Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Hãy đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về điều kiện khởi kiện vụ án hành chính thông qua tình huống cụ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.81 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU
Hiện nay, việc khởi kiện vụ án hành chính diễn ra dần phổ biến trong thực tế,
chính vì thế luật chuyên ngành và những luật liên quan cần phải có những quy định
phù hợp nhằm giải quyết có hiệu quả các vụ án khởi kiện hành chính. Trong đó,
việc quy định về điều kiện khởi kiện vụ án hành chính là một trong các quy định
cần thiết giúp việc giải quyết vụ việc đi đúng hướng. Luật tố tụng hành chính năm
2015 đã có những quy định khá cụ thể và rõ ràng về điều kiện khởi kiện vụ án hành
chính so với Luật tố tụng hành chính năm 2010. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này,
em xin chọn đề bài: “Hãy đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về điều
kiện khởi kiện vụ án hành chính thông qua tình huống cụ thể.”.
NỘI DUNG
1. Cơ sở khoa học.
Khởi kiện vụ án hành chính là quyền tự vệ và tự định đoạt của cá nhân, tổ chức
được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính, nhằm chính thức
yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hành chính theo thủ tục tố tụng
hành chính, để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trái pháp luật, thực thi
quyền hành pháp. Việc khởi kiện vụ án hành chính chỉ được thực hiện khi có đủ các
điều kiện do pháp luật quy định. Pháp luật quy định các điều kiện khởi kiện vụ rõ
ràng. Việc quy định như vậy góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ án, đồng
thời giúp cho các các nhân, tổ chức đảm bảo quyền được tòa án bảo vệ các quyền,
lợi ích hợp pháp của mình; đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước.
1.1.

Chủ thể khởi kiện.

Điều 115 Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định về quyền khởi kiện vụ án
như sau:
“1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định hành
chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp
không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm
quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà


khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý về
việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.


2. Tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định giải quyết khiếu
nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợp không đồng ý với
quyết định đó.
3. Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án về danh sách cử tri trong trường hợp đã khiếu
nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy
định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc được giải quyết,
nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại đó.”.
Luật quy định về quyền khởi kiện vụ án hành chính như vậy là phù hợp với
nguyên tắc về quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và phù hợp
với nguyên tắc về quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện.
1.2.

Đối tượng khởi kiện.

Có thể thấy, đối tượng khởi kiện vụ vụ án hành chính bao gồm: Các quyết định
hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Các quyết định
hành chính, hành vi hành chính phải là các quyết định hành chính cá biệt.
Khoản 1 Điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định: “Quyết định hành
chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao
thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong
cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý
hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.”
Khoản 3 Điều 3 Luật này quy định: “Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan
hành chính nhà nước, cơ quan tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong
cơ quan, tổ chức đó thực hiện hay không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy
định Pháp luật”.

Khoản 5 Điều 3 Luật TTHC năm 2015 quy định: “Quyết định kỷ luật buộc thôi
việc là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng
hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lý của mình.”
1.3.

Thẩm quyền giải quyết.

Một trong các điều kiện khởi kiện vụ án hành chính là việc khởi tố phải thuộc
thẩm quyền giải quyết xét xử của tòa án, Điều 30 Luật tố tụng hành chính năm
2015 quy định về kiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau: “1.


Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định, hành vi
sau đây:
a) Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước
trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật;
b) Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính,
xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng;
c) Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ
chức.
2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục
trưởng và tương đương trở xuống.
3. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh
tranh.
4. Khiếu kiện danh sách cử tri.”
Thẩm quyền của Tòa án cấp huyện được quy định trong Điều 31 LTTHC năm
2015 như sau: “Tòa án cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện
sau đây:
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính
nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án

hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ quyết
định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện;
2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ
chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án đối
với công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó;
3. Khiếu kiện danh sách cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi
địa giới hành chính với Tòa án.”
Thẩm quyền của Tòa án tỉnh quy định tại Điều 31 LTTHC năm 2015.
1.4. Thời hiệu khởi kiện.
Việc khởi kiện vụ án hành chính được thực hiện trong thời hiệu do pháp luật quy
định. Việc quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính là cần thiết để người


khởi kiện có thời gian chuẩn bị các điều kiện cần thiết để người khởi kiện có thời
gian chuẩn bị các điều kiện cần thiết và cân nhắc, lựa chọn việc có khởi kiện vụ án
hay không. Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính được quy định trong Điều 116
LTTHC năm 2015: “1. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá
nhân được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền
khởi kiện.
2. Thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp được quy định như sau:
a) 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi
hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
b) 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử
lý vụ việc cạnh tranh;
c) Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh
sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông
báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày
bầu cử 05 ngày.

3. Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan
nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được
quy định như sau:
a) 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần
đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
b) 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật
mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản
trả lời cho người khiếu nại.
4. Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho
người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định tại điểm a và điểm b
khoản 2 Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan
khác không tính vào thời hiệu khởi kiện.
5. Các quy định của Bộ luật dân sự về cách xác định thời hạn, thời hiệu được áp
dụng trong tố tụng hành chính.”


2. Tình huống.
Ông Nguyễn Văn T là công chức công tác tại phòng giáo dục huyện N, ngày
20/2/2016, Trưởng phòng giáo dục huyện N đã ra quyết định số 119/QĐ-PGD về
việc kỷ luật buộc thôi việc đối với ông T. Ngày 21/2/2016 ông T nhận được quyết
định kỷ luật buộc thôi việc. Ông T cho rằng việc kỷ luật buộc thôi việc đối với
mình là không thỏa đáng nên đã gửi đơn khởi kiện vụ án hành chính tới Tòa án
nhân dân huyện N vào ngày 28/2/2016. Sau khi xem xét đơn của ông T, Tòa án
nhân dân huyện N đã thụ lý giải quyết vụ án.
Phân tích tình huống trên có thể thấy điều kiện khởi kiện vụ án hành chính như
sau:
2.1.

Chủ thể khởi kiện.


Chủ thể khởi kiện trong tình huống là ông Nguyễn Văn T, công chức phòng giáo
dục huyện N có quyết định về việc kỷ luật buộc thôi việc. Trên cơ sở tại Khoản 1
Điều 115 LTTHC năm 2015: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án
đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi
việc trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại
với người có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định
của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng
không đồng ý về việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.”. Theo đó,
chủ thể khởi kiện vụ án hành chính là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị ảnh hưởng bởi
quyết định hành chính, hành vi hành chính. Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ
chức khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết
định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri. Trong tình huống ông T là
người có quyết định kỷ luật buộc thôi việc bởi trưởng phòng giáo dục huyện N,
quyết định đó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông T (
ông T có đủ năng lực hành vi).
Việc Điều luật quy định điều kiện về chủ thể khởi kiện như vậy là hợp lý và khá
rõ ràng. Điều luật đã quy định từng trường hợp cụ thể về quyền khởi kiện trong
từng vụ án: khởi kiện vụ án đối với quyết định hành chính, hành vị hành chính,
quyết định kỷ luật buộc thôi việc; khởi kiện vụ án đối với quyết định giải quyết
khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; khởi kiện vụ án về danh sách cử
tri. Thứ nhất, việc quy định người khởi kiện là người có quyền, lợi ích hợp pháp
trực tiếp bị xâm phạm là phù hợp với nguyên tắc về quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp (Điều 5 LTTHC 2015) và việc cơ quan, cá nhân, tổ chức
có quyền khởi kiện vụ án hành chính là phù hợp với Điều 8 LTTHC 2015 quy định


về quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện, theo đó, cơ quan, tổ chức,
cá nhân có quyền quyết định việc khởi kiện vụ án hành chính. Tòa án chỉ thụ lý giải
quyết vụ án hành chính khi có đơn khởi kiện của người khởi kiện. Thứ hai, việc

luật quy định chủ thể khởi kiện vụ án hành chính là cá nhân, cơ quan, tổ chức có
quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm là nhằm giúp cho quá trình giải quyết vụ án
có hiệu quả hơn, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch. Luật tố tụng hành
chính năm 2015 về cơ bản vẫn giữ nguyên quy định về quyền khởi kiện theo
LTTHC năm 2010.
2.2.

Đối tượng khởi kiện.

Trong tình huống trên, đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính là Quyết định số
119/QĐ-PGD của trưởng phòng giáo dục huyện N về việc kỷ luật buộc thôi việc
đối với ông Nguyễn Văn T – công chức của phòng giáo dục. Quyết định hành chính
là văn bản được thể hiện dưới hình thức quyết định hoặc dưới các hình thức khác
như thông báo, kết luận, công văn... do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ
chức được giao thực hiện quản lý hành chính Nhà nước ban hành hoặc người có
thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành có chứa đựng nội dung của QĐHC
được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ
thể trong hoạt động quản lý hành chính mà người khởi kiện cho rằng quyền, lợi ích
hợp pháp của mình bị xâm phạm (trừ những văn bản thông báo của cơ quan, tổ
chức hoặc người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức trong việc yêu cầu cá nhân,
cơ quan, tổ chức bổ sung, cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết,
xử lý vụ việc cụ thể theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó). QĐHC chỉ trở
thành đối tượng khởi kiện của Luật TTHC năm 2015 khi có những điều kiện sau
đây: Quyết định đó làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp
pháp của cơ quan tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh
hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trong khái niệm QĐHC trong Luật tố tụng hành chính năm 2015 về cơ bản giữ
nguyên so với khái niệm trong Luật TTHC năm 2010, thay khái niệm “Tổ chức
khác” bằng khái niệm“tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính Nhà nước
ban hành”. So với quy định của Luật TTHC năm 2010 Luật TTHC năm 2015 bổ

sung thêm khái niệm quyết định hành chính bị kiện. Việc Luật hiện hành quy định
như vậy là rõ ràng và cụ thể hơn so với LTTHC năm 2010, điều này sẽ giúp cho
việc xác định đối tượng khởi kiện được chính xác và nhanh chóng hơn, góp phần
giải quyết có hiệu quả vụ án.
Điều kiện để hành vi hành chính trở thành đối tượng khởi kiện của Luật TTHC
năm 2015 thì HVHC đó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Luật TTHC năm 2015 thay khái niệm “Tổ chức


khác” trong luật TTHC năm 2010 bằng khái niệm “Tổ chức được giao thực hiện
quản lý hành chính nhà nước”. Luật TTHC năm 2015 bổ sung thêm quy
định “Hành vi hành chính bị kiện là hành vi quy định tại khoản 3 Điều này mà
hành vi đó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan,
tổ chức, cá nhân.”. Việc luật hiện hành quy định như vậy là cụ thể giúp cho cơ
quan giải quyết đúng đắn vụ án.
Nhằm mở rộng đối tượng khởi kiện vụ án hành chính là “danh sách cử tri trưng
cầu ý dân” cho phù hợp với quy định của Luật Trưng cầu ý dân năm 2015, khoản 4
Điều 30 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 đã bỏ cụm từ “bầu cử đại biểu Quốc
hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân” ở khoản 2 Điều 28 Luật
Tố tụng hành chính năm 2010 và sửa đổi lại là “Khiếu kiện danh sách cử tri”.
Trước đây, tại Điều 1 Nghị quyết số 02/2011/HĐTP hướng dẫn thi hành một số
quy định của Luật tố tụng hành chính chưa quy định rõ ràng về các quyết định hành
chính được ban hành sau khi có khiếu nại có thuộc đối tượng khởi kiện của vụ án
hành chính hay không, Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 01/2015/NQ-HĐTP sửa đổi,
bổ sung một số điều của nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán
hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật tố tụng hành chính đã mở rộng đối
tượng khởi kiện vụ án hành chính, theo đó, các quyết định hành chính được ban
hành sau khi có khiếu nại đều thuộc đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính.
2.3.


Thẩm quyền giải quyết.

Thẩm quyền giải quyết trong tình huống nêu trên là Tòa án nhân dân huyện N,
việc xác định thẩm quyền giải quyết như vậy là phù hợp với Khoản 2 Điều 31
LTTHC năm 2015 về thẩm quyền của Tòa án cấp huyện đối với vkhieeus kiện
quyết định kỷ luật buộc thôi việc cảu người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp
huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án đối với công
chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó. Việc giải quyết đúng thẩm
quyền là một trong những điều kiện để khởi kiện vụ án hành chính.
So với các quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2010, Điều 31 và Điều 32
Luật Tố tụng hành chính năm 2015 có những sửa đổi, bổ sung cơ bản để phân định
rõ thẩm quyền giải quyết các VAHC giữa Tòa án cấp huyện với Tòa án cấp tỉnh:
Thứ nhất, có sự thay đổi lớn về thẩm quyền giải quyết các VAHC của Tòa án cấp
huyện và Tòa án cấp tỉnh trong Luật Tố tụng hành chính năm 2015. Đó là, đối với
quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND
cấp huyện thì thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm thuộc về Tòa án cấp tỉnh
chứ không còn thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện như quy định của Luật Tố
tụng hành chính năm 2010. Quy định này có ý nghĩa trong việc thúc đẩy dân chủ,


công khai, minh bạch nền hành chính; tạo điều kiện để thẩm phán thực hiện tốt
nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, bảo vệ tốt nhất quyền con người,
quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013. Việc giao cho Tòa án cấp tỉnh giải quyết
khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp huyện, Chủ
tịch UBND cấp huyện sẽ khắc phục tình trạng e ngại, nể nang của thẩm phán trong
việc xét xử; nếu có kháng cáo, kháng nghị thì sẽ do Tòa án nhân dân cấp cao giải
quyết theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, nên tính độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật trong xét xử của các thẩm phán sẽ cao hơn, bảo đảm việc giải quyết
khách quan, hiệu quả hơn. Mặt khác, theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân
dân năm 2014 và các luật tố tụng mới được ban hành thì Tòa án cấp tỉnh không còn

chức năng giám đốc thẩm. Do vậy, việc giao cho Tòa án cấp tỉnh giải quyết khiếu
kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp huyện, Chủ tịch
UBND cấp huyện sẽ không gây quá tải về công việc cho Tòa án cấp tỉnh.
Thứ hai, khoản 8 Điều 32 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định: “Trường
hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên giải quyết vụ án hành chính thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện theo quy định tại Điều 31 của Luật này”.
Luật quy định như vậy là hợp lý vì một số vụ án phức tạp Tòa án cấp huyện có thể
giải quyết không hiệu quả vì thực tế các vụ khởi kiện có tính chất phức tạp và nhất
là việc giải quyết có liên quan đến người bị kiện là người có chức vụ, quyền hạn,
thẩm phán cần có kiến thức chuyên sâu, có kinh nghiệm và bản lĩnh thì việc giải
quyết vụ án mới đạt hiệu quả cao. Việc giải quyết các khiếu kiện quyết định hành
chính, hành vi hành chính ở cấp huyện hiện nay chưa bảo đảm chất lượng; tỷ lệ án
bị hủy, sửa cao.
2.4.

Thời hiệu khởi kiện.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 116 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thì “thời
hiệu khởi kiện là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện để
yêu cầu tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị
xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc mất quyền khởi kiện”. Trong trường hợp trên
thì thời hạn khởi kiện của ông T là hợp lý, vì trường hợp của ông T là khởi kiện
quyết định kỷ luật buộc thôi việc của trưởng phòng giáo dục huyện N. Tại Điểm a
Khoản 2 Điều 15 LTTHC năm 2015 quy định thời hiệu khởi kiện đối với quyết
định kỷ luật buộc thôi viêc là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết
định kỷ luật buộc thôi việc. Trong tình huống ngày 21/2/2016 ông T nhân được
quyết định kỷ luật buộc thôi việc, đến ngày 28/2/2016 ông đã gửi đơn khởi kiện tới
Tòa án nhân dân huyện N. Như vậy, thời hiệu của ông T trong trường hợp này là
hợp lý.



Trên cơ sở so sánh các quy định của pháp luật liên quan về thời hiệu khởi kiện
trong đó có thời hiệu khởi kiện hành vi hành chính về đất đai theo Luật Đất đai,
Luật TTHC quy định rõ thời hiệu khởi kiện theo từng nội dung khởi kiện của
đương sự. Theo đó, đối với khiếu kiện về quyết định hành chính, hành vi hành
chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, thời hiệu khởi kiện là 1 năm kể từ ngày
nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định
giải quyết khiếu nại lần hai. Thời hiệu khởi kiện là 1 năm kể từ ngày hết thời hạn
giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có
thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.
Đối với khiếu kiện về các quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh thì thời hiệu khởi kiện là 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.
Đối với khiếu kiện về kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri
thì thời hạn khởi kiện kéo dài từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu
nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc từ ngày kết thúc thời hạn giải quyết khiếu
nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập
danh sách cử tri cho đến trước ngày bầu cử 5 ngày.
Như vậy, thời hiệu khởi kiện các vụ án hành chính được tính căn cứ vào nội dung
khởi kiện. Ngoài ra, trong trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách
quan làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định thì
thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào
thời hiệu khởi kiện. Các quy định của Bộ luật dân sự về cách xác định thời hạn,
thời hiệu cũng được áp dụng trong tố tụng hành chính. Như vậy có thể hiểu rằng,
một chủ thể chỉ có quyền khởi kiện trong khoảng thời gian mà thời hiệu đó đặt ra,
cá nhân sẽ đương nhiên mất quyền khởi kiện nếu quá thời hiệu đó.Về cơ bản, thời
hiệu khởi kiện đối với một vụ án hành chính được chia làm hai trường hợp:
Thứ nhất, áp dụng đối với những chủ thể thực hiện khởi kiện vụ án hành chính một
cách trực tiếp mà trước đó không sử dụng thủ tục khiếu nại hành chính.
Thứ hai, áp dụng đối với những chủ thể trước khi khởi kiện vụ án hành chính đã
tiến hành khiếu nại hành chính.

Việc luật hiện hành quy định từng trường hợp cụ thể như vậy sẽ giúp cho quá
trình giải quyêt vụ án diễn ra thuận lợi, thời gian đưa ra trong từng trường hợp cũng
khá hợp lý tạo điều kiện thời gian phù hợp với chủ thể khởi kiện cũng như chủ thể
có thẩm quyền giải quyết.
3. Đánh giá.


Trong những năm qua, bằng hoạt động xét xử nói chung, giải quyết các khiếu
kiện hành chính nói riêng, Toà án án đã góp phần tích cực bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của người dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, so với
các lĩnh vực như hình sự, dân sự thì trong lĩnh vực hành chính, số lượng vụ việc đã
được giải quyết tại Toà án còn hạn chế, vai trò của Toà án trong lĩnh vực này còn
chưa cao và chưa đáp ứng được các yêu cầu hiện tại của xã hội. Luật tố tụng hành
chính năm 2015 đã có nhiều quy định mới bổ sung cho LTTHC năm 2010, các quy
định về điều kiện khởi kiện vụ án hành chính cũng có nhiều điểm mới hợp lý, nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả việc giải quyết các vụ án khởi kiện hành chính.
Tuy nhiên, bên cạnh đó thì LTTHC năm 2015 vẫn còn một số bất cập như việc quy
định về điều kiện khởi kiện vụ án hành chính vẫn chưa thể hiện rõ thế nào là điều
kiện khởi kiện vụ án hành chính, thế nào là “ chưa có đủ điều kiện khởi kiện “ thì
chưa được hướng dẫn cụ thể, trong thực tế, nhận thức của các cơ quan tố tụng,
thậm chí của các thẩm phán, các Toà án về vấn đề này có lúc chưa thống nhất, dẫn
đến việc áp dụng tuỳ tiện, gây ảnh hưởng tới quyền khởi kiện của đương sự. Do
vậy, nên có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này để quá trình giải quyết diễn ra thuân lợi
hơn.
KẾT LUẬN
Luật tố tụng hành chính năm 2015 đã có nhiều thay đổi phù hợp hơn với thực tiễn
cũng như việc áp dụng điều luật đối với từng trường hợp xảy ra trong tố tụng hành
chính nói chung và các quy định về điều kiện khởi kiện vụ án hành chính nói riêng.
Khởi kiện vụ án hành chính là một trong những vấn đề quan trọng của tố tụng hành

chính, do vậy việc quy định những điều kiện về khởi kiện vụ án hành chính là cần
thiết, không những giúp cho vụ án được xét xử kịp thời mà còn góp phần giải quyết
đúng đối tượng, đúng thẩm quyền; nâng cao việc áp dụng pháp luật trong cuộc
sống, đồng thời đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa. Vì thế, để nâng cao hiệu quả
xét xử, các chủ thể khởi kiện, đối tượng khởi kiện và các cơ quan có thẩm quyền
giải quyết vụ án cần tuân theo các quy định và hướng dẫn của pháp luật. Đồng thời
pháp luật cũng cần phải có những quy định cụ thể và phù hợp với thực tiễn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hành chính Việt Nam,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2012;
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố
cáo, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2007;
3. Luật tố tụng hành chính năm 2015;
4. Luật tố tụng hành chính năm 2010;
5. Luật khiếu nại năm 2011;
6.

Trần Văn Hùng – Toàn án Quân sự Khu vực  2 Quân khu, Quy định của Luật
Tố tụng hành chính năm 2015 về quyết định hành chính và hành vi hành
chính, />ItemID=2009

7. TS. Nguyễn Văn Thuân - Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm quyền của Tòa án
theo Luật tố tụng hành chính năm 2015,
/>

BẢNG TỪ VIẾT TẮT
LTTHC


Luật tố tụng hành chính

TTHC

Tố tụng hành chính

VAHC

Vụ án hành chính

QĐHC

Quyết định hành chính

HVHC

Hành vi hành chính



×