MỤC LỤC
Số trang
A. Mở
đầu:.............................................................................................................2
B. Nội dung:..........................................................................................................3
1. Khái niệm phân tầng xã hội hợp thức (PTXH):...............................................3
2. Khái niệm quản lý xã hội:.................................................................................4
3. Vận dụng phân tầng xã hội hợp thức vào quản lý xã hội:.................................5
4. Khi nói PTXH hợp thức là cơ sở lý luận:........................................................15
C.
Kết
luận:..........................................................................................................19
Danh
mục
tài
khảo:..............................................................................20
liệu
tham
2
A. MỞ ĐẦU
Phân tầng xã hội là trạng thái phân chia xã hội ra thành các tầng xã hội
khác nhau về địa vị kinh tế, địa vị chính trị, uy tín xã hội, cũng như một số khác
biệt về trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú, phong cách sinh hoạt, cách ứng
xử trong giao tiếp và thị hiếu…. Cũng có thể hiểu phân tầng xã hội là sự xếp
hạng một cách ổn định các vị trí trong xã hội, xét từ góc độ quyền lực, uy tín
hoặc các đặc quyền đặc lợi không ngang nhau. Tuy nhiên, cũng cần phải biết
rằng, khi xã hội học sử dụng thuật ngữ phân tầng xã hội để nói tới trạng thái
phân chia xã hội thành các tầng lớp là nhấn mạnh tới yếu tố “tĩnh”, nhưng xã hội
luôn biến đổi và trong xã hội, giữa các tầng lớp xã hội không có sự phân biệt
rạch ròi mà luôn chuyển hoá cho nhau từ tầng xã hội này sang tầng xã hội khác
hoặc trong nội bộ một tầng, tạo nên yếu tố “động” của phân tầng xã hội do tính
cơ động xã hội. Vì vậy, phân tầng xã hội vừa có yếu tố “tĩnh” vừa có yếu tố
“động”.
Phân tầng xã hội hợp thức là sự phân tầng dựa trên sự khác biệt một cách
tự nhiên về năng lực (thể chất, trí tuệ), về điều kiện, cơ may cũng như sự phân
công lao động căn cứ vào năng lực của các cá nhân và các nhóm xã hội. Sự phân
tầng này thực chất là sự vận hành xã hội theo nguyên tắc “làm theo năng lực,
hưởng theo lao động”. Chính vì vậy đây là sự phân tầng tích cực, cần thiết đối
với toàn thể xã hội. Nó tạo động lực thúc đẩy xã hội đi lên, tạo nên chuẩn mực
cho sự đánh giá xã hội và sự tự đánh giá của các cá nhân theo đúng vị thế, vai
trò của mình.Vì vậy, đây là một xã hội trật tự, ổn định và phát triển. Chính vì
những lý do trên mà tác giả đã lựa chọn tiêu đề “Vận dụng lý thuyết phân tầng
xã hội hợp thức vào quản lý xã hội” để làm đề tài nghiên cứu.
3
B. NỘI DUNG
1. Khái niệm phân tầng xã hội hợp thức (PTXH)
Phân tầng xã hội "hợp thức" (PTXH) là một khái niệm được các nhà xã
hội học nước ta đưa vào nội dung nghiên cứu chính thống trong chương trình
đào tạo của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh trên một
thập kỷ qua. Khái niệm này được các nhà khoa học trừu tượng hóa và "tách bóc"
ra từ khái niệm PTXH nói chung. Theo đó, PTXH hợp thức cũng là một cấu trúc
tầng bậc cao thấp, phản ánh sự khác nhau, sự không ngang bằng nhau giữa các
thành viên trong xã hội về ba dấu hiệu chủ yếu: địa vị chính trị, địa vị kinh tế,
địa vịxã hội. Tuy nhiên, cấu trúc tầng bậc này là "hợp thức", nó đối lập với
PTXH không hợp thức. Có nghĩa là, nó được hình thành, không phải là do cách
làm ăn phi pháp, luồn lọt, xu nịnh, gian dối, mánh khóe, thủ đoạn hoặc do những
hành vi sai trái, làm ăn bất chính mà có. PTXH hợp thức là một cấu trúc tầng
bậc cao, thấp (trên, dưới) chủ yếu dựa vào sự khác biệt khách quan, tự nhiên
giữa các thành viên trong xã hội về mặt năng lực (thể chất, trí tuệ), sự khác biệt
về cái tài, cái đức và sự cống hiến, đóng góp thực tế của mỗi cá nhân cho xã hội.
Người nào có tài càng cao, đức càng rộng và sự cống hiến cho xã hội càng nhiều
thì người đó càng xứng đáng đứng vào vị trí cao trong xã hội, xứng đáng được
giao phó cho những quyền lực lớn, quan trọng để lãnh đạo, quản lý xã hội. Và
đương nhiên họ cũng xứng đáng được xã hội coi trọng, suy tôn và được hưởng
những lợi ích vật chất cao. Người nào tài đức trung bình và cống hiến cho xã hội
ở mức trung bình thì cũng sẽ có những vị trí trung bình vứn sự đánh giá tương
ứng với mức độ những đóng góp trung bình của họ. Những người tài trí thấp,
“tài hèn sức mọn”, đóng góp cho xã hội ít thì đương nhiên sẽ đứng ở vị trí thấp,
và họ được đánh giá, nhìn nhận một cách tương ứng với những gì mà họ có và
làm cho xã hội. Thực chất sự phân tầng xã hội hợp thức vận hành theo nguyên
4
tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động” - nguyên tắc quan trọng nhất để
nhận biết và phân biệt giữa công bằng xã hội và bất công bằng xã hội.
Rõ ràng rằng, với một nội hàm khái niệm như vậy chúng ta có thể hiểu
phân tầng xã hội hợp thức chính là trật tự xã hội lý tưởng của sự công bằng xã
hội. Đương nhiên, trong trường hợp này, phân tầng xã hội hợp thức là tích cực,
là cần thiết là cái chúng ta ước muốn. Một xã hội như vậy sẽ tạo ra được động
lực, nguồn xung lượng thúc đẩy xã hội tiến lên phía trước, nó sẽ góp phần tạo ra
trật tự xã hội cũng như bộmặt nhân văn, nhân bản, nhân ái cho xã hội; Đồng thời
khắc phục được những tư tưởng bảo thủ, ích kỷ, hẹp hòi, kèn cựa, đố kị ganh
ghét những người hơn mình. Mặt khác, nó sẽ tạo ra được chuẩn mực cho sự
đánh giá xã hội cũng như sự tự đánh giá đúng bản thân. Các cá nhân vừa biết đặt
ra cho mình những mục tiêu phấn đấu phù hợp vừa biết tự bằng lòng với những
gì mình có, mình làm, không lười biếng, không ỷ lại song cũng không quá tham
vọng so với năng lực và những điều kiện hiện có của họ. Một xã hội mà mỗi
người đều tự biết rõ mình, biết rõ người, biết tự đặt mình vào vị trí của người
khác, biết nhìn nhận đánh giá bản thân từ vị trí mà xã hội giao phó. Đồng thời
hành động theo đúng vị thế, vai trò của mình theo cái danh, cái phận của bản
thân thì chắc chắn rằng xã hội đó sẽ là một xã hội trật tự, kỷ cương, ổn định,
công bằng và phát triển.
Với một xã hội có sự phân tầng xã hội hợp thức như vậy đương nhiên là
chúng ta sẽ thừa nhận, ủng hộ và tìm cách bảo vệ. Hơn thế nữa chúng ta cũng
cần thiết phải tuyên truyền rộng rãi để đông đảo mọi người cùng thừa nhận, ủng
hộ và cùng góp sức duy trì, củng cố, phát triển và bảo vệ một trật tự xã hội hợp
thức. Đương nhiên với một xã hội như vây, thì nó cần được thiết chế hoá trong
cuộc sống. Nhà nước cần phải tạo ra những hành lang pháp lý cần thiết rộng rãi
an toàn và cởi mở cho sự phân tầng hợp thức nơi mà mọi người đều được phát
huy năng lực và cống hiến theo khả năng và được hưởng các lợi ích mà họ xứng
đáng được hưởng theo đúng pháp luật của nhà nước.
2. Khái niệm quản lý xã hội:
5
- Quản lý là một kiểu quan hệ giữa con người và xã hội trong đó diễn ra
quá trình ra quyết định, tổ chức, chỉ đạo, khuyến khích, động viên, kiểm tra,
giám sát, điều chỉnh nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống xã
hội của con người.
- Quản lý là hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên
sự phân công và hợp tác để làm một công việc nhằm đạt được mục tiêu chung đề
ra.
- Quản lý xã hội (QLXH) cần được hiểu là “quản lý tổng thể xã
hội” (societal management) (Lê Ngọc Hùng, 2010) chứ không phải là quản lý
khía cạnh xã hội của sự phát triển (social management). QLXH bao gồm các
hoạt động của các lĩnh vực xã hội từ chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, môi
trường, đến giải trí, truyền thông.
3. Vận dụng phân tầng xã hội hợp thức vào quản lý xã hội tại Ban
Tuyên giáo Huyện ủy:
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN UỶ
Điều 1: Chức năng
1.1- Ban Tuyên giáo Huyện uỷ là cơ quan tham mưu, giúp việc Ban Chấp
hành Đảng bộ huyện mà trực tiếp là Ban Thường vụ và Thường trực Huyện uỷ
về công tác Tư tưởng-Văn hoá-Khoa giáo-Lịch sử Đảng (gọi tắt là công tác
Tuyên giáo).
1.2- Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác Tuyên giáo của
Huyện uỷ
Điều 2: Nhiệm vụ:
2.1. Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất:
- Nghiên cứu, theo dõi, tổng hợp tình hình tư tưởng trong cán bộ, công
chức, viên chức, đảng viên và nhân dân, những diễn biến trên lĩnh vực tư tưởng
– văn hoá ở địa bàn huyện; dự báo những diễn biến, xu hướng tư tưởng có thể
6
xảy ra, kịp thời báo cáo, tham mưu với Huyện uỷ, Ban Thường vụ về phương
hướng, nhiệm vụ, nội dung, biện pháp giải quyết.
- Nghiên cứu, dự thảo các đề án, nghị quyết, chỉ thị, quyết định... của
Huyện uỷ về công tác tuyên giáo; giúp Huyện uỷ đánh giá, đề xuất chủ trương,
giải pháp công tác Tuyên giáo trên địa bàn huyện.
- Tham gia đề xuất với UBND huyện, cấp uỷ cơ sở và các phòng, ban,
ngành, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân trong việc vận dụng, thể chế hoá
các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Trung ương, tỉnh, huyện về lĩnh vực
Tuyên giáo.
- Sơ kết, tổng kết về công tác Tuyên giáo
2.2. Thẩm định:
Giúp Ban Thường vụ Huyện uỷ thẩm định các đề án, chương trình, tài
liệu... của cấp uỷ cơ sở, các cơ quan, tổ chức chính trị-xã hội trong huyện có liên
quan đến lĩnh vực Tuyên giáo trước khi trình Thường trực Huyện uỷ, Ban
Thường vụ Huyện uỷ.
2.3. Hướng dẫn, kiểm tra:
- Giúp Huyện uỷ xây dựng kế hoạch triển khai học tập các nghị quyết, chỉ
thị của Trung ương, tỉnh, huyện.
- Kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, tỉnh, huyện
về công tác Tuyên giáo.
- Tổ chức thông tin thời sự, chính sách cho cán bộ, đảng viên và đội ngũ
báo cáo viên. Định hướng nội dung thông tin, đồng thời phối hợp với cơ quan
chức năng quản lý, kiểm tra nội dung định hướng chính trị của các phương tiện
thông tin đại chúng trên địa bàn huyện.
- Hướng dẫn nghiệp vụ công tác Tuyên giáo cho đội ngũ cán bộ tuyên
giáo cơ sở.
7
- Hướng dẫn tuyên truyền các ngày lễ lớn, các phong trào thi đua yêu
nước, các sự kiện chính trị quan trọng ở địa phương.
- Hướng dẫn sưu tầm, biên soạn, xuất bản và giáo dục lịch sử truyền thống
cách mạng của các ngành, địa phương.
- Tham gia tổng kết thực tiễn, phát hiện những mô hình mới trong lĩnh
vực Tuyên giáo. Tổng kết kinh nghiệm công tác Tuyên giáo ở địa phương và
định kỳ báo cáo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ.
2.4. Phối hợp:
Ban Tổ chức Huyện uỷ và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện xây
dựng kế hoạch nội dung đào tạo, bồi dưỡng chính trị - hành chính, nghiệp vụ
công tác đảng, mặt trận và các đoàn thể cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ
thống chính trị ở cơ sở.
2.5. Tham gia công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ ở địa
phương:
- Tham gia đề xuất việc đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm,
khen thưởng, kỷ luật cán bộ trong khối Tư tưởng-Văn hoá-Khoa giáo theo thẩm
quyền.
- Phối hợp các cơ quan chức năng tham gia công tác xây dựng Đảng thuộc
khối Tư tưởng-Văn hoá-Khoa giáo của huyện.
2.6. Thực hiện một số nhiệm vụ do Ban Thường vụ, Thường trực Huyện
uỷ giao:
- Tham mưu, giúp việc Ban Thường vụ Huyện uỷ về công tác xây dựng
Đảng thuộc các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, tuyên truyền, lý luận chính trị, báo
chí, xuất bản, văn hoá, văn nghệ, khoa giáo và lịch sử Đảng bộ địa phương.
- Tổ chức mạng lưới và chỉ đạo nội dung hoạt động đối với báo cáo viên,
tuyên truyền viên, cộng tác viên từ huyện đến cơ sở. Tổ chức thông tin thời sự,
8
tuyên truyền chủ trương, chính sách theo kế hoạch, chương trình của cấp uỷ cấp
trên và của Huyện uỷ.
- Chủ trì, chỉ đạo định hướng, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về chính trị,
tư tưởng trong hoạt động của các cơ quan văn hoá, cơ quan thông tin đại chúng
ở địa phương, đảm bảo hoạt động theo đúng đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước.
- Chỉ đạo chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng đối với Trung tâm
bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Thường vụ, Thường trực Huyện uỷ
giao.
QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BAN TUYÊN GIÁO
Điều 3: Quyền hạn và trách nhiệm của Ban Tuyên giáo Huyện uỷ:
- Được yêu cầu các tổ chức, cá nhân báo cáo hoặc cung cấp những vấn đề
liên quan đến công tác Tuyên giáo trên địa bàn huyện.
- Được mời dự các cuộc họp của cấp uỷ, chính quyền các cấp, các ban,
ngành, đoàn thể bàn về công tác Tuyên giáo ở địa phương.
- Tổ chức các hội nghị hướng dẫn nghiệp vụ công tác Tuyên giáo, hướng
dẫn, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Trung ương,
tỉnh, huyện liên quan đến công tác Tuyên giáo đối với cơ sở và đoàn thể ban
ngành trong huyện.
- Định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng hoặc đột xuất Ban Tuyên giáo Huyện
uỷ báo cáo với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ về tình hình
công tác và những đề xuất kiến nghị theo chức năng, nhiệm vụ.
- Phối hợp với các ban của Huyện uỷ nghiên cứu, triển khai, kiểm tra và
tổng kết các nghị quyết, quyết định của Trung ương, tỉnh, huyện về công tác xây
dựng Đảng nói chung, công tác Tuyên giáo nói riêng.
9
- Tham gia ý kiến với UBND các cấp, các tổ chức chính trị-xã hội trong
việc thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến công tác Tuyên giáo.
- Tổ chức hội nghị báo cáo viên và các hoạt động theo sự chỉ đạo của
Huyện uỷ. Hội nghị báo cáo viên mỗi tháng họp 1 lần hoặc 2 tháng 1 lần. Hội
nghị giao ban khối 6 tháng 1 lần (trường hợp đột xuất do Trưởng ban quyết
định).
Điều 4: Quyền và trách nhiệm cá nhân:
4.1. Trưởng ban:
- Lãnh đạo, điều hành, quản lý cán bộ và các hoạt động của Ban; chịu
trách nhiệm trước Ban Thường vụ Huyện uỷ về công tác Tuyên giáo trên địa bàn
toàn huyện. Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Thường trực Huyện uỷ, sự hướng dẫn
nghiệp vụ của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.
- Chủ trì các hội nghị giao ban, hội ý, sinh hoạt cơ quan, hội nghị sơ kết,
tổng kết các lĩnh vực công tác của Ban, hội nghị Báo cáo viên, hội nghị giao ban
khối Tư tưởng-Văn hoá-Khoa giáo.
4.2. Phó Trưởng ban:
- Các Phó trưởng ban là người tham mưu, giúp việc trực tiếp Trưởng ban,
được phân công đảm nhận một số mặt công tác theo chức năng, nhiệm vụ của
Ban, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về nhiệm vụ được giao.
- Phó Trưởng ban Thường trực, đồng thời trách nhiệm quyền hạn nêu trên,
được Trưởng ban uỷ quyền quản lý, điều hành công việc hàng ngày của Ban;
thay mặt Trưởng ban khi trưởng ban vắng mặt.
4.3. Chuyên viên:
- Chuyên viên được phân công đảm nhiệm những nhiệm vụ, nội dung
công tác cụ thể, chịu trách nhiệm về công việc được giao trước lãnh đạo ban.
10
- Các chuyên viên có trách nhiệm học tập, nghiên cứu chuyên sâu, đồng
thời tham mưu đề xuất ý kiến với lãnh đạo Ban về những vấn đề được phân
công, có trách nhiệm thực hiện quyết định của lãnh đạo Ban.
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
Điều 5: Chế độ làm việc
- Quản lý, điều hành công tác theo chế độ Thủ trưởng.
- Hoạt động chuyên môn nghiệp vụ theo nguyên tắc tập trung, dân chủ,
tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Điều 6: Chế độ hội họp
6.1. Công tác chuẩn bị:
- Tập thể lãnh đạo Ban thống nhất ý kiến, nội dung trước khi triệu tập
(trường hợp đột xuất do Trưởng ban quyết định).
- Các cuộc họp phải chuẩn bị chu đáo về nội dung, tài liệu và các điều
kiện cần thiết, quy định rõ thời gian hoàn thành. Nội dung cuộc họp liên quan
đến nhiệm vụ cụ thể của cá nhân nào thì cá nhân đó có trách nhiệm chuẩn bị nội
dung và tài liệu, khi cần có thể đề nghị lãnh đạo Ban phân công phối hợp thực
hiện. Đối với các hội nghị lớn, toàn Ban tham gia việc chuẩn bị theo sự phân
công của lãnh đạo Ban.
- Nội dung và thời gian hội nghị phải thông báo trước. Hội nghị làm việc
đúng giờ, đúng nội dung và kế hoạch đề ra (trừ trường hợp đột xuất).
6.2.Hội ý, giao ban, sinh hoạt cơ quan:
- Hội ý lãnh đạo, giao ban, sinh hoạt cơ quan do Trưởng ban chủ trì, kết
luận (Nếu Trưởng ban vắng thì Phó ban thay mặt để điều hành)
- Giao ban cơ quan vào sáng thứ 3 hàng tuần (trường hợp đột xuất do lãnh
đạo Ban quyết định). Thành phần gồm: Toàn thể cơ quan.
Nội dung hội ý, giao ban: Lãnh đạo Ban thông báo tình hình nhiệm vụ của
huyện có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ Tuyên giáo; Đánh giá kết quả thực
11
hiện nhiệm vụ, triển khai nhiệm vụ của Ban trong thời gian tới (hoặc vấn đề đột
xuất khác); Các thành viên bổ sung, đề xuất, bàn biện pháp triển khai thực hiện.
- Sinh hoạt cơ quan mỗi tháng 1 lần kết hợp với giao ban vào tuần thứ 4
hàng tháng để đánh giá kết quả công việc trong tháng và bàn phương hướng,
nhiệm vụ tháng tới. Thời gian khoảng từ ngày mồng 1 đến ngày 3 hàng tháng.
- Cơ quan sơ kết 6 tháng và 1 năm để kiểm điểm đánh giá, xếp loại thi đua
theo qui định. Thời gian sơ kết trong tháng 6, tổng kết trong tháng 11 hoặc 12.
Điều 7: Chế độ thông tin, học tập, tham quan, nghiên cứu thực tế, đi cơ
sở.
- Khi có công tác trọng tâm, đột xuất hoặc những thông tin liên quan thì
lãnh đạo ban thông báo kịp thời đến các thành viên trong ban những thông tin
cần thiết và thống nhất định hướng lãnh đạo. Thường xuyên và đột xuất, các
thành viên được phân công lĩnh vực phụ trách phải thông tin, báo cáo, tham mưu
với lãnh đạo ban
- Các thành viên được phân công dự các hội nghị liên quan hoặc được cử
công tác với cơ sở và được cung cấp các tài liệu cần thiết đến chuyên môn được
giao.
- Các thành viên có trách nhiệm tự học tập, cập nhật kiến thức, thông tin
mới về lý luận và thực tiễn.
Điều 8: Chế độ ban hành văn bản, bảo mật lưu trữ, bảo vệ của công:
- Việc ban hành văn bản do Trưởng ban quyết định trên cơ sở thống nhất
trong lãnh đạo Ban; nội dung văn bản do cán bộ chuyên môn chuẩn bị, đồng thời
thông qua Phó ban phụ trách chuyên môn ký nháy trước khi trình Trưởng ban.
Khi Trưởng ban đi vắng, đồng chí Phó ban Thường trực được uỷ quyền chịu
trách nhiệm và ký ban hành sau đó báo cáo với Trưởng ban.
- Ban phân công 1 đồng chí quản lý, bảo quản con dấu và lưu trữ văn bản;
vào sổ cập nhật công văn đi, đến trước khi chuyển lãnh đạo Ban. Các văn bản
ban hành lưu trữ bản gốc tại Ban, chuyển 1 bản sao y cho lãnh đạo Ban và cán
12
bộ chuyên môn. Các loại văn bản khác vào sổ công văn, đồng thời ghi bảng
công tác (nếu cần) và chuyển Phó ban Thường trực điều phối chung. Đồng chí
phó ban Thường trực có trách nhiệm phân công trên cơ sở chuyên môn liên quan
và báo cáo với Trưởng ban việc điều hành thực hiện. Các loại văn bản ghi tên cá
nhân thì chuyển trực tiếp (không ghi bảng, không chuyển người khác), nếu văn
bản liên quan nhiệm vụ chung thì cá nhân đó có trách nhiệm báo cáo với Trưởng
ban biết để thống nhất chỉ đạo.
Các loại sách, báo, tài liệu phải quản lý theo thư mục. Tất cả các loại văn
bản, tài liệu có đóng dấu và ký ban hành đều quản lý theo chế độ tài liệu mật
(Các loại tài liệu phổ biến rộng thì do lãnh đạo ban quyết định theo yêu cầu
nhiệm vụ).
- Các thành viên đều có trách nhiệm giữ gìn kỷ luật phát ngôn, bảo vệ tài
sản công, sử dụng có hiệu quả các loại tài liệu và các trang thiết bị. Mọi người
đều có trách nhiệm quản lý phòng làm việc, khu vực liên quan, vệ sinh ngăn nắp
sạch đẹp, tiết kiệm.
Điều 9: Chế độ quản lý cán bộ:
- Công tác cán bộ trong Ban từ khâu tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử
dụng, nhận xét, đánh giá, đề bạt...theo phân cấp quản lý hiện hành và đều được
tập thể lãnh đạo Ban thảo luận dân chủ, có ý kiến của chi uỷ chi bộ và tham
khảo các thành viên trong Ban. Trưởng ban là người quyết định trước khi trình
cấp có thẩm quyền quyết định.
- Trước và sau khi cán bộ trong ban đi giảng bài, nói thời sự, tham gia hội
nghị… (ngoài cơ quan) đều phải báo cáo với lãnh đạo ban; không lợi dụng danh
nghĩa cơ quan để làm việc cá nhân.
- Cán bộ nghỉ việc vì lý do cá nhân hoặc có nhu cầu nghỉ phép phải báo
cáo lãnh đạo ban trình cấp có thẩm quyền và chỉ được thực hiện khi có sự đồng
ý.
13
- Khi có thông tin liên quan đến tập thể hoặc cá nhân cán bộ cơ quan thì
người nhận, biết thông tin đó phải báo cáo với lãnh đạo ban. Việc kiểm tra, xem
xét giải quyết do lãnh đạo ban quyết định theo nguyên tắc và phân cấp quản lý
cán bộ hiện hành. Khi giải quyết xong sẽ thông báo để cán bộ cung cấp thông tin
biết.
MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 10: Quan hệ trưởng ban với các thành viên trong ban và quan hệ
giữa các cán bộ Ban Tuyên giáo Huyện uỷ:
- Trưởng ban là thủ trưởng trực tiếp của các thành viên trong ban, chịu
trách nhiệm trước Ban Thường vụ Huyện uỷ về mọi hoạt động của ban; có trách
nhiệm tổ chức quản lý, phân công, hướng dẫn chỉ đạo các thành viên thực hiện
nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện uỷ và ngành dọc cấp trên.
Các thành viên (kể cả phó ban) có trách nhiệm phục tùng, tham mưu, đề xuất và
thực hiện sự chỉ đạo của trưởng ban nhằm đảm bảo hoàn thành tốt chức năng
nhiệm vụ được giao.
- Trưởng ban và các phó ban: Là quan hệ tập thể lãnh đạo cùng chịu trách
nhiệm về mọi hoạt động của Ban. Các phó trưởng ban là người tham mưu, giúp
trưởng ban điều hành, quản lý công việc chuyên môn, khi được phân công hoặc
uỷ quyền thay mặt trưởng ban giải quyết công việc thuộc lĩnh vực phụ trách phải
báo cáo và chịu trách nhiệm trước trưởng ban.
- Phó ban thường trực với phó ban chuyên môn và các cán bộ, nhân viên:
Là người được trưởng ban uỷ quyền có trách nhiệm tổ chức quản lý, phân công,
hướng dẫn chỉ đạo các thành viên thực hiện nhiệm vụ và phải chịu trách nhiệm
trước trưởng ban về các nhiệm vụ được uỷ quyền. Phó ban thường trực với phó
ban chuyên môn cộng đồng trách nhiệm có trách nhiệm tổ chức quản lý, phân
công, hướng dẫn chỉ đạo các thành viên thực hiện nhiệm vụ và phải chịu trách
nhiệm trước trưởng ban về các nhiệm vụ được phân công. Các cán bộ, nhân viên
có trách nhiệm phục tùng, tham mưu, đề xuất và thực hiện sự chỉ đạo của phó
14
ban thường trực, phó ban chuyên môn nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
- Quan hệ cán bộ, nhân viên trong ban: Là quan hệ bình đẳng, cộng đồng
trách nhiệm, phối hợp công tác chặt chẽ để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Điều 11: Mối quan hệ trưởng ban với cấp uỷ chi bộ:
- Trưởng ban với tư cách là Uỷ viên Ban thường vụ được Ban Thường vụ
Huyện uỷ phân công phụ trách các mặt công tác chuyên môn và công tác xây
dựng Đảng của Ban Tuyên giáo & Trung tâm BDCT huyện (sáp nhập gọi là Chi
bộ Ban Tuyên giáo): Mọi mặt công tác của chi bộ, cấp uỷ phải báo cáo Trưởng
ban (với tư cách báo cáo Thường vụ Huyện uỷ phụ trách trực tiếp) để có sự
thống nhất trong lãnh đạo trước khi họp đảng viên ra nghị quyết. Khi nghị quyết
của chi bộ ban hành thì mọi đảng viên (kể cả đồng chí trưởng ban) đều phải thực
hiện nghiêm túc.
- Bí thư, Phó Bí thư chi bộ tham gia ý kiến với trưởng ban về việc nhận
xét, đánh giá, sử dụng cán bộ thuộc thẩm quyền. Khi trưởng ban có quyết định
về những vấn đề trên, chi uỷ chi bộ lãnh đạo việc thực hiện và kiểm tra việc thực
hiện các quyết định đó. Hàng năm cấp uỷ chi bộ thực hiện quy trình nhận xét
đánh giá đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng và hướng dẫn của cơ quan
có thẩm quyền theo nguyên tắc công khai, dân chủ dựa trên cơ sở hiệu quả công
việc được giao.
- Trưởng ban báo cáo với Đại hội hoặc hội nghị chi bộ và trao đổi thống
nhất với bí thư về những chủ trương, nhiệm vụ lớn của ban. Bí thư chi bộ lãnh
đạo chi bộ thảo luận ra nghị quyết về những vấn đề đó và lãnh đạo đảng viên
thực hiện.
- Đối với tổ trưởng công đoàn và hoạt động của công đoàn cơ quan, đồng
chí trưởng ban và bí thư chi bộ lãnh đạo, tạo điều kiện để công đoàn hoạt động
đúng chức năng. Đồng chí tổ trưởng công đoàn báo cáo với trưởng ban và bí thư
chi bộ về chương trình công tác và kết quả hoạt động của công đoàn cơ quan.
15
- Tại các cuộc họp của chi bộ, công đoàn, nếu có vấn đề chưa thống nhất
giữa trưởng ban, bí thư chi bộ, tổ trưởng công đoàn thì ý kiến đồng chí Uỷ viên
Thường vụ Huyện uỷ-Trưởng ban là ý kiến chỉ đạo, đồng thời chịu trách nhiệm
về quyết định của mình trước Ban Thường vụ Huyện uỷ.
Điều 12: Quan hệ giữa Ban với ngành dọc cấp trên với Ban Thường vụ
Huyện uỷ và các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, ban ngành trong huyện:
Quan hệ với ngành dọc cấp trên là quan hệ thực hiện sự chỉ đạo hướng
dẫn về nghiệp vụ, Ban phải chấp hành chế độ báo cáo theo quy định và thực
hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của cấp trên.
Quan hệ với Ban Thường vụ Huyện uỷ, Thường trực Huyện uỷ, là quan
hệ của cơ quan tham mưu giúp việc Huyện uỷ; Ban phải chấp hành nghiêm
chỉnh chế độ thỉnh thị, báo cáo, đề xuất các vấn đề thuộc lĩnh vực tuyên giáo,
thực hiện chỉ đạo của Thường trực, Thường vụ Huyện uỷ và của Ban Chấp hành
Đảng bộ huyện.
Trưởng ban trực tiếp làm việc với ngành dọc cấp trên và Thường trực
Huyện uỷ (khi cần thiết trưởng ban phân công các phó ban hoặc chuyên viên
trực tiếp báo cáo).
Quan hệ với các Ban xây dựng Đảng, Văn phòng Huyện uỷ, Trung tâm
bồi dưỡng chính trị là quan hệ bình đẳng, cộng đồng trách nhiệm để hoàn thành
nhiệm vụ được cấp uỷ giao.
Quan hệ với các cơ quan, đơn vị trong khối Tư tưởng-Văn hoá-Khoa giáo
là quan hệ phối hợp tham mưu, giúp Ban Thường vụ Huyện uỷ chỉ đạo các mặt
công tác theo nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và kiểm tra theo chức năng,
nhiệm vụ được giao.
Quan hệ với các xã, thị trấn, cơ quan, ban ngành, đơn vị trong huyện là
quan hệ bình đẳng. Ban có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra về
lĩnh vực Tuyên giáo theo quy định.
16
4. Khi nói PTXH hợp thức là cơ sở lý luận, là phương thức nền tảng
thực hiện công bằng xã hội, còn công bằng xã hội là nhân lõi của PTXH hợp
thứ vì:
Phân tầng xã hội hợp thức là trật tự của công bằng xã hội, là điều kiện,
phương thức và nền tảng xã hội đảm bảo cho việc thực hiện công bằng xã hội;
công bằng xã hội là tiêu chuẩn “nhân lõi” cốt yếu bên trong của phân tầng xã hội
hợp thức. Thực hiện tiến bộ xã hội và công bằng xã hội là một trong các mục
tiêu cao cả và định hướng xã hội mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam suốt từ khi
lập nước đến nay. Tuy nhiên, quá trình đi đến một nhận thức đúng đắn cũng như
đưa ra các giải pháp thực hiện một cách sát hợp về công bằng xã hội là quá trình
tìm tòi với những bước đi quanh co khúc khuỷu. Trong một thời kỳ dài, khái
niệm công bằng xã hội chưa được nhận thức và phân biệt một cách rõ ràng, rành
mạch với khái niệm bình đẳng xã hội. Hai khái niệm này thường đi kèm nhau và
được dùng chung nghĩa với nhau hoặc thay nghĩa cho nhau. Chính những nhận
thức thiếu rõ ràng và có phần sai lệch này đã dẫn đến việc dư luận xã hội cũng
như các chính sách xã hội có xu hướng bình quân chủ nghĩa, thậm chí có những
nơi, những lúc, người ta đã coi phương thức phân phối bình quân chủ nghĩa như
là phương thức phân phối lợi ích tốt nhất, dễ dàng nhất để thực hiện công bằng
xã hội. Hệ lụy của nó là thủ tiêu động lực của các tầng lớp xã hội và theo đó là
một thời kỳ xã hội trì trệ kéo dài. Điều này đã được Đảng và Nhà nước Việt
Nam nghiêm túc thừa nhận trong các văn kiện chính thức của mình. Để khắc
phục những vướng mắc về mặt nhận thức lý luận cũng như những bất cập trong
thực tiễn về việc thực hiện và áp dụng những tiêu chuẩn của công bằng xã hôi,
chúng tôi cho rằng, chúng ta cần thiết phải đồng thời có những nhận thức đúng
đắn về cả phân tầng xã hội và cả công bằng xã hội, phải thấy rõ mối quan hệ bản
chất giữa phân tầng xã hội hợp thức với công bằng xã hội. Không thể xây dựng
được một xã hội phân tầng hợp thức nếu vẫn tồn tại phổ biến những tiêu chuẩn
và những phương thức áp dụng phi quy tắc về công bằng trong xã hội. Ngược
lại, không thể có công bằng xã hội nếu chúng ta đồng nhất phân tầng xã hội với
17
bất công bằng xã hội. Chỉ một khi nhận thức được rằng, trong phân tầng xã hội
có cả phân tầng xã hội hợp thức và phân tầng xã hội không hợp thức, trong đó
phân tầng xã hội hợp thức là một cấu trúc bất bình đẳng, song được xây dựng
trên những nguyên tắc của công bằng, thì chúng ta mới có cơ sở khoa học để
vừa xây dựng xã hội phân tầng hợp thức vừa thực hiện được những mục tiêu của
công bằng xã hội. Để có thể nhận thức đúng và đưa ra những giải pháp đúng
nhằm hướng tới mực tiêu xây dựng một xã hội côngPhân tầng xã hội hợp thức
và giải pháp thực hiện công bằng xã hội... (thực hiện tiến bộ xã hội, công bằng
xã hội) chúng ta phải phát hiện và tìm ra một điểm chung của phân tầng xã hội
hợp thức và công bằng xã hội; đó là khái niệm cấu trúc “tầng bậc”. Công bằng
xã hội không phải là cào bằng, là sự ngang bằng nhau một cách vô điều kiện, mà
là một sự ngang bằng nhau trong một mối quan hệ xác định, với một nguyên tắc
xác định, đó là người ta sẽ được ứng xử ngang nhau, nhận về mình những lợi ích
ngang nhau, hưởng quyền lợi ngang nhau, được sắp xếp vào những vị trí ngang
nhau nếu họ có tài năng, đức độ ngang nhau, cống hiến, đóng góp cho xã hội
ngang nhau, thực hiện những nghĩa vụ ngang nhau. Người ta sẽ được ứng xử
khác nhau, nhận về mình những quyền và lợi ích khác nhau, sắp xếp vào những
vị trí khác nhau nếu tài năng, đức độ khác nhau, cống hiến, đóng góp khác nhau,
đảm nhận những nghĩa vụ khác nhau. Công bằng ở đây được hiểu là sự phù hợp
giữa năng lực thực tiễn của người ta với địa vị xã hội mà họ đảm nhiệm, giữa
nghĩa vụ và trách nhiệm, cống hiến và hưởng thụ, sự hy sinh, đóng góp và sự
đền đáp, công lao và sự thừa nhận, giữa làm và hưởng, lao động và sự trả công,
giữa tội ác và sự trừng phạt (có làm thì có hưởng, không làm thì không hưởng).
Theo cách hiểu này, công bằng không phải là cào bằng, cũng không phải bất cứ
sự bằng nhau nào. Hai người được ứng xử ngang bằng nhau, đãi ngộ ngang
nhau, nhưng tài năng, đức độ khác nhau, cống hiến khác nhau thì là bất công
bằng. Tương tự như vậy, hai người được ứng xử khác nhau đãi ngộ khác nhau
trên cơ sở của sự khác nhau tương ứng về tài năng, đức độ và sự đóng góp, cống
hiến của họ cho xã hội thì đó lại là công bằng xã hội. Điều này cũng có nghĩa
18
rằng, nếu đánh đồng khái niệm công bằng xã hội với khái niệm bình đẳng xã hội
sẽ là một sai lầm, nó có thể dẫn đến những hệ quả xã hội tiêu cực. Không phải
bất kỳ một sự bình đẳng xã hội nào cũng là công bằng xã hội, mà chỉ có những
bình đẳng xã hội nào được đặt trong một mối quan hệ xác định thì mới là công
bằng xã hội. Bình đẳng xã hội là mọi sự ngang nhau, song công bằng xã hội bao
hàm cả sự khác nhau (sự cống hiến, đóng góp cao thấp khác nhau sẽ nhận được
những quyền và lợi ích cao thấp khác nhau).Những người có trình độ, năng lực
khác nhau, song lại được ứng xử giống nhau, ngang bằng nhau thì đó là cào
bằng, là bất công bằng. Bình đẳng xã hội là sự ngang bằng nhau về một khía
cạnh, một phương diện nào đó giữa người ta với nhau mà chưa xem xét đến hay
không đòi hỏi phải gắn nó với một quan hệ xác định vốn không ngang bằng
nhau về mặt năng lực (thể chất, trí tuệ), tài năng, cống hiến, đóng góp thực tế
của mỗi cá nhân cho xã hội. Việc nhận thức chân xác và phân định một cách
rạch ròi, rõ ràng giữa hai khái niệm công bằng xã hội và bình đẳng xã hội là rất
quan trọng. Nó cần phải trở thành nền tảng của đạo đức xã hội, cơ sở khoa học
của mọi chính sách kinh tế, chính trị, xã hội, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam,
số 5(78) - 201442 khoa học - công nghệ cho mọi quốc gia, dân tộc. Công bằng
xã hội với cách hiểu như vậy, là tiêu chuẩn nhân lõi để xây dựng xã hội phân
tầng hợp thức. Cùng với nó, phân tầng xã hội hợp thức phải là trật tự, là phương
thức tốt nhất để thực hiện công bằng xã hội.
19
C. KẾT LUẬN
Phân tầng xã hội diễn ra một cách phổ biến và khá phức tạp trên tất cả các
bình diện, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó diễn ra trên phạm vi cả nước, cả
ở đô thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi, ở trong nội bộ mỗi giai cấp, tầng lớp
cũng như trên toàn xãhội. Nơi nào mà kinh tế phát triển, thị trường hàng hóa sôi
động, thì nơi đó phân tầng xã hội diễn ra rõ nét hơn. Nơi nào mà sản xuất hàng
hóa chưa phát triển thì phân tầng xã hội còn mờ nhạt. Biểu hiện rõ nhất của phân
tầng xã hội ở Việt Nam là sự phân hóa tài sản, phân hóa giàu nghèo. Đây cũng là
đặc trưng quan trọng nhất và là vấn đề xã hội bức xúc.
Phân tầng xã hội hợp thức đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý
xã hội. Phân tầng xã hội hợp thức là trật tự, điều kiện, phương thức và là nền
tảng để thực hiện công bằng xã hội. Chính vì vậy, vận dụng hợp lý phân tầng xã
hội hợp thức vào quản lý xã hội sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc duy trì sự ổn
định xã hội mà các nhà quản lý nên quan tâm.
20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS. Lê Ngọc Hùng- Viện xã hội học, Xã hội học về lãnh đạo, quản lý,
Nxb ĐH QG Hà Nội
2. Nguyễn Tuấn Dũng- Đỗ Minh Hợp. Từ điển quản lý xã hội. Nxb
ĐHQG Hà Nội. 2002
3. GS.Nguyễn Đình Tấn. Xã hội học. Nxb Lý luận Chính trị. Hà Nội.2005
4. GS.Nguyễn Đình Tấn (2005), Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội, Nxb
Lý luận chính trị, Hà Nội
5. GS.Nguyễn Đình Tấn (2010), Xu hướng phân tầng xã hội trong quá
trình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Lao động, Hà Nội.
6. GS. Lê Ngọc Hùng- Viện xã hội học. Lịch sử và lý thuyết xã hội học.
Nxb ĐHQG Hà Nội. 2009
7.Viện Xã hội học. Giáo trình Xã hội học trong quản lý.Nxb Chính trịHành chính. Hà Nội.2010