói chung và Kho bạc
địa phương nói riêng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu nhằm mục tiêu chung là xác định và đánh giá sự ảnh hưởng của
các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc Nhà nước
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB tại các KBNN trên địa
3
bàn tỉnh Tây Ninh và xây dựng mô hình nghiên cứu.
- Đo lường và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB tại các
KBNN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ
tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
- Từ kết quả nghiên cứu, kiến nghị và hàm ý nhằm nâng cao hệ thống hệ
thống kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng hệ thống
KSNB tại các KBNN trên bàn tỉnh Tây Ninh
- Đối tượng khảo sát: Là các cán bộ, công chức đang công tác tại các KBNN
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Tiếp cận HTKSNB theo 5 bộ phận cấu thành chứ không
theo từng chu trình nghiệp vụ nên HTKSNB được thể hiện dưới góc nhìn chung
nhất.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh.
- Về thời gian nghiên cứu: Số liệu thứ cấp lấy từ năm 2014 – 2016. Số liệu sơ
cấp được điều tra, khảo sát từ 11/2016 đến 3/2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Dữ liệu dùng cho nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng nhiều nguồn dữ liệu, gồm:
Dữ liệu thứ cấp: Bao gồm dữ liệu từ Niêm giám thống kê, Luật ngân sách,
các quyết định, các thông tư, các công văn, các báo cáo, các kế hoạch của Bộ Tài
Chính (BTC), của Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh, các số liệu tại các phòng, ban
Kho bạc tỉnh Tây Ninh, các tài liệu, sách báo, tạp chí, công trình nghiên cứu trong
và ngoài nước đã được công bố.
4
Dữ liệu sơ cấp: Các số liệu điều tra khảo sát, thu thập từ các chuyên gia là
cán bộ lãnh đạo, nhân viên, chuyên viên các phòng và các Kho bạc Nhà nước huyện
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có am hiểu về KSNB.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính và định lượng để tìm
hiểu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.
4.2.1. Nghiên cứu định tính
Mục đích: Khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB tại các
KBNN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, xây dựng mô hình nghiên cứu, thiết kế, điều
chỉnh, bổ sung bảng câu hỏi.
Phương pháp thực hiện: hệ thống hóa và tóm tắt tất cả những kết quả nghiên
cứu có liên quan đến đề tài đã được tiến hành ở trong và ngoài nước. Tham khảo ý
kiến chuyên gia: đối tượng phỏng vấn sâu là các chuyên gia, các nhà quản lý KBNN
của tỉnh Tây Ninh để hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát.
Thảo luận nhóm nhằm phát hiện, điều chỉnh bổ sung các nhân tố và các phát
biểu trong bảng câu hỏi khảo sát cho nghiên cứu định lượng. Tác giả sử dụng
phương pháp lấy mẫu thuận tiện.
4.2.2. Nghiên cứu định lượng
Mục đích: Đo lường và Kiểm định thang đo, mô hình đề nghị, đánh giá các
nhân tố ảnh hưởng hệ thống KSNB tại các KBNN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Nghiên cứu sơ bộ: được tiến hành trên mẫu là 50 theo cách lấy mẫu phi xác
xuất thuận tiện, nhằm phát hiện những sai sót của bảng câu hỏi và kiểm tra thang
đo. Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu khảo sát thử 50 cán bộ
tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, bảng câu hỏi đã được hiệu
chỉnh một vài chi tiết nhỏ để trở thành bảng hỏi hoàn chỉnh.
Nghiên cứu chính thức: được tiến hành bằng phương pháp thống kê và vận
dụng mô hình hồi quy để đưa các yếu tố phù hợp vào mô hình nghiên cứu đề xuất.
Thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Dựa trên cơ sở lý thuyết thu thập
được, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu, sử dụng thang đo Likert để đo lường
5
các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB tại các KBNN trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh với cỡ mẫu phỏng vấn là 330 mẫu để khảo sát, số lượng mẫu hợp lệ sử dụng
trong nghiên cứu là 215 mẫu. Dự liệu được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm
SPSS 20.0.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Việc hoàn thành đề tài có ý nghĩa lý luận khoa học và vận dụng thực tiễn
5.1 Ý nghĩa khoa học:
Trên cơ sở kế thừa kết quả của các tác giả trước khi nghiên cứu về các nhân
tố ảnh hưởng đến HTKSNB các Kho bạc Nhà nước trên đại bàn tỉnh Tây Ninh và
chỉ ra mức độ cũng như thứ tự ảnh hưởng của các nhân tố đến HTKSNB ở các Kho
bạc Nhà nước trên đại bàn tỉnh Tây Ninh trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả của luận án đã xây dựng được mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến
hệ thống KSNB tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là tài liệu
tham khảo cho các đơn vị và nhà nghiên cứu khi nghiên cứu về HTKSNB nói chung
và HTKSNB tại các Kho bạc Nhà nước nói riêng. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu,
khảo sát và đánh giá, đề tài đề xuất những phương hướng, giải pháp thiết thực nhằm
hoàn thiện hệ thống KSNB tại các kho bạc.
6. Kết cấu của luận văn.
Phần mở đầu
Ở phần này, tác giả đã nêu những nội dung tổng quan của luận án như: tính
cấp thiết, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên
cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn, kết cấu của luận án.
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu
Ở chương này, tác giả trình bày về tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và
ở Việt Nam có liên quan đến HTKSNB, các nhân tố ảnh hưởng đến HTKSNB, trên
cơ sở đó đưa ra những kết quả đạt được của các nghiên cứu trước và các vấn đề cần
tiếp tục nghiên cứu, nhằm rút ra được khe hổng cần nghiên cứu của luận án.
6
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về hệ thống kiểm soát nội bộ và mô hình
nghiên cứu
Ở chương này, tác giả trình bày các vấn đề lý luận về HTKSNB, các nhân tố
ảnh hưởng đến HTKSNB, các lý thuyết nền giải thích sự tác động của các nhân tố
ảnh hưởng đến HTKSNB. Qua đó, tác giả sẽ xây dựng thang đo, mô hình nghiên
cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu của luận án.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trình bày quy trình nghiên cứu các phương pháp nghiên cứu định tính,
nghiên cứu định lượng được sử dụng để phân tích và đo lường các khái niệm nghiên
cứu xây dựng thang đo.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Trình bày kết quả nghiên cứu, trình bày thông tin về mẫu khảo sát kiểm định
mô hình và đo lường các khái niệm nghiên cứu phân tích đánh giá các kết quả thu
được.
Chương 5: Kết luận và giải pháp
Nêu một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao mặt tích cực của các yếu tố
ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu nước ngoài
Trên thế giới, lý luận về hệ thống KSNB đã được các tổ chức, các nhà nghiên
cứu quan tâm. Nhiều nghiên cứu đi theo khuynh hướng thảo luận về nội dung và
đưa ra bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng của KSNB đến sự phát
triển của đơn vị, tổ chức.
Năm 1929, trong công bố của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reserve
System - FED), lần đầu tiên đưa ra khái niệm về KSNB. KSNB được định nghĩa là
một công cụ để bảo vệ tiền và các tài sản khác đồng thời thúc đẩy nâng cao hiệu quả
hoạt động, và đây là một cơ sở để phục vụ cho việc lấy mẫu thử nghiệm của kiểm
toán viên. Năm 1936, Hiệp hội kiểm toán viên công chứng Mỹ (AICPA) đưa ra khái
niệm về KSNB, trong đó bổ sung mục tiêu của KSNB không chỉ nhằm bảo vệ tiền
và các tài sản khác mà còn bảo đảm số liệu kế toán chính xác. Năm 1949, trong
công trình nghiên cứu đầu tiên về KSNB với nhan đề “KSNB, các nhân tố cấu
thành và tầm quan trọng đối với việc quản trị doanh nghiệp và đối với kiểm toán
viên độc lập” AICPA đã bổ sung thêm mục tiêu thúc đẩy hoạt động có hiệu quả và
khuyến khích sự tuân thủ các chính sách của nhà quản lý vào trong khái niệm về
KSNB.
Năm 1977, nhằm đáp ứng sự quan tâm của công chúng đối với BCTC của
các công ty kinh doanh Mỹ có hoạt động ở nước ngoài, Quốc hội Mỹ đã thông qua
Luật về chống hối lộ nước ngoài (Foreign Corrupt Practices Act). Trong Luật này,
có những yêu cầu đã dựa trực tiếp vào những quy định mà AICPA đã đặt ra là cần
phải duy trì KSNB nhằm đảm bảo độ tin cậy của các thông tin tài chính trong các tổ
chức. Sau đó, Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC – Security Exchange
Commission) cũng đưa ra yêu cầu bắt buộc các công ty niêm yết phải báo cáo về
KSNB đối với công tác kế toán ở đơn vị mình. Yêu cầu về báo cáo KSNB của công
ty cho công chúng chưa thực sự thuyết phục, có nhiều tranh luận về việc đánh giá
tính hữu hiệu của KSNB. Trước thực tế này, năm 1985, Ủy ban chống gian lận về
BCTC thuộc Hội đồng Quốc gia Mỹ đã thành lập tổ chức COSO (Committee of