Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Rèn luyện kỹ năng viết báo cáo cho học sinh trong dạy học môn địa lý lớp 11 trung học phổ thông (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------

HOÀNG THỊ MỸ HẠNH

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT BÁO CÁO
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ
LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Demo Version - Select.Pdf SDK

CHUYÊN NGÀNH: LL VÀ PPDH MÔN ĐỊA LÝ
MÃ SỐ: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC VŨ

HUẾ, NĂM 2013
i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử
dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác.
Huế, tháng 09 năm 2013

Hoàng Thị Mỹ Hạnh



Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


LỜI CẢM ƠN
Được sự giúp đỡ của quý thầy, cô giáo dành cho bản thân trong quá
trình học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Sư phạm - Huế, tôi đã trưởng
thành hơn trong học tập và rèn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kỹ
năng sống.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành và lời chúc sức khỏe đến thầy giáo
PGS.TS. Nguyễn Đức Vũ, người đã rất tận tình chỉ bảo, nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện đề tài này.
Chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo Khoa Địa lý trường Đại học Sư
phạm - Huế, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu vừa qua.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới:
- Đại học Huế, Trường Đại học Sư phạm, Phòng Đào tạo sau đại học
Trường Đại học Sư phạm - Huế.
- Ban Giám Hiệu, thầy, cô giáo trường THCS Khánh Vĩnh đã tạo điều

Demo Version - Select.Pdf SDK

kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.

- Ban Giám Hiệu, thầy, cô giáo dạy thực nghiệm, cùng các học sinh thân yêu
ở các trường: Trung học phổ thông Hương Khê, Trung học phổ thông Phúc Trạch,
Trung học phổ thông Gia Phố - thuộc địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã tạo điều kiện
thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm đề tài.
Cuối cùng, xin kính chúc quý thầy, cô giáo, ban lãnh đạo sức khỏe,

hạnh phúc.

Huế, tháng 09 năm 2013
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Mỹ Hạnh

iii


MỤC LỤC
Trang phụ bìa ............................................................................................................... i
Lời cam đoan ...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................. iii
Mục lục ........................................................................................................................ 1
Danh mục ký hiệu và chữ viết tắt ............................................................................... 4
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu ..................................................................... 5
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 6
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 6
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .............................................................................. 7
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ............................................................................. 7
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 7
5. Lịch sử nghiên cứu của đề tài ................................................................................. 7
6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ....................................................................... 9
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết ..................................................... 9
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................... 10
6.3. Phương pháp thống kê toán học .................................................................. 11
NỘI DUNG ............................................................................................................. 12
Version
- Select.Pdf

SDK CỦA VIỆC RÈN LUYỆN
Chương Demo
1. CƠ SỞ
LÍ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN
KỸ NĂNG VIẾT BÁO CÁO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN
ĐỊA LÝ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .................................................. 12
1.1. Kĩ năng địa lý .............................................................................................. 12
1.1.1. Khái niệm về kỹ năng địa lý ............................................................. 12
1.1.2. Đặc điểm kỹ năng địa lý ................................................................... 13
1.1.3. Phân loại kỹ năng địa lý ................................................................... 13
1.1.4. Ý nghĩa của kỹ năng trong dạy học địa lý ....................................... 15
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng địa lý cho học
sinh trong dạy học môn địa lý lớp 11 THPT ............................................................ 16
1.1.6. Cách thức rèn luyện kỹ năng viết báo cáo cho học sinh trong dạy học
môn địa lý lớp 11 THPT .......................................................................................... 19
1.2. Bài báo cáo địa lý ........................................................................................ 23
1.2.1. Khái niệm bài báo cáo địa lý ............................................................ 23
1.2.2. Tầm quan trọng của bài báo cáo địa lý ........................................... 23
1.2.3. Phân loại bài báo cáo địa lý ............................................................. 24
1.2.4. Nội dung bài báo cáo địa lý lớp 11 THPT ....................................... 24

P.1


1.3. Đặc điểm chương trình và sách giáo khoa Địa lý lớp 11 THPT ................. 24
1.4. Đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh THPT ................ 30
1.4.1. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi .......................................................... 30
1.4.2. Đặc điểm của học sinh trung học phổ thông ................................... 30
1.5. Thực trạng rèn luyện kỹ năng viết báo cáo cho học sinh trong dạy học môn

địa lý lớp 11 THPT ................................................................................................... 31
1.5.1. Thời gian, địa điểm, nội dung và phương pháp khảo sát đề tài ....... 31
1.5.2. Thực trạng rèn luyện kỹ năng viết báo cáo cho học sinh trong dạy
học môn địa lý lớp 11 THPT .................................................................................... 32
1.5.3. Nguyên nhân thực trạng: .................................................................. 35
1.5.4. Kết luận chung ................................................................................. 36
Chương 2. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT BÁO CÁO CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .... 38
2.1. Những nguyên tắc rèn luyện kỹ năng viết báo cáo cho học sinh trong dạy
học môn địa lý lớp 11 THPT .................................................................................... 38
2.2. Hệ thống kỹ năng viết báo cáo rèn luyện cho học sinh trong dạy học môn
địa lý lớp 11 THPT ................................................................................................... 39
2.3. Quy trình rèn luyện kỹ năng viết báo cáo cho học sinh trong dạy môn địa lý
lớp 11 THPT ............................................................................................................. 40
Demo Version - Select.Pdf SDK
2.4. Phương pháp và kĩ thuật hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng viết báo cáo
trong dạy học môn địa lý lớp 11 THPT ................................................................... 43
2.4.1. Rèn luyện kỹ năng xác định vấn đề bài báo cáo .............................. 44
2.4.2. Rèn luyện kỹ năng lập đề cương bài báo cáo ................................... 48
2.4.3. Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin .............................................. 53
2.4.4. Rèn luyện kỹ năng xử lý, tổng hợp thông tin ................................... 64
2.4.5. Rèn luyện kỹ năng viết hoàn chỉnh một bài báo cáo ....................... 69
2.4.6. Rèn luyện kỹ năng trình bày bài báo cáo ......................................... 72
2.5. Một số thí dụ thực nghiệm rèn luyện kỹ năng viết báo cáo cho học sinh
trong dạy học môn địa lý lớp 11 THPT ................................................................... 82
2.5.1. Ví dụ 1: Làm mẫu ............................................................................. 82
2.5.2. Ví dụ 2: Bài tập ................................................................................ 86
2.5.3. Ví dụ 3: Thực hành ........................................................................... 87
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................. 93
3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................. 93

3.2. Nguyên tắc thực nghiệm .............................................................................. 93

P.2


3.3. Nội dung thực nghiệm ................................................................................. 93
3.4. Tổ chức thực nghiệm ................................................................................... 93
3.5. Kết quả thực nghiệm .................................................................................... 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 99
1. Kết quả đạt được ............................................................................................. 99
2. Hạn chế của đề tài ........................................................................................... 99
3. Một số kiến nghị đề xuất ................................................................................ 99
4. Hướng mở rộng của đề tài ............................................................................ 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 100
PHỤ LỤC ................................................................................................................... P

Demo Version - Select.Pdf SDK

P.3


DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ĐHSP

: Đại học sư phạm

THPT

: Trung học phổ thông


TN

: Thực nghiệm

ĐC

: Đối chứng

ĐNA

: Đông Nam Á

SGK

: Sách giáo khoa

HS

: Học sinh

GV

: Giáo viên

KT

: Kiến thức

KN


: Kỹ năng

KX

: Kỹ xảo

KT-XH : Kinh tế - xã hội
NXB

: Nhà xuất bản

(1)

: Bài thực hành viết báo cáo

Demo Version - Select.Pdf SDK

P.4


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa kỹ năng ban đầu, kỹ xảo và kỹ năng hoàn thiện ....... 14
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ biểu diễn mức độ nhận thức về kiến thức và kỹ năng .................. 15
Bảng 1.1. Phân phối chương trình môn địa lý lớp 11 THPT .................................. 27
Bảng 1.2. Quan điểm của giáo viên về rèn luyện kỹ năng viết báo cáo cho học sinh
trong dạy học môn địa lý lớp 11 THPT. .................................................................. 32
Bảng 1.3. Cách thức mà giáo viên rèn luyện kỹ năng viết báo cáo cho học sinh
trong dạy học môn địa lý lớp 11 THPT. .................................................................. 33
Bảng 1.4. Đánh giá mức độ quan trọng về các kỹ năng viết báo cáo cần rèn luyện
cho học sinh trong dạy học môn địa lý lớp 11 THPT ............................................. 33

Bảng 1.5. Bảng tự đánh giá về mức độ thực hiện được kỹ năng viết báo cáo cho học
sinh trong dạy học môn địa lý lớp 11 THPT. ........................................................... 34
Bảng 1.6. Các cách thức rèn luyện kỹ năng viết báo cáo cho học sinh mà giáo viên
thường tiến hành trong quá trình dạy học ................................................................ 35
Bảng 3.1. Nội dung các bài thực nghiệm ................................................................. 93
Bảng 3.2. Danh sách giáo viên dạy thực nghiệm .................................................... 94
Bảng 3.3. Bảng
phânVersion
phối điểm
các bài dạy thực
Demo
- Select.Pdf
SDKnghiệm của các lớp thực nghiệm
và lớp đối chứng của 3 trường thực nghiệm. ........................................................... 95
Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất tổng hợp điểm các bài dạy thực nghiệm của lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng .................................................................................. 96
Hình 3.1. Biểu đồ tổng hợp so sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng tại 3 trường
THPT tham gia thực nghiệm .................................................................................... 96
Bảng 3.5. Tổng hợp điểm trung bình và độ lệch chuẩn giữa các lớp thực nghiệm và
lớp đối chứng ............................................................................................................ 97

P.5


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Địa lý ngày nay đã trở thành khoa học, do đó lĩnh hội tri thức địa lý không
phải chỉ cần có trí nhớ mà quan trọng hơn là nhận thức chúng trên cơ sở phân tích
tổng hợp, so sánh, hệ thống hoá, khái quát hoá các hiện tượng địa lý cụ thể từ đó rút
ra được những kết luận khoa học. Việc rèn luyện kỹ năng viết báo cáo về một vấn

đề địa lý là một trong những kỹ năng mới. Có thể nói đây là một kỹ năng đòi hỏi
việc sử dụng tổng hợp nhiều kỹ năng hoạt động tư duy, đòi hỏi học sinh phải có
năng lực làm việc độc lập sáng tạo, biết cách thu thập, sàng lọc, xử lý thông tin và
trình bày nguồn thông tin địa lý.
Môn Địa lý ở nhà trường phổ thông nói chung và dạy học môn địa lý lớp 11
nói riêng, là một môn học có nhiều thuận lợi để thực hiện việc rèn luyện kỹ năng
viết báo cáo. Bởi lẽ nội dung môn học là những sự vật, hiện tượng và các quá trình
địa lý rất phong phú và đa dạng trong môi trường tự nhiên cũng như trong môi
trường kinh tế-xã hội, nhưng lại rất gần gũi với đời sống học sinh, nên dễ gây hứng
thú và say mê trong học tập cũng như tìm tòi và sáng tạo ở các em. Rèn luyện kỹ
năng viết báo cáo, học sinh đã đặt mình vào vị trí của người vừa khám phá, tìm tòi,
phân tích, tổng hợp và khái quát hoá vấn đề, lại vừa phổ biến tri thức địa lý cho

Demo Version - Select.Pdf SDK

những người khác.

Điều 28 luật Giáo dục quy định: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc
theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn…”.
Để đáp ứng những yêu cầu bức thiết đó, trong dạy học địa lý cần phải giải
quyết nhiều vấn đề. Hiện nay, đại đa số học sinh hầu như xem nhẹ môn địa lý, trừ
những em có ý định thi các ngành khối C. Do đó việc học tập môn địa lý đối với các
em rất khó khăn, các em bị chi phối rất lớn của việc ”học ghi, thi thuộc“. Vì vậy, rất
nhiều học sinh trong quá trình rèn luyện kỹ năng địa lý nói chung và đặc biệt rèn
luyện kỹ năng viết báo cáo còn rất hạn chế. Cho nên việc rèn luyện kỹ năng viết báo
cáo trong dạy học môn địa lý giúp cho học sinh có được những kỹ năng như: viết và
trình bày quan điểm của mình trước người khác. Học sinh sẽ hiểu được cách trình
bày một báo cáo khoa học, dù là đơn giản. Đây là kỹ năng hết sức quan trọng và cần


P.6


thiết không chỉ giúp các em trong học tập mà còn giúp cho các em bước vào cuộc
sống một cách tự tin hơn.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc rèn luyện kỹ năng viết báo cáo còn nhiều
hạn chế. Hầu như nhiều giáo viên nắm không rõ và chưa biết cách hoặc lúng túng
trong việc hướng dẫn thực hiện kỹ năng bài viết báo cáo cho học sinh trong dạy học
địa lý. Hay, còn nhiều giáo viên bỏ qua hoặc hướng dẫn cho học sinh một cách qua
loa kỹ năng này. Vì kỹ năng viết báo cáo, là một kỹ năng còn rất mới, cho nên làm
cho hầu hết học sinh chưa hiểu rõ, chưa nắm chắc và chưa thực hiện được kỹ năng
này. Chính vì vậy, dẫn đến chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học
sinh chưa đạt hiệu quả cao. Viết được đánh giá là kỹ năng khó nhất trong tất cả các
kỹ năng. Bởi vậy, việc nghiên cứu rèn luyện kỹ năng viết báo cáo là một vấn đề
đang được đặt ra hết sức cấp thiết hiện nay.
Xuất phát từ những lí do nêu trên, nên nhiệm vụ đó được đặt vào trọng tâm
công tác nghiên cứu đề tài: “Rèn luyện kỹ năng viết báo cáo cho học sinh trong
dạy học môn địa lý lớp 11 trung học phổ thông“, nhằm góp phần nâng cao chất
lượng trong dạy học môn địa lý hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Xác định được các phương pháp có tính thực tế và khả thi rèn luyện kỹ năng

Demo Version - Select.Pdf SDK

viết báo cáo cho học sinh trong dạy học môn địa lý lớp 11 THPT.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu, chọn lọc hệ thống hoá cơ sở lí luận và thực tiễn của việc rèn
luyện kỹ năng viết báo cáo cho học sinh trong dạy học môn địa lý lớp 11 ở một số
trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

- Khảo sát, điều tra thực trạng rèn luyện kỹ năng viết báo cáo trong dạy học
môn địa lý lớp 11 THPT.
- Xác định các phương pháp rèn luyện kỹ năng viết báo cáo cho học sinh
trong dạy học môn địa lý lớp 11 THPT.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để thấy được tính khả thi và hiệu quả của
việc rèn luyện kỹ năng viết báo cho học sinh trong dạy học môn địa lý lớp 11
THPT, nhằm kiểm chứng những kết quả mà đề tài đã nghiên cứu.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Tìm hiểu thực trạng rèn luyện kỹ năng viết báo cáo cho học sinh trong dạy
học môn địa lý lớp 11 ở 3 trường THPT tại tỉnh Hà Tĩnh.
5. Lịch sử nghiên cứu của đề tài

P.7


Liên quan đến vấn đề mà đề tài nghiên cứu từ trước đến nay đã thu hút sự
quan tâm của nhiều nhà khoa học và sư phạm địa lý như:
* Về sách có các tác giả sau đề cập tới
- Cuốn sách Lý luận dạy học ( phần đại cương ), Nhà xuất bản Đại học quốc
gia Hà Nội (2001) của tác giả Nguyễn Dược và Nguyễn Trọng Phúc [8,tr.148]. Tác
giả đã nêu lên: Trong môn địa lý có nhiều loại kỹ năng khác nhau,…Như vậy, muốn
rèn luyện cho học sinh một loại kỹ năng địa lý, trước hết phải làm cho học nắm
được những kiến thức lí thuyết để làm cơ sở, rồi sau đó mới đến những kiến thức
thực hành về cách thực hiện nó.
- Cuốn sánh Rèn luyện kỹ năng địa lý (1999), Nhà xuất bản Giaó Dục của tác
giả Mai Xuân San [19, tr.3]. Cuốn sách nêu lên được ý nghĩa, cách thức tiến hành
và qui trình tiến hành các loại kỹ năng địa lý: kỹ năng bản đồ, kỹ năng biểu đồ,...
nhưng không đề cập đến kỹ năng viết báo cáo.
- Cuốn phương pháp dạy học địa lý ở trường phổ thông (tập 1), Trường
ĐHSP Huế, Tháng10/2001 của tác giả Nguyễn Đức Vũ, gồm 156 trang và nội dung

gồm 9 chương. Chương IV, từ trang 66 đến trang 68, Tác giả đã nêu lên khái quát:
Khái niệm báo cáo, các bước báo cáo và kĩ thuật hướng dẫn thực hiện phương pháp
báo cáo. Chương V, từ trang 72 đến trang 79 là khái quát về khái niệm kỹ năng địa

Demo Version - Select.Pdf SDK

lý, vị trí của kỹ năng trong dạy học địa lý và cách thức rèn luyện kỹ năng địa lý.
- Cuốn đổi mới phương pháp dạy học địa lý ở trung học phổ thông của tác giả
Nguyễn Đức Vũ - Phạm Thị Sen (2004). Các tác giả đã nêu lên vấn đề tăng cường
vận dụng các phương pháp dạy học mới tiên tiến đề cao chủ thể nhận thức cho học
sinh, trong đó đề cập tới phương pháp viết báo cáo.
- Cuốn những vấn đề chung về đổi mới giáo dục phổ thông môn địa lý của
các tác giả Nguyễn Hải Châu-Phạm Thị Sen-Nguyễn Đức Vũ (2007). Các tác giả đã
nêu lên vấn đề tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tiên tiến trong dạy học
địa lý. Trong đó khái quát đến phương pháp hướng dẫn thực hiện viết bài báo cáo.
* Về giáo trình
- Cuốn giáo trình: Phương pháp dạy học địa lý kinh tế-xã hội thế giới ở
trường trung học phổ thông (2000) của tác giả Nguyễn Ngọc Minh. Từ trang 92 đến
trang 94, các giả đề cập tới kỹ năng viết nhận xét, báo cáo về một vấn đề địa lý KTXH một nước, một khu vực.
- Cuốn giaó trình: Phương pháp dạy học địa lý ở Trung học phổ thông, Nhà
xuất bản Đại học Huế của tác giả Nguyễn Đức Vũ-Nguyễn Ngọc Minh. Ở phần III,

P.8


Chương 2, tác giả đã nêu khái quát: Khái niệm báo cáo và những điểm cần lưu ý khi
hình thành kỹ năng báo cáo.
* Về các bài viết, tài liệu, luận văn
- Tài liệu giúp học tốt của Hoàng Lê Tạc-Đặng Quang Quỳnh-Nguyễn Ngọc
Minh (1999) các tác giả đã nêu lên các kỹ năng mới cần rèn luyện cho học sinh.

Trong đó có đề cập tới kỹ năng viết báo cáo, nhận xét các vấn đề kinh tế - xã hội
của một nước hay một khu vực.
- Hình thành cho học sinh kỹ năng thu thập, xử lí, tổng hợp và trình bày
thông tin địa lý, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 6, của tác
giả Nguyễn Đức Vũ (2003).
- Luận văn thạc sỹ Giáo dục học (2009): Rèn luyện kỹ năng địa lý cho học
sinh lớp 11 THPT trong dạy học bài thực hành của tác giả Nguyễn Văn Lam. Đề tài
đề cập tới kỹ năng làm việc với bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê, một
phần lập dàn ý đề cương bài báo cáo.
- Luận văn thạc sỹ Giáo dục học (2009): Phương pháp hình thành kỹ năng
viết báo cáo cho học sinh trong dạy học bài thực hành địa lý trung học phổ thông
của tác giả Trần Xuân Tiếp. Đề tài đề cập tới phương pháp hình thành kỹ năng viết
báo cáo cho học sinh trong dạy học bài thực hành, có nghĩa là hình thành kỹ năng

Demo Version - Select.Pdf SDK

trên vấn đề địa lý đã có dàn ý.

- Luận văn thạc sỹ Giáo dục học (2011): Rèn luyện kỹ năng viết báo cáo địa
lý cho học sinh THPT của tác giả Lê Thị Khánh Dương. Tác giả đề cập tới việc xây
dựng hệ thống, quy trình kỹ năng viết báo cáo cần rèn luyện cho học sinh. Tuy
nhiên tác giả chủ yếu rèn luyện kỹ năng trong bài thực hành đã có dàn ý.
Tóm lại: Các tài liệu trên chủ yếu đề cập đến nội dung khái quát hoặc sơ lược
một phần của viết báo cáo, vì vậy vấn đề rèn luyện kỹ năng viết báo cáo còn mang
tính chất chung chung và chỉ tập trung vào rèn luyện kỹ năng viết báo cáo trong bài
thực hành đã có dàn ý. Đặc biệt là rèn luyện kỹ năng viết báo cáo cho học sinh
trong dạy học môn địa lý lớp 11 THPT, vẫn chưa có tác giả nào đi sâu vào nghiên
cứu. Do đó, vấn đề khoa học đề tài chúng tôi hoàn toàn mới và có ý nghĩa to lớn đối
với dạy học nói chung và dạy học môn địa lý lớp 11 THPT nói riêng.
6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
6.1.1. Phương pháp thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp tài liệu

P.9


- Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập các nguồn tài liệu liện quan để
xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
- Phương pháp phân tích tài liệu: Tiến hành xem xét, xác định và lựa chọn tư
liệu, thông tin liên quan đến đề tài, được biên soạn, đăng tải từ các nguồn đáng tin cậy.
Phương pháp phân tích dùng để phân tích các tài liệu phân chia chúng thành
từng loại kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo; phân tích các phương pháp dạy học lấy học sinh
làm trung tâm; phân tích các mối quan hệ trong dạy học địa lý, đặc biệt trong
phương pháp dạy học mới.
- Phương pháp tổng hợp tài liệu: Phân loại, hệ thống các nguồn tài liệu liên quan
đến các phần, mục của đề tài làm cơ sở tóm tắt khoa học, sau khi đã được phân tích.
Phương pháp tổng hợp là sự kế tiếp của phương pháp phân tích nhằm nhận
rõ từng bộ phận, từng mặt để tổng hợp nhằm xác lập hệ thống kiến thức, đưa ra
hướng nghiên cứu cụ thể cho đề tài.
- Áp dụng phương pháp phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề
tài, kết hợp với phân tích, tổng hợp tình hình rèn luyện kỹ năng viết báo cáo cho
học sinh trong dạy học địa lý, từ đó xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn cho đề tài.

Demo Version - Select.Pdf SDK

6.1.2. Phương pháp phân loại hệ thống hoá

Phương pháp này nhằm phân loại các dạng bài viết báo cáo để từ đó vận
dụng cơ sở lí thuyết vào việc rèn luyện kỹ năng viết báo cáo cho học sinh trong dạy
học môn địa lý lớp 11 trung học phổ thông.

6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp quan sát
Thông qua quá trình giảng dạy và thực nghiệm: Quan sát thái độ và khả năng
thực hiện các kỹ năng viết báo cáo của học sinh trong dạy học địa lý.
6.2.2. Phương pháp khảo sát điều tra
- Sử dụng phương pháp này nhằm: Điều tra thực trạng về vấn đề rèn luyện
kỹ năng viết báo cáo trong dạy học địa lý của giáo viên và học sinh ở các trường
phổ thông của tỉnh Hà Tĩnh.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu: Lập các biểu mẫu phiếu điều tra để tiến
hành điều tra trên đối tượng giáo viên và học sinh.

P.10


6.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Sử dụng phương pháp khảo sát điều tra thông qua phương pháp phỏng vấn
với Ban giám hiệu, giáo viên, học sinh phương pháp quan sát như: Quan sát giờ lên
lớp của giáo viên, hoạt động của học sinh trong các tiết học,…
6.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Trên cơ sở phân tích tình hình giảng dạy và học tập địa lý , trên các địa bàn
khác nhau ở một số trường, tác giả lựa chọn một số trường, lớp, số lượng học sinh
thực nghiệm. Phương pháp thực nghiệm nhằm kiểm tra tính đúng đắn, tính khả thi,
tính thiết thực của các phương pháp đề ra trong luận văn và được tiến hành trên
các địa bàn đại diện cho các vùng miền khác nhau ở tỉnh Hà Tĩnh.
6.3. Phương pháp thống kê toán học
- Áp dụng một số công thức toán thống kê nhằm xử lí phân tích các kết quả điều
tra nội dung đề tài, đặc biệt xử lí kết quả thu được sau khi thực nghiệm sư phạm.
- Để đảm bảo độ chính xác, khách quan và kết quả nghiên cứu có độ tin cậy
cao thì cần phải sử dụng phương pháp toán thống kê. Phương pháp toán thống kê
dùng để thống kê số liệu, kết quả điều tra tình hình thực tế cũng như kết quả

thực nghiệm. Qua đó khẳng định tính đúng đắn của đề tài nghiên cứu.

Demo Version - Select.Pdf SDK

P.11



×