Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Các yếu tố tác động đến kiểm soát chi thường xuyên qua kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

LÊ THỊ NGÂN

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KIỂM SOÁT
CHI THƯỜNG XUYÊN QUA KHO BẠC NHÀ
NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số ngành: 60340301

TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

LÊ THỊ NGÂN

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KIỂM SOÁT
CHI THƯỜNG XUYÊN QUA KHO BẠC NHÀ
NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS MAI THỊ HOÀNG MINH



TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS MAI THỊ HOÀNG MINH

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 08 tháng 10 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
Họ và tên
TT
1

PGS.TS Võ Văn Nhị

Chức danh Hội đồng
Chủ tịch

2

PGS.TS Huỳnh Đức Lộng

Phản biện 1

3

TS. Nguyễn Quyết Thắng


Phản biện 2

4

TS. Huỳnh Tấn Dũng

Ủy viên

5

TS. Phạm Ngọc Toàn

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa .
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: LÊ THỊ NGÂN

Ngày, tháng, năm sinh: 21/03/1987
Chuyên ngành: Kế toán.

Giới tính: Nữ
Nơi sinh: Bình Phước
MSHV: 1541850083

I- Tên đề tài:
Các yếu tố tác động đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước trên địa
bàn tỉnh Bình Phước.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
1. Nhiệm vụ: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến kiểm soát chi thường xuyên qua
Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
2. Nội dung: Tiếp cận, chọn lọc, xác lập cơ sở lý luận liên quan đến kiểm soát chi
thường xuyên; Nghiên cứu thực trạng kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà
nước tại tỉnh Bình Phước; Đánh giá thực trạng kiểm soát chi thường xuyên qua
KBNN tại tỉnh Bình Phước; Trên cơ sở lý thuyết, thực trạng, đánh giá thực trạng
nâng cao chất lượng kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN trên địa bàn tỉnh Bình
Phước.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 15/02/2017
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ:
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Mai Thị Hoàng Minh
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

PGS.TS Mai Thị Hoàng Minh

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Các yếu tố tác động đến kiểm soát chi thường
xuyên qua Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi với sự cố vấn, hỗ trợ của người hướng dẫn khoa học. Các
số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện và hoàn thiện Luận
văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Học viên thực hiện Luận văn

Lê Thị Ngân


ii

LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn “Các yếu tố tác động đến kiểm soát chi thường
xuyên qua Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước”, tôi đã nhận được
sự hỗ trợ và giúp đỡ từ các đơn vị, các anh chị đồng nghiệp, cán bộ hướng dẫn, quý
thầy cô trường Đại học Công nghệ Tp.HCM và người thân trong gia đình.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, quý thầy cô và cán bộ
công nhân viên trường Đại học Công nghệ Tp. HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
trong quá trình học tập, giúp tôi có được những kiến thức lý luận để có thể ứng
dụng trong công việc và trong việc hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tôi xin cảm
ơn PGS.TS Mai Thị Hoàng Minh, người hướng dẫn khoa học của Luận văn, Cô đã
trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, các anh chị là công chức thuộc các

bộ phận kiểm soát chi thường xuyên của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình
Phước đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp cận với các thông tin và số liệu liên quan
đến chi thường xuyên của tỉnh Bình Phước và đã tận tình trao đổi, góp ý, trả lời các
câu hỏi khảo sát.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các đồng nghiệp trong cơ quan và người thân trong
gia đình đã tạo điều kiện về thời gian cho tôi thực hiện và hoàn thiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Lê Thị Ngân


iii

TÓM TẮT
Nâng cao chất lượng kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước trên
địa bàn tỉnh Bình Phước hướng đến tính hữu hiệu là một vấn đề thời sự, khoa học
về lý luận, thực tiễn, cấp thiết hiện nay và tương lai.
Trên cơ sở những công trình nghiên cứu có liên quan, tác giả đã kế thừa, tiếp
cận theo một hướng riêng về các yếu tố tác động kiểm soát chi thường xuyên qua
Kho bạc Nhà nước tại tỉnh Bình Phước. Trong đề tài này, tôi không có tham vọng
nghiên cứu chuyên sâu về lý luận kiểm soát chi thường xuyên mà chỉ kế thừa, chọn
lọc những lý thuyết thích hợp để xây dựng cơ sở luận cho tiếp cận thực tiễn, đánh
giá thực tiễn để đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát chi thường xuyên
qua Kho bạc Nhà nước tại tỉnh Bình Phước.
Nội dung của đề tài là tiếp cận, chọn lọc, xác lập cơ sở lý luận liên quan đến
các yếu tố tác động đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước. Sau đó
tiến hành nghiên cứu thực trạng và đánh giá thực trạng để làm cơ sở đề xuất giải
pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng kiểm soát chi thường xuyên qua Kho
bạc Nhà nước tại tỉnh Bình Phước.

Thông qua đề tài, tác giả đã hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết liên quan đến
kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước. Đồng thời tóm tắt thực trạng để
từ đó giới thiệu các quan điểm và các giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng kiểm
soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Vì vậy,
tính ứng dụng của luận văn này có tính khả thi cao để áp dụng vào thực tế tại tỉnh
Bình Phước trong giai đoạn hiện nay.


iv

ABSTRACT
Improving the quality of control over recurrent expenditures through the
State Treasury in Binh Phuoc province towards

efficiency is a current issue,

theoretical and practical science, necessary now and in the future
On the basis of the related researches, the author has inherited approach in
a separate direction of factors affecting the control of recurrent expenditure through
the State Treasury in Binh Phuoc province. In this topic, I do not have the ambition
of doing intensive research on the theory of regular expenditure control, but
inheriting, selecting the appropriate theory to build the basis for practical approach,
practical assessment to propose solutions, and improving the quality of regular
expenditure control through the State Treasury in Binh Phuoc province.
The content of the topic is to approach, select and establish the theoretical
basis relating to factors affecting the control of recurrent expenditure through the
State Treasury, then conduct the current situation and assess the situation as the
basis for proposing solutions to improve and enhance the quality of regular
expenditure control through the State Treasury in Binh Phuoc province.
Throughout the thesis, the author has systematized the theoretical

foundations relating to regular expenditure control through the State Treasury as
well as summarized the situation in order to introduce the views and specific
solutions to improve the quality of control over recurrent expenditure through the
State Treasury in the province of Binh Phuoc. Therefore, this thesis is highly
feasible to put into practice in Binh Phuoc province in the current period.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................. ii
TÓM TẮT.................................................................................................................. iii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ........................2
1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới......................................................................2
1.2.2 Các nghiên cứu trong nước .....................................................................3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ...............................................7
1.5 Phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................8
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp định lượng: ................................8
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................8
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN
NSNN QUA KBNN. ...................................................................................................9
2.1 Kiểm soát chi NSNN qua KBNN .....................................................................9
2.1.1 Khái niệm và phân loại chi NSNN ............................................................9

2.1.2 Tổ chức hệ thống kho bạc Nhà nước .......................................................16
2.1.3 Nguyên tắc kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước ..................................17
2.1.4 Yêu cầu của công tác kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước .................18
2.1.5 Nội dung công tác kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước .......................20
2.2 Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước ....22
2.2.1 Nguyên tắc kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước ...........22
2.2.2 Yêu cầu của công tác kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà
nước ...........................................................................................................................23


vi

2.2.3 Nội dung công tác kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước 25
2.3 Tính hữu hiệu của kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN ...............26
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát chi thường xuyên
NSNN qua KBNN. ................................................................................................29
Kết luận chương 2 .....................................................................................................33
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................34
3.1 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................34
3.2 Mẫu nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu công tác kiểm soát
chi qua KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Phước: ......................................................35
3.2.1 Mẫu nghiên cứu ....................................................................................35
3.2.2 Thiết kế bảng câu hỏi và thu thập dữ liệu ...............................................36
3.2.3 Xử lý dữ liệu cho phân tích .....................................................................38
3.3 Giả thiết mô hình nghiên cứu ..........................................................................42
3.4 Mô hình nghiên cứu. .......................................................................................45
Kết luận chương 3 .....................................................................................................51
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................................52
4.1 Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN tại tỉnh Bình Phước ......52
4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng .......................................................................53

4.3 Kiểm định các giả thiết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến .... hiệu quả
...............................................................................................................................64
Kết luận chương 4 ....................................................................................................66
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................68
5.1 Kết luận: ..........................................................................................................68
5.2 Một số giải pháp ..............................................................................................68
5.2.1 Các giải pháp chung ................................................................................68
5.2.2 Các giải pháp cụ thể ................................................................................72
5.3 Một số kiến nghị..............................................................................................81
Kết luận chương 5 .....................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................84
PHỤ LỤC ......................................................................................................................


vii

BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

KBNN

Kho bạc Nhà nước


KSC

Kiểm soát chi

KT-XH

Kinh tế -xã hội

KPCD

Kinh phí công đoàn

MLNS

Mục lục ngân sách

NS

Ngân sách

NSNN

Ngân sách nhà nước

NSTW

Ngân sách trung ương

QLNN


Quản lý nhà nước


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 : Các thủ tục pháp lý, hành chính liên quan đến chi thường xuyên...........27
Bảng 2.2: Các thủ tục pháp lý, hành chính liên quan đến KSC thường xuyên .........28
Bảng 3.1. Mô tả giả thiết nghiên cứu ........................................................................44
Bảng 3.2 Mô tả các biến nghiên cứu ........................................................................46
Bảng 4.1: Tình hình chi thường xuyên tại KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Phước qua
các năm 2012-2016 ...................................................................................................53
Bảng 4.2 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ...............................................................54
Bảng 4.3: Kết quả tính toán độ tin cậy thang đo .......................................................56
Bảng 4.4: Kết quả phân tích nhân tố khám phá ........................................................58
Bảng 4.5: Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến công tác kiểm soát chi qua
KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Phước ........................................................................62
Bảng 4.6: Tóm tắt kết quả hồi quy phương pháp Enter/Remove..............................63
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định cặp giả thiết ................................................................65


1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, khi nguồn ngân sách còn
nhiều hạn chế, tình hình bội chi ngân sách liên tục diễn ra thì việc kiểm soát chặt
chẽ các khoản chi nhằm đảm bảo các khoản chi ngân sách được sử dụng đúng mục
đích, chế độ, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Chi ngân sách nhà nước bao gồm hai bộ phận chính là chi đầu tư phát triển
và chi thường xuyên, trong đó chi thường xuyên chiếm tỉ trọng lớn và có vị trí, vai

trò rất quan trọng đối với việc phát triển KT-XH đất nước. Chi ngân sách nhà nước
là công cụ chủ yếu của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền cơ sở để thực hiện
nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội , đảm bảo an ninh, tổ quốc và thúc
đẩy sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Thời gian qua Đảng và Nhà nước đã
có nhiều biện pháp tích cực nhằm nâng cao tính hữu hiệu quản lý nhà nước trong
lĩnh vực chi ngân sách nhà nước nói chung và và lĩnh vực kiểm soát chi ngân sách
nhà nước qua kho bạc nói riêng. Kho bạc nhà nước phải thực sự trở thành một trong
những công cụ quan trọng của Chính phủ trong việc thực hiện công cuộc cải cách
hành chính nhà nước và đặc biệt là cải cách hành chính công theo hướng công khai,
minh bạch, từng bước phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế góp phần
thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí nhằm nâng cao tính hữu hiệu quản
lý, sử dụng nguồn lực của Chính phủ, chất lượng hoạt động quản lý tài chính vĩ mô,
giữ vững ổn định và phát triển nền tài chính quốc gia.
Bên cạnh đó những năm gần đây khi thu NSNN sụt giảm thì nhu cầu chi
NSNN vẫn liên tục tăng. Không chỉ nhu cầu chi đầu tư phát triển (ĐTPT) mà nhu
cầu chi thường xuyên (chi cho quốc tổ, an ninh; chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y
tế, dân số, khoa học và công nghệ, sự nghiệp kinh tế, quản lý hành chính...) cũng
luôn ở mức tăng trưởng nóng.(Báo cáo chi NSNN hàng năm trên trang
www.mof.gov.vn). Đây chính là nguyên nhân dẫn tới lạm phát.
Những năm qua, công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc
Nhà nước của nước ta nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng đã có những chuyển
biến tích cực, cơ chế kiểm soát chi qua kho bạc Nhà nước đã từng bước được hoàn


2
thiện theo hướng hiệu quả, ngày một chặt chẽ và đúng mục đích hơn cả về quy mô
và chất lượng. Kết quả của thực hiện cơ chế kiểm soát chi đã góp phần quan trọng
trong việc sử dụng ngân sách nhà nước ngày một hiệu quả hơn.
Mặc dù vậy, quá trình thực hiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước
qua KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Phước vẫn còn những tồn tại, hạn chế, bất cập

như: Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc chưa thực sự hiệu
quả, vẫn còn tình trạng tham nhũng, lãng phí ngân sách nhà nước; chưa thật sự chủ
động cho các đơn vị sử dụng ngân sách trong sử dụng kinh phí ngân sách, mặc dù
đã có cơ chế khoán, tự chủ, tự chịu trách nhiệm sử dụng biên chế và kinh phí hoạt
động; việc phân bổ nhiệm vụ kiểm soát chi trong hệ thống Kho bạc Nhà nước còn
nhiều bất cập, chưa tạo điều kiện tốt cho khách hàng. Đồng thời, công tác kiểm soát
chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước chưa
đáp ứng được yêu cầu quản lý và cải cách tài chính công trong xu thế mở cửa và
hội nhập quốc tế.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tế trên tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài
“Các yếu tố tác động đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước trên
địa bàn tỉnh Bình Phước”, để đưa ra những giải pháp góp phần giải quyết những
vấn đề tồn tại, hạn chế trong việc kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà
nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước hiện nay.
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Chi NSNN đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nó
thường gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế và phát triển quyền lực của nhà
nước. Cùng với sự phát triển đó, nó đòi hỏi một lý thuyết nhất quán và toàn diện để
hiểu về chi NSNN và quản lý hiệu quả nó. Tác giả người Mỹ Mabel Waker đã quan
tâm nhiều về tài chính công mà cụ thể là vấn đề phân bổ chi ngân sách, trong
“Municipal Expenditures” - Nguyên lý chi tiêu, được xuất bản năm 1930, bà Mabel
Waker đã tổng quan về lý thuyết chi NSNN và phát minh ra lý thuyết xác định và
khuynh hướng phân bổ chi NSNN ; Cũng nhận ra điều này, V.O. Key (1940) đã
viết bài báo nỗi tiếng “The lack of a Budgetary Theory” - Sự thiếu hụt một lý thuyết


3
ngân sách. V.O. Key đã chỉ ra các vấn đề khi không có lý thuyết ngân sách và phân
tích tầm quan trọng của nó trong quản lý kinh tế vĩ mô cũng như gia tăng tính hữu

hiệu phân bổ ngân sách của chính phủ.
Đề cập đến cơ cấu chi đầu tư công trong điều kiện ngân sách hạn chế, bài
viết “Fiscal Austerity and Public Investment"- thắt chặt tài chính và đầu tư công
(2011) của Wolfgang Streeck and Daniel Mertens đã khảo sát thực tiễn đầu tư công
của ba nước: Mỹ, Đức và Thụy Điển từ năm 1981 đến năm 2007, và kết luận ba
nước này có xu hướng tăng cho đầu tư cho giáo dục, nghiên cứu và phát triển, hỗ
trợ cho gia đình, chính sách thị trường lao động. Trong nghiên cứu này các tác giả
cũng chỉ ra mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư vào các chính sách xã hội,
trong điều kiện tài chính bị hạn chế thì nên thực hiện đầu tư công như thế nào để
đạt tính hữu hiệu cao, hạn chế nợ công và thâm hụt NSNN.
Nhìn chung, các nghiên cứu ngoài nước đã đặt nền móng cho các lý thuyết
về chi NSNN, trong đó cơ bản là chi NSNN và đã trang bị các cơ sở lý luận và thực
tiễn cho việc phân tích và đánh giá quản lý chi NSNN. Các nghiên cứu của các nhà
khoa học ngoài nước đã phát triển theo từng thời kỳ, nó góp phần làm cơ sở lý luận
quan trọng cho quản lý chi NSNN cho các quốc gia ở trong hiện tại và tương lai.
Tuy nhiên, việc ứng dụng để đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp quản lý
chi NSNN ở Việt Nam hoặc ở từng địa phương ở Việt Nam thì cần phải vận dụng
linh hoạt và có những điều kiện nhất định.
1.2.2 Các nghiên cứu trong nước
Chi NSNN có vai trò rất quan trọng trong ổn định, tăng trưởng kinh tế và
giải quyết các vấn đề xã hội và nó càng quan trọng hơn khi nguồn lực ngân sách bị
thiếu hụt nhưng đòi hỏi các khoản chi đó phải hiệu quả; các nhà nghiên cứu lĩnh
vực quản lý chi NSNN cũng chứng minh rằng nếu quản lý chi NSNN không hiệu
quả sẽ dẫn đến nền kinh tế rơi vào tình trạng bất ổn. Vì vậy, vấn đề quản lý chi
NSNN trở thành đối tượng nghiên cứu phổ biến trong các đề tài khoa học như:
Sách chuyên khảo, luận án tiến sĩ, đề tài nghiên cứu khoa học ở cấp bộ, sở ban
ngành... Có thể khái quát qua tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung này
trong thời gian 10 năm gần nhất như sau:



4
Luận án tiến sĩ: “ Hoàn thiện cơ chế chi ngân sách nhà nước cho việc cung ứng
hàng hóa công cộng ở Việt Nam”của Nguyễn Ngọc Hải, năm 2008. Xuất phát từ
vai trò nhà nước trong cung ứng hàng hóa công cộng nên việc chi ngân sách nhà
nước trong lĩnh vực này là tất yếu. Từ đó tác giả luận án trình bày những giải pháp
nhằm quản lý chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực này thật sự hiệu quả, hoàn thiện
cơ chế chi, hoạt động, kiểm tra, kiểm soát.
Luận án tiến sĩ kinh tế “Cân đối NSNN Việt Nam trong nền kinh tế thị
trường”của Bùi Thị Mai Hoài , năm 2007. Luận án đưa ra một số định hướng cơ
bản về cân đối ngân sách Nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường. Từ đó
đưa ra một số lý luận cơ bản, hệ thống và phát triển lý luận về cân đối ngân sách
Nhà nước sao cho phù hợp với bối cảnh nền kinh tế thị trường.
TS. Nguyễn Văn Quang & Ths. Hà Xuân Hoài (2010), “Tích hợp quy trình
kiểm soát cam kết chi và kiểm soát chi NSNN qua KBNN phù hợp với lộ trình triển
khai chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020”, đề tài nghiên cứu khoa học của
KBNN. Đề tài cho thấy kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước là một khâu
kiểm soát quan trọng trong quá trình

kiểm soát chi ngân sách nhà nước

Đỗ Thị Thu Trang (2012) “ Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên
qua Kho bạc Nhà nước Khánh Hoà” Luận văn Thạc sĩ Đại Học Đà Nẵng. Đề tài đi
sâu vào nghiên cứu công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN Khánh Hoà trên cơ
sở tiếp cận công tác kiểm soát chi theo yêu cầu đổi mới cải cách tài chính công và
kiểm soát chi tiêu công của các nước tiên tiến để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN theo hướng hiệu quả, đáp ứng yêu
cầu cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho các đơn vị sử dụng Ngân sách nhà nước, đồng thời phù hợp với xu hướng
hội nhập quốc tế.
Sách chuyên khảo: “Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam - Thực trạng và giải

pháp” của tác giả GS.TS Dương Thị Bình Minh, năm 2005. Tài liệu đã hệ thống
được tổng quan về quản lý chi tiêu công như: Khái niệm, đặc điểm, nội dung chi
tiêu công, quản lý chi tiêu công. Trong phần phân tích thực trạng, tác giả đã khái
quát tình hình kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 1991-2004, phân tích thực trạng


5
quản lý chi tiêu công mà điển hình là chi NSNN Việt Nam giai đoạn 1991-2004,
nêu được quá trình kiểm soát chi NSNN qua kho bạc nhà nước và đã đánh giá quản
lý chi NSNN ở Việt Nam giai đoạn 1991-2004, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được,
hạn chế và nguyên nhân của hạn chế làm cơ sở cho các đề xuất giải pháp. Tuy
nhiên, sách chuyên khảo đã đề cập đến các vấn đề chung của Việt Nam mà chưa
gắn với thực trạng của từng địa phương - nhân tố cơ bản để phát triển một quốc gia
vững mạnh trong giai đoạn hiện nay.
Đóng góp thêm cho vấn đề nghiên cứu này, Luận án tiến sỹ kinh tế: “Đổi
mới quản lý chi NSNN trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam'" của Nguyễn
Thị Minh, năm 2008 đã hệ thống hoá và làm rõ thêm được các vấn đề lý luận về
NSNN, chi và quản lý chi NSNN trong nền kinh tế thị trường; mối quan hệ phân
cấp quản lý kinh tế và phân cấp ngân sách, cơ chế quản lý chi NSNN, sự cần thiết
phải đổi mới phương thức chi. Đặc biệt, khẳng định được vai trò của chi NSNN
trong nền kinh tế thị trường thông qua việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Luận án
cũng đã trình bày một cách khái quát thực trạng quản lý chi ngân sách của nước ta
về phương thức quản lý chi theo yếu tố đầu vào; theo chương trình mục tiêu, dự án;
theo kết quả đầu ra và chu trình ngân sách trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Từ
đó, rút ra những kết quả đạt được và những hạn chế cùng với những nguyên nhân
của việc quản lý chi NSNN trong những năm vừa qua, nhất là từ khi có Luật Ngân
sách ra đời, có hiệu lực và đánh giá được những sửa đổi bổ sung, góp phần tăng
cường tiềm lực tài chính quốc gia. Nghiên cứu một số vấn đề về quản lý chi NSNN
ở các nước phát triển và một số nước trong khu vực, rút ra 4 bài học có thể nghiên
cứu vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN trong điều kiện

hiện nay ở Việt nam. Trên cơ sở trình bày định hướng về phát triển kinh tế - xã hội
và mục tiêu tài chính, ngân sách của Việt nam đến 2010 và những năm tiếp theo
cùng với những quan điểm đổi mới chi NSNN, tác giả luận án đã nghiên cứu đề
xuất một hệ thống gồm 5 nhóm giải pháp nhằm đổi mới công tác quản lý chi
NSNN. Trong đó, giải pháp đẩy mạnh triển khai phương thức quản lý NSNN theo
kết quả đầu ra với những điều kiện và khả năng áp dụng là cần thiết và phù hợp với
việc đổi mới công tác quản lý chi NSNN hiện nay. Tuy nhiên, phần lý luận có một


6
số lý luận về vai trò của chi NSNN chỉ đúng với điều kiện Việt Nam mà không
đúng với các nước nói chung; phần kinh nghiệm nước ngoài, nếu có kinh nghiệm
của các nước tương đồng với Việt Nam thì sẽ tốt hơn. Nếu Luận án đề cập một cách
rõ ràng, cụ thể hơn những khó khăn, trở ngại mà Việt Nam phải đối mặt khi triển
khai thực hiện phương thức quản lý chi NSNN mới như Luận án đề xuất thì tính
thuyết phục của các giải pháp sẽ cao hơn.
Lâm Hồng Cường (2013) với nghiên cứu “Kiểm soát chi ngân sách, những
kiến nghị” trên tạp chí Ngân quỹ quốc gia số 129 đã nêu ra vai trò kiểm soát chi ở
đơn vi sử dụng Ngân sách là tiền đề quan trọng để quản lý chi Ngân sách theo đầu
ra được hiệu quả, đồng thời tác giả cũng đưa ra một số bất cập, vướng mắc trong
quá trình kiểm soát các khoản chi như việc thanh toán trực tiếp, tạm ứng và sử dụng
tiền mặt trong chi ngân sách; về điều kiện có dự toán; chuẩn chi các khoản thanh
toán. Tác giả đã đề xuất một số kiến nghị trong tổ chức kiểm soát chi để công tác
kiểm soát chi NSNN chặt chẽ, đúng chế độ định mức, đúng mục đích hơn.
Vũ Đức Hiệp (2014) với nghiên cứu “ Công tác kiểm soát chi NSNN năm
2014 – Những nội dung cần quan tâm” trên tạp chí Ngân quỹ quốc gia số 143 đã
đưa ra một số nội dung cơ bản cần quan tâm, chú trọng trong công tác kiểm soát chi
trong năm 2014 như kiểm soát chi NSNN trong việc phát huy hiệu quả sử dụng vốn
NSNN và vốn trái phiếu chính phủ, tránh nợ đọng trong xây dựng cơ bản; rà soát,
quản lý chặt chẽ các khoản chi NSNN đảm bảo đúng dự toán được duyệt, tiết kiệm

chi cho bộ máy Nhà nước, cắt giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, chi
công tác nước ngoài, chi cho lễ hội, lễ kỷ niệm, khởi công, khánh thành, tổng kết và
các khoản chi chưa cần thiết…; tăng cường kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn
NSNN và nguồn trái phiếu chính phủ; kiểm soát chặt chẽ việc mua sắm ô tô; tăng
cường theo dõi, kiểm soát chi chặt chẽ tạm ứng vốn đầu tư, thu hồi vốn tạm ứng kịp
thời, không để tồn đọng kéo dài.
Ở những công trình này, các tác giả đã nêu những lý luận cơ bản nhất về ngân
sách nhà nước, đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước trong thời gian
qua và đưa ra những giải pháp rất quan trọng về quản lý nhà nước đối với chi ngân
sách nhà nước. Hầu hết các công trình này thường đi sâu vào nghiên cứu về ngân


7
sách nhà nuớc cấp trung ương gắn với các giải pháp, mục tiêu, chính sách kinh tế vĩ
mô; tập trung vào một lĩnh vực, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức
năng quản lý ngân sách Nhà nước như Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước...; quản lý
ngân sách Nhà nước gắn với việc thực hiện các mục tiêu KT-XH, định hướng phát
triển nền kinh tế thị trường, mục tiêu cân đối ngân sách Nhà nước, hay giải quyết
vấn đề hàng hóa công cộng; hoặc đi sâu vào một khâu trong chu trình ngân sách,
quyết toán...
Mặc dù, các công trình nghiên cứu này có giá trị rất to lớn cả về lý luận và
thực tiễn, tuy nhiên trong bối cảnh tái cấu trúc đầu tư công là một trong những nội
dung trọng tâm của tài cấu trúc nền kinh tế Việt Nam, nhiều vấn đề liên quan chi
tiêu ngân sách cần được nghiên cứu.Tại KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Phước những
năm gần đây cũng chưa có luận văn nào nghiên cứu để đưa ra các giải pháp hoàn
thiện KSC thường xuyên NSNN qua KBNN tại tỉnh Bình Phước trong thời gian tới.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm
soát chi thường xuyên NSNN của KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Phước.Từ đó xem
xét các yếu tố tác động mạnh nhất đến chất lượng kiểm soát chi thường xuyên và

gợi ý một số giải pháp giảm thiểu tiêu cực, lãng phí cho NSNN. Cụ thể:
 Xác định, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu kiểm soát chi
thường xuyên NSNN của KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
 Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà
nước của KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Phước, những kết quả đạt được và
những mặt hạn chế còn tồn tại.
Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao tính hữu hiệu công tác kiểm soát
chi thường xuyên của KBNN tại tỉnh Bình Phước
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu: Tính hữu hiệu KSC thường xuyên qua Kho bạc Nhà
nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Phạm vi nghiên cứu: Tác giả nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Bình Phước.


8
1.5 Phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp định lượng:
Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KSC thường xuyên
qua kho bạc nhà nước và qua các nghiên cứu trước đây; tác giả đã xây dựng mô
hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến công tác KSC thường xuyên của KBNN
trên địa bàn tỉnh Bình Phước.Từ đó lập bảng hỏi và sử dụng phần mềm thống kê
SPSS 20 để phân tích hồi quy và thực hiện các kiểm định liên quan. Trên kết quả
nghiên cứu tác giả đề xuất giải pháp phù hợp.
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Hệ thống hóa một cách khoa học về các lý luận có liên quan đến chi thường
xuyên qua KBNN và công tác KSC thường xuyên qua KBNN.
- Đề tài đi sâu nghiên cứu công tác KSC thường xuyên qua KBNN trên địa
bàn tỉnh Bình Phước trên cơ sở tiếp cận công tác KSC thường xuyên theo yêu cầu
đổi mới cải cách tài chính công và kiểm soát chi tiêu công. Qua đó, phân tích và
đánh giá tính hữu hiệu công tác KSC thường xuyên qua KBNN trên địa bàn tỉnh

Bình Phước.
- Nhận diện và phân tích các các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KSC thường
xuyên qua KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Thông qua việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá các nhân tố tác động đến công
tác KSC thường xuyên qua KBNN, đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao tính
hữu hiệu công tác KSC thường xuyên qua KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Kết cấu luận văn
Nội dung của luận văn được cấu trúc thành 5 chương
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về KSC thường xuyên qua KBNN
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


9
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN
NSNN QUA KBNN.
2.1 Kiểm soát chi NSNN qua KBNN
2.1.1 Khái niệm và phân loại chi NSNN
 Khái niệm
Chi NSNN là một phạm trù kinh tế tồn tại khách quan gắn liền với sự tồn tại
của Nhà nước. Chi NSNN là việc nhà nước phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm
bảo đảm điều kiện vật chất để duy trì sự hoạt động và thực hiện các chức năng đáp ứng
nhu cầu đời sống kinh tế xã hội dựa trên các nguyên tắc nhất định.
Phạm vi chi NSNN rất rộng, bao trùm mọi lĩnh vực đời sống, liên quan trực tiếp
hoặc gián tiếp đến mọi đối tượng. Từ khái niệm chi NSNN có thể thấy:
- Quyền quyết định chi NSNN do Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ hay cơ quan
công quyền được ủy quyền) quyết định.
- Chi NSNN không mang tính lợi nhuận, chú trọng đến lợi ích cộng đồng, lợi

ích KT-XH.
- Sự quản lý chi NSNN phải tôn trọng nguyên tắc công khai và minh bạch và có
sự tham gia của công chúng.



Đặc điểm chi ngân sách nhà nước
- Đặc điểm nổi bật của chi NSNN là nhằm phục vụ cho lợi ích chung của cộng

đồng dân cư ở các vùng hay ở phạm vi quốc gia. Điều này xuất phát từ chức năng quản
lý toàn diện nền KT-XH của Nhà nước và cũng chính trong quá trình thực hiện chức
năng đó Nhà nước đã cung cấp một lượng hàng hóa công cộng khổng lồ cho nền kinh
tế.
- Chi NSNN luôn gắn liền với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế,
chính trị, xã hội mà Nhà nước thực hiện. Các khoản chi NSNN do chính quyền Nhà
nước các cấp đảm nhận theo nội dung đã được quy định trong phân cấp quản lý NSNN
và các khoản chi tiêu này nhằm đảm bảo cho các cấp chính quyền thực hiện chức năng
quản lý, phát triển KT-XH. Song song đó, các cấp của cơ quan quyền lực Nhà nước là


10

chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ của các khoản chi NSNN nhằm
thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia.
- Chi NSNN cung cấp các khoản hàng hóa công cộng như đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng, quốc tổ, bảo vệ trật tự xã hội,... đồng thời đó cũng là những khoản chi cần
thiết, phát sinh tương đối ổn định như: chi lương cho công chức, viên chức bộ máy
Nhà nước, chi hàng hóa dịch vụ công đáp ứng nhu cầu tiêu dùng công cộng của các
tầng lớp dân cư...
- Các khoản chi NSNN mang tính không hoàn trả hay hoàn trả không trực tiếp.

Điều này thể hiện ở chỗ không phải mọi khoản thu với mức độ và số lượng của những
địa chỉ cụ thể đều được hoàn lại dưới các hình thức các khoản chi NSNN. Điều này
được quyết định bởi những chức năng tổng hợp về KT-XH của Nhà nước.
Tóm lại, chi NSNN thực hiện vai trò của nhà nước, là công cụ để nhà nước điều
hành nền kinh tế theo mục đích của mình, góp phần thúc đẩy kinh tế, giải quyết những
vấn đề xã hội và khắc phục các khiếm khuyết của thị trường.



Phân loại và nội dung chi ngân sách nhà nước
Chi NSNN diễn ra trên phạm vi rộng, dưới nhiều hình thức. Trong quản lý tài

chính, chi NSNN được chia làm hai nội dung chi lớn: chi thường xuyên và chi đầu tư
phát triển.
-

Chi thường xuyên
Chi thường xuyên là quá trình phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ của Nhà nước để

đáp ứng nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà
nước về quản lý KT-XH. Cùng với quá trình phát triển KT-XH các nhiệm vụ thường
xuyên của Nhà nước ngày càng gia tăng, do đó đã làm phong phú nội dung chi thường
xuyên của NSNN.
Các khoản chi thường xuyên thường được tập hợp theo từng lĩnh vực và nội
dung chi, bao gồm 4 khoản chi cơ bản sau:
+ Chi quản lý hành chính Nhà nước: Với chức năng quản lý toàn diện nền KTXH, nên bộ máy hành chính Nhà nước được thiết lập từ Trung ương đến địa phương và


11


toàn bộ các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Chi quản lý hành chính Nhà
nước nhằm đảm bảo sự hoạt động của hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước.
Theo nghĩa rộng, các khoản chi này bao quát 5 lĩnh vực cơ bản:
+ Chi về hoạt động của các cơ quan quyền lực Nhà nước.
+ Chi về hoạt động của hệ thống cơ quan pháp luật.
+ Chi về hoạt động quản lý vĩ mô nền KT-XH cho hệ thống các cơ quan quản lý
KT-XH và chính quyền các cấp.
+ Chi về hoạt động của các cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở các cấp.
+ Chi về hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội.
- Chi quốc tổ, an ninh và trật tự an toàn xã hội: Chi quốc tổ, an ninh được tính
vào khoản chi thường xuyên đặc biệt quan trọng, vì đây là lĩnh vực mà hoạt động của
nó đảm bảo sự tồn tại của Nhà nước, ổn định trật tự xã hội và sự toàn vẹn lãnh thổ.
Khoản chi này được chia làm 2 bộ phận cơ bản:
+ Các khoản chi cho quốc tổ để tổ thủ và bảo vệ Nhà nước, chống lại sự xâm
lược và đe dọa của nước ngoài.
+ Các khoản chi nhằm bảo vệ, giữ gìn chế độ xã hội, an ninh của dân cư trong
nước.
- Chi sự nghiệp văn hóa xã hội: Là các khoản chi mang tính chất tiêu dùng xã
hội, liên quan đến sự phát triển đời sống tinh thần của các tầng lớp dân cư. Chi văn hóa
xã hội gắn liền với quá trình đầu tư phát triển nhân tố con người. Chi văn hóa xã hội
bao gồm các khoản chi cho các hoạt động sự nghiệp: sự nghiệp khoa học công nghệ, sự
nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, thông tấn, báo chí,
phát thanh, truyền hình và các hoạt động khác....
- Chi sự nghiệp kinh tế của Nhà nước: Việc thành lập các đơn vị sự nghiệp kinh
tế để phục vụ cho hoạt động của mỗi ngành và phục vụ chung cho toàn bộ nền kinh tế
quốc dân là hết sức cần thiết. Các hoạt động sự nghiệp do Nhà nước thực hiện để tạo
điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của các thành phần kinh tế. Khoản chi này nhiều
lúc Nhà nước không hướng tới nguồn thu và lợi nhuận.



12

- Chi khác: Ngoài các khoản chi thường xuyên lớn thuộc 4 lĩnh vực trên còn có
các khoản chi khác cũng xếp vào cơ cấu chi thường xuyên như: chi trợ giá theo chính
sách của Nhà nước, chi trả tiền lãi do Chính phủ vay, chi hỗ trợ quỹ BHXH, chi Kinh
phí uỷ quyền; Chi trả nợ nước ngoài, trong nước...
-

Chi đầu tư phát triển

Chi đầu tư phát triển là quá trình Nhà nước sử dụng một phần vốn tiền tệ đã
được tạo lập thông qua hoạt động thu của NSNN để đầu tư xây dựng hạ tầng KT-XH,
phát triển sản xuất và để dự trữ vật tư hàng hóa, nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu
ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế.
Xét theo mục đích, chi đầu tư phát triển bao gồm:
- Chi xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng KT-XH không có khả năng
hoàn vốn: là khoản chi lớn của Nhà nước nhằm phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo các
điều kiện cần thiết cho nhiệm vụ phát triển KT-XH. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là
khoản chi đầu tư xây dựng các công trình giao thông, bưu chính viễn thông, điện lực,
năng lượng, các ngành công nghiệp cơ bản, các công trình trọng điểm phát triển văn
hóa xã hội...
- Đầu tư, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước, góp vốn cổ phần, góp vốn
liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà
nước: Là những khoản chi của NSNN để đầu tư hỗ trợ cho sản xuất dưới các hình thức:
+ Đầu tư hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp để xây dựng mới, cải tạo, mở rộng cơ
sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị.... cho các doanh nghiệp Nhà nước.
+ Góp vốn cổ phần hoặc liên doanh.
Với mục đích phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, thông qua các
khoản chi này Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế bằng việc nắm những ngành quan
trong,chủ yếu, quy mô lớn để dẫn dắt nền kinh tế của đất nước, đảm bảo vai trò chủ đạo

của thành phần kinh tế Nhà nước. Nhà nước đầu tư vào những ngành quan trọng có ảnh
hưởng đến sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế, an ninh quốc tổ và các doanh nghiệp
có tính chất công ích.


13

- Chi hỗ trợ các quỹ hỗ trợ phát triển: Đây là khoản chi của NSNN góp phần tạo
lập quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện việc hỗ trợ vốn cho các dự án đầu tư phát triển
thuộc các ngành nghề ưu đãi và các vùng khó khăn theo quy định của Chính phủ,nhằm
phát triển sản xuất, đảm bảo cân đối giữa các ngành, các vùng trong cả nước. Khoản
chi này hình thành vốn điều lệ của quỹ và có thể chi để bổ sung vốn hàng năm khi cần
thiết. Thông qua hoạt động của quỹ hỗ trợ phát triển góp phần từng bước chuyển dần
hình thức cấp phát sang hình thức tín dụng đầu tư ưu đãi, nhằm nâng cao trách nhiệm
của người sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn.
- Chi dự trữ Nhà nước: Đó là khoản chi hình thành nên quỹ dự trữ Nhà nước
nhằm mục đích dự trữ những vật tư, thiết bị, hàng hóa chiến lược tổ khi nền kinh tế
gặp những biến cố bất ngờ về thiên tai, địch họa... đảm bảo cho nền kinh tế phát triển
ổn định.

Kiểm soát chi ngân sách nhà nước
-

Khái niệm
Kiểm soát là gì ?
Khái niệm kiểm soát được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau, được diễn tả

khác nhau. Nếu tiếp cận dưới góc độ quản lý, “ở đâu có quản lý thì ở đó có kiểm
tra, kiểm soát”.
Quản lý là một quá trình định hướng và tổ chức thực hiện các mục tiêu đã

định trên cơ sở những nguồn lực xác định nhằm đạt tính hữu hiệu cao nhất. Đặc
điểm của Quản lý là tác động có hướng đích, có mục tiêu xác định; thể hiện mối
quan hệ giữa hai bộ phận là chủ thể quản lý và đối tượng quản lý.
Kiểm soát là công việc nhằm soát xét lại những quy định, những quá trình
thực thi các quyết định quản lý được thể hiện trên các nghiệp vụ để nắm bắt, điều
hành và quản lý. Nói một các chung nhất, kiểm soát được hiểu là tổng hợp những
phương sách để nắm bắt và điều hành đối tượng quản lý. Như vậy có thể hiểu cấp
trên kiểm soát cấp dưới thông qua chính sách hoặc biện pháp cụ thể; nội bộ đơn vị


×