Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Mô tả sáng kiến kinh nghiệp về toán học cho trẻ mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.76 KB, 8 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1. Tên sáng kiến: : Một số giải pháp kích thích trẻ mẫu giáo học tốt
môn toán thông qua trò chơi toán học.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn mầm non.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1.Tình trạng giải pháp đã biết
a) Giải pháp đã biết
- Trò chơi toán học là một trong những phương pháp dạy học nhằm thúc
đẩy sự hình thành biểu tượng toán cho trẻ và nó được thể hiện bằng hoạt động
thực hành, luyện tập. Qua đó trẻ sẽ được củng cố, vận dụng linh hoạt những kiến
thức, kỹ năng đã học cùng với những kinh nghiệm sống của bản thân trẻ. Thông
qua đó, giáo viên sẽ có những biện pháp để bổ sung, điều chỉnh kịp thời và nâng
dần trình độ cho trẻ.
- Trong quá trình giảng dạy cũng như qua các tiết dự giờ đồng nghiệp, tôi
nhận thấy rằng, giáo viên còn sử dụng phương pháp dạy toán thô sơ, nghèo nàn
và đơn điệu…chưa phát huy hết tính tư duy cho trẻ và chưa gây hứng thú cho
trẻ…. Nếu trò chơi toán học được tổ chức một cách sinh động, sáng tạo trẻ sẽ
tham gia một cách hứng thú và đặc biệt là sẽ giúp trẻ phát triển sự nhanh nhạy,
thông minh…
b) Thực trạng tại đơn vị
- Tầm nhận thức của trẻ không đồng đều tuy cùng độ tuổi.
- Một số giáo viên chưa nắm vững các khái niệm và kĩ năng cần hình
thành và cung cấp cho trẻ khi dạy trẻ làm quen với toán.
- Một số giáo viên khác còn cung cấp kiến thức cho trẻ một cách cứng
nhắc, sơ sài, làm cho trẻ nhàm chán và không hứng thú.
1



3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
* Mục đích của giải pháp
- Nhằm giải quyết những hạn chế và những tồn tại của giáo viên trong
việc giảng dạy môn toán cho khối mẫu giáo.
- Chia sẻ với các bạn đồng nghiệp các biện pháp kích thích trẻ sáng tạo
trong hoạt động làm quen với toán.
- Giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, hứng thú, đồng đều.
Phát triển toàn diện về nhân cách, chuẩn bị tâm sinh lý cho trẻ bước vào lớp 1.
- Phát huy tính tích cực, tự tin, chủ động sáng tạo của trẻ.
- Rèn luyện cho trẻ kĩ năng giao tiếp, phát tiển ngôn ngữ, tình cảm tập thể.
- Góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy - học.
* Nội dung của giải pháp
- Tính mới của giải pháp:
+ Rút ra được một số bài học kinh nghiệm có ý nghĩa thiết thực: Sáng tạo
trong dạy toán sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu chơi cũng như sự phát triển toàn diện
của trẻ; trẻ được phép tò mò, được khuyến khích sáng tạo.
+ Giúp trẻ có nhiều cơ hội để học hỏi và khám phá những điều mới lạ; trẻ
trở nên tự tin và mạnh dạn hơn; có nhiều cơ hội để phát triển những khả năng
đặc biệt.
+ Giúp trẻ tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế, từ đó càng có nhiều
cơ hội để có những suy nghĩ và hoạt động sáng tạo.
- Các bước thực hiện:
+ Giáo viên nghiên cứu kỹ nội dung dạy toán trong Chương trình giáo
dục mầm non, tài liệu bồi dưỡng hè cho cán bộ quản lí giáo viên mầm non hàng
năm và thông qua quan sát trẻ hằng ngày… để lập kế hoạch, chọn trò chơi, nội
dung giảng dạy cho phù hợp.
+ Nắm vững những kĩ năng cần hình thành cho trẻ mẫu giáo trong hoạt
động làm quen với toán: Xếp tương ứng 1-1; Phân loại; So sánh; Xếp theo quy
tắc; Đếm; Nhận biết số lượng và chữ số; Nhận biết hình học; Đo; Định hướng
trong không gian; Định hướng thời gian.

2


+ Dạy trẻ làm quen với các biểu tượng toán thông qua trò chơi và hoạt
động hằng ngày. Ví dụ: Khi bày bàn ăn là bé được xếp tương ứng 1 tô –
1muỗng. Khi tập thể dục sáng là bé đang thực hành việc đếm và lặp đi lặp lại sự
sắp xếp có trình tự, có quy luật của động tác thể dục.
+ Khi xây dựng kế hoạch giáo dục, giáo viên luôn nhớ rằng trẻ mẫu giáo
cần được trải nghiệm thực sự trên các đối tượng cụ thể qua chơi, qua thao tác
với đồ vật, qua quan sát, bắt chước, qua giao tiếp, qua hướng dẫn của người
lớn… không thể bắt trẻ phải học các khái niệm toán một cách trừu tượng. Có
như thế, chúng ta mới tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp, đáp ứng nhu cầu
của trẻ.
+ Để giúp trẻ học toán nhanh hơn, nhận thức tốt và vui khi khám phá thế
giới toán học, chúng ta nên luôn quan tâm, lắng nghe và trả lời những câu hỏi
của trẻ một cách cởi mở. Đừng bao giờ trả lời cho qua chuyện hoặc không quan
tâm khi trẻ đang chờ đợi câu trả lời của bạn.
- Một số trò chơi khi dạy trẻ học toán:
+ Trò chơi 1: Những quả bóng giấy
Mục đích: Dạy trẻ đếm, nhận biết chữ số; giúp trẻ cảm thấy hấp dẫn và
thú vị, giáo viên ít tốn kém vì sử dụng nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền.
Cách chơi: Cho trẻ vê giấy vệ sinh hoặc giấy báo, giấy màu thành các
viên nhỏ và xếp chúng thành dãy để đếm. Hoặc bỏ các viên giấy này vào trong
một túi giấy, trẻ cho tay vào túi và bốc ra một nắm đầy, sau đó cùng kiểm tra
xem có bao nhiêu viên giấy mà trẻ lấy được.
+ Trò chơi 2: Trò chơi lắc hộp
Mục đích: Giúp trẻ mạnh dạn phán đoán.
Cách chơi: Dùng một chiếc hộp giấy, cô cho vào đó một hay vài vật rồi
dán kín hộp lại; cho trẻ lắc và đố trẻ trong hộp đựng gì, có nhiều hay chỉ một
vật, sau đó cô mở ra cho trẻ kiểm tra lại.

+ Trò chơi 3: Đếm lá
Mục đích: Rèn kĩ năng đếm.

3


Cách chơi: Cô dùng nhánh cây khô cắm vào thùng giấy tạo cây, cô tìm
nhiều lá khô có cột kẽm màu để sẵn dưới gốc cây. Cô yêu cầu trẻ gắn lá cho cây,
sau đó đếm lại đã gắn được bao nhiêu lá. Hoặc gắn lá theo yêu cầu: Con hãy gắn
5 chiếc lá lên cây giúp cô nhé!
+ Trò chơi 4: Trò chơi nhanh mắt khéo tay
Mục đích: Rèn kỹ năng đếm, so sánh to - nhỏ và ước lượng khoảng cách.
Cách chơi: Cho mỗi nhóm trẻ 8 – 10 sợi thun hình tròn lớn, 8 – 10 sợi
thun hình tròn nhỏ cho trẻ dùng tay vun các sợi thun tách rời nhau và dùng ngón
trỏ bún chồng các sợi thun lại với nhau, một sợi thun to ghép với 1 sợi thun nhỏ.
Bé nào ghép đôi nhiều và không chạm các sợi thun bên cạnh thì thắng cuộc.
+ Trò chơi 5: Trò chơi ném ống tre
Mục đích: Rèn kỹ năng đếm và so sánh cao thấp.
Cách chơi: Cô sử dụng nhiều ống tre có chiều dài 10cm, 30cm sơn nhiều
màu sắc khác nhau (cắt chiều dài ống cao và thấp). Trẻ dùng bóng tenis ném ống
tre đã xếp thành hàng nếu trẻ nào ném nhiều ống tre ngã xuống trẻ đó thắng
cuộc. Cô sẽ cho trẻ đếm và so sánh số lượng giữa ống tre cao và thấp.
- Trò chơi khuyến khích trẻ tìm các cách làm khác nhau:
+ Ví dụ 1:
Cô giáo dùng sợi kẽm điện màu yêu cầu trẻ tạo ra một hình vuông từ sợi
kẽm điện màu bằng các cách khác nhau như:
Hãy làm thành 1 hình vuông từ sợi kẽm này.
Con làm được những hình gì từ sợi kẽm này ?
Con có thể dùng sợi kẽm này vào những việc gì ?
+ Ví dụ 2: Chơi xếp hình

Cắt các hình vuông, tròn, hình chữ nhật, hình tam giác từ vỏ hộp bánh để
vào trong 1 cái túi vải, cho trẻ lên thò tay vào túi mò và lấy hình theo yêu cầu
của cô, sau đó trẻ xếp các hình theo ý mình, khuyến khích trẻ di chuyển các hình
để tạo ra một hình mới.
+ Ví dụ 3:

4


Cho trẻ sưu tập các hình tròn từ các đồ vật khác nhau, rửa sạch và cất vào
mỗi hộp riêng từng trẻ. Sau đó cho trẻ đếm số hình tròn của mình, có thể cho trẻ
gom chung lại để trên bàn của cô và cho trẻ suy nghĩ xem mình sẽ làm gì với
những hình tròn này? (Làm khuy áo, làm khuôn in bánh, làm bánh xe, in hoa,
làm viên thuốc, làm dãy đường đi…)
- Sử dụng kiểu câu hỏi để kích thích sự tò mò và sáng tạo của trẻ như:
+ Tại sao con biết 2 nhóm này không bằng nhau?
+ Tại sao con không thể chồng khối vuông lên khối cầu?
+ Làm thế nào để 2 nhóm này có số lượng bằng nhau?
+ Làm thế nào để con biết được đây không phải là hình vuông? Còn cách
nào khác nữa không? Điều gì sẽ xảy ra nếu…?
Ví dụ 1: Bạn cho trẻ xem 2 nhóm: nhóm 3 cái chén và nhóm 5 cái muỗng.
Sau đó cô hỏi: Hai nhóm này có số lượng bằng nhau phải không? Làm thế nào
để 2 nhóm có số lượng bằng nhau? Nhóm nào có số lượng nhiều hơn?...
Ví dụ 2: Bạn đưa ra 3 hình chữ nhật xanh, đỏ, vàng với kích cỡ khác
nhau. Tương tự với 3 hình tròn, 3 hình tam giác. Cô yêu cầu trẻ hãy lựa giúp cô
riêng từng loại (theo cách riêng của từng trẻ).
Ví dụ 3: Bạn đưa ra nhiều băng giấy có độ dài bằng nhau với 3 màu khác
nhau, cô nói với trẻ: Con có thể làm được những gì từ băng giấy này? Con hãy
tạo ra những dây xúc xích theo quy tắc xanh - đỏ - vàng, xanh - đỏ - vàng.
- Tận dụng mọi cơ hội để dạy trẻ học toán:

+ Cho trẻ chơi với vật liệu tự nhiên như sỏi, đá, hạt, lá cây…để phát hiện
và so sánh hình dạng, kích thước, màu sắc, tính chất của chúng. Ví dụ: Nếu trẻ
chơi với các viên sỏi khác nhau, trẻ có thể nhận biết nó có màu trắng, màu xanh
hay màu nâu, nó tròn hay bẹt, sần sùi hay trơn nhẵn, to hay nhỏ, nặng hay nhẹ,
bé sẽ làm gì khi có viên sỏi này. Chúng có thể phân loại theo các cách khác
nhau.
+ Tạo cơ hội cho trẻ so sánh số lượng và sắp xếp các vật theo từng nhóm
theo ý thích của trẻ.

5


+ Cho trẻ so sánh, quan sát các vật xung quanh, tìm mối liên hệ giữa
chúng, sử dụng các từ so sánh như: hơn, giống nhau, bằng nhau, to hơn, to nhất,
cao hơn, cao nhất, nhóm ít hơn, nhóm nhiều hơn…
+ Cho trẻ tìm kiếm các đồ vật có dạng các hình học đã biết.
+ Chơi các trò chơi tìm kiếm, phán đoán các vật được ẩn giấu bí mật bằng
cách sử dụng các giác quan.
+ Cho trẻ xếp chồng các hình khối, xem ai xếp được cao nhất, có nhiều
hình nhất…
+ Kích thích trẻ tạo ra các hình khác nhau từ các bộ phận cơ thể, từ các
loại dây…
Ví dụ:
Khi chia kẹo cho trẻ, cô cho trẻ nhìn túi kẹo và ước lượng thử xem kẹo có
đủ cho cả lớp ăn không (lưu ý là kẹo phải đủ hoặc nhiều hơn chúng số trẻ trong
lớp). Sau đó cô và trẻ cùng đếm để kiểm tra.
Khi dạo chơi ngoài trời, trẻ nhặt được nhiều lá và hoa rụng, cô cho trẻ
chơi xếp tương ứng lá – hoa…
Vào mỗi buổi điểm danh, cô có thể yêu cầu trẻ trong tổ đếm xem hôm nay
tổ mình có bao nhiêu bạn đi học, có mấy bạn trai, mấy bạn gái. Hoặc khi lớp học

hát cô gọi tên vài trẻ đừng dậy hát và nhờ trẻ đếm xem có bao nhiêu bạn vừa
hát…
- Phối hợp với cha mẹ trẻ:
Cần có sự hợp tác của phụ huynh trong việc giáo dục con. Hướng dẫn phụ
huynh biết đặt những câu hỏi thu hút sự quan tâm, chú ý của trẻ; giúp trẻ tìm
hiểu mối quan hệ giữa các sự vật, sự việc trong cuộc sống hằng ngày khi cha mẹ
đưa trẻ đi học, đi chợ, đi công viên, hay đi thăm họ hàng.
Ví dụ:
Khi ba mẹ đưa bé đi học, đi chơi, đi công viên, hay dạo phố… phụ huynh
dạy trẻ đọc các con số trên bảng số xe, các hình dạng trên các cột móc lộ, trên
cột đèn giao thông, trên bảng tín hiệu, thông tin… cho bé nhận biết các con số.

6


Ba mẹ có thể dạy trẻ hiểu các con số trên tờ lịch và giải thích cho trẻ hiểu
ý nghĩa con số trên tờ lịch, hoặc gợi ý để trẻ mô tả lại sự kiện xảy ra theo trình
tự thời gian trong ngày….
Dạy trẻ gọi điện thoại giúp mẹ, việc làm này giúp trẻ có thói quen đọc các
con số từ trái sang phải. Mẹ hãy viết những số đó ra tờ giấy và nhờ bé bấm số
gọi giúp mẹ.
Dạy trẻ ước lượng trọng lượng, giúp trẻ phát triển khả năng đoán trọng
lượng giữa các đồ vật đó. Ví dụ đoán trọng lượng giữa mẹ và bố ai nặng cân
hơn? Giữa cái ca và cái chén, cái nào nhẹ hơn...
Dạy trẻ đếm và phân loại các đồ dùng trong nhà; nhận biết những đồ vật
nào có dạng hình tròn, vuông, hình chử nhật…; kể tên thành viên và đếm xem
có bao nhiêu người trong bức ảnh, dạy trẻ chơi cờ đôminô...Dạy trẻ lắng nghe và
hát các bài hát có số như bài Đếm sao, Tập đếm… Hỏi trẻ bài hát nhắc đến
những con số nào...
Đó là những trò chơi đơn giản giúp bé thích làm toán hơn, ba mẹ sẽ giúp

con cái tình yêu học toán học ngay từ khi còn nhỏ.
- Ứng dụng công nghệ thông tin:
+ Cho trẻ học toán trên máy vi tính. Hình ảnh sinh động trên máy tính sẽ
làm cho trẻ hứng thú. Ví dụ: Cô cho trẻ click chuột vào các ô cửa bí mật, cho trẻ
chọn hình trên máy. Hoặc giáo viên thiết kế các hình học rời trên máy, nhờ bé
lên xây nhà bằng hình học (Bé click chọn hình ráp lại thành ngôi nhà).
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Giải pháp này có thể áp dụng rộng rãi trong tất cả các trường, lớp mẫu giáo và
cho tất cả trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Bản thân tôi đã phổ biến tại đơn vị và được đánh giá
cao.
Vận dụng đúng kết hợp với sự sáng tạo của giáo viên sẽ góp phần nâng
cao hơn nữa chất lượng giảng dạy môn toán cho trẻ.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
Trong thời gian 01 năm học thực hiện đề tài, tôi đã thu được kết quả rất
khả quan: Tỉ lệ trẻ tham gia tốt vào hoạt động học toán đạt từ 52% (khi chưa ứng
7


dụng sáng kiến) lên đến 98% (khi thực hiện sáng kiến) (Thêm một số chỉ số về
toán nữa cho thuyết phục hơn)
- Trẻ biết đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng.
- So sánh số lượng của ba nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các
cách khác nhau và nói được kết quả: bằng nhau, nhiều nhất, ít hơn, ít
nhất.
- Trẻ biết tách một nhóm đối tượng trong phạm vi 10 thành hai nhóm
bằng các cách khác nhau.
- Nhận biết các số từ 5-10 và sử dụng các số đó để chỉ số lượng, số thứ
tự.
- Trẻ nhận biết các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.
- Trẻ biết sắp xếp các đối tượng theo trình tự nhất định theo yêu cầu.

- Trẻ sử dụng một số dụng cụ để đo, đong và so sánh, nói kết quả.
- Gọi tên và chỉ ra các điểm giống, khác nhau giữa hai khối cầu và khối
trụ, khối vuông và khối chữ nhật.
- Sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đồ vật so với vật làm
chuẩn.
- Gọi đúng tên các ngày trong tuần, các mùa trong năm.
Trẻ trở nên tự tin và mạnh dạn hơn. Trẻ được tích lũy nhiều kinh nghiệm
thực tế, từ đó trẻ có nhiều cơ hội suy nghĩ và sáng tạo. Điều này đã khẳng định
tính đúng đắn và hiệu quả của sáng kiến.
Thạnh Phú, ngày 12 tháng 8 năm 2018.

8



×