Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Những vấn đề pháp lý về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thân thiện môi trường”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.79 KB, 11 trang )

BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG TRONG KINH DOANH
MỞ ĐẦU
Ngày nay, hòa cùng với nhịp sống hiện đại thì cuộc sống của người dân
ngày càng tốt hơn thì họ có xu hướng tìm đến và sử dụng các sản phẩm thân
thiện với môi trường. Các sản phẩm này đã và đang hiện hữu ngày càng nhiều
trong đời sống của chúng ta, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Cùng với xu hướng
trên toàn thế giới, các sản phẩm xanh đang dần được đón nhận tại Việt Nam. Với
mong muốn tìm hiểu rõ các quy định về sản phẩm xanh tại Việt Nam, em xin
chọn đề số 23 với nội dung: “ Những vấn đề pháp lý về sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm thân thiện môi trường”làm bài tập học kỳ của mình.
Do kiến thức còn hạn chế nên bài làm không tránh khỏi sai sót, em rất
mong nhận được góp ý từ phía thầy (cô) để em có kinh nghiệm cho các bài tập
sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
1. Khái quát về sản phẩm thân thiện với môi trường.
1.1. Khái niệm sản phẩm thân thiện với môi trường.
Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày
14/2/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
2014, sản phẩm thân thiện với môi trường là sản phẩm đáp ứng các tiêu chí
nhãn sinh thái và được chứng nhận nhãn sinh thái. Theo định nghĩa này, một
sản phẩm được xác định là sản phẩm thân thiện với môi trường khi đáp ứng các
tiêu chí nhãn sinh thái và được chứng nhận nhãn sinh thái. Tiêu chí “đáp ứng các
tiêu chí nhãn sinh thái” là tiêu chí cần và tiêu chí “được chứng nhận nhãn sinh
thái” là tiêu chí đủ để một sản phẩm được xác định là sản phẩm thân thiện với
môi trường.
Dưới góc độ xã hội và môi trường, một sản phẩm được xem là sản phẩm
thân thiện với môi trường nếu đáp ứng được một trong những tiêu chí dưới đây:
- Sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường.
Nếu sản phẩm chứa các vật liệu tái chế thay vì sử dụng vật liệu mói, thô, nó
có thể được xem là một sản phẩm xanh. Ví dụ:gạch lót nền nhà làm từ gáo dừa.


1


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG TRONG KINH DOANH
- Sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn đến môi trường và sức khoẻ
thay cho các sản phẩm phẩm độc hại truyền thống.
Ví dụ các vật liệu thay thế chất bảo quản gỗ như creosote, được biết là một
hợp chất gây ung thư.
- Sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng (ít chất
thải, sử dụng năng lượng tái sinh, ít chi phí bảo trì),
“ Người tiêu dùng châu Âu nhiều năm qua đã quay lại sử dụng chai sữa
thủy tinh và giảm tỉ lệ sử dụng loại sữa đựng trong chai nhựa sử dụng 1 lần rồi
bỏ. Chai thủy tinh có thể sử dụng nhiều lần, dễ dàng tái chế.”1
- Sản phẩm tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn đối với sức khoẻ.
“ Vật liệu xây dựng xanh là những sản phẩm tạo ra một môi trường an toàn
trong nhà bằng cách không phóng thích những chất ô nhiễm quan trọng như sơn
có dung môi hữu cơ bay hơi thấp, bám chắc, loại bỏ hoặc ngăn ngừa sự lan
truyền chất ô nhiễm như sản phẩm từ sự thông gió hoặc bộ lọc không khí trong
máy lạnh (bụi, nấm mốc, vi khuẩn..) và cải thiện chất lượng chiếu sáng.”2
1.2. Trình tự, thủ tục, chứng nhận nhãn sinh thái cho sản phẩm thân
thiện với môi trường.
Theo Điều 1 Thông tư số 41/2013/TT - BTNMT ngày 2/12/2013 quy định
trình tự, thủ tục, chứng nhận nhãn sinh thái cho sản phẩm thân thiện với môi
trường thì nhãn sinh thái gắn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường được
gọi là Nhãn xanh Việt Nam.
Về hồ sơ đăng ký quy trình chứng nhận nhãn xanh được quy định tại
Thông tư này bao gồm những giấy tờ sau đây:
(i) 01 đơn đề nghị chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm
theo Thông tư này;
(ii) 01 bản chính Báo cáo hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp theo mẫu

tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này; hoặc một bản sao y bản chính có chứng
thực giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 còn hiệu
lực do tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định của
1 Như thế nào là sản phẩm thân thiện với môi trường, />
nao-la-san-pham-than-thien-moi-truong.html, truy cập ngày 04/9/2018.
2 Sản phẩm xanh vì cuộc sống con người, />
con-nguoi-234669.htm, truy cập ngày 04/9/2018.

2


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG TRONG KINH DOANH
pháp luật cấp; hoặc một bản sao y bản chính có chứng thực giấy chứng nhận phù
hợp tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001: 2004 do tổ chức công nhận là thành viên của
Diễn đàn Công nhận quốc tế (IFA), Hiệp hội Công nhận Thái Bình Dương
(PAC) cấp; hoặc tiêu chuẩn tương đương;
(iii)01 bản chính Báo cáo đánh giá sản phẩm đáp ứng tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam
theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho từng nhóm sản phẩm tương
ứng, kèm theo kết quả thử nghiệm do Tổ chức thử nghiệm cấp có thời hạn
không quá sáutháng kể từ ngày Tổng cục Môi trường nhận được Hồ sơ đăng ký
hợp lệ;
(iv) 01 bản sao y bản chính giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa;
(v) 01 bản chụp hoặc vẽ kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm có kích cỡ bằng 21
cmx 29 cm.
Quy trình chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam được tiến hành theo các bước
sau đây:
- Bước 1: Hồ sơ đăng ký chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam được gửi tới
Tổng cục Môi trường. Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường giao một bộ phận
chuyên môn thuộc Tổng cục làm đơn vị thường trực đánh giá hồ sơ đăng ký
chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam.

- Bước 2: Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ
đăng ký, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ.
Trong trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Môi trường có văn bản
yêu cầu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Trong thời hạn hai mươi ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ được
chấp nhận đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm đánh giá hồ sơ
đăng ký chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam trên cơ sở xác định mức độ phù hợp
của hồ sơ đăng ký với tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam và đưa ra một trong 2 văn
bản trong hai trường hợp sau:
+ Trường hợp 1: Kết quả đánh giá đạt yêu cầu, trong thời hạn năm ngày
làm việc kể từ ngày có kết quả đánh giá, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường
có trách nhiệm ký Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam. Quyết định
chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam được thông báo tới doanh nghiệp ngay khi
được ký ban hành.
3


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG TRONG KINH DOANH
+ Trường hợp 2: Kết quả đánh giá không đạt yêu cầu, trong thời hạn ba
ngày làm việc kể từ ngày có kết quả đánh giá, Tổng cục Môi trường có trách
nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết và nêu rõ lý do không đạt
yêu cầu.
Doanh nghiệp có quyền gắn Nhãn xanh Việt Nam cho sản phẩm đã được
chứng nhận trong thời hạn 3 năm, kể từ thời điểm có Quyết định chứng nhận
Nhãn xanh Việt Nam. Hết thời hạn này, để được tiếp tục gắn Nhãn xanh Việt
Nam, doanh nghiệp phải lập lại hồ sơ và thực hiện trình tự, thủ tục đăng ký và
chứng nhận lại.
2. Quy định của pháp luật về các ưu đãi, hỗ trợ hoạt động sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm thân thiện với môi trường.
2.1. Quy định về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động sản xuất sản phẩm thân

thiện với môi trường.
* Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất sản phẩm thân thiện với
môi trường.
Theo Khoản 3, Điều 40 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP, dự án đầu tư xây
dựng cơ sở sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường được hưởng ưu đãi về
tiền thuê đất theo quy định của pháp luật đất đai như đối với các đối tượng thuộc
lĩnh vực ưu đãi đầu tư. Tại Điểm a, g thuộc Khoản 1, Điều 110 Luật Đất đai
2013 quy định việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được thực hiện
trong các trường hợp sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh
vực ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu
tư và các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ. Trong các trường hợp
được miễn tiền thuê đất, giảm tiền thuê đất được quy định tại Điều 19, Điều 20,
Nghị định số 46/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
không có trường hợp dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất sản phẩm thân thiện
với môi trường.
Tuy nhiên, dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất sản phẩm thân thiện với
môi trường có thể được miễn hoặc giảm tiền thuê đất theo quy định tại Khoản
11, Điều 19; Khoản 5, Điều 20 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ( Đã được sửa đổi,
4


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG TRONG KINH DOANH
bổ sung theo nghị định số 135/2016/NĐ-CP): Thủ tướng Chính phủ xem xét,
quyết định miễn tiền thuê đất đối với các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tài
chính trình trên cơ sở đề xuất của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 42 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP,
chủ dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường
được vay vốn với lãi suất ưu đãi tối đa không quá 50% mức lãi suất tín dụng đầu
tư của Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền công bố tại thời điểm cho vay, tổng

mức vay vốn không quá 70% tổng mức đầu tư xây dựng công trình; được ưu
tiên hỗ trợ sau đầu tư hoặc bảo lãnh vay vốn. Việc vay vốn và thực hiện hỗ trợ
lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư được thực hiện theo quy định của
Bộ tài nguyên và môi trường (trong trường hợp vay vốn từ Quỹ Bảo vệ môi
trường Việt Nam), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trong trường hợp vay vốn từ Quỹ
Bảo vệ môi trường địa phương).
* Ưu đãi, hỗ trợ trong sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường.
Thu nhập của doanh nghiệp từ việc thực hiện những dự án sản xuất mới
các sản phẩm thân thiện với môi trường được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập
doanh nghiệp như đối tượng thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của
pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (2008, 2013) thì thu nhập của doanh nghiệp từ
thực hiện dự án đầu tư mới trong bảo vệ môi trường sẽ áp dụng thuế suất 10%
trong thời gian 15 năm và được miễn thuế tối đa không quá 4 năm và giảm 50%
số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo.
Đối với thuế xuất khẩu, Điều 44 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ủy quyền
cho Bộ Tài chính quy định việc miễn, giảm thuế xuất khẩu đối với sản phẩm
thân thiện với môi trường và Bộ tài nguyên và môi trường hướng dẫn chi tiết
danh mục các sản phẩm này.
Các sản phẩm thân thiện với môi trường nếu đáp ứng các tiêu chí về sản
phẩm công ích thì được trợ giá theo quy định của pháp luật về sản xuất, cung
ứng sản phẩm công ích. Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 130/2013/NĐCP ngày 16/10/2013 về sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích thì Bộ
5


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG TRONG KINH DOANH
Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây
dựng, hướng dẫn về mức trợ giá và trợ cấp, trình tự thủ tục thực hiện trợ giá và
trợ cấp phù hợp với đặc điểm, tình hình thực hiện sản xuất và cung ứng sản

phẩm, dịch vụ công ích.
Khi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất và phổ biến các thể
loại phim, chương trình truyền hình về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức
của người dân trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng sản phẩm thân thiện với
môi trường thì chi phí thực hiện các hoạt động này được hạch toán vào chi phí
sản xuất của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã.
2.2. Các quy định về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm thân
thiện với môi trường.
Nhà nước khuyến khích người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm thân thiện với
môi trường 3. Biểu hiện của sự khuyển khích này được thể hiện ở:
+ Thu nhập của doanh nghiệp từ việc thực hiện những dự án sản xuất mới
các sản phẩm thân thiện với môi trường được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập
doanh nghiệp như đối tượng thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của
pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 13, Điều 14
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (2008,
2013) thì thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong bảo vệ
môi trường sẽ áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 15 năm và được miễn thuế
tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm
tiếp theo. Đối với thuế xuất khẩu, Điều 44 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ủy
quyền cho Bộ Tài chính quy định việc miễn, giảm thuế xuất khẩu đối với sản
phẩm thân thiện với môi trường và Bộ TN&MT hướng dẫn chi tiết danh mục
các sản phẩm này.
+ Các sản phẩm thân thiện với môi trường, nếu đáp ứng các tiêu chí về sản
phẩm công ích thì được trợ giá theo quy định của pháp luật về sản xuất, cung
3 Xem thêm tại Khoản 5 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2014.

6


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG TRONG KINH DOANH

ứng sản phẩm công ích. Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 130/2013/NĐCP ngày 16/10/2013 về sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích thì Bộ
Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh xây dựng,
hướng dẫn về mức trợ giá và trợ cấp, trình tự thủ tục thực hiện trợ giá và trợ cấp
phù hợp với đặc điểm, tình hình thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch
vụ công ích. Điều 47, khoản 1 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP quy định: “Người
đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm ưu tiên
mua sắm công sản phẩm thân thiện với môi trường khi mua sắm loại sản phẩm
đó.”
+ Khi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất và phổ biến các
thể loại phim, chương trình truyền hình về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý
thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng sản phẩm thân thiện
với môi trường thì chi phí thực hiện các hoạt động này được hạch toán vào chi
phí sản xuất của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã.4
Dù pháp luật đã có những quy định khuyến khích người tiêu dùng sử dụng
sản phẩm thân thiện với môi trường tuy nhiên trên thực tế, một số doanh nghiệp
cho biết, sản phẩm thân thiện với môi trường của họ rất khó bán trên thị trường
bán lẻ, một phần do chênh lệch giá thành nhưng chủ yếu vẫn là do thói quen và
người tiêu dùng chưa ý thức được việc sử dụng các sản phẩm “xanh”, thân thiện
môi trường ( ví dụ như túi nilon tự hủy, gạch không nung,...)
3. Đánh giá về hoạt động sản xuất và tiêu dùng sản phẩm thân thiện
với môi trường ở nước ta hiện nay và đưa ra một số đề xuất.
3.1. Thực trạng hoạt động sản xuất và tiêu dùng sản phẩm thân thiện
với môi trường ở nước ta hiện nay.

4
Một số vấn đề pháp lý về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thân thiện với môi trường,
/>truy
cập
ngày
06/9/2018.


7


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG TRONG KINH DOANH
Việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thân thiện với môi trường là một xu
hướng ngày càng phát triển trong thương mại quốc tế và mua sắm trong lĩnh vực
công tại các nước, góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên so với các quốc gia phát triển và các quốc gia trong khu vực,
việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thân thiện với môi trường trên thị trường Việt
Nam còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do:
+ Ý thức bảo vệ môi trường của người dân nước ta nhìn chung còn kém,
không nhận thức rõ được tác động tích cực đối với kinh tế - xã hội - môi trường
của sản phẩm thân thiện với môi trường. Do đó, người tiêu dùng Việt Nam, bao
gồm cả tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp, chưa ưu tiên sử dụng sản phẩm thân
thiện với môi trường.5
+ Bên cạnh đó, nguyên nhân khá phổ biến là do giá thành của các sản phẩm
này cao hơn so với những sản phẩm thông thường, mà đa số người tiêu dùng
Việt Nam khi mua hàng chỉ quan tâm về giá chứ ít quan tâm đến những vấn đề
khác như sản phẩm này có thân thiện với môi trường hay không,...
+ Các quy định về ưu đãi, hỗ trợ đối với hoạt động đầu tư, sản xuất sản
phẩm thân thiện với môi trường phức tạp, không rõ ràng, chưa cụ thể, khó thực
thi trên thực tế nên các doanh nghiệp không có động lực để thực hiện các thủ tục
gắn Nhãn xanh Việt Nam cho sản phẩm.
Ví dụ : Hiện nay, theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP
ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Bảo vệ môi trường thì “Người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng
ngân sách Nhà nước có trách nhiệm ưu tiên mua sắm công sản phẩm quy định
tại Khoản 12 và Khoản 13 Phụ lục III Nghị định này khi mua sắm loại sản phẩm
đó. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng

quy chế về mua sắm công đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường theo
quy định tại Khoản này”.
Tuy nhiên, hiện nay, Chính phủ chưa ban hành quy chế mua sắm công đối
với các sản phẩm thân thiện với môi trường để hướng dẫn cụ thể đối với ưu đãi,
hỗ trợ nêu trên.
5 Một số vấn đề pháp lý về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thân thiện với môi trường,
/>truy
cập
ngày
06/9/2018.

8


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG TRONG KINH DOANH
Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn dè dặt trong việc đầu tư, sử
dụng công nghệ, phương thức quản lý và áp dụng các hệ thống quản lý phù hợp
để đầu tư, sản xuất các sản phẩm đáp ứng yêu cầu gắn Nhãn xanh Việt Nam.
+ Các tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam còn rất hạn chế về mặt số lượng, nếu
tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam đối với một loại, nhóm loại sản phẩm nào đó chưa
được ban hành thì loại, nhóm loại sản phẩm đó không có cơ hội được gắn Nhãn
xanh Việt Nam và loại sản phẩm, nhóm hàng hóa đó không thể được công nhận
là sản phẩm thân thiện với môi trường.
3.2. Đề xuất một số giải pháp để khắc phục những khó khăn xung
quanh việc sản xuất và tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường.
Thứ nhất, cần nhanh chóng ban hành các tiêu chí Nhãn xanh để tạo cơ sở
pháp lý cho việc cấp Nhãn xanh Việt Nam và các quy định cho việc triển khai
các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với hoạt động đầu tư, sản xuất sản phẩm thân
thiện môi trường.
Thứ hai, cần quy định một cách chi tiết các hướng dẫn ưu đãi, hỗ trợ đối

với hoạt động đầu tư, sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường cần cụ thể, minh
bạch và rõ ràng, dễ tiếp cận nhằm bảo đảm cho các doanh nghiệp nắm bắt được
những ưu đãi, hỗ trợ mà mình được thụ hưởng khi đầu tư, sản xuất sản phẩm
thân thiện với môi trường. Những ưu đãi, hỗ trợ rõ ràng, minh bạch sẽ tạo động
lực kinh tế cho các chủ đầu tư, nhà sản xuất thực hiện các biện pháp khác nhau
nhằm bảo đảm các tiêu chí để gắn Nhãn xanh Việt Nam cho sản phẩm của mình
và sản phẩm của mình được công nhận là sản phẩm thân thiện với môi trường
Thứ ba, các cơ quan nhà nước cần có kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận
thức của các doanh nghiệp, người tiêu dùng và người dân nhằm định hướng sự
lựa chọn mua sản phẩm đã được gắn Nhãn xanh Việt Nam, sản phẩm thân thiện
với môi trường. Bên cạnh đó, cần có những hoạt động cung cấp thông tin, hỗ trợ
pháp lý đối với các doanh nghiệp khi các doanh nghiệp thực hiện thủ tục để
được cấp Nhãn xanh Việt Nam; đầu tư, sản xuất sản phẩm thân thiện với môi
trường.

9


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG TRONG KINH DOANH
KẾT LUẬN
Các sản phẩm thân thiện với môi trường được xem là một sự đầu tư mới
mẻ và hiệu quả đang được các nước phát triển cũng như đang phát triển ứng
dụng, nhằm bảo vệ môi trường đang ngày càng ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng.
Khi các tiêu chí về sản phẩm thân thiện với môi trường được đưa ra phù hợp,
các tiêu chí về môi trường cũng ngày càng được nâng lên chặt chẽ hơn, môi
trường sẽ được bảo vệ dựa trên sự thúc đầy của thị trường. Ngoài ra, sản phẩm
thân thiện với môi trường còn góp phần nâng cao uy tín, năng lực cạnh tranh cho
các doanh nghiệp, tạo dựng hình ảnh tốt về doanh nghiệp đối với người tiêu
dùng, thúc đẩy việc xuất khẩu sản phẩm của các doanh nghiệp tại những nơi có
nhu cầu tiêu thụ những sản phẩm thân thiện cao.


10


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG TRONG KINH DOANH
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Luật bảo vệ môi trường 2014;
Luật Đất đai 2013;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2013;
Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 về sản xuất và cung ứng sản

phẩm dịch vụ công ích;
5. Thông tư số 41/2013/TT – BTNMT ngày 02/12/2013 quy định về trình tự, thủ
tục, chứng nhận nhãn sinh thái cho sản phẩm thân thiện với môi trường.
6. Nghị định số 46/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
không có trường hợp dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất sản phẩm thân thiện
với môi trường;
7. Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 về sửa đổi, bổ sung một số điều
của các nghị định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
8. Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Bảo vệ môi trường 2014;
9. Như thế nào là sản phẩm thân thiện với môi trường, truy cập ngày
04/9/2018;
10.Sản phẩm xanh vì cuộc sống con người, truy cập ngày 04/9/2018;
11.Một số vấn đề pháp lý về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thân thiện với môi

trường, truy cập ngày 06/9/2018.

MỤC LỤC

11



×