BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ THỊ HIỀN
ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
PHỤC VỤ QUY HOẠCH NÔNG - LÂM NGHIỆP
HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI
Demo Version - Select.Pdf SDK
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
Huế, 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ THỊ HIỀN
ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC
VỤ QUY HOẠCH NÔNG - LÂM NGHIỆP HUYỆN
XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
Mã số: 60 44 02 17
Demo Version - Select.Pdf SDK
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THÁM
Huế, 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân. Kết
quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố.
Nếu có kế thừa kết quả nghiên cứu của người khác thì được trích dẫn rõ ràng.
Tác giả
Lê Thị Hiền
Demo Version - Select.Pdf SDK
ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn khoa
học PGS.TS. Nguyễn Thám và các thầy, cô giáo trong Khoa đã đóng góp
nhiều ý kiến quý báu để luận văn được hoàn thành.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Sau Đại học, Ban chủ
nhiệm Khoa Địa lý Trường ĐHSP Huế, phòng nông nghiệp huyện Xuân Lộc,
phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống kê, UBND huyện Xuân Lộc,
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều
kiện, giúp đỡ, cung cấp tài liệu và nhiều ý kiến đóng góp quý báu để hoàn
thành luận văn này.
Huế, 5/2014
Tác giả luận văn
Demo Version - Select.Pdf SDK
iii
Lê Thị Hiền
MỤC LỤC
Trang phụ bìa ............................................................................................................... i
Lời cam đoan ................................................................................................................ ii
Lời cảm ơn .................................................................................................................. iii
Mục lục ..........................................................................................................................1
Danh mục các chữ viết tắt .............................................................................................6
Danh mục các bảng biểu ...............................................................................................7
Danh mục các hình ........................................................................................................8
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................9
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................9
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ........................................................10
2.1. Mục tiêu ...............................................................................................................10
2.2. Nhiệm vụ ..............................................................................................................10
3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................10
4. PHƯƠNGDemo
PHÁP Version
NGHIÊN CỨU
...........................................................................11
- Select.Pdf
SDK
4.1. Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu ................................................11
4.2. Phương pháp bản đồ và GIS ................................................................................11
4.3. Phương pháp khảo sát thực địa ............................................................................12
4.4. Phương pháp so sánh địa lý..................................................................................12
4.5. Phương pháp chuyên gia ......................................................................................12
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .....................................12
5.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................12
5.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................13
6. CƠ SỞ TÀI LIỆU PHỤC VỤ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU ................................13
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN .............................................................................13
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU
KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ QUY HOẠCH NÔNG - LÂM NGHIỆP ..............15
1.1. TỔNG QUAN CÓ CHỌN LỌC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU, ĐÁNH
GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI ............15
1
1.1.1. Trên thế giới ......................................................................................................15
1.1.2. Ở Việt Nam .......................................................................................................16
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và sử dụng đất đai nông lâm nghiệp có liên quan đến huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai ...................................18
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI ............................19
1.2.1. Đánh giá ............................................................................................................19
1.2.2. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên ...............................................................19
1.2.3. Cảnh quan và sinh thái cảnh quan .....................................................................20
1.2.3.1. Cảnh quan .......................................................................................................20
1.2.3.2. Sinh thái cảnh quan ........................................................................................21
1.2.4. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ...................................................23
1.2.4.1. Điều kiện tự nhiên ..........................................................................................23
1.2.4.2. Tài nguyên thiên nhiên ...................................................................................23
1.2.5. Mối liên hệ giữa điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên với cấu trúc
cảnh quan.....................................................................................................................24
1.2.6. Mối liên
hệ giữa
cảnh quan
và hoạt độngSDK
nông - lâm nghiệp ...........................25
Demo
Version
- Select.Pdf
1.2.7. Phát triển và phát triển bền vững ......................................................................27
1.2.7.1. Phát triển ........................................................................................................27
1.2.7.2. Phát triển bền vững ........................................................................................27
1.3. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ
NHIÊN PHỤC VỤ QUY HOẠCH NÔNG - LÂM NGHIỆP HUYỆN XUÂN LỘC,
TỈNH ĐỒNG NAI .......................................................................................................27
1.3.1. Quan điểm tiếp cận............................................................................................27
1.3.1.1. Quan điểm lịch sử ..........................................................................................27
1.3.1.2. Quan điểm tổng hợp .......................................................................................28
1.3.1.3. Quan điểm lãnh thổ ........................................................................................28
1.3.1.4. Quan điểm hệ thống .......................................................................................29
1.3.1.5. Quan điểm phát triển bền vững ......................................................................29
1.3.2. Phương pháp đánh giá và phân hạng thích nghi ...............................................29
2
1.4. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ
QUY HOẠCH NÔNG - LÂM NGHIỆP HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI32
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI VÀ SỰ HÌNH THÀNH
CÁC ĐƠN VỊ CẢNH QUAN LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU .................................37
2.1. CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI TỰ NHIÊN ..........................................................37
2.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................37
2.1.2. Địa chất .............................................................................................................38
2.1.3. Địa hình .............................................................................................................38
2.1.4. Khí hậu ..............................................................................................................39
2.1.5. Thuỷ văn ............................................................................................................39
2.1.5.1. Nguồn nước mặt .............................................................................................39
2.1.5.2. Nguồn nước ngầm ..........................................................................................40
2.1.6. Thổ nhưỡng .......................................................................................................41
2.1.7. Thảm thực vật....................................................................................................42
2.2. CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI NHÂN VĂN .......................................................43
2.2.1. Khái quát
tình Version
hình kinh -tếSelect.Pdf
- xã hội huyện
Xuân Lộc .......................................43
Demo
SDK
2.2.2. Dân cư và nguồn lao động ................................................................................44
2.2.2.1. Dân cư ............................................................................................................44
2.2.2.2. Nguồn lao động ..............................................................................................46
2.2.3. Tình hình định canh định cư và phong tục tập quán .........................................46
2.2.4. Một số cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp .........................48
2.2.4.1. Giao thông ......................................................................................................48
2.2.4.2. Thuỷ lợi ..........................................................................................................48
2.3. SỰ PHÂN HOÁ TỰ NHIÊN VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC ĐƠN VỊ CẢNH
QUAN Ở LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU ......................................................................49
2.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá lãnh thổ........................................49
2.3.2. Các đơn vị cảnh quan lãnh thổ huyện Xuân Lộc ..............................................50
2.3.2.1. Hệ thống và chỉ tiêu phân loại cảnh quan ......................................................50
2.3.2.2. Bản đồ sinh thái cảnh quan và bảng chú giải ma trận ....................................53
2.3.3. Phân vùng sinh thái cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu .........................................56
3
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ
QUY HOẠCH NÔNG - LÂM NGHIỆP HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI..59
3.1. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN
TỰ NHIÊN CHO CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG NÔNG - LÂM NGHIỆP ..............59
3.1.1. Lựa chọn loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp phục vụ mục tiêu đánh giá .....59
3.1.2. Lựa chọn đơn vị đánh giá ..................................................................................59
3.1.3. Nguyên tắc và phương pháp lựa chọn chỉ tiêu đánh giá ...................................60
3.2. ĐÁNH GIÁ, PHÂN HẠNG THÍCH NGHI CÁC LOẠI SINH THÁI CẢNH
QUAN PHỤC VỤ QUY HOẠCH NÔNG - LÂM NGHIỆP HUYỆN XUÂN LỘC.63
3.2.1. Xác định nhu cầu sinh thái của một số loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp
chủ yếu ở huyện Xuân Lộc .........................................................................................63
3.2.2. Kết quả đánh giá và phân hạng thích nghi ........................................................67
3.2.2.1. Đánh giá và phân hạng cho loại hình lúa nước 2 vụ ......................................68
3.2.2.2. Đánh giá và phân hạng cho cây trồng cạn ngắn ngày ....................................68
3.2.2.3. Đánh giá và phân hạng cho loại hình cây CNDN ..........................................69
3.2.2.4. ĐánhDemo
giá và Version
phân hạng -cho
loại hình trồng
Select.Pdf
SDKrừng ...........................................69
3.2.2.5. Đánh giá và phân hạng cho loại hình Nông - lâm kết hợp.............................70
CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP
BỀN VỮNG Ở HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI ....................................74
4.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT ......................................................74
4.1.1. Hiện trạng phát triển nông - lâm nghiệp huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai ...........74
4.1.2. Định hướng phát triển nông - lâm nghiệp huyện Xuân Lộc đến năm 2020 .....76
4.1.2.1. Ngành nông nghiệp ........................................................................................77
4.1.2.2. Ngành lâm nghiệp ..........................................................................................78
4.1.3. Kết quả đánh giá phân hạng thích nghi .............................................................78
4.1.4. Hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của một số loại hình sản xuất nông lâm nghiệp chủ yếu ở huyện Xuân Lộc ......................................................................80
4.1.4.1. Hiệu quả về mặt kinh tế .................................................................................80
4.1.4.2. Hiệu quả về mặt xã hội...................................................................................85
4.1.4.3. Hiệu quả về môi trường .................................................................................86
4
4.2. ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP BỀN
VỮNG Ở HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI ................................................87
4.2.1. Đề xuất quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ theo các loại sinh thái cảnh quan .....87
4.2.2. Đề xuất quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ theo các tiểu vùng sinh thái cảnh
quan .............................................................................................................................89
4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM
NGHIỆP Ở HUYỆN XUÂN LỘC ..............................................................................90
4.3.1. Giải pháp về khoa học công nghệ .....................................................................90
4.3.2. Giải pháp về vốn ...............................................................................................91
4.3.3. Giải pháp về chính sách ....................................................................................91
4.3.4. Giải pháp về bảo vệ môi trường ........................................................................92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................97
Demo Version - Select.Pdf SDK
5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
ĐKTN
Điều kiện tự nhiên
TNTN
Tài nguyên thiên nhiên
PTBV
Phát triển bền vững
CQ
Cảnh quan
STCQ
Sinh thái cảnh quan
KTXH
Kinh tế - xã hội
DT
Diện tích
CNNN
Công nghiệp ngắn ngày
CNDN
Công nghiệp dài ngày
Demo Version - Select.Pdf SDK
6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. So sánh các yếu tố tự nhiên và cấu trúc cảnh quan ....................................25
Bảng 1.2. Quan hệ giữa cảnh quan và hoạt động sản xuất NLN ................................26
Bảng 2.1. Quy mô và cơ cấu các loại đất huyện Xuân Lộc ........................................41
Bảng 2.2. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kỳ 2006 - 2010 huyện
Xuân Lộc - tỉnh Đồng Nai ...........................................................................................43
Bảng 2.3. Dân số - lao động huyện Xuân Lộc thời kỳ 2006 - 2010 ..........................45
Bảng 2.4. Hệ thống và chỉ tiêu phân loại cảnh quan lãnh thổ huyện Xuân Lộc .........52
Bảng 3.1. Tổng hợp phân cấp chỉ tiêu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên lãnh thổ
huyện Xuân Lộc ..........................................................................................................61
Bảng 3.2. Nhu cầu sinh thái của một số loại hình sử dụng nông – lâm nghiệp chủ
yếu ở huyện Xuân Lộc ................................................................................................65
Bảng 3.3. Tổng hợp diện tích các hạng thích nghi theo loại hình sử dụng .................71
Bảng 3.4. Kết quả phân hạng tiềm năng tự nhiên lãnh thổ huyện Xuân Lộc .............73
Demo
Select.Pdf
SDKhuyện Xuân Lộc (2012) ...........75
Bảng 4.1. Diện
tích, Version
năng suất, -sản
lượng cây trồng
Bảng 4.2. Kết quả sản xuất lâm nghiệp năm 2012 của huyện Xuân Lộc ...................76
Bảng 4.3. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá về kinh tế huyện Xuân Lộc .......................82
Bảng 4.4. Giá cả phân bón và mặt hàng nông sản huyện Xuân Lộc (8/2012) ............82
Bảng 4.5. Chi phí đầu tư cây lúa 2 vụ có tưới, tính cho 1 sào (500 m2) / vụ ở xã
Xuân Hiệp, tỉnh Đồng Nai (loại sinh thái cảnh quan thích nghi) .........................83
Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng ở huyện Xuân Lộc ...............84
Bảng 4.7. Đề xuất quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ theo loại sinh thái cảnh quan88
7
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ hệ địa – sinh thái [21] ......................................................................23
Hình 1.2. Các bước đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên ở huyện Xuân Lộc ...........34
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
Hình 2.2. Bản đồ độ cao địa hình huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
Hình 2.3. Bản đồ độ dốc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
Hình 2.4. Bản đồ thổ nhưỡng huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
Hình 2.5. Bản đồ tầng dày đất huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
Hình 2.6. Bản đồ thành phần cơ giới huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
Hình 2.7. Bản đồ đơn vị cảnh quan huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
Hình 2.8. Bản đồ tiểu vùng sinh thái cảnh quan huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
Demo Version - Select.Pdf SDK
Hình 3.1. Bản đồ phân hạng thích nghi cây lúa nước 2 vụ huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai
Hình 3.2 .Bản đồ phân hạng thích nghi cây trồng cạn ngắn ngày huyện Xuân Lộc,
tỉnh Đồng Nai
Hình 3.3. Bản đồ phân hạng thích nghi cây công nghiệp dài ngày huyện Xuân Lộc,
tỉnh Đồng Nai
Hình 3.4. Bản đồ phân hạng thích nghi cho trồng rừng huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng
Nai
Hình 3.5. Bản đồ phân hạng thích nghi cho nông – lâm kết hợp huyện Xuân Lộc,
tỉnh Đồng Nai
Hình 4.1. Bản đồ đề xuất phát triển nông – lâm nghiệp huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng
Nai
8
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, việc nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên nhằm xác
định tiềm năng sinh thái làm tiền đề phục vụ quy hoạch, sử dụng hợp lý lãnh thổ
theo hướng bền vững, giúp cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách đưa ra
những định hướng khai thác tài nguyên hợp lý là một vấn đề đang được quan tâm.
Xuân Lộc là một huyện của tỉnh Đồng Nai, có tổng diện tích đất tự nhiên
725,84 km², phía Bắc giáp huyện Định Quán và huyện Đức Linh - Hàm Thuận Nam
tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ - tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu, phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp thị xã Long Khánh - tỉnh
Đồng Nai, đây là một huyện trọng điểm phát triển nông - lâm nghiệp của tỉnh Đồng
Nai.
Đây là vùng có nhiều tiềm năng cho phát triển nông - lâm nghiệp. Tuy nhiên,
điều kiện tự nhiên của lãnh thổ có sự phân hoá đa dạng và phức tạp. Việc đánh giá
tiềm năng sinh thái tự nhiên theo lãnh thổ phục vụ quy hoạch nông - lâm nghiệp
Demo Version - Select.Pdf SDK
hợp lý, đảm bảo sự phát triển bền vững là vấn đề mang tính cấp thiết.
Do quá trình khai thác lâu dài và ảnh hưởng của hậu quả khai thác điều kiện tự
nhiên không hợp lí, diện tích đất trống đồi trọc tăng lên. Đây là biểu hiện của sự mất
cân bằng sinh thái. Việc tổ chức sản xuất nông - lâm nghiệp cần được định hướng
có cơ sở khoa học nhằm đảm bảo các yêu cầu về phòng hộ, bảo tồn và sản xuất cho
toàn khu vực.
Huyện Xuân Lộc còn là địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc ít người (Châu
Ro, Châu Mạ, Chăm, Thái, Hoa, Tày, ÊĐê, Sán Dìu, Khmer). Hơn 80% cư dân của
vùng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả kinh
tế của hoạt động này chưa tương xứng với tiềm năng của lãnh thổ, việc chuyển đổi
cơ cấu kinh tế còn nhiều vướng mắc. Địa bàn này vẫn còn trong tình trạng nghèo
khó và chậm phát triển, đòi hỏi cần có hình thức tổ chức sản xuất nông - lâm nghiệp
phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho người
dân.
9
Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự
nhiên phục vụ quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
Xác định cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch nông - lâm nghiệp huyện Xuân
Lộc, tỉnh Đồng Nai theo hướng phát triển bền vững dựa trên việc đánh giá tổng hợp
các điều kiện tự nhiên.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổng quan có chọn lọc các tài liệu liên quan làm căn cứ cho việc xây dựng cơ
sở lý luận và quy trình đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch phát
triển nông - lâm nghiệp lãnh thổ nghiên cứu.
- Xác định tính chất đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và nghiên
cứu sự phân hoá lãnh thổ, trên cơ sở đó xây dựng bản đồ cảnh quan huyện Xuân Lộc.
Demo Version - Select.Pdf SDK
- Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ cho quy hoạch phát triển nông
- lâm nghiệp huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
- Phân tích hiện trạng sử dụng đất, đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của
một số loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp chủ yếu, định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Đề xuất quy hoạch, sử dụng hợp lý lãnh thổ, đưa ra các giải pháp góp phần
phát triển nông - lâm nghiệp bền vững ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Giới hạn phạm vi lãnh thổ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi toàn lãnh thổ huyện Xuân Lộc,
tỉnh Đồng Nai.
* Giới hạn về nội dung nghiên cứu
10
- Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên có nhiều cách tiếp cận khác nhau, việc
nghiên cứu của đề tài được tiếp cận theo quan điểm cảnh quan.
- Nội dung đánh giá phục vụ mục tiêu quy hoạch nông - lâm nghiệp của đề tài
được xét trên quan điểm địa lý ứng dụng.
- Trong đánh giá và đề xuất quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp khu vực, vấn
đề kinh tế - xã hội và kỹ thuật canh tác chỉ được đề cập một cách khái quát. Các loại
hình đánh giá: lúa nước 2 vụ có tưới, cây trồng cạn ngắn ngày, cây công nghiệp dài
ngày và cây ăn quả, rừng trồng và nông lâm kết hợp.
- Trên cơ sở khảo sát các mô hình nông - lâm nghiệp có hiệu quả về kinh tế, xã
hội và môi trường, đề tài đề xuất một số mô hình đặc trưng cho từng vùng nhằm
góp phần sử dụng hợp lý lãnh thổ.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu
Áp dụng phương pháp này, đề tài tiến hành thu thập các tư liệu và bản đồ về
các điều kiện tự nhiên như: địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh
Demo Version - Select.Pdf SDK
vật. Các thông tin về dân sinh, kinh tế - xã hội huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai như:
dân cư, dân tộc, tập quán sử dụng đất đai. Một số tài liệu thuộc các chương trình, dự
án phát triển kinh tế - xã hội miền núi.
Tất cả các nguồn tư liệu có liên quan đến đối tượng và lãnh thổ nghiên cứu
được đề tài tiếp cận và vận dụng có chọn lọc trong nghiên cứu. Trong đề tài này,
việc thu thập và xử lý tài liệu được chia làm hai nhóm; nhóm tài liệu thứ cấp đã có
trong các công trình nghiên cứu, văn bản đã được công bố và nhóm các tài liệu sơ cấp
được thu thập trong quá trình khảo sát thực tế lãnh thổ nghiên cứu.
4.2. Phương pháp bản đồ và GIS
Trong đề tài, phương pháp bản đồ được áp dụng trong việc xây dựng các bản
đồ thành phần tự nhiên đơn tính, bản đồ sinh thái cảnh quan, bản đồ phân vùng sinh
thái cảnh quan, bản đồ đánh giá tiềm năng sinh thái cảnh quan, bản đồ phân hạng
thích nghi cho các loại hình nông - lâm nghiệp, bản đồ đề xuất quy hoạch nông lâm nghiệp huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
11
Các loại bản đồ trong đề tài được xây dựng dựa trên cơ sở sử dụng các phần
mềm Mapinfo, ArcGIS, Microstation...
4.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp truyền thống và không thể thiếu được trong nghiên cứu
địa lý học hiện đại, nó là bước thẩm định và điều chỉnh những giá trị đã được
nghiên cứu, thu thập trước đó.
Áp dụng phương pháp này nhằm thu thập tài liệu, tìm hiểu hiện trạng sản xuất
và khảo sát các mô hình nông - lâm nghiệp, kiểm tra đối chiếu các tài liệu về tự nhiên
và kinh tế - xã hội ở trên thực địa. Trong quá trình thực địa, đề tài phối hợp điều tra
phỏng vấn hộ nông dân theo phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA) nhằm
thu thập thông tin của cư dân địa phương. Quá trình nghiên cứu thực địa được tiến
hành dựa trên phương pháp khảo sát theo tuyến và theo điểm cho các mục tiêu đề tài
đặt ra.
Các kết quả nghiên cứu ở thực địa là cơ sở quan trọng cho việc xác định chỉ tiêu
trong đánh giá và đề xuất quy hoạch nông - lâm nghiệp hợp lý ở khu vực nghiên cứu.
Demo Version - Select.Pdf SDK
4.4. Phương pháp so sánh địa lý
Vận dụng trong đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi của các loại sinh thái
cảnh quan phục vụ quy hoạch một số loại hình nông - lâm nghiệp chủ yếu trên địa
bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
4.5. Phương pháp chuyên gia
Được vận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm lấy ý kiến của các nhà khoa
học trong việc chọn chỉ tiêu và xác định mức độ thích nghi của các đơn vị cảnh
quan trong quy hoạch nông - lâm nghiệp. Đồng thời, đề tài còn tham khảo ý kiến
các nhà quản lý của các ngành có liên quan, cán bộ và nhân dân địa phương.
Ngoài các phương pháp trên, đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác như
phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp thống kê.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
5.1. Ý nghĩa khoa học
12
Kết quả nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ thêm quy luật phân hoá tự nhiên và hình
thành nên các đơn vị cảnh quan ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Đồng thời, luận
văn góp phần vào việc hoàn thiện cơ sở lý luận đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên
và làm phong phú thêm hướng nghiên cứu của địa lý cảnh quan ứng dụng phục vụ
quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường khi
khai thác một lãnh thổ vào mục đích phát triển kinh tế.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài góp phần vào việc cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc
quy hoạch các loại hình sản xuất nông - lâm nghiệp phù hợp với tiềm năng sinh thái
cảnh quan lãnh thổ huyện Xuân Lộc.
- Kết quả đề tài có thể làm tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho các nhà hoạch
định chính sách ở địa phương huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai trong quá trình xây
dựng chiến lược phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường khu vực.
6. CƠ SỞ TÀI LIỆU PHỤC VỤ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện trên cơ sở các nguồn tài liệu:
Demo Version - Select.Pdf SDK
- Các công trình nghiên cứu khoa học, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các
tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu được
công bố đến năm 2012.
- Kết quả quan trắc về các yếu tố khí hậu của trạm khí tượng thủy văn Đồng
Nai, các báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Xuân Lộc, Sở Tài Nguyên và Môi
Trường, Sở Khoa học và Công Nghệ Thông Tin, Phòng Tài nguyên và Môi
Trường…
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục
vụ quy hoạch nông - lâm nghiệp
Chương 2: Đặc điểm các nhân tố sinh thái và sự hình thành các đơn vị cảnh
quan lãnh thổ nghiên cứu
13
Chương 3: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch phát
triển nông - lâm nghiệp huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
Chương 4: Đề xuất quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp bền vững ở huyện
Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
Demo Version - Select.Pdf SDK
14