Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Phân tích tình hình huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh trà vinh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.23 KB, 12 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, Việt Nam từng bước gia nhập vào nền kinh tế thế giới
và khu vực. Năm 2016, Việt Nam ký hiệp định gia nhập TPP đánh dấu bước đi mới
trên con đường hội nhập quốc tế. Để xây dựng nền kinh tế vững mạnh, cần chú trọng
đến phát triển toàn diện về cả chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội sao cho tận dụng và
phát huy tối đa nội lực đất nước, tránh tụt hậu xa với xu hướng phát triển chung của
thế giới. Đi cùng với sự phát triển kinh tế, hệ thống tài chính ngân hàng nước ta đang
trên đà phát triển mạnh mẽ. Kinh tế ngày càng phát triển, ngân hàng càng chứng tỏ
được vị thế quan trọng của mình. Trong đó, các Ngân hàng thương mại (NHTM) đang
ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động khắp các vùng kinh tế trên cả nước. Đồng
thời, các loại hình dịch vụ của ngân hàng ngày càng đa dạng và hiện đại hơn.
Vốn luôn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản đối với sự tồn tại và duy trì
hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, là tiền đề của sự phát triển, mức tăng
trưởng kinh tế phụ thuộc vào quy mô và hiệu quả sử dụng vốn. Đối với các Ngân
hàng thương mại với tư cách là một doanh nghiệp, một tổ chức trung gian hoạt động
trong lĩnh vực tiền tệ thì vốn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tồn tại và
phát triển của tổ chức, quyết định sự thành công hay thất bại và cả quy mô của Ngân
hàng. NHTM là đơn vị chủ yếu cung cấp vốn thu lợi. Nhưng để cung cấp đủ vốn đáp
ứng nhu cầu thị trường, ngân hàng sẽ phải huy động vốn từ bên ngoài. Có thể nói
hoạt động huy động vốn từ các nguồn khác nhau trong xã hội là lẽ sống quan trọng
nhất của NHTM, đồng thời tác động trực tiếp và chi phối đến sự phát triển của xã hội.
Tuy nhiên đa phần các NHTM hiện nay chưa vẫn chưa khai thác triệt để tiềm năng
trong khu vực dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa cao, không ít Ngân hàng lâm vào tình
trạng mất cân bằng trong cơ cấu nguồn vốn.
Tại Việt Nam, nguồn vốn chủ yếu và thường xuyên nhất của các NHTM chính là
từ khoản tiền nhàn rỗi của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp dưới hình thức tiền gửi
thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, …Ngoài ra, Ngân hàng có thể huy động vốn thông qua
hình thức phát hành giấy tờ có giá, vay ngân hàng Nhà Nước. Tuy nhiên, hình thức
tiền gửi tiết kiệm vẫn giữ nền tảng quan trọng trong sự phát triển của NHTM.
Việc nghiên cứu, tìm hiểu quá trình huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm để tìm ra


những phương án huy động vốn linh hoạt và hiệu quả là thật sự cần thiết. Việc đẩy

1


mạnh huy động tiền gửi tiết kiệm sẽ tạo thế mạnh về tài chính, niềm tin và uy tín của
NHTM trên cả nước nói chung và NHTM Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV) nói riêng. Đây cũng là một trong những lý do đặc biệt quan trọng để em chọn
đề tài “ Phân tích tình hình huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam – Chi nhành Trà Vinh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Trà Vinh, trên cơ sở đó đề xuất
giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tại đơn vị trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng
BIDV – Chi nhánh Trà Vinh giai đoạn 2015 – 2017.
Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm tại
Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Trà Vinh.
Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn từ tiền
gửi tiết kiệm tại Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Trà Vinh.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Không gian
Nội dung đề tài được thực hiện tại Ngân hàng BIDV- Chi nhánh Trà Vinh
3.2. Thời gian
Thời gian thực hiện từ ngày 19/03/2018 đến ngày 29/05/2018.
Số liệu được sử dụng để phân tích đề tài được lấy từ bảng báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017 do phòng Kế hoạch tổng hợp
của Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Trà Vinh tổng hợp.

3.3. Đối tượng nghiên cứu
Phân tích tình hình huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng BIDV – Chi
nhánh Trà Vinh.
4. Lược khảo tài liệu
Trên cơ sở kết hợp các phương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích, suy luận
logic, phỏng vấn làm sáng tỏ các luận điểm, luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị
Phương Thảo với đề tài “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Hội sở của Ngân hàng

2


thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam” năm 2015. Luận văn tìm được tầm quan
trọng của hoạt động huy động vốn cũng như những khó khăn, giải pháp trong việc sủ
dụng hiệu quả nguồn vốn huy động vốn này.
Theo tác giả Nguyễn Hải Tuyến tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2014,
nghiên cứu về “Tăng cường huy động vốn từ tiền gửi dân cư tại NHTM Cổ phần Đầu
tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Điện Biên” kết luận rằng có hai nhóm nhân tố
chính tác động đến hoạt động huy động vốn bao gồm nhân tố chủ quan (hình thức
huy động, chính sách lãi suất, hoạt động Marketing, chiến lược kinh doanh, uy tín
Ngân hàng) và yếu tố khách quan (môi trường kinh tế - xã hội, cơ chế chính sách của
Nhà Nước, thói quen, tập quán, sự cạnh tranh của các Ngân hàng khác).
Huy động vốn phải qua nhiều kênh nhưng quan trọng nhất vẫn là nguồn vốn trong
dân cư và doanh nghiệp, vốn đầu tư trong nước cơ bản phải dựa vào tiết kiệm và tích
lũy. Đó là kết luận sau quá trình nghiên cứu của luận văn Thạc sĩ về “Hiệu quả huy
động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Lâm Đồng”
của thạc sĩ Nguyễn Hoài Nhã Trúc năm 2011.
Với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam”, luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Quỳnh Trâm.
Tác giả kết luận rằng để tối đa hóa lợi nhuận trên một khách hàng cần tăng doanh thu
dựa trên đa dạng hóa nguồn thu nhập, giảm các chi phí lãi suất, chi phí hoạt động và

chi phí đầu tư, tái thiết kế, đơn giản hóa quy trình kinh doanh.
Các công trình sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau nhưng cùng chung
một mục đích là đánh giá và tìm hướng huy động vốn huy động vốn hiệu quả. Khẳng
định huy động vốn là hoạt động quan trọng nhất trong hoạt động của một Ngân hàng
thương mại.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận kiến nghị và tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương:
 Chương 1: Giới thiệu
 Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

3


 Chương 3: Phân tích thực trạng huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng
BIDV – Chi nhánh Trà Vinh
 Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm tại
ngân hàng BIDV – Chi nhánh Trà Vinh

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG BIDV – CHI NHÁNH TRÀ VINH
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Trà Vinh là chi nhánh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Thực hiện theo quyết định số 293/QĐ của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt
Nam về việc thay đổi chức năng, nhiệm vụ của BIDV Việt Nam, BIDV Trà Vinh đã

chuyển sang hoạt động theo mô hình của một Ngân hàng thương mại quốc doanh,
dưới sự chỉ đạo về các nghiệp vụ chuyên môn của BIDV Việt Nam. BIDV Trà Vinh
là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động lĩnh vực tiền tệ, tín dụng thanh toán và các
dịch vụ Ngân hàng như các Ngân hàng thương mại khác. Ngoài nghiệp vụ chủ yếu là
cho vay và huy động vốn, các nghiệp vụ liên quan đến bảo lãnh và tài trợ thương mại
cũng là thế mạnh của BIDV Trà Vinh.
Được thành lập từ 01/1992 đến nay, BIDV Trà Vinh đã có trên 25 năm hoạt động,
đóng góp tích cực, hiệu quả vào hoạt động của hệ thống Ngân hàng tại địa phương
cũng như sự phát triển kinh tế của tỉnh Trà Vinh, được chính quyền địa phương ghi
nhận, đánh giá cao.
Xét về qui mô và bề dày lịch sử thì BIDV Trà Vinh là một trong bốn Ngân hàng
thương mại lớn tại Trà Vinh (Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV) và nhận
đươc sự tín nhiệm về phía khách hàng. Đây là một ưu thế của BIDV Trà Vinh. Tuy
nhiên trong những năm gần đây với sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng TMCP
mới thành lập các chi nhánh tại Trà Vinh như (Sacombank, DongAbank, ACB, ...) đã
khiến hoạt động của Ngân hàng trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn, nhất là công
tác huy động vốn và phát triển dịch vu.
Ngày 30/05/2009, BIDV Trà Vinh đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng trụ
sở mới số 2B, đường Lê Thánh Tôn, khóm 3, phường 2, TP. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh
Điện thoại: 074. 3856627
Fax: 074. 3856672
Email:

5


Logo thương hiệu:

1.2. Vai trò, chức năng và lĩnh vực hoạt động
1.2.1. Vai trò

Ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường thông qua các
quan hệ tiền tệ tín dụng, thanh toán hay là trung tâm điều khiển của nền kinh tế.
Trong kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng có điều kiện đi sâu và nắm vững tình hình
sản xuất, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Dựa vào đó ngân hàng có mở rộng tín
dụng và các dịch vụ khác, phòng ngừa các rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Ngân hàng là nơi hội tụ và thúc đẩy mọi hoạt động kinh doanh trong tất cả các
ngành nghề, đặc biệt là cung cấp một lượng tín dụng cho những đơn vị xây lắp, để
đầu tư vào những mục tiêu quan trọng của Nhà nước.
1.2.2. Chức năng
Phân phối lại vốn tiền tệ trên cơ sở có hoàn trả cả vốn và lãi, thông qua chức năng
này, tín dụng tham gia trực tiếp điều tiết các nguồn vốn tạm thời từ các tổ chức kinh
tế, cá nhân để bổ sung kịp thời cho các doanh nghiệp hay cá nhân đang thiếu hụt về
vốn. Kiểm soát đồng tiền đối với hoạt động kinh tế. Thông qua việc cho vay vốn,
Ngân hàng đã kiểm soát được khả năng hoạt động của doanh nghiệp sử dụng vốn vay
có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó việc cho vay cũng giúp Nhà nước xác định được nhu
cầu vốn của nền kinh tế và mức độ phát triển của nó.
Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông trong xã hội. Thông qua hoạt động tín dụng,
thì việc rút tiền ra hay đưa tiền vào lưu thông chủ yếu là tiền tệ và cả bút tệ. Khi
nghiệp vụ được thực hiện bằng kỳ phiếu, thì tín dụng góp phần tiết kiệm giấy bạc
Ngân hàng, thay thế tiền thật trong mua bán chịu hàng hóa
1.2.3. Lĩnh vực hoạt động
Huy động vốn: Đây có thể nói là nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng. Nó được
thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn như: Mở tài khoản tiền
gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tài khoản tiền gửi thanh toán, nhận tiền gửi có kỳ hạn,
không kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng từ tiền gửi dài hạn, ... Tất cả hình

6


thức huy động vốn của phòng giao dịch đều có thể thực hiện được bằng đồng nội tệ

(VNĐ) hoặc ngoại tệ (USD, EUR, GBP, ...)
Hoạt động tín dụng: Ngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng đa dạng như:
cho các cá nhân và các tổ chức kinh tế vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, nhằm đáp
ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống nhân dân; tham gia các hoạt
động tài trợ trong các dự án có quy mô vốn lớn và thu hồi vốn lâu, chứa đựng nhiều
rủi ro, cung cấp nhiều dịch vụ bảo lãnh như: bảo lãnh nhận hàng, bảo lãnh đấu thầu,
phát hành hối phiếu, thanh toán séc du lịch.
Hoạt động thanh toán quốc tế: phòng gao dịch tiến hành bảo lãnh cho các hoạt
động xuất nhập khẩu qua các hình thức: Thư tín dụng (L/C), chuyển tiền kiều hối,
thanh toán các thẻ tín dụng quốc tế, ...
Hoạt động kinh doanh tiền tệ với các sản phẩm như: giao dịch giao ngay bằng
VNĐ và ngoại tệ, giao dịch kỳ hạn tiền tệ bằng VNĐ và ngoại tệ, nghiệp vụ hoán đổi
tiền tệ, ...
Dịch vụ E – Banking: Thẻ ATM, với nhiều loại thẻ như BIDV Moving, BIDV
eTrans, BIDV Harmony, thẻ tín dụng quốc tế BIDV Manchester United, ... tất cả đều
có thể sử dụng trên hệ thống máy ATM rộng khắp cả nước của BIDV.
Ngoài ra ngân hàng còn cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ ngân hàng khác như:
dịch vụ nhận tin nhắn số dư tài khoản biến động (BSMS), dịch vụ ngân hàng tại gia
BIDV Bank Plus, Smartbanking, dịch vụ ngân quỹ: thu hộ tại doanh nghiệp, thu đổi
tiền cũ hỏng, ...
1.3. Sơ đồ tổ chức và nhiệm vụ các bộ phận
1.3.1. Sơ đồ tổ chức
Tổ chức là nhu cầu không thể thiếu trong xã hội với nền kinh tế thị trường ngày
càng phát triển về cả quy mô và trình độ. Vì thế việc xây dựng một tổ chức gọn nhẹ,
năng động nhưng hiệu quả trong nền kinh tế thị trường là một vấn đề rất quan trọng.
BIDV Trà Vinh đã không ngừng thay đổi cơ cấu tổ chức của mình sao cho phù
hợp với hoạt động của mình trong từng điều kiện cụ thể.

7



Giám Đốc

BBBBBBBBBBBBB
BBBBBBBBBBBBB
CCác Phó Giám Đốc
BBBBBBBBBBBSG
HJHFDJGFDJGFJDS
HFJFDSSGFCHFDS
GHC
Phòng
quan hệ
khách
hàng

Phòng
quản
lý rủi
ro

PPGD
Càng
Long

Phòng
quản
trị tín
dụng

PPGD

Duyên
Hải

Phòng
kế
toán
tài
chính

PPGD
Cầu
Ngang

Phòng
giao
dịch

PPGD
Tiểu
Cần

Phòng
quản
lý và
dịch
vụ
kho
quỹ

PPGD

Trà


Phòng
kế
hoạch
tổng
hợp

PPGD
Nguyễn
Đáng

Phòng
tổ
chức
hành
chính

Phòng
giao
dịch
khách
hàng

PPGD
Phạm Thái
Bường

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức BIDV – Chi nhánh Trà Vinh

1.3.2. Nhiệm vụ các phòng ban
* Ban Giám đốc:
Giám đốc: Điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, phạm
vi hoạt động của đơn vị. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông
tin phản hồi từ các phòng ban, quyết định tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen
thưởng, kỷ luật hay nâng lương các cán bộ công nhân viên trong đơn vị.
Phó giám đốc: Có trách nhiệm giúp Giám Đốc trong việc tổ chức điều hành mọi
hoạt động chung của toàn chi nhánh, các nghiệp vụ cụ thể trong việc tổ chức tài chính
thẩm định vốn và thay thế Giám Đốc khi đi vắng.

8


* Phòng Quan hệ khách hàng:
- Tham mưu đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển mối quan hệ với khách
hàng. Tham gia trực tiếp vào quá trình xét duyệt và cho vay đối với khách hàng có
nhu cầu vốn của Ngân hàng.
- Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của đơn vị vay, kiểm tra tài
sản đảm bảo, mở sổ theo dõi, thu lãi, theo dõi cấp phát vốn và cấp phát vốn tín dụng.
* Phòng Quản lý rủi ro:
- Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt
động tín dụng, quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục
tín dụng của chi nhánh.
- Nghiên cứu đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt điều chỉnh hạn mức, giới hạn tín
dụng từng ngành, từng nhóm khách hàng phù hợp với chỉ đạo của Ngân hàng BIDV.
* Phòng Quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị các hoạt
động cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định của BIDV và chi nhánh.
* Phòng Giao dịch khách hàng:
- Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng.
- Thực hiện các công tác thanh toán bao gồm cả thanh toán quốc tế.

* Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ:
- Quản lý an toàn kho quỹ và thực hiện các quy định, quy chế về nghiệp vụ thu
phát, vận chuyển tiền trên đường đi. Đề xuất định mức tiền mặt tại chi nhánh, làm
nghiệp vụ thu tiền mặt.
- Theo dõi tổng hợp lập báo cáo tiền tệ, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chế độ
quy trình về công tác tiền tệ kho quỹ, để phục vụ khách hàng nhanh chóng.
* Phòng kế hoạch tổng hợp:
- Có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác điều hành, nhằm đạt
mục tiêu hiệu quả an toàn vốn trong kinh doanh.
- Thống kê và phân tích thông tin, dữ liệu giúp Ban Giám đốc đề ra chiến lược kế
hoạch kinh doanh hàng năm của Ngân hàng.
* Phòng Tổ chức hành chính:
- Thực hiện chức năng quản lý đầy đủ lực lượng công nhân viên chức biên chế
cũng như hợp đồng trong việc tham gia các kỳ hoạt động của đơn vị.

9


- Thực hiện chức năng hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các chính
sách chế độ của Nhà nước, quy chế sử dụng bảo hiểm lao động, quỹ hỗ trợ và một số
quỹ khác.
* Phòng Kế toán tài chính:Có nhiệm vụ hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời mọi
nghiệp vụ phát sinh hàng ngày. Thực hiện chế độ tài chính kế toán, các biện pháp
quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính.
* Phòng Giao dịch: Thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ về huy động vốn và
hoạt động cho vay theo quy chế do Giám Đốc chi nhánh quy định.
Nhận xét về sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIDV Trà Vinh đã thể hiện sự quản lý chặt chẽ của
Ban Giám đốc xuống các phòng ban chức năng cũng như phòng giao dịch trực thuộc.
Bên cạnh đó, việc phân chia các phòng ban chức năng thành các phòng cụ thể theo

từng nhiệm vụ đã làm cho công việc của các phòng tập trung vào một mảng công
việc. Sự phân chia này sẽ đàm bảo công việc của các phòng chức năng không bị chia
cắt, chồng chéo lên nhau, từ đó năng cao nâng suất lao động của nhân viên. Nhìn
chung, cơ cấu tổ chức của chi nhánh là hợp lý và có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng thêm thuận lợi.
1.4. Chiến lược và phương hướng phát triển
1.4.1. Chiến lược
Chiến lược của BIDV và tầm nhìn đến năm 2020 là phấn đấu trở thành 1 trong
20 Ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và có uy tín hàng đầu trong khu vực
Đông Nam Á vào năm 2020 (Theo “Định hướng chiến lược của BIDV trong giai đoạn
2011-2015 và tầm nhìn đến 2020”, 27/12/2011). Trong đó chú trọng đến 03 khâu đột
phá chiến lược là:
Hoàn thiện mô hình tổ chức chuyên nghiệp, hiệu quả, các quy trình nghiệp vụ,
quy chế quản trị điều hành, phân cấp ủy quyền và phối hợp giữa các đơn vị hướng
đến sản phẩm và khách hàng theo thông lệ quốc tế tốt nhất.
Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, dựa trên sử dụng và phát triển đội
ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế làm lực lượng nòng cốt phát triển ổn định và
bền vững.

10


Nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh
ngân hàng, tạo khâu đột phá giải phóng sức lao động, tăng tính lan tỏa của khoa học
công nghệ tới mọi hoạt động kinh doanh của BIDV.
BIDV sẽ tập trung hoàn thành 10 mục tiêu ưu tiên như sau:
Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức quản trị, tăng cường năng lực điều hành
các cấp của BIDV tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành Tập đoàn tài chính hàng
đầu tại Việt Nam.
Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu

quả và duy trì chất lượng; chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền vững.
Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hưởng của BIDV trên thị trường tài chính,
nổ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ của quốc gia.
Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ
tốt nhất, phù hợp với thực tiễn kinh donah tại Việt Nam.
Phát tiển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm vững thị phần lớn về dư nợ tín dụng,
huy động vốn và dịch vụ bán lẻ.
Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng, công nghệ trong hoạt động kinh doanh,
tạo đột phá để tăng hiệu quả, năng suất lao động.
Phấn đấu trở thành ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam, bởi
các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế.
Cấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty con, công
ty liên kết, cơ cấu lại danh mục đầu tư, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính.
Bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát
triển thương hiệu BIDV.
Trên cơ sở mục tiêu chung, mục tiêu ưu tiên và một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu
đặt ra trong kế hoạch 5 năm, gắn với tái cơ cấu, BIDV đã phân khai chương trình
hành động theo 8 cấu phần chính, bao quát toàn bộ hoạt động kinh doanh và quản trị
điều hành tại BIDV. Cụ thể:
Tín dụng: Đa dạng hóa cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực và đối tượng
khách hàng. Đảm bảo mức tăng trưởng và quy mô găn liền với đảm bảo chất lượng
tín dụng.
Huy động vốn: Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn về kỳ hạn và khách hàng theo hướng
bền vững và hiệu quả, thông qua gia tăng nguồn vốn trung dài hạn, nguồn vốn huy

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Phương Thảo (2015).Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Hội sở của Ngân

hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, trường Đại học Thương mại, Hà Nội
2. Nguyễn Hải Tuyến (2014), Tăng cường huy động vốn từ tiền gửi dan cư tại NHTM
Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Điện Biên, trường Đại học Kinh
tế Quốc dân, Hà Nội
3. Nguyễn Hoài Nhã Trúc (2011). Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Lâm Đồng, Đà Lạt
4. Lê Quỳnh Trâm (2010). Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam, trường Đại học Kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh.
5. />6. />
55



×