BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ NGA
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT
NHU CẦU ĐẤT SẢN XUẤT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Hà Nội - Năm 2018
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ NGA
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT
NHU CẦU ĐẤT SẢN XUẤT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 8850103
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
Hà Nội - Năm 2018
i
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Cán bộ hướng dẫn chính: TS. Nguyễn Thị Hải Yến
Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS. Trần Trọng Phương
Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Hoàng Xuân Phương
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày 15 tháng 9 năm 2018
ii
LỜI CAM ĐOAN
Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung
thực của tôi; không vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và pháp luật
Việt Nam. Nếu Sai tôi hoàn toàn chịu trách nghiệm trước pháp luật.
iii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Nguyên và Môi trường Hà Nội,
Khoa quản lý đất đai đã hỗ trợ và giúp đỡ trong suốt quá trình tôi làm luận văn tại
Trường Đại học Nguyên và Môi trường Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Hải Yến đã hướng dẫn tôi hết
sức tận tình và chu đáo về mặt chuyên môn để tôi có thể thực hiện và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin chân thành biết ơn Quý thầy, cô Khoa quản lý đất đai - Trường Đại
học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Uỷ ban nhân dân huyện Hữu Lũng; Lãnh
đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hữu Lũng luôn giúp đỡ và dành cho
tôi những điều kiện hết sức thuận lợi để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn Tổng cục Quản lý đất đai, lãnh đạo Trung tâm Điều tra Đánh
giá Tài nguyên đất và các bạn đồng nghiệp đã hậu thuẫn và động viên tôi trong suốt
quá trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy phản biện, các thầy trong hội
đồng chấm luận văn đã đồng ý đọc duyệt và góp các ý kiến quý báu để tôi có thể
hoàn chỉnh luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè, những
người đã động viên khuyến khích tôi trong suốt thời gian tôi học tập.
Tuy nhiên do còn có hạn chế về thời gian cũng như việc điều tra, đánh giá và
đề xuất nhu cầu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số là vấn đề mới nên đề tài
của tôi có thể còn nhiều thiếu sót. Tôi mong sẽ nhận được sự góp ý của người đọc
cũng như các thầy cô trong Khoa quản lý đất đai để giúp em có thể hoàn thiện hơn.
iv
THÔNG TIN LUẬN VĂN
+ Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Nga
+ Lớp: CH2B.QĐ
Khoá: 2B
+ Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hải Yến
+ Tên đề tài: Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề
xuất nhu cầu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hữu
Lũng, tỉnh Lạng Sơn
+ Thông tin luận văn:
1) Hữu Lũng là một huyện có tiềm năng lớn về đất đai, đặc biệt là đất lâm
nghiệp nhưng hiện nay huyện đang đối mặt với nhiều áp lực vì thiếu quỹ đất để giao
cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
2) Kết quả nghiên cứu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất nhu
cầu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cho thấy:
- Diện tích đất nông nghiệp toàn huyện là 59.282,68 ha thì đồng bào dân tộc
thiểu số đang sử dụng 23.406,79 ha, chiếm 39,48%. Trong đó tập trung chủ yếu là
đất rừng sản xuất (8.852,81 ha). Sau đó mới đến các loại đất trồng cây lâu năm
(5.902,68 ha); đất trồng lúa (4.281,83 ha), đất trồng cây hàng năm khác (3.617,16
ha). Số hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào sản xuất là 14.995 hộ, chiếm
59,97% tổng số hộ sản xuất trên địa bàn toàn huyện.
- Mặc dù, đã có nhiều chương trình, dự án giải quyết đất sản xuất cho đồng
bào đồng bào dân tộc thiểu số nhưng trên địa bàn huyện vẫn chưa thực hiện nhiều.
Trong giai đoạn 2009-2017 thực hiện theo Quyết định số 755/2004/QĐ-TTg có 115
hộ đã được giải quyết bằng hình thức chuyển đổi nghề nghiệp.
- Thực trạng đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất cho thấy: Toàn
huyện có 11/26 xã, Thị trấn có các hộ thiếu đất sản xuất, với tổng số hộ thiếu là
1.507 hộ dân tộc thiểu số, tổng diện tích đất thiếu là 9.699 ha. Trong đó: dân tộc
Tày 879 hộ thiếu, diện tích 5.491 ha; dân tộc Nùng 628 hộ thiếu, diện tích 4.208 ha.
- Toàn huyện đã xác định được 27 khu vực có khả năng bố trí đất sản xuất
cho đồng dân tộc thiểu số, với diện tích 9.672 ha để bố trí cho mục đích đất rừng
v
sản xuất; nguồn quỹ đất được lấy từ diện tích trả ra Công ty Lâm nghiệp Đông Bắc
là 9.669,00 ha; UBND xã Quản lý là 3,00 ha. Qua tổng hợp, tính toán ra được có
1.507 hộ có nhu cầu sử dụng đất trồng rừng sản xuất, diện tích cần được giải quyết
là 9.699 ha, trong đó: dân tộc Tày có 879 hộ nhu cầu đất sản xuất, với diện tích
5.491 ha, dân tộc Nùng có 628 hộ nhu cầu đất sản xuất, với diện tích 4.208 ha.
(3) Bên cạnh kết quả đạt được, đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn những khó
khăn, hạn chế như: thiếu đất ở, đất sản xuất, trình độ sản xuất hạn chế, đời sống vật
chất, tinh thần còn thấp. Vì vậy trong giai đoạn tiếp theo, huyện Hữu Lũng cần tiếp
tục đẩy nhanh việc thực hiện một số chính sách dân tộc, đầu tư và khai thác hiệu
quả nguồn lực về vốn, con người, đất đai góp phần tạo ra những chuyển biến tích
cực; thúc đẩy đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh ổn định
và từng bước được cải thiện.
vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
THÔNG TIN LUẬN VĂN ...................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .............................................x
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ xi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ ....................................................... xii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................. 2
4. Các nội dung chính trong đề tài .............................................................................. 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ CÁC CHÍNH
SÁCH ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ ........................3
1.1. Cơ sở lý luận về dân tộc thiểu số và chính sách đất đai đối với đồng bào dân
tộc thiểu số ...................................................................................................................... 3
1.1.1. Một số khái niệm ..........................................................................................3
1.1.2. Vị trí, đặc điểm phân bố và những luật tục, phong tục quản lý, sử dụng đất
của đồng bào dân tộc thiểu số .................................................................................5
1.1.3. Ý nghĩa, vai trò của chính sách về đất sản xuất đối với đồng bào dân tộc
thiểu số ..................................................................................................................11
1.2. Nghiên cứu tổng quan chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu
số từ khi có Luật Đất đai năm 1993 đến nay............................................................ 14
1.2.1. Từ Luật Đất đai 1993 đến trước khi có Luật Đất đai 2003 ........................14
1.2.2. Từ Luật Đất đai năm 2003 cho đến 2013 ...................................................15
1.2.3. Từ Luật Đất đai năm 2013 cho đến nay .....................................................17
1.3. Kinh nghiệm của một số nước về giải quyết chính sách đất đai cho đồng bào
dân tộc thiểu số ............................................................................................................ 28
vii
1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái Lan và Indonexia .............................28
1.3.2. Một số bài học có thể áp dụng cho Việt Nam............................................33
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
...................................................................................................................................35
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 35
2.1.1. Đối tượng ....................................................................................................35
2.1.2. Phạm vi thực hiện .......................................................................................35
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 35
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 35
2.3.1. Phương pháp điều tra ..................................................................................35
2.3.2. Phương pháp so sánh ..................................................................................36
2.3.3. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp ...............................................36
2.3.4. Phương pháp kế thừa có chọn lọc ...............................................................37
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
VÀ ĐỀ XUẤT NHU CẦU ĐẤT SẢN XUẤT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HỮU LŨNG ...........................................38
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Hữu Lũng- tỉnh Lạng
Sơn…………………………………………………………………………………38
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................38
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội .........................................................40
3.1.3. Tình hình dân số, đặc điểm cư trú, phân bố và phong tục tập quán ...........46
3.2. Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hữu
Lũng………………………………………………………………………………...52
3.2.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo các mục đích sử dụng .....................53
3.2.2. Đánh giá hiện trạng các đối tượng sử dụng, quản lý đất huyện Hữu Lũng 57
3.2.3. Tình hình biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2005-2017 huyện Hữu
Lũng……………………………………………………………………………..59
3.3. Đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số trên
địa bàn huyện Hữu Lũng............................................................................................ 60
viii
3.3.1. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số .................60
3.3.2. Tình hình giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hữu Lũng ..........64
3.3.3. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc
thiểu số ..................................................................................................................65
3.4. Kết quả thực hiện chính sách giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc
thiểu số huyện Hữu Lũng từ năm 2002-2017 ........................................................... 66
3.4.1. Các căn cứ pháp lý thực hiện chính sách giải quyết đất sản xuất cho đồng
bào dân tộc thiểu số huyện Hữu Lũng ..................................................................66
3.4.2. Kết quả thực hiện các chính sách, pháp Luật của Nhà nước về đất sản xuất
cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hữu Lũng ..............................67
3.5. Đánh giá thực trạng thiếu đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số ........ 69
3.5.1. Căn cứ để xác định thiếu đất của đồng bào dân tộc thiểu số ......................69
3.5.2. Thực trạng thiếu đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số .....................72
3.4.3. Nguyên nhân thiếu đất sản xuất đồng bào dân tộc thiếu số ........................75
3.4.4. Mối quan hệ giữa việc thiếu đất sản xuất với thực trạng đời sống, kinh tế xã hội của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.........................................................77
3.6. Xác định quỹ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện
Hữu Lũng ..................................................................................................................... 79
3.6.1. Căn cứ để xác định quỹ đất sản xuất ..........................................................79
3.6.2. Quỹ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số ........................................80
3.6.3. Nhu cầu sử dụng đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số ....................81
3.7. Đề xuất một số giải pháp, giải quyết nhu cầu đất sản xuất đối với đồng bào
dân tộc thiểu số ............................................................................................................ 82
3.7.1. Giải giáp về chính sách ...............................................................................82
3.7.2. Giải pháp về vốn .........................................................................................83
3.7.3. Giải pháp về tạo quỹ đất .............................................................................84
3.7.4. Giải pháp về sử dụng đất ............................................................................84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................86
1. Kết luận..................................................................................................................... 86
ix
2. Kiến nghị .................................................................................................................. 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................88
DANH MỤC PHỤ BIỂU ............................................ Error! Bookmark not defined.
x
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
Diễn giải
ĐCĐC
Định canh định cư
GCN
Giấy chứng nhận
HGĐ
Hộ gia đình
HĐND
Hộ đồng nhân dân
NCKH
Nghiên cứu khoa học
QHSD
Quy hoạch sử dụng đất
NQ
Nghị quyết
UBND
Ủy ban nhân dân
xi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp qua một số năm ......................... 41
Bảng 3.2: Dân số theo thành phần dân tộc huyện Hữu Lũng năm 2017 ............. 46
Bảng 3.3: Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp huyện Hữu Lũng năm 2017 ........... 54
Bảng 3.4: Các đối tượng sử dụng đất huyện Hữu Lũng năm 2017....................... 58
Bảng 3.5: Diện tích đất theo đối tượng quản lý huyện Hữu Lũng năm 2017 ...... 59
Bảng 3.6: Thực trạng số hộ và diện tích đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu
số huyện Hữu Lũng năm 2017 ................................................................................... 61
Bảng 3.7: Diện tích đất đã được giao của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hữu
Lũng năm 2017 ............................................................................................................ 64
Bảng 3.8: Diện tích đất đã được cấp giấy chứng nhận của đồng bào dân tộc thiểu
số huyện Hữu Lũng năm 2017 ................................................................................... 65
Bảng 3.9: Chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ dân tộc thiểu số................. 70
Bảng 3.10: Thực trạng thiếu đất trồng rừng sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu
số huyện Hữu Lũng năm 2017 ................................................................................... 73
Bảng 3.11: Nguyên nhân thiếu đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số huyện
Hữu Lũng năm 2017 ................................................................................................... 75
Bảng 3.12: Các hộ dân tộc thiểu số nghèo tại huyện Hữu Lũng năm 2017 ......... 77
Bảng 3.13: Dự kiến bố trí đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số ................ 81
xii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Các dân tộc có dân số từ 100 nghìn người - dưới 01 triệu người năm 2016 ... 6
Hình 1.2: Các dân tộc có dân số từ 50 nghìn người - dưới 100 nghìn người năm 2016 . 7
Hình 3.1: Sơ đồ địa giới hành chính huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn ..........................38
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu kinh tế các ngành huyện Hữu Lũng Năm 2017 .............................41
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ diện tích và cơ cấu các loại đất năm 2017 tại huyện Hữu Lũng,
tỉnh Lạng Sơn......................................................................................................................53
Biểu đồ 3.4: Thực trạng hộ thiếu đất trồng rừng sản xuất chia theo thành phần dân tộc
tại huyện Hữu Lũng năm 2017 ..........................................................................................74
Biểu đồ 3.5: Mối liên hệ giữa hộ nghèo đói với hộ nghèo do thiếu đất sản xuất trên địa
bàn huyện Hữu Lũng năm 2017 ........................................................................................78
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương,
chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và
miền núi, đề ra nhiều chủ trương chính sách đầu tư phát triển trên nhiều lĩnh vực,
nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có điều kiện phát triển toàn
diện, như: đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt,
hỗ trợ vốn, kỹ thuật phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo bền vững. Chính
sách giao đất sản suất cho người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói
riêng được xem là chiến lược quan trọng của Nhà nước nhằm quản lý, bảo vệ và
sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất và rừng, góp phần hỗ trợ đồng bào dân tộc
thiểu số ổn định đời sống, phát triển sản xuất. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương,
đất sản xuất của đồng bào đang dần bị thu hẹp, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp
đến sinh kế mà còn ảnh hưởng đến không gian sinh tồn, không gian văn hóa
truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số vùng miền núi. [14]
Hữu Lũng là một huyện có tiềm năng lớn về đất đai, đặc biệt là đất lâm
nghiệp nhưng hiện nay huyện đang đối mặt với nhiều áp lực vì thiếu quỹ đất để
giao cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Là huyện vùng núi thấp của tỉnh Lạng
Sơn, địa hình phân chia rõ rệt giữa vùng núi đá vôi phía Bắc với vùng núi đất
phía Nam, phần lớn diện tích ở vùng đá vôi có độ cao 450-500m, vùng núi đất có
độ cao trên dưới 100m so với mặt nước biển. Với địa hình chia cắt phức tạp, bị
chia cắt mạnh bởi các dãy núi đá vôi với độ dốc lớn, phía Bắc cũng như các dãy
núi đất sắp xếp theo dạng bát úp phía Nam huyện. Khí hậu khắc nghiệt chịu ảnh
hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc hàng năm hay xảy ra thiên tai (giá lạnh,
sương muối, hạn hán kéo dài, hay xảy ra mưa đá, gió lốc, lũ ống, lũ quét). …Từ
sự cấp thiết thực tiễn đó, học viên đã chọn thực hiện đề tài: “Đánh giá thực
trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất nhu cầu đất sản xuất cho đồng bào
dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn” là cần thiết.
2
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số và
xác định thực trạng thiếu đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn
huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết nhu cầu đất sản xuất đối với
đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn nghiên cứu.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Góp phần bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận của khoa học quản lý đất
đai, nắm vững chính sách pháp luật đất đai, chính sách giao đất giao rừng nói chung
và chính sách về hỗ trợ đất sản xuất nói riêng theo các Quyết định số134/QĐ-CP,
Quyết định số 755/QĐ-CP nói chung;
- Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số
tại Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Các giải pháp đề xuất phải có ý nghĩa thực tiễn, góp phần thúc đẩy, đảm
bảo công tác quản lý sử dụng đất do UBND cấp huyện quản lý để tạo hiệu quả trong
việc quản lý nhà nước về đất đai;
- Giải quyết đất sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số đang thiếu đất sản
xuất và còn đem lại được hiệu quả về mặt xã hội trong việc ổn định chính trị và đời
sống tinh thần cho nhân dân tại các địa phương.
4. Các nội dung chính trong đề tài
Luận văn được trình bày gồm các phần như sau:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Kết luận và Kiến nghị.
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ CÁC CHÍNH
SÁCH ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1. Cơ sở lý luận về dân tộc thiểu số và chính sách đất đai đối với đồng
bào dân tộc thiểu số
1.1.1. Một số khái niệm
a. Khái niệm về dân tộc thiểu số
Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc (năm 1992) đã thông qua thuật ngữ “dân tộc
thiểu số” trên cơ sở dựa vào quan điểm của Gs.Francesco Capotorti (đặc phái viên
của Liên hợp quốc) đã đưa ra vào năm 1977 dân tộc thiểu số là thuật ngữ ám chỉ
cho một nhóm người: (i) cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền mà họ
là công dân của quốc gia này; (ii) duy trì mối quan hệ lâu dài với quốc gia mà họ
đang sinh sống; (iii) thể hiện bản sắc riêng về chủng tộc, văn hóa, tôn giáo và ngôn
ngữ của họ; (iv) đủ tư cách đại diện cho nhóm dân tộc của họ, mặc dù số lượng ít
hơn trong quốc gia này hay tại một khu vực của quốc gia này; (v) có mối quan tâm
đến vấn đề bảo tồn bản sắc chung của họ, bao gồm cả yếu tố văn hóa, phong tục tập
quán, tôn giáo và ngôn ngữ của họ.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và xuất
phát từ nguyên tắc bình đẳng dân tộc thì khái niệm “dân tộc thiểu số” không mang ý
nghĩa phân biệt địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc. Địa vị, trình độ phát triển
của các dân tộc không phụ thuộc ở số dân nhiều hay ít, mà nó được chi phối bởi
những điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội và lịch sử của mỗi dân tộc. [11] Tại
Khoản 2, Điều 4, Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 cũng đã nêu rõ khái
niệm “dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên
phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dân tộc thiểu số ít
người là dân tộc có số dân dưới 10.000 người.
Như vậy, khái niệm “dân tộc thiểu số” có những đặc điểm cơ bản sau: (i) về
số lượng, có số lượng ít (thiểu số), nếu so sánh với nhóm đa số cùng sinh sống trên
lãnh thổ; (ii) về vị thế xã hội, là nhóm yếu thế trong xã hội (thể hiện ở tiềm lực, vai
4
trò và ảnh hưởng của nhóm đối với đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ở lãnh thổ nơi
họ sinh sống); (iii) về bản sắc, có những đặc điểm riêng về mặt chủng tộc, dân tộc,
ngôn ngữ, phong tục tập quán… mà vì thế có thể phân biệt họ với nhóm đa số; (iv)
về vị thế pháp lý, có thể là công dân hoặc kiều dân của quốc gia nơi họ đang sinh
sống; (v) nhóm cộng đồng có ý thức bảo tồn truyền thống văn hóa của mình.
b. Khái niệm về luật tục, phong tục quản lý và sử dụng đất đai của đồng bào
dân tộc thiểu số
Theo Từ điển Luật học, luật tục là tập tục, phong tục tập quán của một cộng
đồng, được hình thành tự phát và được các thành viên trong cộng đồng chấp nhận,
tuân theo trong quan hệ với nhau. Luật tục thể hiện bao quát, phong phú các mối
quan hệ xã hội truyền thống, ít thay đổi và hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng
trong đời sống xã hội, kể cả ở nhiều nước phát triển. PGS,TS. Ngô Đức Thịnh Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hoá dân gian sau nhiều năm nghiên cứu về luật
tục đã khái quát về luật tục như sau: “Luật tục là một hình thức của tri thức bản địa,
được hình thành trong lịch sử lâu dài qua kinh nghiệm ứng xử với môi trường và xã
hội, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và truyền từ đời này qua đời
khác bằng trí nhớ qua thực hành”.
Luật tục người Thái quy định không ai được động chạm đến khu rừng măng
cấm và rừng săn khi chưa đến mùa săn bắn, các trường hợp săn bắn khi chưa được
phép của toàn mường sẽ bị coi là ăn cắp tài sản chung của cộng đồng. Người Thái ở
huyện Mai Châu - Hòa Bình cho rằng các thế hệ con cháu muốn có cuộc sống yên
ổn thì mồ mả của ông bà, tổ tiên phải được giữ gìn và bảo vệ, cấm các hành động
xâm hại đến khu rừng là nghĩa địa (rừng ma). Niềm tin vào sự tôn nghiêm và linh
thiêng của khu rừng ma đã tạo nên sự an toàn tuyệt đối cho khu rừng ma.
Luật tục của người Ê Đê và Mnông ở Tây Nguyên thì quan niệm về đất đai,
sông suối, cây cối, rừng… đều gắn với ông bà, tổ tiên, gắn với biểu tượng thiêng
liêng của người Pôlăn truyền từ đời này sang đời khác.
5
Như vậy, mỗi dân tộc đều có những đặc trưng chung, quan niệm về đất đai là
sở hữu chung của cộng đồng đi liền với quyền chiếm dụng cá nhân của mỗi thành
viên trong cộng đồng.
c. Khái niệm hộ dân tộc thiểu số không có đất và thiếu đất sản xuất
- Hộ thiếu đất sản xuất quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 3 của Quyết định
số: 2085/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính Phủ về phê
duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hộ vùng dân tộc thiểu số và
miền núi giai đoạn 2017-2020. Hộ dân tộc thiểu số và hộ nghèo ở các xã khu vực
III, thôn bản đặc biệt khó khăn sống bằng nghề nông nghiệp, lâm nghiệp, thiếu đất ở
đất sản xuất theo mức bình quân của địa phương, thiếu nước sinh hoạt; chưa được
hưởng các chính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phân tán; Hộ dân
tộc thiểu số không có đất sản xuất là hộ không có bất kỳ loại đất nào.
- Do các địa phương chưa ban hành được định mức bình quân sử dụng đất
nông nghiệp trên địa phương mình nên việc xác định hộ dân tộc thiểu số thiếu đất
sản xuất theo Thông tư số 01/2012/TT-UBDT ngày 24/10/2012 của Ủy ban Dân tộc
về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg ngày 18/7/2012 của Thủ
tướng Chính phủ về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc
và miền núi giai đoạn 2012-2016, do đó hộ dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất là hộ
có dưới 0,5 ha đất nương, rẫy hoặc 0,25 ha đất ruộng lúa nước một vụ hoặc 0,15 ha
đất ruộng lúa nước 2 vụ. Riêng đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long là hộ có
dưới 0,25 ha đất ruộng lúa nước 1 vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước 2 vụ hoặc 0,5
ha đất đồi, gò hoặc đất nuôi thủy sản.
1.1.2. Vị trí, đặc điểm phân bố và những luật tục, phong tục quản lý, sử
dụng đất của đồng bào dân tộc thiểu số
a. Vị trí, đặc điểm phân bố dân cư của đồng bào dân tộc thiểu số
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống hiện nay là nơi còn nhiều
khó khăn nhất, có điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức
tạp, bị chia cắt mạnh từ đó tạo ra các vùng dân cư cư trú phân tán, cách biệt, giao
thông đi lại khó khăn kinh tế chậm phát triển, sản xuất nông lâm nghiệp, còn
6
mang tính tự nhiên, tự cấp, tự túc. Hạ tầng kinh tế, kỹ thuật thiếu và yếu, chưa
đáp ứng yêu cầu sản xuất, nguồn tài nguyên bị khai thác quá mức, rừng bị khai
thác và chặt phá, ô nhiễm môi trường đáng báo động. Tỷ lệ hộ nghèo vẫn chiếm
ở tỷ lệ khá cao, cả nước còn 23,10% so với tổng số hộ dân tộc thiểu số và tập
trung chủ yếu ở vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (32,2%) có tỷ lệ
hộ nghèo, cao nhất cả nước với sau đó đến vùng Trung du và Miền núi phía Bắc
(24,3%), Tây Nguyên (21,8%) và Đồng bằng sông Cửu Long (14,0%), ngoài ra
số cận nghèo còn tới 13,6%. [6]
Việt Nam Là một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc cùng chung sống, trong
đó dân tộc kinh chiếm đa số với 85,46% dân số cả nước và 53 dân tộc còn lại là các
dân tộc thiểu số với hơn 13,38 triệu người (có 3,04 triệu hộ) chiếm khoảng 14,54%
tổng dân số cả nước (năm 2017, dân số cả nước có 92 triệu người). Xét về quy mô
dân số theo từng dân tộc, có 06 dân tộc có dân số trên 1 triệu người trong đó dân tộc
Tày có số dân đông nhất là 1,76 triệu người và thấp nhất là dân tộc Nùng với 1,03
triệu người; có 02 dân tộc trên 800 nghìn người; có 03 dân tộc có dân số từ 200
nghìn người đến dưới 500 nghìn người; có 08 dân tộc có dân số từ 100 nghìn người
đến dưới 200 nghìn người. [12] Chi tiết tại biểu đồ 1.1:
2
1.8
1.6
1.4
1.2
1
0.8
0.6
0.4
0.2
0
1,76 1,72
1,39
1,28 1,25
1,03
0,83 0,81
0,47
0,37
0,27 0,2
0,19 0,19 0,17 0,14 0,13 0,12
Biểu đồ 1.1: Các dân tộc có dân số từ 100 nghìn người - dưới 01 triệu người
năm 2016
7
Các dân tộc có dân số từ 50 nghìn người đến dưới 100 nghìn người có tới 08
dân tộc, trong đó đông nhất là dân tộc Xtiêng với 91 nghìn người và thấp nhất là
dân tộc Mạ có 50 nghìn người. Số dân tộc thiểu số còn lại 26 dân tộc có dân số dưới
50 nghìn người. [12] Chi tiết tại biểu đồ 1.2:
1
0.9
0.8
0.7
0.6
0.5
0.4
0.3
0.2
0.1
0
0,091
0,088
0,084
0,081
0,07
0,062
0,06
0,05
Xtiêng
Bru Vân Khơ mú
Kiều
Thổ
Cơ Tu
Giáy
Gié
Triêng
Tà Ôi
0,046
Mạ
Biểu đồ 1.2: Các dân tộc có dân số từ 50 nghìn người - dưới 100 nghìn người
năm 2016
Đặc điểm của đồng bào dân tộc thiểu số thường sống rất phân tán và xen
kẽ nhau, không có bất kỳ một dân tộc thiểu số nào cư trú tập trung và duy nhất
trong cùng một địa bàn và đây là những đặc điểm đã lâu đời đặc biệt đối với
vùng Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Tính chất phân tán và xen kẽ
trong cư trú của các dân tộc thiểu số thể hiện trong phạm vi cả nước cũng như ở
từng tỉnh. Các địa phương có số lượng dân tộc thiểu số cư trú nhiều như tỉnh
Đồng Nai (51 dân tộc), Thái Nguyên (47 dân tộc), Thanh Hóa (44 dân tộc), Lâm
Đồng (43 dân tộc), Kon Tum (43 dân tộc), có tới 26 tỉnh có số lượng dân tộc
thiểu số từ 30-40 dân tộc/tỉnh.
Phân theo các vùng, đồng bào dân tộc thiểu số thường cư trú, cụ thể: (i)
vùng Trung du và Miền núi phía Bắc dân tộc sinh sống đông nhất là người Tày
chiếm 22,72% tổng số dân tộc thiểu số của vùng, người Mông chiếm 17,03%,
người Thái chiếm 16,15%, người Mường chiếm 12,90%, người Nùng chiếm
12,20%, người Dao chiếm 10,50%; (ii) vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
8
Trung có dân tộc Thái chiếm đông nhất với 28,68% dân tộc thiểu số của vùng;
người Mường chiếm 19,03%; người Chăm chiếm 6,65%; người Hrê 6,95%;
người Ra Glai 6,63%; người Bru Vân Kiều 4,24%; (iii) vùng Tây Nguyên có số
dân tộc Gia Rai đông nhất chiếm 22,82% dân số thiểu số toàn vùng; người Ê Đê
chiếm 16,50%; người Ba Na chiếm 11,69%; người Cơ Ho chiếm 8,14%; người
Nùng chiếm 6,96%; người Xơ Đăng chiếm 6,49%; (iv) vùng Đông Nam Bộ có
dân tộc Hoa sinh sống đông nhất chiếm 58,31% số dân tộc thiểu số của vùng;
người Xtiêng chiếm 9,98%; người Khmer chiếm 8,18%; người Tày chiếm
5,49%; người Nùng chiếm 5,48%; (v) vùng Đồng bằng sông Cửu Long có dân
tộc Khmer chiếm đa số với 83,86% tổng số dân tộc toàn vùng; người Hoa chiếm
12,65%; người Chăm chiếm 1,12%. [12]
Địa bàn cư trú của các đồng bào dân tộc thiểu số thường có vị trí chiến
lược quan trọng về chính trị, quốc phòng an ninh, đối ngoại đặc biệt đối với đồng
bào các dân tộc cư trú dọc suốt tuyến biên giới phía Bắc, phía Tây và Tây Nam
của đất nước với nhiều cửa khẩu giữa Việt Nam với các nước trong khu vực như
Trung Quốc, Campuchia, Lào mang tính chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Là địa bàn có nguồn tài nguyên rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
phong phú và đa dạng góp phần bảo vệ bền vững môi trường sinh thái.
Như vậy, sự phân bố rải rác và đan xen của các dân tộc thiểu số trên cùng
một địa bàn đã tạo sự đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán và tâm
lý, lối sống mang tính đặc thù riêng của mỗi dân tộc, nên trình độ phát triển kinh
tế - xã hội cũng không đồng đều… một số dân tộc có dân số ít, ở vùng sâu, vùng
xa, điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp khó khăn và đây cũng chính là những khó
khăn, thách thức đối với chính quyền địa phương trong công tác quản lý nhằm
hạn chế những bất bình đẳng giữa các dân tộc trong cộng đồng. Xét trên quy mô
cả nước, các dân tộc thiểu số chỉ chiếm 14,54% tổng dân số cả nước nhưng nếu
xét ở quy mô nhỏ như cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã cho thấy tỷ lệ lại hoàn toàn
ngược lại và các dân tộc thiểu số lại chiếm đa số.
9
b. Những luật tục, phong tục tập quán về quản lý, sử dụng đất của đồng bào
dân tộc thiểu số
Mỗi một dân tộc đều có những phương thức sử dụng đất đai khác nhau
nhằm phù hợp với điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán và đời sống thường ngày
của đồng bào, cụ thể:
- Đối với đồng bào Tày, Nùng luôn sống thành bản, thường ở chân núi hay
ven suối, tên bản thường được gọi theo tên đồi núi, đồng ruộng, khúc sông. Mỗi bản
có từ mười lăm đến hai mươi nóc nhà, nếu là bản lớn sẽ chia thành những xóm nhỏ.
Về tập quán sản xuất, người Tày, Nùng sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Có một
nền nông nghiệp cổ truyền khá phát triển với đủ loại cây trồng như lúa, ngô,
khoai,... và rau quả mùa nào thức đó. Họ cũng có truyền thống làm ruộng nước, từ
lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng rộng rãi các biện phát thuỷ lợi như đào
mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng. Người Nùng còn trồng
nhiều cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm như: quýt, hồng,...
- Đối với đồng bào người Mông, Dao luôn sinh sống trên những vùng núi
cao, nơi có rất ít những thửa đất có thể canh tác, trồng trọt do đó đồng bào đã có
phương thức canh tác xen canh, luân canh trên diện tích đất rất hạn chế đã phát huy
tác dụng, phù hợp với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, có tập quán canh tác lúa nước,
trồng ngô, sắn, đậu tương. Một bộ phận dân cư còn sống du canh du cư, sống bằng
nghề phát nương làm rẫy, trồng lúa nương, ngô và các hoa màu khác. Đồng bào
Mông đắp bờ giữ ẩm cho đồng ruộng bằng việc nhặt các hòn đá trong nương xếp
thành bờ ngăn giữ nước, giữ ẩm, hạn chế xói mòn đất. Đặc điểm cuộc sống của
đồng bào dân tộc Mông, Dao là du canh du cư, sinh sống bằng nương rẫy và phá
rừng, người Mông có những quy định riêng như khu rừng cấm, với loại rừng này
nghiêm cấm tất cả không ai được phép vào làm nương hay khai thác gỗ, nếu vi
phạm đều phải chịu phạt theo tục lệ. Tập quán sử dụng đất của người Mông, Dao
cũng giống như một số dân tộc khác sau khi sử dụng đất một thời gian, khi độ màu
mỡ của đất giảm thường có xu hướng đi khai phá khu vực đất khác và quay lại canh
tác trên mảnh đất ban đầu sau vài năm, khi độ màu mỡ đất đã được khôi phục.
10
Người Mông có lễ hội Nào Sòng là một ví dụ rõ ràng về các cách ứng xử khác nhau
của con người đối với đất.
- Đối với đồng bào Thái, Mường thường sinh sống ở vùng rừng núi nên
nguồn nước thường khó khăn do đó việc canh tác phù hợp nhất là những thửa ruộng
bậc thang có nhiều lợi ích, vừa chống xói mòn đất lại hợp lý cho việc tưới tiêu.
Người Thái làm nương theo phương pháp đốt các loại cây cối, lau lách, cỏ dại sau
đó làm sạch đất và tra hạt, mỗi mảnh nương mới chỉ trồng được từ 1-3 vụ sau đó lại
được bỏ hoang để tái sinh và giúp đất màu phục hồi tươi tốt, giữ cho đất khỏi bị xói
mòn sau đó lại quay trở lại canh tác. Từ phương thức canh tác theo truyền thống,
tập quán như vậy đã góp phần bảo vệ môi trường thiên nhiên. Với những khu rừng
thiêng, rừng ma, rừng đầu nguồn đều thuộc quyền quản lý tối cao của tập thể cộng
đồng đồng bào quy định không được chặt phá, đốt lửa do những khu rừng này toàn
là cây to, gỗ quý, sống lâu được coi là nơi trú ngụ của các vị thần và ma quỷ, nếu
khai thác sẽ xúc phạm đến thần linh và dân làng sẽ bị các vị thần phạt, bắt tội dẫn
đến mất mùa, lũ lụt, dịch bệnh… và chính những tập tục này đã góp phần bảo vệ
rừng, bảo vệ đất hiệu quả.
- Đối với đồng bào dân tộc Sán Chay cư trú ở các bản nằm trong thung lũng.
Bản bao gồm đất ở, đất canh tác, rừng núi, các khe suối, bãi chăn thả,... cùng với
các nguồn tài nguyên thiên nhiên như lâm thổ sản, cây gỗ tre. Mỗi điểm dân cư có
khoảng 20 đến 25 hộ, điểm ít dân chỉ vài hộ; phía sau các điểm dân cư là núi rừng.
Tuy nhiên do cư trú thành những điểm tụ cư nhỏ ở dưới chân dốc nên đất vườn của
các gia đình không rộng rãi, không thể trồng được nhiều cây ăn quả. Người Sán
Chay sống dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, họ làm ruộng nước thành thạo nhưng
nương rẫy vẫn có vai trò to lớn trong đời sống kinh tế và phương thức canh tác theo
lối chọc lỗ, tra hạt vẫn tồn tại đến ngày nay.
Tóm lại, các dân tộc thiểu số, luật tục có vai trò và giá trị xã hội quan trọng,
mang tính tự nguyện rất cao, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và ổn định trật tự
của cộng đồng dân tộc như Luật tục các dân tộc Mông, Thái, Tày, Nùng, Mường,
Vân Kiều,… quy định đối với những khu rừng thiêng, rừng ma, rừng đầu nguồn
11
thì quyền sở hữu tối cao thuộc về cộng đồng. Các truyền thống về sở hữu và quản
lý, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất đai của các dân tộc thiểu số vẫn
đang tồn tại hiện hữu trong đời sống của đồng bào. Do đó, việc kế thừa, phát huy
giá trị của các luật tục trong đồng bào các dân tộc thiểu số với pháp luật của Nhà
nước nhằm đảm bảo công bằng, ổn định và phát triển xã hội cần phải được nhìn
nhận, đánh giá đúng mức.
1.1.3. Ý nghĩa, vai trò của chính sách về đất sản xuất đối với đồng bào dân
tộc thiểu số
a. Bảo đảm sinh kế, nâng cao đời sống cho đồng bào, góp phần xóa đói giảm
nghèo, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Đối với đồng bào dân tộc thiểu số thì đất đai, đặc biệt là đất rừng có một ý
nghĩa đặc biệt quan trọng, vừa là địa bàn cư trú vừa là sinh kế đồng thời cũng có vị
trí quan trọng trong đời sống tinh thần của các nhóm dân tộc. Mối quan hệ giữa xoá
đói giảm nghèo với tài nguyên tự nhiên ở Việt Nam đối với cộng đồng dân tộc thiểu
số miền núi là mối quan hệ nhân quả giữa biến đổi sinh kế và thay đổi về quyền
quản lý rừng và đất rừng. Đời sống của người dân miền núi luôn phụ thuộc vào
nguồn lâm sản và dịch vụ môi trường từ rừng tự nhiên. Vì vậy, để thực hiện được
công cuộc xoá đói giảm nghèo ngoài việc quan tâm đến đất sản xuất nông nghiệp
cần đặc biệt chú trọng quyền tiếp cận quản lý và sử dụng tài nguyên rừng và đất
rừng cho cộng đồng dân tộc thiểu số.
Từ việc thực hiện các chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số đã được Nhà nước
hỗ trợ đảm bảo có đất để làm nhà ở và có đất để sản xuất với hạn mức tối thiểu theo
mức bình quân chung của từng địa phương. Chính sách thực hiện hỗ trợ trực tiếp
bằng đất ở, đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, trường hợp các
địa phương không còn quỹ đất thì hỗ trợ bằng tiền để các hộ mua đất, chuộc lại đất và
các hình thức khác như giao rừng, khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ chuyển đổi nghề... Sau
khi có quỹ đất, chính quyền các địa phương nhanh chóng tổ chức giao đất để đồng
bào tiến hành xây dựng nhà, canh tác trồng trọt và chính quyền hỗ trợ giống cây
trồng, lương thực cho đồng bào. Trên cơ sở thực hiện chính sách đó, các hộ được hỗ