Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu luận môn xã hội học chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.09 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
Số trang
Đặt vấn đề: …………………………………………………………………………..2
Nội dung: …………………………………………………………………………….3
I. Mô tả giải pháp của đề tài:………………………………………………………...3
1. Trước khi nghiên cứu đề tài:……………………………………………………...3
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến làm đề tài:………………………………....5
II. Hiệu quả do đề tài đem lại:……………………………………………………….8
Kết luận: ……………………………………………………………………………13
Danh mục tài liệu tham khảo:………………………………………………………16


2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, nhất là từ khi có Nghị quyết Trung ương 5, khoá IX
về “nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới” cùng với
các văn kiện của Đại hội, các Nghị quyết của Đảng (khóa XI), đặc biệt là Nghị
quyết Trung ương 4 khóa XI, một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay và
Chỉ thị 03 về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh”, Nghị quyết đại hội đảng các cấp, công tác tuyên truyền đã được các cấp,
ngành quan tâm, chỉ đạo sâu sát; cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường, đội
ngũ cán bộ được chuẩn hóa, chuyên môn hóa, thường xuyên đổi mới nội dung, hình
thức, phương pháp tuyên truyền nên đã mang lại hiệu quả bước đầu góp phần quan
trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện và đưa Hải Hậu trở thành huyện
nông thôn mới.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được của công tác tuyên truyền vẫn còn
có những hạn chế: Với đặc thù là huyện ven biển phía Nam tỉnh Nam Định có vị trí
quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng. Diện tích tự nhiên 230 km 2, có 32
xã, 3 thị trấn với trên 29 vạn dân, trong đó có trên 40% đồng bào Công giáo; công tác
tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước gặp
không ít khó khăn.


Tham mưu trên một số lĩnh vực công tác còn chưa kịp thời, nhạy bén; chưa chú
trọng đúng mức nghiên cứu, đề xuất những vấn đề có tính chiến lược; chưa triển khai
tốt công tác giáo dục lý luận chính trị, tư tưởng và đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân,
tư tưởng cơ hội, những quan điểm mơ hồ, sai trái. Công tác đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch có lúc còn lúng túng, bị động. Việc tổ chức nghiên cứu,
học tập, quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước chưa
thường xuyên, chưa có phương pháp tuyên truyền riêng cho những nơi có đông đồng
bào theo đạo Thiên chúa; công tác giáo dục lý luận chính trị trong trường đảng, hệ
thống giáo dục quốc dân, cho hội viên, đoàn viên các đoàn thể tuy đã có những đổi
mới nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn; chưa huy động được đầy đủ sức
mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị làm công tác tuyên truyền...
Từ cơ sở lý luận, qua thực tiễn công tác ở địa phương, tôi quyết định chọn đề


3
tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn
mới trong đồng bào Công giáo huyện Hải Hậu”
NỘI DUNG
Vận dụng thuyết nhóm chính trị trong môn học xã hội học chính trị, tác giả
phân tích đề tài tiểu luận như sau:
I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP:
1. Trước khi tạo ra sáng kiến đề tài:
- Trong công tác vận động quần chúng, việc phát hiện, bồi dưỡng và phát huy
vai trò của chức sắc, chức việc tôn giáo đối với công tác tuyên truyền đường lối, chính
sách pháp luật của Đảng và Nhà nước trong vùng đồng bào tôn giáo có ý nghĩa hết sức
quan trọng, thậm chí nó có vai trò quyết định sự thành công của quá trình vận động.
Chức sắc trong các tôn giáo là những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp, có
trình độ, được đào tạo hệ thống cơ bản về giáo lý, giáo luật, có kinh nghiệm thực tiễn
được Giáo hội công nhận theo quy định của các Giáo hội. Hàng ngũ chức sắc là đội
ngũ nòng cốt và xương sống của Giáo hội các tôn giáo, họ vừa có vị trí, vai trò lãnh

đạo, vừa có trình độ giáo lý, giáo luật, có uy tín lớn trong quần chúng tín đồ, là cầu nối
giữa Giáo hội các tôn giáo với tín đồ nên có tác động to lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến
quần chúng tín đồ. Do đó, vận động chức sắc các tôn giáo có ý nghĩa rất quan trọng,
thông qua các vị chức sắc, quần chúng yên tâm tu hành theo luật pháp và giáo luật,
thực hiện tốt đường lối chính sách của đảng và pháp luật của Nhà nước, đồng thời
chống lại âm mưu của những kẻ đội lốt tôn giáo chống phá cách mạng làm ảnh hưởng
đến giáo lý tôn giáo. Cùng với đội ngũ các chức sắc tôn giáo còn có chức việc tôn
giáo-những con người mà uy tín, trí tuệ và sức ảnh hưởng của họ đã vượt ra ngoài
khuôn khổ của một gia đình, một dòng họ và lan toả mạnh mẽ đến toàn thể cộng đồng,
xã hội. Tiếng nói và hành động của họ, trong nhiều trường hợp đóng vai trò như là
người đại diện, có tác dụng dẫn dắt, định hướng cho văn hoá ứng xử của cả cộng đồng
nơi họ sống đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trong đồng bào Công
giáo trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định còn hạn chế đó là chưa vận động
được các chức sắc tôn giáo và những người có uy tín ở vùng Công giáo tham gia công


4
tác tuyên truyền.
- Hạn chế ở chủ thể tuyên truyền
Hằng năm, qua các hội nghị sơ kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới ở từng địa phương, đã có một số khó khăn, bất cập phát sinh,
nhất là trong việc tuyên truyền, vận động cần được tập trung khắc phục đó là: Nhận
thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân về chương trình xây dựng nông thôn mới ở
một số nơi còn chưa đúng và chưa đầy đủ. Công tác tuyên truyền, vận động còn chung
chung, đơn điệu; sự phối hợp giữa các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, giữa các địa
phương… còn lỏng lẻo, chưa đạt hiệu quả cao. Năng lực cán bộ chuyên môn về công
tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới còn nhiều mặt hạn chế, thiếu những kỹ năng
cơ bản để triển khai tuyên truyền, vận động về Chương trình xây dựng nông thôn mới
và từ đó hiệu quả đạt chưa cao. Vì thế, "ý Đảng và lòng dân" thật sự chưa có tính đồng

thuận cao, tính dân chủ chưa được phát huy đúng mức và từ đó việc huy động các
nguồn lực cơ bản, cần thiết cho Chương trình chưa đạt yêu cầu đặt ra.
Chất lượng chi bộ và đội ngũ cán bộ, đảng viên ở một số xóm, tổ dân phố còn hạn
chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền xây dựng nông thôn mới nói chung và
xây dựng nông thôn mới trong đồng bào Công giáo nói riêng. Theo Báo cáo của Ban Tổ
chức Huyện uỷ Hải Hậu, đến hết năm 2014 toàn huyện có 19,2% số chi bộ có từ 8 đảng
viên, số chi bộ có từ 5 đảng viên chỉ chiếm 5,17%. Còn đa số các chi bộ có dưới 5
đảng viên. Nhiều chi bộ phải ghép số đảng viên của 3 xóm lại mới thành lập được chi
bộ.
Như vậy, có thể thấy đội ngũ cán bộ, đảng viên ở các chi bộ xóm rất mỏng, đặc
biệt là các chi bộ trong đồng bào Công giáo.
- Hạn chế ở đối tượng tuyên truyền
Phần lớn đồng bào Công giáo-chủ thể thực hiện chương trình xây dựng nông
thôn mới trong đồng bào Công giáo đã nhận thức được chủ trương xây dựng nông
thôn mới, song bên cạnh đó cũng còn một bộ phận đồng bào Công giáo nhận thức
chưa đầy đủ và toàn diện về nội dung xây dựng nông thôn mới.
Một số người mặc nhiên coi việc xây dựng nông thôn mới chỉ là sự đầu tư của
cấp trên về phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn; một bộ phận thì bị tác động của


5
các đặc điểm tâm lý tôn giáo "đã tham gia giáo hội thì không tham gia công việc xã
hội" vì vậy khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới trong vùng đồng bào
Công giáo bà con giáo dân không tham gia vào các công việc như: bàn bạc các phương
án xây dựng nông thôn mới, bàn bạc mức đóng góp, tham gia tuyên truyền xây dựng
nông thôn mới (qua khảo sát có 5,2% không tham gia vào công tác tuyên truyền chủ
trương xây dựng nông thôn mới đối với đồng bào Công giáo ở giáo xứ, giáo họ mình)
….
- Hạn chế trong việc sử dụng các nguồn lực trong hoạt động tuyên truyền
Những hoạt động tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trong đồng bào Công

giáo chủ yếu mới được tiến hành thông qua các cuộc họp triển khai, qua cán bộ xóm,
tổ dân phố, đoàn thể, tuyên truyền trên hệ thống phát thanh trong những khung giờ
nhất định, vì vậy thời gian tiến hành các hoạt động tuyên truyền chưa nhiều.
Trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động tuyên truyền chưa được quan tâm đầu
tư các trang thiết bị hiện đại mà chỉ mới sử dụng các trang thiết bị đã được trang bị
trong các nhà văn hóa xóm, tổ dân phố.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
2.1. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là huy
động sự tham gia của các chức sắc, chức việc tôn giáo đối với công tác tuyên truyền
xây dựng nông thôn mới trong đồng bào Công giáo
Hệ thống tuyên giáo các cấp cùng với các đoàn thể chính trị-xã hội tăng cường
tham mưu giúp cấp ủy định hướng nội dung, phương thức tuyên truyền tuyên truyền
xây dựng nông thôn mới theo từng thời gian cụ thể đảm bảo tính thiết thực, phù hợp
với đặc điểm của đồng bào Công giáo. Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng báo cáo
viên các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong tuyên truyền xây dựng nông
thôn mới trong đồng bào Công giáo. Chú trọng biên soạn tài liệu tham khảo, đề cương
bài giảng; tăng cường trao đổi, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ, nội dung xây dựng nông
thôn mới cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở.
Cần chỉ đạo các cơ quan: Đài Phát thanh-Truyền hình huyện, Cổng thông tin
điện tử của huyện, đài truyền thanh các xã, thị trấn nâng cao chất lượng tuyên truyền,
mở chuyên trang, chuyên mục; kịp thời biểu dương các tập thể, cá nhân giáo dân điển


6
hình trong việc thực hiện tốt nội dung xây dựng nông thôn mới, tạo sức lan tỏa rộng
khắp tới giáo dân.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, các cấp ủy đảng và Ban chỉ đạo
xây dựng nông thôn mới các cấp cần gắn nội dung tuyên truyền xây dựng nông thôn
mới với các phong trào khác của Ban đoàn kết Công giáo phát động như phong trào
"Đồng bào Công giáo Hải Hậu đoàn kết yêu thương để giúp nhau phát triển kinh tế

góp phần xây dựng nông thôn mới", "xây dựng xứ, họ tiên tiến-gia đình Công giáo
gương mẫu"... Thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ, kịp thời giải quyết những
khó khăn, vướng mắc, nhất là vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống hằng ngày
của giáo dân để củng cố niềm tin và động viên họ tham gia tuyên truyền và thực hiện
xây dựng nông thôn mới.
Các tổ chức đoàn hội cần thường xuyên lồng ghép nội dung xây dựng nông
thôn mới trong nội dung sinh hoạt của tổ chức mình. Cần thường xuyên tuyên truyền,
vận động hội viên, đoàn viên của tổ chức mình nâng cao nhận thức và tổ chức thực
hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
Công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trong đồng bào Công giáo cần
tranh thủ tối đa vai trò của Hội đồng giáo xứ, của các chức sắc, chức việc, các hội đoàn
… trong việc giải quyết các công việc liên quan đến xây dựng nông thôn mới trong
đồng bào Công giáo. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới
phải được quán triệt sâu sắc trong hàng ngũ chức sắc, chức việc tôn giáo và trong tín
đồ. Khi thấm nhuần chủ trương, chính sách, một mặt họ sẽ tự giác chấp hành, mặt
khác họ sẽ là những hạt nhân tiêu biểu trong việc vận đồng đồng bào tổ chức thực
hiện.
2.2. Đổi mới nội dung, lựa chọn hình thức và phương pháp tuyên truyền phù
hợp với yêu cầu tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trong đồng bào Công giáo
Đối với đặc điểm của đồng bào Công giáo huyện Hải Hậu cũng có những đặc
điểm tâm lý cơ bản của người Công giáo đó là niềm tin có tính bền vững. Niềm tin tôn
giáo là niềm tin chắc chắn, có thật, là một niềm tin mang tính chủ quan trực giác,
không cần lý giải một cách khoa học. Sự hoài nghi ngăn cản con người đến với đạo.
Công giáo là một tôn giáo độc thần. Niềm tin (hay Đức tin) của người Công giáo là sự


7
tin tưởng của bản thân mỗi người vào Chúa và những giáo lý của Chúa. Người Công
giáo nhận đức tin từ người khác và phải truyền đạt cho người khác bằng tình yêu của
chính họ. Đức tin là tin tưởng của toàn bản thân bao gồm ý chí, tư tưởng, hành động

và việc làm của con người gắn bó với Thiên Chúa. Với tín đồ theo đạo phải có niềm
tin vào chính đạo của họ, tin vào lời dạy của Chúa, tin vào kinh thánh, giáo lý.
Chính xuất phát từ đặc điểm tâm lý của người Công giáo như vậy để tuyên
truyền có hiệu quả việc xây dựng nội dung, lựa chọn hình thức và phương pháp tuyên
truyền phù hợp với yêu cầu của công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới bền
vững và phát triển trong đồng bào Công giáo là một yêu cầu cần thiết đảm bảo hiệu
quả tuyên truyền.
Nội dung tuyên truyền xây dựng nông thôn mới cho đồng bào Công giáo cần
tập trung vào những thông tin, kiến thức mới về tiến bộ khoa học kỹ thuật, những kết
quả đã đạt được cũng như những kinh nghiệm, những mô hình kinh tế có hiệu quả
trong xây dựng nông thôn mới. Đó chính là nội dung cần thiết, thiết thực nhất mà đồng
bào Công giáo quan tâm, cũng chính là căn cứ, là cơ sở để chủ thể tuyên truyền tiếp
tục đẩy mạnh tuyên truyền những nội dung cần thiết, cũng như có sự điều chỉnh, thay
đổi nội dung tuyên truyền sao cho phù hợp yêu cầu thực tiễn của từng địa phương.
2.3. Tích cực sử dụng phương pháp tuyên truyền nêu gương trong việc vận
động đồng bào Công giáo tham gia xây dựng nông thôn mới.
Thư Mục vụ 2008 của Hội đồng Giám mục Việt Nam, tại mục 16-Gia đình và
việc dạy con cái sống theo lương tâm và sự thật đã ghi rõ: Đức Giáo Hoàng Bênêđictô
XVI khẳng định rằng: “Nếu tiến bộ kỹ thuật không đi đôi với tiến bộ trong việc giáo
dục đạo đức con người, trong sự tăng trưởng con người nội tâm, thì đó chẳng phải là
một sự tiến bộ, nhưng lại là một mối đe dọa đối với con người và thế giới” (Thông
điệp Spe Salvi, số 22). Theo đó, lương tâm ngay chính và đời sống nội tâm sâu xa là
yếu tố căn bản cho sự bền vững và phát triển của xã hội. Những hoạt động xã hội, văn
hóa, chính trị đều phải xây dựng trên nền tảng lương tâm ngay chính mới mang lại
hiệu quả tích cực. Gia đình là môi trường quan trọng và không thể thay thế cho việc
huấn luyện này. Người cha người mẹ chính là những nhà huấn luyện lương tâm cho
thế hệ tương lai. Để cho việc huấn luyện lương tâm có hiệu quả, cần phải có sự cộng


8

tác của mọi thành phần Giáo Hội và xã hội, vì xã hội được coi như sự nối dài của gia
đình trong sứ mạng giáo dục. Thật là mâu thuẫn nếu trong nhà cha mẹ dạy con thật thà
mà ra khỏi gia đình cha mẹ lại gian lận dối trá đối với những người xung quanh.
Gương sáng của cha mẹ và những bậc cha anh đóng vai trò quan trọng để giáo dục
lương tâm cho những thế hệ nối tiếp. Dân tộc và Giáo Hội Việt Nam trong tương lai sẽ
ra sao nếu thế hệ hôm nay bàng quan nhắm mắt trước sự man trá lừa lọc? (Thư Mục vụ
của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi cộng đồng dân chúa về môi trường giáo dục
gia đình Công giáo).
Như vậy, trong công tác xây dựng nông thôn mới trong đồng bào Công giáo,
những tấm gương điển hình tiên tiến, sống động của đồng bào, của các chức sắc tôn
giáo có tác động giáo dục, thuyết phục trực tiếp và mạnh mẽ đối với những người
xung quanh trong giáo họ, giáo xứ.
II. HIỆU QUẢ DO ĐỀ TÀI ĐEM LẠI:
Phong trào thi đua, sản xuất kinh doanh giỏi.
Một trong những yếu tố để nông thôn mới phát triển bền vững đó là đẩy mạnh
phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Trong phát triển kinh tế, bà con
giáo dân đã tích cực tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát
triển ngành nghề, dịch vụ, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Phong trào giáo
dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi tiếp tục phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu,
xuất hiện ngày càng nhiều giáo dân có tư duy trong sản xuất kinh doanh phù hợp với
môi trường khí hậu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thâm canh, mở
mang các ngành nghề kinh doanh, dịch vụ thương mại phục vụ sản xuất và đời sống,
cho thu nhập hàng 100 triệu đồng/năm, tiêu biểu như hộ ông Lê Văn Trụ giáo họ Đất
Vượt xã Hải Phương, ông Nguyễn Văn Công xứ Xuân Thuỷ xã Hải Xuân, ông Nguyễn
Văn Khuynh giáo họ Tây Cát xã Hải Đông v.v... Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất
nâng cao trình độ thâm canh, nhiều gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng
lúa, sản xuất muối hiệu quả kinh tế thấp sang nuôi trồng thuỷ sản và mở rộng diện tích
trồng mầu, trồng cây vụ đông trên chân ruộng hai lúa, cho thu nhập từ 2 đến 2,5 lần so



9
với trồng lúa, tiêu biểu như các giáo xứ, giáo họ ở xã Hải Chính, Hải Tây, Hải Xuân,
Hải Phương và Thịnh Long.v.v…
Ngoài sản xuất nông nghiệp, đồng bào công giáo còn mạnh dạn đầu tư vào phát
triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ như: nghề mộc, khảm trai,
kim hoàn, dệt chiếu, dệt lưới, kéo sợi PE, may công nghiệp, thêu ren.v.v... phát triển
mạnh ở các giáo xứ, giáo họ, đã thường xuyên giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao
động ở địa phương. Điển hình, như: tổ thợ xây, thợ mộc ở xứ Giáp Nam xã Hải
Phương; họ Đất Vượt xứ Quần phương; xứ Hưng Nghĩa xã Hải Hưng; khảm trai và
gỗ mỹ nghệ ở xứ Phạm pháo xã Hải Minh; dệt chiếu ở xứ Triệu Thông xã Hải Bắc, xứ
An Nghĩa, An Đạo xã Hải An; làm mây tre ở xứ Hai Giáp xã Hải Anh, xứ Phạm Pháo
xã Hải Minh... Đặc biệt, đến nay toàn huyện có nhiều doanh nghiệp, Công ty TNHH
được thành lập do con em người công giáo làm chủ đã mở rộng ngành nghề, tạo công
ăn việc làm ổn định cho hàng 100 lao động có mức thu nhập bình quân từ 4-5 triệu
đồng/người/tháng; tiêu biểu như: Công ty TNHH Thanh Chương sản xuất muối I ốt
của ông Phạm Thanh Chương, Công ty TNHH Hoa Tâm của bà Nguyễn Thị Tâm,
Công ty TNHH Minh Hà của ông trùm Nguyễn Minh Tâm giáo xứ Thịnh Long thị trấn
Thịnh Long, Công ty TNHH Sông Giang của ông Vũ Mạnh Hùng xã Hải Giang, Công
ty TNHH Tú Cường của ông Đinh Bách Tính xứ Phạm Pháo xã Hải Minh v.v...
Nhờ sáng tạo trong lao động, sản xuất, mở rộng ngành nghề, tận dụng được lao
động trong mỗi gia đình và thu hút lao động trong lúc nông nhàn mà thu nhập của bà
con giáo dân ngày một tăng, đời sống của mỗi gia đình không ngừng được cải thiện và
nâng cao; qua thống kê đến nay có 14.314 hộ giáo dân trong huyện có mức sống khá
trở lên, nhiều hộ gia đình có thu nhập hàng 100 triệu đồng một năm; 90% số hộ có
nhà xây kiên cố và bán kiên cố; 98,5% số hộ có phương tiện nghe nhìn, 98% số hộ
dùng nước hợp vệ sinh; 100% xứ họ có điện thắp sáng; đường trục xã, đường liên
thôn, liên xóm khang trang sạch đẹp; nhà thờ, thánh thất được tôn tạo sửa sang, nâng
cấp, thuận tiện cho việc sinh hoạt tôn giáo.
Kết quả tham gia các phong trào các cuộc vận động.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, linh mục và Ban hành giáo các giáo xứ, giáo
họ đã tích cực tuyên truyền, vận động làm cho bà con giáo dân hiểu được ý nghĩa, mục


10
đích, nội dung và những lợi ích mà bà con nông dân được hưởng thụ theo phương
châm "dân được biết, được bàn, dân tự làm, tự kiểm tra”. Do vậy đã động viên được
các chức sắc, chức việc tôn giáo, các tầng lớp giáo dân cùng chung sức, đồng lòng xây
dựng nông thôn mới, coi đây là việc của mỗi người, mỗi gia đình. Tiêu biểu là Linh
mục và Ban hành giáo xứ Kiên Chính xã Hải Chính vận động giáo dân hiến trên
1.000m2 đất sổ đỏ, ủng hộ trên 600 triệu đồng; Linh mục chánh xứ Đỗ Văn Thực vận
động giáo dân xứ Hưng Nghĩa hiến trên 700 m2 đất sổ đỏ, tự nguyện tháo dỡ các công
trình trên đất như cổng dậu, công trình vệ sinh, vận động giáo dân tại giáo xứ và giáo
dân người con quê hương ủng hộ gần 2 tỷ đồng; Giáo xứ Văn Lý vận động nhân dân
huy động nội lực đóng góp trên 3 tỷ đồng đổ được 3.000 mét bê tông theo tiêu chí
nông thôn mới v.v...
Bà con giáo dân cùng nhân dân trong huyện tự nguyện đóng góp, ủng hộ 573 tỷ
đồng, chiếm 39,2% tổng số vốn toàn huyện huy động xây dựng nông thôn mới; hiến trên
345 ha đất nông nghiệp, 25 ha đất ở để xây dựng các công trình đường giao thông, phúc
lợi công cộng; góp trên 150.000 ngày công lao động.
Cùng với các hoạt động phát triển kinh tế, bà con giáo dân trong huyện còn tích
cực hưởng ứng thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hoá ở khu dân cư", "Sống tốt đời đẹp đạo", hầu hết các gia đình giáo dân đã thực hiện
tốt nếp sống văn hoá theo hương ước; tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự, đấu
tranh bài trừ các tệ nạn, hủ tục lạc hậu; chăm lo công tác khuyến học, khuyến tài; từ
thiện nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ quỹ vì người nghèo, ủng hộ đồng bào bị lũ
lụt, thiên tai. Đến nay, có 25.950/35.374 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn “Gia đình công
giáo gương mẫu”; 76 xứ, họ đạt tiêu chuẩn “Xứ, họ tiên tiến”; 68 khu dân cư có đông
đồng bào công giáo đạt tiêu chuẩn nếp sống văn hoá; 119/143 xứ họ không có người
nghiện ma tuý.

Công tác giáo dục vùng có đông đồng bào Công giáo được chăm lo, 100% học
sinh trong độ tuổi được đến trường. Đến nay, tổng số dư quỹ khuyến học, khuyến tài
trong các xứ họ là trên 2,3 tỷ đồng. Trong 3 năm (2014-2016) có 2.670 con em giáo
dân thi đỗ đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Ngày càng có nhiều giáo dân
tham gia công tác xã hội, giữ nhiều chức vụ trong tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể
từ huyện đến cơ sở. Hiện nay có 25 ông trùm và 214 giáo dân tham gia Hội đồng nhân


11
dân xã, thị trấn. Trong đó nhiều con em người công giáo được cử giữ những chức vụ
chủ chốt trong chính quyền cơ sở. Có 51 ông trùm tham gia Ủy ban Mặt trận Tổ quốc,
30 ông trùm tham gia Hội chữ thập đỏ và 22 ông trùm tham gia Hội khuyến học xã, thị
trấn.
Chính vì làm tốt giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền xây
dựng nông thôn mới cho đồng bào Công giáo nên Huyện Hải Hậu đạt huyện chuẩn
nông thôn mới năm 2015, là huyện thứ 5 của cả nước đạt huyện chuẩn nông thôn
mới, là huyện duy nhất có 100% số xã đạt xã nông thôn mới.
Để xây dựng huyện Hải Hậu, giai đoạn 2015-2020 toàn huyện phấn đấu thực
hiện mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI đề ra “Tiếp tục phát huy truyền
thống văn hóa, anh hùng; tăng cường đoàn kết, mở rộng dân chủ, giữ vững kỷ cương,
tích cực đổi mới, tập trung trí tuệ; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
đảng bộ, xây dựng Hải Hậu- huyện nông thôn mới bền vững và phát triển”. Việc tiếp
tục thực hiện sáng kiến:“Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền xây
dựng nông thôn mới cho đồng bào Công giáo huyện Hải Hậu” càng phải thực hiện
tốt hơn nữa.
Từ năm 2016 đến nay, kết quả xây dựng nông thôn mới bền vững và phát triển
đã đạt được kết quả đáng khích lệ: Có 168 xóm, TDP được UBND huyện công nhận
đạt xóm, TDP nông thôn mới bền vững và phát triển giai đoạn 2016-2020 và 17 xóm,
TDP được tặng bằng khen thực hiện tốt xây dựng xóm, TDP “Sáng-xanh-sạch-đẹp”.
Các xóm, TDP tiếp tục sửa chữa, nâng cấp và làm mới cơ sở vật chất xóm, TDP.

Phong trào chỉnh trang khuôn viên gia đình, vệ sinh đường làng ngõ xóm, vệ sinh
dòng sông, kênh mương, trồng hoa và chăm sóc hoa trên các tuyến đường tiếp tục
nhân rộng tạo cảnh quan, môi trường xóm, TDP “Sáng- xanh- sạch- đẹp” đã làm thay
đổi diện mạo nông thôn. Điển hình như: Xóm 8, 12- Hải Tây; xóm 18, 13, 5- Hải
Quang; xóm Nguyễn My- Hải Thanh; xóm 2- Hải Đường, xóm Trần Hòa- Hải Phú;
xóm 2, 3, 6- Hải Châu ... Việc thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, lễ
hội và sinh hoạt cộng đồng tại các xóm, TDP đang từng bước đi vào nề nếp. Tiếp tục
chỉ đạo xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, đến nay toàn huyện có 112/114
trường đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ bao phủ y tế bình quân toàn huyện đạt 80,65% dân số
(tăng 1,85% so kế hoạch năm 2017); có trên 30% số xóm, TDP có tỷ lệ bao phủ bảo


12
hiểm y tế đạt 85% trở lên. Điển hình như: Xóm 8- Hải Bắc đạt 100%, xóm Xướng
Cau- Hải Thanh 99,5%, xóm 4- Hải Bắc 96,8%, xóm Nguyễn My- Hải Thanh
94,2% ... Mỗi xã, thị trấn có một tổ thu gom rác thải, thu từ 2- 4 lần trong 1 tuần; có 24
lò đốt rác bằng khí tự nhiên, 10 bãi chôn rác thải đạt tiêu chuẩn của Sở Tài nguyênMôi trường. Công tác an ninh trật tự được giữ vững, không có khiếu kiện đông người,
không để xảy ra trọng án, tội phạm và tệ nạn xã hội được kiềm chế. Kinh phí xây dựng
nông thôn mới của các xã, thị trấn từ năm 2016 đến nay là 195.801,8 triệu đồng.


13
KẾT LUẬN
Thời gian qua, công tác thông tin tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn huyện được tổ chức đa dạng, phong phú với nhiều hình thức. Bên cạnh hình thức
tuyên truyền trực quan, các cơ quan báo chí, cơ quan tuyên truyền đã chú trọng nâng
cao chất lượng, hiệu quả các chuyên trang, chuyên mục về xây dựng nông thôn mới.
Đồng thời, các cấp, các ngành cũng đã biên soạn, xuất bản nhiều tài liệu tuyên truyền,
tổ chức các tọa đàm, hội thi tìm hiểu về vai trò, ý nghĩa, nội dung Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và những kết quả đã đạt được trong triển khai

thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, công tác thông tin tuyên truyền xây
dựng nông thôn mới vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Về nội dung: Công tác
thông tin tuyên truyền xây dựng nông thôn mới tuy sớm được triển khai và triển khai
tương đối đồng bộ song chưa thực sự có chiều sâu và điểm nhấn. Nội dung thông tin
tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới đa số mới chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền về
chủ trương, chính sách, các thông tin khác vẫn còn mang tính một chiều, chưa có
nhiều tác phẩm mang tính phản biện, tương tác cao. Về hình thức: Một số hình ảnh về
chủ đề xây dựng nông thôn mới chưa có điểm nhấn, chưa thực sự phù hợp với nội
dung thông tin. Về thời lượng thông tin tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trên các
phương tiện thông tin đại chúng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của các tầng lớp
nhân dân.
Để đạt được mục tiêu xây dựng nông thôn mới bền vững và phát triển, UBND
huyện, HĐND, Huyện ủy cần đẩy mạnh tuyên truyền để thực hiện các phương hướng
và giải pháp sau:
*Phương hướng:
Phương hướng thi đua xây dựng nông thôn mới bền vững và phát triển giai
đoạn 2016-2020: Năm 2017, có trên 300 xóm, TDP đã đăng ký, được thẩm định đạt
xóm, TDP NTM. Năm 2018, có 100% số xóm, TDP được công nhận xóm, TDP NTM và
có trên 28 xã, TT đạt NTM giai đoạn 2016- 2020. Năm 2019, có 35/35 xã, TT đạt
NTM giai đoạn 2016- 2020 và Huyện Hải Hậu đạt huyện NTM giai đoạn 2016- 2020.
* Giải pháp:


14
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động sâu rộng trong
nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về xây dựng nông
thôn mới. Trên cơ sở thống nhất về nhận thức, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo
của các cấp, các ngành, các tổ chức và mỗi cá nhân trong tham gia xây dựng và tổ
chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch về xây dựng nông

thôn mới.
Nội dung thông tin truyền thông về xây dựng nông thôn mới cần được cải thiện
theo hướng đa dạng hóa, nâng dần tính hấp dẫn. Tăng cường thông tin tuyên truyền về
vai trò, trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong phong trào cả nước chung sức xây
dựng nông thôn mới, qua đó làm cho nhân dân thấy rõ vai trò chủ thể của mình trong
xây dựng nông thôn mới đồng thời họ chính là người được thụ hưởng thành quả của
quá trình xây dựng nông thôn mới.
Tăng cường thông tin tuyên truyền về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Qua đó để các cấp, các ngành, cán bộ, đảng
viên và các tầng lớp nhân dân nắm được, có biện pháp cụ thể, phù hợp vượt qua khó
khăn, phát huy được tiềm năng, thế mạnh trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Ninh
Bình. Đặc biệt, tuyên truyền sâu rộng phương pháp xây dựng thành công mô hình
nông thôn mới ở các xã Khánh Thành, Khánh Thiện, Khánh Phú (huyện Yên Khánh),
nhất là những mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao, cách thức tổ chức, hoạt động của
các Hợp tác xã nông nghiệp hiệu quả, mô hình “Phụ nữ, Thanh niên giúp nhau làm
kinh tế”…
Cùng với việc đa dạng hóa các tin, bài về nông thôn mới cần chú trọng nâng
cao hơn nữa chất lượng thông tin về mô hình hiệu quả, về những kinh nghiệm hay,
nhân tố điển hình, tích cực trong xây dựng nông thôn mới. Thông qua đó, kịp thời
nhân rộng các điển hình tiên tiến, phát huy các sáng kiến, kinh nghiệm hay tạo ra
những chuyển biến tích cực, hiệu quả trong xây dựng nông thôn mới.
Song song với việc đổi mới, nâng cao chất luợng nội dung, hình thức các thông
tin tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới, các cơ quan báo chí, cơ quan thông tin


15
tuyên truyền cần tăng cường thời lượng tuyên truyền về nội dung này trên các phương
tiện thông tin đại chúng.
Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách, vừa lâu dài vì
vậy cần phải được thực hiện trên cơ sở kế thừa và phát triển, có bước đi vững chắc, lộ

trình phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, tiếp tục tăng cường công tác
thông tin tuyên truyền giúp nhân dân hiểu đúng, hiểu đủ và hiểu sâu sắc về quyền lợi,
trách nhiệm của mình trong xây dựng nông thôn mới và xây dựng được niềm tin của
nhân dân đối với thắng lợi của phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn
mới”./


16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhiều tác giả (2010), từ điển Xã hội học Oxfort, Nxb ĐHQG Hà Nội, Viện
Xã hội học.
2. G.Endruweit và G.Frommsdonrff (2002), từ điển Xã hội học, Nxb Thế giới.
3. Thúy Duy- Vũ Lộc (Ban Tôn giáo Chính phủ): Hải Hậu chung tay xây dựng
nông thôn mới
4. Văn Huỳnh- Báo Nam Định: Phong trào “Người Công giáo chung tay xây
dựng nông thôn mới” ở tỉnh Nam Định
5. Ủy ban nhân dân huyện Hải Hậu, Báo cáo kết quả 4 năm xây dựng nông thôn
mới (gai đoạn 2011-2015).
6. Ủy ban nhân dân huyện Hải Hậu, Báo cáo kết quả 6 năm xây dựng nông thôn
mới (gai đoạn 2011-2016).
7. Ủy ban nhân dân huyện Hải Hậu, Kế hoạch xây dựng nông thôn mới bền
vững và phát triển (giai đoạn 2016-2020).



×