BỘ TƢ P HÁP
BỘ GIÁ O DỤC VÀ ĐÀO TẠ O
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
VŨ PHÚC DU
HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH
CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ CÁC TỘI
XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHUYÊN NG ÀNH : LUẬT HÌNH SỰ
MÃ SỐ
: 60. 38. 40
LUẬN V ĂN TH ẠC SỸ LUẬT HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN : TS. DƢƠNG TUYẾT MIÊN
HÀ NỘI N ĂM 2006
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cả m ơn giảng viên - Tiến sĩ Dương
Tuyết Miên đã nhiệt tình hướng dẫn, các thầy, cô giáo đã tham gia
giảng dạy cao học khoá X I và Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
Nam Định đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành được luận
văn này!
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
BLHS
Bộ luật hình sự
BLTTHS
Bộ luật tố tụng hình sự
CTTP
Cấu thành tội phạm
CA
Công an
CQĐT
Cơ quan điều tra
HĐXX
Hội đồng xét xử
PLXLVPHC
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
TAND
Toà án nhân dân
THTT
Tiến hành tố tụng
TNHS
Trách nhiệm hình sự
VKSND
Viện kiểm sát nhân dân
MỤC LỤC
Trang
Chƣơng I : Những bất cập của BLHS hiện hành về các tội xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế.
6
1.1. Những bất cập của BLHS hiện hành trong việc quy định về dấu
hiệu định tội áp dụng cho các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
6
1.2. Những bất cập của BLHS hiện hành trong việc quy định về dấu
hiệu định khung áp dụng cho các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh
tế............................................................................................. ...........
16
1.3. Những bất cập của BLHS hiện hành trong việc quy định về
hình phạt áp dụng cho các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh
tế.........................................................................................................
21
1.4. M ột số bất cập khác của BLHS hiện hành k hi quy định về các
tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. ................................................
27
1.4.1. M ột số hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa được BLHS hiện
hành coi là tội phạm.............................................................. ...........
27
1.4.2. M ột số hành vi nên loại bỏ khỏi chương các tội xâm phạm
trật tự quản lý kinh tế..........................................................................
Chƣơng II : Phƣơng hƣớng hoàn thiện các quy định của BLHS
31
hiện hành về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
2.1 Các yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện..............................
37
2.1.1 Các quy định về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế phải
thể chế hoá được đường lối chính sách của Đảng về hoàn thiện hệ
thống pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng..................
2.1.2 Qui định về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế phải phù
hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay,
37
phải tương thích với luật chuyên ngành về quản lý kinh tế................
39
2.1.3 Qui định về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế phải đảm
bảo tính hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
41
2.2 M ột số nội dung cần hoàn thiện..............................................
43
2.2.1 Sửa đổi, bổ sung, cụ thể hoá một số dấu hiệu định tội áp dụng
cho các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.................................
43
2.2.2 Sửa đổi, bổ sung, cụ thể hoá một số dấu hiệu định khung áp
dụng cho các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.............................
49
2.2.3 Sửa đổi, bổ sung một số quy định về hình phạt áp dụng cho
các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế............................................
52
2.2.4. Những nội dung cần hoàn thiện khác................................
60
a- Xem xét bổ sung một số tội phạm mới vào chương các tội xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế.............................................................
60
b- Xem xét loại bỏ một số tội ra khỏi chương các tội xâm phạm trật
tự quản lý kinh tế...............................................................................
66
Kết luận........................................................................................
70
Danh mục tài liệu tham khảo.....................................................
72
Phụ lục
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đổi mới là đặc tính của cách mạng XHCN , là xu thế của thời đại.
Chính vì lẽ đó mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) với phương
châm: “Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật” [13] đã
đề ra đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế - xã hội của đất nước. Sau hai
mươi năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, đất nước ta đã có những bước phát
triển quan trọng. Từ một nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp, đã dần
chuyển sang nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định
hướng XHCN, từng bước hội nhập vào nề n kinh tế thế giới. Các thành phần
kinh tế được phát triển lâu dài, không hạn chế về quy mô và được bình đẳng
trong sản xuất, kinh doanh. Công dân được quyền tự do kinh doanh theo qui
định của pháp luật.
Thực tiễn cho thấy tội phạm xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực của đời
sống kinh tế - xã hội trong đó có lĩnh vực kinh tế với quy mô và mức độ khác
nhau. Quá trình điều tra, truy tố, xét xử đã chứng minh, tội phạm trong lĩnh
vực quản lý kinh tế là loại tội phạm mang tính kỹ thuật cao và phức tạp. Khi
xảy ra, hậu quả của nó để lại vô cùng to lớn. Mục tiêu mà người thực hiện
hành vi phạm tội hướng tới là lợi nhuận. Vì lợi nhuận những người này không
từ bất cứ một thủ đoạn nào.Tội phạm về kinh tế thường liên quan đến tội
phạm tham nhũng. Do vậy, đấu tranh với tội phạm loại này lại càng phức tạp
hơn. Điều đó được thể hiện rõ nét trong các báo cáo về công tác của các
ngành CA, VKSND, T AND. Trong các báo cáo đó đều nhận định rằng: Các
tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp và có chiều hướng gia tăng nhất là các
tội phạm kinh tế. Kẻ phạm tội đã và đang triệt để lợi dụng những kẽ hở của cơ
chế chưa được hoàn thiện để thực hiện tội phạm [49] . Tất cả những điều đó
đòi hỏi Nhà nước phải quan tâm đến công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm nói chung và tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói riêng trong đó
hoạt động lập pháp hình sự đóng vai trò quan trọng. BLHS 1999 là công cụ
đắc lực để đáp ứng yêu cầu đó.
2
Quá trình áp dụng ch ương “Các tội xâ m phạ m trật tự quản lý kinh
tế”đã bộc lộ một số bất cập cần sớm được khắc phục n h ư: Dấu hiệu định
tội trong C TT P của các qui định về tội xâm ph ạm trật tự qu ản lý kinh tế
trong ch ương này trong mộ t chừng m ực nh ất định chưa tương thích v ới lu ật
chuyên ngành. Nó m ới chủ yếu mang tính đối phó tức th ời h ơn là m ang
tính dự phòng; m ới chỉ ch ú ý đến phòng chống tội p hạm mà chưa trú trọng
đến việc tạo ra hành lang pháp lý an toàn để khuyến kh ích, kích thích sản
xuất phát triển. Dấu hiệu định tội của một số tội còn chung chung, ch ưa rõ
ràng từ đó có th ể dẫn đến sự tuỳ tiện trong áp dụng không đ ảm bảo an to àn
cho các hoạt động kinh tế năng động, sáng tạo. Nh iều dấu hiệu định khung
tăng nặng chưa được giải thích. Qui định về hình phạt trong ch ương này
vẫn còn bất cập. Bên cạnh đó, có nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội m ới
xuất hiện trong một số lĩnh vực như: đấu th ầu, lĩnh vực chứng khoán, lĩnh
vực cạnh tran h… vẫn ch ưa được BL HS qui định là tội phạm. M ặt khác, một
số qui định trong chương này đã tỏ ra không còn phù hợp v ới yêu cầu đấu
tranh phòng chống tộ i phạm x âm ph ạm trật tự quản lý kinh tế. Như vậy, có
thể nói qui định của BL HS hiện hành về ch ương: “Các tội xâ m phạ m trật
tự quản lý kinh tế” ch ưa đáp ứng đ ược y êu cầu đấu tranh phòng chống các
tội phạm trong giai đo ạn hiện n ay.
Ngày 02/06/2005 Bộ chính trị đã ra Nghị quyết số: 49 -NQ/TW về
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Nghị quyết của Đảng đã nêu rõ:
“Chính sách hình sự … còn nhiều bất cập, chậm được sửa đổi, bổ sung”
trong khi “Tình hình tội phạm diễn biến phức tạp với tính chất và hậu quả
ngày càng nghiêm trọng”. Do đó phải:
“Hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự… phù hợp với nền kinh
tế thị trường XHCN..., đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện
trong việc xử lý người phạm tội. Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng phạt
tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loạ i tội phạm. Hạn
chế áp dụng hình phạt tử hình...Qui định là tội phạm đối với những hành
vi nguy hiểm cho xã hội mới xuất hiện trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ”[7].
3
Như vậy, việc hoàn thiện các qui định của BLHS hiện hành về các tội
xâm phạm quản lý kinh tế là một việc làm hoàn toàn cần thiết, phù hợp với
đường lối, chính sách của Đảng ta.
Với tất cả lý do nói trên và để góp một tiếng nói vào quá trình hoàn
thiện BLHS nói chung và hoàn thiện qui định của BLHS hiện hành đối với
các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói riêng, tôi mạnh dạn chọn đề tài:
“Hoàn thiện các qui định của BLHS hiện hành về các tội xâm phạm trật
tự quản lý kinh tế” để làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đây là đề tài thu hút đ ược nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và
cán bộ pháp luật đang làm công tác thực tế. Có thể kể đến các đề tài nghiên cứu
như: “Hoàn thiện khung pháp luật trong nền kinh tế thị trường” do PGS-TS Lê
Hồng Hạnh chủ trì, “Hoàn thiện qui định của BLHS hiện hành về các tội xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế”- đề tài cấp khoa do TS Trương Quang Vinh chủ
trì; các bài viết như: “Tội phạm kinh tế và vấn đề đấu tranh với nó trong nền
kinh tế thị trường ở nước ta” (Tạp chí Luật học, số 3/1996) của PGS-TS Phạm
Hồng Hải, “Hoàn thiện qui định của BLHS về các tội phạm kinh tế trong giai
đoạn hiện nay” trong sách “Luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và
thực tiễn”, của PGS-TS Trần Văn Độ; “Một số vấn đề bổ sung, sửa đổi
chương các tội phạm kinh tế của BLHS” (Tạp chí Thông tin khoa học pháp lý,
số 6/1998) của TS Nguyễn Văn Hiện; “Hiểu và áp dụng tình tiết “đã bị xử
phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” trong BLHS 1999 như thế
nào” (Tạp chí Kiểm sát, số 7/2001) của Trần Văn Thuận; “Tội phạm kinh tế và
đấu tranh phòng chống tội phạm này ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”
(Tạp chí Luật học, số 3/2003) của TS Dương Tuyết M iên; “Các tội xâm phạm
trật tự quản lý kinh tế và sự cần thiết, hoàn thiện cơ chế đấu tranh chống tội
xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” (tạp chí Toà án nhân dân, số 7/2004) của
Thạc sỹ M ai Bộ; “Cần sửa đổi, bổ sung những qui định của BLHS về tình tiết
đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm” (Tạp chí
Kiểm sát, số tháng 10/2004) của Thạc sỹ Phùng Văn Ngân; “Về việc duy trì
hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam” (Tạp chí Nhà nước và pháp
luật, số 1 (213)/2006) của Thạc sỹ Phạm Văn Beo,...
4
Các tác giả trên với công trình nghiên cứu, bài viết của mình đã trực
tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến những phương hướng, giải pháp hoàn thiện các
tội phạm này trong thời gian tới. Tuy nhiên, các công trình, bài viết này ở các
mức độ khác nhau mới chỉ dừng lại ở việc nêu lên những bất cập trong thực
tiễn áp dụng các qui định của BLHS, các đề xuất chưa mang tính tổng hợp,
toàn diện. Hơn nữa, các công trình này cũng chưa cập nhật đến định hướng
hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật hình sự Việt Nam nói
riêng cũng như chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Chính vì vậy, rất
cần có một công trình nghiên cứu một cách toàn diện về các tội xâm phạm trật
tự quản lý kinh tế trong BLHS, chỉ ra các bất cập cơ bản và đề xuất những
giải pháp hoàn thiện chế định này trong BLHS, góp phần thiết thực vào công
tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trong thời gian tới.
3. mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những qui định của BLHS hiện hành về các tội
xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tác giả sẽ chỉ ra những bất cập chủ yếu của
chương này và đề xuất các giải pháp cơ bản góp phần hoàn thiện các qui định
của BLHS đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đây là đề tài được nghiên cứu dưới góc độ của Luật hình sự. Phạm vi
nghiên cứu là qui định của BLHS hiện hành về các tội xâm phạm trật tự quản
lý kinh tế.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- C ơ sở lý lu ận: Lu ận văn đ ược trình bày trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa M ác - Lênin và tư tưởng Hồ Ch í M inh về pháp luật. Các quan điểm
cơ b ản của Đảng và Nhà nước ta về đ ấu tranh phòng ch ống tội phạm, ho àn
thiện hệ thống ph áp luật nói chung v à pháp lu ật hình sự nó i riêng.
- Phương ph áp nghiên cứu: T rong luận văn , tác giả đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp ,
phương ph áp thống k ê, phương ph áp so sánh .
5
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 02 chƣơng:
Chƣơng I: Những bất cập của BLHS hiện hành về các tội xâm phạm
trật tự quản lý kinh tế.
Chƣơng II: Phương hướng hoàn thiện các qui định của BLHS hiện hành
về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
6
CHƢƠNG I
NHỮNG BẤT CẬP CỦA BLHS HIỆN HÀNH VỀ CÁ C TỘI X ÂM PH ẠM
TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ
1.1. Những bất cập của BLHS hiện hành trong việc qui định về dấu hiệu
định tội áp dụng cho các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là những hành vi nguy hiểm
cho xã hội xâm hại nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại cho lợi ích của nhà
nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức và của công dân qua việc vi phạm qui định
của nhà nước trong quản lý kinh tế.
Trong BLHS hiện hành chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
gồm 29 điều luật từ Điều 153 đến Điều 181. So với các chương khác thì
chương này được đánh giá là một chương lớn của BLHS, có nhiệm vụ bảo vệ
trật tự quản lý kinh tế XHCN chống lại mọi hành vi xâm phạm đến các qui
định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Nghiên cứu các qui định về
dấu hiệu định tội áp dụng cho chương này chúng tôi thấy về cơ bản đã đáp ứng
được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, nếu xét về kỹ thuật
lập pháp, việc xây dựng dấu hiệu định tội còn bộc lộ nhiều hạn chế cần được
nghiên cứu, hoàn thiện. Theo nghiên cứu của chúng tôi, những bất cập ấy là:
- Thứ nhất: Qui định tình tiết xấu về nhân thân là dấu hiệu định tội là
không hợp lý, vì lý do sau: khi xây dựng các CTTP cho các tội phạm cụ thể,
nhà làm luật lựa chọn những dấu hiệu đặc trưng cho mỗi loại tội - dấu hiệu
định tội - để xây dựng nên những CTTP khác nhau. Như vậy, dấu hiệu định
tội là những dấu hiệu có tính đặc trưng điển hình của một tội cụ thể, qua đó
người ta có thể phân biệt tội này với tội khác. Trong mặt khách quan của tội
phạm, hành vi khách quan được đánh giá là dấu hiệu cơ bản nhất. Tất cả các
dấu hiệu khác của tội phạm đều chỉ là biểu hiện xoay quanh và gắn liền với
hành vi khách quan. Không có hành vi thì cũn g không có các dấu hiệu khác.
Nhưng trong quá trình xây dựng các dấu hiệu định tội cho một số tội, nhà làm
luật dường như đã quá thiên về dấu hiệu chủ thể, mà ở đây đặc điểm xấu về
nhân thân của chủ thể đã được coi là dấu hiệu định tội thay thế cho dấu hiệ u
7
đặc trưng của một số tội cụ thể. Trong các đặc điểm xấu về nhân thân thì các
dấu hiệu như: “đã bị xử phạt hành chính”, “đã bị xử lý kỷ luật”, “đã bị kết
án” được sử dụng một cách phổ biến. Dưới đây là bảng thống kê của tác giả
về các điều luật trong chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, nhà
làm luật có sử dụng các đặc điểm xấu về nhân thân làm dấu hiệu định tội:
STT
Dấu hiệu định tội
Điều luật qui định
153, 154, 155, 156, 158, 159, 161, 162, 164, 166,
1
Đã bị xử phạt hành chính
167, 168, 170, 171, 173, 174, 175, 176, 177, 178.
153, 154, 155, 156, 158, 159, 161, 162, 164, 166,
2
3
Đã bị kết án
167, 168, 170, 171, 173, 175, 177, 178.
Đã bị xử lý kỷ luật
165, 166, 167, 170, 174, 176, 177, 178.
Nguồn: BLHS, chương: “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”
Phân tích bảng trên ta thấy: Trong số 21 điều luật qui định đặc điểm xấu
về nhân thân làm dấu hiệu định tội, có 18 điều luật qui định dấu hiệu “đã bị xử
phạt hành chính”, 16 điều luật qui định dấu hiệu “đã bị kết án”, 8 điều luật qui
định dấu hiệu “đã bị xử lý kỷ luật”, có 13 điều luật qui định hai dấu hiệu “đã bị
xử phạt hành chính”, “đã bị kết án”, có 2 điều luật qui định dấu hiệu “đã bị xử
phạt hành chính”, “đã bị xử lý kỷ luật”, có 3 điều luật qui định cả 3 dấu hiệu
“đã bị xử phạt hành chính”, “đã bị kết án”, “đã bị xử lý kỷ luật”.
Trong chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, đặc điểm xấu về
nhân thân được qui định là dấu hiệu định tội với những vai trò khác nhau như:
+ Là dấu hiệu định tội độc lập: Dấu hiệu này được qui định ở hai điều.
Đó là các Điều 159 (tội kinh doanh trái phép) và Điều 174 (tội vi phạm các
qui định về quản lý đất đai);
+ Là dấu hiệu tương đương và có thể thay thế cho dấu hiệu “hậu quả”
trong trường hợp dấu hiệu này không thoả mãn: Dấu hiệu này được qui định
ở 9 điều. Đó là các điều: Điều 162 (tội lừa dối khách hàng), Điều 167 (tội báo
cáo sai trong quản lý kinh tế), Điều 168 (tội quảng cáo gian dối), Điều 171
(tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp), Điều 173 (tội vi phạm các qui
định về sử dụng đất đai), Điều 175 (tội vi phạm các quyết định về khai thác và
8
bảo vệ rừng), Điều 176 (tội vi phạm các qui định về quản lý rừng), Điều 177
(tội vi phạm các qui định về cung ứng điện), Điều 178 (tội sử dụng trái phép
quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng);
+ Là dấu hiệu bổ sung cho dấu hiệu giá trị, số lượng hàng phạm pháp,
số tiền thu lợi bất chính khi giá trị, số lượng hàng phạm pháp, số tiền thu lợi
bất chính không đủ mức định lượng mà điều luật qui định: Dấu hiệu này được
qui định ở 8 điều, đó là các điều: Điều 153 (tội buôn lậu), Điều 154 (tội vận
chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới), Điều 155 (tội sản xuất, tàng
trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm), Điều 156 (tội sản xuất, buôn bán hàng
giả), Điều 158 (tội sản xuất, buôn bán hàng g iả là thức ăn dùng để chăn nuôi,
phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật
nuôi), Điều 161 (tội trốn thuế), Điều 164 (tội làm tem giả, vé giả; tội buôn bán
tem giả, vé giả), Điều 166 (tội lập quỹ trái phép);
+ Là dấu hiệu kết hợp với dấu hiệu “hậu quả”: Dấu hiệu này được qui
định ở hai điều: Điều 165 (tội cố ý làm trái qui định của nhà nước về quản lý
kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng), Điều 170 (tội vi phạm qui định về cấp
văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp).
Nghiên cứu sự phát triển của Luật hình sự Việt Nam (tính từ khi có
BLHS 1985) trong việc qui định dấu hiệu định tội áp dụng cho các tội xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế, chúng tôi thấy không phải ngay từ đầu Luật hình
sự Việt Nam đã coi đặc điểm xấu về nhân thân là dấu hiệu định tội. Qua 4 lần
sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1985, các đặc điểm xấu về nhân thân mới dần
được đưa vào là dấu hiệu định tội và đến BLHS năm 1999 thì các đặc điểm
xấu về nhân thân đã được qui định một cách phổ biến. Với việc qui định này
có quan điểm đã đánh giá là để “phân biệt cụ thể hơn tội phạm và vi phạm
pháp luật khác, thể hiện quan điểm của Nhà nước ta đối với các vi phạm pháp
luật trước hết là phải giáo dục hoặc xử lý bằng biện pháp khác rồi mới đến
các biện pháp hình sự” [46] và để “nhằm hạn chế đến mức tối đa khả năng
phải xử lý về hình sự, nhấn mạnh và đề cao vai trò của các biện pháp hành
chính và các biện pháp khác trong việc răn đe, giáo dục người đã bị xử phạt
hành chính thấy được khả năng, nguy cơ có thể xử lý hình sự của họ để từ đó
tránh việc lại tiếp tục có hành vi vi phạm và đi vào con đường phạm tội ” [2].
9
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng việc nhà làm luật lấy đặc điểm xấu về
nhân thân làm dấu hiệu định tội đã bộc lộ những bất hợp lý của nó cả về
phương diện lý luận lẫn thực tiễn:
Xét về mặt lý luận, nó trái với các nguyên tắc của Luật hình sự Việt
Nam. B ởi, thứ nhất một người cho dù nhân thân của họ có xấu đến mức độ
nào đi chăng nữa thì Luật hình sự cũng không thể lấy đó làm dấu hiệu định
tội. Đúng là trong luật hình sự có qui định một số loại chủ thể của tội phạm
với các đặc điểm nhất định về nhân thân như: giới tính, nghề nghiệp... (chủ
thể này gọi là chủ thể đặc biệt). Qui định như vậy là nhằm nhấn mạnh: chỉ
những người như vậy mới thực hiện được hành vi phạm tội như vậy. Nhưng
các đặc điểm nhân thân đó không phải là các đặc điểm xấu. Khoa học luật
hình sự đến nay đã phân biệt rõ hai khái niệm chủ thể của tội phạm và nhân
thân người phạm tội. Trong đó, chủ thể của tội phạm (với các dấu hiệu như:
năng lực TNHS, độ tuổi) là một tron g bốn yếu tố CTTP, còn các đặc điểm
về nhân thân người phạm tội (chỉ gồm các đặc điểm xấu) là cơ sở để cá thể
hoá TNHS và hình phạt [8]. Nghĩa là đặc điểm xấu về nhân thân chỉ được
qui định là tình tiết tăng nặng TNHS (Điều 48 BLHS) hoặc là dấu hiệu định
khung tăng nặng chứ không được qui định là dấu hiệu định tội. Do đó: “đặc
điểm xấu của nhân thân không có ý nghĩa quyết định hành vi trở thành hành
vi phạm tội mà chỉ có ý nghĩa làm tăng mức hình phạt cho người thực hiện
hành vi phạm tội để đảm bảo cho hình phạt đạt được mục đích ”[19]. Thứ
hai, như chúng ta đã biết cái làm cho mọi người thấy được tính nguy hiểm
của tội phạm và sự cần thiết phải xử lý bằng pháp luật hình sự chính là hành
vi khách quan của nó. Hành vi phạm tội trong lĩnh vực quản lý kinh tế vố n
dĩ đã vô cùng đa dạng nhưng càng ngày nó càng xuất hiện những dạng hành
vi mới nguy hiểm hơn, tinh vi hơn. BLHS phải khái quát được các dạng
hành vi đó để qui định về tội phạm và hình phạt nhưng với việc chỉ chú
trọng đến các đặc điểm xấu về nhân thân nh ư vậy, BL HS đã bộc lộ hạn chế
trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đúng như có ý kiến đã nhận xét:
“Qui định của BLHS như vậy đã chưa tính hết các tính chất đa dạng và phức
tạp của tội phạm trên thực tế” [37].
10
Xét về mặt thực tế, việc qui định đặc điểm xấu về nhân thân đã mở rộng
phạm vi truy cứu TNHS, tức là một người hoàn toàn có thể bị truy cứu TNHS
vì nhân thân xấu của họ. Điều này thể hiện ở chỗ: tuy hành vi chưa nguy hiểm
đáng kể hoặc chưa gây ra hậu quả nhưng nếu nhân thân có tiền án, tiền sự thì
TNHS được đặt ra. Ví dụ Điều 175 BLHS qui định: “Người nào có một trong
các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành
chính... hoặc đã bị kết án ”, hoặc tuy hành vi chưa đủ dấu hiệu định lượng
nhưng nhân thân có tiền án, tiền sự thì cũng xử lý về hình sự. Ví dụ Điều 156
BLHS qui định: “Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số
lượng hàng thật có giá trị từ 30 triệu đồng...hoặc dưới 30 triệu đồng...đã bị
xử phạt hành chính... đã bị kết án ”. Trong khi đó, những người không có đặc
điểm trên cùng lắm chỉ bị xử phạt hành chính theo qui định của PLXPVPHC.
Không những thế việc qui định đặc điểm xấu về nhân thân làm dấu hiệu định
tội có thể còn dẫn đến nguy cơ xử lý hình sự tràn lan chỉ với lý do: “đã bị kết
án”, “đã bị xử phạt hành chính”, “đã bị xử lý kỷ luật” mà không cần tính đến
tính chất, mức độ của lần vi phạm sau như thế nào.
Tóm lại, với việc qui định đặc điểm xấu về nhân thân là dấu hiệu định
tội, Luật hình sự nói chung và chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh
tế nói riêng đã mâu thuẫn với nguyên tắc của luật hình sự, mở rộng phạm vi
truy cứu TNHS. Từ đó dẫn đến việc xử lý bằng pháp luật hình sự một cách
tràn lan, trái với nguyên tắc pháp chế và nhân đạo của luật hình sự.
Thứ hai: Dấu hiệu định tội ở một số tội trong chương này còn qui định
chung chung, chưa rõ ràng. Cụ thể là các dấu hiệu như: “gây hậu quả nghiêm
trọng”, “số lượng lớn”, “thu lợi bất chính lớn” đã được nhiều điều luật qui định
là dấu hiệu định tội. Dưới đây là bảng thống kê của tác giả về các dấu hiệu đó:
STT
1
Dấu hiệu định tội
Gây hậu quả nghiêm trọng
Điều luật qui định
156, 158, 160, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171,
172, 173, 175, 176, 177, 178, 179
2
Số lượng lớn
153, 154, 155, 158, 160, 164
3
Thu lợi bất chính lớn
155
Nguồn: BLHS chương “các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”
11
Phân tích bảng trên ta thấy dấu hiệu định tội “gây hậu qủa nghiêm
trọng” được nhiều điều luật qui định nhất 17/29 điều luật, tiếp đến là dấu hiệu
“số lượng lớn” 6/29 điều luật và cuối cùng là dấu hiệu có số lượng lớn 1/29
điều luật. Như ta đã biết, lĩnh vực kinh tế là một lĩnh vực luôn có sự biến
động. Mỗi bước phát triển của chuyên ngành Luật kinh tế lại kéo theo sự sửa
đổi, bổ sung của Luật hình sự. Điều ấy được thể hiện rõ nét qua 4 lần sửa đổi
BLHS 1985 thì cả 4 lần các dấu hiệu định tội trong chương tội phạm về kinh
tế đều được sửa đổi bổ sung ở các mức độ khác nhau. Việc qui định các dấu
hiệu định tội mang tính khái quát cao như vậy có ưu điểm là nhằm đảm bảo
sự ổn định của Luật hình sự bởi vì khác với các ngành luật khác, pháp luật
hình sự phải tương đối ổn định, ít phải sửa đổi bổ sung để đảm bảo sự ổn định
chung. Tuy nhiên, thế nào là “gây hậu quả nghiêm trọng”, “số lượng lớn”,
“thu lợi bất chính lớn”đến nay vẫn chưa được các cơ quan có thẩm quyền
giải thích chính thức, đầy đủ.
Việc không giải thích kịp thời các dấu hiệu trên đây đã gây khó khăn
cho công tác điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
Khi một hành vi có dấu hiệu tội phạm xảy ra, nhận thức của các ngành nhiều
khi không thống nhất. Ví dụ cụ thể dưới đây sẽ cho chúng ta thấy điều đó:
Năm 1996, Hoàng Đình Tuấn Phương, Cao Hồng Phú làm 412 vé xem
bóng đá giả. Phương, Phú bị VKSND tỉnh Thừa Thiên - Huế truy tố về tội:
“Làm vé giả” theo khoản 1 Điều 173 BLHS 1985. Nhưng cả ha i cấp xét xử
(sơ thẩm và phúc thẩm) đều tuyên Phương và Phú không phạm tội với lý do
trị giá số vé giả còn dưới 5 tấn gạo. Tuy nhiên, ở cấp giám đốc thẩm,
VKSNDTC và ủy ban thẩm phán TANDTC cho rằng: phải coi 412 vé xem
bóng đá giả là có số lượng lớn, khôn g thể đồng nhất số lượng lớn với giá trị
lớn và thu lời bất chính lớn. Với nhận định như vậy, Uỷ ban thẩm phán
TANDTC đã huỷ cả bản án sơ thẩm, phúc thẩm giao cho TAND tỉnh Thừa
Thiên - Huế xét xử sơ thẩm lại theo hướng kết án Phương, Phú về tội “làm vé
giả” theo khoản 1 điều 173 BLHS 1985 [40]. Đến BLHS 1999 vẫn tiếp tục
qui định tội làm tem giả, vé giả; tội buôn bán tem giả, vé giả với một trong
các dấu hiệu định tội là “số lượng lớn”. Nhưng khúc mắc về vấn đề thế nào là
“số lượng lớn” đến nay vẫn chưa được giải đáp.
12
Để khắc phục tình trạng trên, các cơ quan THTT thường tiến hành họp
ba ngành làm án, xin ý kiến chỉ đạo của cấp uỷ địa phương (Thường vụ Huyện
uỷ đối với cấp huyện hay Thường trực tỉnh uỷ đối với cấp tỉnh) hoặc thỉnh thị
án. Có những tỉnh còn ban hành Quy ước về mối quan hệ liên ngành CA - VKS
ND - TAND trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự (ví dụ
như các cơ quan THTT ở Nam Định). Việc phối hợp với nhau trong công tác
đấu tranh phòng, chống tội phạm là điều đáng được ghi nhận. Nhưng từ đó có
thể dẫn đến hiện tượng mà có ý kiến cho là “án bỏ túi”, “án có sự chỉ đạo”..
Họ cho rằng: “cần chấm dứt tình trạng họp ba ngành làm án (Công an, Toà án,
Kiểm sát) để giải quyết vụ án trước khi mở phiên toà xét xử công khai” [17].
Trong khi đó hiện nay vấn đề bồi thường cho người bị oan trong TTHS
theo Nghị quyết 388 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đang đặt ra một cách
gay gắt. Vì điều luật qui định chung chung, tính chịu trách nhiệm pháp lý - vật
chất lại cao như vậy, cho nên một số người có thẩm quyền trong các cơ quan
THTT đã không dám truy cứu TNHS đối với những hành vi mà theo họ có sự
“chấp chới” giữa có tội và không có tội để đảm bảo tính “chắc ăn” trong
phán quyết của mình. Điều đó, vô hình chung có thể dẫn đến bỏ lọt tội phạm
hoặc xử lý không đúng người, đúng tội, các dấu hiệu định tội nêu trên không
được vận dụng một cách đúng đắn trên thực tế.
Như vậy, việc mô tả dấu hiệu của tội phạm với những dấu hiệu như
trên đã không đáp ứng được yêu cầu: “phải là những dấu hiệu có tính đặc
trưng, điển hình nhưng phải hạn chế những dấu hiệu trừu tượng có tính đánh
giá cũng như những dấu hiệu nhiều nghĩa như dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm
trọng… ”[19].
M ột biểu hiện khác của bất cập nói trên là dấu h iệu định tội được quy
định chung chung , không rõ ràng, nh ưng hướng dẫn của cơ quan giải thích
luật thì lại chồng chéo, mâu thuẫn. Đây cũng là biểu hiện h ạn chế củ a Lu ật
hình sự.. Phân tích khoản 1 Điều 155 (tội sản xu ất, tàng trữ, v ận chuyển ,
buôn bán hàng cấm) chúng ta sẽ thấy rõ sự mâu thu ẫn đó. Kh o ản 1 Điều
155 qui định: “Ng ười nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng
hoá mà Nhà nướ c cấ m kinh doanh...”.
13
Hàng cấm có rất nhiều lo ại, nhưng Điều 155 không nói rõ . T rong khi
đó, theo Quyết đ ịnh số 88/2000/QĐ -TM ngày 18/1/2000 củ a Bộ trưởng Bộ
thương m ại về việc ban hành danh mục chi tiết h àng hoá cấm lưu thông...
thì hiện nay là Nhà n ước đang cấm lưu thông 11 mục hàng . Đối ch iếu 11
mặt hàng n ày với các qui địn h của B L HS chúng tôi thấy có một số mụ c
hàng đã là đối tượng đ ược qui định tại các điều khác của BL HS. Ví dụ: các
chất ma tuý; vũ khí, đạn dược, quân trang , quân dụng, phương tiện, kỹ
thuật chuyên dùng của các lực lượng vũ trang... Còn hàng cấm là đối tượng
của điều luật này chỉ bao gồ m: thuốc lá điếu sản xuất tại n ước ngoài; các
hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn ho á, b ảo tàng; các loại pháo; một số đồ
chơi có hại cho giáo dục nhân cách trẻ em.
Điều đ áng chú ý là trong số các danh mục hàng cấm lưu thông có
hàng cấm là các hiện v ật thuộc di tích lịch sử, v ăn hoá. Tuy nhiên, khi
nghiên cứu các qui định của Luật Di sản văn hoá chúng tôi thấy: công dân
cũng có quy ền lập “bảo tàng tư nhân để bảo quản và trưng bà y cá c sưu tập
về một hoặc nhiều chủ đề” ( khoản 4 Điều 47). Các hiện vật thuộc di tích
lịch sử, văn hoá bao gồm: di vật, cổ vật, bảo vật q uốc gia( khoản 3 Điều 4).
Nhưng chỉ có đối tượng là “di vật, cổ vậ t, bảo vật quốc gia thuộc sở h ữu
toàn dân, sở hữu của các tổ chức chính trị, tổ ch ức chính trị - xã hội phải
được quản lí trong các bảo tàng và không được mua bán, tặng cho ” (khoản
1 Điều 43 ). Còn “di vật, cổ vật thuộ c cá c hình th ức sở h ữu khác được mua
bán, trao đổi, tặng cho , được để th ừa kế ở trong nước và nước ngoài th eo
quy định của pháp luật; bảo vật quố c gia thuộc các hình thức sở h ữu khá c
chỉ được mua bán, tra o đổi, tặng cho và để thừ a kế ở trong nước theo quy
định của pháp luật” (khoản 1 Điều 43 ) [28].
Do vậy, nếu chúng ta chỉ căn cứ vào Quyết định 88 mà không căn cứ
vào Luật Di sản văn hoá để làm căn cứ truy cứu TNHS thì có thể dẫn đến
oan, sai bởi Luật hình sự thì cấm mua bán, vận c huyển, tàng trữ hàng cấm là
hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá nhưng Luật Di sản văn hoá lại cho
phép công dân được lập bảo tàng (thực chất cũng là hành vi tàng trữ), cho
phép công dân mua bán, vận chuyển với các di vật, cổ vật. Riêng đối với bảo
vật quốc gia thì công dân chỉ được phép mua bán, vận chuyển ở trong nước.
14
Từ những ph ân tích ở trên, chúng tôi thấy việc B L HS qui định d ấu
hiệu định tội chung chung , không rõ ràng, không được g iải thích k ịp th ời
đã dẫn tới hậu quả là: việc áp dụng có thể bị tu ỳ tiện hoặc có trường h ợp
tuy được giải thích nhưng lại mâu thuẫn v ới qui định của luật chuy ên
ngành.
Thứ ba: Một số dấu hiệu định tội của một số tội trong chương các tội
xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong một chừng mực nhất định chưa tương
thích với luật chuyên ngành. Các ví dụ dưới đây sẽ cho chúng ta thấy điều đó.
- Ví dụ thứ nhất, tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171).
Khoản 1 Điều 171 BLHS qui định:
“1. Người nào vì mục đích kinh doanh mà chiếm đoạt, sử dụng bất hợp
pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng
hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hoá hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác
đang được bảo hộ tại Việt Nam… ”
Tuy nhiên, quyền sở hữu công nghiệp theo qui định tại khoản 4 Điều 4
Luật sở hữu trí tuệ là: “Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch
tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh
do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành
mạnh”[31]. Trong khi đó, khoản 1 Điều 171 lại liệt kê các đối tượng sở hữu
công nghiệp bao gồm: “Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, tên
gọi, xuất xứ hàng hoá hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được
bảo hộ tại Việt Nam… ”. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp theo qui định tại
khoản 2 Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ bao gồm: “Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,
thiết kế bố trí mạch tích hợp dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu tên thương mại
và chỉ dẫn địa lý”. Như vậy, tên gọi của khoản 1 Điều 171 đã không phù hợp với
cách mô tả trong phần qui định của khoản 2 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ.
Bên cạnh đó, điều luật sử dụng phương pháp liệt kê để qui định. Do
nhiều lý do mà điều luật đã liệt kê không hết các đối tượng quyền sở hữu công
nghiệp nên phải dùng thuật ngữ “ các đối tượng sở hữu công nghiệp khác”.
Các đối tượng sở hữu công nghiệp khác là những đối tượng nào điều luật
không chỉ rõ. Đối với một bộ luật quan trọng như BLHS mà lại không chỉ rõ
15
đâu là điều cấm để mọi người biết là một điều không hợp lý. Nay Luật sở hữu
trí tuệ đã qui định rõ các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ tại Việt
Nam nên những đối tượng này phải được mô tả cụ thể tại khoản 1 Điều 171.
So sánh các đối tượng được qui định trong Điều 171 BLHS với các đối tượng
được qui định trong Luật sở hữu trí tuệ chúng tôi thấy có độ “vênh” nhau
nhất định. Đó là “giải pháp hữu ích” nay không còn được bảo hộ với tư cách
là một đối tượng độc lập nữa mà “giải pháp hữu ích” chỉ là một bậc thấp hơn
“sáng chế” (không có trình độ sáng tạo như sáng chế), “tên gọi xuất xứ hàng
hoá” nay đổi thành “chỉ dẫn địa lý” , “Nhãn hiệu hàng hoá” nay đổi thành
“nhãn hiệu” và qui định một số đối tượng sở hữu trí tuệ khác là: Bí mật kinh
doanh, tên thương mại, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn . Điều này có
nghĩa là dấu hiệu định tội của tội
này ch ưa tương thích với luật chuyên
ngành.
- Ví dụ th ứ hai, về các tộ i trong lĩnh vực đất đ ai (Điều 173 . Tội vi
ph ạm các qu i định v ề sử dụ ng đ ất đai, Điều 174 . Tội vi phạm về qu ản lý
đ ất đai).
Kh oản 1 Điều 1 73 q ui định : “ Lấn ch iếm đất ho ặc chu yển q uyền sử
dụ ng đấ t, sử dụng đ ất trái với qui đ ịnh của Nh à nước về qu ản lý và sử
dụ ng đất đ ai...” . T ro ng khi đó Điều 140 Luật đất đ ai n ăm 2003 q ui định
rõ các hành vi v i ph ạm các qu i địn h về sử dụng đất đai, bao gồ m: “ Lấn,
chiếm đất đai, kh ông sử dụng đất h oặc sử dụ ng kh ông đ úng mụ c đích,
chuyển mục đích sử d ụng trái ph ép, hu ỷ ho ại đất, không th ực hiện hoặc
thực hiện khô ng đầ y đủ cá c ngh ĩa vụ tài chính , cá c thủ tục hà nh ch ính,
các qu yết đ ịnh của N hà nước trong qu ản lý đấ t đ ai, chuyển quyền sử dụng
đấ t trái p hép ... ” [29 ]. So sánh h ai qu i địn h này v ới nh au, chú ng tô i thấy
có m ột số loại hàn h vi khô ng được ph ản án h tại Điều 173 B L HS nh ư hành
v i khôn g sử dụn g đất, khô ng th ực h iện quy ết địn h củ a Nhà nước trong
qu ản lý đất đ ai, h uỷ hoại đ ất (riêng huỷ hoại đất bao g ồ m nh iều h ành vi,
L uật hìn h sự m ới chỉ qu i địn h về tội g ây ô n hiễm đ ất). T rên thực tế n hững
h ành vi này xảy ra rất nh iều nh ư: nhận chuy ển n hượn g qu yền sử dụng đất
nh ưng kh ông sử dụn g, nhận tiền b ồi th ường nh ưng khô ng di d ời... v iệc
kh ông đ ưa các hàn h vi n ày vào là k hôn g b ao qu át h ết h ành vi vi ph ạm của
luật chuy ên ngành. Nếu nhà làm luật chỉ x ác định phạm v i n hữn g hành vi
16
ở khoản 1 Đ iều 173 là tội phạm thì tên tội này phải thay đổi lại cho phù hợp với
loại hành vi đư ợc m ô tả là dấu hiệu định tội.
Khoản 1 Điều 174 qui định:“Ngư ời nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ,
quyền hạn giao đất, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng đất, cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất trái pháp luật...” . Trong khi đó, Điều 141 Luật đất đai năm
2003 qui định nhữ ng hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai gồm : “Giao
đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng
đất, thực hiện qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định nghĩa vụ tài chính về đất
đai, quản lý hồ sơ địa chính...”. Như vậy, qui định của điề u này cũng chưa bao quát
hết các hành vi vi phạm của luật chuyên ngành. C ụ thể chưa xử lý bằng hình sự đối
với hành vi vi phạm qui định về thực hiện qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm
về giá đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái pháp luật.. .
Tóm lại, qui định của BLH S về các tội phạm trong lĩnh vự c đất đai đã
không bao quát hết các hành vi vi phạm pháp luật của luật chuyên ngành về đất
đai.
Từ nhữ ng ví dụ trên ta thấy trong m ột chừ ng mực nhất định qui định của
BLH S hiện hành về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế chưa tương thích
với luật chuyên ngành.
1.2. Những bất cập của BL HS hiện hành trong việc qui định về dấu hiệu định
khung áp dụng cho các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
Dấu hiệu định khung hình phạt là dấu hiệu được qui đị nh trong luật đối với
tội danh cụ thể cho phép áp dụng khung hình phạt nặng hơn hoặc khung hình phạt
nhẹ hơn so với khung được áp dụng cho trường hợp không có dấu hiệu này.
Trong chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có tội danh chỉ qui
định một khung hình phạt như tội: Báo cáo sai trong quản lý kinh tế (Điều167),
Quảng cáo gian dối (Điều168), có tội danh được chia thành nhiều khung hình phạt
khác nhau như tội: B uôn lậu (Điều153), tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều156),
tội làm , tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả
(Điều180).
Việc chia thành nhiều khung hình phạt như vậy nhằm đáp ứng yêu cầu phân
hoá TNHS trong việc xử lý đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. (Trong
17
thực tiễn người ta còn gọi là các khoản của điều luật). Trong chương này có 44
khung hình phạt tăng nặng không có điều luật nào qui định dấu hiệu định khung
hình phạt giảm nhẹ. D o đó dấu hiệu định khung nói ở phần này là dấu hiệu định
khung tăng nặng.
Nghiên cứu các dấu hiệu định khung áp dụng cho các tội xâm phạm trật tự quản lý
kinh tế, chúng tôi thấy về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phân hoá TNHS. Tuy nhiên,
qua thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử đã bộc lộ một số bất cập như:
- Thứ nhất: dấu hiệu định khung trong nhiều khung hình phạt tăng nặng còn
chung chung, trừu tượng. Các dấu hiệu định khung như: “gây hậu quả nghiêm
trọng”, “rất nghiêm trọng”, “đặc biệt nghiêm trọng” và những thuật ngữ gần giống
như: “phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng”, “đặc biệt
nghiêm trọng”; “gây hậu quả rất nghiêm trọng khác”, “đặc biệt nghiêm trọng
khác”; “số lượng rất lớn”, “số lượng đặc biệt lớn”, “thu lợi bất chính lớn”, “thu lợi
bất chính rất lớn”, “thu lợi bất chính đặc biệt lớn” được sử dụng tương đối phổ
biến. Dưới đây là bảng thống kê các dấu hiệu đó:
Dấu hiệu
TT
Hậu
1
Điểm, khoản, Điều qui định
định khung
quả
nghiêm
trọng
đ iểm l kh o ản 2 Đ iều1 53 , đ iểm e k ho ản 2 Đ iều 1 57 , đ iểm b
k ho ản 2 Đ iều 1 74 .
điểm d khoản 3 Điều 153, điểm h khoản 2 Điều 56, khoản 3
Điều 157, điểm e khoản 2 Điều 158, điểm d khoản 2 Điều 166,
2
Hậu quả rất nghiêm
điểm c khoản 2 Điều 169, điểm c khoản 2 Điều 170, điểm c
trọng
khoản 2 Điều 171, khoản 2 Điều 172, điểm c khoản 2 Điều
173, điểm c khoản 2 Điều 176, khoản 2 Điều 177, khoản 2
Điều 178, khoản 2 Điều 179.
điểm c khoản 4 Điều 153, điểm c khoản 3 Điều 156, khoản 4 Điều
157, khoản 3 Điều 158, điểm c khoản 3 Điều 160, điểm d khoản 3
Hậu
3
quả
đặc
nghiêm trọng
biệt
Điều 166, điểm c khoản 2 Điều 169, điểm c khoản 2 Điều 170,
điểm c khoản 2 Điều 171, khoản 2 Điều 172, điểm c khoản 2 Điều
173, khoản 3 Điều 176, khoản 2 Điều 177, khoản 2 Điều 178,
khoản 3 Điều 179.
18
Trường hợp nghiêm
4
trọng
Trường
5
6
hợp
rất
khoản 2 Điều 175, khoản 3 Điều 180, khoản 3 Điề u 181.
Trường hợp đặc biệt
khoản 2 Điều 175, khoản 3 Điều 180, khoản 3 Điều 181.
nghiêm trọng
nghiêm trọng
Trường hợp đặc biệt
7
10
11
điểm d khoản 2 Điều 165.
trọng khác
Hậu
9
khoản 3 Điều 161.
nghiêm trọng khác
Hậu quả rất nghiêm
8
khoản 2 Điều 180, khoản 2 Điều 181.
quả
đặc
biệt
khoản 3 Điều 165.
nghiêm trọng khác
Hàng phạm pháp có
điểm d khoản 2 Điều 155, điểm d khoản 2 Điều 158, điểm d
số lượng rất lớn
khoản 2 Điều 160.
Hàng phạm pháp có số
Khoản 3 Điều155, khoản 3 Điều158, điểm a khoản 2 Điều 160.
lượng đặc biệt lớn
điểm e khoản 2 Điều 153, điểm g khoản 2 Điều 156, điểm đ khoản 2
12
Thu lợi bất chính lớn
Điều159, khoản 2 Điều 160, khoản 2 Điều 163, điểm c khoản 2
Điều164.
13
14
Thu lợi bất chính rất
điểm c khoản 3 Đ iều 153, điểm d khoản 2 Điều155, điểm b
lớn
khoản 3 Điều156, điểm đ khoản 2 Đ iều 160.
Thu lợi bất chính đặc
điểm d khoản 4 Điều153, khoản 3 Điều155, điểm b khoản 3
biệt lớn
Điều 156, điểm b khoản 3 Điều 160.
Hàng
15
có
số
điểm đ khoản 2 Điều 153, điểm d khoản 2 Điều 154.
có
số
điểm b khoản 3 Điều 153, điểm d khoản 2 Điều 154.
lượng rất lớn
Hàng
16
cấm
cấm
lượng đặc biệt lớn
Nguồn, BLHS, Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Như chúng ta đã biết, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây ra
hoặc đe doạ gây ra những thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hì nh sự
19
bảo vệ. Những thiệt hại đó có thể là: thiệt hại về thể chất, thiệt hại về vật chất,
thiệt hại về tinh thần và các biến đổi khác. Tuy nhiên, đây chỉ là sự khái quát
hoá còn trên thực tế hậu quả của tội phạm có những biểu hiện vô cùng đa
dạng, không vụ án nào giống vụ án nào. Việc dùng những thuật ngữ mang
tính định tính, định lượng nêu trên để chỉ các cấp độ hậu quả của tội phạm là
qui định cần thiết. Việc đánh giá hậu quả của tội phạm xảy ra trên thực tế như
thế nào, thuộc về trường hợp nào trong số các trường hợp mà điều luật đó dự
liệu hoàn toàn thuộc thẩm quyền của người áp dụng pháp luật. Việc đánh giá
này có đầy đủ, chính xác hay không phụ thuộc phần lớn vào năng lực chuyên
môn, nghiệp vụ của các Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán. Nhưng
trong giai đoạn hiện nay, khi mà năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của một số
người này vẫn còn hạn chế thì không phải ai cũng có thể đánh giá một cách
đầy đủ, chính xác các dấu hiệu trên. Trong thực tế, người ta chủ yếu căn cứ
vào dấu hiệu giá trị hàng phạm pháp để làm tình tiết định khung. Ví dụ, buôn
lậu từ 200 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng là phạm vào khoản 2 Điều 153,
từ 500 triệu đến dưới một tỷ là phạm vào khoản 3 Điều 153. Bởi xác định dấu
hiệu này tương đối dễ (chỉ cần trưng cầu Hội đồng định giá tài sản trong
TTHS là xác định được). Trong khi đó việc xác định các dấu hiệu trên khó
khăn hơn nhiều. Không phải chỉ một mình Điều tra viên là đã xác định được.
Trong rất nhiều trường hợp họ phải trao đổi với Kiểm sát viên thậm chí với cả
Thẩm phán để xác định. Tuy biết giá trị hàng phạm pháp chỉ phản ánh một
phần tính chất, mức độ của tội phạm nhưng thời hạn tố tụng có hạn, các dấu
hiệu định khung mà điều luật nêu ra lại chung chung, trìu tượng, trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ có hạn, mỗi ngành làm án là m việc theo chức năng,
nhiệm vụ của mình nên không phải lúc nào cũng trao đổi được. Trong khi đó
trách nhiệm pháp lý - vật chất lại cao nếu để xảy ra oan, sai. Cho nên, các dấu
hiệu này ít khi được xem xét, đánh giá vận dụng trên thực tế mà chờ hướng dẫn c ủa
cấp trên. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có văn bản của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền giải thích chính thức các dấu hiệu trên. Việc chậm trễ trong việc giải
thích các dấu hiệu này cũng làm cho các cơ quan THTT gặp nhiều khó khăn trong
việc điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Tâm lý chung
20
là khi chưa có hướng dẫn cụ thể thì không áp dụng. Ví dụ cụ thể dưới đây cho thấy
điều đó:
Theo bản cáo trạng số: 44/KSĐT ngày 14/5/2004 của VKS Quân sự Bộ đội
Biên phòng truy tố bị can Nguyễn Văn Dũi và đồng phạm về tội buôn lậu theo qui
định tại điểm a, b khoản 4 Điều 153 BLHS. Bản cáo trạng xác định trong quá trình
buôn lậu xăng, dầu, Nguyễn Văn Dũi đã thu lợi bất chính số tiền: 4,1 tỷ đồng. Quá
trình tranh luận tại phiên toà xét xử sơ thẩm, đại diện VKS rút một phần quyết định
truy tố: không truy tố Nguyễn Văn Dũi về dấu hiệu qui định tại điểm b khoản 4 Điều
153 BLHS (thu lợi bất chính đặc biệt lớn). Lý do luật chưa có qui định cụ thể như thế
nào là thu lợi bất chính đặc biệt lớn, nên không thể tuỳ tiện vận dụng. Đề nghị này
được HĐXX đánh giá là hợp lý, có cơ sở được chấp nhận.
Về vụ án cụ thể này, có nhiều quan điểm cho rằng phải coi số tiền 4,1 tỷ
đồng là thu lợi bất chính đặc biệt lớn m ới chính xác và thoả đáng, phù hợp với
tính chất, m ức độ, hậu quả tội phạm mà bị cáo cùng các đồng phạm khác đã gây
ra [42].
Thứ hai: Việc ghép các cấp độ hậu quả khác nhau, các trường hợp phạm tội
thậm chí là mức độ thu lợi bất chính của một tội phạm vào cùng một khung là không
hợp lý. Nghiên cứu các dấu hiệu định khung áp dụng cho các tội xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế, ta thấy trong nhiều khung hình phạt nhà làm luật đã gộp các cấp độ
hậu quả, các trường hợp phạm tội, mức độ thu lợi bất chính vào trong khung hình
phạt. Ví dụ như: điểm b khoản 3 Điều 156 (mức độ thu lợi bất chính), điểm c khoản
2 Điều 169, điểm c khoản 2 Điều 170, điểm c khoản 2 Điều171, khoản 2 Điều 172,
điểm c khoản 2 Điều 173 (cấp độ hậu quả), khoản 2 Điều 177, khoản 2 Điều 178,
khoản 2 Điều 175, khoản 3 Điều 180, khoản 3 Điều 181 (các trường hợp phạm tội).
Việc gộp vào để áp dụng cùng m ột khung chế tài pháp lý hình sự là không thể hiện
được nguyên tắc phân hoá TNHS. Điều này đưa đến hậu quả tuỳ tiện trong áp dụng.
Và như vậy chính bản thân pháp luật hình sự đã tạo ra sự kh ông công bằng. Có nhiều
trường hợp phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng cũng như
phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đều được qui định
gộp lại như vậy. Ví dụ như khoản 3 Điều180 BLHS qui định: “Phạm tội trong trường
hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai